Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu . 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2

1.2.1 Mục tiêu chung . 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể . 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu . 2

1.3.1 Không gian . 2

1.3.2 Thời gian . 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . 2

1.4 Lược khảo tài liệu . 3

CHƢƠNG 2:PHƢƠNG PHÁP LUẬN & PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 Phương pháp luận . 4

2.1.1 Vị trí và vai trò của DNVVN trong nền kinh tế . 4

2.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển các DNVVN . 10

2.1.3 Những lợi thế và khó khăn chủ yếu của DNVVN . 14

2.2 Phương pháp nghiên cứu. 15

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu . 15

3

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu . 16

CHƢƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG MHB - CẦN THƠ . . 17

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển . 17

3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức . 19

3.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý . 19

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận . 20

3.3 Khái quát kết quả kinh doanh . 22

3.4 Tình hình thuận lợi và khó khăn của ngân hàng . 24

3.4.1 Thuận lợi . 24

3.4.2 Khó khăn . 24

CHƢƠNG 4: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TÍN DỤNG CHO DNVVN TẠI NGÂN

HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ . 25

4.1 Thực trạng hoạt động của DNVVN trên địa bàn Tp. Cần Thơ . 25

4.1.1 Thực trạng DNVVN trên phạm vi cả nước . 25

4.1.2 Số lượng DNVVN trên phạm vi Tp. Cần Thơ . 26

4.2 Thực trạng đầu tư tín dụng đối với DNVVN tại ngân hàng MHB Cần Thơ . 28

4.2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ . 28

4.2.2 Phân tích thực trạng đầu tư tín dụng đối với phát triển DNVVN tại ngân hàng

MHB Cần Thơ . 34

4

4.2.3 Đánh giá kết quả hoạt động đầu tư tín dụng đối với DNVVN tại MHB Cần

Thơ . 43

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DNVVN TẠI

NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ . 47

5.1 Chủ trương phát triển DNVVN tại Tp. Cần Thơ . 47

5.2 Định hướng phát triển tín dụng đối với DNVVN của MHB Cần Thơ . 47

5.3 Một số giải pháp tín dụng đối với phát triển DNVVN tại ngân hàng . . 48

5.3.1 Tổ chức tốt công tác huy động vốn . 48

5.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng . 49

5.3.3 Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ cho vay . 51

5.3.4 Các chính sách về lãi suất vay . 51

5.3.5 Đa dạng hoá các phương thức cho vay . 52

5.3.6 Thực hiện tốt cơ chế bảo đảm tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro . 52

5.3.7 Đẩy mạnh hoạt động Marketing . 53

5.3.8 Nâng cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay . 53

5.3.9 Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng . 54

CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . 56

6.1 Kết luận . . 56

6.2 Kiến nghị . . 57

6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ, chính quyền địa phương và các cơ quan ban

ngành có liên quan . 57

5

6.2.2 Kiến nghị đối với DNVVN . 58

6.2.3 Kiến nghị đối với ngân hàng MHB Cần Thơ . 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 60

pdf72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à tiêu dùng. - Mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác, quan hệ rộng rãi với khách hàng là các Ngân hàng trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính Tín dụng. Trong đó phạm vi hoạt động mà Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ đặc biệt quan tâm là: - Huy động và cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, đặc biệt là chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng. - Hoạt động thanh toán (thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng, thanh toán quốc tế) và nghiệp vụ có liên quan như: mở tài khoản thanh toán, mở L/C, cheque. - Hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Các dịch vụ ngân quỹ: chuyển tiền, chi lương, giao nhận tiền tận nơi… 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 32 (Nguồn: Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ) Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức MHB Cần Thơ 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận a) Ban Giám đốc. * Giám đốc: - Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban. - Có quyền quyết định chính thức cho một khoản vay. - Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật hay nâng lương các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm soát trưởng. * Phó Giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn Chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn. b) Phòng hành chánh nhân sự: - Thực hiện chức năng quản lý đầy đủ lực lượng công nhân viên chức biên chế cũng như hợp đồng trong việc tham gia các kỳ hoạt động của đơn vị. Ban lãnh đạo Phòng hành chánh nhân sự Phòng kinh doanh Phòng hỗ trợ kinh doanh Phòng quản lý rủi ro Phòng kế toán Ngân quỹ Phòng kiểm soát Nội bộ Phòng nguồn vốn 33 - Lập các thủ tục cần thiết trình ban Giám đốc, ra quyết định nâng bậc lương hoặc thi hành kỷ luật, có trách nhiệm bảo quản toàn bộ tài sản của đơn vị, giám sát trong ngoài, tiếp cận các thông tin, tin tức có liên quan trình lên giám đốc. - Thực hiện chức năng hướng dẫn kiểm soát việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước, quy chế về sử dụng quỹ bảo hiểm lao động, quỹ bảo trợ và các quỹ khác. c) Phòng kinh doanh: - Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội trong địa bàn hoạt động, lập và thực hiện kế hoạch, dự án khai thác nguồn vốn, chương trình phát triển mạng lưới, phát triển chi nhánh. - Tìm khách hàng mới và giữ quan hệ tốt với khách hàng truyền thống. - Tiếp cận thị trường, thu thập thông tin, đề xuất các phương án liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Thẩm định các phương án, dự án đầu tư ngắn hạn và dài hạn theo quy trình thẩm định dự án đầu tư. - Tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu hồi các khoản nợ đến hạn, và đề xuất các biện pháp xử lý nợ xấu. - Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và tái bảo lãnh trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và theo phần cấp ủy quyền của Tổng Giám đốc. Thực hiện công tác phòng ngừa rủi ro. - Lập các báo cáo thống kê về nghiệp vụ Tín dụng theo chế độ thông tin báo cáo do Tổng giám đốc ban hành. - Quản lý theo dõi các tài sản thế chấp, cầm cố, được lưu giữ lại tại kho đi lưu ngoại và báo cáo các nghiệp vụ theo chế độ quy định. d) Phòng kế toán – Ngân quỹ - Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế của Ngân hàng như: thường xuyên theo dõi các tài khỏan giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ khi có phát sinh, có trách nhiệm thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi của khách hàng, qui định tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế, thu thập số liệu phát sinh, lên cân đối nguồn vốn và sử dụng hàng ngày để trình lên giám đốc. 34 - Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng như: chiết khấu chứng từ có giá, mở L/C (thư ủy thác), chuyển tiền điện tử… e) Phòng kiểm soát nội bộ: - Kiểm soát viên kiểm tra giám sát việc chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại Chi nhánh. - Kiểm tra công tác quản lý và điều hành Ngân hàng. 3.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Cần Thơ Đvt: Triệu VND KHOẢN MỤC 2006 2007 2008 So sánh năm 2007/2006 So sánh năm 2008/2007 Giá trị % Giá trị % I. TỔNG THU NHẬP 90,757 116,859 673,692 26,102 28.76 556,833 476.5 1. Thu nhập từ lãi 84,381 108,926 673,395 24,545 29.09 564,469 518.21 Thu từ lãi cho vay 83,992 108,612 158,397 24,620 29.31 49,785 45.84 Thu từ lãi tiền gửi 354 302 514,998 -52 -14.69 514,696 170429.1 2. Thu nhập ngoài lãi 6,376 7,933 297 1,557 24.42 -7,636 -96.26 II. TỔNG CHI PHÍ 69,840 89,117 127,188 19,277 27.6 38,071 42.72 1. Chi trả lãi 50,804 65,073 117,693 14,269 28.09 52,620 80.86 Trả lãi tiền vay 34,105 43,159 77,199 9,054 26.55 34,040 78.87 Trả lãi tiền gửi 13,174 20,583 38,342 7,409 56.24 17,759 86.28 2. Chi phí ngoài lãi 19,036 24,044 9,495 5,008 26.31 -14,549 -60.51 III. LÃI TRƯỚC THUẾ 20,917 27,742 546,504 6,825 32.63 518,762 1869.95 (Nguồn: Phòng kế toán MHB Cần Thơ) Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2006 – 2008 ta có thể thấy lợi nhuận của ngân hàng có sự tăng trưởng mạnh qua mỗi năm. Đặc biệt là trong năm 2008, năm 2007 với mức lợi nhuận là 27,742 triệu đồng, đến năm 2008 35 mức lợi nhuận lên đến 546,504 triệu đồng tăng 518,762 triệu đồng tương đương tăng 1869%. Đây có thể nói là mức tăng trưởng rất cao. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận tăng cao qua các năm, và nhất là trong năm 2008 là do tổng thu nhập và tổng chi phí đều tăng qua các năm: Các khoản mục ảnh hưởng đến tốc độ tăng chi phí và thu nhập: thu lãi cho vay, thu từ dịch vụ thanh toán, thu khác (bảo lãnh, nghiệp vụ ủy thác..) trong đó doanh thu của ngân hàng tập trung vào thu lãi cho vay. Tuy nhiên trong năm 2008, lợi nhuận của Ngân hàng chủ yếu tăng lên là do sự tăng mạnh của thu lãi từ tiền gửi, và điều này đã dẫn đến tổng lợi nhuận trong năm qua tăng vọt . Có thể thấy trong năm 2008 Ngân hàng đã chú trọng hơn trong chiến lược đầu tư tài chính vào các tổ chức khác, song song với việc cấp vốn cho vay nhằm tổi thiểu hóa rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khủng hoảng. Bên cạnh đó tổng chi phí qua các năm cũng tăng lên cao. Chi phí trả lãi tiền gửi chiếm phần lớn trong tổng hoạt động của Ngân hàng. Năm 2006 chi phí trả lãi là 50,804 triệu đồng, đến năm 2007 chi phí này tăng lên 14,629 triệu đồng, tương đương 28.09%. Đến năm 2008 chi phí trả lãi đã tăng lên đến 117,693 triệu đồng tương đương tăng 80.86% so với năm 2007. Có thể thấy do trong năm 2008 cuộc chạy đua lãi suất giữa các NHTM diễn ra khốc liệt đã đẩy lãi suất huy động đầu vào lên mức rất cao, do đó làm cho chi phí trả lãi trong năm qua của Ngân hàng cũng đã tăng lên rất nhiều. Nhìn chung qua các năm tuy cả thu nhập và chi phí đều tăng nhưng do tổng thu nhập tăng với tốc độ nhanh hơn nên lợi nhuận đạt được liên tục tăng qua các năm. Dự báo lợi nhuận sẽ còn tăng cao hơn trong tương lai do hiện nay Ngân hàng đang mở rộng phạm vi hoạt động cũng như các biện pháp đa dạng hóa dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. 3.4. TÌNH HÌNH THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 3.4.1. Thuận lợi - Thành phố Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của cả Đồng bằng sông Cửu Long và hiện nay đang có rất nhiều công trình, dự án trọng điểm nên nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng là đối tượng khách hàng lớn của Ngân hàng. 36 - Có thời gian hoạt động dài trên địa bàn, vị trí kinh doanh thuận lợi được nhiều người biết đến, có một lượng lớn khách hàng truyền thống, gắn bó với ngân hàng. - Được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của Ngân Hàng cấp trên, đặc biệt là sự quan tâm và giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương đối với công tác tín dụng. - Nguồn nhân lực tương đối đủ đảm nhận công tác cạnh tranh. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là những cán bộ trẻ, có năng lực và nhiệt huyết, được bồi dưỡng đào tạo hàng năm. - Hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển với nhiều ngành nghề đa dạng, phong phú đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư vào các lĩnh vực này. - Đời sống thu nhập của người dân ngày càng được nâng cao thuận lợi cho công tác huy động vốn của Ngân hàng. 3.4.2. Khó khăn - Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều Ngân hàng hoạt động với nhiều sản phẩm và dịch vụ, cả Ngân hàng quốc doanh và các Ngân hàng cổ phần đã gây nên sự cạnh tranh khá gay gắt. Ngoài ra còn có sự có mặt của các Công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện đã gây nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. - Lãi suất luôn thay đổi do có sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng. Bên cạnh đó giá vàng tăng liên tục cũng gây nhiều ảnh hưởng đến tâm lý gửi tiền của người dân. - Việc nắm bắt những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của các khách hàng là vấn đề nan giải vì báo cáo tài chính của khách hàng mang tính chất hình thức, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc đánh giá năng lực tài chính của khách hàng một cách chính xác. - Hiện nay các Ngân hàng quốc doanh hầu hết đều có trang bị máy rút tiền tự động, trong khi đó Ngân hàng MHB chi nhánh Cần Thơ mới được trang bị đầu năm 2007 nên chưa liên kết nhiều với các Ngân hàng khác. 37 CHƢƠNG 4 THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TÍN DỤNG CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TP. CẦN THƠ 4.1.1. Thực trạng DNVVN trên phạm vi cả nƣớc Trong những năm gần đây, số vốn mà các NHTM cho các DNVVN vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ. Theo đại diện các ngân hàng đây là tỷ lệ cao nhất từ trước đến nay, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50- 60% tổng dư nợ. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độ tăng trưởng tín dụng dành cho khối DNVVN trong những năm gần đây cũng đã cho thấy những tín hiệu khả quan: năm 2005 là 37,1%, năm 2006 là 20,18% và năm 2007 ước tính là 22%. Cũng theo số liệu thống kê trong một cuộc điều tra quy mô được Cục phát triển DNVVN (Bộ kế hoạch và đầu tư) tiến hành với sự tham gia của hơn 63 nghìn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành cho thấy, quy mô vốn của các doanh nghiệp còn nhỏ, khả năng cạnh tranh còn yếu, gần 50% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 2 tỷ đồng và 90% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 5 tỷ đồng. Cụ thể, DNVVN còn có những bất cập và nhu cầu cụ thể như sau: 4.1.1.1. Bất cập về trình độ quản lý và công nghệ Theo số liệu thống kê có tới 55,63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó số người 43,3% số chủ doanh nghiệp có trình độ từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể số người có trình độ tiến sĩ chỉ chiếm 0,66%, thạc sĩ 2,33% ; đã tốt nghiệp đại học 37,82%, tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%, tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3 % có trình độ thấp hơn. Về trình độ sử dụng công nghệ, chỉ có khoảng 8% số doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến mà phần lớn là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Doanh nghiệp trong nước đang sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu và khả năng cạnh tranh về công nghệ của các doanh nghiệp là rất thấp. 38 4.1.1.2. Nhu cầu lớn về vốn, thị trƣờng và đào tạo Qua cuộc điều tra, các doanh nghiệp tiếp tục đề cập tới nhiều khó khăn đã được nhắc đến nhiều lần. Cụ thể 66,95% doanh nghiệp cho biết thường gặp khó khăn về tài chính; 60,62% doanh nghiệp gặp khó khăn về mở rộng thị trường; 41,74% doanh nghiệp gặp khó khăn về đất đai và mặt bằng sản xuất; 25,22% doanh nghiệp gặp khó khăn về giảm chi phí sản xuất; 24,23% gặp khó khăn về thiếu các ưu đãi về thuế; 19,47% khó khăn về thiếu thông tin; 17,56% doanh nghiệp khó khăn về đào tạo nguồn nhân lực… Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn chỉ có 48,65% số doanh nghiệp có khăn năng tiếp cận; 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và 20,92% số doanh nghiệp không tiếp cận được. Bên cạnh đó, việc tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước cũng gặp nhiều khó khăn. Chỉ có 5,2% số doanh nghiệp đã được tham gia; 23,12% số doanh nghiệp khó tham gia và 71,67% số doanh nghiệp không được tham gia… 4.1.2. Số lƣợng DNVVN trên phạm vi Thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ có vị trí địa lý khá thuận lợi và được xem là thành phố trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng doanh nghiệp cũng khá lớn so với các tỉnh thành khác và ngành nghề hoạt động khá phong phú được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình biến động của số lƣợng DNVVN phân theo qui mô lao động Đvt : Doanh nghiệp Qui mô lao động Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2006/2007 So sánh năm 2007/2008 Số tuyệt đối +/- (%) Số tuyệt đối +- (%) -Dưới 5 lao động 416 458 503 42 10.1 45 9.83 -Từ 5-9 lao động 589 928 1051 339 57.56 123 13.25 -Từ 10-49 lao động 585 717 811 132 22.56 94 13.11 -Từ 50-199 lao động 143 150 277 7 4.9 127 84.67 39 -Từ 200-299 lao động 25 31 46 6 24 15 48.39 -Từ 300-499 lao động 18 15 21 -3 -16.67 6 40 -Trên 500 lao động 25 28 35 3 12 7 25 Tổng cộng 1801 2327 2744 526 29.21 417 17.92 (Nguồn: Cục thống kê Tp. Cần Thơ) Bảng 4: Tình hình biến động của số lƣợng DNVVN phân theo qui mô nguồn vốn Đvt : Doanh nghiệp Qui mô nguồn vốn Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh năm 2006/2007 So sánh năm 2007/2008 Số tuyệt đối +/- (%) Số tuyệt đối +- (%) -Dưới 0.5 tỷ đồng 623 732 798 109 17.5 66 9.02 -Trên 0.5 – 1 tỷ đồng 363 494 512 131 36.09 18 3.64 -Trên 1-5 tỷ đồng 535 708 1017 173 32.34 309 43.64 -Trên 5-10 tỷ đồng 110 158 167 48 43.64 9 5.7 -Trên 10 tỷ đồng 170 235 250 65 38.24 15 6.38 Tổng cộng 1801 2327 2744 526 29.21 417 17.92 (Nguồn: Cục thống kê Tp. Cần Thơ) Thông qua bảng số liệu ta thấy số lượng doanh nghiệp không ngừng tăng qua các năm, bao gồm trong đó cả những DNVVN. Tình hình tăng trưởng kinh tế của Thành phố ngày càng tăng cao và ổn định, phát triển đồng đều ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực: sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ, sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản. Trong năm 2007 đã tiến hành cấp mới cho 1100 doanh nghiệp các loại hình với số vốn đăng kí 3.900 tỷ đồng. Còn ở năm 2008, tuy nền kinh tế có chựng lại nhưng số lượng doanh nghiệp vẫn tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2008 số doanh nghiệp tăng 17.92 % tương đương 417 doanh nghiệp, qua đó có thể thấy Thành phố Cần Thơ có nền kinh tế tăng trưởng khá ổn định. 40 Số liệu thống kê cho thấy trên 2000 DNVVN tại Thành phố Cần Thơ hiện nay có thể ước tính được hơn 1/3 số lượng doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Có thể thấy trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng sôi nổi tại Thành phố hiện nay, cần chú trọng quan tâm đến vấn đề ưu tiên đầu tư cho các DNVVN, vì đây chính là bộ phận hết sức quan trọng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến các loại hình doanh nghiệp khác và đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế toàn thành phố. 4.2. THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG MHB CHI NHÁNH CẦN THƠ. 4.2.1. Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng MHB Cần Thơ. Trong những năm vừa qua, chi nhánh ngân hàng MHB Cần Thơ đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá của Thành phố. Ngân hàng đã giải ngân vốn tín dụng cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Nhiều chỉ tiêu kinh tế xã hội đạt mức tăng trưởng khá, cơ sở hạ tần được đầu tu đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên rõ rệt. Ngân hàng liên tục vượt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao như: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng, chất lượng tín dụng tốt với tỷ lệ nợ xấu ngày càng giảm... Điều đó thể hiện ở các mặt hoạt động kinh doanh sau: 4.2.1.1. Công tác huy động vốn. Huy động vốn là hoạt động “đầu vào” của Ngân hàng thương mại, có làm tốt công tác này thì công tác tiếp theo mới có hiệu quả. Bởi vì đây là một trong các nghiệp vụ cơ sở, là tiền đề quyết định đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lí, chi phí huy động vốn thấp sẽ nâng cao hiệu quả cho vay. Hiểu rõ vấn đề này, Ngân hàng MHB Chi nhánh Cần Thơ đã tận dụng ưu thế của mình để tăng số dư tiền gửi tiết kiệm của dân cư một cách chắc chắn và ổn định. Xây dựng hệ thống các phương thức giao dịch sao cho thoải mái, thuận tiện và nhanh chóng nhất đã tạo điều kiện để tăng số lượng khách hàng đến gửi và rút tiền. Bên cạnh đó để huy động được nhiều tiền gửi của dân cư Ngân hàng còn đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, các hình thức tiết kiệm dự thưởng để thu hút khách hàng... Với các biện pháp huy động vốn linh hoạt, phong cách phục vụ văn minh lịch sự, đúng quy trình, tận tình chu đáo của cán bộ nhân viên đã làm 41 cho khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng ngày càng đông. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng những năm qua được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua các năm 2006 – 2008: Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch năm 2007/2006 Chênh lệch năm 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) 1.Tiền gửi TCKT, dân cư 228,287 326,746 411,672 98,459 43.13 84,926 26 a.Tiền gửi của TCKT 126,500 123,444 151,083 -3,056 -2.42 27,639 22.39 -Không kỳ hạn 61,403 64,515 65,781 3,112 5.07 1,266 1.96 -Có kỳ hạn 65,097 58,929 85,302 -6,168 -9.48 26,373 44.75 b.Tiền gửi tiết kiệm 101,787 203,302 260,589 101,515 99.73 57,287 28.18 -Không kỳ hạn 2,156 1,660 1,540 -496 -23 -120 -7.23 -Có kỳ hạn 99,631 201,642 259,049 102,011 102.4 57,407 28.47 2.Tiền gửi của các TCTD khác 497 11,432 8,132 10,935 2200 -3,300 -28.9 3.Phát hành giấy tờ có giá 26,030 6,872 4,600 -19,158 -73.6 -2,272 -33 Tổng vốn huy động 254,814 345,050 424,404 90,236 35.41 79,354 23 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ) Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh qua các năm. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng ngày càng được nâng cao về cả số lượng và chất lượng. 42 Bảng 6: Cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua các năm 2006 – 2008: Đvt: triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi TCKT, dân cư 228,287 89.59 326,746 94.7 411,672 97 Tiền gửi của các TCTD khác 497 0.2 11,432 3.31 8,132 1.92 Phát hành giấy tờ có giá 26,030 10.22 6,872 1.99 4,600 1.08 Tổng vốn huy động 254,814 100 345,050 100 424,404 100 Xét trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động qua các năm của Ngân hàng ta đều thấy tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế và dân cư luôn chiếm ưu thế, có thể xem là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho hoạt động của Ngân hàng so với các nguồn khác. Cụ thể năm 2006 tổng vốn huy động đạt 254,814 triệu đồng trong đó tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế và dân cư chiếm 90% tổng nguồn vốn, còn lại là tiền gửi từ nguồn khác. Năm 2007, số tiền gửi này là 326,746 triệu đồng trong tổng vốn huy động 345,050 triệu đồng. Ở năm 2008 tỉ trọng của tiền gửi tiết kiệm từ tổ chức kinh tế và dân cư chiếm đến 97% đã cho thấy được những nỗ lực của Ngân hàng trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động đã liên tục tăng qua các năm, năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 35.41% (tương đương 90,236 triệu đồng) so với năm 2006, và trong năm 2008 tỉ lệ tăng của nguồn vốn huy động là 23% (tương đương 79,354 triệu đồng) so với năm 2007. Tốc độ tăng của tổng vốn huy động chủ yếu là do tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng và tăng trưởng ổn định qua các năm, cụ thể trong năm 2007 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 43.13% so với năm 2006, năm 2008 tăng 26% so với năm 2007. Đối với nguồn vốn huy động là tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác thì trong năm 2007 tăng mạnh (2200%) tuy nhiên đến năm 2008 thì nguồn vốn 43 này lại giảm. Bên cạnh đó ta thấy tiền gửi không kì hạn tăng nhẹ và có xu hướng giảm, có thể thấy được chiến lược huy động vốn của Ngân hàng là tập trung vào những khoản vốn ổn định, có thời gian sử dụng vốn lâu dài. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trưởng nhanh và ổn định của nguồn tiền gửi tiết kiệm qua các năm là do trong năm 2008 vừa qua, các biện pháp trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhằm kiềm hãm lạm phát đã làm cho lãi suất tiền gửi ở các Ngân hàng thương mại tăng lên kỷ lục và cũng không loại trừ đối với MHB. Có thể thấy đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng của tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế và dân cư tại Ngân hàng trong năm qua chiếm đến 97%, là rất cao so với các nguồn vốn huy động khác. Nhìn chung trong tình hình huy động vốn của Ngân hàng ta thấy được những thành tích về tốc độ tăng trưởng nhanh và vững chắc. Qua phân tích về cơ cấu nguồn vốn ta cũng thấy Ngân hàng có được một mạng lưới huy động tiết kiệm vững mạnh, cần tích cực phát huy thêm các chiến lược cụ thể như tăng cường các hình thức huy động vốn phong phú, áp dụng các mức lãi suất linh hoạt, tuyên truyền quảng cáo khuyến mãi... để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. 4.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn. Hoạt động tín dụng là hoạt động giữ vai trò quyết định trong việc kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng chiếm phần lớn trong thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy trong chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thì công tác tín dụng luôn được quan tâm hàng đầu. Trong những năm qua với mục tiêu là nâng cao chất lượng tín dụng và đưa hoạt động tín dụng đi vào chiều sâu. Ngân hàng liên tục rà soát đánh giá, sàng lọc khách hàng, đầu tư với khách hàng truyền thống đồng thời không ngừng tìm kiếm, tiếp thị các khách hàng mới có uy tín, có khả năng tài chính lành mạnh đặt nền móng cho việc mở rộng hoạt động tín dụng một cách vững chắc an toàn và hiệu quả. Với những nỗ lực trên, hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng được mở rộng điều đó thể hiện qua bảng sau: 44 Bảng 7: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng từ 2006 -2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch năm 2007/2006 Chênh lệch năm 2008/2007 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền +/- (%) Số tiền +/- (%) Tổng dư nợ 669,356 892,411 937,323 223,055 33.32 44,912 5.03 -Nợ ngắn hạn 296,669 449,078 475,577 152,409 51.37 26,499 5.9 -Nợ trung dài hạn 372,687 443,363 461,746 70,676 18.96 18,383 4.15 -Nợ xấu 4,859 18,301 21,467 13,442 276.6 3,166 17.3 (Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng MHB Cần Thơ) Theo bảng số liệu tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, tuy nhiên trong năm 2007 tỉ lệ tăng trưởng dư nợ cao hơn so với năm 2008. Cụ thể trong năm 2007 tỉ lệ tăng trưởng dư nợ so với năm 2006 là 33.32%, trong khi trong năm 2008 tỉ lệ này chỉ ở mức 5.03%. Điều này có thể được giải thích do trong năm 2008, Ngân hàng đã nâng lãi suất huy động đầu vào lên mức cao nhất có thể, vì vậy đã dẫn đến lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên cao, bên cạnh đó còn là các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng nhà nước nhằm khống chế lạm phát đã dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận và vay vốn Ngân hàng. Trong năm 2006, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ trung dài hạn, cụ thể dư nợ ngắn hạn chiếm 44.32%, còn dư nợ trung và dài hạn chiếm 55.68%. Tuy nhiên qua năm 2007 và 2008 tỉ trọng này có sự thay đổi, dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngang nhau, năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm 50.32% tổng dư nợ, năm 2008 dư nợ ngắn hạn chiếm 50.73%. Nhìn chung dư nợ của Ngân hàng qua các năm luôn tăng và tỉ lệ nợ xấu lại giảm. Năm 2007 tỉ lệ nợ xấu tăng lên so với năm 2006 đến 276.6% nhưng đến năm 2008 tỉ lệ tăng nợ xấu đã giảm xuống, chỉ còn 17.3% so với năm 2007. Điều này cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng ngày càng được cải thiện. Hoạt động sử dụng vốn của 45 Ngân hàng tương đối hiệu quả. Với kết quả đạt được như vậy là do Ngân hàng chú trọng đến công tác cho vay mở rộng và tìm kiếm khách hàng, bên cạnh đó cán bộ phòng kinh doanh luôn bám sát, đôn đốc các đơn vị có nợ xấu để thu hồi nợ từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. 4.2.1.3. Hiệu quả tín dụng. Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng qua các năm ngày càng được nâng cao thể hiện ở việc tăng doanh số cho vay, tăng doanh số thu nợ, giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng vòng quay vốn tín dụng. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Hiệu quả tín dụng của Ngân hàng qua các năm 2006 -2008 Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch năm 2007/2006 Chênh lệch năm 2008/2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp mở rộng tín dụng đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng mhb chi nhánh cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan