MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 5
1.1. Cơ cấu kinh tế và yêu cầu về vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế 5
1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế 15
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng đòn bẩy tín dụng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế 25
Chương 2: THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN 29
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam và hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh 29
2.2. Thực trạng tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam 34
2.3. Đánh giá về tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn 52
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG Ở NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM GÓP PHẦN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN 63
3.1. Định hướng vốn tín dụng Ngân hàng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 63
3.2. Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn 70
3.3. Một số kiến nghị 91
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
41 lần (so với năm 2001), khu kinh tế mở Chu Lai tăng 3,27 lần (so với 2003). Dư nợ trung, dài hạn đạt 70,85 tỷ đồng, chiếm 39,4% tổng dư nợ, cao hơn tỷ lệ chung của cả tỉnh là 5,9%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ tuy có cao nhưng còn chưa ổn định 9 như tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc có xu hướng giảm thấp dư nợ do một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng của thiên tai, thua lỗ...)
- Hoạt động đầu tư phát triển điện năng: Quảng Nam có địa hình đồi núi có độ dốc cao, sông suối nhiều, khả năng sản xuất điện năng từ nguồn thuỷ điện là rất lớn. Nắm bắt xu hướng phát triển về khả năng thuỷ điện, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và một số Tổng công ty đã xúc tiến các bước nghiên cứu khả thi và triển khai xây dựng công trình thuỷ điện A Vương, Sông Côn, Sông Tranh 2, Đăk mil 4. NHNo&PTNT Quảng Nam đã bám sát các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng để đầu tư vốn phục vụ cho quá trình CDCCKT trên địa bàn.
+ Công trình thuỷ điện A Vương (xã Dang, huyện Tây Giang - xã Ma Cooih, huyện Đông Giang) do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư, có công suất 210 MW, tổng mức đầu tư 3.620,345 tỷ đồng. Trong đó số vốn phải vay từ các NHTM là 1.634,8 tỷ đồng, số vốn đồng tài trợ đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam uỷ nhiệm NHNo&PTNT Quảng Nam tham gia cùng các NHTM khác là 300 tỷ đồng được giải ngân dần theo tiến độ thi công từ năm 2005.
+ Công trình thuỷ điện Đăk mil 4 (huyện Phước Sơn) do Tổng Công ty đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp (IDICO) đầu tư, có công suất 180 MW, tổng mức đầu tư 4.150,05 tỷ đồng. Trong đó vốn vay các NHTM là 1.939 tỷ đồng, NHNo&PTNT Việt Nam đã thoả thuận với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Công ty tài chính Dầu khí Việt Nam, Ngân hàng BNP PARIBAS đồng tài trợ với số vốn khoảng 839 tỷ đồng và sẽ uỷ nhiệm cho NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam giải ngân từ năm 2007 đến năm 2010.
+ Công trình thuỷ điện Sông Tranh 2 (huyện Bắc Trà My) do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư, có công suất 190 MW, tổng mức đầu tư 3.962,4 tỷ đồng. Trong đó số vốn phải vay từ các NHTM là 1.891,6 tỷ đồng, số vốn đồng tài trợ đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam dự kiến sẽ uỷ nhiệm cho NHNo&PTNT Quảng Nam tham gia cùng các NHTM khác khoảng 200 tỷ đồng được giải ngân dần từ năm 2007 đến năm 2010.
* Các nghiệp vụ sinh lời khác:
Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện xã hội mà hiệu lực pháp chế chưa cao, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế chưa đồng bộ, ổn định, do vậy NHNo&PTNT Quảng Nam đã thực hiện thêm nhiều nghiệp vụ sinh lời khác, phấn đấu nâng dần tỷ trọng thu ngoài tín dụng theo xu hướng của một ngân hàng phát triển, hiện đại trong tiến trình hội nhập. Kết quả các nghiệp vụ mới này tuy chưa cao nhưng đã khẳng định phương châm đa dạng hoá sản phẩm. dịch vụ, góp phần vào mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nền kinh tế cũng như các thành phần kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và CDCCKT trên địa bàn.
- Nghiệp vụ chiết khấu: chủ yếu là nghiệp vụ chiết khấu là các giấy tờ có giá dài hạn thông qua hình thức cầm cố và cũng mới chỉ có một số chi nhánh thực hiện nên kết quả chưa cao. (Năm 2001: 1.886 triệu đồng; Năm 2002: 5.336 triệu đồng; Năm 2003: 5.217 triệu đồng; Năm 2004: 8.212 triệu đồng).
- Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Nhằm sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn huy động, phân tán rủi ro, đa dạng hoá lợi nhuận, NHNo&PTNT Quảng Nam đã đầu tư vào thị trường tiền tệ, tuy nhiên số liệu còn khiêm tốn, phần lớn thực hiện theo chỉ tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam thông báo như: mua trái phiếu Chính phủ với số tiền đến 31/12/2005 là 4 tỷ đồng.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Để từng bước tiến đến hình thành và phát triển thành một NHTM hiện đại, kinh doanh đa năng, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đã được tổ chức theo hướng đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng; trong đó hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đặc biệt được chú trọng và tăng cường một cách có hiệu quả, nâng cao vị thế cạnh tranh và tạo lập hình ảnh riêng của NHNo&PTNT Quảng Nam trước các NHTM khác trên địa bàn.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế của NHNo&PTNT Quảng Nam có bước phát triển khá nhanh, doanh số mua bán ngày càng tăng đối với hầu hết các loại ngoại tệ mạnh như USD, GBP, JPY, AUD, CAD…. Trên cơ sở theo dõi sát sao biến động tỷ giá các loại ngoại tệ trên các thị trường tiền tệ thế giới thông qua mạng intranet và biên độ dao động cho phép của NHNN, đã thực hiện xây dựng tỷ giá mua bán hợp lý, đảm bảo lợi ích của khách hàng và ngân hàng, góp phần tăng thêm nguồn thu ngoại tệ và mở rộng quan hệ với các ngân hàng đại lý (hiện tại đã đặt quan hệ với 932 ngân hàng đại lý của 116 nước trên thế giới) [32, tr.5].
Biểu 2.6: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT Quảng Nam
Đơn vị: Ngàn USD,EUR
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Doanh số mua bán
+ Loại USD
* Doanh số mua
6.706
10.369
15.343
17.482
18.352
* Doanh số bán
6.704
10.506
15.333
17.551
18.507
+ Loại EURO (EUR)
* Doanh số mua
27.454
106.017
262.975
121.170
300.620
* Doanh số bán
27.431
104.414
264.105
121.545
299.975
2. DS cho vay
1.959
3.605
7.820
7.063
11.807
3. DS thu nợ
1.516
3.121
4.191
7.135
10.425
4. Dư nợ
461
945
4.574
4.502
5.882
5. Nguồn vốn huy động
728
687
616
775
1.544
6.Lãi(+)Lỗ(-)
33
34
55
56
65
(Nguồn: NHNo&PTNT Quảng Nam)
2.2.2. Tác động của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đều tăng với nhịp độ khá cao, bình quân 10,4%/năm. Các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra hầu hết đều đạt và vượt mức qua các năm, nhất là trong sản xuất công nghiệp, mặc dù tỷ trọng CCKT còn thấp, nhưng giá trị tuyệt đối đều tăng. So với năm 2000, GDP năm 2005 ước đạt gấp 1,64 lần. GDP bình quân đầu người là 380 USD. Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao một bước đời sống vật chất, trình độ dân trí của nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, hình thành nên nhiều vùng nông thôn mới theo hướng văn minh tiến bộ [ 42,tr5,14].
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với điều kiện cụ thể của mình, Quảng Nam đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Thực tiễn này đã khẳng định, phương hướng chung và mục tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Quảng Nam đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và CDCCKT theo hướng công nghiệp và dịch vụ” [10, tr42] là một chủ trương đúng đắn, một sự vận dụng hợp lý vào điều kiện cụ thể và những lợi thế của Quảng Nam. Vì thế, trong những năm qua, CDCCKT của tỉnh Quảng Nam đã đạt những thành tựu đáng kể.
Biểu 2.7: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh Quảng Nam qua các năm
TT
Chỉ tiêu
ĐV
2001
2002
2003
2004
2005
I
Tổng sản phẩm (GDP) (giá hiện hành)
Triệuđồng
4.679.492
5.242.401
5.991.137
7.096.771
8.802.368
1
Nông-Lâm nghiệp – thuỷ sản
Triệuđồng
1.876.475
2001.083
2.136.277
2.360.784
2.724.161
2
Công nghiệp - XDCB
Triệuđồng
1.258.148
1.487.892
1.868.937
2.278.708
2.994.477
3
Dịch vụ - thương mại
Triệuđồng
1.544.069
1.753.426
2.045.963
2.457.278
3.083.730
II
CCKT các ngành
%
100
100
100
100
100
1
Nông - Lâm nghiệp
%
40.1
38.17
35.66
33.27
30.95
2
Công nghiệp - XDCB
%
26.89
28.38
30.19
32.11
34.02
3
Dịch vụ - thương mại
%
33.01
33.45
35.15
34.63
35.03
III
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
%
14.53
13.35
12.85
12.19
11.81
IV
Dân số trung bình
Người
1.412.300
1.425.225
1.438.818
1.452.947
1.465.922
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
* Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế:
Trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh giảm mạnh, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh; còn tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ xu thế tăng nhưng còn chậm trong cơ cấu GDP của tỉnh (biểu 2.8 và biểu 2.9). Tuy vậy, các định hướng chiến lược phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam và CDCCKT đề ra tại các kỳ Đại hội Tỉnh Đảng bộ trong các năm qua đều thực hiện được và đạt mức tăng trưởng khá.
Biểu 2.8: Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP tỉnh Quảng Nam
Năm
Nông-Lâm-Ngư (%)
Công nghiệp &XD (%)
Thương mại &DV (%)
2001
40,1
26,89
33,01
2002
38,17
28,38
33,45
2003
35,66
30,19
35,15
2004
33,27
32,11
34,63
2005
30,95
34,02
35,03
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: Năm 2001, chiếm 26,89% trong tổng giá trị GDP của tỉnh, năm 2005 tăng lên 34,02 % trong GDP của tỉnh.
Nhóm ngành thương mại và dịch vụ năm 2001 chiếm 33,01% trong GDP của tỉnh, đến năm 2005 tỷ trọng là 35,03%.
* Chỉ số phát triển của các ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam:
Trong thời gian từ 2001 - 2005 nền kinh tế của tỉnh Quảng Nam đã tăng trưởng khá. Chỉ số phát triển của ngành công nghiệp trung bình là 122,85%/năm; ngành thương mại và dịch vụ là 117,11%/năm và nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 109,12%/năm. Chỉ số phát triển này phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế địa phương trong tiến trình thực hiện công cuộc CNH, HĐH. Các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng và dần chuyển dịch theo định hướng, mục tiêu được các cấp, các ngành đề ra. Từ đó nâng cao được giá trị tổng sản lượng của các ngành cũng thu nhập của người lao động
Biểu 2.9: Chỉ số phát triển hàng năm trên địa bàn phân theo ngành
Năm
Nông-Lâm-Ngư nghiệp (%)
CN-XD (%)
TM&đv(%)
2001
6,4
17,1
9,8
2002
6,6
18,2
13,5
2003
6,7
21,58
16,68
2004
10,51
25,97
20,1
2005
15,4
31,41
25,49
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
* Thay đổi về cơ cấu vốn đầu tư:
Biểu 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế
(tính giá hiện hành)
Đơn vị: Triệu đồng
Ngành
2001
2002
2003
2004
2005
Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản
172.996
148.385
157.897
224.290
282.026
Công nghiệp
106.419
571.658
753.610
893.413
1.297.854
Sản xuất & PP điện nước
78.159
61.374
94.575
108.389
116.075
Xây dựng
9.990
62.895
70.325
104.377
133.195
Giao thông vận tải
760.928
800.906
921.500
1.060.326
1.420.983
Thương mại, KS, nhà hàng
32.909
143.933
195.756
246.404
436.295
Quản lý Nhà nước
20.139
32.514
33.950
43.794
45.629
Giáo dục đào tạo
40.419
53.798
60.625
84.523
97.426
Y tế
21.917
31.526
38.426
51.456
47.563
Văn hoá-thể thao
14.694
11.964
15.035
24.803
26.106
Phục vụ cá nhân cộng đồng
38.081
54.217
66.084
87.646
89.109
Hoạt động KDTS, DV tư vấn
3.742
7.856
8.730
13.910
13.811
Hoạt động Đảng, đoàn thể
16.987
8.512
8.488
12.857
8.281
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Cơ cấu vốn đầu tư được thay đổi theo hướng phát triển CCKT công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ; vì vậy tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng, điện nước được tăng lên theo cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh (xem biểu 2.10).
* Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Biểu 2.11: Cơ cấu lao động trong các ngành ở tỉnh Quảng Nam
Đơn vị: Nghìn người
Năm
Nông lâm ngư
CN, xây dựng
Dịch vụ
2001
418.763
68.194
79.743
2002
520.030
71.606
109.132
2003
524.207
75.990
115.933
2004
482.579
70.952
117.667
2005
536.211
85.598
124.666
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Qua biểu trên thể hiện rõ xu hướng lao động giảm dần ở các ngành nông nghiệp, tăng dần ở các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ phù hợp với xu hướng CDCCKT công nghiệp - nông nghiệp - thương mại dịch vụ, du lịch.
* Chuyển dịch cơ cấu về thành phần kinh tế và thay đổi các thể chế:
Biểu 2.12: Số lượng các đơn vị kinh tế trong sản xuất công nghiệp
Đơn vị: Cơ sở
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
Số cơ sở
11.094
11.758
11.832
11.480
11.554
Doanh nghiệp TW
3
4
7
7
6
Doanh nghiệp ĐF
17
17
16
16
15
HTX
18
19
19
18
24
Doanh nghiệp tư nhân
8
25
34
35
35
Cá thể
11.015
11.641
11.689
11.320
11.357
Cty TNHH, cổ phần
26
49
61
77
109
Doanh nghiệp có VĐTNN
3
3
6
7
8
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
* Chuyển dịch cơ cấu về thành phần kinh tế:
Qua biểu 2.12, xét trong ngành công nghiệp trên góc độ thành phần kinh tế, Quảng Nam chuyển hướng cơ cấu phát triển theo chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy, số lượng các thành phần kinh tế thuộc kinh tế nhà nước là các doanh nghiệp thuộc kinh tế quốc doanh, giảm dần cả số lượng và tỷ trọng. Doanh nghiệp Trung ương năm 2003 là 7 đơn vị, đến năm 2005 còn 6; doanh nghiệp địa phương năm 2003 là 16 đến năm 2005 còn 15; doanh nghiệp tư nhân năm 2003 là 34 đơn vị, đến năm 2005 là 35 đơn vị, thành phần kinh tế cá thể năm 2003 là 11.750 đến năm 2005 giảm còn 11.466 đơn vị.
* Những hạn chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Nam:
Một là, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối.
- Có sự mất cân đối giữa các thành phần kinh tế, nhưng việc khắc phục là hết sức khó khăn, phức tạp. Cho đến nay, kinh tế nhà nước nói chung vẫn ở trong tình trạng trì trệ, lãng phí, sản xuất kém hiệu quả. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đang rơi vào tình trạng bị động, khi hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế độc lập.
- CCKT nhà nước tuy có tiến bộ, nhưng về cơ bản vẫn mất cân đối giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, giữa các ngành trong nội bộ kinh tế nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, khối lượng vận chuyển, xây dựng cơ bản, bưu chính viễn thông, vận tải đường sắt, đường bộ,.... hiện chiếm tỷ trọng lớn trên 70%.
Hai là, sự phát triển yếu kém của kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.
- Kinh tế nhà nước đã bộc lộ những mặt yếu kém và hạn chế. Điều đó thể hiện ở chỗ CCKT nhà nước chưa được thay đổi hợp lý, còn mất cân đối lớn về cơ cấu ngành, địa phương trong tỉnh. Nói chung vẫn ở trong tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tình trạng nợ nần dây dưa, khê đọng vốn kéo dài và mất khả năng thanh toán nghiêm trọng. Tình trạng lợi dụng sơ hở của chính sách đem bán tài sản nhà nước để phân phối ăn chia, tham nhũng, hối lộ, buôn lậu đang diễn ra khá nghiêm trọng.
- Kinh tế tư nhân, cá thể tuy có phát triển, nhưng chủ yếu là trong ngành thương nghiệp dịch vụ, ít tham gia vào lĩnh vực sản xuất.
Ba là, chất lượng chuyển dịch còn thấp.
- Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế tuy đã được hình thành, nhưng CCKT của các thành phần chuyển biến chậm: Từ cơ cấu vốn đầu tư đến cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế quốc doanh. Vai trò của kinh tế tư nhân cá thể chưa được xác định rõ.
- Sự CDCCKT ở nhiều ngành, nhiều địa phương, lĩnh vực còn chậm, ngành nghề phụ chưa phát triển nên rất khó khăn trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp đã phát triển ở nhiều địa phương nhưng về tổng thể số lượng còn ít, qui mô, năng lực sản xuất còn nhỏ, cho nên khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế.
- CDCCKT nông nghiệp mới chỉ là bước đầu, quá trình chuyển dịch chưa mạnh, chưa rộng khắp các địa phương, mới chuyển đổi ở những vùng, những địa phương có điều kiện và mang tính tự phát. Tỷ trọng trồng trọt vẫn cao. Chăn nuôi chưa phát triển thành ngành sản xuất chính, dịch vụ nông nghiệp hoạt động yếu.
Bốn là, ứng dụng khoa học công nghệ và môi trường còn nhiều bất cập.
- Trong quá trình CDCCKT các địa phương chưa chú ý đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, chưa tập trung tạo vùng sản xuất hàng hoá, công tác qui hoạch, kế hoạch còn thiếu và yếu. Do đó, sản xuất nông sản hàng hoá còn manh mún, tỷ trọng nông sản hàng hoá thấp, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, hay các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp và xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh, và mức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn yếu.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt trong khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khu vực chăn nuôi nông thôn nhiều nơi rất nghiêm trọng, chưa có giải pháp khắc phục đã ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân,...
Năm là, cơ cấu vốn đầu tư còn chắp vá dàn trải. Cơ cấu vốn đầu tư tuy đã có sự tiến bộ như trên, nhưng so với yêu cầu thì cơ cấu đầu tư còn chưa đạt được như mong muốn. Đầu tư còn chắp vá, dàn trải,...Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư chưa có sự thay đổi đáng kể. Việc quản lý vốn đầu tư còn nhiều sơ hở, gây lãng phí, chưa phát huy được đầy đủ năng lực sản xuất của cơ sở. Còn mang nặng về xây dựng mới, coi nhẹ khôi phục và phát huy cơ sở hiện có,...
Sáu là, vấn đề lao động và thu nhập trong nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập.
- áp lực tăng dân số, bổ sung lao động trong độ tuổi hàng năm cần phải giải quyết việc làm là một bài toán khó hiện nay trong tỉnh, cần có sự phối hợp của các cấp các ngành mới có tính khả thi. Số lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp, dịch vụ ngành nghề còn ít. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay ở thành thị là trên 5,1%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chỉ đạt khoảng 80%, thời điểm nông nhàn số lao động nông thôn thất nghiệp lên tới 20% [42,tr17].
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn ở mức cao trong tổng số lao động hiện có. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chậm chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, lao động thủ công vẫn là chủ yếu...
- Bình quân đất nông nghiệp cho hộ nông nghiệp thấp, và sẽ tiếp tục giảm nhanh trong thời gian tới do chuyển đất nông nghiệp cho xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng khác. Vì vậy, số lượng lao động nông nghiệp mất việc làm tăng lên, giảm thu nhập,...
- Trong nông nghiệp nông thôn, các tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn chưa được khai thác triệt để, nhất là các thế mạnh của mỗi vùng kinh tế. Tình trạng lãng phí tài nguyên và hiểm họa môi trường trong nông nghiệp, nông thôn khá phổ biến.
2.3. Đánh giá về tín dụng ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
2.3.1. Kết quả đạt được của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của của Đảng, Nhà nước trực tiếp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã không ngừng huy động mọi nguồn vốn để mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với quá trình CDCCKT tỉnh theo hướng: Nông nghiệp (18%) - công nghiệp, xây dựng (41,5%) - dịch vụ (40,5%) [42,tr40] góp phần hình thành CCKT ngày càng hợp lý và hiệu quả hơn, đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế tỉnh Quảng Nam.
Thông qua chức năng huy động vốn và cho vay vốn của các TCTD trên địa bàn, tín dụng NHNo&PTNT đóng vai trò rất quan trọng vào việc cung ứng vốn kịp thời, hiệu quả cho quá trìnhCDCCKT. Được thể hiện trên một số nội dung sau:
Một là, thông qua đầu tư tín dụng trung và dài hạn của tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn tỉnh tăng lên qua các năm, cho thấy vai trò của tín dụng NHNo&PTNT trong việc thực hiện chuyển dịch CCKT trên địa bàn tỉnh đã mở rộng đầu tư đúng hướng phát triển nền kinh tế tỉnh Quảng Nam; mở rộng đầu tư để đổi mới thiết bị cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình CDCCKT của tỉnh.
Hai là, đầu tư vốn tín dụng NHNo&PTNT vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn thực sự là đòn bẩy kinh tế đã góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên,... phát huy được thế mạnh của các vùng, các huyện trong tỉnh. Nhờ có tín dụng NHNo&PTNT, các doanh nghiệp và cá nhân sản xuất kinh doanh có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin đưa giống cây con mới vào sản xuất, do đó nâng cao năng suất lao động, chất lượng vật nuôi cây trồng, chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước tạo điều kiện mở rộng sản xuất nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua việc cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng số hộ có dư nợ: Năm 1997 là 41.368 hộ, đến năm 2005 lên tới 128.572 hộ giúp cho người nông dân có vốn để thực hiện đưa giống cây, con có năng suất cao làm đổi mới kinh tế trồng trọt và chăn nuôi ở khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn [31,tr5].
Ba là, thông qua đầu tư tín dụng ngân hàng tận dụng được lao động thời vụ, tạo việc làm vào việc phát triển kinh tế, nhất là ở các vùng nông thôn lâu nay sản xuất độc canh; từ đó hạn chế được các tệ nạn xã hội đồng thời tạo động lực lao động sản xuất, cạnh tranh trong kinh doanh, để kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, tạo đà chuyển dịch dần một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đẩy nhanh quá trình CDCCKT theo định hướng của tỉnh. Tỷ trọng cho vay công nghiệp, xây dựng ngày càng tăng đã góp phần di chuyển lao động từ nông nghiệp sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện CDCCKT ngành.
Bốn là, thông qua việc mở rộng và thay đổi cơ cấu cho vay các thành phần kinh tế (biểu 2.2) tín dụng NHNo&PTNT đã tác động vào quá trình hình thành về phát triển CCKT nhiều thành phần. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tín dụng NHNo&PTNT đã song hành cùng các TCTD trên địa bàn mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, đối xử công bằng với các thành phần kinh tế về mọi mặt như lãi suất, biện pháp đảm bảo tiền vay, mức cho vay... để các thành phần kinh tế đều phát triển bình đẳng trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Năm là, thông qua hoạt động đầu tư tín dụng ngân hàng của Ngân hàng chính sách từ 1994 đến 2004, NHNo&PTNT đã giúp tỉnh thực hiện tốt chính sách xã hội của tỉnh như chương trình xoá đói giảm nghèo, hạn chế cho vay nặng lãi, vay tích trữ đầu cơ, thao túng thị trường, thông qua việc cho vay người nghèo, các hộ sản xuất nông dân.
Sáu là, thông qua đầu tư, tín dụng NHNo&PTNT còn tạo tiền đề cho thị trường vốn, thị trường hàng hoá ở nông thôn phát triển. Qua cho vay nền kinh tế, đã thúc đẩy các thành phần kinh tế trong tỉnh vươn lên nắm bắt thị trường, bình ổn giá cả, tránh những biến cố bất lợi cho đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, hộ nghèo đói giảm dần, các ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, lao động được tận dụng, hạn chế các tệ nạn xã hội... góp phần đẩy mạnh quá trình CDCCKT theo hướng công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp mà tỉnh Quảng Nam đã đề ra.
Như vậy tín dụng NHNo&PTNT trong những năm qua đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để phát triển nền kinh tế và CDCCKT tỉnh Quảng Nam.
2.3.2. Những hạn chế của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Quảng Nam
* Tồn tại trong huy động vốn:
Công tác huy động vốn của tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, thời gian qua tuy đã cố gắng đạt được những kết quả khả quan như phần trên đánh gía, nhưng so với tiềm năng, yêu cầu thì còn những tồn tại sau:
Một là, huy động vốn trung và dài hạn còn nhiều hạn chế. Tính cả nguồn vốn được sử dụng từ vốn ngắn hạn tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn chỉ luôn dao động trong khoảng 40% trong tổng nguồn vốn, luôn thấp hơn nguồn vốn ngắn hạn. Đây một bất cập trong đầu tư tín dụng ngân hàng cho quá trình CDCCKT ở Quảng Nam. Vì, vốn cần cho nhu cầu CDCCKT chủ yếu là vốn trung và dài hạn. Do vậy, tình trạng thiếu vốn cho vay trung và dài hạn đang là một thách thức đối với nền kinh tế cũng như NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Do đó, tín dụng NHNo&PTNT còn có sự hạn chế nhất định trong đầu tư tín dụng cho quá trình CDCCKT tỉnh Quảng Nam.
Hai là, hình thức huy động vốn của NHNo&PTNTchủ yếu vẫn dùng các hình thức huy động truyền thống, chưa đa dạng. Nhu cầu vốn cho CDCCKT của tỉnh Quảng Nam là rất lớn, khả năng huy động vốn tại chỗ hiện nay của NHNo&PTNT trên địa bàn không đáp ứng đủ, một trong nhiều nguyên nhân do các hình thức huy động vốn chưa đa dạng, chưa linh hoạt. Như chưa có hình thức huy động vốn phục vụ tại nhà, chưa áp dụng rộng rãi hình thức rút tiền bằng thẻ điện tử,... lãi suất huy động ấn định theo từng thời gian, chưa có cơ chế khuyến mại, quảng cáo thích đáng.
Ba là, phong cách giao dịch chưa thực sự đổi mới. Thái độ tác phong của một số cán bộ ngân hàng chưa chuyển kịp với trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường gây ấn tượng không tốt đối với khách hàng gửi tiền (thậm chí còn mang nặng dấu ấn của công chức nhà nước theo lối hành chính).
Bốn là, chưa áp dụng công nghệ tin học vào hình thức huy động vốn mới. Trong điều kiện khoa học kỹ thuật trên thế giơi đã phát triển rất mạnh mẽ, công nghệ thông tin được ứng dụng ở khắp nơi như mạng internet, máy ATM... đáp ứng được nhu cầu gửi và rút tiền thuận tiện của người gửi. Song đến nay các TCTD chưa áp dụng nó cho hình thức huy động vốn mới để thu hút được ngày càng nhiều gửi tiền…
Năm là, chưa tận dụng triệt để nguồn vốn từ bên ngoài tỉnh thông qua nguồn vốn tài trợ của các tổ chức tài chính, kinh tế quốc tế. Nguồn vốn tài trợ của các tổ chức thế giới vào Việt Nam rất hạn chế và phải có các dự án
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn.doc
- bia.doc