Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây

Trong thực tế Ngân hàng thường chỉ cho vay khoảng 70-80% số vốn cần thiết mà khách hàng yêu cầu để tiến hành sản xuất kinh doanh. Chính cái tiền lệ này đã dẫn đến việc lập hồ sơ khi vay vốn Ngân hàng các khách hàng thường nâng cao qui mô nguồn vốn lên để có thể vay được đủ số tiền cần thiết. Điều này gây khó khăn hơn cho Ngân hàng trong công tác thẩm định dự án, khó khăn trong công tác quản lý việc sử dụng vốn đúng mục đích, về khả năng quản lý, thị trường. của các sản phẩm của dự án. Vì vậy Ngân hàng nên đáp ứng 100% số vốn theo yêu cầu của khách hàng nếu xét thấy dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

 

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i bộ: Có nhiệm vụ - Kiểm tra các hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây và các chi nhánh trực thuộc theo luật định và nghị quyết của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các qui định của luật pháp, của NHNN về qui trình nghiệp vụ kinh doanh - Giám sát việc chấp hành các qui định của NHNN về các biện pháp đảm bảo an toàn trong tín dụng, tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng. - Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán. Giám sát, kiểm tra việc tuân thủ các qui tắc, chế độ kế toán theo qui định của Nhà nước và ngành Ngân hàng - Làm đầu mối trong việc kiểm toán độc lập, thanh tra, kiểm soát của ngành Ngân hàng và các cơ quan có thẩm quyền khác đến làm việc với các chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây. Phòng Giao dịch Kinh doanh tổng hợp: - Là đơn vị trực tiếp kinh doanh tại hội sở và các địa bàn khác thông qua các Ngân hàng lưu động. Tại đây diễn ra các hoạt động kinh doanh tổng hợp như nhận tiềngửi, cho vay, trả tiền gửi, bán kì phiếu Ngân hàng...Phòng kinh doanh tổng hợp là đơn vị trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, là bộ mặt của Ngân hàng nên có vai trò hết sức quan trọng trong chiến lược marketing của Ngân hàng. Văn phòng Công đoàn NHNo&PTNT Hà Tây - Bảo vệ quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ nhân viên NHNo&PTNT Hà Tây, đấu tranh đối với những hoạt động, hành vi đi ngược lại lợi ích của người lao động - Quản lý, tổ chức các hoạt động công đoàn trong hệ thống chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tây. Phát động và tổ chức các hoạt động thi đua, các cuộc thi, các hoạt động vui chơi giải trí cho cán bộ công nhân viên chức của NHNo&PTNT Hà Tây. 2.2. Tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện, thị. NHNo&PTNT Hà Tây có 14 chi nhánh tại 14 huyện, thị và chi nhánh Thanh Xuân Nam. Quản lý điều hành chung của các chi nhánh là các giám đốc chi nhánh. Giúp việc cho giám đốc là các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ + Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh + Phòng Kế toán tài vụ Thanh toán và Ngân quĩ + Phòng hành chính nhân sự. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các huyện, thị và chi nhánh Thanh Xuân Nam có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh trực tiếp tại địa bàn khu vực đóng trụ sở chính và chỉ đạo hoạt động của các Ngân hàng liên xã trực thuộc. 2.3. Các Ngân hàng lưu động: Là các Ngân hàng được thành lập ở những nơi có nhu cầu về tín dụng nhưng chưa được đáp ứng hoặc để phục vụ theo thời vụ ở một số nơi cần thiết. Với hệ thống Ngân hàng lưu động, NHNo&PTNT Hà Tây đã mở rộng mạng lưới của mình, tiếp cận trực tiếp với khách hàng đặc biệt là các khách hàng ở các vùng sâu, vùng xa phục vụ một cách tốt nhất nhu cầu của các khách hàng với chi phí rẻ nhất. 3. Sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội Hà Tây trong quá trình CNH_HĐH đến hoạt động của NHNo&PTNT Hà Tây 3.1. Môi trường kinh tế xã hội Hà Tây Thuận lợi Đảng và Nhà nước có nhiều chủ chương chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nghị quyết TW 5 khoá IX khuyến khích phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế tư nhân ...Ngành Ngân hàng ban hành qui chế mới về cho vay với lãi suất thoả thuận và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc về cơ chế đảm bảo tiền vay ...tạo hành lang pháp lý thuận lợi để NHNo&PTNT Hà Tây mở rộng hoạt động kinh doanh. NHNo&PTNT Hà Tây nằm trên địa bàn Hà Tây, một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng nằm ở phía tây nam, sát Thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 2.193 km2, diện tích đất gieo trồng cây nông nghiệp là 241.000 ha. Toàn tỉnh có 325 xã, phường; dân số xấp xỉ 2,4 triệu người phân bố vào khoảng 53 vạn hộ trong đó có khoảng 49 vạn hộ sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có 939 doanh nghiệp, 147 làng nghề với nhiều sản phẩm đa dạng, 181 trang trại sản xuất kinh doanh làm ăn hiệu quả. Trong 6 năm gần đây kinh tế của tỉnh có mức tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,73% trong đó năm 2002 tốc độ tăng GDP đạt 9,87% tăng 2,07% so với năm 2001. Tổng sản lượng lương thực đạt 1.035 ngàn tấn vượt 3% mục tiêu năm, tăng 7,6% so với năm 2001. Chăn nuôi, tổng đàn trâu bò 116.800 con, tăng 2,3%, trong đó đàn bò sữa 2.700 con, tăng 50% so với năm 2001. Giá trị nông lâm thuỷ sản tăng 4,5% Giá trị công nghiệp_tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 16,4%, năm 2002 đạt 4.888 tỷ, tăng 25%. Trong đó công nghiệp ngoài quốc doanh 2013 tỉ tăng 18%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 980 tỉ tăng 8,2%. Nhìn chung khu vực công nghiệp _tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, một số sản phẩm truyền thống tiêu thụ tốt Thương nghiệp tổng mức bán lẻ tăng bình quân 15,98% năm, năm 2002 đạt 3.625 tỷ tăng 15%. Trong đó kinh tế Nhà nước 857 tỉ tăng 3,21%, xuất khẩu 57,5 triệu USD tăng 3%. Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, phát triển hạ tầng 2.467 tỷ. Tổng du khách tham quan du lịch đạt 1.750 ngàn lượt khách cho doanh thu 186 tỷ tăng 16%. Tổng thu ngân sách 660 tỷ 125% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ (Nông nghiệp 35,9%, Công nghiệp và XDCB 34,6%, Dịch vụ 29,4%). Nhiều khu, cụm công nghiệp của trung ương và của tỉnh được qui hoạch và đang hình thành để đi vào hoạt động cho thấy một tiềm năng công nghiệp trong tương lai. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 280 ngàn hộ bằng 51,7% tổng số hộ. Nhiều dự án kinh tế đang được triển khai tại tỉnh như dự án phát triển đàn bò sữa, đàn lợn nạc... tạo thuận lợi cho NHNo&PTNT Hà Tây mở rộng kinh doanh. Chính trị xã hội ổn định đời sống nhân dân được cải thiện. Đây là các nhân tố tác động một cách tích cực đến hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn Hà Tây nói chung, NHNo&PTNT Hà Tây nói riêng. Khó khăn - Kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển nhưng thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá các mặt hàng nông sản thấp - Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp, công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý yếu, sức cạnh tranh kém - Mô hình HTX đã được chuyển đổi theo luật mới còn ở thời kì đầu, năng lực về vốn thấp, trình độ quản lý còn bất cập, cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều thấp kém - Công nghiệp chế biến nông sản còn ít chưa đủ sức đáp ứng thị trường vì vậy đầu ra của các sản phẩm nông nghiệp đang gặp khó khăn. - Các làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới chậm khôi phục, phát triển mang tính tự phát, sản phẩm sản xuất ra có khả năng tiêu thụ, tiếp cận thị trường còn hạn chế - Công tác qui hoạch tổng thể theo vùng, ngành nghề, cây con sản xuất hàng hoá chưa rõ. Qui mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Mô hình kinh tế trang trại còn ít, chủ yếu là do hộ nông dân nhận đấu thầu vùng đất trước đây khó canh tác để hình thành nên. - Tiềm năng du lịch lớn song chưa được khai thác triệt để - Chỉ số giá cả thị trường biến động lớn như giá vàng, giá đô la Mỹ, giá nhà đất tăng cao, tính cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn diễn ra ngày một sôi động và gay gắt hơn 3.2. Đối tượng khách hàng - Khách hàng là doanh nghiệp: Toàn tỉnh có 939 doanh nghiệp, trong đó có 95 DNNN_TW, 186 DNNN_địa phương, 369 Công ty TNHN, 40 Công ty cổ phần, 249 Doanh nghiệp tư nhân. Năm 2002 có 91 DNNN, 160 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT Hà Tây, so với năm 2001 tăng 44 Doanh nghiệp, chiếm 26,73% tổng số Doanh nghiệp toàn tỉnh - Khách hàng là HTX: Toàn tỉnh Hà Tây có 533 HTX được chuyển đổi theo luật HTX, trong đó có 494 HTX nông nghiệp. Do phải chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang thích nghi với một môi trường kinh doanh mới của nền kinh tế thị trường nhiều HTX đã gặp rất nhiều khó khăn, trình độ năng lực của ban quản lý còn nhiều hạn chế, công nợ đọng, nợ khó đòi chưa được giải quyết một cách triệt để, vốn tự có thấp. Qua điều tra cho thấy chỉ có 176 HTX đủ điều kiện vay vốn của Ngân hàng. - Khách hàng là hộ nông dân: Toàn tỉnh Hà Tây hiện có hơn 53 vạn hộ trong đó có khoảng 49 vạn hộ sản xuất nông nghiệp. Qua phân loại cho thấy số hộ giàu chiếm khoảng 10%, hộ khá chiếm khoảng 27,2%, hộ trung bình chiếm khoảng 51%, hộ nghèo chiếm khoảng 11,8%. Có hơn 400 hộ làm kinh tế trang trại trong đó có 181 trang trại sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Năm 2002 có 231.132 hộ có quan hệ tín dụng với Ngân hàng tăng 20.135 hộ so với năm 2001, đưa số hộ vay chiếm 43,61% tổng số hộ toàn tỉnh. - Khách hàng là các làng nghề: Toàn tỉnh có 972 làng nghề, trong đó có 147 làng đạt tiêu chí làng nghề. Một số nghề như chế biến nông, lâm sản, sản xuất đồ mộc dân dụng, đồ gỗ mỹ nghệ, dệt lụa, cơ khí, thêu ren, may mặc...phát triển mạnh. Hiện tại hầu hết các làng nghề đều có quan hệ tín dụng đối với NHNo&PTNT Hà Tây. 4. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây trong những năm qua. 4.1. Công tác huy động vốn 4.4.1. Công tác huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn : Năm 2002 tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn Hà Tây đạt 4.610 tỷ tính đến ngày 31/12/2002, tăng so với năm 2001 là 963 tỷ, riêng NHNo&PTNT Hà Tây tăng 404 tỷ chiếm tỷ trọng 42% tổng dư nợ tăng thêm. - NHNo&PTNT Hà Tây: 2.411 tỷ chiếm tỷ trọng 52,3% - Ngân hàng Công thương Hà Tây: 821tỷ chiếm tỷ trọng 17,8% - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây: 1.036 tỷ, chiếm tỷ trọng 22,5% - Hệ thống Quĩ tín dụng Nhân dân Hà Tây: 821 tỷ, chiếm tỷ trọng 6,7% - Các tổ chức khác: 310 tỷ, chiếm tỷ trọng 0,7% 4.1.2. Công tác huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Tây : - Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương tính đến ngày 31/12/2002 là 2.411 tỷ, tăng 404 tỷ so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng 20,1% đạt 100% kế hoạch cả năm. Bình quân nguồn vốn 1 cán bộ là 2.762 triệu, tăng 404 triệu so với đầu năm. - Trong năm 2002, nguồn vốn tăng trưởng khá ở hầu hết các loại tiền gửi, riêng tiền gửi có kì hạn lớn hơn 1 năm đạt 1.556 tỷ tăng 334 tỷ, chiếm 82,67% tổng số nguồn vốn tăng. Điều này cho thấy tính ổn định một cách tương đối trong nguồn vốn đề giải quyết tính thanh khoản trong thời gian tới, do đó Ngân hàng có thể chủ động nguồn vốn đầu tư trung và dài hạn vào các dự án. - Cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tích cực, tiền gửi có lãi suất thấp (tiền gửi không kì hạn) đạt số dư 359 tỷ chiếm tỷ trọng 15% tổng nguồn vốn. Tiền gửi các tổ chức tín dùng và tài chính khác đạt số dư 569 tỷ, đưa số dư cuối năm lên 972 tỷ gấp 2,4 lần số dư đầu năm, chiếm 40% tổng nguồn vốn, đúng định hướng của trung ương. Ngoài ra trong năm NHNo&PTNT Hà Tây còn huy động vốn hộ trung ương đạt 51tỷ VNĐ và 1.391.000 USD tương đương 21,3 tỷ VND. - Năm 2002 bên cạnh việc làm tốt công tác huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn, NHNo&PTNT Hà Tây phát động cán bộ công nhân viên tích cực tìm kiếm khách hàng mới và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đến 31/12/2002 tổng số khách hàng có quan hệ tiền gửi là 99.542 khách hàng tăng 9.903 khách hàng so đầu năm trong đó khách hàng là các tổ chức kinh tế là 2.023 khách hàng, tăng 213 khách hàng so đầu năm. Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn tại NHNNo&PTNTHà Tây. Đơn vị: TriệuVND Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 +, - 02 /01 Tỷ trọng TG không kì hạn 358.135 358.611 + 476 14,9% TG có kì hạn <1 năm 427.036 496.234 + 69.198 20,5% TG có kì hạn >1 năm 815.816 1.130.450 + 314.634 46,9% Tiền vay kì hạn >1 năm 406.246 426.050 + 19.804 17,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNNo&PTNT Hà Tây 2001- 2002) 4.2. Công tác tín dụng 4.2.1. Công tác tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Tây Năm 2002 tổng dư nợ trên địa bàn Hà Tây đạt 4.137 tỷ đồng trong đó: - NHNo&PTNT Hà Tây: 2.177 tỷ, chiếm tỷ trọng52,6% - Ngân hàng Công Thương: 950 tỷ chiếm tỷ trọng23% - Ngân hàng Đầu tư Phát triển :738 tỷ chiếm tỷ trọng17,8% - Các Quĩ tín dụng Nhân dân: 273 tỷ chiếm tỷ trọng 6,6 % 4.2.2. Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây Căn cứ vào mục tiêu kinh doanh đặt ra từ đầu năm, với những giải pháp chỉ đạo tập trung trên cơ sở đề án chiến lược kinh doanh đã xây dựng, hoạt động đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây năm 2002 đạt được một số kết quả tương đối khả quan. - Tổng doanh số cho vay năm 2002 đạt 2.409 tỷ, tăng 867 tỷ so với năm 2001 - Tổng doanh số thu nợ năm 2002 đạt 1.676 tỷ, tăng 547 tỷ so với năm 2001 - Tổng dư nợ đến 31/12/2002 đạt 2.177 tỷ bằng 120% kế hoạch, tăng 733 tỷ so với năm 2001, tốc độ tăng trưởng 50,7%. Dư nợ bình quân 2.494 triệu trên một cán bộ, tăng 809 triệu so đầu năm. Bảng 2: Hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hà Tây. Đơn vị: Triệu VND Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 +,- 02/01 % tăng trưởng 02/01 Số khách hàng 194.087 211.245 234.050 + 22.805 + 10,8% Doanh số cho vay 1.053.220 1.544.137 2.409.150 +865.013 + 56% Doanh số thu nợ 831.701 1.131.540 1.676.509 +554.969 + 48,2% Dư nợ cho vay (31/12) 1.031.331 1.433.928 2.176.569 +742.641 + 52% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNNo%PTNT Hà Tây) Dư nợ phân theo cơ cấu đầu tư - Dư nợ vốn ngắn hạn: 1.101 tỷ, tăng 410 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng dư nợ (đầu năm 48%) - Dư nợ vốn vay trung và dài hạn: 1.076 tỷ, tăng 332 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 49,4% tổng dư nợ (đầu năm 52%) Dư nợ phân theo thành phần kinh tế - Dư nợ Doanh nghiệp Nhà nước: 298 tỷ, tăng 70 tỷ so đầu năm, chiếm tỷ trọng 13,7% trên tổng dư nợ - Dư nợ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 330 tỷ, tăng 242 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 15% trên tổng dư nợ. - Dư nợ Hợp tác xã: 7 tỷ tăng 2 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 0,3%. - Dư nợ Hộ sản xuất: 1.542 tỷ, tăng 418 tỷ so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 71% tổng dư nợ Bảng3: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 31/12/00 31/12/01 31/12/02 +,- 02/01 % tăng trưởng 02/01 Tỷ trọng DNNN 150.800 227.795 298.000 70.205 + 30,82% 13,7% DNNQD 23.100 92.568 330.000 237.432 + 256,5% 15% HTX 4.000 5.000 7.000 2.000 + 40% 0,3% Kinh tế hộ 857.100 1.109.588 1.542.000 432.412 + 39% 71% Cộng 1.035.000 1.434.951 2.177.000 742.049 + 34,1% 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHNNo%PTNT Hà Tây ) Bảng 4: Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu 31/12/2000 31/12/2001 31/12/2002 Tăng/Giảm % tăng trưởng so 2001 Ngắn hạn 503.242 700.152 1.100.688 400.536 + 52,4% Trung, dài hạn 528.089 743.776 1.075.881 332.105 + 47,2% (Nguồn: Báo cáo tổng kết KD của NHNo&PTNT Hà Tây 2000- 2002) Về chất lượng tín dụng : - Dư nợ quá hạn 31/12/2001: 13.475 triệu chiếm tỷ lệ 0,93% tổng dư nợ - Tổng số nợ quá hạn đến 31/12/2002: 15.142 triệu, tăng 1.667 triệu so với đầu năm, tỷ lệ nợ quá hạn là 0,69% trên tổng dư nợ, giảm 0,24% so với đầu năm. - Nợ quá hạn phát sinh trong năm: 44.411 triệu đồng - Nợ quá hạn đã thu hồi xử lý trong năm: 42.817 triệu đồng - Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế + Nợ quá hạn thuộc DNNN: 2.202 triệu đồng chiếm 14,5% + Nợ quá hạn thuộc DNNQD: 81triệu chiếm 0,5% + Nợ quá hạn thuộc hộ sản xuất, tư nhân, cá thể: 12.840 triệu chiếm 85% - Nợ quá hạn phân theo thời gian: + Quá hạn đến 180 ngày: 10.423 triệu, chiếm 68,8% + Quá hạn từ 181 đến 360 ngày: 390 triệu, chiếm 3,7% + Quá hạn từ 361 ngày trở lên: 4.239 triệu chiếm 28,5% Các món nợ quá hạn tại NHNo&PTNT Hà Tây chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan như: thiên tai, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường..., một số món do chây ỳ đã phối hợp với chính quyền địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội động viên giáo dục, cam kết thu hồi; trường hợp đặc biệt đã khởi kiện ra toà án để thu hồi nợ. 4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại: Trong năm 2002 hoạt động kinh doanh đối ngoại tại NHNo&PTNT Hà Tây đã có những bước phát triển mạnh, cho thấy hoạt động của Ngân hàng đang ngày một đa dạng và mở rộng - Doanh số mua ngoại tệ: 10.538 ngàn USD bằng 162,9% so với cả năm 2001. Trong đó mua trong hệ thống là 5.462 ngàn USD, mua của khách hàng là 5.121 ngàn USD. - Doanh số bán ngoại tệ là: 10.570 ngàn USD bằng 167,5% so với năm 2001. Hoạt động kinh doanh đối ngoại đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thực hiện tốt mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, thu hút được nhiều khách hàng về với NHNo&PTNT Hà Tây. Ngoài ra hoạt động chuyển tiền, hoạt động thanh toán quốc tế trong năm qua cũng có bước phát triển tốt, Ngân hàng đã mở nhiều L/C, thanh toán nhiều hợp đồng thanh toán quốc tế đảm bảo an toàn và chính xác Nhận xét Năm 2002 khối lượng tín dụng tăng trưởng lớn nhất từ trước đến nay, doanh số cho vay tăng 56%, doanh số thu nợ tăng 48,2%, dư nợ tăng 743 tỷ gấp 1,8 lần năm 2001. Hầu hết các thành phần kinh tế đều tăng dư nợ, cả 14/14 huyện, thị đều có dư nợ tăng. Đối tượng đầu tư được mở rộng theo Quyết định 72 của HĐQT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh đầu tư vào các thành phần kinh tế, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, huyện, thị xã góp phần đáng kể thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Qui mô tín dụng được mở rộng ở tất cả các thành phần kinh tế trong đó tín dụng hộ sản xuất có mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay. Năm 2002, dư nợ hộ sản xuất đạt 1.541.288 triệu VND, tăng 417.434 triệu VND, tốc độ tăng trưởng 37,1% Chất lượng tín dụng của Ngân hàng tốt, tốc độ tăng trưởng dư nợ có bước phát triển mạnh mẽ. Cho vay mới có chất lượng cao, công tác lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng có hiệu quả. Mặt khác tăng cường xử lý nợ khó đòi bằng các giải pháp nghiệp vụ phù hợp, đồng thời làm tốt công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ xấu, nợ quá hạn, đến nay cơ bản có thể đánh giá chất lượng tín dụng tốt, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp 0,69% tổng dư nợ, giảm 0,24% so với cuối năm 2001. Qui mô dư nợ cho vay theo loại hình cho vay đều tăng. Năm 2002 cho vay ngắn hạn tăng 57,2% tương ứng với 400.536 triệu VND. Cho vay trung và dài hạn tăng 332.105 triệu VND tương ứng với 44,7%. Như vậy hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây đang phát triển mạnh mẽ tới các đối tượng khách hàng, cả khách hàng là hộ sản xuất cá thể và khách hàng là các doanh nghiệp. Nói như vậy bởi vì dư nợ trung và dài hạn, Ngân hàng chủ yếu cung cấp cho các doanh nghiệp và các công ty còn dư nợ ngắn hạn chủ yếu cung cấp cho các hộ kinh tế. Điều này cho thấy NHNo&PTNT Hà Tây đã và đang thực hiện tốt đề án chiến lược mở rộng kinh doanh ra khu vực thành thị, mở rộng kinh doanh tới các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các công ty, các HTX... Chủ động bám sát mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh khu vực thành thị, chiến lược khách hàng, tập trung vào đầu tư vào thị trường thành thị, các doanh nghiệp, các HTX, các hộ sản xuất lớn, các làng nghề và các trang trại. 4.4. Công tác tài chính - kế toán và ngân quĩ 4.4.1. Công tác tài chính Năm 2002 NHNo&PTNT Hà Tây đã hai lần điều chỉnh cơ chế khoán tài chính đến đơn vị và cá nhân nhận khoán, phù hợp với thực tế đồng thời thực hiện phân phối tiền lương theo phương pháp luỹ kế gắn với kết quả thực hiện chỉ tiêu hàng tháng, quí, năm đã tạo động lực thúc đẩy cán bộ công nhân viên chăm lo phát triển kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng. Các Ngân hàng cơ sở thường xuyên phân tích tài chính, tăng cường chỉ đạo thu lãi đạt 96% mặt bằng thu nợ, thu lãi đọng, thu nợ quá hạn, đồng thời tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Do đó kết quả tài chính toàn tỉnh cả năm đạt khá, tăng 50% so với năm 2001, đủ quĩ lương theo chế độ, có dự phòng, từng bước cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, cụ thể: + Tổng doanh thu năm 2002: 207 tỷ, tăng21,1 tỷ so với năm 2001 Trong đó: Thu lãi tiền vay 164 tỷ chiếm tỷ trọng 90% + Tổng doanh chi năm 2002: 114 tỷ tăng 13 tỷ so năm 2001 Trong đó chi trả lãi tiền gửi 100 tỷ + Chênh lệch thu - chi 65.625 triệu, tăng 19.775 triệu so với năm 2001 + Lãi suất bình quân đầu vào: 0,47%/ tháng + Lãi suất bình quân đầu ra: 0,87%/ tháng + Chênh lệch Lãi đầu vào - Lãi đầu ra: 0,40% + Hệ số lương làm ra: 1,350 Năm 2002 các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong toàn tỉnh đã trích quĩ dự phòng rủi ro tín dụng đúng chế độ và chỉ tiêu TW giao là 12.893 triệu. Ngoài ra các chi nhánh còn tăng cường trang bị cơ sở vật chất, xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc công cụ thiết bị phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín và khả năng cạnh tranh của NHNo&PTNT Hà Tây 4.4.2. Công tác kế toán thanh toán và ngân quĩ. Về công tác thanh toán: Thực hiện hạch toán đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý tốt quĩ an toàn chi trả đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử chính xác, an toàn, từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản, tăng tiền gửi và tăng thu dịch vụ. Năm 2002 tại NHNo&PTNT Hà Tây không để xảy ra một vụ việc nhầm lẫn trong thanh toán đáng tiếc nào.Với phương châm thanh toán nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn, hiệu quả công tác thanh toán của NHNo&PTNT Hà Tây đã lấy được sự tin yêu của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường góp phần thực hiện tốt chiến lược khách hàng của Ngân hàng - Về công tác ngân quĩ: Năm 2002 NHNo&PTNT Hà Tây phối hợp với các cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả lương hưu, phụ cấp cho các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội ở các xã, phường. Mặc dù khối lượng chi tiền mặt tăng, từ NHNo&PTNT Hà Tây đến các Ngân hàng cơ sở đều đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu về tiền mặt cả nội tệ và ngoại tệ cho khách hàng nhất là nhu cầu lĩnh tiền mặt của kho bạc và các đại lý chi trả bảo hiểm xã hội ở các xã, phường đảm bảo an toàn kho quĩ cụ thể: + Tổng thu tiền mặt: 6.616 tỷ tăng 2.011 tỷ so với năm 2001 + Tổng chi tiền mặt: 7.172 tỷ tăng 1.723 tỷ so với năm 2001 + Bội chi tiền mặt: 506 tỷ Đội ngũ cán bộ làm công tác ngân quĩ luôn được tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết đã trả tiền thừa cho khách hàng 2.121 món với tổng số tiền 484.831.600 đồng, nâng cao uy tín của NHNo&PTNT Hà Tây. II. Thực trạng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây Trong những năm qua NHNo&PTNT Hà Tây đã cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng chục nghìn tỷ đồng và là Ngân hàng dẫn đầu trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất trên địa bàn Hà Tây. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển kinh tế của Hà Tây nói chung, của các hộ sản xuất trên địa bàn Hà Tây nói riêng. Với phương châm đi sâu, đi sát đến địa bàn, NHNo&PTNT Hà Tây không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình đến từng cơ sở, địa bàn nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu vốn của bà con nông dân. Năm 2000 NHNo&PTNT Hà Tây đã tiến hành cho vay và có quan hệ tín dụng với tổng số 193.922 hộ sản xuất trên tổng số khoảng 530.000 hộ trên địa bàn Hà Tây. Năm 2001 con số này là 211.007 hộ tăng 17.085 hộ, tốc độ tăng trưởng khách hàng hộ sản xuất là 8,8%. Năm 2002 Ngân hàng có quan hệ tín dụng với 233.675 hộ tăng 22.668 hộ, tốc độ tăng trưởng khách hàng hộ sản xuất là 10,74%. Như vậy năm 2002 đã có khoảng 44,9% số hộ sản xuất thuộc địa bàn Hà Tây đã được vay vốn NHNo&PTNT Hà Tây để mở rộng và phát triển kinh tế. Năm 2002 với 233.675 khách hàng là hộ sản xuất trên tổng số 234.050 số khách hàng, số khách hàng là hộ sản xuất chiếm tới 99,84% tổng số khách hàng của Ngân hàng. Tuy nhiên trong hiện tại hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Hà Tây vẫn chủ yếu là hình thức cho vay từng lần. Các loại hình tín dụng khác như cho thuê tài chính, tín dụng theo hạn mức ... vẫn chưa được triển khai hoặc với qui mô rất hạn hẹp. Do đó, bằng việc xem xét thực trạng hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng là hộ sản xuất với các chỉ tiêu như dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn... chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tây trong những năm gần đây. 1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay phát triển kinh tế hộ của NHNo&PTNT Hà Tây liên tục tăng trong những năm gần đây. + Năm 2001 Ngân hàng cho vay 211.007 hộ với doanh số đạt 1.090.530 triệu VND, (bình quân 5,17 triệu/hộ), tăng 279.744 triệu VND so với năm 2000, tốc độ tăng trưởng doanh số đạt 25,7%. + Năm 2002 là năm Ngân hàng có doanh số cho vay hộ sản xuất lớn nhất từ trước đến nay, đạt 1.552.971 triệu VND (cho vay với 233.675 hộ, bình quân 6,65 triệu/hộ), tăng 462.441 triệu VND, tốc độ tăng trưởng đạt 42,4%. Doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn, từ 62% - 80% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng; năm 2002 doanh số cho vay hộ sản xuất chiếm 64,5% tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Điều này phù hợp với thực tế là đối tượng phục vụ chủ yếu, khách hàng chính của NHNo&PTNT Hà Tây là các hộ gia đình và lĩnh vực nông nghiệp nông thôn Doanh số cho vay phát triển kinh tế hộ trong những năm qua tăng nhanh là do hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh tế trên địa bàn diễn ra sôi nổi và rộng khắp. Nhiều làng nghề truyền thống đã được khôi phục đã và đang đi vào hoạt động có hiệu quả. Các làng nghề mới phát triển nhanh làm nhu cầu vốn đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ tăng r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100712.doc
Tài liệu liên quan