Để mở rộng tín dụng, ngân hàng không nhất thiết chỉ cho khách hàng vay vốn của mình mà có thể lựa chọn trong số khách hàng của mình xem doanh nghiệp nào làm ăn có hiệu quả, có triển vọng tồn tại và phát triển lâu dài thì Ngân hàng có thể thoả thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp đó để cùng sản xuất kinh doanh. Như vậy Ngân hàng không những mở rộng được tín dụng của mình mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường từ đó tìm ra được những mặt mạnh mặt yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp giám sát, quản lý vốn cho vay vừa có thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn. Hơn nữa do có sự tư vấn, cộng tác của chuyên gia Ngân hàng chắc chắn doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng.
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-27.8
-37.711
96.8
26.456
2.13
KTNQD
36.930
19.956
14.140
9.641
-16.974
-46.0
-5.816
-29.1
-4.499
-31.8
Xét trên toàn bộ khoảng thời gian từ năm 1996 đến năm 1999 thì doanh số cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh giảm đi một cách rõ rệt, đặc biệt năm 1999 doanh số cho vay giảm 31,8 % so với năm 1998 và chiếm tỷ trọng rất thấp (1,4 % ) trong tổng doanh số cho vay.
Biểu đồ biểu hiện sự suy giảm doanh số cho vay KTNQD
Một yếu tố nữa cũng phải quan tâm tới đó là từ năm 1996 đến năm 1999 khối lượng tín dụng chi nhánh Ngân hàng ngoại thương cung cấp cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đều là tín dụng ngắn hạn, không có món nào cho vay trung và dài hạn đối với thành phần kinh tế này. Có thể liệt kê hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là:
Thứ nhất, nhiều dự án vay vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh không đủ điều kiện vay vốn trung dài hạn (vay vốn theo dự án) theo qui định của Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng ngoại thương Việt nam . Tỷ lệ dự án không được vay vốn do không đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết là không nhỏ. Có ba điều kiện mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường không thoả mãn được là không đảm bảo vốn tự có tham gia tối thiểu bằng 20 % tổng mức đầu tư dự án đối với dự án mới và 15% đối với dự án cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, hợp lí hoá sản xuất ; thiếu tài sản thế chấp với đầy đủ giấy tờ pháp lý và tổ chức hạch toán kế toán không theo đúng pháp lệnh kế toán thống kê.
Thực tế hiện nay cho thấy vấn đề tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng vẫn còn là một trở ngại rất lớn không chỉ đối với người vay mà còn đối với cả các Ngân hàng, theo thống kê thì hơn 80% tài sản của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và gần 100% tài sản của các doanh nghiệp nhà nước là không có đầy đủ giấy tờ bảo đảm quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Do đó, Ngân hàng không thể linh động giải quyết cho vay được.
Bên cạnh đó, hiện nay do lợi ích cục bộ của các ông chủ doanh nghiệp và trình độ kế toán viên của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn còn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng chưa thực hiện hoặc cố tình thực hiện thiếu nghiêm túc pháp lệnh kế toán, thống kê, sổ sách ghi chép của các đơn vị này phần lớn còn theo hình thức “sổ chợ”, thiếu minh bạch .
Thứ hai, Trình độ lập dự án của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn nhiều hạn chế, số liệu thiếu chính xác. hơn nữa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là khu vực hay có những biến động mạnh, kinh doanh không ổn định trong một lĩnh vực cụ thể nên cho vay trung, dài hạn đối với thành phần kinh tế này hệ số rủi ro cao.
Nhìn chung cơ cấu cho vay kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng ninh vài năm qua là chưa hợp lí cần phải có biện pháp thiết thực để mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh để thực hiện phương châm “bán lẻ”, cho vay từng mán nhỏ, phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn vốn, góp phần thúc đẩy kinh tế ngoài quốc doanh địa phương phát triển và giải quyết công ăn, việc làm.
1.2/Phân tích tình hình thu nợ:
Doanh số thu nợ là tổng số tiền cho vay được hoàn trả trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ phản ánh được tình hình thu hồi nợ và là cơ sở để xác định vòng chu chuyển của vốn cho vay. Một chu kỳ kinh doanh được coi là kết thúc và đạt hiệu quả cao chỉ khi nào vốn được bảo toàn đầy đủ và kinh doanh có lãi cao. Do vậy nghiệp vụ cho vay chỉ được coi là hoàn thành khi Ngân hàng thu hồi được toàn bộ vốn gốc và lãi cho vay. Phân tích doanh số thu nợ chính là phân tích một giai đoạn hoàn thành của quá trình cho vay vốn, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả của quá trình cho vay.
Doanh số thu nợ và doanh số cho vay như hai mặt của một quá trình, doanh số thu nợ là nguồn vốn bổ sung ảnh hưởng đến doanh số cho vay, ngược lại doanh số cho vay là cơ sở để thu hồi nợ nhiều hay ít.
Bảng V: Tình hình thu nợ qua các thời kỳ ( 1996-1999 )
Đơn vị :1.000.000 đ
Thời kỳ
1996
1997
1998
1999
Chỉ tiêu
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
Doanh số thu nợ
711.677
100.0
635.299
100.0
492.890
100.0
754.700
100.0
KT quốc doanh
676.214
95.0
611.477
96.3
474.677
96.3
743.175
98.5
KTNQD
35.463
5.0
23.822
3.8
18.213
3.7
11.525
1.5
Thu nợ/chovay NQD
95.9
119.4
128.8
119.5
Tổng thu nợ / Tổng
Cho vay
99.2
96.5
89
112.0
Qua bảng trên ta thấy song song với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng được chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng ninh tiến hành một cách rất có hiệu quả .
Nhìn chung tỷ lệ doanh số thu nợ / doanh số cho vay trong năm của chi nhánh đối với cả kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh trong các năm qua là khá cao, đặc biệt đối với kinh tế ngoài quốc doanh tỷ lệ này trong ba năm gần đây đều đạt tỷ lệ trên 119%, điều đó chứng tỏ việc thu hồi nợ của chi nhánh thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo quay vòng vốn tín dụng nhanh, đồng thời thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của cán bộ tín dụng trong việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc khách hàng thanh toán nợ cho Ngân hàng, nhất là đối với khách hàng là kinh tế ngoài quốc doanh .
Tuy nhiên, tỷ lệ thu nợ / doanh số cho vay đối với kinh tế ngoài ngoài quốc doanh cao còn do nguyên nhân là mấy năm qua chi nhánh hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế này mà chủ yếu tập chung vào công tác thu nợ vì thời gian qua kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn Quảng ninh giảm uy tín. Trước hết trong con mắt người cho vay, bộ phận khách hàng này đã tự làm giảm uy tín của mình. Cùng với sự chuyển đổi theo hướng thị trường của nền kinh tế, một môi trường đầy biến động và không kém phần khắc nghiệt, một số doanh nghiệp, tư nhân làm ăn theo kiểu lừa đảo, chụp giật, vay tiền chơi hụi, chơi số đề ... không những ngân hàng mà cả xã hội lên án. Một bộ phận không nhỏ khác lại bung ra theo “phong trào” không biết lượng sức mình về năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý ... làm ăn theo kiểu “được ăn cả ngã về không”, dẫn đến một loạt cơ cở sản xuất kinh doanh thuộc loại này làm ăn thua lỗ, phá sản không trả được nợ ngân hàng, làm cho con số nợ quá hạn cho vay ngoài quốc doanh của các ngân hàng thương mại Quảng ninh qua các năm tăng cả về con số tương đối và tuyệt đối.
Mặt khác tỷ lệ thu nợ / doanh số cho vay cao còn do cơ cấu cho vay của chi nhánh qui định. Cụ thể là những món cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh của chi nhánh là cho vay ngắn hạn, do vậy phần lớn các món vay phát sinh và kết thúc trong năm đó.
Biểu đồ mối quan hệ giữa doanh số cho vay và doanh số thu nợ của KTNQD tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh( thời kỳ 96 -99
Để đánh giá một cách chính xác hơn về công tác tín dụng của VCB Quảng ninh trong thời gian qua ta hãy tiến hành nghiên cứu cơ cấu dư nợ và nợ quá hạn tại chi nhánh được trình bày ở bảng sau :
Bảng VI: Chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương QN
Đơn vị : 1.000.000,00 đ
Thời kỳ
31/12/96
31/12/97
31/12/98
31/12/99
Chỉ tiêu
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
Tổng
%
1.Dư nợ
252.000
274.800
338.000
258.200
Quốc doanh
235.562
93.5
262.228
95.4
329.501
97.5
251.585
97.40
Ngoài QD
16.438
6.5
12.572
4.6
8.499
2.5
6.615
2.60
2.Nợ quá hạn
1.430
949.0
6.453
5.200
Quốc doanh
816
57.0
654.0
69.0
6.134
95.0
4.833
93.90
Ngoài QD
614
43.0
295.0
31.0
319.0
5.0
317.0
6.10
3.NQH/dư nợ
0.6
0.35
1.9
2.01
Quốc doanh
0.4
0.25
1.9
1.93
Ngoài QD
3.7
2.35
3.8
4.79
Qua bảng trên ta thấy dư nợ của kinh tế quốc doanh luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng ngày một tăng, từ 93,5% tổng dư nợ năm 1996 tăng lên 97,4 % năm 1999. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ của kinh tế ngoài quốc doanh lại liên tục giảm qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối, từ 6,5% tổng dư nợ năm 1996 (tương ứng với 16,4 tỷ đồng ) giảm xuống còn 2.6% năm 1999 (tương ứng với 6,6 tỷ đồng ). điều này chứng tỏ rằng chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để mở rộng cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh.
Nợ quá hạn / Tổng dư nợ là chỉ số đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng, các Ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. Các Ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào tình hình và đặc điểm hoạt động của mình mà qui định tỷ lệ nợ quá hạn có thể chấp nhận được khác nhau. Nhưng hiện nay theo quy chế đánh giá chung thì tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng thương mại dưới 5% là chấp nhận được.
Là chi nhánh của Ngân hàng ngoại thương Việt nam, một Ngân hàng thương mại quốc doanh đang có nợ quá hạn thuộc loại cao trong các tổ chức tín dụng của Việt nam ( hơn 10%), song tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh Ngân hàng Quảng ninh cao nhất chỉ là 2,01%, vậy đây là một tỷ lệ nợ quá hạn có thể chấp nhận được. Điều này phải chăng là do điều kiện phát triển kinh tế tại Quảng ninh là tốt ? Câu trả lời không hoàn toàn như vậy. Vì nếu đem ra so sánh với các chi nhánh Ngân hàng công thương Quảng ninh, Ngân hàng nông nghiệp Quảng ninh...thì tỷ lệ nợ quá hạn của họ đều trên hoặc xấp xỉ 10%. Có được kết quả trên là do chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh đã tiến hành thẩm định kỹ trước khi cho vay, tăng cường kiểm tra trong và sau khi cho vay. Do đó, hầu hết các món vay đều đảm bảo thu hồi gốc và lãi đúng hạn, phát huy hiệu quả kinh tế, góp phần hỗ trợ phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ và du lịch trên địa bàn.
Tuy nhiên, đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tỷ lệ nợ quá hạn (nợ quá hạn / dư nợ )so với kinh tế quốc doanh luôn cao hơn và có chiều hướng tăng lên, năm 1999 là 4,79%. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là:
Bảng VI : Nợ quá hạn theo các nguyên nhân của thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh
Chỉ tiêu
31/12/96
31/12/97
31/12/98
31/12/99
NQH
%
NQH
%
NQH
%
NQH
%
KD thua lỗ
290
47.3
125
42.4
150
47
173
54.6
thiên tai,chính sách
244
39.7
170
57.6
114
35.7
144
45.4
Ngân hàng
80
13
55
17.3
Tổng
614
3.7
295
2.3
319
3.7
317
4.8
Thứ nhất, về phía các doanh nghiệp, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ quá hạn Ngân hàng. Đa số các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước ta nói chung và ở tỉnh Quảng ninh nói riêng được thành lập và hoạt động với số vốn tương đối nhỏ, bình quân chưa đến 150 triệu đồng đối với doanh nghiệp tư nhân, và dưới 700 triệu đồng đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Với số vốn ít ỏi như vậy các doanh nghiệp này hầu như là thiếu vốn, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, cộng với sự lạc hậu về máy móc thiết bị dẫn đến năng xuất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cộng với trình độ quản lí, kỹ năng kinh doanh còn hạn chế của nhiều doanh nghiệp và hộ gia đình. Trong quá trình kinh doanh có doanh nghiệp còn dựa vào sự may rủi mang lại hoặc kinh doanh ở lĩnh vực có đâù tư lớn song lại dễ rủi ro như kinh doanh bất động sản, kinh doanh khách sạn...
Ngoài ra phải kể đến nguyên nhân phần lớn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cá thể đầu tư nhằm mục tiêu thu được lợi nhuận tối đa với bất kỳ giá nào và bằng mọi thủ đoạn trong sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu đó, từ thực tế đó dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp xem thường pháp luật, lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng và của bạn hàng, sử dụng vốn sai mục đích, không đảm bảo độ an toàn trong sử dụng vốn, gây lãng phí, thậm chí mất vốn. Khả năng trả nợ của khách hàng với Ngân hàng gặp khó khăn, gây chậm trễ hoặc không thể trả được nợ.
Thứ hai, về phía chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng ninh thời gian qua chưa thực sự chú trọng, “ tâm đắc” đối với cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, do đó thiếu thông tin chính xác, toàn diện về khách hàng, cán bộ tín dụng chưa am hiểu sâu về ngành kinh doanh mà mình cho vay, trong khi ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê các chỉ tiêu để phân tích, so sánh đánh giá vai trò vị trí của doanh nghiệp trong ngành, khả năng thị trường hiện tại và tương lai, chu kỳ, vòng đời sản phẩm ... dẫn đến xác định sai hiệu quả của phương án xin vay, lựa chọn sai khách hàng. Việc kiểm tra trong và sau khi cho vay của Ngân hàng đối với kinh ngoài quốc doanh là rất khó khăn. Vì sổ sách kế toán của họ thiếu độ tin cậy, khi rút tiền vay khách hàng thường rút bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thanh toán, không trả thẳng cho người hưởng bằng chuyển khoản, séc hay phương tiện thanh toán khác qua Ngân hàng. Do đó Ngân hàng khó mà kiểm soát tiền đầu tư của mình được khách hàng sử dụng như thế nào.
Thứ ba, Nguyên nhân do thiên tai hoả hoạn cũng góp phần đáng kể phát sinh nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh. Chẳng hạn như công trình đắp đập nuôi tôm của công ty trách nhiệm hữu hạn Cửa lục là một thí dụ. Khi xin vay vốn, dự án đưa ra, theo ngân hàng đánh giá là tính khả thi cao, thị trường tiêu thụ tốt. Song trong quá trình thi công, thực hiện chẳng bao lâu, lũ lớn phá vỡ phần hệ thống đê... Một số trường hợp lại do thiên tai, hoả hoạn làm hư hỏng giảm chất lượng hàng hoá gây tổn thất cho doanh nghiệp, không trả được nợ ngân hàng đúng hạn, thậm chí có doanh nghiệp không có khả năng trả nợ .
Thứ tư, do thế chấp, cầm cố tài sản thực hiện không tốt. Thế chấp, cầm cố tài sản là một phương thức đảm bảo khoản vay, là nguồn trả nợ thứ hai khi người vay không còn khả năng thanh toán. Trong những năm qua việc thế chấp, cầm cố tài sản ở các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh nói riêng hầu hết thực hiện chưa được tốt, có những khoản vay việc thế chấp chỉ là hình thức. Trường hợp phổ biến là giấy tờ sở hữu không đầy đủ tính pháp lí. Tài sản không đảm bảo tính dễ bán, dễ chuyển nhượng. Trong khi đó chế độ cho vay cho phép một khách hàng có thể vay vốn tại nhiều Ngân hàng thương maị. Như vậy khách hàng có thể tiến hành đồng thời hai món vay hoặc nhiều hơn cho cùng một mục đích sử dụng, có trường hợp sử dụng cùng một tài sản thế chấp. Đây là một khó khăn cho ngân hàng trong việc quản lý sử dụng vốn vay của khách hàng, và đồng thời đây là một kẽ hở lớn cho khách hàng vay vốn đảo nợ giữa các Ngân hàng.
Thứ năm, đó là những nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường kinh tế, môi trường pháp lí cho kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng chưa được thuận lợi và hoàn chỉnh. Nền kinh tế nước ta cũng như các nước trong khu vực từ năm 1996 đến năm 1999 ở tình trạng trì trệ, tốc độ tăng trưởng GDP không cao, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực và trên thế giới cùng với nguy cơ suy thoái toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nước ta. Các doanh nghiệp sản xuất đình trệ, hàng tồn kho gia tăng nên càng gây khó khăn cho việc trả nợ Ngân hàng.
Môi trường pháp lí kinh doanh Ngân hàng chưa đầy đủ, chưa đồng bộ. Thể hiện ở việc hướng dẫn ban hành và thực hiện các qui định, thông tư, hướng dẫn chưa được thống nhất giữa các ngành liên quan dẫn đến khi thực hiện tại Ngân hàng cơ sở có lúc bị vi phạm ( Điển hình như thông tư 01 liên bộ tài chính - Tư pháp - Ngân hàng về thế chấp, công chứng và bảo lãnh vay vốn Ngân hàng ). Hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa cao, chưa nhất quán trong việc thực thi những vấn đề có liên quan đến hoạt động Ngân hàng. Quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều sơ hở, nhà nước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng nhiệm vụ vượt quá trình độ năng lực quản lí, qui mô hoạt động quá lớn so với khả năng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp ... dẫn đến vay vốn gấp nhiều lần so với nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, làm nảy sinh những điều kiện đưa đến rủi ro.
Mặc dù nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh về số tuyệt đối là không lớn lắm ( Năm 1999 là 317 triệu đồng ) song nó lại gây ra không ít những vấn đề phức tạp gây khó khăn cho Ngân hàng trong vấn đề sử lí. Hầu hết các món nợ loại này là không có khả năng thu hồi vốn trong khi đó ngân hàng lại không thể khởi kiện doanh nghiệp được vì đã quá thời hạn hiệu lực. Thêm vào đó do có sự thay đổi về thủ tục giấy tờ quyền sử dụng, chuyển nhượng đất, tài sản...nên một số giấy tờ pháp lí đem thế chấp tại Ngân hàng trước đây không còn phù hợp để làm căn cứ cho toà án xét sử. Ngoài ra do biến động của thị trường bất động sản những tài sản thế chấp cầm cố nay đã giảm giá trị đáng kể nên cho dù có phát mại được thì Ngân hàng cũng không thu hồi đủ vốn chưa nói gì đến những khó khăn trong việc phát mại như tâm lí sợ rủi ro, hay tài sản quá lớn không có người đủ tiền mua... Bên cạnh đó sự giảm giá tài sản thế chấp còn do sự tác động huỷ hoại của môi trường tự nhiên, hay có những thay đổi trong chính sách qui hoạch phát triển vùng... Cuối cùng một lí do khá tế nhị làm khó khăn cho Ngân hàng là thái độ thiện chí hợp tác với bên cơ quan luật pháp. Nhiều khi, và vì lí do khác nhau mà những vụ án kinh tế chỉ mang tính dân sự thuần tuý thì họ cũng hình sự hoá, nên vì do e ngại mà Ngân hàng không dám khởi kiện. Hơn nữa những tốn kém về thời gian, chi phí để Ngân hàng có thể giải quyết có khi còn làm tổn thất thêm cho Ngân hàng.
Tóm lại, Kinh tế ngoài quốc doanh là những đối tượng rất khó quản lí của Ngân hàng, với phương thức kinh doanh lời ăn, lỗ chịu kinh tế ngoài quốc doanh đã xây dựng cho mình những chiến lược phát triển kinh tế riêng như người ta đã đúc kết, đó là: “ Vốn ít, lãi nhiều, giải thể nhanh”. Vì vậy nếu đầu tư vốn vào khu vực này Ngân hàng không có những giải pháp hữu hiệu thì sẽ dẫn đến tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi thậm chí bị mất vốn trong kinh doanh.
2. Những tồn tại rút ra trong quan hệ tín dụng giữa chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Quảng ninh với kinh tế ngoài quốc doanh :
Mặc dù mới bước vào kinh doanh tín dụng Ngân hàng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong một vài năm gần đây, phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ cùng với các Ngân hàng thương mại khác đã có bề dày kinh doanh tín dụng đối với thành phần kinh tế này trên địa bàn tỉnh Quảng ninh nhưng chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Quảng ninh trong 5 năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Chi nhánh đã góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, kinh tế hộ gia đình phát triển.
Nhưng, bên cạnh những kết quả mà chi nhánh đã đạt được trong những năm qua phải kể đến một số mặt còn hạn chế, tồn tại trong công tác cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh, bởi vì như đã nói ở trên nghiệp vụ cho vay ngoài quốc doanh vẫn còn đang là nghiệp vụ khá mới mẻ ở chi nhánh và trên bước đường vừa làm vừa học hỏi để không ngừng bổ sung và hoàn thiện thì rất khó tránh khỏi những khuyếm khuyết, những tồn tại. Nhưng phần lớn các hạn chế của chi nhánh cũng là tình trạng chung của toàn hệ thống Ngân hàng. Có thể đưa ra những tồn tại chính cần phải khắc phục trong thời gian tới như sau:
Thứ nhất, trong thời gian qua chính sách đầu tư tín dụng tại chi nhánh chưa thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà sự khác biệt rõ nét nhất là điều kiện để vay vốn Ngân hàng.Các doanh nghiệp nhà nước phần lớn được vay bằng tín chấp và được vay với khối lượng lớn, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi vay vốn phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc được bảo lãnh.
Vấn đề tài sản thế chấp luôn cản trở khả năng vay vốn của kinh tế ngoài quốc doanh từ ngân hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp khi ngân hàng đánh giá các điều kiện trước khi cho vay. Nếu so sánh với doanh nghiệp nhà nước không phải thế chấp thì kinh tế ngoài quốc doanh đã rất thiệt thòi, không những thế bộ phận khách hàng này còn bị ảnh hưởng gián tiếp thông qua những vấn đề tâm lí khác nhau. Đã có tài sản thế chấp thì ít nhiều sẽ có sử lí tài sản thế chấp. Trong thực tế việc xử lí tài sản đạt hiệu quả rất thấp, thực tế giá trị thu được từ bán tài sản thế chấp hầu như rất nhỏ so với giá trị mà nó bảo đảm, như vậy ngân hàng dễ bị tổn hao vốn liếng đã đành mà có khi còn “mất” cả người. Điều này đã tạo ra một trở ngại tâm lí không nhỏ khi người cho vay nói “được”. Về phía người cho vay, còn có vấn đề tâm lý không kém phần quan trọng, đó là khi người “làm công ăn lương” nói “đồng ý” nếu trôi chảy thì lợi ích của món vay trước hết và cơ bản thuộc về tấp thể, nhưng nếu món vay gặp “trục trặc” thì trách nhiệm cá nhân rất nặng nề, cùng lúc đó nếu trả lời “không” trong hầu hết các trường hợp quyền lợi cá nhân không bị ảnh hưởng, điều này cũng đã làm một bộ phận cán bộ ngân hàng có tâm lí thẩm định cực kỳ khắt khe, máy móc bỏ sót dự án hoặc phương án khả thi là không tránh khỏi. Bên cạnh đó ai cũng biết rằng trong kinh tế thị trường thời cơ rất quan trọng và không phải lúc nào cũng xuất hiện, nhưng thường thì ngân hàng không đáp ứng được nhu cầu này khi phải thực hiện đầy đủ một loạt các bước theo qui trình. Nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói rằng họ không xin, không cần ưu đãi mà chỉ cần sự trợ giúp đúng lúc, đúng mức, bình đẳng và công bằng.
Vấn đề lãi suất cũng là một trở ngại không nhỏ, các doanh nghiệp nhà nước thường được vay vốn với lãi suất ưu đãi do đã có quan hệ thường xuyên, có uy tín và vay vốn với khối lượng lớn. Còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thường có độ tin cậy chưa cao, vay vốn với khối lượng nhỏ nên phải chịu mức lãi suất cao hơn. Ngoài ra còn phải chịu một số khoản chi phí khác như lệ phí công chứng, lệ phí xác nhận đơn xin vay, phương án kinh doanh ở chính quyền địa phương và một loạt các thủ tục phức tạp khác trước khi đưọc Ngân hàng cho vay. Vì vậy, trong thời gian qua đã hạn chế rất nhiều các khách hàng ngoài quốc doanh đến chi nhánh vay vốn.
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn của kinh tế ngoài quốc doanh mặc dù ở mức chấp nhận được, nhưng cao hơn kinh tế quốc doanh và có xu hướng ngày càng tăng. Đây là vấn đề báo hiệu chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh cần phải xem xét, đòi hỏi phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả cho vay đối với thành phần kinh tế này. Song, hiện nay việc thẩm định trước khi cho vay và kiểm tra việc sử dụng vốn vay của kinh tế ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn.Vì: Hiện nay nhiều cơ sở ngoài quốc doanh được nhà nước cấp giấy phép thành lập và cho đăng ký kinh doanh với những chức năng và nhiệm vụ vượt quá năng lực tài chính, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình cấp giấy phép thành lập, giấy đăng ký kinh doanh có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau nên sau khi đã ra đời hàng loạt các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì công việc của phần sau là kiểm tra xem xét tình hình chấp hành các chế độ chính sách quản lý kinh tế của nhà nước đối với doanh nghiệp lại chưa được chú trọng đúng mức do trách nhiệm đó chưa được phân công cụ thể cho một cơ quan chức năng nào của nhà nước. Điều này gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phối kết hợp với cơ quan chính quyền địa phương và các cơ quan hữu trách để cùng kiểm tra và quản lí khoản nợ vay.
Pháp lệnh kế toán thống kê chưa có đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kế toán, chính xác kịp thời, đồng thời công tác quản lí nhà nước về việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa được thực sự chú ý đúng mức. Cơ quan kiểm toán của nhà nước mới ra đời, phạm vi và quy mô hoạt động còn nhiều hạn chế và chưa đủ khả năng để quản lý được toàn bộ mọi tổ chức trong nền kinh tế, đặc biệt là các tổ chức thuộc kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy đa số các doanh nghiệp này chưa chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trong pháp lệnh về kế toán và thống kê, không thực hiện chế độ hạch toán, quyết toán theo qui định, sổ sách ghi chép không đầy đủ và thiếu rõ ràng, số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiển toán bắt buộc nên các số liệu phản ánh không chính xác thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của khách hàng gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc thu thập thông tin và sự thiếu tin cậy trong các số liệu kế toán sẽ dẫn đến những đánh giá và kết luận thiếu chính xác của Ngân hàng đối với doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định sai lầm gây ra rủi ro cho hoạt động kinh doanh tín dụng.
Ngoài ra còn một khó khăn nữa là hiện nay hệ thống thông tin của Ngân hàng về khách hàng chưa hoàn thiện. Mặc dù đã có sự hoạt động của hệ thống CIC của Ngân hàng nhà nước song vẫn còn mang tính hình thức, các thông tin không được cập nhật thường xuyên, vừa chậm, vừa thiếu không đáp ứng được yêu cầu. Các kênh thông tin khác như phương tiện báo chí thì chỉ dừng lại ở mức độ chung chung không thể phản ánh được thực trạng của các doanh nghiệp, hoặc khi phản ánh được thì sự việc “đã rồi”, không sử lí kịp.
Thứ ba, Trong thời gian qua nhiều cơ sở kinh doanh có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ có phương án kinh doanh, dự án khả thi nhưng chi nhánh không thể giải cho vay được, do những vướng mắc về thủ tục, qui chế thế chấp tài sản khi vay vốn mà chủ yếu hiện nay là việc chứng nhận quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất. Trên địa bàn tỉnh Quảng ninh hiện nay việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà còn rất hạn chế từ đó gây khó khăn cho cả khách hàng và Ngân hàng trong và sau khi vay vốn. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng sự sơ hở, thiếu chặt chẽ giữa các cơ quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 67.doc