MỤC LỤC.Trang
DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀCƠBẢN VỀTÀI TRỢXUẤT NHẬP KHẨU. 1
1.1. Hoạt động tài trợXNK của NHTM . 1
1.2. Các hình thức tài trợxuất khẩu . 2
1.2.1. Căn cứvào phương thức thanh toán. 2
1.2.2. Cho vay trên cơsởhối phiếu . 7
1.2.3. Căn cứvào thời hạn cho vay. 9
1.2.4. Căn cứvào mức độtín nhiệm đối với khách hàng. 10
1.2.5. Một sốhình thức tài trợXNK khác. 10
1.2.6. Bảo lãnh và tái bảo lãnh. 12
1.3. Vai trò của các hình thức tài trợXNK. 13
1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại . 14
1.3.2. Đối với doanh nghiệp . 15
1.3.3. Đối với nền kinh tế đất nước. 16
1.4. Các rủi ro và biện pháp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tài trợXNK . 16
1.4.1 Đặc thù trong hoạt động ngoại thương. 17
1.4.2 Những rủi ro đặc thù trong hoạt động tài trợXNK . 17
1.5. Giới thiệu một sốhình thức tài trợngoại thương của quốc gia khác . 19
1.5.1. Thái Lan . 19
1.5.2. Trung Quốc . 20
1.5.3. Hàn Quốc . . 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢXNK TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN TP. HỒCHÍ MINH . 24
2.1. Giới thiệu vềChi nhánh ngân hàng Đầu tưvà Phát triển TP. HồChí Minh . 24
2.2. Thực trạng hoạt động tài trợXNK tại Chi nhánh ngân hàng Đầu tưvà Phát triển
TP. HồChí Minh . 25
2.2.1. Hoạt động tài trợvốn nói chung . 25
2.2.2. Hoạt động tài trợxuất khẩu . 29
2.2.3 Hoạt động tài trợnhập khẩu . 31
2.2.4 Phân tích vềhoạt động tài trợXNK tại BIDV HCMC . 32
2.2.5. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đang áp dụng tại BIDV HCMC . 41
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢXNK TẠI BIDV HCMC. 47
2.3.1. Mặt được. .47
2.3.2 Tồn tại . .47
2.3.3.Những nguyên nhân chủyếu ảnh hưởng đến hoạt động tài trợXNK của
BIDV HCMC. 50
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM MỞRỘNG VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG TÀI TRỢXUẤT NHẬP KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN TP HỒCHÍ MINH . 57
3.1. Định hướng hoạt động tài trợXNK của BIDV . 57
3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển tài trợXNK của BIDV HCMC trong giai đoạn hiện nay . 57
3.2.1. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển TP HồChí Minh . 57
3.2.2 Đối với Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam. 75
3.2.3. Giải pháp vĩmô đối với Chính phủvà Ngân NNNN . 76
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1802 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng và phát triển tài trợ xuất nhập khẩu tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch thu hút khách hàng xuất khẩu.
- Dư nợ tài trợ nhập khẩu: chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ XNK của BIDV HCMC
qua các năm (năm 2007: 83.37%; năm 2008: 55.9%; năm 2009: 41,28%). Xét về con số
tuyệt đối, với mức tăng là 67.05 tỷ đồng năm 2008 và giảm 338.21 tỷ đồng năm 2009
thì dư nợ tài trợ nhập khẩu tại BIDV HCMC tăng/giảm không đáng kể so với quy mô
tổng dư nợ. Thực tế, trong năm 2008 và 2009, BIDV HCMC đã cho vay tài trợ nhập
khẩu cho những lô hàng sắt thép, xăng dầu có giá trị khá lớn, mỗi hợp đồng ngoại
thương có giá trị 10 đến 15 triệu USD (tương đương 190 tỷ đến 285 tỷ đồng/ mỗi hợp
đồng). Vì vậy, chỉ cần biến động tăng/ giảm của khi cho vay/ thu nợ một hợp đồng cũng
ảnh hưởng đến dư nợ cuối kỳ của ngân hàng.
Biểu 2.1 : Dư nợ tài trợ XNK phân theo loại hình tài trợ
35
- Dư nợ tài trợ xuất khẩu: Dư nợ tài trợ xuất khẩu cuối năm 2008 tăng mạnh (tăng 307.12
tỷ đồng) so với cuối năm 2007 (358%). Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, con số dư nợ
này giảm một cách đáng kể - giảm 236.30 tỷ đồng (giảm 60.10%). Điều này được giải
thích là do đối với sản phẩm tài trợ xuất khẩu, số lượng khách hàng giao dịch tín dụng
không nhiều và qua các năm không tăng thêm, chỉ tập trung vào một số doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, dệt may, gỗ, hóa chất… với kim ngạch xuất khẩu
nhỏ. Các đối tượng khách hàng này có kế hoạch kinh doanh không thay đổi nhiều nên
vòng quay vốn nhìn chung vẫn vậy. Mặc dù có chịu tác động từ môi trường bên ngoài
nhưng các doanh nghiệp này vẫn giữ được các hợp đồng lâu năm. Vì vậy, cứ đến chu kì
kinh doanh, các doanh nghiệp lại có nhu cầu được tài trợ xuất khẩu và tất toán hợp đồng
đúng hạn. Có thể nói, tài trợ xuất khẩu không là lĩnh vực nổi trội và ổn định của BIDV
HCMC, sự tăng/ giảm dư nợ phụ thuộc hoàn toàn vào những khách hàng thân thiết,
truyền thống và có lịch sử giao dịch lâu năm.
Tính đến thời điểm 30/06/2010, BIDV HCMC đạt dư nợ tài trợ xuất nhập khẩu là 332
tỷ đồng, chỉ chiếm 4,4% trong tổng dư nợ toàn chi nhánh, giảm 513 tỷ đồng (tương
đương giảm 60,66%) so với cùng kỳ năm 2009, tăng 65,2 tỷ đồng (tương đương tăng
24,43%) so với đầu năm. Dư nợ vay XNK trong 6 tháng đầu năm tăng, mà chủ yếu vay
xuất khẩu so với đầu năm là do hội sở chính đã ban hành chính sách lãi suất vay linh
hoạt nhằm hỗ trợ cho vay hàng xuất khẩu có kỳ hạn vay đến 6 tháng. Chính sách này đã
góp phần ổn định và giảm dần mặt bằng lãi suất thị trường.
2.2.4.3 Dư nợ tài trợ XNK tại BIDV HCMC phân theo mặt hàng tài trợ
a) Dư nợ tài trợ xuất khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
Bảng 2.9: Dư nợ tài trợ xuất khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
Đơn vị tính: tỷ đồng
31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Chỉ tiêu Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng
Đồ gỗ 18.08 21.00% 43.31 11.01% 22.80 14.53%
Dệt may 33.63 39.07% 89.40 22.74% 24.90 15.87%
Thủy hải sản 12.06 14.01% 123.30 31.36% 79.70 50.80%
Hóa chất 12.30 14.29% 72.00 18.31% 14.70 9.37%
Khác (cao su, pin, giày da…) 10.01 11.63% 65.19 16.58% 14.80 9.43%
Tài trợ xuất khẩu 86.08 100.00% 393.20 100.00% 156.90 100.00%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV HCMC
36
- Đối với ngành đồ gỗ: Cuối năm 2007, dư nợ vay là 18.08 tỷ đồng, chiếm 21% tổng dư
nợ tài trợ xuất khẩu. Cuối năm 2008, tăng 25.23 tỷ đồng tương đương tăng 139.5% đạt
mức 43.31 tỷ đồng. Đến cuối năm 2009, đạt mức 22.80 tỷ đồng, chiếm 14.53% trong
tổng dư nợ tài trợ XK của BIDV HCMC. Như vậy, gỗ luôn chiếm một vị trí đáng quan
tâm trong danh sách mặt hàng tài trợ xuất khẩu của BIDV HCMC.
BIDV HCMC tài trợ xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu với nguyên vật liệu chính
là ván ép, gỗ thông. Trong năm 2008 với tình hình giá các nguyên vật liệu này tăng
mạnh nên làm mức vay tăng tương ứng. Do thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của các
doanh nghiệp vay vốn tại BIDV HCMC là Nhật, Ý – là các thị trường ổn định và đối
tác là khách hàng có uy tín lâu năm nên tài trợ xuất khẩu gỗ được đánh giá là lĩnh vực
an toàn và đem lại lợi nhuận ổn định cho BIDV HCMC.
- Đối với ngành dệt may: Qua các năm, 2007, 2008, 2009, tỷ trọng dư nợ tài trợ XK dệt
may tại thời điểm cuối năm luôn giảm trong tổng dư nợ tài trợ xuất khẩu của BIDV
HCMC. Cuối năm 2007, dư nợ tài trợ XK ngành dệt may là 33.63 tỷđồng, chiếm
Biểu 2.2: Dư nợ tài trợ xuất khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
37
39.07.57% trong tổng dư nợ tài trợ XK. Cuối năm 2008, số dư là 89.4 tỷ đồng với tỷ
trọng 22.74%. Đến cuối năm 2009, tiếp tục giảm tỷ trọng xuống còn 15.87%, đạt mức
24.90 tỷ đồng. Trong cuối năm 2008 và sang năm 2009, do nhu cầu cổ phần và sắp xếp
các đơn vị trực thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam, thành lập các pháp nhân mới là
công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên dựa trên các công ty nhà nước cũ. Khi
tách ra hoạt động với mô hình mới, doanh nghiệp thường không thỏa mãn điều kiện của
BIDV HCMC, đặc biệt là không đáp ứng được tài sản đảm bảo nên tỷ trọng dư nợ của
ngành dệt may giảm rõ rệt trong cơ cấu tài trợ xuất khẩu tại BIDV HCMC.
- Đối với ngành thủy hải sản: tại BIDV HCMC, các doanh nhiệp hoạt động trong lĩnh
vực này hoàn toàn xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước Đông Âu – là thị trường
tiêu thụ cá rất mạnh và có tính ổn định cao. Do đó, tỷ trọng dư nợ của ngành hàng này
trong dư nợ tài trợ XK luôn tăng. Cuối năm 2007, dư nợ tài trợ XK ngành hàng thủy hải
sản đạt 12.6 tỷ đồng, chiếm 14.01% trong tổng dư nợ tài trợ XK. Cuối năm 2008, chỉ số
này tăng 110.7 tỷ đồng lên 123.3 tỷ đồng, chiếm 31,36%. Cuối năm 2009, chiếm 50.8%
trong tổng dư nợ tài trợ XK. Tình hình xuất khẩu thủy hải sản của cả nước tuy không
khả quan do áp lực đòi giảm giá từ đối tác, nhu cầu nhập khẩu các thị trường lớn giảm
sút theo tác động của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên với dự kiến về triển vọng của ngành,
BIDV HCMC đã mở rộng cho vay, thể hiện qua tỷ trọng dư nợ tài trợ XK ngành này
luôn tăng. Thực tế cho thấy, ngành thủy hải sản là ngành mang lại lợi nhuận và phí dịch
vụ cao cho BIDV HCMC vì các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế và
bán ngoại tệ cho BIDV HCMC với doanh số lớn.
- Đối với ngành hàng hóa chất: chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế thế giới, năm
2008, giá nguyên vật liệu của ngành hóa chất cũng tăng rất mạnh, làm dư nợ của ngành
này cuối năm 2008 đạt mức khá cao – 72 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18.31% trong tổng dư
nợ tài trợ XK và tăng 59.7 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Đến cuối năm 2009, dư nợ
ngành này chỉ còn ở mức 14.7 tỷ, chiếm tỷ trọng 9.37% trong tổng dư nợ tài trợ XK.
Ngành hóa chất là ngành hàng khá ổn định trong tài trợ XK của BIDV HCMC vì đây là
sản phẩm của doanh nghiệp trực thuộc tổng công ty hóa chất Việt Nam, quan hệ vay
duy nhất với BIDV HCMC và có thị trường XK ổn định qua các năm.
- Đối với các ngành hàng khác: tuy không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam, các mặt hàng như pin, cao su, gạch men… cũng chịu ảnh hưởng chung của nền
38
kinh tế thế giới, năm 2008 khi giá nguyên vật liệu tăng cao, làm dư nợ của các ngành
này cuối năm 2008 đạt mức cao nhất qua các năm – 65.19 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
16.58% trong tổng dư nợ tài trợ XK và tăng 55.18 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Đến
cuối năm 2009, dư nợ ngành này chỉ còn ở mức 14.8 tỷ, chiếm tỷ trọng 9.53 % trong
tổng dư nợ tài trợ XK.
b) Dư nợ tài trợ nhập khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
Bảng 2.10: Dư nợ tài trợ nhập khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Cuối năm 2007 Cuối năm 2008 Cuối năm 2009
Chỉ tiêu Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng Gía trị Tỷ trọng
Xăng dầu 90.70 21.02% 91.72 18.40% 0.00 0.00%
Sắt thép 219.20 50.81% 253.70 50.88% 56.47 51.20%
Giấy 14.00 3.24% 26.90 5.40% 15.50 14.05%
Hóa chất 45.90 10.64% 45.88 9.20% 23.90 21.67%
Khác (vải, linh kiện,chì…) 61.65 14.29% 80.38 16.12% 14.42 13.07%
Tài trợ nhập khẩu 431.45 100.00% 498.58 100.00% 110.29 100.00%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV HCMC
Biểu 2.3 : Dư nợ tài trợ nhập khẩu phân theo mặt hàng tài trợ
39
- Đối với ngành xăng dầu: Xăng dầu là mặt hàng NK chính của Việt Nam. Kim ngạch
NK mặt hàng này luôn đứng thứ hai, chỉ sau máy móc thiết bị. Do đây là mặt hàng có
giá rất nhạy cảm vào tình hình kinh tế, chính trị của thế giới nên rất được BIDV HCMC
quan tâm và theo dõi để không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của chi
nhánh. Tại thời điểm cuối năm 2008, mức dư nợ của ngành hàng này tăng không đáng
kể (tăng 1.02 tỷ đồng) so với cuối năm 2007, đến cuối năm 2009 dư nợ của ngành xăng
dầu không có, nguyên nhận là do tình hình căng thẳng ngoại tệ, doanh nghiệp lại không
có nguồn ngoại tệ để trả nợ, vì vậy, từ quý 4/2009, BIDV đã chủ động không mở LC
nhập xăng dầu để giảm áp lực ngoại tệ khi đến hạn thanh toán.
- Đối với ngành sắt thép: sắt thép là mặt hàng cần để phát triển các ngành khác, do đó
mặc dù giá cả có biến động, nhu cầu về mặt hàng này vẫn giữ sản lượng ở một mức ổn
định. Năm 2008, dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá thép tăng
mạnh, điều này dẫn đến dư nợ tài trợ nhập khẩu cuối năm 2008 là 253.70 tỷ, tăng 34.5
tỷ tương ứng tăng 15.7% so vơi cuối năm 2007. Tuy nhiên, trong 2 năm này, ngành sắt
thép vẫn duy trì tỷ trọng khoảng 50% trong dư nợ tài trợ NK. Sang năm 2009, cũng như
ngành xăng dầu, với nguyên nhân khan hiếm ngoại tệ, BIDV HCMC đã chủ động
ngừng việc mở LC nhập sắt thép nên dư nợ cuối năm 2009 chỉ đạt mức 56.47 tỷ đồng,
giảm 197.23 tỷ đồng (giảm 77.7%) so với cuối năm 2008. Dù mức dư nợ giảm mạnh
nhưng tỷ trọng vay tài trợ sắt thép vẫn nằm xoay quanh ngưỡng 50% trong tổng dư nợ
tài trợ NK của BIDV HCMC.
- Đối với ngành giấy: ngành in ấn, bao bì ở Việt Nam đang phát triển nhanh chóng. Nhu
cầu về giấy để phục vụ các ngành này cũng tăng lên. Chính vì vậy mà nhu cầu vay vốn
nhập giấy cũng tăng lên. Năm 2007, dư nợ tài trợ NK đối với mặt hàng này ở BIDV
HCMC chỉ đạt 14 tỷ đồng, chiếm 3.24% trong tổng dư nợ tài trợ NK. Nhưng chỉ sau
một năm, với việc giá cả nhập khẩu giấy tăng đột biến và liên tục làm cho các doanh
nghiệp ngành in ấn, bao bì lao đao trong việc thu xếp các khoản vốn kinh doanh, nhu
cầu vay vốn để nhập giấy tăng vọt. Cuối năm 2008 dư nợ vay NK giấy đạt mức 26,9 tỷ
đồng, tăng 111% so với năm 2007. Đến năm 2009, tỷ trọng dư nợ NK giấy đã tăng lên
mức 14.5% trong tổng dư nợ tài trợ NK, chứng tỏ BIDV HCMC vẫn đánh giá cao hoạt
động của các doanh nghiệp in ấn và bao bì.
40
- Đối với ngành hóa chất: trong vòng 3 năm trở lại đây, dư nợ vay đối với ngành hàng
này khá lớn và chiếm tỷ trọng từ 10 – 20% dư nợ tài trợ NK của BIDV HCMC. Cuối
năm 2007 và 2008, dư nợ của ngành này xoay quanh mức là 45.8 tỷ đồng và chiếm 9 –
10% dư nợ tài trợ NK. Đến năm 2009, mặc dù dư nợ giảm chỉ còn 23.9 tỷ đồng nhưng
chiếm tỷ trọng khá cao: 21.67% cho thấy nhu cầu NK mặt hàng này của các doanh
nghiệp đang vay vốn tại BIDV HCMC là khá lớn.
- Đối với các ngành hàng khác: tuy không phải là mặt hàng nhập khẩu khẩu thiết yếu,
các mặt hàng như vải, chì, linh kiện … cũng là mặt hàng quan trọng đối với các doanh
nghiệp Việt Nam, năm 2008 khi giá nguyên vật liệu tăng cao, làm dư nợ của các ngành
này cuối năm 2008 đạt mức cao nhất qua các năm – 80.38 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
16.12% trong tổng dư nợ tài trợ NK và tăng 1.37 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Đến
cuối năm 2009, dư nợ ngành này chỉ còn ở mức 14.42 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13.07 %
trong tổng dư nợ tài trợ NK.
Như vậy, trong năm 2009, không những dư nợ tuyệt đối giảm ở tất cả các ngành hàng
mà còn không có số dư vay tài trợ nhập xăng dầu, chủ yếu là do BIDV HCMC không
chủ động được nguồn ngoại tệ. Việc thiếu hụt ngoại tệ này có nguyên nhân trực tiếp là
do BIDV HCMC chưa thu hút đựơc khách hàng có nguồn thu ngoại tệ (khách hàng có
hoạt động xuất khẩu). Vì vậy, để phát triển được vay tài trợ nhập khẩu cần phải đẩy
mạnh vay tài trợ xuất khẩu để tạo nguồn ngoại tệ.
2.2.4.4. Tình hình nợ quá hạn xuất nhập khẩu
Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn tài trợ xuất nhập khẩu
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
(1)Nợ quá hạn tài trợ XNK 0 0 0
(2)Nợ quá hạn vay KHDN 0 29.20 55.48
Tỷ trọng (1)/(2) 0.00% 0.00% 0.00%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV HCMC
Bảng 2.12: Tình hình nợ xấu tài trợ xuất nhập khẩu
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009
Nợ xấu tài trợ XNK (1) 0 4.5 44
Nợ xấu vay KHDN (2) 0 64 541.23
Tỷ trọng (1/2) 0.00% 7.03% 8.13%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV HCMC
41
Lãi treo, nợ quá hạn, nợ xấu trong hoạt động tài trợ XNK tại BIDV HCMC năm 2007,
2008 là không có do sự cẩn trọng trong việc lựa chọn và thẩm định khách hàng nên hạn
chế đến mức tối đa rủi ro trong cho vay lĩnh vực XNK.
Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, nợ xấu tài trợ XNK là 44 tỷ đồng, chiếm 8.13% trong
tổng dư nợ xấu vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV HCMC, tăng 39.5 tỷ đồng so
với năm 2008, là dư nợ của một khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dệt may. Nguyên nhân là từ giữa năm 2008, doanh nghiệp này gặp rủi ro ngoài ý muốn
trong hoạt động sản xuất, cháy nhà xưởng, kho nguyên vật liệu và thành phẩm vì vậy
phát sinh nợ gia hạn làm nợ nhóm 2 của BIDV HCMC tăng thêm 44 tỷ đồng trong năm
2009.
Nhìn chung, hoạt động tài trợ XNK của BIDV HCMC không phải là hoạt động mang
lại nguồn lợi nhuận lớn, tuy nhiên, đây là lĩnh vực ít rủi ro khi đối tượng vay là các
khách hàng truyền thống, hoạt động lâu năm và có uy tín.
2.2.5. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro đang áp dụng tại BIDV HCMC
Các sản phẩm phái sinh đang được xem là công cụ hữu hiệu được triển khai tại BIDV
HCMC nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tài trợ XNK.
2.2.5.1 Hoán đổi tiền tệ chéo CCS (Cross Currency Swap)
Các doanh nghiệp XNK thường đối mặt với rủi ro về tỷ giá trong quan hệ vay vốn với
ngân hàng như sau:
- Việc đi vay nguồn vốn VND, trong khi có nguồn thu USD từ hoạt động xuất khẩu,
doanh nghiệp đối mặt với biến động rủi ro tỷ giá USD/VND.
- Cơ hội tiết kiệm chi phí bị bỏ lỡ: doanh nghiệp không thể tận dụng được cơ hội chênh
lệch lãi suất để giảm chi phí vay vốn khi chênh lệch lãi suất USD và VND hiện đang ở
mức 6% (lãi suât USD thấp và lãi suất VND cao).
Vì vậy, sản phẩm CCS ra đời nhằm hạn chế rủi ro này cho doanh nghiệp
Cơ chế sản phẩm:
- Khi bắt đầu thực hiện giao dịch, doanh nghiệp không phải chuyển cho BIDV HCMC số
tiền VND đã vay tại hợp đồng vay;
- BIDV HCMC không phải chuyển cho doanh nghiệp số tiền gốc tương đương bằng USD
theo tỷ giá hoán đổi thoả thuận khi bắt đầu giao dịch;
42
- Theo kế hoạch trả nợ tại hợp đồng tín dụng, cuối kỳ BIDV HCMC thực hiện chuyển
tiền gốc và tiền lãi bằng VND cho doanh nghiệp; doanh nghiệp thực hiện chuyển tiền
gốc và tiền lãi bằng USD cho BIDV HCMC tương ứng theo tỷ giá hoán đổi USD/VND
được xác định trước tại thời điểm giao dịch.
Lợi ích của khách hàng:
- Bảo hiểm rủi ro tỷ giá USD/VND: doanh nghiệp cố định tỷ giá hoán đổi ngay tại thời
điểm giao dịch, qua đó giúp doanh nghiệp cố định chi phí trả lãi và gốc.
- Giảm đáng kể chi phí vay vốn khi chuyển từ nghĩa vụ trả lãi bằng lãi suất VND cao
sang trả lãi bằng bằng lãi suất USD thấp hơn rất nhiều.
- Chi phí vay vốn thấp và được cố định, công ty lúc này có thể yên tâm tập trung vào hoạt
động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn
Lợi ích của BIDV HCMC:
- Khi không thực hiện CCS: chỉ được hưởng chênh lệch giữa lãi suất mua vốn của hội sở
chính và lãi suất vay trên hợp đồng tín dụng (áp dụng theo từng khách hàng theo chính
sách khách hàng) khoảng từ 0%-2%/năm.
- Khi thực hiện CCS: được hưởng chênh lệch lãi suất khoảng 3%-3.9%/năm (bao gồm
chênh lệch trên hợp đồng tín dụng và chênh lệch trên hợp đồng CCS).
2.2.5.2 Hoán đổi lãi suất 1 đồng tiền IRS (Interest Rate Swap)
- Giao dịch hóan đổi lãi suất là việc các bên giao kết hợp đồng với nhau, theo đó mỗi bên
cam kết thanh tóan cho bên kia khoản tiền lãi.
- Giới hạn về thời hạn và số vốn gốc hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp
+ Thời hạn của một hợp đồng hoán đổi lãi suất do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa
không quá thời hạn còn lại của hợp đồng giao dịch khoản vốn gốc.
+ Số vốn gốc của các hợp đồng hoán đổi lãi suất đối với một doanh nghiệp không
vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng.
- Lãi suất hoán đổi : các bên thoả thuận và cam kết trong hợp đồng hoán đổi lãi suất các
mức lãi suất để thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất.
Lợi ích giao dịch:
- Lợi ích khách hàng: giúp khách hàng chuyển khoản vay USD với lãi suất thả nổi sang
lãi suất cố định là cơ hội giúp khách hàng cố định chi phí trả lãi ở mức thấp nhất có thể
và phòng ngừa rủi ro lãi suất trong suốt thời gian còn lại của hợp đồng vay.
43
- Lợi ích BIDV HCMC: tăng thu dịch vụ từ chênh lệch lãi suất chào khách hàng và lãi
suất trả cho hội sở chính; đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng mạng lưới khách hàng;
đồng thời nâng cao uy tín và vị thế BIDV với đối tác và khách hàng.
2.2.5.3 Các sản phẩm mua bán ngoại tệ:
a) Giao dịch kỳ hạn (FORWARD)
Giao dịch kỳ hạn là giao dịch trong đó BIDV HCMC và khách hàng cam kết mua bán
với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và
việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Lợi ích của khách hàng:
- Phòng ngừa được những rủi ro về biến động tỷ giá bất lợi đối với những khoản thu
ngoại tệ hoặc nghĩa vụ thanh toán ngoại tệ trong tương lai;
- Có cơ hội đầu tư kinh doanh kiếm lợi trên có sở có nhận định đúng về xu hướng biến
động tỷ giá ngoại tệ trong tương lai.
b) Giao dịch kỳ hạn không chuyển tiền (NDF – Non Deliverable Forward)
(Áp dụng đối với những đồng tiền không có khả năng tự do chuyển đổi)
Giao dịch kỳ hạn không chuyển tiền là một công cụ bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá đối
với những giao dịch mua bán ngoại tệ giữa một đồng tiền không có khả năng tự do
chuyển đổi (Ví dụ: Nhân dân tệ, Đôla Đài Loan, Won Hàn Quốc...) với Việt Nam đồng
(hoặc đôla Mỹ).
Lợi ích của khách hàng:
- Bảo hiểm rủi ro biến động tỷ giá đối với nghĩa vụ thanh toán những đồng tiền không có
khả năng chuyển đổi của mình. Tỷ giá thanh toán vào ngày đến hạn được cố định và
biết trước ngay từ ngày ký hợp đồng giao dịch;
- Không phải trả bất kỳ một khoản phí nào cho giao dịch này.
c) Giao dịch hoán đổi tiền tệ (CURRENCY SWAP)
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch BIDV HCMC đồng thời mua và bán cùng một
lượng ngoại tệ với khách hàng, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác
nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Giao dịch hoán đổi có thể là sự kết hợp của:
44
01 giao dịch giao ngay + 01 giao dịch kỳ hạn
01 giao dịch kỳ hạn + 01 giao dịch kỳ hạn
Lợi ích của khách hàng:
- Phòng ngừa những rủi ro tỷ giá trong tương lai;
- Cân bằng các trạng thái kỳ hạn, kéo dài hoặc rút ngắn kỳ hạn của hợp đồng giao dịch đã
ký kết;
- Linh hoạt hóa, đa dạng hoá nguồn vốn để đầu tư, thanh toán;
- Tận dụng cơ hội thị trường để đầu tư, kinh doanh.
d) Giao dịch quyền chọn tiền tệ (CURRENCY OPTION)
Giao dịch quyền lựa chọn tiền tệ là một giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán
quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một
lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả
thuận trước.
Hai loại giao dịch quyền chọn tiền tệ cơ bản:
- Giao dịch quyền chọn mua (call option): là giao dịch quyền chọn trong đó bên mua
quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua một lượng ngoại tệ xác định ở một mức
tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước.
- Giao dịch quyền chọn bán (put option): là giao dịch quyền chọn trong đó bên mua
quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức
tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thoả thuận trước.
Lợi ích của khách hàng:
- Vừa có thể phòng ngừa rủi ro từ những biến động bất lợi của tỷ giá trong tương lai đối
với những nhu cầu giao dịch ngoại tệ trong tương lai, vừa có thể tận dụng cơ hội thị
trường trong trường hợp tỷ giá biến động có lợi;
- Linh hoạt hóa mức độ phòng ngừa rủi ro với chi phí được biết trước;
- Rất thích hợp để phòng ngừa rủi ro đối với những dòng tiền chưa rõ ràng;
- Có cơ hội đầu tư kinh doanh kiếm lợi trên có sở có nhận định đúng về xu hướng biến
động tỷ giá ngoại tệ trong tương lai;
45
2.2.5.4. Kết quả đạt được trong việc triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động tài trợ XNK:
Bảng 2.13:Kết quả giao dịch phái sinh trong hoạt động tài trợ XNK
Đơn vị tính: USD, VND
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 6 tháng 2010
A Tổng doanh số (USD) 1,285,851,703 708,317,665 310,766,799
1 Phân theo loại tiền
Doanh số USD 889,061,220 599,236,531 273,794,353
Doanh số ngoại tệ khác 396,790,483 109,081,134 36,972,446
2 Phân theo loại giao dịch
Doanh số giao ngay 1,169,729,339 692,001,472 293,757,757
Doanh số kỳ hạn 0 1,773,058 5,009,042
Doanh số hoán đổi 0 0 12,000,000
Doanh số quyền chọn 116,122,364 15,222,943
B Tổng lợi nhuận (đồng) 32,272,439,778 13,790,840,516 13,963,351,453
1 Lợi nhuận từ USD 7,771,504,327 7,230,500,229 10,258,423,446
2 Lợi nhuận từ ngoại tệ khác 23,677,954,274 6,036,470,258 3,190,438,303
3 LN hàng hóa tương lai 459,377,214 6,744,596 83,077,534
4 LN hoán đổi lãi suất 363,603,963 517,125,433 431,412,170
Nguồn: Báo cáo tổng hợp BIDV HCMC
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh của BIDV HCMC chỉ bắt đầu
từ năm 2008, các năm trước, hoạt động mua bán ngoại tệ chỉ nhằm mục đích đáp ứng
nhu cầu thanh toán của khách hàng với nguồn ngoại tệ được hội sở chính cung cấp,
không phát sinh lợi nhuận. Sang năm 2008, với cơ chế điều chuyển vốn nội bộ có quy
định giá chuyển vốn, căn cứ giá bán của hội sở chính, BIDV HCMC sẽ giao dịch với
khách hàng và cân đối với tổng nhu cầu để đảm bảo lợi nhuận chung.
Có thể thấy được tình hình hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV HCMC chủ yếu là
kinh doanh vào sản phẩm truyền thống là giao ngay, doanh số kỳ hạn và quyền chọn
không đáng kể. Trong năm 2008, phát sinh doanh số quyền chọn cao là do tỷ giá USD
thị trường biến động phức tạp, giao dịch mua bán ngoại tệ của với khách hàng thực hiện
theo tỷ giá thị trường thông qua phương thức quyền chọn mua.
a) Đối với nhóm sản phẩm truyền thống:
Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 đạt 709 triệu USD quy đổi, giảm 44.9%
(#576.85 triệu) so với năm 2008. Doanh số mua bán ngoại tệ giảm so với cùng kỳ năm
46
trước là do trong 06 tháng đầu năm 2008, tỷ giá USD thị trường biến động phức tạp,
giao dịch mua bán ngoại tệ của BIDV HCMC với hội sở chính và khách hàng thực hiện
theo tỷ giá thị trường thông qua ngoại tệ khác nên doanh số tăng mạnh. Trong năm
2009, giao dịch hối đoái giao ngay vẫn chiếm tỷ lệ lớn (# 98%) trong tổng doanh số
mua bán ngoại tệ. Từ tháng 7 đến tháng 11/2009 BIDV HCMCcó phát sinh các giao
dịch khách hàng mua kỳ hạn ngoại tệ USD, EUR, doanh số giao dịch kỳ hạn đạt 1.77
triệu USD. Doanh số giao dịch quyền chọn USD/VND thực hiện với khách hàng đạt
15.22 triệu USD, giảm 100.89 triệu USD (# 87%) so với năm 2008 (chỉ phát sinh giao
dịch từ giữa tháng 02 đến giữa tháng 3).
b) Đối với nhóm hàng hóa phái sinh:
Sản phẩm hàng hóa tương lai: Trong 12 tháng năm 2008, chỉ có 3 doanh nghiệp tham
gia giao dịch hàng hóa tương lai với lợi nhuận đạt 460 triệu đồng.
Trong năm 2009, giao dịch hàng hóa tương lai tại BIDV HCMC tuy có phát sinh giao
dịch nhưng thấp. Do tình hình kinh doanh không khả quan, các doanh nghiệp này giao
dịch trong thời gian 2009 lỗ nhiều nên đã tạm thời ngưng giao dịch trên thị trường hàng
hóa tương lai. Điều này khiến lợi nhuận từ giao dịch hàng hóa tương lai năm 2009 rất
thấp, đạt 6,7 triệu đồng, giảm 98% so với cùng kỳ năm 2008.
Đối với sản phẩm hóan đổi lãi suất: Trong năm 2009, BIDV HCMC chỉ phát sinh 11
giao dịch hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND với 4 khách hàng xuất khẩu. Doanh số giao
dịch hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND ở mức 2,625,810.48 USD, lợi nhuận hóan đổi lãi
suất thu được 517.12 triệu đồng, tăng 42.2% (tương đương 153.52 triệu) so với cùng kỳ
năm 2008. Trong 06 tháng đầu năm 2010, BIDV HCMC chỉ có phát sinh 04 giao dịch
hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND với 1 khách hàng xuất khẩu duy nhất. Doanh số giao
dịch hoán đổi tiền tệ chéo USD/VND là 1,523,430.07 USD, lợi nhuận hóan đổi lãi suất
thu được 431 triệu đồng.
Như vậy, tại BIDV HCMC các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất
chưa phát huy tác dụng, chưa xứng tầm với chi nhánh có dư nợ lớn trong toàn hệ thống
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trong khi các ngân hàng trên cùng địa bàn
đang tăng mạnh dịch vụ này, xem đây là một nguồn thu phí và thu hút nguồn USD hấp
dẫn thì BIDV HCMC bỏ ngỏ thị trường này.
47
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XNK TẠI BIDV
HCMC
2.3.1. Mặt được
BIDV HCMC đã xây dựng được hình ảnh là một chi nhánh Ngân hàng năng động, đã
chuyển dịch cơ cấu vay từ hoạt động vay truyền thống là vay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_mo_rong_tai_tro_xuat_nhap_khau_tai_chi_nhanh_ngan_hang_dau_tu_va_phat_trien.pdf