MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮVIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒVÀ BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐVẤN ĐỀCƠBẢN VỀCHO VAY CÁC.3
DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA ỞVIỆT NAM .3
1.1. TỔNG QUAN VỀCÁC DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA .3
1.1.1. Quá trình hình thành .3
1.1.1.1. Điều kiện chính trị, xã hội .3
1.1.1.2. Điều kiện kinh tế.5
1.1.2. Tình hình phát triển của DNNVV ởViệt Nam .9
1.2. KHÁI QUÁT VỀTÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỐI
VỚI DNNVV .11
1.2.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại .11
1.2.1.1. Phân loại cho vay .11
1.2.1.2. Quy trình cho vay của NHTM.13
1.2.2. Đặc thù cho vay của Ngân hàng đầu tưvà phát triển đối với các DNNVV.15
1.2.2.1. Vai trò và ý nghĩa của của cho vay các DNNVV đối với ngân hàng.15
1.2.2.2. Chủtrương chính sách của Ngân hàng đối với cho vay các DNNVV.15
1.2.2.3. Những đặc thù cơbản trong cho vay các DNNVV.16
1.3. CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV .17
1.3.1. Khái niệm vềchất lượng cho vay các DNNVV .17
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay đối với DNNVV.18
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay các DNNVV.21
1.3.2.1. Các nhân tốchủquan từphía Ngân hàng.21
1.3.2.2. Các nhân tốkhách quan.25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀCHẤT LƯỢNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN HÀ
NỘI.28
2.1. TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN VIỆT NAM –.28
CHI NHÁNH HÀ NỘI .28
2.1.1. Quá trình hìnhthành và phát triển .28
2.1.2. Mô hình tổchức.28
2.1.2.1 Sơ đồmô hình tổchức: .28
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng.29
2.1.3. Chức năng nhiệm vụcủa Chi nhánh.32
2.2. THỰC TRẠNG VỀCHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI .33
2.2.1. Thực trạng vềhoạt động kinh doanh của chi nhánh.33
2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn .33
2.2.1.2. Sửdụng vốn.37
2.2.1.3. Hoạt động kinh doanh khác.42
2.2.2. Thực trạng vềcho vay DNNVV.43
2.2.2.1. Tốc độtăng trưởng sốlượng DNNVV có quan hệcho vay tại Chi
nhánh Ngân hàng Đầu tưvà phát triển Hà Nội .43
2.2.2.2. Tốc độtăng trưởng doanh sốcho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh
Ngân hàng đầu tưvà phát triển Hà Nội.46
2.2.2.3. Dưnợcho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh ngân hàng đầu tưvà phát
triển Hà Nội .47
2.2.2.4. Lợi nhuận từhoạt động cho vay đối với các DNNVV.47
2.2.2.5. Hệsốthu nợ.50
2.2.2.6. Nợcần chú ý.51
2.2.2.7 Nợdưới tiêu chuẩn .52
2.2.2.8 Chính sách khách hàng đối với DNNVV .53
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI ĐỐI VỚI DNNVV .54
2.3.1. Những mặt được .54
2.3.2. Những hạn chế.55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY .61
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN
HÀ NỘI.61
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM VỀTÍN DỤNG CÁC DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA .61
3.2. MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN CHẤT LƯỢNG CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎVÀ VỪA TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯPHÁT TRIỂN HÀ NỘI.62
3.2.1. Giải pháp vềchính sách cho vay đối với DNNVV .62
3.2.2. Nhóm giải pháp vềnhân sự.64
3.2.3. Nhóm giải pháp vềcông nghệ.65
3.2.4. Nhóm giải pháp vềcác công tác kiểm soát sau khi cấp cho vay.67
3.2.5. Phát triển hoạt động Marketing hướng tới DNNVV .69
3.2.6. Nhóm giải pháp bổtrợ.70
KẾT LUẬN .80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .81
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.1 Sơ đồ mô hình tổ chức:
Chi nhánh ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà nội hiện có 23 đầu mối với hơn
350 cán bộ công nhân viên đang làm việc.
Ban Giám
đốc
Khối quan hệ
khách hàng
Khối quản lý
rủi ro
Khối tác
nghiệp
Khối quản lý
nội bộ
Khối
đơn vị
trực thuộc
Phòng
quan hệ
khách hàng 1
Phòng
quan hệ
khách hàng 2
Phòng
quan hệ
khách hàng 4
Phòng
quản lý rủi ro
Phòng
thanh toán
quốc tế
Phòng quản lý
và dịch vụ kho
quỹ
Phòng dịch vụ
khách hàng
doanh nghiệp
Phòng
quản trị
cho vay
Quỹ tiết kiệm
Phòng
tổ chức
nhân sự
Phòng
kế hoạch
tổng hợp
Phòng
tài chính
kế toán
Phòng
quan hệ
khách hàng 3
Các phòng
giao dịch
Phòng dịch vụ
khách hàng cá
nhân
Văn phòng
Phòng
điện toán
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức của BIDV Hà Nội hiện nay
(Nguồn: Báo cáo phòng Tổng hợp Chi nhánh BIDV Hà Nội)
2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng
(1) Phòng quan hệ khách hàng
- Đề xuất kế hoạch chính sách: Xây dựng và tham mưu cho Giám đốc chi
nhánh triển khai các kế hoạch Ngân sách, các chỉ tiêu tài chính và thương mại trong
quan hệ với khách hàng.
- Thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng: Duy trì quan hệ với
khách hàng hiện tại đồng thời thiết lập quan hệ với các khách hàng mới; theo dõi, quản
lý việc sử dụng hạn mức của khách hàng.
- Tiếp thị, bán các sản phẩm cho khách hàng: Trực tiếp thực hiện việc tiếp
thị, quản lý, chăm sóc, hướng dẫn khách hàng, duy trì và phát triển quan hệ của chi
nhánh với các khách hàng.
(2) Phòng quản lý rủi ro
- Thực hiện rà soát, đánh giá, thẩm định rủi ro cho vay đối với khách hàng.
- Tham mưu, đề xuất với Giám đốc những văn bản hướng dẫn quản lý rủi
ro, xây dựng chương trình và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro theo
quy định, quy trình của Nhà nước và BIDV về công tác quản lý rủi ro.
(3) Phòng quản trị cho vay
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản trị cho vay của chi nhánh.
- Tiếp nhận hồ sơ cấp cho vay/bảo lãnh từ phòng Quan hệ khách hàng, nhập
dữ liệu vào hệ thống quản lý, chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sụ phân công của Ban Giám đốc.
(4) Phòng dịch vụ khách hàng
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng (tiếp xúc, tiếp nhận yêu
cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài
khoản, gửi tiền rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…); tiếp thị giới thiệu sản phẩm, tiếp
nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ, tiếp thu và đề xuất hướng dẫn cải
tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng.
(5) Phòng thanh toán quốc tế
- Thực hiện xử lý các giao dịch tài trợ thương mại theo đúng quy trình tài
trợ thương mại.
- Thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân
hàng nước ngoài.
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế (nếu được giao).
(6) Phòng dịch vụ và quản lý kho quỹ
Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ (tiền
mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố, chứng từ có giá, vàng, bạc đá quý; các tài sản do
khách hàng gửi giữ hộ…).
(7) Phòng kế hoạch tổng hợp
- Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn; đề xuất
chính sách, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí, nâng cao
hiệu suất sử dụng vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận; đề xuất các biện pháp nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn vốn theo chủ trương và chính sách của Chi nhánh/BIDV; trực
tiếp thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định của
Giám đốc giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.
- Đầu mối, tham mưu, giúp việc cho Giám đốc tổng hợp, xây dựng kế hoạch
kinh doanh, kế hoạch phát triển chi nhánh hàng năm, trung và dài hạn; xây dựng
chương trình tháng, quý để thực hiện kế hoạch kinh doanh; chính sách marketing,
chính sách phát triển khách hàng, chính sách huy động vốn và lãi suất, chính sách phát
triển dịch vụ, kế hoạch phát triển mạng lưới và các kênh phân phối sản phẩm.
(8) Phòng điện toán
Phối hợp với phòng điện toán khu vực và trực tiếp quản lý mạng, hệ thống phân
quyền truy cập, kiểm soát tại chi nhánh, tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và
các chương trình phần mềm được áp dụng ở chi nhánh đúng theo quy định, quy trình
của BIDV.
(9) Phòng tài chính - kế toán
Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng
hợp và chế độ báo cáo kế toán, theo dõi quản lý tài sản (giá trị), vốn, quỹ của chi
nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam.
(10) Phòng tổ chức nhân sự
- Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động;
theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể; theo dõi tổ chức thực
hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn lực đảm bảo nhu cầu phát triển của
Chi nhánh theo quy định.
- Đầu mối đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về xây dựng và thực
hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của
Chi nhánh (tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, bổ
nhiệm…) và các văn bản hướng dẫn quy trình về tổ chức, cán bộ, chính sách đối với
người lao động theo Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Công tác thi đua
khen thưởng.
- Tham gia ý kiến về kế hoạch phát triển mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho sự
mở rộng mạng lưới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm và trực tiếp hoàn tất thủ
tục mở Quỹ tiết kiệm/ Điểm giao dịch/ Phòng giao dịch/ Chi nhánh mới
- Quản lý (sắp xếp, lưu trữ, bảo mật) hồ sơ cán bộ; quản lý thông tin (lưu trữ,
bảo mật, cung cấp…) và lập báo cáo liên quan đến nhiệm vụ của Phòng theo quy định.
(11) Văn phòng
- Trực tiếp thực hiện công tác quản lý hành chính văn phòng của Chi nhánh
theo quy định.
- Thực hiện các công tác hậu cần, chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật
chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của Chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an
toàn lao động cho cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm, bảo quản tài sản,
đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm theo quy định và các nhiệm vụ khác theo sự
phân công của Ban giám đốc.
(12) Các Phòng Giao dịch
Thực hiện các chức năng như một Ngân hàng thu nhỏ.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh
Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc
mọi thành phần kinh tế dưới mọi hình thức.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
Đại lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính
phủ, các nước và các tổ chức tài chính cho vay nước ngoài đối với các doanh nghiệp
hoạt động tại Việt Nam. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong
nước và quốc tế.
Đại lý thanh toán các loại thẻ cho vay quốc tế: Visa, Mastercard, JCB card,
cung cấp séc du lịch, ATM…
Thực hiện các dịch vụ ngân quỹ: thu đổi ngoại tệ, ngân phiếu thanh toán, chi trả
kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà, kinh doanh ngoại tệ.
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, các dịch vụ về tư vấn đầu tư.
2.2. THỰC TRẠNG VỀ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI
2.2.1. Thực trạng về hoạt động kinh doanh của chi nhánh
2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn
Thực hiện vai trò trung gian cho vay, ngân hàng đi vay để cung cấp dịch vụ tài
chính tiền tệ cho nền kinh tế. Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng tạo
nguồn vốn phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay đồng thời đáp ứng nhu cầu cho
người dân gửi tiền và vay tiền tại chỗ tạo thuận lợi và an toàn. Bởi vậy, hoạt động huy
động vốn của ngân hàng không chỉ có ý nghĩa đối với ngân hàng mà còn có ý nghĩa
đối với toàn xã hội.
Huy động vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế, từ các tầng lớp trong
dân cư là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Ngân hàng phát triển bền
vững là ngân hàng có vốn lớn, ổn định, vững chắc. Xác định được điều đó nên chi
nhánh đã rất quan tâm tập trung nguồn lực cho hoạt động này.
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007 Chỉ
tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng
nguồn
huy
động
4.138,6 100 4.919,5 100 4.354,3 100 780,9 18,9 (565,2) (11,5)
TG dân
cư 3.766,13 91 4.427,55 9,8 3.831,8 88 661,42 17,6 (595,7) (13,5)
TG tổ
chức
KT XH
368,33 8,9 422,1 9,8 513,8 11,8 113,77 30,8 91,7 21,7
TG
khác
4,14 0,1 9,85 0,2 8,7 0,2 5,71 138 (1,15) (11,6)
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn qua 3 năm 2006, 2007, 2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2006-2008)
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
5000
2006 2007 2008
ĐVT: Tỷ VNĐ
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành
Tổng nguồn huy động
TG dân cư
TG tổ chức KT XH
TG khác
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành
Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nguồn hình thành gồm tiền gửi dân cư, tiền
gửi của các tổ chức kinh tế - xã hội và các loại tiền gửi khác. Các thành phần thay đổi
kéo theo tổng nguồn huy động cũng có nhiều biến động. Tổng nguồn vốn huy động từ
năm 2006 – 2007 tăng từ 4.138,6 tỷ đồng lên tới 4.919,5 tỷ đồng tương đương với mức
tăng 18,9%. Tuy nhiên từ năm 2007 đến năm 2008 tổng nguồn vốn huy động có xu
hướng giảm từ 4.919,5 tỷ đồng xuống còn 4.354,3 tỷ đồng với mức giảm 11,5%.
Nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát tăng cao kéo theo chi phí các nguyên liệu đầu vào
của quá trình sản xuất tăng làm cho khối lượng tiền tệ lưu hành giảm đi do các doanh
nghiệp phải trang trải phần lớn nợ nần nên nguồn huy động bị giảm sút đáng kể.
Tiền gửi dân cư trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 17,6% tương đương với
661,42 tỷ đồng (từ 3.766,13 tỷ đồng năm 2006 lên 4.427,55 tỷ đồng năm 2007).
Nhưng từ năm 2007 đến năm 2008 tiền gửi dân cư lại giảm đi từ 4.427,55 tỷ đồng năm
2007 giảm xuống còn 3.831,8 tỷ đồng năm 2008 giảm 595,75 tỷ đồng tương đương
với mức giảm 13,5%.
Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội cũng có xu hướng tăng giống như tiền gửi dân
cư tăng từ năm 2006 đến năm 2007 từ 30,8% tức là từ 368,33 tỷ đồng năm 2006 đến
482,1 tỷ đồng năm 2007. Từ năm 2007 đến năm 2008 tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội
có chiều hướng tăng từ 482,1 tỷ đồng năm 2007 đến 513,8 tỷ đồng năm 2008 tức là
tăng 91,7 tỷ đồng tương đương với 21,7%.
Các loại tiền gửi khác từ năm 2006 – 2007 tăng lên rõ rệt từ 4,14 tỷ đồng lên
9,85 tỷ đồng tăng 5,71 tỷ đồng tương ứng với 13,8%. Từ năm 2007- 2008 tiền gửi
khác giảm dần từ 9,85 tỷ đồng xuống còn 8,7 tỷ đồng giảm 11,6 % tương đương giảm
1,15 tỷ đồng.
Giai đoạn năm 2006 - 2008 thị trường tiền tệ gặp nhiều khó khăn, phức tạp và
cạnh tranh quyết liệt. Chi nhánh đã chấp hành nghiêm túc các chính sách vĩ mô của
NHNN, bám sát với thực tiễn kinh doanh của thị trường trong nước và quốc tế để có
quyết sách kịp thời, hiệu quả, đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn.
Thị phần huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội chiếm
18,6% tổng số vốn huy động của toàn hệ thống BIDV. Nếu phân loại lượng tiền huy
động theo kỳ hạn, sẽ có sự thay đổi mạnh giữa nguồn vốn huy động ngắn hạn và dài
hạn so với những năm trước.
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng
nguồn huy
động
4.138,6 100 4.919,5 100 4.354,3 100 780,9 18,9 (565,2) (11,5)
Nguồn
KKH
488,35 11,8 590,34 12 496,4 11,4 101,99 20,9 (93,94) (15,9)
KH<=12T 1.407,1 34 1.721,8 35 2.917,4 67 314,7 22,3 1.195,6 69,4
KH > 12T 2.243,15 54,2 2.607,36 53 940,5 21,6 364,2 16,2 (1.666) (63,9)
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2006 -2008)
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
11.8%
34%
54.2%
12%
35%
53%
11.4%
67%
21.6%
Biểu đồ 3: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Chú thích
Nguồn không kỳ hạn
Kỳ hạn <= 12 tháng
Kỳ hạn > 12 tháng
Nguồn vốn của chi nhánh không ngừng gia tăng và đạt kết quả đáng khích lệ
qua các năm. Tiền gửi không kỳ hạn trong năm 2007 so với năm 2006 tăng 20,9%
tương đương với 101,99 tỷ đồng (từ 488,35 tỷ đồng năm 2006 lên 590,34 tỷ đồng năm
2007). Nhưng từ năm 2007 đến năm 2008 tiền gửi không kỳ hạn lại giảm đi từ 488,35
tỷ đồng năm 2007 giảm xuống còn 496,4 tỷ đồng năm 2008 giảm 93,94 tỷ đồng tương
đương với mức giảm 15,9%.
Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cũng có xu hướng tăng giống như tiền gửi không
kỳ hạn tăng từ năm 2006 đến năm 2007 từ 22,36% tức là từ 314,7 tỷ đồng, từ 1.4407,1
năm 2006 đến 1.721,8 tỷ đồng năm 2007. Từ năm 2007 đến năm 2008 tiền gửi không
kỳ hạn có chiều hướng tăng từ 1.721,8 tỷ đồng năm 2007 đến 2.917,4 tỷ đồng năm
2008 tức là tăng 1.195,6 tỷ đồng tương đương với 69,4%.
Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng từ năm 2006 – 2007 tăng lên rõ rệt từ 2.243,15 tỷ
đồng lên 2.607,36 tỷ đồng tăng 21,6 tỷ đồng tương ứng với 16,23%. Từ năm 2007-
2008 tiền gửi không kỳ hạn giảm dần từ 2.607,36 tỷ đồng xuống còn 940,5 tỷ đồng
giảm 63,9 % tương đương giảm 1.666 tỷ đồng.
Qua những số liệu trên và phân tích tình hình ta nhận thấy: nguồn vốn huy động
theo kỳ hạn trên 12 tháng giảm xuống. Nguyên nhân là do biến động về giá cả của mốt
số mặt hàng tiêu dùng tăng đột biến đã ảnh hưởng đến nền kinh tế gây cho khách hàng
tâm lý lãi suất tiền gửi của ngân hàng sẽ biến động do đó khách hàng chủ yếu gửi tiết
kiệm với kỳ hạn ngắn.
Những kết quả trên đây là do ngân hàng đã làm tốt những nhiệm vụ, nội dung
cơ bản sau:
Lãi suất tiết kiệm luôn được điều chỉnh phù hợp với thị trường.
Các hình thức huy động vốn luôn được đa dạng hóa nhằm tạo điều kiện cho
khách hàng lựa chọn được hình thức phù hợp với nguồn tiền nhàn rỗi của mình. Trong
năm 2008, ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, ngân hàng Đầu tư phát
triển Việt Nam chi nhánh Hà Nội còn triển khai hình thức huy động khác như: tiết
kiệm “ổ trứng vàng”, tiết kiệm dự thưởng, hỗ trợ lãi suất vay vốn phục vụ sản xuất
nông nghiệp, phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi dài hạn, trái phiếu…
Bên cạnh việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, Ngân hàng Đầu tư phát
triển chi nhánh Hà Nội luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, tiếp thị kết hợp với
các chương trình khuyến mại hấp dẫn nhưng quan trọng vẫn là việc đổi mới công tác
giao tiếp và thực sự quan tâm đến yêu cầu về dịch vụ của khách hàng.
2.2.1.2. Sử dụng vốn
Đi đôi với công tác huy động vốn là công tác sử dụng vốn của chi nhánh mà
chủ yếu là hoạt động cho vay sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đây là khâu quyết định
hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và đó cũng là động lực thúc đẩy công tác huy động
vốn phát triển. Trong thời gian qua, hoạt động cho vay của chi nhánh đã đạt được kết
quả như sau:
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Cho vay 3.510,4 3.849,5 3.621,2
Tiền gửi 4.138,6 4.919,5 4.354,3
Mua sắm tài sản có giá 1.350,2 1.678,7 2.059,4
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh qua các năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2006 -2008)
Tình hình sử dụng vốn
0
1000
2000
3000
4000
5000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
ĐVT: Tỷ VNĐ
3600
3800
4000
4200
4400
4600
4800
5000
Cho vay
Mua sắm
tài sản có
giá
Tiền gửi
Biểu đồ 4: Tình hình sử dụng vốn
Tổng số tiền cho vay của Chi nhánh trong 2 năm 2006 và 2007 tăng nhưng sang
đến năm 2008 giảm mạnh. Cụ thể là năm 2006 số tiền cho vay là 3510,4 tỷ USD, đến
năm 2007 số tiền cho vay là 3849.5 tỷ USD, tăng 339,1 tỷ USD so với năm 2006. Năm
2008 số tiền cho vay giảm xuống, từ 3849,5 tỷ USD giảm xuống còn 3621,2 tỷ USD,
giảm 228,3 tỷ USD. Đối với tiền gửi, cũng có xu hướng tăng từ năm 2006 đến năm
2007, và có chiều hướng giảm từ năm 2007 đến 2008. Cụ thể, năm 2006, số tiền gửi
vào Chi nhánh là 4138,6 tỷ USD, năm 2007 là 4919,5 tỷ USD, như vậy số tiền gửi
năm 2007 tăng 780,9 tỷ USD so với năm 2006. Nhưng sang đến năm 2008, số tiền gửi
là 4354,3 tỷ USD, giảm 565,2 tỷ USD so với năm 2007. Trong việc sử dụng vốn của
chi nhánh còn có phần mua sắm tài sản có giá. Phần này luôn có xu hướng tăng từ năm
2006 đến 2008. Năm 2006, chi nhánh mua sắm tài sản có giá với số tiền là 1350,2 tỷ
USD. Năm 2007, số tiền này là 1678,7 tỷ USD, tăng 328,5 tỷ USD so với năm 2007.
Năm 2008 so với năm 2007, số tiền chi mua sắm tài sản có giá đã tăng 380,7 tỷ USD,
lên tới 2059,4 tỷ USD.
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền
%
Tổng
dư nợ
3.510,4 100 3.849,5 100 3.621,2 100 339,1 9,7 (228,3
)
(5,9)
Nợ
ngắn
hạn
1.414,7 40,3 2.409,8 62,6 2.549,3 70,4 995,1 70,3 139,5 57,9
Nợ
trung và
dài hạn
2.095,7 59,7 1.439,7 37,4 1.071,9 29,6 (656) 31,3 (367,8
)
25,5
Bảng 4: Dư nợ cho vay theo thời gian
(Nguồn: Báo cáo phòng Tổng hợp Chi nhánh BIDV Hà Nội)
0
1000
2000
3000
4000
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
ĐVT: Tỷ VNĐ
Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Nợ trung và dài
hạn
Nợ ngắn hạn
Biểu đồ 5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian
Dư nợ cho vay của chi nhánh trong năm 2007 tăng 339,1 tỷ (tương ứng là
9,7%) so với năm 2006. Nhưng sang đến năm 2008 dư nợ cho vay giảm 228,3 tương
ứng 5,9% so với năm 2007. Dư nợ cho vay chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung
hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng rất thấp.
Cơ cấu dư nợ có sự dịch chuyển, dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng theo thời
gian, dư nợ trung và dài hạn giảm dần. Năm 2006 tổng dư nợ đạt 3510,4 tỷ đồng, dư
nợ ngắn hạn đạt 1414,7 tỷ đồng chiếm 40,3% tổng dư nợ cho vay. Năm 2007, 2008 dư
nợ cho vay ngắn hạn là 2409,8 tỷ đồng và 2549,3 tỷ đồng. Dư nợ dài hạn giảm từ
2095,7 năm 2006 xuống còn 1439,7 năm 2007. Điều này đảm bảo tính an toàn trong
hoạt động cho vay, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay, sử dụng hợp
lý nguồn vốn huy động với kỳ hạn trả nợ.
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 3.510,4 100 3.849,5 100 3.621,2 100 339,1 9,7 (228,3) (5,9)
Nông nghiệp 1.965,8 56 2.098 54,5 1.991,7 55 132,2 6,7 (106,3) 5,07
Công
nghiệp, xây
dựng
463,38 13,2 523,53 13,6 561,3 15,5 60,15 12,98 37,77 7,2
Thương mại,
dịch vụ
860,05 24,5 1.031,67 26,8 992,22 27,4 1.71,62 19,95 (39,45) 3,82
Ngành khác 221,17 6,3 196,3 5,1 75,1 2,1 (24,87) 11,2 (112,2) 61,7
Bảng 5: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006, 2007, 2008
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2006-2008)
Cơ cấu đầu tư theo ngành kinh tế có sự dịch chuyển theo xu hướng chung là
tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ. Dư nợ cho vay
ngành công nghiệp xây dựng năm 2007 là 523,53 tỷ đồng tăng 60,15 tỷ đồng (tương
ứng tăng 12,98%) so với năm 2006. Năm 2008 dư nợ ngành này 562,3 tỷ đồng tương
ứng tăng 7,2% so với năm 2007. Dư nợ cho vay ngành thương mại dịch vụ chiế tỷ
trọng lần lượt là 25,4%, 26,8% và 27,4%. Các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối
thấp trong cả 3 năm và có xu hướng ngày càng giảm. Điều đó cho thấy ngân hàng
đang sử dụng biện pháp tiền tệ thắt chặt theo định hướng của Ngân hàng trung ương
nhưng cũng có thể vì lý do này mà sự đa dạng hóa trong cho vay nên được ngân hàng
chú ý hơn.
Đơn vị: Tỷ VNĐ
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền
% Số tiền %
Tổng dư
nợ
3.510,4 100 3.849,5 100 3.621,2 100 339,1 9,7 (228,3) (5,9)
Dư nợ
DNNQD
1.326,9 37,8 1.505,1 39,1 1.251,2 34,6 178,2 13,4 (253,9) 16,87
Dư nợ
DNQD
2.183,5 62,2 2.344,4 60,9 2.370 65,4 160,9 7,37 25,6 1,09
Bảng 6: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2006-2008)
Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
0
1000
2000
3000
4000
5000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
ĐVT: Tỷ VNĐ
Tổng dư nợ
Dư nợ DNNQD
DNVVN
DN tư nhân, hộ gia
đình
Biểu đồ 6: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Dư nợ đầu tư cho doanh nghiệp qua 2 năm 2006 và 2007 đều tăng, sang đến
năm 2008 lại giảm 228,3 tỷ đồng tương ứng giảm 5,9% so với năm 2007 nhưng so với
năm 2006 lại tăng 110,8 tỷ đồng tương ứng tăng 1,03 lần so với năm 2006. Dư nợ
DNNQD và DN tư nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn hơn so với DNNVV. Trong
đó DN tư nhân và hộ gia đình chiếm phần lớn trong tổng dư nợ năm 2006, 2007 và
2008 lần lượt là 52%, 49% và 50,2%, năm 2008 tỷ trọng tăng so với năm 2007 nhưng
số tiền lại giảm, tuy nhiên giảm không nhiều.
2.2.1.3. Hoạt động kinh doanh khác
Nghiệp vụ kế toán
Đến năm 2008 chi nhánh có khoảng 5000 tài khoản cá nhân và hơn 2000 tài
khoản của các công ty và doanh nghiệp để thanh toán mở tại chi nhánh để thanh toán
và thực hiện các hoạt động thu chi của doanh nghiệp.
Đi liền với công tác thúc đẩy mở tài khoản của cá nhân và các doanh nghiệp là
công tác thanh toán. Năm 2008 tổng doanh số thanh toán của chi nhánh là 1308 tỷ
đồng tăng 5% so với năm 2007 trong đó doanh số thanh toán bù trù đạt 9,17 tỷ đồng,
doanh số thanh toán liên ngân hàng là 218,96 tỷ đồng, doanh số chuyển tiền trong hệ
thống đạt 1079,87 tỷ đồng.
Nghiệp vụ ngân quỹ
Tình hình thu chi tiền mặt năm 2008 như sau:
- Tổng thu tiền mặt: 2409,8 tỷ đồng tăng 21% so với năm 2006
- Tổng chi tiền mặt: 2265,3 tỷ đồng
Khối lượng tiền qua quỹ ngày một tăng nhưng công tác ngân quỹ tại chi nhánh
không xảy ra sai sót gì. Bộ phận kiểm ngân làm việc trung thực không để mất sự tín
nhiệm của khách hàng.
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ
Năm 2008 là thời kỳ phục hồi của nền kinh tế, đầu tư ròng tăng trưởng mạnh
mẽ nhờ đó mà BIDV đã có bước đột phá trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ cả về số
lượng giao dịch cũng như thu nhập ròng, là năm có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ
trước tới nay. Hoạt động mua bán ngoại tệ luôn đáp ứng kịp thời, đầy đủ với giá cạnh
tranh và phương thức giao dịch linh hoạt như giao ngay, kỳ hạn, hối đoái, quyền chọn
cho toàn bộ nhu cầu giao dịch của khách hàng trên toàn hệ thống BIDV hỗ trợ tích cực
cho các hoạt động nghiệp vụ khác như cho vay, thanh toán quốc tế, huy động tiền gửi
với đầy đủ các loại ngoại tệ nhưng chủ yếu là USD, AUD, EUR, CHF, GBP....
Nhờ sự nỗ lực của cán bộ chi nhánh nên khối lượng ngoại tệ mua vào và bán ra
qua các năm đều có sự tăng lên. Hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh tạo được
sự tín nhiệm cho khách hàng, số lượng khách hàng có quan hệ thanh toán tại chi nhánh
ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được chú trọng và ngày càng có hiệu
quả. Doanh số L/C nhập khẩu của chi nhánh khá cao, năm 2006 doanh số này đạt
220.000 USD đến năm 2008 đã tăng lên 623.000 USD (tăng 183,18% so với năm 2006
và tăng 78% so với năm 2007). L/C xuất khẩu cũng tăng dần qua các năm, cụ thể L/C
xuất khẩu năm 2007 là 450.000 USD tăng 40.000 USD so với năm 2006, đến năm
2008 con số này đã tăng lên 596.000 USD.
Công tác hiện đại hóa ngân hàng
Ngành ngân hàng được coi là một ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế
quốc dân, đang nhanh chóng nắm bắt và ứng dụng thàng tựu mới nhất của công nghệ
thông tin, các sản phẩm mới, công nghệ cao… vào các hoạt động của mình. Mục đích
của nó nhằm giảm thiểu thấp nhất chi phí, thời gian giao dịch tài chính, đảm bảo an
toàn, tiện lợi và chính xác cao nhất. BIDV đã ký biên bản ghi nhớ hợp pháp hóa bản
quyền phần mềm bổ sung thêm bản quyền Microsoft Window Server nhằm tuân thủ
bản quyền trong quá trình hội nhập quốc tế.
2.2.2. Thực trạng về cho vay DNNVV
2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng DNNVV có quan hệ cho vay tại Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội
Trước hết ta xem xét bảng cơ cấu các loại hình DNNVV có quan hệ cho vay
với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội.
Đơn vị: Doanh nghiệp
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
Chỉ tiêu Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số
lượng %
Số
lượng %
Tổng số DNNVV 155 218 257 63 40,6 39 17,9
1.DNNN 26 32 37 6 23,1 5 15,6
2. Cty cổ phần,
Cty hợp danh 76 113 138 37 48,7 25 22,1
3. Cty TNHH 45 62 73 17 37,8 11 17,7
4. DN tư nhân 8 11 9 3 37,5 -2 -22,2
Bảng 7: Cơ cấu DNNVV có quan hệ cho vay với chi nhánh
(Nguồn: Báo cáo phòng Tổng hợp Chi nhánh BIDV Hà Nội)
Đối tượng khách hàng DNNVV tại chi nhánh đang dần tăng lên về mặt số
lượng trong những năm gần đây, so với năm trước đó (2006), số DNNVV các năm
2007 và 2008 tăng lần lượt là 40,6% và 17,9%. Nhưng nhìn chung, tỷ lệ DNNVV so
với tổng số doanh nghiệp có quan hệ cho vay với chi nhánh ngân hàng vẫn chưa cao,
chưa tương xứng với các nguồn lực của chi nhánh cũng như với sự phát triển lớn mạnh
của các DNNVV trong giai đoạn hiện nay.
So với năm 2006, số lượng DNNVV ở năm 2007 tăng lên khá nhanh với 63
doanh nghiệp tương ứng 40,6%. Tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội.pdf