LỜI CAM ĐOAN . i
MỤC LỤC. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ. vi
DANH MỤC BẢNG. vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ . viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN . ix
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI .4
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .4
1.1.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng và hoạt động cho vay.4
1.1.2. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .5
1.1.3. Đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.8
1.1.4. Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại .11
1.2. CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .14
1.2.1. Khái niệm .14
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại
.17
1.3. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI .23
1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay .23
1.3.2. Nội dung nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng thương mại.24
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay .26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HÀ THÀNH .35
105 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 05/03/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ tướng Chính Phủ.
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam đã có nhiều tên gọi khác nhau như Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam,
Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam... Cho đến tháng 6/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được cổ
phần hóa và chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam, tên viết tắt là BIDV.
BIDV đã tham gia hoạt động trong các lĩnh vực như: Ngân hàng thương
mại, chứng khoán, bảo hiểm, đầu tư tài chính. Hoạt động của BIDV đã đạt được
những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Hiện nay, BIDV là ngân hàng có bề dày truyền thống nhất Việt Nam, được
Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý như Huân Chương Hồ Chí Minh, Anh hùng
lao động thời kỳ đổi mới. BIDV tự tin hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn tài
chính ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực.
Chi nhánh Hà Thành, là thành viên thứ 76 của BIDV, chính thức được thành
lập và đi vào hoạt động từ ngày 16/9/2003. Chi nhánh có trụ sở tại số 74 phố Thợ
Nhuộm, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, nơi trung tâm kinh tế
của Thủ đô Hà Nội. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Hà Thành (BIDV Hà Thành) hiện là chi nhánh cấp 1 của BIDV, dựa trên ý tưởng
36
thành lập một chi nhánh phát triển theo hướng đi hoàn toàn mới, khác với mọi đơn
vị trong hệ thống vào thời điểm đó, một Chi nhánh chuyên phục vụ các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là phục vụ khối khách hàng doanh nghiệp vừa và
nhỏ, cung ứng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cư trên địa bàn.
Bước đầu khi mới hoạt động, BIDV Hà Thành đã gặp không ít khó khăn với tổng
tài sản nhỏ bé, lực lượng nhân sự mỏng, đồng thời đóng trên địa bàn Quận Hoàn Kiếm -
nơi có nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài nước hoạt động lâu năm. Bắt đầu với số vốn
nhỏ bé 500 tỷ đồng và 54 cán bộ nhân viên, chưa có nền khách hàng ổn định, dư nợ tín
dụng thấp (65 tỷ đồng), nhưng với nỗ lực phấn đấu, tìm tòi sáng tạo theo đúng định
hướng mà ban lãnh đạo của BIDV đã đề ra, BIDV Hà Thành đã từng bước phát triển.
Đầu tiên là việc thiết lập quan hệ với các khách hàng ngoài quốc doanh. Đây là một thử
thách rất lớn, bởi hầu hết các doanh nghiệp này có tài sản đảm bảo giá trị thấp; nhiều
doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực mới, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có
nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trong điều kiện khó khăn như vậy, BIDV Hà Thành đã vận dụng mọi khả năng để
kịp thời nắm bắt cơ hội tạo nhiều bước phát triển vượt bậc, tăng trưởng nhanh về quy
mô, tốc độ, thị phần mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng với chất lượng cao,
kinh doanh có hiệu quả, bứt phá trong hoạt động để ngày một lớn mạnh và phát triển.
Hiện nay, Chi nhánh đã có 15 Phòng ban nghiệp vụ và 06 Phòng giao dịch, với tổng số
cán bộ năm 2017 là hơn 230 cán bộ. Hoạt động của BIDV Hà Thành đã và đang bám sát
mục tiêu kế hoạch và phương châm "Chất lượng – tăng trưởng bền vững – an toàn – hiệu
quả". Với sự nỗ lực của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên, BIDV Hà Thành
cũng đã vinh dự đạt được một số thành tựu lớn như nhận danh hiệu “Lá cờ đầu hệ thống
năm 2016 và 2017” do Hội sở chính BIDV trao tặng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
BIDV Hà Thành được tổ chức theo mô hình tập trung, đứng đầu là Ban Giám
đốc. Ban giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo và đề ra các giải pháp chiến lược nhằm
phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Dưới ban Giám đốc là 5 khối: Khối
quản lý khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và
Khối trực thuộc.
37
- Khối quản lý khách hàng bao gồm:
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 1
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 2
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 3
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 4
+ Phòng Khách hàng doanh nghiệp 5
+ Phòng Khách hàng Cá nhân 1
+ Phòng Khách hàng Cá nhân 2
+ Phòng Giao dịch và Dịch vụ Chứng khoán
- Khối quản lý rủi ro:
+ Phòng Quản lý rủi ro
- Khối tác nghiệp:
+ Phòng Quản trị tín dụng
+ Phòng Giao dịch khách hàng cá nhân
+ Phòng Giao dịch khách hàng doanh nghiệp
+ Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ
- Khối quản lý nội bộ:
+ Phòng Kế hoạch tài chính
+ Phòng Tổ chức hành chính
- Khối trực thuộc:
+ Phòng Giao dịch Lê Đại Hành
+ Phòng Giao dịch Ô Chợ Dừa
+ Phòng Giao dịch Tôn Thất Tùng
+ Phòng Giao dịch Yên Lãng
+ Phòng Giao dịch Nguyễn Công Trứ
+ Phòng Giao dịch Bách Khoa
Các phòng ban của Chi nhánh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu
sự quản lý của Giám đốc và các Phó Giám đốc
38
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng BIDV Hà Thành.
(Nguồn: Dữ liệu phòng Tổ chức hành chính, 2018)
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013 – 2017
Dưới đây là tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam - Chi nhánh Hà Thành trong thời gian từ năm 2013 - 2017 qua các mặt
hoạt động:
2.1.3.1. Hiệu quả kinh doanh
Trong những năm qua, đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới
gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp và ngân hàng phải tái cơ cấu, sát nhập
phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Tuy vậy, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam nói chung và Chi nhánh Hà Thành nói riêng vẫn vững vàng trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn đa dạng với
nhiều sản phẩm: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, thanh toán trong nước và quốc
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI QUẢN
LÝ KHÁCH
HÀNG
PHÒNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP 1
KHỐI TRỰC
THUỘC
PHÒNG GIAO DỊCH LÊ
ĐẠI HÀNH
PHÒNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP 2
PHÒNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP 3
PHÒNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP 4
PHÒNG KHÁCH HÀNG
DOANH NGHIỆP 5
PHÒNG KHCN 1 VÀ PHÒNG
KHCN 2
PHÒNG GIAO DỊCH VÀ
DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN
PHÒNG GIAO DỊCH Ô
CHỢ DỪA
PHÒNG GIAO DỊCH TÔN
THẤT TÙNG
PHÒNG GIAO DỊCH YÊN
LÃNG
PHÒNG GIAO DỊCH
NGUYỄN CÔNG TRỨ
PHÒNG GIAO DỊCH BÁCH
KHOA
KHỐI TÁC
NGHIỆP
PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN
DỤNG
PHÒNG GIAO DỊCH
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
PHÒNG GIAO DỊCH
KHÁCH HÀNG DOANH
NGHIỆP
PHÒNG QUẢN LÝ VÀ
DỊCH VỤ KHO QUỸ
KHỐI QUẢN
LÝ NỘI BỘ
PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI
CHÍNH
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH
CHÍNH
KHỐI QUẢN
LÝ RỦI RO
PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO
39
tế... nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, qua đó
giữ vững thương hiệu là một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam và nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
(đơn vị: Tỷ đồng)
Biểu đồ 2.1: Hiệu quả kinh doanh tại BIDV Hà Thành 2013 – 2017.
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Từ biểu đồ trên ta có thể thấy tình hình hiệu quả kinh doanh của BIDV Hà
Thành liên tục tăng qua các năm. Cụ thể trong năm 2014, tổng thu nhập của Chi
nhánh tăng 115 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng 28%) nhưng tổng chi phí lại giảm
8 tỷ đồng (tương ứng với mức giảm 7%) nên khiến chênh lệch thu chi tăng 123 tỷ
đồng so với năm 2013. Năm 2015, tổng thu nhập Chi nhánh tiếp tục tăng 118 tỷ
đồng (tương ứng với mức tăng 23%), tổng chi phí tăng 12 tỷ đồng (tương ứng với
mức tăng 11%) nên chênh lệch thu chi tăng 106 tỷ đồng so với năm 2014. Sang năm
2016, tiếp tục đà tăng trưởng, tổng thu nhập của Chi nhánh tiếp tục tăng 157 tỷ đồng
(tương ứng mức tăng 25%), tổng chi phí chỉ tăng 26 tỷ đồng (tương ứng mức tăng
22%) nên chênh lệch thu chi tăng tới 131 tỷ đồng so với năm 2015. Tuy nhiên đến
năm 2017, sự tăng trưởng về tổng thu nhập có sự chững lại so với những năm trước
đó. Cụ thể năm 2017 tổng thu nhập tăng 22 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 3%), tổng
chi phí tăng 15 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 10%), do đó chênh lệch thu chi chỉ
tăng 7 tỷ đồng so với năm 2016. Như vậy, chỉ trong 05 năm từ 2013 đến 2017,
chênh lệch thu chi của Chi nhánh đã tăng tới 125%. Điều này có được do Ban lãnh
đạo Chi nhánh đã sát sao trong công tác chỉ đạo các mặt hoạt động của Chi nhánh,
40
liên tục mở rộng quy mô và hiệu quả, đẩy mạnh thu nhập các mặt giúp tổng thu
nhập tăng trưởng 101%; trong khi đó, Chi nhánh tiếp tục cắt giảm chi phí hoạt
động, tìm kiếm các khách hàng tốt, khách hàng mới nhằm giảm chi phí liên quan,
do đó tổng chi phí của Chi nhánh chỉ tăng 40%, ít hơn rất nhiều so với mức tăng của
thu nhập. Đây thực sự được coi là một thành tích nổi bật của BIDV Hà Thành giai
đoạn 2013 – 2017.
2.1.3.2. Hoạt động Huy động vốn
(đơn vị: Tỷ đồng)
Biểu đồ 2.2: Huy động vốn cuối kỳ tại BIDV Hà Thành 2013 – 2017.
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Qua số liệu huy động vốn cuối kỳ của BIDV Hà Thành giai đoạn 2013 – 2017
có thể thấy công tác huy động vốn của chi nhánh là rất tốt. Chỉ trong vòng 5 năm,
nguồn vốn huy động của Chi nhánh đã tăng trưởng tới 116%, tương ứng với số tăng
trưởng tuyệt đối là 13.958 tỷ đồng, đưa nguồn vốn huy động của Chi nhánh từ
12.000 tỷ đồng năm 2013 lên 25.958 tỷ đồng năm 2017. Có thể nói đây được coi là
nỗ lực vượt bậc của Chi nhánh trong công tác Huy động vốn do những năm vừa
qua, tình hình kinh tế thế giới nói chung cũng như tình hình kinh tế Việt Nam nói
riêng ở tình trạng gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp, công ty gặp khó khăn
trong thanh khoản, công nợ khó thu hồi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến luồn tiền huy
động trong hệ thống Ngân hàng.
Trong cơ cấu Huy động vốn theo đối tượng khách hàng, nếu như năm 2013,
41
2014, huy động vốn từ đối tượng Định chế tài chính (ĐCTC) chiếm tỷ trọng lớn
nhất (tương ứng 46% và 48%) trong tổng nguồn vốn huy động thì trong giai đoạn
năm 2015 - 2017, cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các đối tượng
là Tổ chức kinh tế (TCKT) và Dân cư. Cụ thể, trong năm 2015, huy động vốn
ĐCTC là 6.548 tỷ đồng, chiếm 32%, huy động vốn TCKT là 7.576 tỷ đồng, chiếm
37%, huy động vốn dân cư là 6.466 tỷ đồng, chiếm 31% tổng nguồn vốn huy động;
đến năm 2017, huy động vốn ĐCTC là 7.601 tỷ đồng, chiếm 29%, huy động vốn
TCKT là 10.436 tỷ đồng, chiếm 40%, huy động vốn dân cư là 7.920 tỷ đồng, chiếm
31% tổng nguồn vốn huy động. Việc chuyển dịch cơ cấu huy động vốn từ tập trung
các khách hàng lớn thuộc đối tượng ĐCTC sang các đối tượng dân cư và TCKT,
đặc biệt là các KHDN vừa và nhỏ là bước đi đúng đắn của Chi nhánh, phù hợp với
xu hướng và chỉ đạo của Hội sở chính là từng bước đưa BIDV thành một ngân hàng
Bán lẻ hiện đại hàng đầu Việt Nam, đồng thời qua đó giảm rủi ro cho Ngân hàng
khi giảm sự phụ thuộc vào một nhóm các khách hàng lớn, không bền vững.
2.1.3.3. Hoạt động tín dụng
Bảng 2.1: Số liệu dư nợ tại BIDV Hà Thành 2013 – 2017.
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Doanh số cho vay 12.374 9.170 56.709 93.755 123.132
Doanh số thu nợ 6.813 3.052 51.418 91.767 122.361
Dư nợ 8.964 9.265 14.042 14.540 15.440
Nợ quá hạn (nợ nhóm 2) 52 20 43 3 12
Nợ xấu 3 83 21 20 18
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Qua bảng số liệu dư nợ của Chi nhánh BIDV Hà Thành giai đoạn 2013 – 2017, ta
có thể thấy doanh số cho vay, doanh số thu nợ của chi nhánh từ năm 2013 sang năm
2014 có xu hướng giảm. Nguyên nhân đến từ khó khăn của nền kinh tế trong nước và
quốc tế, các doanh nghiệp làm ăn khó khăn kém hiệu quả, từ đó ảnh hưởng đến tình
hình tài chính cũng như nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, tình
hình lạm phát tăng cao trong thời gian đó, thu nhập của người dân chưa được cải thiện
42
nhiều, làm cho nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân hộ gia đình cũng giảm sút, vì vậy
nhu cầu vay vốn tiêu dùng của người dân cũng đi xuống. Sang đến giai đoạn năm 2015
– 2017, khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, được hỗ trợ thông qua các gói cho vay và
các biện pháp ứng cứu doanh nghiệp, thì doanh số giải ngân, thu nợ của BIDV Hà
Thành qua đó đã được cải thiện một cách đáng kể. Tình hình dư nợ qua các năm của
BIDV Hà Thành cũng khá tốt. Dư nợ của Chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng qua các
năm, từ mức dư nợ 8.964 tỷ đồng năm 2013 lên tới 15.440 tỷ đồng năm 2017, tương
ứng với mức tăng 6.476 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt trên 72%.
Song song với việc phát triển dư nợ, công tác quản trị dư nợ của Chi nhánh
cũng được thực hiện rất triệt để thông qua việc ban lãnh đạo Ngân hàng đã chỉ đạo
quyết liệt công tác thu hồi nợ, kiểm soát chặt hoạt động tín dụng, thực hiện sàng lọc
khách hàng, tiến tới giảm dần dư nợ với những khách hàng có tình hình tài chính
không tốt, tiếp tục duy trì mở rộng quan hệ với khách hàng tốt, qua đó giúp dư nợ
xấu và nợ nhóm 2 của Chi nhánh có xu hướng giảm sút.
2.1.3.4. Các hoạt động khác
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động khác tại BIDV Hà Thành 2013 – 2017.
(đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Thu dịch vụ ròng 75 60 81 102 111
Thu kinh doanh ngoại tệ & phái
sinh
8 5 8 17 21
Thu phí bảo hiểm 4 4 5 8 9
Tổng 87 70 95 126 141
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Trong thời gian qua, nhằm đáp ứng yêu cầu của BIDV trong việc xây dựng một
ngân hàng hiện đại, năng động, dịch vụ đa dạng, BIDV Hà Thành đã luôn chú trọng
nâng cao chất lượng dịch vụ, đặt ra các bộ quy tắc ứng xử, bộ tiêu chuẩn về phong
cách và không gian giao dịch, qua đó ngày càng hoàn thiện hơn cả về cơ sở vật chất
và tác phong phục vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Vì vậy, thu
nhập từ các mặt dịch vụ khác của Chi nhánh cũng ngày càng tăng qua các năm. Chỉ
43
trong vòng 05 năm từ 2013 – 2017, tổng thu các mặt hoạt động dịch vụ khác của
BIDV Hà Thành đã tăng trưởng tới 62% từ 87 tỷ đồng năm 2013 lên 141 tỷ đồng
năm 2017. Trong đó, thu dịch vụ ròng tăng trưởng 48%, thu kinh doanh ngoại tệ &
phái sinh tăng trưởng 163%, thu phí bảo hiểm tăng trưởng 125%...
2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI
NHÁNH HÀ THÀNH
Ngân hàng BIDV Hà Thành là một trong các chi nhánh lớn, nằm trong hệ
thống các chi nhánh chủ lực của BIDV trên địa bàn TP Hà Nội, từng được vinh dự
nhận danh hiệu lá cờ đầu hệ thống năm 2016 và năm 2017. Với chức năng và nhiệm
vụ mà BIDV giao cho, nhận thức được tầm quan trọng cũng như vị thế, cùng với
việc nỗ lực mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao vị thế, BIDV Hà
Thành đặt mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng là một trong các mục tiêu quan
trọng hàng đầu của Chi nhánh, phấn đấu hạn chế nợ quá hạn phát sinh, đồng thời
kiên quyết tập trung xử lý nợ tồn đọng, không để nợ tồn đọng mới phát sinh do
nguyên nhân chủ quan, từng bước lành mạnh hoá tín dụng. Qua đó hoạt động tín
dụng tại chi nhánh đã thu được những kết quả như sau:
2.2.1. Các tiêu chí định lượng
2.2.1.1. Hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 2.3: Tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động tại BIDV Hà Thành
Năm 2013 – 2017
(đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng vốn huy động 12.000 14.889 20.590 23.524
25.958
Dư nợ cho vay 8.964 9.265 14.042 14.540 15.440
Tổng dự nợ/ Vốn huy
động
75% 62% 68% 62% 60%
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Qua bảng số liệu, ta có thể thấy, song song với việc đảm bảo tăng trưởng cả
44
nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay, BIDV Hà Thành cũng luôn đảm bảo tỷ lệ
Tổng dư nợ/Vốn huy động ở mức khá ổn định >60%. Cụ thể, năm 2013, bình quân
cứ 100 đồng vốn huy động thì có 75 đồng được sử dụng cho vay, bước sang các
năm từ 2014 đến 2017, tỷ lệ này giảm xuống ở mức 100 đồng vốn huy động thì có
60 – 68 đồng được sử dụng cho vay. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giai
đoạn 2014 – 2017, Chi nhánh bắt đầu tập trung thêm nguồn lực cho hoạt động huy
động vốn, trong khi hoạt động tín dụng phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng
mạnh từ các tổ chức tín dụng khác, do đó làm giảm tỷ lệ Tổng dư nợ/Vốn huy động.
Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển các khách hàng mới nhưng BIDV Hà
Thành vẫn đảm bảo được quy mô tín dụng và tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở mức
như trên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của
Chi nhánh.
BIDV hiện đã và đang điều hành vốn và sử dụng vốn theo phương thức tập
trung thông qua công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ” (viết tắt là FTP – Funds
Transfer Pricing), qua đó thì mọi khoản vốn huy động của các Chi nhánh sẽ được
chuyển tập trung (“bán”) về trung tâm vốn của BIDV, trung tâm vốn sẽ trả cho Chi
nhánh một khoản “giá mua vốn nội bộ (FTP mua vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của
khoản huy động; phần chênh lệch giữa FTP mua vốn và lãi suất huy động trả cho
khách hàng sẽ là lợi nhuận chi nhánh thu được từ khoản huy động này.
Tương tự, nếu chi nhánh có nhu cầu cung cấp một khoản vay cho khách hàng, chi
nhánh sẽ phải thực hiện “mua” vốn từ trung tâm vốn và phải trả cho trung tâm vốn một
khoản “giá bán vốn nội bộ (FTP bán vốn)” phụ thuộc vào kỳ hạn của khoản cho vay;
phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay thu được từ khách hàng và FTP bán vốn sẽ là lợi
nhuận của chi nhánh từ khoản cho vay này.
Như vậy, việc sử dụng công cụ “định giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP” sẽ
đảm bảo cho chi nhánh luôn có lợi nhuận khi thực hiện một khoản huy động và cho
vay, miễn là chi nhánh đảm bảo tiết giảm được chi phí huy động đầu vào và gia tăng
được lãi suất cho vay đầu ra đối với khách hàng. Việc sử dụng công cụ FTP về cơ
bản sẽ làm cho tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động nói trên không còn nhiều ý nghĩa
trong vai trò an toàn thanh khoản của riêng Chi nhánh. Tuy vậy, nó lại đặc biệt ý
45
nghĩa khi thanh khoản của toàn hệ thống BIDV đang gặp khó khăn, khi đó Hội sở
chính BIDV sẽ thường giới hạn việc giải ngân tín dụng đối với các chi nhánh có tỷ
lệ Tổng dư nợ/vốn huy động quá cao và yêu cầu phải gia tăng nguồn vốn huy động.
Do đó, việc BIDV Hà Thành luôn đảm bảo duy trì tỷ lệ Tổng dư nợ/vốn huy động ở
mức ổn định, hợp lý qua các năm như trên đã đóng góp rất lớn vào việc đảm bảo
hoạt động thông suốt của Chi nhánh.
2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay
Cơ cấu cho vay cũng có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động
cho vay bởi vì: một cơ cấu cho vay hợp lý, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động
và định hướng phát triển cho vay của ngành sẽ là điều kiện đảm bảo cho hoạt động
cho vay của Chi nhánh phát triển một cách an toàn – hiệu quả và bền vững.
46
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho vay của BIDV Hà Thành 2013 – 2017
(đơn vị: Tỷ đồng)
TT Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
Năm
2016
Năm
2017
Tổng dư nợ 8.964 9.265 14.042 14.540 15.440
1 Theo kỳ hạn
Dư nợ ngắn hạn 5.021 4.968 7.959 6.473 6.701
Dư nợ trung, dài hạn 3.943 4.297 6.083 8.067 8.739
2 Theo thành phần kinh tế
Cá nhân 84 481 1.943 1.804 3.193
Định chế tài chính 294 342 443 1.154 759
Doanh nghiệp và tổ chức 8.586 8.442 11.656 11,582 11.488
3 Theo loại tiền
VND 7.039 7.857 11.428 11.510 12.967
Ngoại tệ quy đổi 1.925 1.408 2.614 3.030 2.473
4 Theo hình thức bảo đảm tiền vay
Dư nợ có TSBĐ 8.899 9.178 13.950 14.434 15.325
Dư nợ không có TSBĐ 65 87 92 106 115
5 Theo nhóm nợ
Nợ nhóm 1 8.909 9.162 13.979 14.518 15.410
Nợ nhóm 2 52 20 43 3 12
Nợ nhóm 3 3 2 1 1 2
Nợ nhóm 4 0 1 0 0 1
Nợ nhóm 5 1 81 19 19 15
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Qua bảng dư nợ của Chi nhánh BIDV Hà Thành giai đoạn 2013 – 2017,
chúng ta có thể thấy dư nợ của Chi nhánh liên tục có sự tăng trưởng qua các năm, từ
mức dư nợ 8.964 tỷ đồng năm 2013 lên tới 15.440 tỷ đồng năm 2017, tương ứng
với mức tăng 6.476 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt trên 72%.
a) Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn
47
(đơn vị: Tỷ đồng)
Biểu đồ 2.3: Dư nợ theo kỳ hạn tại BIDV Hà Thành 2013 – 2017.
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Tổng dư nợ của chi nhánh có sự tăng trưởng trong giai đoạn năm 2013-2017.
Trong cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn, dư nợ trung, dài hạn của Chi nhánh cũng có sự
tăng trưởng ổn định với 122%, tương ứng với mức tăng 4.796 tỷ đồng từ 3.943 tỷ
đồng năm 2013 lên 8.739 tỷ đồng năm 2017. Trong khi đó, dư nợ ngắn hạn có sự
tăng trưởng trong giai đoạn 2013-2015, tuy nhiên sang năm 2016 thì dư nợ ngắn
hạn có sự sụt giảm nhẹ. Nếu như trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015, dư nợ ngắn
hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung, dài hạn trong tổng dư nợ thì đến
giai đoạn năm 2016 – 2017, với việc một số khách hàng có dư nợ vay ngắn hạn lớn
đã dừng quan hệ tín dụng với Chi nhánh và Chi nhánh thực hiện đầu tư vào một số
dự án, trái phiếu doanh nghiệp của một số tập đoàn, tổng công ty lớn, có uy tín (Tập
đoàn Vingroup, Tổng công ty Hàng không Việt Nam) khiến cho dư nợ trung, dài
hạn năm 2017 chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ ngắn hạn trong cơ cấu tổng dư
nợ của Chi nhánh.
Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam mới chỉ có dấu hiệu phục hồi, Ngân
hàng Nhà nước chủ trương theo hướng mở rộng hệ thống tín dụng đi đôi với an
toàn, chất lượng, việc Chi nhánh có thể giải ngân các dự án trung, dài hạn lớn của
các đối tác là những khách hàng có uy tín trên thị trường chứng tỏ chất lượng cho
48
vay của BIDV Hà Thành vẫn tạo được niềm tin cho khách hàng, qua đó nâng cao
hình ảnh của BIDV, tạo điều kiện để Chi nhánh tăng trưởng dư nợ một cách vững
chắc và an toàn, đồng thời đem lại hiệu quả thu nhập ổn định.
b) Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế
(đơn vị: Tỷ đồng)
Biểu đồ 2.4: Dư nợ theo đối tượng khách hàng 2013 – 2017
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong
đó ưu tiên tập trung phát triển các khách hàng bán lẻ, SME, các khách hàng có tính
ổn định cao, giảm dần sự phụ thuộc vào nhóm khách hàng lớn, không ổn định;
BIDV Hà Thành trong những năm qua đã tập trung tăng trưởng dư nợ đối tượng bán
lẻ. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ của đối tượng này vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng
dư nợ của Chi nhánh. Cụ thể:
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy trong cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng,
49
dư nợ của Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các
đối tượng (trên 80%) và có sự gia tăng qua các năm. Cụ thể từ năm 2013 đến năm
2017, dư nợ đối tượng TCKT đã tăng từ 8.586 tỷ đồng lên 11.488 tỷ đồng, tương
ứng với mức tăng 2.902 tỷ đồng và tỷ lệ tăng trưởng 34%. Tỷ lệ dư nợ tập trung
phần lớn vào đối tượng TCKT cũng phản ánh đúng tình hình dư nợ thực tế, khi
BIDV Hà Thành là đầu mối quản lý toàn diện một số tập đoàn, tổng công ty lớn như
tập đoàn Hòa Phát, tập đoàn FPT, tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco
cũng như có phát sinh quan hệ cho vay, đồng quản lý với các Tập đoàn, công ty như
Tập đoàn Điện lực, tập đoàn Vingroup, Tổng công ty Hàng không Việt NamĐây
là các khách hàng TCKT có doanh số cho vay lớn, có uy tín trên thị trường, chịu sự
cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức tín dụng khác, do đó BIDV Hà Thành vẫn phải
dành một phần lớn giới hạn tín dụng để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng này.
Dư nợ cho vay đối với đối tượng cá nhân mặc dù đã có sự tăng trưởng qua các
năm cả về số dư và tỷ trọng nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu
dư nợ của Chi nhánh (năm 2017 chiếm tỷ trọng lớn nhất là 21% tổng dư nợ) . Nhóm
khách hàng này đóng một vai trò khá quan trọng khi đây là đối tượng đem lại hiệu
quả thu nhập cao, góp phần tăng cường khả năng bán chéo các sản phẩm dịch vụ cá
nhân cũng như phát triển thương hiệu của Ngân hàng. Dư nợ cá nhân liên tục tăng
qua các năm là kết quả của việc BIDV Hà Thành những năm qua đã đa dạng hóa
các sản phẩm tín dụng cá nhân, mở rộng dịch vụ cho vay tiêu dùng như: vay mua
nhà trả góp, mua xe ôtô trả góp. Đồng thời phát triển các dịch vụ khác như: cho vay
tiền đi du học nước ngoài, đi khám chữa bệnh...
Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu dư nợ của BIDV Hà Thành là các khoản
cho vay thấu chi cầm cố bằng TSBĐ hoặc giấy tờ có giá của các Định chế tài chính
là các Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty bảo hiểm Đối tượng
này có số dư nợ không cao nhưng lại thường có luồng tiền giao dịch đi và về qua tài
khoản ngân hàng với doanh số rất lớn, đóng góp không nhỏ vào thu nhập của Chi nhánh.
50
c) Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
(đơn vị: Tỷ đồng)
Biểu đồ 2.5a : Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền 2013 – 2017
Biểu đồ 2.5b : Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền 2013 – 2017
(Nguồn: Số liệu phòng Kế hoạch tài chính, 2013-2017)
51
Trong cơ cấu HĐV và dư nợ theo loại tiền, cả nguồn vốn huy động và dư nợ
ngoại tệ đều chiếm một tỷ trọng nhỏ. Đối với hoạt động cho vay, dư nợ VND vẫn
chiếm tỷ trọng chủ yếu (>79%) trong tổng cơ cấu dư nợ. Chiếm tỷ trọng nhỏ còn lại
là dư nợ ngoại tệ, trong đó chủ yếu là các khoản cho vay USD đối với các khách
hàng là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có nhu cầu vay để phát hành L/C hoặc thanh
toán tiền hàng từ nước ngoài.Mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng dư nợ cho vay USD
vẫn có xu hướng tăng qua các năm.
Trong khi đó, nguồn vốn huy động ngoại tệ luôn thấp hơn cho vay ngoại tệ,
đặc biệt là HĐV USD
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cho_vay_tai_ngan_hang.pdf