Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC BẢNG VIẾT TẮT. iv

DANH MỤC CÁC BẢNG.v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ. vii

MỤC LỤC vii

PHẨN I: MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .1

2. Mục đích nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.3

5. Kết cấu của luận văn .4

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG

ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC .5

1.1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC .5

1.1.1. Khái niệm công chức, viên chức.5

1.1.2. Đặc điểm của đội ngũ công chức, viên chức .10

1.1.3. Vị trí, vai trò của công chức, viên chức .13

1.1.4. Phân loại công chức, viên chức.15

1.2. CHẤT LƯỢNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG

CHỨC, VIÊN CHỨC.19

1.2.1. Chất lượng đội ngũ công chức, viên chức .19

1.2.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức, viên chức .20

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng đội ngũ công chức, viên chức .25

1.3. KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC,

VIÊN CHỨC .38

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

pdf166 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đo đạc và bản đồ; c) Quản lý và tổ chức thực hiện việc xây dựng, cập nhật, khai thác hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh, bao gồm: hệ thống điểm đo đạc cơ Sở, cơ Sở dữ liệu nền thông tin địa lý, hệ thống địa danh trên bản đồ, hệ thống bản đồ địa chính, hệ thống bản đồ hành chính, bản đồ nền, bản đồ chuyên đề phục vụ các mục đích chuyên dụng, bản đồ địa hình; d) Theo dõi việc xuất bản, phát hành bản đồ và kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ phát hành, thu hồi các ấn phẩm bản đồ có sai sót về thể hiện chủ quyền quốc gia, địa giới hành chính, địa danh thuộc địa phương; ấn phẩm bản đồ có sai sót về kỹ thuật. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 10. Về quản lý tổng hợp biển và hải đảo: a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh các cơ chế, chính sách thu hút, khuyến khích và bảo đảm quyền cư trú, sản xuất, kinh doanh trên các đảo ven bờ phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển bền vững kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường biển; b) Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá các quy hoạch mạng lưới dịch vụ và các dự án đầu tư công trình, trang thiết bị phục vụ quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp vùng duyên hải của tỉnh sau khi được phê duyệt; d) Chủ trì giải quyết hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các vấn đề về quản lý, khai thác tài nguyên biển và hải đảo liên ngành, liên tỉnh liên quan đến địa bàn tỉnh; đ) Chủ trì, tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên biển, hải đảo; thu thập, xây dựng dữ liệu về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo của tỉnh; e) Tổ chức thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và khai thác có hiệu quả các lợi ích, tiềm năng kinh tế biển, ven biển và hải đảo của tỉnh. 11. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, công chức chuyên môn giúp uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. 12. Thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của sở theo quy định của pháp luật và phân công hoặc uỷ quyền của uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; chủ trì hoặc tham gia thẩm định, đánh giá và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu, đề án, dự án ứng dụng tiến bộ công nghệ có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 13. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp công lập khác trên địa bàn tỉnh hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về các dịch vụ công do Sở tổ chức thực hiện. 14. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân ; hướng dẫn, kiểm tra hoạt động các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật. 15. Thực hiện thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật hoặc phân cấp, uỷ quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh. 16. Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác của Văn phòng, các phòng nghiệp vụ, chi cục và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân câp của uỷ ban nhân dân tỉnh; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp huyện và cấp xã làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. 17. Quản lý tài chính, tài sản của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của uỷ ban nhân dân tỉnh. 18. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường; thống kê, báo cáo tình hình quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. 19. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do uỷ ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. 2.1.3. Sự hình thành và phát triển đội ngũ công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá. 2.1.3.1. Đội ngũ công chức, viên chức của Sở Nhìn chung, đội ngũ công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá có số lượng không lớn. Từ năm 2011 đến năm 2013, số công chức, viên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 chức của Sở Tài nguyên và Môi trường ổn định, hàng năm có tăng, giảm nhưng không nhiều mà do thành lập mới và chịu sự tác động của việc thay đổi sắp xếp bộ máy, cơ cấu tổ chức; nghỉ hưu, chuyển công tác, tuyển dụng mới. Cụ thể: năm 2011 và năm 2012, số lượng công chức 02 người, chiếm tỷ lệ 1,2% so với năm 2010 là do thành lập thêm đơn vị Quỹ Bảo vệ môi trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá. Năm 2013, số lượng công chức tăng thêm 02 người chiếm tỷ lệ so 1,01%; số lượng viên chức tăng thêm 27 người chiếm tỷ lệ 13,6% với năm 2011 và 2012; tăng hơn so với năm 2010 về số lượng công chức 02 người chiếm tỷ lệ 1,01%, số lượng viên chức tăng 29 người chiếm tỷ lệ14,6%. 2.1.3.2. Tình hình biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá Sở Tài nguyên và Môi trường có 9 phòng thuộc cơ quan Sở, 09 đơn vị trực thuộc được UBND tỉnh giao chỉ tiêu biên chế và cấp phát quỹ tiền lương. - Tổng biên chế quản lý hành chính và sự nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường hiện tại được UBND tỉnh giao: 198 người, trong đó: + Đơn vị quản lý nhà nước: 103 người; + Đơn vị sự nghiệp: 95 người Bảng 2.1: Số biên chế của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá đang phân bổ cho phòng, đơn vị trực thuộc năm 2013 Đơn vị tính: Người TT TÊN PHÒNG, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC Tổngsố Công chức Viên chức Tống số 198 103 95 1 Cơ quan Sở 70 70 2 Chi cục Bảo vệ Môi trường 16 16 3 Chi cục Biển và Hải đảo 17 17 4 Đoàn Đo đạc bản đồ và Quy hoạch 4 4 5 Đoàn Mỏ địa chất 28 28 6 Văn phòng đăng ký Quyền sử dụng đất 15 15 7 Trung tâm Công nghệ thông tin 9 9 8 Trung tâm Quan trắc và BVMT 10 10 9 Quỹ Bảo vệ Môi trường 2 2 10 Trung tâm Phát triển Quỹ đất 27 27 (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 Bảng 2.2: Quy mô và cơ cấu công chức, viên chức của tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa các năm 2010-2013 (Đơn vị tính: Người) Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2011/2010 2012/2011 2013/20 12 Tổng số 167 100,00 169 100,00 169 100,00 198 100,00 101 100 117 Công chức 101 60,48 101 59,76 101 59,76 103 52,02 100 100 102 Viên chức 66 39,52 68 40,24 68 40,24 95 47,98 103 100 140 (Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch) 2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH THANH HOÁ 2.2.1. Đánh giá chất lượng công chức, viên chức theo trình độ đào tạo 2.2.1.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ Nhìn chung, 100% công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá đều có trình độ văn hoá 12/12. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: có 100% công chức, viên chức lãnh đạo đạt chuẩn về trình độ đại học; có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và đã qua các khoá bồi dưỡng kiến thức QLNN. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường gồm có 7 người: 1 Giám đốc Sở, 06 Phó giám đốc Sở đều đạt chuẩn cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chính trị, tin học, ngoại ngữ, lý luận chính trị và đặc biệt là kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn công tác nên đã giúp cho bộ máy điều hành tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá hoạt động tốt và có rất nhiều thuận lợi. Mặc dù trong những năm qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức, nhưng theo đánh giá chung của các chuyên gia và đòi hỏi của xã hội thì trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường từ năm 2011 đến năm 2013 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 57 có tăng về số lượng nhưng chất lượng vẫn còn hạn chế, đặc biệt so với các Sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh. Kết quả trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường được thể hiện tại Bảng 2.3, cho thấy: công chức, viên chức năm 2013 với năm 2012 có trình độ cao đẳng, trung cấp vẫn giữ nguyên và trình độ sau đại học tăng 13,6% (tăng 27 người), Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường luôn chú trọng công tác đào tạo nâng cao chất lượng và năng lực công chức, viên chức. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức, viên chức ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân; nhằm chuẩn hoá theo yêu cầu vị trí công tác, cụ thể: Năm 2013, tỷ lệ công chức, viên chức sau đại học đã đạt 5,05%, đại học là 93,43%, cao đẳng là 1,01% và trung cấp là 0,51%. Số công chức, viên chức có trình độ sau đại học và đại học chiếm tỷ lệ 98,48%. Đây là ưu điểm, là nỗ lực rất lớn của lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá nhưng đó chỉ là số lượng. Bảng 2.3: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức, viên chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá các năm 2010-2013 (Đơn vị tính: Người) Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2011/20102012/20112013/2012 Tổng số 167 100,00 169 100,00 169 100,00 198 100,00 101 100 117 Thạc sĩ 5 2,99 7 4,14 8 4,73 10 5,05 140 114 125 Đại học 159 95,21 159 94,08 158 93,49 185 93,43 100 99 117 Cao đẳng 2 1,20 2 1,18 2 1,18 2 1,01 100 100 100 Trung cấp 1 0,6 1 0,6 1 0,6 1 0,51 100 100 100 (Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch) 2.2.1.2. Trình độ lý luận chính trị Số lượng công chức, viên chức có trình độ lý luận chính trị sơ cấp chiếm tỷ lệ và có xu hướng ngày càng tăng cụ thể: 10,78% năm 2010; 11,24% năm 2011 và năm 2012 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 và đến năm 2013 10,10%; có trình độ cử nhân, cao cấp, trung cấp qua các năm từ năm 2010 đến năm 2013 có biến động nhưng không đáng kể, các năm tăng so với năm 2010 là không đáng kể. Đặc biệt, đối với công chức, viên chức và nhân viên chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị còn nhiều: 71,25% năm 2010; 68,64% năm 2011 và năm 2012; 71,72% năm 2013. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập danh sách công chức, viên chức có yêu cầu đề nghị xác định trình độ lý luận chính trị và chuyển đến cơ Sở đào tạo theo phân cấp đối tượng và địa bàn đào tạo nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành các thủ tục theo quy định. Mặt khác, ít quan tâm đến việc đạo tạo trình độ lý luận chính trị. Điều này đặt ra yêu cầu trong thời gian tới, cần tập trung đào tạo nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức, viên chức; Bảng 2.4:Trình độ lý luận chính trị của công chức, viên chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa các năm 2010-2013 (Đơn vị tính: Người) Năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng số 167 100,00 169 100,00 169 100,00 198 100,00 101 100 117 Cử nhân 3 0,80 4 2,37 4 2,37 5 2,52 133 100 125 Cao cấp 5 3,00 6 3,55 6 3,55 6 3,03 120 100 100 Trung cấp 22 13,17 24 14,20 24 14,20 25 12,63 109 100 104 Sơ cấp 18 10,78 19 11,24 19 11,24 20 10,10 105 100 105 Chưa qua đào tạo 119 71,25 116 68,64 116 68,64 142 71,72 97 100 122 (Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch) 2.2.1.3. Trình độ quản lý nhà nước Qua Bảng số liệu 2.5 ta thấy, tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ QLNN ngạch chuyên viên trở lên chuyên viên cao cấp chiếm tỷ lệ khá cao 38,92%. Bồi dưỡng kiến thức QLNN rất quan trọng đối với đội ngũ công chức, viên chức, bởi vì sau khi được tuyển dụng vào công chức, viên chức thì công chức, viên chức phải trải qua lớp bồi ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 dưỡng kỹ năng QLNN để làm quen với công việc đảm nhận trong cơ quan QLNN, đồng thời tích luỹ các kỹ năng để đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế từ năm 2010 đến năm 2013, tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá do thay đổi về cơ cấu tổ chức bộ máy, việc tách, nhập và thành lập mới các phòng, trung tâm do đó số lượng công chức, viên chức được tuyển dụng, điều động và luân chuyển khá đông nên chưa có thời gian để bố trí đào tạo trình độ QLNN, cụ thể tỷ lệ công chức, viên chức năm 2013 so với năm 2012 theo Bảng 2.5 cho thấy: có trình độ chuyên viên tăng 20 người chiếm tỷ lệ 10,10 %, có trình độ chuyên viên chính tăng 02 người chiếm tỷ lệ 1,01% và giữ nguyên đối với trình độ QLNN ngạch chuyên viên cao cấp, 46,97% hiện nay chưa qua đào tạo trình độ QLNN mà chủ yếu là tuyển mới nên chưa được đào tạo. Bảng 2.5:Trình độ quản lý nhà nước của công chức, viên chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá các năm 2010-2013 (Đơn vị tính: Người) Trình độ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Tổng số 167 100,00 169 100,00 169 100,00 198 100,00 101 100 117 Chuyên viên cao cấp 1 0,6 2 3,31 2 3,31 2 1,02 200 100 100 Chuyên viên chính 10 5,99 11 6,51 11 6,51 13 6,56 110 100 118 Chuyên viên 65 38,92 70 41,42 70 41,42 90 45,45 107 100 128 Chưa qua đào tạo 91 54,49 86 50,89 86 50,89 93 46,97 95 100 108 (Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch) 2.2.1.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học Việc đánh giá chất lượng công chức, viên chức ở một cơ quan, không chỉ biểu hiện ở trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị mà cả trình độ ngoại ngữ, tin học. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 Hiện nay, với chính sách kêu gọi, thu hút và xúc tiến đầu tư các doanh nghiệp vốn nước ngoài đến tỉnh Thanh Hoá ngày càng nhiều. Do đó, công chức, viên chức không biết về ngoại ngữ thì rất khó khăn trong quá trình xúc tiến và hỗ trợ đầu tư, làm việc với các đối tác nước ngoài. Vì thế, ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì công chức, viên chức phải thông thạo về ngoại ngữ, tin học nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu công việc. Qua công tác thống kê từ năm 2010 đến năm 2013 tại Bảng 2.6, cho thấy tỷ lệ công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ và tin học từ chứng chỉ A, B, C rất cao, chiếm tỷ lệ gần 90% so với tổng số công chức, viên chức hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá, còn lại tỷ lệ chưa qua đào tạo hàng năm chiếm tỷ lệ dưới 10%. Tuy nhiên, có một số công chức, viên chức đã có bằng cấp nhưng khả năng giao tiếp ngoại ngữ và tiếp cận công nghệ thông tin còn hạn chế. Ngày nay, đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế quốc tế và từng bước đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, ngoài việc đủ về số lượng thì việc đảm bảo yêu cầu về chất lượng đội ngũ công chức, viên chức cũng không kém phần quan trọng. Vì thế, chúng ta cần xác định đúng thực trạng đội ngũ công chức, viên chức để có cơ sở nhận định và có hướng giải quyết đúng đắn, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn đặt ra trong thời gian tới. Bảng 2.6:Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức, viên chức tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá các năm 2010-2013 (Đơn vị tính: Người) Trình độ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2011/2010 2012/2011 2013/2012 1. Ngoại ngữ 167 100,00 169 100,00 169 100,00 198 100,00 101 100 117 Chứng chỉ 150 89,82 159 94,08 159 94,08 170 85,86 106 100 107 Chưa qua đào tạo 17 10,18 10 5,92 10 5,92 28 14,14 58 100 280 2. Tin học 167 100,00 169 100,00 169 100,00 198 100,00 101 100 117 Đại học 2 1,2 2 1,19 2 1,19 2 1,00 100 100 100 Chứng chỉ 148 88,62 157 92,89 157 92,89 168 84,86 106 100 107 Chưa qua đào tạo 17 10,18 10 5,92 10 5,92 28 14,14 58 100 280 (Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 2.2.1.5. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nhằm kịp thời bổ sung kiến thức nhằm phục vụ chức năng nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, nâng cao nhận thức về chính trị, thực hiện tốt việc xây dựng Đảng. Việc quy hoạch, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh đến nay, đội ngũ công chức, viên chức đã có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Các chính sách khuyến khích, đãi ngộ đi học từ nguồn NSNN bước đầu tác động tích cực đến việc học tập nâng cao trình độ của công chức, viên chức, cụ thể: Tại Bảng 2.7 cho thấy: từ năm 2010 đến năm 2013, ở Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá đã có 2 người đang làm nghiên cứu sinh, 14 người tham gia học cao học và 5 người học cao cấp chính trị; 28 người bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên, chuyên viên chính và 25 người tham gia bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng, nghiệp vụ công tác kiểm tra đảng... Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức đã đạt được những kết quả như trên, trước hết là nhờ sự quan tâm, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá đã sắp xếp, tạo điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí cho công chức, viên chức đi học; bản thân một số công chức, viên chức đã có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ. Mặt khác, đào tạo là trách nhiệm và quyền lợi của công chức, viên chức, việc cử đi đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích nâng cao chất lượng công việc, không làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao và phù hợp với nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan. Đó chính là những nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác đạo tạo, bồi dưỡng có nhiều chuyển biến, góp phần từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Từ những kết quả đạt được nêu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức vẫn còn những hạn chế cần khắc phục đó là: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 Bảng 2.7: Số lượng công chức, viên chức của Sở Tài nguyên và Môi trường qua đào tạo, bồi dưỡng các năm 2010 - 2013 Đơn vị tính: lượt người Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Đào tạo - Chuyên môn 5 5 2 2 + Nghiên cứu sinh 1 1 + Cao học 3 3 3 5 + Đại học 2 1 + Cao đẳng 1 - Chính trị 1 4 - Tin học - Ngoại ngữ - Khác 2. Bồi dưỡng - Chuyên môn - Chính trị - Tin học - Ngoại ngữ 17 - Bồi dưỡng khác 27 23 6 12 + Kiến thức quốc phòng 7 5 + Quản lý nhà nước 7 8 6 7 + Bồi dưỡng chuyên đề 13 10 5 (Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch) - Việc đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự gắn với sử dụng và đôi lúc còn tràn lan, chạy theo số lượng, sở thích của công chức, viên chức, chưa định hướng được cụ thể cần đào tạo chuyên môn gì để phù hợp với cơ cấu, chức danh công chức, viên chức đã được quy hoạch định hướng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 - Công chức, viên chức được cử đi đào tạo còn mang tính hình thức, chạy theo bằng cấp, chưa đúng ngành, đúng nghề, đúng chuyên môn đang được bố trí và công việc hiện tại. Do đó, đa số công chức, viên chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá được đào tạo xong vẫn không được bố trí sử dụng, dẫn đến nhiều năm cũng lãng quên chuyên môn được đào tạo của mình. - Nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều trùng lặp; còn mang nặng tính khái quát, chung chung, chưa đạt được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng loại công chức, viên chức; còn mang nặng lý thuyết, thiếu đúc kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đào tạo kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ. Đặc biệt các lớp ngắn hạn, thời gian tổ chức hai đến ba ngày, nội dung tương đối nhiều, lớn tuổi, khả năng tiếp nhận của công chức, viên chức thì có hạn. - Trong thời gian công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng dài hạn ở trong tỉnh thì phải hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao. Do đó, khó phát huy tối đa khả năng và sự cống hiến của họ lẫn việc hoàn thành khoá đào tạo. 2.2.2. Đánh giá chất lượng công chức, viên chức qua kết quả đánh giá, xếp loại hàng năm Đánh giá công chức, viên chức là việc của tổ chức và người đứng đầu tổ chức, cơ quan xác định phẩm chất, năng lực và hiệu quả công việc của công chức, viên chức để quyết định việc bố trí, sử dụng, làm căn cứ triển khai các mặt công tác cán bộ phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và tổ chức nhân sự. Việc đánh giá công chức, viên chức ảnh hưởng đến toàn bộ các khâu quy hoạch, bố trí, đào tạo, luân chuyển công chức, viên chức. Đánh giá đúng thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả. Đánh giá sai, sẽ chệch hướng, không kết quả, thậm chí sẽ phản tác dụng. Đánh giá đúng công chức, viên chức thì bố trí đúng, đề bạt đúng, cân nhắc đúng. Như thế vừa tốt cho công việc chung làm công chức, viên chức phấn khởi và luôn phấn đấu, vừa dẫn tới sự phấn khởi của cả tập thể, tăng cường đoàn kết nội bộ. Đánh giá sai, dù đối với một người thì hậu quả cũng rất lớn. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 Đối với việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng năm là một việc làm thường xuyên và một biện pháp quan trọng nhằm khuyến khích, động viên công chức, viên chức hăng say làm việc, phấn đấu hoàn thành công việc được giao với năng suất và hiệu quả cao nhất. Đồng thời, phát huy những sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất công việc, là cơ Sở để ghi nhận những công lao đóng góp của công chức, viên chức vào sự nghiệp xây dựng Văn phòng UBND tỉnh ngày càng lớn mạnh. Trên cơ sở đó, việc bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm đảm bảo tính công bằng, hợp lý, hợp tình, mang lại sự động viên tích cực và tạo nên khí thế thi đua sôi nổi. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hoá thường tiến hành kiểm điểm đánh giá công chức, viên chức vào thời điểm cuối năm. Nhìn chung, quy trình đánh giá công chức, viên chức ngày càng chặt chẽ hơn, chất lượng ngày được nâng lên so với trước. Qua đánh giá, xếp loại 4 năm đối với công chức, viên chức: tỷ lệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ đạt tỷ lệ từ 94% - 96%; tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ chỉ chiếm từ 4% - 6% hàng năm. Đặc biệt, không có công chức, viên chức xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể ở Bảng 2.8. Bên cạnh đó, việc đánh giá, xếp loại công chức, viên chức hàng năm vẫn còn mang tính hình thức, đôi khi còn thiên vị, cảm tính, chưa thật sự nghiêm túc, khoa học, chủ yếu là đến hẹn lại lên làm cho một bộ phận công chức, viên chức chưa đồng tình. Hầu hết công chức, viên chức với tư tưởng vào biên chế coi như có thể yên tâm suốt cuộc đời ngoại trừ khi nào bị kiểm điểm đến mức buộc thôi việc hoặc trong diện giảm biên chế nên tồn tại trong ý thức người công chức, viên chức sự trì trệ, thiếu năng động, thiếu động lực. Hiện tượng dĩ hoà vi quý, bao che lẫn nhau, sợ mất lòng dẫn đến nhận xét bị sai lệch trong quá trình đánh giá, phê bình, tự phê bình công chức, viên chức chưa cao. ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 65 Bảng 2.8: Kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chứctại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa các năm 2010-2013 (Đơn vị tính: Người) Trình độ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số 167 100,00 169 100,00 169 100,00 198 100,00 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 20 11,98 21 12,43 21 12,43 28 14,14 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 140 83,82 140 82,84 140 82,84 160 80,81 Hoàn thành nhiệm vụ 7 4,20 8 4,73 8 4,73 10 5,05 Không hoàn thành nhiệm vụ (Nguồn Phòng Tài chính – Kế hoạch) Qua thực tế cho thấy đại đa số công chức, viên chức sau khi được bình xét, đánh giá đều tốt nhưng nhiệm vụ chung của cơ quan lại không có chuyển biến tích cực hoặc hoàn thành chưa cao. Việc xem xét, đánh giá do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng gồm lãnh đạo cơ quan thực hiện, ngầm định “luật bất thành văn” hầu như các danh hiệu cao đều thuộc về lãnh đạo và những người là thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan. Những công chức trẻ, mới, những công chức, viên chức là chuyên viên lâu năm nhưng không phải là lãnh đạo, quản lý thường chỉ đạt những danh hiệu lao động tiên tiến. Từ chính sách tiền lương và vấn đề đánh giá sử dụng công chức, viên chức chưa hợp lý đã dẫn đến tình trạng nhiều người cố gắng để trở thành công chức, viên chức nhà nước, nhưng khi trở thành công chức, viên chức thì một số lại không chuyên tâm dồn trách nhiệm vào công việc, khó phân biệt được người làm tốt, người làm kém. Người làm kém nếu không vi phạm pháp luật vẫn có thể yên tâm ở trong biên chế... ĐA ̣I H ỌC KI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_doi_ngu_cong_chuc_vien_chuc_tai_so_tai_nguyen_va_moi_truong_tinh_thanh.pdf
Tài liệu liên quan