MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3
5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 5
1.1. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng 5
1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng 6
1.1.3. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 7
1.1.3.1. Vai trò của tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng 7
1.1.3.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế thị trường 8
1.1.4. Các hình thức tín dụng của Ngân hàng thương mại 10
1.1.4.1. Theo mục đích vay vốn của khách hàng 10
1.2.4.2. Theo loại tiền vay 11
1.1.4.3. Theo tài sản bảo đảm tiền vay 11
1.1.4.4. Theo thời hạn sử dụng vốn vay 12
1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 13
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng 13
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM 15
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng 18
1.2.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế 19
1.2.3.2. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp lý 19
1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về phía ngân hàng 20
1.2.3.4. Nhóm nhân tố thuộc về phía khách hàng 23
1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng 25
1.2.4.1. Các chỉ tiêu định tính 25
1.2.4.2 Các chỉ tiêu định lượng 26
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 29
2.1.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 29
2.1.1.1. Giới thiệu chung về Thừa Thiên Huế 29
2.1.1.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực 30
2.1.1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 33
2.1.2. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế 36
2.1.2.2. Nguồn lực của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế 46
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 58
2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử 58
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 58
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp 58
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp 58
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu 59
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 60
CHƯƠNG 3 61
THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ 61
3.1. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ 62
3.1.1. Quy định chung 62
3.1.1.1.Mục đích và phạm vi áp dụng 62
3.1.1.2. Một số khái niệm 62
3.1.2. Tóm tắt quy trình tín dụng 63
3.1.2.1. Quy trình xác định giới hạn tín dụng 63
3.1.2.2. Quy trình cho vay vốn lưu động 63
3.1.2.3. Quy trình đầu tư dự án 65
3.1.3. Đánh giá về Quy trình tín dụng mới 66
3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ 66
3.2.1. Công tác huy động vốn 66
3.2.2. Tổ chức bộ máy và mở rộng mạng lưới 67
3.2.4. Công tác kiểm tra nội bộ 68
3.3. THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ 68
3.3.1. Dư nợ đầu tư tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế tại địa bàn Thừa Thiên Huế 68
3.3.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế từ 2004-2006 71
3.3.3. Thực trạng khách hàng quan hệ tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng
Ngoại thương Huế 72
3.3.3.1. Số lượng khách hàng quan hệ tín dụng tại NHNT Huế 72
3.3.3.2. Tỷ trọng các khách hàng có dư nợ lớn tại NHNT Huế 72
3.3.4. Đánh giá thực trạng cho vay tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế 73
3.3.4.1. Phân theo loại tiền cho vay 73
3.3.4.2. Phân theo thời gian cho vay 73
3.3.4.3. Phân theo thành phần kinh tế 75
3.3.4.4. Phân theo ngành kinh tế 76
3.3.5. Đánh giá thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế 77
3.3.5.1. Nợ quá hạn 77
3.3.6. Tài sản bảo đảm 81
3.3.6.1. Nhận xét về tài sản bảo đảm 81
3.3.6.2. Đề xuất 82
3.3.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế 85
3.3.8. Phân tích ý kiến đánh giá của khách hàng về dịch vụ tín dụng 87
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ 89
4.1. XU HƯỚNG CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG 89
4.1.1. Mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng 89
4.1.2. Nhu cầu của khách hàng ngày càng cao 89
4.1.3. Hàm lượng công nghệ trong sản phẩm ngày càng cao và thị hiếu tiêu dùng
thay đổi 89
4.1.4. Toàn cầu hoá hoạt động ngân hàng 90
4.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN 2010 90
4.2.1. Tầm nhìn 90
4.2.2. Chiến lược phát triển 91
4.2.3. Nhiệm vụ 91
4.3. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUÊ 92
4.3.1. Về cơ hội (Opportunities) 93
4.3.2. Về nguy cơ (Threats) 93
4.3.3. Điểm mạnh (Strengths) 94
4.3.4. Điểm yếu (Weaknesses) 95
4.3.5. Chiến lược phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế 95
4.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ 96
4.4.1. Nâng cao chất lượng thông tin hai chiều giữa Ngân hàng và khách hàng 96
4.4.2. Tăng cường hoạt động tư vấn cho khách hàng 98
4.4.3. Đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh 99
4.4.3.1.Về thủ tục cho vay 99
4.4.3.5. Về phương thức cho vay 101
4.4.4. Nâng cao chất lượng thẩm định trước khi cho vay 101
4.4.4.1. Phân tích doanh nghiệp vay vốn 102
4.4.4.2. Thẩm định dự án, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh đặc biệt
là đối với các dự án đầu tư 103
4.4.4.4. Thẩm định nội dung kỹ thuật 104
4.4.4.5. Thẩm định nội dung tài chính của dự án 105
4.4.4.6. Thẩm định tính hiệu quả kinh tế của dự án 107
4.4.5. Xây dựng danh mục khách hàng có hiệu quả, chọn lựa các dự án có tính
khả thi cao 107
4.4.6. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng 107
4.4.7. Tăng cường công tác giám sát tiền vay 109
4.4.8. Nâng cao chất lượng công tác phân loại và trích lập dự phòng 110
4.4.9. Tham gia bảo hiểm tín dụng 111
4.4.10. Đổi mới công nghệ ngân hàng 113
PHẦN KẾT LUẬN 114
1. KẾT LUẬN 114
2. KIẾN NGHỊ 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
134 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đạt 1.178 triệu đồng, giảm 2,9% so với năm 2004. Năm 2006 đạt 1.084.triệu đồng, giảm giảm 8,1% so với năm 2005. Đây là hoạt động chủ yếu và đem lại lợi nhuận chính cho NHNT Huế.
Như đã phân tích ở phần tình hình chung về nguồn vốn, thì nguồn vốn chính mà ngân hàng sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn vốn huy động tại chỗ. Tuy nhiên, do thuận lợi trong công tác huy động mà 3 năm qua nguồn vốn huy động tại chỗ đã tăng mạnh, đáp ứng phần nào nhu cầu sử dụng vốn dẫn đến việc sử dụng vốn vay NHNT.
Song song với việc huy động vốn là việc sử dụng vốn như thế nào? Mọi hoạt động kinh doanh đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận và lợi nhuận là tấm gương phản chiếu kết quả hoạt động của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Nếu đầu tư đúng hướng, có hiệu quả, tôn trọng các quy tắc về rủi ro tín dụng thì hiệu quả ngân hàng đạt đươc sẽ cao.
Tóm lại, NHNT Huế đã biết sử dụng và phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý, tận dụng một cách tối đa sự nhàn rỗi của nguồn vốn huy động, cũng như sự hỗ trợ của NHNT để sinh lãi. Tuy nhiên, NNT Huế cần đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn trong thời gian tới để không còn phụ thuộc vào vốn vay NHNT.
c. Kết quả kinh doanh tại NHNT Huế
Cùng với việc mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thẻ, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phát triển thanh toán xuất nhập khẩu... nên trong những năm qua, NHNT Huế đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Năm 2005, thu nhập đạt 93.273 tăng 15.241 triệu đồng so với năm 2004 tương ứng tăng 15%, và tăng nhẹ vào năm 2006 đạt 95.485 triệu đồng.
Theo đó chi phí cũng tăng với tốc độ tương đương tốc độ tăng thu nhập qua các năm cụ thể 2004: 76.744 trđ ; 2005 : 91.229 trđ ; 2006 : 94.305 trđ. Đối với thu nhập sau thuế, năm 2005 tăng từ 1.289 triệu đồng lên 2044 triệu, tức tăng 58% sau đó giảm xuống 850 triệu đồng vào năm 2006.
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh của NHNT Huế
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/2004
2006/2005
+/-
%
+/-
%
I
Thu từ lãi
71.728
85.335
79.345
13.607
19,0
-5.990
-7,0
1
Thu lãi cho vay
69.433
83.047
76.454
13.614
19,6
-6.593
-7,9
2
Thu lãi tiền gửi
2.295
2.288
2.891
-7
-0,3
603
26,4
II
Chi trả lãi
50.263
70.071
72.315
19.808
39,4
2.244
3,2
1
Chi trả lãi tiền gửi
21.685
33.096
47.622
11.411
52,6
14.526
43,9
2
Chi trả lãi tiền vay
28.578
36.975
24.693
8.397
29,4
-12.282
-33,2
III
Thu nhập từ lãi (I-II)
21.465
15.264
7.030
-6.201
-28,9
-8.234
-53,9
IV
Thu ngoài lãi
6.304
7.938
16.140
1.634
25,9
8.202
103,3
1
Thu phí dịch vụ
4.590
4.477
4.844
-113
-2,5
367
8,2
2
Lãi từ kinh doanh ngoại hối
1.264
944
3.569
-320
-25,3
2.625
278,1
56
3
Thu từ các dịch vụ khác
332
2.246
2.524
1.914
576,5
278
12,4
4
Các khoản thu nhập bất thường
119
270
5.203
151
126,9
4.933
1827,0
V
Chi phí ngoài lãi
26.481
21.158
21.990
-5.323
-20,1
832
3,9
1
Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
990
981
1.165
-9
-0,9
184
18,8
2
Chi về hoạt động khác
581
689
917
108
18,6
228
33,1
3
Chi phí cho nhân viên
3.319
4.536
5.858
1.217
36,7
1.322
29,1
4
Chi hoạt động quản lý và công cụ
3.074
3.581
3.966
507
16,5
385
10,8
5
Chi khấu hao cơ bản TSCĐ
3.258
4.145
5.164
887
27,2
1.019
24,6
6
Chi khác về tài sản
1.516
1.146
2.223
-370
-24,4
1.077
94,0
7
Chi dự phòng
1.306
5.600
2.000
4.294
328,8
-3.600
-64,3
8
Chi nộp phí bảo hiểm, BHTG
337
481
659
144
42,7
178
37,0
VI
Thu nhập ngoài lãi (IV-V)
-20.177
-13.220
5.850
6.957
-34,5
7.370
-55,7
VII
Thu nhập trước thuế (III+VI)
1.289
2.044
1.180
755
58,6
-864
-42,3
VIII
Thuế thu nhập doanh nghiệp
330
0
330
IX
Thu nhập sau thuế (VII+VIII)
1.289
2.044
850
755
58,6
-1.194
-58,4
57
Nguồn: Báo cáo Quyết toán 2004, 2005, 2006 của NHNT Huế
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Đây là phương pháp nghiên cứu tổng quát để khái quát đối tượng nghiên cứu và để nhận thức bản chất của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội. Phương pháp này yêu cầu nghiên cứu các hiện tượng không phải trong trạng thái riêng rẽ, cô lập mà trong mối quan hệ bản chất của các hiện tượng, sự vật; không phải trong trạng thái tĩnh mà trong sự phát triển từ thấp đến cao, trong sự chuyển biến từ số lượng sang chất lượng , từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
2.2.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Các số liệu và thông tin về hoạt động dịch vụ ngân hàng được thu thập từ các báo cáo qua các năm của NHNT Huế như: Báo cáo tổng kết; Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo quyết toán và Báo cáo tổng kết của NHNN Thừa Thiên Huế cũng như các tư liệu nghiên cứu hiện có về dịch vụ ngân hàng đã được đăng tải trên các báo, tạp chí và trên Internet…
Ngoài ra các báo cáo khoa học, luận văn của những người đi trước cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo quý giá và đã được kế thừa một cách hợp lý trong luận văn.
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
- Việc điều tra nguồn số liệu sơ cấp được tiến hành trên cơ sở khảo sát thực tế, điều tra thu thập ý kiến của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ ngân hàng do NHNT Huế cung cấp. Thang điểm Likert (từ 1 đến 5 theo cấp độ tăng dần) được sử dụng để lượng hoá các mức độ đánh giá về chất lượng dịch vụ, giá cả dịch vụ, thái độ và phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng cũng như mức độ hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng. Trên cơ sở đó, đưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNT Huế. Các thông tin cần thiết cho quá trình nghiên cứu được thiết lập thông qua Phiếu điều tra.
- Phương pháp chọn mẫu của cuộc điều tra này là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Trên cơ sở khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ ngân hàng của NHNT Huế, chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên và điền vào bảng câu hỏi của phiếu điều tra tất cả là 88 khách hàng. Cơ cấu mẫu điều tra được phân tổ theo các tiêu thức như đối tượng khách hàng, địa bàn…
- Phương pháp tiến hành khảo sát điều tra: điền vào bảng câu hỏi điều tra. Các khách hàng được nghiên cứu điền vào bảng câu hỏi thông qua các giao dịch viên và cán bộ tín dụng trong quá trình tiếp xúc, giao dịch với khách hàng. Trong một số trường hợp, chúng tôi gửi Phiếu điều tra cho khách hàng nghiên cứu điền vào và đề nghị gửi trả lại qua đường bưu điện.
Thời gian tiến hành điều tra phỏng vấn từ ngày 22/05/2006 đến ngày 12/06/2006. Trong quá trình tiếp cận và tiến hành điều tra, có một số khách hàng còn cung cấp thông tin một cách sơ sài, không đầy đủ, thậm chí thiếu chính xác. Vì vậy, những đánh giá của khách hàng trong luận văn này được xem là những đánh giá có tính chất về xu hướng hơn là tính chính xác tuyệt đối.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Việc tổng hợp số liệu được tiến hành bằng phương pháp phân tổ thống kê, được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn khách hàng sử dụng dịch vụ. Việc phân tổ căn cứ vào kết quả điều tra phỏng vấn theo các tiêu thức khác nhau thông qua các tiện ích của phần mềm tin học ứng dụng SPSS. Trong đó, nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ của NHNT Huế, đặc biệt là hoạt động tín dụng là hướng chủ đạo được thể hiện trong quá trình tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề ra.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Trên cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền, lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, phương pháp dãy số theo thời gian và phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh cũng như tình hình phát triển dịch vụ của ngân hàng qua các năm nhằm đáp ứng được mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra.
Các phương pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê được thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Toàn bộ việc xử lý số liệu được tiến hành trên chương trình SPSS 11.5 và phần mềm Excel. Trong nghiên cứu này sử dụng thang điểm Likert gồm 5 mức được sử dụng để người được phỏng vấn lựa chọn. Với thang điểm này, điểm 5 là cao nhất, thể hiện mức độ tốt nhất, thuận tiện, hợp lý nhất và điểm 5 thể hiện mức độ kém nhất, bất hợp lý nhất… Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tổng hợp 5 cấp độ thành 3 cấp độ để tiện nghiên cứu.
Ngoài các phương pháp phân tích thống kê đã nêu ở trên, trong luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích phương sai ANOVA để kiểm định sự khác nhau về giá trị trung bình (điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của khách hàng theo thang điểm Likert) ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng được phân tổ theo từng tiêu thức khác nhau có hay không có sự khác biệt khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn . Từ đó, đưa ra các ứng xử phù hợp đối với từng nhóm khách hàng khác nhau.
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ
Năm 2006, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục phát triển ổn định và khởi sắc: tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì ở mức cao, đạt 8,2%; nguồn vốn đầu tư nước ngoài tăng tới 45%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng vượt dự kiến, đạt 22%; chỉ số giá tiêu dùng đạt 6,6%, mức khả quan nhất trong vòng 03 năm trở lại đây. Năm 2006 cũng là năm diễn ra nhiều sự kiện kinh tế và chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Vị thế và tầm vóc của Việt nam được nâng cao trên trường quốc tế; cánh cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới đã rộng mở đối với các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Năm 2006 cũng là một năm đầy sôi động với những thành công ngoài mong đợi của các NHTM. Hàng loạt chủ trương, chính sách mới và linh hoạt nhằm củng cố, hoàn thiện hoạt động của ngành được triển khai. Thế giới đã biết đến một nền kinh tế mới nổi - Việt Nam - mà không thể phủ nhận vai trò của ngành Ngân hàng.
Trong năm 2006, NHNT đã tập trung mọi nguồn lực để thực hiện mục tiêu chiến lược là nâng cao chất lượng hoạt động nhằm tạo tiền đề thuận lợi cho cổ phần hoá và sẵn sàng hội nhập với hệ thống tài chính khu vực và thế giới.
Hoạt động kinh doanh của NHNT Huế trong năm qua cũng đã thực sự chuyển mình theo định hướng đó và đã đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ đi kèm với hai cột mốc lớn trong năm : đưa vào vận hành mô hình hoạt động tín dụng mới theo thông lệ quốc tế từ trung tuần tháng 7 và tách chi nhánh cấp 2 Quảng Bình vào tháng 11 năm 2006 [3].
Để đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNT Huế hiện nay, trước tiên chúng ta tìm hiểu về mô hình hoạt động tín dụng mới đã được áp dụng trên toàn hệ thống từ tháng 7/2006.
3.1. QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ
3.1.1. Quy định chung
3.1.1.1.Mục đích và phạm vi áp dụng
- Quy trình tín dụng đối với khách hàng (sau đây được gọi tắt là Quy trình) là hướng dẫn nội bộ của NHNT về trình tự xử lý các bước trong một quá trình cấp tín dụng đến khách hàng nhằm đảm bảo tính thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật.
- Quy trình được áp dụng để xác định Giới hạn tín dụng và cấp tín dụng có giá trị trên mức tối thiểu do Tổng giám đốc quy định tại từng thời kỳ.
3.1.1.2. Một số khái niệm
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Giới hạn tín dụng (GHTD) là tổng mức tín dụng tối đa mà NHNT sẵn sàng dành cho một khách hàng, bao gồm: giới hạn cho vay, giới hạn tài trợ thương mại (mở thư tín dụng miễn ký quỹ, phát hành bảo lãnh miễn ký quỹ, chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu có truy đòi) và giới hạn thấu chi.
- Cấp tín dụng là việc NHNT cho vay (cho vay vốn lưu động và đầu tư dự án), tài trợ thương mại và cho khách hàng thấu chi.
- Cho vay vốn lưu động là việc NHNT cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc nhu cầu hình thành các tài sản lưu động của khách hàng. Có hai phương thức cho vay vốn lưu động (i) Cho vay từng lần và (ii) Cho vay theo hạn mức tín dụng.
- Đầu tư dự án là việc NHNT cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu hình thành mới hoặc mở rộng công suất, đổi mới công nghệ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu hình thành tài sản cố định/ bất động sản của khách hàng. Thông thường, các khoản cho vay đầu tư dự án được trả dần từ nguồn khấu hao và kết quả hoạt động kinh doanh của chính dự án cho vay.
- Chi nhánh bao gồm Hội sở chính, Sở giao dịch và các chi nhánh thuộc hệ thống NHNT.
- Chi nhánh có thẩm quyền là Chi nhánh có phòng quản lý rủi ro tín dụng và được Tổng Giám đốc phân cấp thực hiện quản lý rủi ro tín dụng đối với một hay nhiều chi nhánh khác không có phòng quản lý rủi ro tín dụng.
3.1.2. Tóm tắt quy trình tín dụng
3.1.2.1. Quy trình xác định giới hạn tín dụng: Bao gồm 4 bước cơ bản
- Đề xuất giới hạn tín dụng (GHTD): Phòng QHKH thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, đề xuất việc thiết lập mối quan hệ tín dụng với khách hàng và chịu trách nhiệm lập Báo cáo đề xuất giới hạn tín dụng.
- Thẩm định rủi ro- Xác định GHTD: Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất GHTD và các thông tin tự thu thập được, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro và xác định GHTD đối với doanh nghiệp theo quy định hiện hành của NHNT.
- Phê duyệt GHTD: Tùy theo trị giá và căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Tổng Giám đốc có quy định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt GHTD đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình Hội đồng Quản trị phê duyệt.
- Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu theo đúng các yêu cầu của hệ thống và lưu giữ hồ sơ xác định GHTD an toàn.
3.1.2.2. Quy trình cho vay vốn lưu động: Bao gồm 10 bước cơ bản
- Đề xuất cho vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.
- Thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro, nêu rõ ý kiến về việc đồng ý/không đồng ý cho vay và các điều kiện vay được áp dụng.
- Phê duyệt khoản vay: Tùy theo trị giá và căn cứ tình hình thực tế trong từng thời kỳ, Tổng Giám đốc có quy định bằng văn bản về việc phân cấp phê duyệt tín dụng đối với từng cấp bậc trong NHNT. Tất cả các khoản cấp tín dụng và tổng các khoản cấp tín dụng đối với một khách hàng vượt 10% vốn tự có của NHNT đều phải trình Hội đồng Quản trị phê duyệt.
- Soạn thảo và ký kết hợp đồng: Phòng QHKH chịu trách nhiệm soạn thảo các hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ chữ ký trên hợp đồng theo quy định. Sau khi hoàn tất, CBKH chịu trách nhiệm lập thông báo tác nghiệp chuyển CBRR rà soát và chuyển tiếp phòng QLN để thực hiện nhập dữ liệu.
- Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống và lưu giữ hồ sơ vay an toàn.
- Rút vốn vay: Sau khi tiếp nhận yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, CBKH chuyển tiếp toàn bộ hồ sơ rút vốn vay sang phòng QLN để thực hiện kiểm tra thủ tục rút vốn vay. Trường hợp hồ sơ rút vốn vay hoàn toàn hợp lệ, phòng QLN ký xác nhận trên giấy nhận nợ, đồng thời thông báo phòng quỹ/phòng kế toán để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
Ngoài ra, tuỳ tính chất của từng khoản vay, cấp có thẩm quyền phê duyệt có thể quyết định lựa chọn phòng/bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục rút vốn vay của khách hàng theo một trong ba cách sau: (i) Giao phòng QHKH (ii) Giao phòng QHKH và phòng QLRR (iii) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cả ba trường hợp ngoại lệ nêu trên phải được cấp phê duyệt cho vay chấp thuận và phải được ghi rõ như là một điều kiện rút vốn tại Thông báo tác nghiệp đã được gửi trước đến phòng Quản lý nợ .
- Quản lý, giám sát khoản vay/khách hàng vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ/đột xuất. Mọi bất thường trong quá trình theo dõi giám sát khách hàng, phòng QHKH phải phản ánh với phòng QLRR biết và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp.
Phòng QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với phòng QHKH trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản vay/khách hàng vay có dấu hiệu bất thường, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phòng QLN chịu trách nhiệm hỗ trợ phòng QHKH và phòng QLRR trong việc quản lý và giám sát khoản vay/ khách hàng vay thông qua việc nhắc nhở thực hiện lịch kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra TSBĐ và cung cấp số liệu khai thác được từ hệ thống.
- Điều chỉnh tín dụng: Quy trình điều chỉnh tín dụng được thực hiện tương tự các bước nêu tại mục này.
- Thu hồi nợ vay: Căn cứ lịch trả nợ đến hạn do phòng QLN lập, phòng QHKH chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ (bao gồm cả việc gửi thông báo cho khách hàng). Khi đến hạn trả nợ, Phòng QLN chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.
- Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: Tùy tính chất của từng khoản vay bị quá hạn, phòng QHKH và phòng QLRR phải cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như cắt giảm các chính sách ưu đãi đang áp dụng, yêu cầu bổ sung/bán tài sản thế chấp, ngừng cho vay mới …Trường hợp khoản vay/khách hàng vay có nợ quá hạn kéo dài và gặp nhiều khó khăn, phòng QHKH và phòng QLRR cân nhắc và đề xuất biện pháp chuyển sang phòng QLRR (bộ phận xử lý nợ xấu) chuyên trách theo dõi xử lý.
3.1.2.3. Quy trình đầu tư dự án
- Đối với các chi nhánh không có phòng Đầu tư dự án: Quy trình được thực hiện theo đúng Quy trình cho vay vốn lưu động.
- Đối với các chi nhánh có phòng Đầu tư dự án:
+ Phòng QHKH tiếp nhận và thu thập thông tin liên quan đến khách hàng và nhu cầu vay của khách hàng, đánh giá sơ bộ và lập Báo cáo đề xuất đầu tư dự án.
+ Căn cứ nội dung báo cáo đề xuất đầu tư dự án và các thông tin thu thập được, P.ĐTDA thực hiện thẩm định chi tiết dự án. Các bước quy định tiếp theo được thực hiện tương tự như Quy trình cho vay vốn lưu động đã nêu ở trên (bao gồm các nhiệm vụ quy định đối với P.QHKH và P.QLRR).
+ Các nhiệm vụ quy định đối với P.QLN hoàn toàn tương tự như quy định tại Quy trình cho vay vốn lưu động đã nêu ở trên [5].
3.1.3. Đánh giá về Quy trình tín dụng mới
NHNT là NHTM QD đi tiên phong trong việc triển khai áp dụng mô hình tín dụng mới theo kiến nghị của các chuyên gia nước ngoài trong dự án hỗ trợ kỹ thuật. Trước đây, các bước nằm trong Quy trình tín dụng trên đều do Phòng tín dụng phụ trách, dẫn đến tình trạng CBTD “vừa đá bóng vừa thổi còi”, lãnh đạo Ngân hàng không kiểm soát đuợc rủi ro.
Thực hiện Quy trình tín dụng mới, các bước công việc đi kèm với nghĩa vụ và trách nhiệm của từng cán bộ tham gia vào quy trình tín dụng đều được mô tả rõ ràng, chi tiết. Đây cũng là mô hình đã được các Ngân hàng nước ngoài áp dụng từ lâu và bước đầu đã chứng minh được tính ưu việt hơn hẳn mô hình cũ.
3.2. CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ
3.2.1. Công tác huy động vốn
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của NHNT qua 3 năm 2004 - 2006
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
So sánh (%)
05/04
06/05
1
Tiền gửi của NHNN, TCTD, KBNN
2
4
3
211,98
77,73
2
Tiền gửi của khách hàng
651
777
870
119,34
111,88
- Tiền gửi không kỳ hạn
157
167
191
106,22
114,22
- Tiền gửi có kỳ hạn
466
610
679
131,01
111,23
3
Giấy tờ có giá
26
55
72
209,25
129,77
4
Tiền gửi ký quỹ
2
2
2
88,07
126,57
Cộng
681
837
946
122,98
112,94
Nguồn: Báo cáo Quyết toán 2004, 2005, 2006 của NHNT Huế
Mặc dù hoạt động huy động vốn năm 2006 tại NHNT Huế gặp rất nhiều khó khăn do các NHTMCP liên tục nâng lãi suất, áp dụng các chính sách khuyến mãi với những sản phẩm bán lẻ phong phú, đa dạng nhưng nguồn vốn huy động tại chi nhánh vẫn đạt 946 tỷ đồng, tăng 20,4% so với năm 2005 ( đã loại trừ số dư của chi nhánh Quảng Bình ) và vượt 4,4% so với kế hoạch TW giao.
Do nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng cao và chi nhánh Quảng Bình tách ra hoạt động độc lập nên vốn huy động tại chi nhánh đã đáp ứng được 87% nhu cầu vốn đầu tư tín dụng (năm 2005 là 71%) và giảm vốn vay TW 57%.
Từ năm 2006, chi nhánh đã thực hiện tốt công tác quản trị thanh khoản, quản trị lãi suất để đảm bảo cơ cấu vốn an toàn và hiệu quả; chênh lệch lãi suất cho vay và huy động luôn được quản trị sát sao.
3.2.2. Tổ chức bộ máy và mở rộng mạng lưới
Thực hiện chủ trương của Ban lãnh đạo NHNT về việc cơ cấu lại hệ thống và ứng dụng các phương thức quản lý hiện đại theo thông lệ quốc tế trong khuôn khổ các kiến nghị của tư vấn Dự án hỗ trợ kỹ thuật về mô hình tổ chức, trong năm chi nhánh đã thành lập mới Phòng thanh toán quốc tế và Phòng giao dịch số 2 – Auto Bank trên cơ sở nâng cấp Quầy giao dịch Hùng Vương; sắp xếp lại Phòng tín dụng thành các Phòng quan hệ khách hàng, Phòng quản lý rủi ro và Tổ quản lý nợ.
Công tác nhân sự và đào tạo tiếp tục được chú trọng. Trong năm chi nhánh đã tuyển dụng mới 15 cán bộ; việc bổ nhiệm, điều động cán bộ phù hợp đã phát huy được tính dân chủ, sáng tạo và đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của công việc. Nhiều khoá học cả trong và ngoài nước đã được tổ chức với những nội dung thiết thực.
Tháng 11/2006, chi nhánh cấp 2 Quảng Bình đã được tách ra thành chi nhánh cấp 1 theo tinh thần Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN của NHNN; việc bàn giao được tiến hành đầy đủ và chính xác, không ảnh hưởng đến hoạt động của cả hai đơn vị.
3.2.3. Hoạt động công nghệ và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng
Sau khi áp dụng mô hình tín dụng mới đã có tác động hữu hiệu đối với các mặt cụ thể như:
- Công nghệ thông tin đã thực sự bám sát và hỗ trợ đắc lực cho việc chuyển đổi mô thức quản trị kinh doanh của Ngân hàng cũng như việc tận dụng tối đa khả năng về cơ sở hạ tầng CNTT để cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cũng như nâng cao chất lượng của các sản phẩm hiện có nhằm tiếp tục duy trì sự khác biệt cho NHNT và nâng cao khả năng quản trị hệ thống.
- Từ năm 2006 chi nhánh đã phát hành được một số loại thẻ mới như : Vietcombank MTV MasterCard, Vietcombank SG24 và phát triển dịch vụ thương mại điện tử V-CBP.
- Việc liên kết với các đối tác trong và ngoài nước với một loạt các chương trình hợp tác với Visa, MasterCard, AmericanExpress và Vietnam Airline, China Union Pay (CUP) đã đánh dấu một bước tiến của NHNT.
Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã triển khai thành công khá nhiều các sản phẩm nhằm gia tăng tiện ích sử dụng cho khách hàng như E-Bank, i-Banking, SMS-Banking…được khách hàng đón nhận và đánh giá cao.
3.2.4. Công tác kiểm tra nội bộ
Công tác kiểm tra nội bộ được chú trọng tăng cường đã góp phần quan trọng nâng cao ý thức của cán bộ tác nghiệp trong việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ; nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro thông qua việc rà soát và phát hiện những bất cập trong quy chế, quy trình.
Bên cạnh đó, Phòng kiểm tra nội bộ đã tích cực phối hợp với các phòng, ban chỉnh sửa các kiến nghị của các Đoàn thanh tra, kiểm tra, làm tốt nhiệm vụ tham mưu về mặt pháp lý cũng như chuyên môn nghiệp vụ cho Ban Giám đốc và các phòng, ban.
3.3. THỰC TRẠNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HUẾ
3.3.1. Dư nợ đầu tư tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Huế tại địa bàn Thừa Thiên Huế
Dư nợ cho vay của NHNT Huế đến 31/12/2006 chiếm tỷ lệ 23,76% dư nợ trên địa bàn và chiếm 1,7% dư nợ của toàn hệ thống NHNT.
Bảng 3.2: Tình hình dư nợ của các Ngân hàng trên địa bàn TT.Huế
Đơn vị: Tỷ đồng
STT
Ngân hàng
2004
2005
2006
So sánh(%)
Dư nợ
Dư nợ
Dư nợ
05/04
06/05
I
Khối NHTM QD
3,623
3,553
3,556
0,98
1
1
VBARD
1,279
1,262
1,529
0,99
1,21
2
NHNT Huế
1,214
1,178
1,084
0,97
0,92
3
ICB TTHuế
631
698
563
1,11
0,81
4
ICB Phú Bài
99
5
BIDV
499
415
281
0,83
0,68
II
Khối NHTM CP
125
348
567
2,78
1,63
6
Sacombank
125
192
255
1,54
1,33
7
VPBank
73
130
1,78
8
ACB
35
94
2,69
9
Saigonbank
28
10
AEB
48
60
1,25
III
Khác
347
376
439
1,08
1,17
11
NH Chính sách
328
357
418
1,09
1,17
12
Quỹ TD
19
19
21
1
1,11
Tổng dư nợ
4,095
4,277
4,562
1,04
1,07
Nguồn: Báo cáo tổng kết 2004, 2005, 2006 của NHNN Thừa Thiên Huế
Nhận xét :
Phần doanh số cho vay và doanh số thu nợ tại báo cáo của NHNN Thừa Thiên Huế tổng hợp không chính xác tại phần hạch toán luỹ kế chuyển và thu nợ quá hạn nên không đủ cơ sở để
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02 Gi7843i php nng cao ch7845t l4327907ng ho7841t 2737897ng tamp.doc