Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

MỤC LỤC

Lời mở đầu .1

Chương I: Lí luận chung về chất lượng phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng thương mại

1.1 Phân tích tài chính khách hàng của NHTM . .2

1.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp .2

1.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính khách hàng trong NHTM 3

1.1.3 Thông tin và phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng5

1.1.3.1 Thông tin sử dụng .5

1.1.3.2 Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng 9

1.1.4 Nội dung phân tích tài chính khách hàng 11

1.1.4.1 Phân tích các tỉ lệ tài chính .11

1.1.4.2 Phân tích báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp 21

1.1.4.3 Dự báo về bảng cân đối kế toán và báo cáo nguồn vốn và sử dụng vốn 22

1.2 Chất lượng phân tích tài chính khách hàng 22

1.2.1 Quan điểm về chất lượng phân tích tài chính khách hàng .22

1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phân tích tài chính khách hàng .23

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng.27

1.2.3.1 Nhân tố chủ quan 27

1.2.3.2 Nhân tố khách quan 30

Chương II: Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Hà Nội NHTMCP Á Châu

2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu .32

2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển 32

2.1.2 Hoạt động chủ yếu và khách hàng của ngân hàng 34

2.1.3 Cơ cấu tổ chức .36

2.1.4 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua 39

2.2 Thực trạng chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại ACB Hà Nội .44

2.2.1Qui trình cho các DN vay vốn và thẩm định tài chính khách hàng .44

2.2.1.1 Qui trình cấp tín dụng cho doanh nghiệp .45

2.2.1.1.1 Bộ hồ sơ vay 45

2.2.1.1.2 Nội dung tờ trình thẩm định khách hàng xin vay vốn .46

2.2.1.2 Qui trình phân tích tài chính .48

2.2.1.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính và rủi ro .49

2.2.1.2.2 Nhu cầu vốn 50

2.2.1.2.3 Chấm điểm tín dụng 51

2.2.2 Thẩm định tài chính khách hàng mẫu .51

2.3 Đánh giá về chất lượng phân tích tài chính khách hàng .56

2.3.1 Kết quả đạt được 56

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 59

Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng .61

3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng .62

3.2.1 Hòan thiện nội dung phân tích .62

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 64

3.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . .65

3.2.4 Rút ngắn thời gian xét duyệt . . .67

3.2.5 Nâng cao hệ thống cơ sở trang thiết bị công nghệ thông tin .67

3.2 Kiến nghị .69

3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước . .69

3.2 Kiến nghị với các Bộ ngành có liên quan khác .70

Kết luận .72

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1803 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ngân hàng đều tồn tại ở một mức nào đó, tuy nhiên mức cao hay thấp là còn tùy thuộc vào chất lượng phân tích tài chính khách hàng. Tỉ lệ này phản ánh khả năng thanh toán của khách hàng, và nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Nếu tỉ lệ này quá cao sẽ gây ảnh hưởng xấu tới khả năng thanh toán của ngân hàng, có thể dẫn tới phá sản cho ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng thương mại có xu hướng quản lí tình trạng này bằng một tỉ lệ có thể chấp nhận được. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính khách hàng 1.2.3.1 Nhân tố chủ quan Những nhân tố chủ quan tác động tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng đó là quan điểm của bản thân ban lãnh đạo ngân hàng, trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng, công nghệ, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nguồn thông tin mà ngân hàng có thể khai thác, và sự phối hợp giữa các cán bộ, bộ phận trong ngân hàng. Nhân tố chính quyết định tới chất lượng phân tích tín dụng nói riêng và chất lượng phân tích nói riêng đó chính là quan điểm của lãnh đạo ngân hàng. Đây là những người hoạch định chính sách hoạt động, phát triển lâu dài của ngân hàng, tất cả những tiêu chí đánh giá chât lượng phân tích tài chính đều xuất phát từ chính sách, qui định, yêu cầu và đánh giá của lãnh đạo ngân hàng. Việc ra quyết định tín dụng phụ thuộc chủ yếu vào kết quả phân tích tín dụng của cán bộ tín dụng, song song với đó cần có chính sách quan tâm tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng bởi đây là cơ sở đưa tới những quyết định đúng đắn, kịp thời. Để nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng, nhà quản trị có thể sử dụng những chính sách như: động viên khen thưởng những cán bộ tín dụng có kết quả làm việc tốt, thiết lập những qui trình phân tích tín dụng khoa học, hợp lí, trang bị hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến… nếu việc cho vay không phụ thuộc nhiều vào kết quả phân tích tín dụng thì chất lượng phân tích sẽ không được quan tâm đầu tư, cải tiến. Trình độ của cán bộ phân tích cũng là một nhân tố có tính quyết định tới chất lượng phân tích tài chính khách hàng. Để có chất lượng phân tích tốt cần những cán bộ am hiểu chuyên môn, phải biết đọc và hiểu các báo cáo tài chính, có vốn hiểu biết xã hội nhất định, khi tiến hành phân tích một khách hàng cụ thể nào đó thì cần phải hiểu biết cụ thể và chi tiết về ngành nghề kinh doanh, tập quán kinh doanh, phương pháp hạch toán kế toán của khách hàng. Hơn thế nữa cán bộ phân tích tín dụng cũng cần có sự nhanh nhạy và khéo léo trong nghề nghiệp khi xử lí những tình huống tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để khai thác thông tin chính xác, đầy đủ. Một nhân tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động phân tích tài chính đó là hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng. Trong thời đại phát triển như ngày nay thì công nghệ thông tin giúp ích rất nhiều cho mọi hoạt động đặc biệt là hoạt động phân tích tài chính, đó cũng là yếu tố góp phần tạo khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng. Nếu ngân hàng có một hệ thống công nghệ thông tin tốt thì sẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phân tích tài chính, giảm thời gian phân tích, nhân viên phân tích có thể sử dụng cơ sở dữ liệu của ngân hàng để tham chiếu một số chỉ tiêu trung bình ngành, với những doanh nghiệp có qui mô tương tự từ đó giúp có kết quả tính toán, nhận xét chính xác hơn. Hệ thống thông tin là rất quan trọng trong hoạt động phân tích, nó không chỉ mang lại nhiều thông tin từ nhiều nguồn, mà còn giúp ngân hàng lưu trữ những thông tin cần thiết về khách hàng, và nhiều loại thông tin khác có liên quan, cung cấp những chương trình xử lí với thời gian nhanh chóng, giảm áp lực và sự phức tạp nếu phải xử lí các số liệu tài chính theo những cách thông thường. Chất lượng nguồn thông tin mà ngân hàng có thể khai thác có ảnh hưởng tới kết quả phân tích tài chính. Nếu thông tin không chính xác thì không thể cho ra những kết quả phân tích chính xác và từ đó gây nên những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Chất lượng nguồn thông tin có chính xác cập nhật hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính trung thực của nguồn cung cấp thông tin, đó là khách hàng, là các báo đài, hệ thống thông tin đại chúng, khả năng tìm kiếm thông tin của chính cán bộ ngân hàng… Hoạt động tín dụng của ngân hàng là kết quả của sự phối hợp giữa nhiều bộ phận trong ngân hàng. Phân tích tài chính khách hàng cũng vậy chất lượng của nó cũng phụ thuộc vào sự phối kết hợp giữa các cán bộ tín dụng. Nếu ngân hàng hoạt động trên cơ sở chuyên môn hóa cao thì chất lượng phân tích có thể đạt kết quả tốt do mỗi một cán bộ chuyên trách một nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm trong khi xử lí công việc, điều này giúp nâng cao chất lượng phân tích khách hàng. 1.2.3.2 Nhân tố khách quan Để đạt được chất lượng tốt trong phân tích tài chính khách hàng, không chỉ phụ thuộc vào những nhân tố bên trong ngân hàng, mà nó cũng còn phụ thuộc vào sự hợp tác của khách hàng đối với ngân hàng. Đối tượng của phân tích tài chính là những báo cáo tài chính của khách hàng do chính khách hàng cung cấp, nên muốn làm sáng tỏ tình hình tài chính của khách hàng thì nhất thiết phải có sự cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác từ phía khách hàng. Tính trung thực của bộ hồ sơ vay vốn là nhân tố quyết định tới kết quả của hoạt động phân tích tín dụng, ngay từ đầu nếu khách hàng có thiện chí cung cấp đầy đủ thông tin chính xác và đầy đủ cho cán bộ tín dụng, sẽ giúp cho quá trình phân tích diễn ra nhanh chóng thuận lợi hơn. Nó không những giảm thiểu, rút ngắn thời gian, chi phí mà còn giúp khách hàng tạo niềm tin với ngân hàng, từ đó giúp khách hàng được khoản tài trợ nhanh nhất có thể. Thông thường các doanh nghiệp đều có chính sách bảo mật thông tin, nhưng để phân tích tài chính thì ngân hàng lại cần có những thông tin trung thực của doanh nghiệp để có thể đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có xu hướng bảo mật thông tin cao thì sẽ gây khó khăn cho cán bộ ngân hàng trong quá trình cung cấp, tìm kiếm thông tin, từ đó gây nên khó khăn cho hoạt động phân tích tài chính. Với những doanh nghiệp có chính sách bảo mật thông tin cao thì việc tìm kiếm thông tin chính xác về doanh nghiệp từ những nguồn bên ngoài doanh nghiệp cũng sẽ rất hạn chế và khó khăn. Những nhân tố khách quan khác cũng góp phần ảnh hưởng tới kết quả phân tích tài chính như: những nguyên nhân do môi trường pháp lí, qui định của các bộ ban ngành có liên quan tới ngân hàng, và cả khách hàng. Hệ thống chuẩn mực kế toán, các chỉ tiêu tài chính trong các báo cáo tài chính… hay môi trường kinh tế xã hội nói chung, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, tính chất đơn giản hay phức tạp của ngành lĩnh vực mà khách hàng đang sản xuất kinh doanh, sự biến động chung của nền kinh tế, chu kì kinh tế, tình hình xã hội bất ổn hay ổn định, sự ổn định hay biến động của những thị trường khác có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và của cả ngân hàng như thị trường nguyên liệu đầu vào, thị trường lao động, thị trường chứng khoán…Tất cả những nhân tố đó đều góp phần ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính, gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng tới việc khai thác xử lí thông tin, tới quan điểm nhận thức của những người có liên quan tới quá trình phân tích tài chính… từ đó nó ảnh hưởng tới chất lượng phân tích. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH HÀ NỘI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU 2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại Á Châu 2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu được thành lập theo giấy phép số 0032/NHGP do Ngân hàng nhà nước cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do UBND TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/06/1993 ACB chính thức đi vào hoạt động, hội sở chính tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay vốn điều lệ của ACB đạt 1100,047 tỉ đồng tính đến thời điểm 14/02/2006. Mạng lưới kênh phân phối của ACB bao gồm 80 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Tại TP Hồ Chí Minh có 26 chi nhánh và 19 phòng giao dịch. Tại khu vực phía bắc: có tất cả 6 chi nhánh, 19 phòng giao dịch tại Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh. Khu vực miền trung có 6 chi nhánh và 2 phòng giao dịch ở Đà Nẵng, Đăklăk, Khánh Hòa, Hội An và Huế. Có 4 chi nhánh ở khu vực miền Tây Nam Bộ: Long An, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau. Miền Đông Nam Bộ có 3 chi nhánh và 3 phòng giao dịch ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. Hiện nay ngân hàng có trên 5584 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của trung tâm thẻ ACB, 360 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. Hệ thống ACB có 2 công ty trực thuộc đó là: Công ty chứng khoán ACBS và công ty quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu ACBA. Có 2 công ty liên kết: công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ ngân hàng Á Châu ACBD, công ty cổ phần địa ốc ACB (ACBR). Ngoài ra ACB còn liên doanh thành lập công ty cổ phần Sài Gòn kim hoàn ACB-SJC. Chi nhánh Hà Nội của ngân hàng TMCP Á Châu được chính thức khai trương ngày 14/12/1993 tại địa chỉ 84-86 Bà Triệu. Hiện nay chi nhánh thực hiện tương đối đầy đủ các nghiệp vụ của ngân hàng. Tính đến ngày 30/9/2006 ACB có tổng số 2.722 nhân viên nghiệp vụ. Cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ngân hàng. Hai năm 1998, 1999 ACB được công ty tài chính quốc tế IFC tài trợ một chương trình hỗ trợ kĩ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do ngân hàng Far East Bank and Trust Company của Philippin thực hiện. Trong 2 năm 2002, 2003 các cấp điều hành đã tham gia khoá học về quản trị ngân hàng của trung tâm đào tạo ngân hàng (Bank Training Center). Qui trình nghiệp vụ của ngân hàng được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch của ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ TCBS, có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lí giao dịch theo thời gian thực. ACB còn là thành viên của hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn thế giới, đảm bảo phục vụ khách hàng trên toàn thế giới trong suốt 24 giờ mỗi ngày. ACB sử dụng dịch vụ tài chính Reuteurs gồm Reuteurs Monitor cung cấp mọi thông tin tài chính và Reuteurs Dealing System công cụ mua bán ngoại tệ. Chiến lược của ngân hàng là cạnh tranh bằng sự khác biệt hoá, định hướng ngân hàng bán lẻ hướng tới khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện nay, 30% cổ phần của ngân hàng do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ bao gồm: Connaught Investors, Dragon Financial Holding Ltd, công ty Tài chính quốc tế IFC của World Bank, và Standard Chartered Bank. Standard Chartered Bank hiện là đối tác chiến lược của ngân hàng. Ngân hàng là thành viên của các tổ chức thẻ Visa và MasterCard. Kiểm toán độc lập PriceWaterhouseCooper (PWC). Bắt đầu từ năm 2001 tổ chức Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004 Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là hạng D và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T. 2.1.2 Hoạt động chủ yếu và khách hàng của ngân hàng Sản phẩm dịch vụ chính của ngân hàng bao gồm: Huy động vốn tiền gửi của khách hàng bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Sử dụng vốn: cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng. Các dịch vụ trung gian: thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng. Kinh doanh ngoại tệ và vàng. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Tuyên bố mục tiêu của ngân hàng: Ngân hàng Á Châu luôn phấn đấu thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chuyên môn cao. Với định hướng đa dạng hóa sản phẩm và hướng đến khách hàng, để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, ACB hiện đang thực hiện đầy đủ các chức năng của một ngân hàng bán lẻ. Danh mục sản phẩm của ACB rất đa dạng tập trung vào các phân đoạn khách hàng mục tiêu bao gồm cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi thực hiện tái cấu trúc việc đa dạng hóa sản phẩm và phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục. Các sản phẩm của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến. có độ an toàn và bảo mật cao. Trong huy động vốn, ACB cũng là một trong những ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả nội tệ, ngoại tệ và vàng thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm của ACB rất đa dạng phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức. ACB là ngân hàng đầu tiên đưa ra sản phẩm tiết kiệm ngoại tệ có dự thưởng trị giá cao nhất của giải thưởng lên tới 350 triệu đồng, hình thức này đã thu hút mạnh nguồn vốn từ dân cư và tạo nên sự khác biệt rất lớn cho ACB vào những năm 1999-2000. Với uy tín, thương hiệu, tính tích hợp của sản phẩm cùng với mạng lưới phân phối trải rộng sức hút của ACB đã tạo nên tốc độ tăng trưởng rất cao, ngân hàng có điều kiện phát triển nhanh về qui mô, gia tăng khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh, ngày đang tiến gần tới qui mô của các ngân hàng thương mại nhà nước. Các sản phẩm của ACB rất phong phú, nhất là khách hàng cá nhân. Ngân hàng đi đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cung cấp các dịch vụ tín dụng cá nhân như cho vay mua góp nhà, nền nhà, sửa chữa nhà, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay tín chấp dựa trên thu nhập của người vay, cho vay du học… các dịch vụ ngân hàng ACB có hàm lượng công nghệ thông tin cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu của khách hàng trong từng thời kì. Là một ngân hàng bán lẻ, ACB cũng cung cấp một danh mục đa dạng các sản phẩm ngân quĩ và thanh toán. Với công nghệ thông tin hiện đại các dịch vụ thanh toán chuyển tiền được xử lí nhanh chóng chính xác và an toàn với nhiều tiện ích đi kèm. Thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và vàng là những mảng kinh doan truyền thống của ngân hàng từ nhiều năm nay. ACB đang từng bước giới thiệu các sản phẩm phái sinh cho thị trường gồm: mua bán ngoại tệ giao ngay hoặc có kì hạn, quyền chọn mua bán ngoại tệ và vàng. ACB cũng là ngân hàng tiên phong trong hợp tác với các công ty bảo hiểm AIA và Prudential để đưa ra sản phẩm liên kết là dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua ngân hàng. Khách hàng mục tiêu của ACB chủ yếu là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có lịch sử hoạt động trong các ngành kinh tế không quá nhạy cảm với các biến động kinh tế- xã hội. Địa bàn hoạt động của ngân hàng là những nơi khách hàng mục tiêu đang sống và làm việc, chủ yếu tập trung ở các đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung… Quản lí rủi ro và từ đó tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo toàn vốn cho cổ đông là một trong các vấn đề mà ACB đặc biệt quan tâm. Các loại rủi ro trong ngân hàng được phân loại thành: rủi ro tín dụng, rủi ro điều hành và rủi ro thị trường bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối. Để quản lí các loại rủi ro nói trên tổ chức quản lí rủi ro của ngân hàng được bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh phòng giao dịch trên toàn quốc. Hội đồng tín dụng là cơ quan quản lí rủi ro tín dụng, hội đồng ALCO quản lí rủi ro thị trường. Phòng quản lí rủi ro ở Hội sở có chức năng tổng hợp phân tích tình hình hoạt động hàng ngày của ACB để hỗ trợ ban điều hành và hội đồng ALCO trong việc quản lí rủi ro thị trường. Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ có chức năng giám sát sự tuân thủ các qui định của pháp luật và góp phần nâng cao chất lượng quản lí rủi ro ở ACB. 2.1.3 Cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức ngân hàng Á Châu gồm có 7 khối: khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng doanh nghiệp, ngân quĩ, phát triển kinh doanh, giám sát điều hành, quản trị nguồn lực và công nghệ thông tin, có 4 ban: Kiểm tra- kiểm soát nội bộ, chiến lược, đảm bảo chất lượng, chính sách và quản lí tín dụng và 2 phòng: phòng quan hệ quốc tế và thẩm định tài sản( trực thuộc Tổng giám đốc). Ngân hàng ACB đã thiết lập một cơ cấu quản trị điều hành phù hợp với tiêu chuẩn tổ chức, điều hành và hoạt động của một ngân hàng thương mại (theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000của Chính phủ và các hướng dẫn về tổ chức hoạt động của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và nhân dân. Hội đồng quản trị của ACB gồm có 8 thành viên và không tham gia điều hành trực tiếp. Hội đồng họp định kì hàng quí để thảo luận các vấn đề liên quan tới hoạt động của ngân hàng. Hội đồng có vai trò xây dựng định hướng chiến lược tổng thể và định hướng hoạt động lâu dài cho ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho ban điều hành. Hội đồng quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của ban điều hành thông qua các hội đồng và ban chuyên môn do hội đồng quản trị thành lập như ban kiểm tra- kiểm soát nội bộ, hội đồng tín dụng, hội đồng quản lí tài sản Nợ và tài sản Có, hội đồng đầu tư… Ban điều hành gồm có tổng giám đốc điều hành chung và 8 phó tổng giám đốc phụ tá việc cho tổng giám đốc. Ban điều hành có chức năng: cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra thông qua các kế hoạch và phương án kinh doanh, đồng thời tham mưu cho hội đồng quản trị các vấn đề mang tính chiến lược và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng. Ban kiểm tra - kiểm soát nội bộ được chính thức thành lập vào ngày 13/3/1996 nhiệm vụ chính của ban kiểm tra kiểm soát nội bộ là kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc hệ thống ACB về sự tuân thủ pháp luật, các văn bản pháp lí, các qui chế thể lệ của qui trình nghiệp vụ ngân hàng do nhà nước ban hành cũng như của riêng ACB. Thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ sẽ đánh giá được chất lượng điều hành hoạt động của từng đơn vị từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục yếu kém còn tồn tại, đề phòng rủi ro nếu có. Từ năm 1995, hội đồng tín dụng đã được thành lập, đây là cơ quan cao nhất về quản lí hoạt động tín dụng của ACB, thực hiện xét duyệt phân phối nguồn vốn tín dụng cho các thành phần, khu vực kinh tế, ấn định hạn mức tín dụng cho các ban tín dụng chi nhánh, quyết định việc cho vay của ngân hàng đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước, quyết định về chuẩn mực tín dụng, giám sát chất lượng tín dụng và xem xét giải quyết các vấn đề khác có liên quan tới hoạt động tín dụng. Hội đồng tín dụng ra quyết định theo nguyên tắc nhất trí. Hội đồng quản lí đầu tư được chính thức thành lập vào ngày 11/01/1996. Hiện nay hội đồng có 10 người là thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, trưởng ban pháp chế và giám đốc đầu tư. Nhiệm vụ chính là xem xét tính hiệu quả của dự án đầu tư mà ACB quan tâm, ra quyết định đầu tư, xem xét và ra quyết định đến hoạt động đầu tư. Hội đồng quản lí tài sản Nợ và tài sản Có thành lập ngày 05/07/1997. Hiện hội đồng có 11 người là thành viên hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, giám đốc khối. Nhiệm vụ của hội đồng là xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lí tài sản Nợ và tài sản Có kịp thời và hiệu quả, quản lí khả năng thanh toán và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ, qui định mức dự trữ thanh khoản và quản lí rủi ro lãi suất, quyết định cấu trúc vốn và nguồn vốn, chính sách lãi suất và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho ngân hàng các vấn đề về chiến lược quản lí và phát triển nguồn nhân lực để phát huy cao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của ngân hàng. Trong 7 khối của ngân hàng lại được chia thành các phòng ban trực thuộc. Trong khối khách hàng cá nhân bao gồm: Phòng huy động vốn và dịch vụ tài chính cá nhân, Phòng kinh doanh, Phòng tín dụng, Phòng ngân hàng điện tử, Phòng phân tích tín dụng. Khối khách hàng doanh nghiệp có Phòng phân tích tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng phân tích sản phẩm và khách hàng, bộ phận bao thanh toán. Khối ngân quĩ có Phòng kinh doanh vốn, Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng kinh doanh vàng, Phòng quản lí quĩ. Khối Phát triển kinh doanh có các phòng: Phòng hỗ trợ và phát triển chi nhánh, Phòng Marketing, Phòng nghiên cứu thị trường, và trung tâm chuyển tiền nhan ACB-Western Union. Khối giám sát điều hành có Phòng kế toán, Phòng quản lí rủi ro, Phòng tổng hợp, Ban pháp chế, Bộ phận giám sát và quản lí danh mục đầu tư. Khối quản trị nhân lực có Phòng nhân sự, Phòng hành chính, Trung tâm đào tạo. Khối công nghệ thông tin gồm: Phòng kĩ thuật công nghệ thông tin, Phòng hệ thống công nghệ thông tin, Phòng phát triển công nghệ thông tin, Phòng kĩ thuật thẻ, Trung tâm dịch vụ khách hàng tổng đài 247. Tất cả các phòng ban trung tâm đều có liên hệ trực tiếp với các phòng giao dịch, chi nhánh, trung tâm thẻ, cũng như chịu sự quản lí điều hành từ Hội sở chính. 2.1.4 Kết quả kinh doanh trong thời gian qua Hoạt động chính của ngân hàng Á Châu là hoạt động huy động và cho vay. Nguồn vốn huy động của ACB trong những năm qua tăng cao, tính đến cuối năm 2004 là 14.353.766 triệu đồng, đến 31/12/2005 là 22.341.236 triệu đồng và tính tới thời điểm 30/9/2006 tổng vốn huy động đạt được 31.670.517 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn ở mức cao, đạt 46,2% trong năm 2004, 55,65% trong năm 2005 và đạt 41,76% trong 9 tháng đầu năm 2006. Như vậy chúng ta có thể thấy rằng hoạt động huy động của ngân hàng đang tăng trưởng liên tục tăng và mức tăng khá ổn định, nguyên nhân là do ngân hàng đã liên tục triển khai những sản phẩm huy động mới, có sức thu hút mạnh mẽ tới dân chúng là chủ yếu, mặt khác khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng cũng không ngừng tăng do hoạt động giao dịch tại ngân hàng khá đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện. Bảng 1: HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 30/09/2006 Tiền vay từ NHNN 68670 967312 49000 Tiền gửi và tiền vay từ các TCTD trong nước 1000806 1123575 2131696 Vốn nhận từ Chính phủ, TCQT và các TC khác 243950 265428 260712 Tiền gửi của KH 13040340 19984920 29229109 Tổng vốn huy động 14353766 22341236 31670517 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004,2005 và đến ngày 30/9/2006 Trong các năm qua hoạt động tín dụng của ACB luôn đạt mức tăng trưởng tốt, tính đến 30/9/2006 tổng dư nợ cho vay đạt 14.464 tỉ đồng tăng 51,25% so với cuối năm 2005. Các sản phẩm tín dụng của ACB khá đa dạng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng mới như cho vay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinh hoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, mua xe, cho vay du học, cho vay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán… Sản phẩm tín dụng của ACB thường không phải là những sản phẩm tín dụng đơn thuần mà đi kèm với nó là các dịch vụ tiện ích giúp khách hàng có thể có rất nhiều sự lựa chọn khi vay ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng cao nhưng vẫn đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động tín dụng, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ luôn dưới 1% là do ngân hàng có chính sách tín dụng hợp lí. Các chỉ tiêu xem xét cấp tín dụng được lượng hóa, tiêu chuẩn hóa giúp nhân viên tín dụng và hội đồng tín dụng có được cơ sở tham chiếu thống nhất và từ đó đưa ra những quyết định tín dụng đúng đắn. Bảng 2: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TOÀN ACB Đơn vị: Triệu đồng Năm 2001 2002 2003 2004 2005 30/9/2006 Dư nợ 2.788 3.908 5.396 6.760 9.563 14.464 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004,2005 và đến ngày 30/9/2006 Bảng 3: CHI PHÍ Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006 Lương và cphí liên quan 71,035 108,538 132,044 Chi phí khấu hao 17,874 25,520 30,588 Chi phí hoạt động khác 93,064 157,255 147,431 Tổng chi phí kinh doanh 181,973 291,313 310,063 Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004, 2005 và đến ngày 30/9/2006 Bảng 4: THU NHẬP Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 30/9/2006 Thu nhập tín dụng 350,295 73,65% 514,265 74,79% 576.092 73,11% Thu nhập phi tín dụng 125,343 26,35 173,389 25,21 211,851 26,89 Tổng thu nhập 475,638 100% 687.654 100% 787.943 100% Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất ACB năm 2004, 2005 và đến ngày 30/9/2006 Bảng 5: DƯ NỢ CHO VAY-VND CỦA CHI NHÁNH ACB HÀ NỘI Đơn vị: Triệu VND STT Thành phần kinh tế DƯ NỢ 2006 2005 2004 I Các khoản nợ trong hạn 883158 257052 146063 1 DNNN 22874 17419 2 Cty CP, TNHH 145902 63999 41084 3 DN tư nhân 1994 866 1125 4 HTX 0 0 5 DN liên doanh 0 23 6 DNnước ngoài đtư tại VN 9055 35870 7 Các đối tượng khác 712477 165710 67960 II Các khoản nợ quá hạn 1714 28616 241 1 DNNN 1255 2 Cty CP, TNHH 3 DN tư nhân 4 HTX 5 DN liên doanh 6 DN nước ngoài đtư tại VN 7 Các đối tượng khác 459 28616 241 III Tổng cộng 884872 257081 146304 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp chi nhánh ACB Hà Nội Bảng 6: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 30/ 9/2006 Tổng tài sản 15.419.534 24.272.864 38.177.588 Tổng vốn huy động 14.353.766 22.314.236 31.670.517 Tổng dư nợ 6.759.675 9.563.198 14.464.327 Tổng thu nhập kinh doanh 475.638 687.654 787.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc- Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính khách hàng tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi nhánh Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan