MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 3
I. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 3
1. Khái niệm về kinh tế ngoài quốc doanh 3
2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở nước ta hiện nay 4
3. Vai trò của kinh tế ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế nước ta 7
II. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 10
1. Tín dụng ngân hàng 10
2. Phân loại tín dụng ngân hàng 12
3. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh 14
III. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH 16
1. Quan điểm về chất lượng tín dụng ngân hàng 16
2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng 17
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng. 21
4. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh trong giai đoạn hiện nay 26
5. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng 27
CHƯƠNG II 29
TÌNH HÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 29
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 29
1. Giới thiệu chung 29
2. Cơ cấu tổ chức 30
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT hoàn kiếm một vài năm vừa qua 32
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 36
1. Về cơ cấu tín dụng 36
2. Về chất lượng tín dụng. 39
3. Những biện pháp đã và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc nói riêng tạI NHCT Hoàn Kiếm 46
III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM 48
1. Những kết quả đạt được 48
2. Hạn chế và nguyên nhân 50
CHƯƠNG III 54
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI THÀNH PHẦN KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NHCT HOÀN KIẾM 54
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG TRONG NĂM TỚI 54
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 56
1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án. 57
2. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay 58
3. Đổi mới cơ chế cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. 59
4. Chủ động giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi 64
5. Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro. 66
6. Quy trách nhiệm trong quan hệ tín dụng. 69
7. Coi trọng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. 69
III. KIẾN NGHỊ 71
1. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 71
2. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương trung ương. 73
3. Kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước. 73
4. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
MỤC LỤC 79
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phận như: tín dụng, kế toán, báo sổ, huy động vốn, chuyển tiền. Phòng Giao dịch Đồng Xuân cho vay tư thương là chủ yếu. Mọi phát sinh ở phòng được đưa về trung tâm vào cuối ngày.
· Phòng Kiểm soát: Phòng Kiểm soát có thể thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra hoạt động của tất cả các phòng ban về tính hợp pháp, hợp lệ trong hoạt động đồng thời phối hợp kiểm soát với đoàn kiểm soát Trung ương khi cần thiết.
· Phòng Kho quỹ: Phòng này thực hiện dự trữ tiền mặt, thu chi tiền mặt, chuyển tiền (đến Ngân hàng Nhà nước, kho bạc Nhà nước), thu chi nội bộ của Ngân hàng. Mọi phát sinh ở phòng phải được cân dối, lên sổ quỹ mỗi ngày.
3. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT hoàn kiếm một vài năm vừa qua
Năm 2002 là năm mà các hoạt động của chi nhánh đều đạt kết quả tốt, các chỉ tiêu đều hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng khá cao so với năm trước. Kết quả đó khẳng định hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang có những bước tiến vững chắc. Tuy nhiên khi xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của một ngân hàng ta phải xem xét nó trong một khoảng thời gian nhất định để có thể có được cái nhìn tổng quát về hoạt động của ngân hàng.
· Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho những hoạt động tiếp theo của quá trình kinh doanh ngân hàng. Nó thu gom toàn bộ số tiền nhàn rỗi từ nhỏ đến lớn của nền kinh tế. Nhờ có hoạt động huy động vốn mà ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác. Với 11 quỹ tiết kiệm bố trí trên địa bàn quận một cách hợp lý, đội ngũ cán bộ với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo đã thu hút thêm khách hàng ngày càng nhiều. Chúng ta có thể thấy điều này qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn 2000 - 2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
%
ST
%
ST
%
1.Tổng NV
2.082.533
3.502.015
4.700.000
2. Phân loại theo dân cư
- Tiền gửi DC
510.686
24,52
620.345
17,71
622.227
13,24
- Tiền gửi DN
291.847
14,01
381.670
10,9
1.577.773
33,57
- Vay
1.280.000
61,47
2.500.000
71,39
2.500.000
53,19
3.Phân loại theo kỳ hạn
- Có kỳ hạn
968.378
46,5
1.414.814
40,4
1.941.100
41,3
- Không kỳ hạn
1.114.155
53,5
2.087.201
59,6
2.758.900
58,7
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm).
Năm 2002, ngân hàng đã huy động được tổng số vốn là 4.700.000 triệu đồng, tăng 34,2% so với năm 2001,và vượt 5,2% so với kế hoạch đặt ra. Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm, điều này không có nghĩa là ngân hàng giảm quan hệ với đối tượng khách hàng này mà là tiền gửi của các doanh nghiệp vào ngân hàng ngày lớn. Về tính chất nguồn vốn, ta thấy tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn khá lớn, đây là phần tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp, do đó đã gây cho ngân hàng một số khó khăn trong việc sủ dụng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Là một ngân hàng có thế mạnh về huy động vốn trong hệ thống cùng với tốc độ tăng trưởng ổn định qua các năm, ngân hàng công thương Hoàn Kiếm có đủ khả năng để đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời chuyển vốn về NHCT Việt nam góp phần điều hoà vốn toàn hệ thống và tham gia thị trường vốn.
· Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 2:Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2000- 2002
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
%
ST
%
ST
%
1. Tổng dư nợ
547.351
620.111
750.955
2. Phân theo thời gian
- Ngắn hạn
395.308
72,22
409.648
66,06
355.764
47,37
- Trung dài hạn
152.043
27,78
210.463
33,94
395.191
52,63
3. Phân theo thành phần kinh tế
- Quốc doanh
334.569
61,13
393.750
63,5
518.192
69
- Ngoài QD
212.782
38,87
226.361
36,5
232.763
31
4. Phân theo loại tiền
- Nội tệ
449.681
82,16
475.170
76,63
640.398
85,28
- Ngoại tệ
97.670
17,84
144.941
23,37
110.557
14,72
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm).
Thực hiện kế hoạch phát triển nghiệp vụ cho vay và bảo lãnh với các khách hàng có sức cạnh tranh lớn, tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng kinh doanh các mặt hàng thông thường, chủ động thâm nhập vào thị trường cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2002, tổng dư nợ cho vay đạt 750.955 triệu đồng, tăng 21.2% so với năm trước.
Trong năm không phát sinh nợ quá hạn, vốn tín dụng được đầu tư an toàn, hiệu quả cho các nghành kinh tế trọng điểm như: Than, Điện, Lương thực, Xây dựng, Chế biến nông sản xuất khẩu… Trong 750.955 triệu đồng tổng dư nợ, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 47,37%, dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm 52,63%. Dư nợ ngoài quốc đoanh chiếm 31%, tập trung chủ yếu vào các công ty liên doanh, 100% vốn đầu tư nước ngoài, sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thi trường trong nước và thế giới. Bên cạnh đó là cho cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp dân doanh, hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh vay, cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên với điều kiện thật sự đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng, công việc này trong năm mới có sự khởi sắc cả ở phòng kinh doanh lẫn phòng giao dịch Đồng Xuân.
Doanh số cho vay năm 2002 đạt 1.875.620 triệu đồng, giảm 2,13% so với năm 2001. Doanh số thu nợ đạt 1.745.730 triệu đồng,giảm 4,28%.
· Công tác thu hồi nợ đọng.
Công tác thu hồi nợ đọng trong năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau:
- Xử lý dứt điểm những khoản nợ tồn đọng lớn, con nợ ngoan cố, trốn thánh nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng như: Công ty TNHH Huy Hoàng, Công ty Ngôi sao Á Đông, Công ty TNHH Hoà Bình…
Thu hồi 14.108 triệu đồng nợ khó đòi. Trong đó:
+ Số tiền thu nợ từ xử lý tài sản tồn đọng: 9.145 triệu đồng.
+ Số tiền khách hàng huy động từ nguồn khác để trả nợ: 840 triệu đồng.
+ Số tiền thu nợ không có TSĐB con nợ đang hoạt động: 690 triệu đồng.
+ Số tiền xử lý từ quỹ rủi ro: 3.433 triệu đồng.
Kết quả trên đưa tỷ lệ quá hạn /dư nợ cho vay xuống còn 1,5%, góp phần quan trọng cải thiện tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm tiếp theo.
· Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại.
Với thời gian hoạt động chưa bằng một nửa các chi nhánh khác, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm được đánh giá là một trong 6 đơn vị có hoạt động thanh toán quốc tế phát triển nhất trong hệ thống NHCT Việt nam.
- Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu năm 2002 đạt 148 triệu USD, trong đó doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 42 triệu USD và doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 106 triệu USD.
Doanh số dịch vụ thanh toán thẻ và séc đạt 1 triệu USD.
Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 148 triệu USD.
Tổng thu phí từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế đạt 3,3 tỷ đồng, trong đó thu từ kinh doanh ngoại tệ là 1 tỷ đồng, tăng 27%so với năm 2001.
· Kết quả hoạt động kinh doanh.
Với những cố gắng vượt bậc, năm 2000 ngân hàng đạt lợi nhuận 21,73 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch NHCT Việt nam giao. Và đến năm 2002, con số này đã là40 tỷ đồng, tăng84% so với năm 2000. Tuy nhiên năm 2001, tổng lợi nhuận chỉ đạt 17,531 tỷ đồng, nguyên nhân là do phải thực hiện phương pháp dự thu – dự trả, trong năm ngân hàng phải thực hiện gối chi của năm 2000 cùng với phân bổ quỹ dự phòng rủi ro dẫn đến chi trả đột biến làm lợi nhuận của ngân hàng giảm đáng kể, nhưng vẫn vượt 16% kế hoạch được giao.
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2000 – 2002.
Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
1. Tổng thu nhập
124.628
208.938
320.000
2. Tổng chi phí
102.898
191.417
280.000
3. Lợi nhuận
21.730
17.531
40.000
(nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm).
II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
NHCT Hoàn Kiếm là ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động huy động vốn. Số lượng vốn của Ngân hàng ngày càng tăng theo thời gian. Tuy nhiên kết quả kinh doanh của Ngân hàng còn phụ thuộc vào kết quả cho vay.
Trong những năm gần đây, NHCT Hoàn Kiếm đã chuyển dịch cơ cấu cho vay, chú trọng nhiều hơn đến cho vay trung và dài hạn, quan tâm hơn đến khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mặc dù doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này chưa nhiều nhưng đó là dấu hiệu đáng mừng cho cả thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lẫn ngân hàng.
Để đánh giá hiệu quả cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chúng ta hãy xem xét các số liệu dưới đây:
1. Về cơ cấu tín dụng
Bảng 3: Số lượng, cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế.
đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Doanh số
%
Doanh số
%
Doanh số
%
DS cho vay
1.690.106
1.916.500
1.875.620
KT QD
1.467.012
86,8
1.648.190
86
1.590.526
84,8
KT NQD
223.094
13,2
268.310
14
286.094
15,2
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hoàn Kiếm).
Qua bảng 3 ta thấy về cơ cấu cho vay, kinh tế ngoài quốc doanh thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 85%). Bên cạnh đó là sự tăng lên không đáng kể về cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: Từ 13,2% (2000) lên 15,2% (2002).
Theo bảng trên, doanh số cho vay của Ngân hàng có tăng nhưng không liên tục. Năm 2000, doanh số cho vay là 1.690.106 triệu đồng thì đến năm 2001, con số này đã là 1.916.500 triệu đồng, tuy nhiên đến năm 2002 doanh số cho vay lại giảm xuống 1.875.620 triệu đồng, chỉ tăng 11% so với năm 2000. Trong đó doanh số cho vay đối với kinh tế quốc doanh đạt 1.467.012 triệu đồng, chiếm 86,8% năm 2000. Năm 2002, con số này là 1.590.526 triệu đồng, chiếm 84,8%. Còn đối với kinh tế ngoài quốc doanh mà chủ yếu là các công ty liên doanh và công ty 100% vốn nưóc ngoài thì doanh số cho vay có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh số cho vay đối với kinh tế quốc doanh. Nếu như năm 2000, doanh số cho vay ngoài quốc doanh chỉ đạt 223.094 triệu đồng, chiếm 13,2% tổng doanh số cho vay. Năm 2002 tỷ lệ này đã là 15,2%, tương ứng với 286.094 triệu đồng. Như vậy, doanh số cho vay năm 2002 đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng 63.000 triệu đồng. Ta có biểu đồ mô tả sau:
Như vậy ta thấy doanh số cho vay đối với cả hai thành phần kinh tế đều tăng lên, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Điều đó thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của cán bộ NHCT Hoàn Kiếm trong việc thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu về vốn cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
Để hiểu sâu về tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm, ta xem xét bảng sau:
Bảng 4: Tình hình tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh.
đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Doanh số
%
Doanh số
%
Doanh số
%
DS cho vay
223.094
268.310
286.094
DS cho vay NH
184.053
82,5
222.697
83
239.747
83,8
DS cho vay TDH
39.041
17,5
45.613
17
46.347
16,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHCT Hoàn Kiếm).
Qua bảng trên ta thấy:
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với kinh tế ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên. Năm 2000, doanh số cho vay ngắn hạn là 184.058 triệu đồng, chiếm 82,5% tổng doanh số. Năm 2001 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 222.697 triệu đồng, chiếm 83% và đến năm 2002, con số này là 239.747 triệu đồng, chiếm 83,8%. Như vậy về số tuyệt đối năm 2002, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 55.694 triệu đồng so với năm 2000, tức là gấp 1,3 lần. Doanh số cho vay trung và dài hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh mặc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Năm 2000 doanh số cho vay trung dài hạn là 39.041 triệu đồng, chiếm 17,5%, đến năm 2002 con số này là 46.347 triệu đồng, chiếm 16,2%. Như vậy, mặc dù số tuyệt đối tăng lên nhưng tỷ lệ cho vay lại có xu hường giảm xuống.
Ta sẽ thấy rõ hơn qua biểu đồ doanh số cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo kì hạn cho vay.
Biểu đồ 2: Doanh số cho vay ngoài quốc doanh phân theo kỳ hạn
2. Về chất lượng tín dụng.
Ta sẽ nghiên cứu bảng số liệu dư nợ đối với các thành phần kinh tế của NHCT Hoàn Kiếm.
Bảng 5: Tình hình dư nợ của các thành phần kinh tế tại NHCT Hoàn kiếm.
đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dư nợ
547.351
620.111
750.955
Dư nợ QD
334.569
61,13
393.750
63,5
518.192
69
Dư nợ NQD
212.782
38,87
226.361
36,5
232.763
31
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hoàn Kiếm).
Qua bảng trên ta thấy dư nợ qua các năm tăng nhanh và liên tục. Năm 2000, tổng dư nợ là 547.351 triệu đồng thì sang năm 2001, tổng dư nợ đã là 620.111 triệu đồng. Đến năm 2002, con số này đạt 750.955 triệu, gấp 1,37 lần so với năm 2000, trong đó tổng dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh tăng liên tục, từ 61,13% vào năm 2000 đến 69% năm 2002. Điều này chứng tỏ sự tăng lên của dư nợ đối với khu vực kinh tế quốc doanh tương ứng với tổng dư nợ. Dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2000 đạt 212.782 triệu đồng, chiếm 38,87%. Sang năm 2001,dư nợ là 226.361 triệu đồng, chiếm 36,5% tổng dư nợ. Và sang đến năm 2002, con số này đạt 232.763 triệu đồng, chiếm 31%, như vậy ta có thể thấy dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng tăng qua các năm tuy nhiên về số tương đối lại giảm từ 38,87% xuống 31% sau 2 năm.
Ta sẽ nghiên cứu sâu hơn vấn đề này qua bảng sau:
Bảng 6: Tình hình dư nợ của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
%
ST
%
ST
%
Tổng dư nợ
212.782
226.361
232.763
Dư nợ NH
175.332
82,4
189.012
83,5
194.823
83,7
Dư nợ TDH
37.450
17,6
37.349
16,5
37.940
16,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hoàn Kiếm).
Qua bảng trên ta thấy, tình hình dư nợ ngắn hạn cũng như trung dài hạn không có sự biến động rõ rệt. Dư nợ ngắn hạn khu vực kinh tế quốc doanh năm 2000 là 175.322 triệu đồng, đến năm 2002, dư nợ đạt 194.823 triệu đồng, chiếm 83,7% tổng dư nợ, tăng 11% so với năm 2000.
Ta có thể biểu diễn tình hình dư nợ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3: Dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh theo kỳ hạn.
Qua đây ta có thể thấy xu hướng tăng lên của dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh qua các năm. Tuy nhiên, để đánh giá được chất lượng tín dụng của khu vực này ta cần xem xét đến tình hình thu nợ của Ngân hàng.
Bảng 7: Tình hình thu nợ của NHCT Hoàn Kiếm qua các năm.
đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
%
ST
%
ST
%
DS cho vay
1.690.106
1.916.500
1.875.620
DS thu nợ
1.690.019
1.823.740
1.745.730
KT QD
1.467.000
86,8
1.564.796
85,6
1.482.125
84,8
KT NQD
223.019
13,2
258.971
14,2
263.605
15,2
- Thu nợ NH
185.106
83
214.946
83
215.365
81,7
- Thu nợ TDH
37.913
17
44.025
17
48.240
18,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hoàn Kiếm).
Ta thấy công tác thu nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh qua 3 năm 2000, 2001, 2002 có sự tăng lên. Trong đó thu nợ trung dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ, điều này khá dễ hiểu do dư nợ trung dài hạn đối với thành phần kinh tế này cũng rất nhỏ. Nhìn vào bảng 3 và bảng 7 ta thấy tỷ lệ thu nợ trên doanh số cho vay là rất cao, năm 2000 tỷ lệ này gần đạt 100%, năm 2001 là 95,16% trong đó con số này đối với kinh tế quốc doanh đạt 94,94%, đối với kinh tế ngoài quốc doanh: 96,52%. Sang đến năm 2002 tỷ lệ thu nợ trên cho vay là 93.07%, trong đó đối với kinh tế quốc doanh: 93,18%, đối với kinh tế ngoài quốc doanh: 92,14%. Như vậy ta có thể thấy về số tương đối thì doanh số thu nợ có tăng lên qua các năm, nhưng lại tăng chậm hơn so với doanh số cho vay làm tỷ lệ thu nợ trên cho vay
giảm. Biểu đồ sau sẽ mô tả một cách rõ hơn về thực trạng cho vay và thu nợ tạ NHCT Hoàn Kiếm:
Hiện nay Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã và đang tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là tín dụng trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Mục tiêu đề ra là phát triển kinh tế an toàn về vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp lý, công tác sử dụng vốn không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Ta biết rằng trong quá trình cho vay Ngân hàng vừa phải đảm bảo hoạt động tín dụng có lãi, vừa phải đảm bảo lợi ích của khách hàng. Điều này rất khó thực hiện đòi hỏi trước khi cho vay phải tìm hiểu thị trường, nắm bắt thông tin về khách hàng và điều quan trọng là phải xác định được mục đích khách hàng vay vốn là gì? Sử dụng vốn vay như thế nào? Đó là cơ sở để Ngân hàng có thể thu hồi vốn và lãi đúng hạn, còn các tổ chức kinh tế phát triển một cách bền vững. Đây là vấn đề quan trọng mà các ngân hàng cần quan tâm để nâng cao chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng được thể hiện rõ nhất qua con số nợ quá hạn của Ngân hàng.
Bảng 8: Chất lượng tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
Dư nợ trong hạn
515.956
602.681
738.465
Dư nợ quá hạn
31.395
17.430
12.490
(Nguồn: Phòng kinh doanh ngân hàng công thương Hoàn Kiếm).
Số liệu trong bảng cho ta thấy tình hình nợ quá hạn tại NHCT Hoàn Kiếm qua các năm có chiều hưỡng ngày càng giảm cả về số lượng và tỷ trọng. Năm 2000 dư nợ quá hạn là 31,4 tỷ đồng chiếm 5,74% so với dư nợ trong hạn, sang năm 2001 dư nợ quá hạn chỉ còn 17,43 tỷ đồng chiếm 2,81% so với dư nợ trong hạn của năm, đã giảm 44,5% so với năm 2000. Và đăc biệt là năm 2002 dư nợ quá hạn chỉ còn 12,49 tỷ đồng, chiếm 3,1% so với dư nợ trong hạn, đã giảm 28.34% so với năm 2001. Biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ hơn về kết cấu của tổng dư nợ quá hạn tại NHCT Hoàn Kiếm.
Nhìn chung trong những năm qua, bên cạnh việc tăng trưởng dư nợ nói chung, đặc biệt là dư nợ đối với kinh tế ngoài quốc doanh, NHCT Hoàn Kiếm cũng đã rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng thông qua biện pháp hạn chế các khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên để đánh giá chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc doanh, chúng ta cần phải phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế.
Bảng 9: tình hình nợ quá hạn.
đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
ST
%
ST
%
ST
%
Nợ quá hạn
31.395
17.430
12.490
KT QD
16.074
51,2
9.238
53
6.470
51,8
KT NQD
15.321
48,8
8.192
47
6.020
48,2
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHCT Hoàn Kiếm).
Biểu đồ4: Tình hình dư nợ quá hạn của các thành phần kinh tế.
Với các số liệu như trên ta thấy tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm là tương đối thấp và có xu hướng giảm đi. Năm 2000, nợ quá hạn là 31.395 triệu đồng, năm 2001, nợ quá hạn là 17.430 triệu đồng và đến năm 2002 con số này chỉ còn 12.490 triệu đồng, giảm 39,8% so với năm 2000. Như vậy tổng dư nợ của Ngân hàng tăng lên trong khi đó lại có sự giảm xuống nhanh chóng, tương ứng của nợ quá hạn. Như ta đã biết, dư nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với chất lượng tín dụng của ngân hàng do đóviệc giảm tỷ trọng cũng như doanh số dư nợ quá hạn những năm vừa qua đã chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đã tăng lên đáng kể.
Xét theo thành phần kinh tế ta thấy năm 2000, dư nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh khá cao (15.321 triệu đồng). Sang đến năm 2002, tình hình được cải thiện đáng kể với tổng nợ quá hạn khu vực kinh tế này là 8.192 triệu đồng. Theo đánh giá của Ngân hnàg thì phần lớn nợ quá hạn là có khả năng thu hồi. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong việc giảm rủi ro hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Như vậy có thể đánh giá rằng tình hình hoạt động của Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm là lành mạnh, hầu hết các đơn vị vay vốn đều là những đơn vị làm ăn có hiệu quả, luôn trả nợ sòng phẳng, đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
3. Những biện pháp đã và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với kinh tế ngoài quốc nói riêng tạI NHCT Hoàn Kiếm
· Điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp
Nhằm đảm bảo an toàn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng đã tiến hành điều chỉnh nhiều quy định, nội dung trong chính sách tín dụng của mình, chẳng hạn:
- Chính sách tập trung cho vay trung-dài hạn ở các ngành ít rủi ro, tiến hành thẩm định dự án kỹ càng hơn, chỉ lựa chọn cho vay đối với các dự án có tính khả thi, dự án trọng điểm quốc gia được dưới sự bảo lãnh của Bộ tài chính.
- Các trường hợp vượt mức phán quyết của Giám đốc Chi nhánh, sẽ phải lập cuộc họp Hội đồng tín dụng. Nếu chấp nhận cho vay, ngân hàng sẽ gửi toàn bộ hồ sơ tín dụng lên NHCT TW để tiến hành thẩm định lại tính khả thi và cơ sở pháp lý của dự án. Chỉ giải quyết cho vay sau khi có được quyết định của NHCT TW và của Chính phủ.
· Phối hợp tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp, đảm bảo an toàn vốn vay.
Bên cạnh việc tập trung tăng trưởng dư nợ, đáp ứng các yêu cầu cho vay, Ngân hàng còn dành sự quan tâm đến việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng để có biện pháp kịp thời giải quyết khó khăn cùng doanh nghiệp.
Thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước và trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Ngành, của NHCT Việt Nam, Ngân hàng đã rà soát lại tình hình đầu tư tín dụng đối với từng doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có khó khăn về vốn do nhiều nguyên nhân dẫn đến ách tắc, không có khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn. Chi nhánh đã giúp giải quyết khó khăn về vốn tạm thời cho doanh nghiệp bằng cách đề ra các biện pháp thu hồi các hoá đơn chậm trả cho doanh nghiệp, giúp họ thanh toán hàng tồn kho, giảm bớt dự trữ quá mức hoặc sử dụng để vay tín chấp, vay cầm cố… Kết quả là đã giúp các doanh nghiệp này tháo gỡ những khó khăn về tài chính, tiếp tục tập trung cho sản xuất và quản lý để tạo ra nguồn trả nợ ngân hàng. Do đó, chất lượng tín dụng đã được nâng lên đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn không ngừng giảm qua các năm.
· Phân loại, xử lý nợ quá hạn.
NHCT Hoàn Kiếm đã tiến hành đánh giá và phân chia các khoản nợ quá hạn thành nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời. Đồng thời Hội đồng chuyên trách xử lý nợ được thành lập đã tiến quân mạnh mẽ vào công tác thu hồi nợ.
- Đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, đây là những khoản nợ của những khách hàng gặp khó khăn nhưng vẫn có thiện chí trả nợ, Ngân hàng động viên, thuyết phục, xem xét, miễn giảm một phần lãi để khách hàng có thể huy động nguồn tài chính khác để trả nợ .
- Đối với các khoản nợ có dấu hiệu khó đòi, Ngân hàng trực tiếp cử cán bộ tham gia cùng với đơn vị tìm ra biện pháp giải quyết khẩn trương hàng hóa ứ đọng, đôn đốc đơn vị thu hồi các công nợ dây dưa, tận dụng các nguồn thu khác… để trả nợ ngân hàng.
- Đối với các khoản nợ quá hạn được đánh giá là không có khả năng thu hồi,con nợ chây ỳ, lừa đảo, Ngân hàng kiên quyết đưa ra cơ quan pháp luật xử lý, hoặc khởi kiện để thu nợ. Trường hợp con nợ gây cản trở Ngân hàng trong việc bàn giao tài sản cho người mua, Ngân hàng đề nghị công an thành phố, cảnh sát điều tra… cưỡng chế thi hành.
· Đổi mới hoạt động tín dụng trên cả các phương diện: nhận thức tư tưởng, trình độ chuyên môn và cơ sở vật chất.
- Về nhận thức tư tưởng và trình độ chuyên môn, Ngân hàng thường xuyên có kế hoạch nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ. Kết hợp giữa đào tạo chính qui với đào tạo tại chỗ, thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ cho vay, thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế… Bên cạnh đó, coi trong công tác tổ chức sắp xếp và đề bạt cán bộ đúng người đúng việc, hợp khả năng. Sử dụng đòn bẩy của công tác thi đua khen thưởng, liên tục phát động các phong trào thi đua sôi nổi trong học tập, công tác và phấn đấu.
- Về cơ sở vật chất, Ngân hàng đã từng bước cải tạo mở rộng và mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ kinh doanh như: xây dựng cơ sở làm việc, cải tạo điều kiện làm việc, trang bị hệ thống máy tính phuc vụ nhanh các thông tin về thanh toán, chuyển tiền, kế toán, báo cáo, lưu trữ hồ sơ…
III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM
1. Những kết quả đạt được
Mặc dù những năm qua nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn thử thách, nhiều đơn vị kinh tế làm ăn kém hiệu quả, mức độ tín dụng tăng chậm. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của toàn ngân hàng nói chung cũng như của toàn doanh ngiệp nói riêng. Tuy nhiên với sự cố gắng nỗ lực của mình, Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được những hiệu quả đáng khích lệ trong tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đó là:
Năm 2002, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng là 4.700 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2001. Để tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc NHCT Hoàn Kiếm đã thực hiện thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội… Điều này tạo thuận lợi giúp Ngân hàng có thể đầu tư cho các dự án trung và dài hạn lớn.
Nợ quá hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2002 giảm 26,5% so với năm trước (6.020 triệu đồng) trong khi dư nợ tăng xấp xỉ 3%. Bằng việc cấp tín dụng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, NHCT Hoàn Kiếm đã gián tiếp tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội. Mặc dù các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với Chi nhánh còn ít, nhưng đó đều là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn, tạo thuận lợi cho công tác tín dụng của Ngân hàng.
Ngân hàng đạt được những kết quả như vậy là do:
Trong quan hệ tín dụng với khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, NHCT Hoàn Kiếm đã giả quyết cho vay nhanh chóng, kịp thời nhưng vẫn tôn trọng đầy đủ nguyên tắc tín dụng, đặc biệt chú ý đến an toàn và hiệu quả tín dụng.
Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tốt với Chi nhánh khi vay với khối lượng lớn Chi nhánh có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NganHang 60.doc