MỤC LỤC
Lời nói đầu . 1
Chương I: Tổng quan vềtín dụng và chất lượng tín dụng ngắn hạn . 3
1. Tổng quan vềNgân Hàng Thương Mại. . 3
1.1 Khái niệm vềNHTM. . 3
1.2 Chức năng của NHTM. . 5
1.2.1 Chức năng tạo tiền. . 5
1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán. . 5
1.2.3 Hoạt động huy động tiền gửi. 5
1.2.4 Hoạt động tín dụng. 6
1.2.5 Tài trợhoạt động ngoại thương. 6
1.2.6 Hoạt động bảo lãnh. 6
1.3 Các nghiệp vụcủa Ngân hàng thương mại. . 7
1.3.1 Nghiệp vụnợ. 7
1.3.2 Nghiệp vụcó. . 8
1.3.3 Nghiệp vụtrung gian. 9
2. Lý luận chung vềtín dụng. 10
2.1. Khái niệm tín dụng. 10
2.2. Phân loại tín dụng ngân hàng . 12
2.2.1. Căn cứvào mục đích. 12
2.2.2 . Căn cứvào thời hạn tín dụng. . 12
2.2.3. Căn cứvào mức độtín nhiệm đối với khách hàng. . 13
2.2.4 . Căn cứvào hình thái giá trịcủa tín dụng. . 14
2.2.5. Căn cứvào xuất xứtín dụng. . 14
3. Tín dụng ngắn hạn. 15
3.1. Khái niệm. . 15
3.2. Phân loại tín dụng ngắn hạn. . 15
3.2.1. Tín dụng ứng trước. 15
3.2.1.1. Tín dụng thếchấp hoặc nghiệp vụmởtín dụng khoản. 16
3.2.1.2 . Thấu chi. 16
3.2.1.3. Tín dụng vãng lai. . 17
3.2.1.4. Tín dụng thời vụ. . 17
3.2.2. Cho vay dựa trên việc chuyển nhượng trái quyền. . 18
3.2.2.1. Chiết khấu thương phiếu. . 18
3.2.3. Tín dụng bằng chữký của ngân hàng. . 19
3.3. Vai trò của tín dụng ngắn hạn. . 19
3.3.1. Đối với nền kinh tến. 20
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp. . 20
3.3.3. Đối với ngân hàng. . 21
3.4. Các quy định trong hoạt động tín dụng ngắn hạn. . 21
3.4.1. Nguyên tắc tín dụng: . 21
3.4.2. Điều kiện vay vốn. . 22
3.4.3. Đối tượng cho vay. 22
3.4.4. Thời hạn cho vay. 23
3.4.5. Lãi suất cho vay. . 23
3.4.6. Mức cho vay:. 23
3.4.7. Giải ngân và thu nợ. . 25
3.4.8. Quy trình cho vay ngắn hạn. . 25
4. Chất lượng tín dụng và tiêu thức đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của
NHTM. . 28
4.1.Khái niệm. . 28
4.2. Các chỉtiêu đánh giá chất lượng tín dụng. 30
4.2.1. Nhóm chỉtiêu định lượng . 31
4.2.2. Nhóm chỉtiêu định tính. 35
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM. . 35
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 92
4.3.1. Các nhân tốthuộc vềngân hàng. . 36
4.3.2. Các nhân tốthuộc vềkhách hàng. 37
4.3.3. Các nhân tốthuộc vềmôi trường. . 38
4.4. Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. . 39
Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng công
thương chi nhánh hai bà trưng. . 41
1. Khái quát vềngân hàng công thương chi nhánh Hai Bà Trưng. . 41
1.1. Nhiệm vụ, chức năng và bộmáy tổchức. 41
1.2. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT II- HBT trong những năm qua.
. 43
1.2.1. Hoạt động huy động vốn. . 43
1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tưkinh doanh khác. . 45
1.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại. . 47
1.2.4. Công tác kếtoán tài chính và kết quảkinh doanh. . 47
1.2.5. Công tác tiền tệkho quỹ. . 48
1.2.6 . Công tác thông tin điển toán. . 48
1.2.7. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ. 48
2. Thực trạng công tác tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng công thương chi
nhánh Hai Bà Trưng. . 49
2.1. Tình hình huy động vốn: . 49
2.2. Tình hình sửdụng vốn của NHCT II- HBT. 51
3. Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHCT II – HBT. . 57
4. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHCT II –HBT . 61
4.1. Những kết quả đạt được . 61
4.2. Những nguyên nhân và hạn chếtrong công tác tín dụng ngắn hạn của
NHCTII-HBT. . 62
4.2.1. Hạn chếtừphía ngân hàng. 62
4.2.2. Hạn chếtừphía doanh nghiệp. 66
4.2.3 . Các nhân tốkhách quan khác. 67
Chương III: GiảI pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại
NHCT II-HBT . 70
1. Định hướng hoạt động tín dụng của NHCTII-HBT trong năm 2003. . 70
2. GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại NHCTII-HBT. . 71
2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dựán. . 71
2.1.1. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin. . 71
2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác xửlý thông tin. . 73
2.2. Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn đặc biệt mởrộng chiết khấu
chứng từcó giá trên thịtrường tiền tệ:. 74
2.3. Xây dựng chính sách khách hàng hợp lý: . 75
2.4. Tăng cường quản lý món vay. 77
2.5. Đào tạo đội ngủcán bộcó chuyên môn nghiệp vụ, năng nỗ, nhiệt tình
trung thực: . 80
2.6. Lập quỹdựphòng rủi ro: . 81
2.7. Thiết lập bộphận nghiên cứu thịtrường. 82
2.8. Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ. . 84
3. Một sốkiến nghị. 84
3.1. Vềphía Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 84
3.1.1. Ban hành những văn bản hướng dẫn cụthểhơn nữa. 84
3.1.2. Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngủcán bộvà có chính
sách khen thưởng rõ ràng. . 84
3.1.3. Phát triển chiều sâu hợp tác quốc tế. 85
3.1.4. Đổi mới mạnh mẽquản trị điều hành:. 85
3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước. . 85
3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy. . 85
3.2.2. Hoàn thiện quy chếcầm cố, thếchấp tài sản và bảo lãnh vay vốn của
ngân hàng: . 85
3.2.3. Kiểm tra chặt chẽhoạt động của các NHTM:. 86
2.4. Hiện đại hoá công nghệngân hàng. . 86
Kết luận . 88
Tài liệu tham khảo . 89
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng công thương II - Hai Bà Trưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên địa
bàn Hà Nội theo mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành
phố, hai chi nhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng là những chi nhánh
trực thuộc NHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như
các chi nhánh NHCT cấp tỉnh, thành phố.Kể từ ngày 1/9/1993,theo quyết định
của tổng giám đốc NHCT Việt Nam, sáp nhập chi nhánh NHCT khu vựcI vào
chi nhánh NHCT khu vực II Hai Bà Trưng. Như vậy kể từ ngày 1/9/1993 trên
địa bàn quận Hai Bà Trưng(Hà Nội) chỉ còn duy nhất một chi nhánh NHCT.
Nhiệm vụ chủ yếu của chi nhánh công thương II- Hai Bà Trưng là hoạt động
trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
Hiện nay: Chi nhánh có trụ sở chính tại 285 Trần Khát Chân và 2 phòng
giao dịch đặt tại chợ Hôm và chợ Trương Định, bên cạnh đó chi nhánh còn có
12 quỹ tiết kiệm và một cửa hàng vàng bạc nằm rải rác trên khắp điạ bàn.
Bộ máy tổ chức của chi nhánh như sau:
- Phòng kinh doanh.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 42
- Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
- Phòng kế toán.
- Phòng nguồn vốn.
- Phòng thông tin điện toán.
- Phòng hành chính tổ chức.
- Phòng kho quỹ.
- Phòng kiểm soát.
- 2 phòng giao dịch.
- Cửa hàng kinh doanh vàng bạc.
- 12 quỹ tiết kiệm.
Với đội ngủ trên 334 cán bộ và trên 60% có trình độ đại học và trên đại
học.
Nằm trên địa bàn quận HBT là một quận tương đối rộng, đông dân cư và
tập trung khối sản xuất công nghiệp Trung ương và địa phương nhất là khu
công nghiệp Sợi – Dệt –May và công nghiệp cơ khí, công ty thương nghiệp
và nhiều loại hình kinh doanh khác như doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và các loại hình hợp tác xã cùng các hộ tư
thương buôn bán nhỏ. Nhưng trên địa bàn này tỷ lệ các doanh nghiệp kinh
doanh thương nghiệp,XNK, dịch vụ du lịch và khách sạn không nhiều. Đây
chính là điều kiện thuận lợi về mặt thị trường cho ngân hàng, với những đặc
điểm trên địa bàn như vậy NHCT II- HBT có nhiều thuận lợi về huy động vốn
chủ yếu là huy động tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu và nguồn gửi của các tổ
chức doanh nghiệp. Song cũng có những yếu tố không thuận lợi như khả năng
tăng trưởng đầu tư tín dụng là rất khó khăn vì tốc độ chững lại trong những
năm gần đây của khu vực sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp dệt may
và cơ khí.
Cùng với sự thăng trầm của kinh tế nước ta NHCT KVII-HBT nhiều lúc
cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định, hạn chế khả năng huy động
tiền vốn cũng như cho vay đối với các tô chức kinh doanh ở một số lĩnh vực
như khách sạn, cơ khí... với sự cố gắng không ngừng đến nay NHCT KVII-
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 43
HBT đã khẳng định được vị trí và vai trò của mình đối với kinh tế thủ đô,
đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao
dịch, đa dạng các mặt kinh doanh dịch vụ tiền tệ –ngân hàng, thường xuyên
tăng cường nguồn vốn một cách có hiệu quả, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ
phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng cường vật chất kỹ thuật để từng bước
đổi mới công nghệ, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất
nước.
Không dừng lại ở đó, hoạt động cuả ngân hàng không chỉ bó hẹp trong
địa bàn quận HBT mà còn vươn ra bình đẳng kinh doanh với các ngân hàng
khác trên địa bàn Hà Nội, hoà nhập với sự nghiệp đổi mới kinh tế, đổi mới
hoạt động của nghành. Tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên chi nhánh NHCT
KVII-HBT đã phấn đấu thực hiện có hiệu quả chức năng, nhiệm vụ do cấp
trên giao phó với mục tiêu:vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi
doanh nghiệp, sự thành đạt trong doanh nghiệp cũng chính là sự thành đạt của
ngân hàng.
1.2. Khái quát tình hình hoạt động của NHCT II- HBT trong những
năm qua.
Cùng với quá trình đổi mới kinh tế của đất nước ta, trong hơn 10 năm
qua NHCT II –HBT đã vượt qua những khó khăn trở ngại bằng ý chí vươn
lên, phát huy nội lực tranh thủ ngoại lực, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo sát
sao của NHCT Việt Nam, NHNN Hà Nội. Phương châm phát triển là an toàn-
hiệu quả - cạnh tranh. Chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định
cũng như mở rộng được các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng.
1.2.1. Hoạt động huy động vốn.
Chi nhánh đã luôn chủ động tích cực và không ngừng mở rộng mạng
lưới giao dịch thông qua các quỹ tiết kiệm, giải quyết nhanh chóng và thông
thoáng các thủ tục, thái độ phục vụ văn minh lịch sự nhằm thu hút tối đa
nguồn tiền gửi của dân cư. Công tác tiết kiệm được thực hiện đúng quy trình,
đảm bảo an toàn, đã được sự yên tâm tin tưởng của người gửi tiền.
Song song với việc huy động vốn trong dân cư, chi nhánh đã chú trọng
đến việc thu hút tiền gửi của các doanh nghiệp, thông qua việc khẳng định uy
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 44
tín của mình bằng chất lượng dịch vụ không ngừng hoàn thiện với tiêu chí là:
nhanh chóng, chính xác, thuận tiện cho khách hàng.
Trong công tác huy động vốn, mặc dù lãi suất huy động vốn không cao
so với mặt bằng chung của các ngân hàng thương mại khác hệ thống trên địa
bàn, đặc biệt là lãi suất huy động USD giảm mạnh, nhưng thường xuyên coi
trọng chất lượng dịch vụ kết hợp tốt chính sách khách hàng nên nguồn vốn
huy động của chi nhánh tăng đều, đảm bảo được cân đối vốn cung cầu và tạo
thế chủ động cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản lý tiền gửi dân cư
được chi nhánh thực hiện nghiêm túc thông qua công tác kiểm tra với nhiều
hình thức. Qua đó đã khắc phục những sai sót, đảm bảo an toàn tuyệt đối
nguồn tiền gửi của dân cư và các giấy tờ quan trọng, nâng cao uy tín của ngân
hàng với khách hàng.
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động.
2000 2001 2002 Năm
Chỉ tiêu
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(tỷ đồng)
Tỷ trọng
(%)
1. Tiền gửi của các
TCKT.
527 33,4% 643 35% 695 34,5%
2. Tiền gửi dân cư. 1052 66,6% 1194 65% 1318 65,5%
3. Tiền gửi kỳ
phiếu.
0 - - - - -
4.Theo nội và ngoại tệ:
* Tiền gửi VNĐ
* Tiền gửi ngoại tệ
(quy đổi VNĐ)
1154
425
73,1%
26,9%
1366
471
74,4%
25,6%
1519
494
75,5%
24,5%
Tổng cộng 1579 1837 2013
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 45
1.2.2. Hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh khác.
Cũng như mọi ngân hàng khác, NHCT khu vực II- Hai Bà Trưng cũng
thực hiện chức năng chính của mình là đi huy động tiền gửi của nền kinh tế để
cho vay. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội đó là tái sản xuất xã hội,
còn đối với ngân hàng hoạt động cho vay có ý nghĩa sống còn vì có cho vay
thì mới tạo ra lợi nhuận đảm bảo khả năng tồn tại của ngân hàng trong nền
kinh tế. Xác định được điều quan trọng đó NHCT khu vực II Hai Bà Trưng
đang từng bước mở rộng thị phần và đối tượng cho vay, đang từng bước tăng
tổng dư nợ.
Trong công tác đầu tư cho vay, với bối cảnh môi trường đầu tư hết sức
khó khăn, chi nhánh đặt ra quyết tâm đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành
mạnh vững chắc. Đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp, chủ động bám sát
các doanh nghiệp, phân tích kỹ những khó khăn, thuận lợi, dự đoán những
vấn đề có thể nảy sinh để hạn chế rủi ro, những đồng thời tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng. Quan trọng hơn là
đồng vốn ngân hàng thực hiện đúng chức năng: Góp phần thúc đẩy nền kinh
tế thủ đô phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chất lượng được xác định là mục tiêu hàng đầu, do vậy chi nhánh đã tích
cực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, không ngừng
hoạn thiện việc thực hiện quy trình tín dụng kết hợp nâng cao trình độ chuyên
môn và đề cao công tác thẩm định, bảo đảm hiệu quả các dự án cho vay nên
vốn tín dụng của dự án có hệ số an toàn cao. Bên cạnh đó theo chỉ đạo của
NHCT Việt Nam, để khắc phục những tồn tại cũ, làm lành mạnh các khoản
nợ. Ban xử lý nợ tồn đọng đã được thành lập. Dựa trên cơ chế mới như:
Thông tư liên bộ 03/2001/TTLB/NHNN-BCA-BTC-TCTD và các văn bản
quy định khác, ban xử lý tài sản nợ tồn đọng đã nghiên cứu từng khoản nợ và
đề ra những bước xử lý thích hợp, với những động thái tích cực đã tác động
đến các khách hàng có nợ khó đòi.Kết quả đã làm tốt chỉ tiêu kế hoạch NHCT
Việt Nam giao. Trong năm 2002 thu nợ được 5456 triệu đồng, trong đó xử lý
nợ tồn đọng 4923 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 1.09% trong tổng dư
nợ và đầu tư trong năm 2002.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 46
Ngoài cho vay chính là các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc
doanh thì NHCT khu vực II Hai Bà Trưng còn thực hiện cho vay đối với sinh
viên. Việc cho vay sinh viên được triển khai thường xuyên và kịp thời hỗ trợ
sinh viên trong quá trình học tập. Tính đến 31/12/2002 đã có 2218 sinh viên
của các trường đại học :Bách Khoa, Xây Dựng, Viên Mở đã thực hiện vay
vốn với tổng dư nợ 4,6 tỷ đồng ,tăng 35,3% so với cuối năm 2001.
Cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm tài sản.
Được thực hiện bảo đảm chế độ, cán bộ công nhân viên vay vốn chủ yếu
là mua sắm phương tiện đi lại,sữa chữa nhà...đều trả nợ đúng cam kết. Đã có
470 cán bộ vay vốn với dư nợ là 3,6 tỷ đồng tăng 27% so với cuối năm 2000.
Cơ cấu dư nợ các năm qua được thực hiện ở bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ(2000-2002) tại NHCT – HBT.
Đơn vị: triệu đồng
2000 2001 2002
CHỉ TIÊU
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
Trọng
(%)
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
Trọng
(%)
Số tiền
(Triệu
đồng)
Tỷ
Trọng
(%)
1.Phân theo kỳ hạn
chovay:
Ngắn hạn
Trung và dài hạn
Cho vay sinh viên
Cho vay đặc biệt
413019
186700
2236
645
60,5
31
0,37
0,1
517358
275430
3500
9901
64,2
34,2
0,43
1,17
569966
301742
4600
27668
63,05
33,4
0,51
3,04
2.Phân theo TPKT
Kinh tế QD
Kinh tế ngoài QD
553000
49600
91,7
9,3
749756
56433
93,1
6,9
636673
267303
70,43
29,57
3. Phân theo nội
ngoại tệ:
VNĐ
279100
323500
46,3
53,7
575738
230451
71,4
28,6
678502
225474
75,05
24,95
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 47
Ngoại tệ(quy đổi)
Tổng cộng 602600 806189 903976
1.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại.
Ngoài kinh doanh đối nội, hoạt động kinh doanh đối ngoại cũng đạt kết
quả đáng khích lệ, hổ trợ tích cực cho việc tăng trưởng dư nợ. Chất lượng
dịch vụ, trình độ năng lực của cán bộ nhân viên nhiều tiến bộ, đáp ứng tốt yêu
cầu trong việc thực hiện xử lý các nghiệp vụ, do vậy chi nhánh đã làm vừa
lòng khách hàng, lượng khách hàng tới giao dịch ngày càng tăng. Tuy nhiên
kết quả còn hết sức khiêm tốn:
Mua bán ngoại tệ: Doanh số mua ngoại tệ đạt 36,7 triệu USD, tăng 55%
so với năm 2001. Doanh số bán ngoại tệ đạt 38.7 triệu USD, tăng 75,7% so
với năm 2001.Năm qua nguồn ngoại tệ rất căng thẳng do tỷ giá USD tăng, áp
lực về nguồn vốn ngoại tệ rất lớn. Tuy nhiên chi nhánh đã cố gắng tìm mọi
biện pháp để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp.
Thanh toán quốc tế: Công tác thanh toán quốc tế không ngừng được
nâng cao, kiểm tra các bộ chứng từ nhanh chóng, chính xác, thường xuyên tư
vấn tạo điều kiện thuận cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch
sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- L/C nhập:337 món = 20,5 triệu USD thanh toán 400 món = 24,7 triệu USD
- L/ C xuất: 311 món =9,7 triệu USD tăng 48% so với năm 2001
Dịch vụ trả kiều hối: Luôn đảm bảo cho khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.
1.2.4. Công tác kế toán tài chính và kết quả kinh doanh.
Trong công tác tài chính kế toán, chấp hành nghiêm chỉnh pháp lệnh và
chế độ quy định. Đảm bảo tính kịp thời, chính xác trung thực, việc ghi chép
sổ sách kế toán hợp lệ, hợp pháp. Phối hợp với nghiệp vụ tín dụng thu nợ, thu
lãi kịp thời, chính xác. Thực hiện nghiêm túc các quy chế về quỹ đảm bảo
thanh toán và ký quỹ bắt buộc, tiết kiệm chi tiêu theo kế hoạch NHCT Việt
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 48
Nam. Tuy nhiên do thực hiện cơ chế hạch toán dự thu, dự trả với đặc điểm
của chi nhánh, nguồn tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn(khoảng 70%) trong
tổng huy động vốn, nên tổng số hạch toán dự trả 21,5 tỷ đồng đã làm ảnh
hưỡng rất nhiều đến lợi nhuận năm 2002 nhưng chỉ tiêu lợi nhuận vẫn đạt
109,7% so với kế hoạch do NHCT Việt Nam giao.
Công tác quyết toán năm hoàn thành tốt, các báo biểu kế toán thực hiện
báo cáo về NHCT Việt Nam trước giờ quy định. Phong cách thái độ tiếp
khách được chú trọng và nâng lên, do lượng khách hàng mới về giao dịch với
khách hàng tăng 200 tài khoản so với năm 2000.
1.2.5. Công tác tiền tệ kho quỹ.
Đảm bảo cân đối nguồn tiền mặt để đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu
thu chi tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ. Tổ chức mạng lưới thu chi nhanh chóng
cho khách hàng với thái độ văn minh, lịch sự. Làm tốt các dịch vụ theo yêu
cầu của khách hàng như: Thu tiền lưu động, chuyển tiền nhanh đi các tỉnh
*Tổng thu tiền mặt: 3786 tỷ đồng.Tăng so cùng kỳ năm trước 41,1%.
*Tổng chi tiền mặt: 3360 tỷ đồng. Tăng so cùng kỳ năm trước 36,8%.
1.2.6 . Công tác thông tin điển toán.
NHCT khu vựcII Hai Bà Trưng tiếp tục duy trì và phát triển công nghệ
thông tin. Hệ thống máy vi tính của chi nhánh đã thực hiện tốt việc thu nhận,
xử lý, kiểm soát thu nhận, truyền nhận và cung cấp thông tin cho quản lý
điều hành kinh doanh một cách nhanh chóng có hiệu quả.
Triển khai thực hiện tốt các chương trình quản lý Kế toán –Tín dụng, tiết
kiệm điện tử, thanh toán quốc tế, thanh toán điện tử, quản lý nguồn nhân lực,
phòng ngừa rủi ro, chuyển đổi 12 đồng tiền Châu Âu sang đồng EUR và điện
toán hệ thống thông tin báo cáo theo quyết định 516 của thống đốc NHNN
đúng yêu cầu của ngân hàng công thương Việt Nam.
Đảm bảo môi trường kỹ thuật cho các phần mềm có hoạt động thông
suốt. Bảo đảm an toàn tuyệt đối cơ sở dữ liệu trong toàn chi nhánh, vận hành
tốt hệ thống dự phòng.
1.2.7. Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Để thực hiện tốt mục tiêu an toàn trong kinh doanh và phát huy tốt vai
trò kiểm soát theo tinh thần chỉ đạo của NHCT Việt Nam, công tác kiểm tra
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 49
kiểm soát nội bộ của chi nhánh được chú trọng và duy trì thường xuyên. Trên
cơ sở nhiệm vụ kinh doanh, căn cứ vào chương trình kiểm tra của NHCT Việt
Nam, đã chủ động lập chương trình và thực hiện kiểm soát trên tất cả các mặt
nghiệp vụ: Tín dụng, bảo lãnh, kế toán tài chính, tiền tệ kho quỹ, giao nhận
tiền, chấp hành chế độ tại các quỹ tiết kiệm...từ đó đôn đốc việc thực hiện chế
độ quy định đi vào nề nếp.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG.
Kinh doanh tín dụng vẫn là nghiệp vụ chính của ngân hàng. Với quyết
tâm cao, bằng nhiều giải pháp tích cực, kịp thời cùng với chủ trương, chính
sách đúng đắn của Nhà nước, của ngành nhằm thống nhất một mục tiêu chung
là phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Trong suốt thời gian hoạt động của
mình NHCT II- HBT luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao đồng
thời nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Ngân hàng luôn tập trung đầu
tư cho khách hàng truyền thống, tích cực thực hiện tốt công tác tiếp thị mở
rộng thị phần, chủ động tìm kiếm thu hút khách hàng mới và tăng cường tiếp
cận các dự án khả thi, dư nợ lành mạnh tăng trưởng cao.
2.1. Tình hình huy động vốn:
Huy động vốn và cho vay luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại
lẫn nhau. Có huy động được vốn mới có nguồn để cho vay và ngược lại mở
rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệu quả. Trên
cơ sở đó NHCT II-HBT đã luôn chủ động tích cực quan tâm phát triển công
tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn tiếp tục
tăng trưởng theo kế hoạch xác định. Bằng những biện pháp đúng đắn thích
hợp như:
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn qua ngân hàng, thực hiện tốt những
chính sách khuyến khích lợi ích khách hàng mở tài khoản và thanh toán. Ưu
đãi lãi suất tiền gửi cho các đơn vi có số dư tài khoản tiền gửi lớn.
- Bên cạnh đó là công tác huy động vốn tiền gửi dân cư được phát triển
với mạng lưới các quỹ tiết kiệm hợp lý, thái độ phục vụ văn minh lịch sự.
Thông qua công tác tự kiểm tra kiểm soát đảm bảo an toàn tiền gửi dân cư, đã
tạo được truyền thống uy tín cao của chi nhánh NHCT II- HBT. Đặc biệt đã
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 50
triển khai thực hiện tốt quy trình giao dịch bằng máy vi tính cho 4 quỹ tiết
kiệm và hướng tới mục tiêu vi tính hoá hệ thống quỹ tiết kiệm nhằm bảo đảm
lợi ích của người gửi tiền, tạo thuận lợi cho khách hàng. Do vậy có thể thấy
mặc dù lãi suất trong các năm qua liên tục giảm nhưng chi nhánh vẫn làm tốt
công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng thoả mãn
nhu cầu hoạt động đầu tư tín dụng của chi nhánh, ngoài ra thường xuyên thực
hiện vượt mức kế hoạch điều chuyển vốn về ngân hàng công thương Việt
Nam để điều hoà trong toàn hệ thống.
Xem xét cơ cấu nguồn vốn trong 3 năm qua từ 2000 đến năm 2002 :
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 51
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn NHCTII-HBT
2000 2001 2002
Chỉ Tiêu Số
tiền
% tỷ
trọn
g
%thay
đổi
Số
tiền
% tỷ
trọng
%thay
đổi
Số
tiền
% tỷ
trọng
%tha
y
đổi
TG các TCKT 527 33,4 +32,7 643 34,9 +22,2 695 34,5 8,2
TG tiết kiệm 1052 66,6 +9 1195 65,1 +13,8 1318 65,5 10,2
TG kỳ phiếu 0 0 -100 0 0 0 0 0
Khác 0 0 0 0 0 0 0 0
(Theo nguồn báo cáo của NHCTII -HBT)
Nhìn vào bảng ta có thể thấy rằng khu vực tiền gửi dân cư luôn tăng lên
qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng là không đều có thể là do lãi suất
huy động tiền gửi của dân cư có xu hướng giảm dần do khách hàng muốn
dùng tiền gửi của mình để đầu tư hoặc chi tiêu nhiều hơn. Tuy nhiên nguồn
tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn 66,6%( năm 2000), 65,1%(năm 2001),
65,5%(năm 2002) của tổng nguồn huy động. điều này cho thấy ngân hàng đã
có một vị trí đáng kể trong khu vực dân cư, nguồn tiền gửi của dân cư chủ yếu
vào loại tiền gửi có kỳ hạn với tỷ trọng lên tới. Điều này giúp ngân hàng có sử
dụng một lượng vốn lớn và tương đối ổn định, ngân hàng có thể lường trước
được thời gian rút vốn của khách hàng, từ đó có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý.
Bên cạnh đó nguồn huy động từ khu vực tổ chức kinh tế ngày một tăng
cao điều này tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng vì các doanh nghiệp sử
dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Hơn nữa các khoản tiền gửi của
các tổ chức này chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất huy động thấp,
từ đây có thể giúp ngân hàng tăng thêm lợi nhuận cũng như tăng thêm sức
cạnh tranh cho ngân hàng.
2.2. Tình hình sử dụng vốn của NHCT II- HBT.
Bảng 4: Bảng theo dõi tình hình dư nợ của NHCTII-HBT năm (1997-2002).
Năm
Chỉ tiêu
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tổng dư nợ 350248 385342 413141 602600 806189 903976
Ngắn hạn 296687 302487 322389 415900 521623 569966
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 52
Trung dài hạn 53597 82855 90725 186700 284566 334010
(nguồn: báo cáo dư nợ NHCT II- HBT 1997-2002)
0
200000
400000
600000
800000
1000000
1997 1998 1999 2000 2001 2002
Tong du no
Ngan han
Trung dai han
Theo số liệu trên ta có thể thấy dư nợ tín dụng ngắn hạn liên tục tăng lên
qua các năm với tốc độ tăng đều nhau và khá ổn định. Điều này đảm bảo
nguồn thu ổn định cho ngân hàng và giúp ngân hàng dự đoán được tốc độ
phát triển của tín dụng trong thời gian tới. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể tính
được tỷ trọng của dư nợ ngắn hạn giảm dần qua các năm: Năm 1997 nợ ngắn
hạn chiếm 84,7% trong tổng dư nợ, năm 1998 tỷ trọng này là 78,5%, năm
1999 tỷ trọng này là 78%, năm 2000 tỷ trọng này là 68,9%, năm 2001 tỷ trọng
này là 64,7%, riêng năm 2002 tỷ trọng này là 63,05%. Mặc dù tỷ trọng trong
tổng dư nợ giảm dần qua các năm từ năm 1997 đến năm 2002 nhưng dư nợ
tín dụng ngắn hạn vẫn tăng đều qua các năm, đóng vai trò quan trọng trong
hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là một nét mới trong chiến lược kinh
doanh của NHCTII- HBT, đã có sự chuyển dịch đầu tư, khuyến khích tín
dụng trung và dài hạn phát triển. Đây là một bước tiến mới của ngân hàng.
Trong bảng cân đối kế toán của NHCTII- HBT thì hoạt động tín dụng và
đầu tư đem lại nguồn thu chính cho ngân hàng. Trong tổng dư nợ tín dụng thì
tín dụng ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng lớn. Như vậy tín dụng ngắn hạn có vai
trò quan trọng đối với ngân hàng. Với đặc điểm của của tín dụng ngắn hạn đó
là vòng quay của tiền nhanh, do đó trong điều kiện nền kinh tế của chúng ta
đang trong giai đoạn phát triển và đang trong giai đoạn đổi mới nên có nhiều
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 53
vấn đề mâu thuẫn và chưa bắt kịp với thế giới dẫn đến nền kinh tế phát triển
chưa ổn định. Mặt khác NHCTII-HBT nằm trong một khu vực đông dân cư,
nơi tập trung rất đông các doanh nghiệp sản xuất, thương mại đặc biệt các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sản xuất mang tính thời vụ. Với những đặc
điểm vĩ mô và vi mô như vậy thì tín dụng ngắn hạn không những đem lại
nguồn thu chính cho ngân hàng mà còn bảo đảm an toàn, khả năng cạnh tranh
cho ngân hàng. Đó là cơ sở để tín dụng ngắn hạn tại NHCTII-HBT phát triển.
Cơ cấu tín dụng ngắn hạn của NHCTII- HBT:
Đặc điểm chung trong cơ cấu dư nợ cho vay nói chung và cho vay ngắn
hạn nói riêng là doanh nghiệp quốc doanh hay thành phần kinh tế quốc doanh
chiếm tỷ trọng lớn hơn thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. điều có thể giải
thích là do lịch sử hình thành và nhóm khách hàng truyền thống của ngân
hàng. Từ khi hình thành mục đích chính của NHCT nói chung là tài trợ vốn
tín dụng để phát triển khu vực công nghiệp và thương nghiệp của nền kinh tế
bao cấp từ đó hình thành nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng là các
doanh nghiệp nhà nước, mặt khách ngân hàng mở rộng cho vay đối với thành
phần này vì đảm bảo an toàn hơn vì trong trường hợp làm ăn thua lỗ thì vẫn
được nhà nước bù lỗ. Ngoài ra, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phần lớn
làm ăn hiệu quả vẫn chưa cao, quy mô lại rất nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu
của nền kinh tế thị trường. Để thấy rõ điều này chúng ta hãy xem bảng sau:
Bảng 5: Báo cáo cho vay ngắn hạn theo khu vực kinh tế.
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
CHỈ TIÊU
VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD
1. Doanh số cho vay 561783 364228 881178 248459 960432 181978
- Ngoài quốc doanh 13706 0 44422 0 58644 0
- Quốc doanh 548077 364228 836756 248459 901788 181978
2. Doanh số thu nợ 589764 249072 691188 332315 899028 192589
- Ngoài quốc doanh 11214 0 32063 0 55522 0
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 54
- Quốc doanh 578550 249072 659125 332315 843506 192589
3. Dư nợ ngắn hạn 240315 169247 435854 85769 493000 76966
- Ngoài quốc doanh 8727 0 9952 0 22850 0
- Quốc doanh 231588 169247 425902 85769 470150 76966
Nhìn bảng trên ta có thể thấy rằng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ
chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn. Năm 2000 chiếm 2,1%,
năm 2001 tỷ trọng này là 1,88% và năm 2002 tỷ trọng này là 4%. Theo tôi
đây là hạn chế của NHCTII - HBT, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì
khu vực này càng ngày càng năng động trong hạch toán kinh doanh của mình.
Đây là một thị trường tiềm năng mà ngân hàng nên hướng tới. Mặt khác tỷ
trọng dư nợ cho vay VNĐ lớn hơn ngoại tệ do nhu cầu thanh toán ngoại tệ
trong khu vực thấp và chỉ tập trung ở khu vực kinh tế quốc doanh mà thôi.
Tuy nhiên những năm gần đây ngân hàng mở rộng phạm vi đầu tư sang
những lĩnh vực khác mà không chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, đây là
chiến lược hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng.
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 55
Bảng 6: Hoạt động tín dụng ngắn hạn phân theo nghành kinh tế năm 2002.
Đơn vị:trđồng
Cho Vay Thu Nợ Dư Nợ
Chỉ Tiêu
VNĐ USD VNĐ USD VNĐ USD
1. Ngành lâm nghiệp
,nông nghiệp
49179 4928 23888 16487 68464 22654
2. Thuỷ sản 0 0 0 0 0 0
3. CN khai thác mỏ 0 0 0 0 0 0
4. CN chế biến 148570 77035 208435 96054 491764 163968
5. Nghành sx phân
phối điện
900 0 1250 0 1250 0
6. Nghành xây dựng 172040 96 110172 1868 473661 24834
7.Thương nghiệp, sữa
chữa.
356749 29289 314897 42041 421800 28070
8.Khách sạn nhà hàng 0 0 0 0 0 0
9.Vận tải, kho bãi, thông
tin liên lạc.
1762 0 1795 0 3483 0
10.Tài chính, tín dụng 20000 0 20000 0 0 0
11.Khoa học công nghệ 0 0 0 0 0 0
12.Các hoạt động KD và
tư vấn
0 0 0 0 0 0
13.Quản lý nhà nước và
an ninh qp.
0 0 0 0 0 0
14.Giáo dục và đào tạo 0 0 0 0 0 0
15.Y tế và hoạt động cứu
trợ
0 0 0 0 0 0
Luận văn tốt nghiệp
Nguyễn Thành Sơn - Khoa Ngân hàng Tài chính 56
16.Hoạt động văn hoá
thể thao.l
0 0 0 0 0 0
17.Hoạt động đảng, đoàn
thể.
0 0 0 0 0 0
18.Hoạt động phục vụ cá
nhân
211225 70997 21893
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn tốt nghiệp Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh NHCTII-HBT.pdf