DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT. 4
DANH MỤC BẢNG . 5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH. 6
MỞ ĐẦU. 7
1. Tính cấp thiết của đề tài. 7
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 8
2.1. Mục tiêu chung. 8
2.2. Mục tiêu cụ thể. 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 8
3.1. Đối tượng nghiên cứu . 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 8
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 8
4.1. Về mặt lý luận . 8
4.2. Về mặt thực tiễn . 9
5. Kết cấu của luận văn. 9
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI. 10
1.1. Tổng quan về tín dụng NHTM. 10
1.1.1. Khái niệm tín dụng . 10
1.1.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng. 11
1.1.3. Đặc điểm của tín dụng NHTM. 11
1.1.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng . 12
1.1.5. Các hình thức tín dụng của NHTM . 15
1.2. Chất lượng tín dụng NHTM. 17
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng ngân hàng. 17
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng . 19
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng. 20
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng. 24
1.2.5. Quản lý chất lượng tín dụng của NHTM. 31
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng tín dụng tại một số NHTM. 35
115 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chât lượng tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các NHTM trên địa bàn năm 2012
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ)
Trang 49
BIDV Phú Thọ thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng
cao chất lượng tín dụng, tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho
vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn
phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm và giảm dần
dư nợ cho vay trung dài hạn. Do vậy, dư nợ ngoài quốc doanh và dư nợ ngắn hạn đều
tăng, trong khi đó dư nợ quốc doanh và dư nợ trung, dài hạn giảm dần trong 3 năm qua.
Biểu đồ 2.4. Tăng trưởng tín dụng của BIDV Phú Thọ
giai đoạn 2010 - 2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010- 2012 của BIDV Phú Thọ)
2.3.3 Dịch vụ ngân hàng
Phát triển dịch vụ ngân hàng luôn được BIDV Phú Thọ quan tâm và huy động
nguồn lực để triển khai thực hiện. Với mục tiêu thu hút, đáp ứng kịp thời yêu cầu đòi
hỏi của khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh và từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
BIDV Phú Thọ đã thực hiện phát triển các sản phẩm dịch vụ gắn với khả năng tư vấn
và giới thiệu với khách hàng các sản phẩm dịch vụ phù hợp, mang lại hiệu quả thiết
thực. Do vậy, sản phẩm dịch vụ của BIDV Phú Thọ trong thời gian qua không ngừng
được đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đồng thời
đẩy mạnh công tác quảng bá, khuếch trương các sản phẩm cũng như tiện ích dịch vụ
Trang 50
ngân hàng. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ
tăng trưởng nguồn vốn và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ.
Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống như: Dịch vụ thanh toán
chuyển tiền, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, BIDV
đã cung cấp tới khách hàng thêm những dịch vụ khác trên nền công nghệ ngân hàng
hiện đại như: dịch vụ thẻ, quản lý doanh thu, gạch cước hoá đơn, ngân hàng điện
tử... Từ đó đã mang lại cho BIDV Phú Thọ nguồn thu phí dịch vụ hàng năm đều đạt
vượt kế hoạch được giao.
Bảng 2.3. Thu phí dịch vụ ròng giai đoạn 2010 - 2012
của BIDV Phú Thọ
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu phí dịch vụ ròng 11,36 21,50 15,80
Trong đó, thu từ:
- Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền 4,25 5,30 6,12
- Bảo lãnh 1,72 2,14 2,80
- Kinh doanh ngoại tệ 0,82 4,6 1,08
- Dịch vụ khác 4,57 9,46 5,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010- 2012 của BIDV Phú Thọ)
Các sản phẩm dịch vụ tiêu biểu
- Dịch vụ thẻ ATM: Chi nhánh luôn đẩy mạnh việc tiếp thị, phát hành thêm
thẻ ATM, coi đây là một nguồn thu phí ngày càng đáng kể. Năm 2012, Chi nhánh
phát hành thêm được 11.982 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ ATM Chi nhánh đã phát
hành lên 42.176 thẻ ATM; phát hành thêm 82 thẻ tín dụng quốc tế, nâng tổng số thẻ
lên 168 thẻ; lắp đặt đặt thêm 06 máy POS, nâng tổng số máy Chi nhánh quản lý lên
13 máy. Thu phí dịch vụ thẻ là 1.073 triệu đồng.
- Công tác chuyển tiền: Trong năm 2012, số lượng giao dịch chuyển tiền
qua Chi nhánh đạt khá cao, cụ thể:
+ Chuyển tiền trong nước: Chuyển tiền điện tử: 71.030 món, tăng 32.326 món so
với năm 2011; Trị giá 48.273 tỷ đồng, tăng 22.584 tỷ đồng so với năm 2011; Bù trừ và
thanh toán trong cùng Chi nhánh: 7.451 món, trị giá 1.452 tỷ đồng;
Trang 51
+ Chuyển tiền nước ngoài: Chuyển tiền đi: 836 món, trị giá 39,2 triệu USD;
Tăng 55 món so với năm 2011; Chuyển tiền đến: 595 món, trị giá 84,5 triệu USD.
Tăng 188 món so với năm 2011; Dịch vụ kiều hối: 63 món, trị giá đạt 2,1 triệu
USD. Tăng 17 món và 0.63 triệu USD so với năm 2011.
Tổng số thu dịch vụ phí tại Chi nhánh là 15,8 tỷ đồng, giảm 26,5% so với năm 2011.
- Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012
của BIDV Phú Thọ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010
Năm
2011
Năm
2012
1 Tổng thu nhập 328 521 556
2 Tổng chi phí 298 477 492
Trong đó, trích DPRR 5 8 3
3 Lợi nhuận 31 44 64
4 Tăng trưởng lợi nhuận so với năm trước (%) 109 42 45
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010- 2012 của BIDV Phú Thọ)
Những kết quả khả quan đã đạt được qua các năm từ các mảng nghiệp vụ đã
đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của BIDV Phú Thọ. Doanh thu và lợi
nhuận có sự tăng trưởng tốt hàng năm, đặc biệt kết quả kinh doanh năm 2012 có kết
quả vượt bậc, doanh thu tăng trưởng 7% và lợi nhuận trước thuế tăng 45% so năm
trước. Dự phòng rủi ro được trích lập đúng, đủ theo các quy định và đảm bảo an
toàn cho hoạt động tín dụng.
2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng tại BIDV Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2012
2.4.1. Chính sách, quy trình tín dụng tại BIDV Phú Thọ
Chính sách tín dụng
Nguyên tắc vay vốn
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
+ Phải hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng.
Trang 52
+ Việc đảm bảo tiền vay phải thực hiện theo đúng quy định của Chính phủ
và của Ngân hàng nhà nước, BIDV.
Điều kiện vay vốn
Khách hàng được BIDVcho vay khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm
dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Có dự án, phương án khả thi, có hiệu quả, có khả năng trả nợ và phù hợp
với quy định của pháp luật.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
+ Tại thời điểm cho vay không còn nợ xấu nội bảng (trừ nợ khoanh và nợ
thanh toán công nợ) tại bất cứ TCTD nào; không còn nợ đã được xử lý rủi ro hạch
toán ngoại bảng tại BIDV.
+ Khách hàng phải gửi báo cáo tài chính và các thông tin cần thiết theo yêu
cầu của BIDV.
Những trường hợp không được cho vay:
- Các khách hàng xếp hạng tín dụng C, D
- Khách hàng mà BIDV không xác định, quản lý được nguồn trả nợ cho
khoản vay đó.
Những nhu cầu vốn không được cho vay:
- Để mua sắm những tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp
luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.
- Để thanh toán các chi phí thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Để đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm.
- Để trả nợ gốc, lãi vốn vay cho hệ thống BIDV hoặc các tổ chức tín dụng, tổ
chức tài chính khác trừ trường hợp sau:
+ Lãi tiền vay phải trả trong thời hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản
cố định vào sử dụng đối vối khoản vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định mà
khoản lãi tiền vay được tính vào giá trị tài sản cố định đó.
Trang 53
+ Trả nợ nước ngoài trước hạn.
- Để nộp thuế trực tiếp cho nhà nước, trừ các loại thuế sau:
+ Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, khách hàng phải nộp để làm thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu.
+ Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, khách hàng phải nộp để nhận hàng
nhập khẩu.
Mức cho vay
Căn cứ để xác định mức cho vay đối với một khách hàng:
- Nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng;
- Giá trị tài sản bảo đảm, loại tài sản bảo đảm và biện pháp bảo đảm tiền vay
của khách hàng vay, bên thứ ba;
- Khả năng nguồn vốn của BIDV.
Thời hạn cho vay
Căn cứ để xác định và quyết định thời hạn cho vay:
- Đề nghị và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Thời hạn thu hồi vốn của dự án, phương án.
- Thời hạn hoạt động còn lại của khách hàng theo quyết định thành lập hoặc
giấy phép hoạt động tại Việt Nam.
- Khả năng nguồn vốn của BIDV.
Thể loại cho vay
- Cho vay ngắn hạn: khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60
tháng.
- Cho vay dài hạn: khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng
Lãi suất cho vay
Lãi suất cho vay đối với từng khoản vay, từng khách hàng được xác định
theo nguyên tắc sau:
Trang 54
+ Không được thấp hơn mức lãi suất sàn do BIDVquy định trong từng thời
kỳ.
+ Tùy thuộc vào thời hạn cho vay, mức độ rủi ro của từng khoản vay trên cơ
sở năng lực tài chính, khả năng trả nợ, biện pháp bảo đảm tiền vay và mức độ tín
nhiệm của khách hàng ... đảm bảo trang trải đủ chi phí huy động vốn, chi phí quản
lý khoản vay, trích dự phòng rủi ro và có lãi.
+ Đối với cho vay trung, dài hạn: áp dụng lãi suất theo phương thức thả nổi,
được điều chỉnh theo lãi suất cơ sở nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Quy trình cho vay: Quy trình cho vay được áp dụng thống nhất trong toàn hệ
thống của BIDV và áp dụng chung cho mọi khách hàng. Quy trình này bao gồm 04
bước với các giai đoạn:
Bước 1: Phân tích, đánh giá trước khi cho vay: Đây là bước quan trọng
nhất, là bước đưa ra các phân tích, đánh giá ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định có cho
vay hay không, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Quá trình tiến hành phân tích trước
khi cho vay trải qua các giai đoạn sau:
Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Trong giai đoạn ban đầu này cán bộ quan hệ khách
hàng sẽ tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cấu trúc hoạt động và mục
đích vay vốn của khách hàng. Sau quá trình thảo luận ban đầu giữa các cán bộ quan
hệ khách hàng hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn.
Phân tích, thẩm định khách hàng vay vốn: Trong giai đoạn này, cán bộ quan
hệ khách hàng tiến hành tìm hiểu, phân tích khách hàng; thẩm định đánh giá khả
năng tài chính, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng
đồng thời thực hiện phân tích tình hình quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Cán
bộ quan hệ khách hàng xem xét, kiểm tra, phân tích mức độ tin cậy của báo cáo tài
chính và tiến hành phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn cụ
thể của BIDV. Mối quan hệ tín dụng giữa khách hàng và BIDV và các tổ chức tín
dụng khác sẽ xem xét rất cẩn thận để đảm bảo tính an toàn của khoản cho vay.
Trang 55
Phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh: Mục
tiêu của công việc này là đánh giá và đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về
mặt tài chính của phương án, khả năng trả nợ, rủi ro có thể xảy ra...
Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng
chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
của BIDV. Mức xếp hạng của BIDV gồm các mức: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CC,
C, D. Mức xếp hạng tín dụng khách hàng trên giảm dần từ khách hàng có mức xếp
hạng cao nhất đến mức xếp hạng thấp nhất dành cho nhưng khách hàng mất khả
năng trả nợ. Trên cơ sở xếp hạng tín dụng khách hàng BIDV sẽ đưa ra các chính
sách phù hợp với các nhóm khách hàng như chính sách về lãi suất, tài sản bảo đảm,
tiếp thị khách hàng ...
Các biện pháp báo đảm tiền vay: Tùy thuộc vào tình hình tài chính, hạng tín
dụng của khách hàng Chi nhánh áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp. Cán
bộ làm công tác tín dụng sẽ xem xét một số nội dung sau: kiểm tra tình hình thực tế
của tài sản bảo đảm, thẩm định tài sản, định giá tài sản bảo đảm....
Lập tờ trình thẩm định cho vay: Sau khi thảo luận với cán bộ thẩm định, cán
bộ Quan hệ khách hàng làm công tác tín dụng sẽ lập tờ trình kèm theo hồ sơ vay
vốn cho Trưởng phòng Quan hệ khách hàng.
Phê duyệt khoản vay: Trên cơ sở báo cáo đề xuất của cán bộ quan hệ khách
hàng, trưởng phòng quan hệ khách hàng xem xét nếu đồng ý ký và trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Với BIDV thẩm quyền phê duyệt tín dụng được phân cấp
cho từng cấp độ theo qui định của BIDV trên cơ sở số tiền và thời gian đề nghị vay
của khách hàng.
Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Sau khi khoản vay được phê duyệt, người có thẩm quyền của Ngân hàng và
khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng và các loại hợp đồng, giấy tờ liên quan. Trong
Trang 56
hợp đồng tín dụng có xác định rõ các nội dung sau: tên khách hàng, mục đích sử
dụng vốn vay, số tiền cho vay, lãi suất, phí, thời hạn cho vay... Đây là một cam kết
xác định quyền và nghĩa vụ của hai bên phù hợp quy định của pháp luật.
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát tín dụng sau giải ngân
Sau khi hợp đồng tín dụng được ký kết, ngân hàng tiến hành giải ngân cho
khách hàng. Cán bộ quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm kiểm tra việc đáp ứng các
điều kiện giải ngân theo quy định và nội dung thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng,
hợp đồng bảo đảm tiền vay, cam kết bảo lãnh; kiểm tra hóa đơn chứng từ, hồ sơ liên
quan phù hợp với quy định của pháp luật; đối tượng trên các hóa đơn chứng từ liên
quan so với đối tượng đề nghị rút vốn và đối tượng vay vốn đã thỏa thuận trong
Hợp đồng tín dụng; số tiền giải ngân được ghi trên chứng từ rút tiền.
Sau khi giải ngân, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra, giám sát
quá trình sử dụng vốn vay. Cán bộ quan hệ khách hàng thường xuyên theo dõi diễn
biến dư nợ của khách hàng, trạng thái nợ của hợp đồng tín dụng. Cán bộ quan hệ
khách hàng tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay theo định kỳ (hàng tháng) và đột
xuất (khi phát hiện khách hàng có dấu hiệu rủi ro). Định kỳ 6 tháng/lần, cán bộ
QHKH kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng, tiến độ thực hiện phương án/dự án; kiểm tra thực trạng đánh giá lại tài
sản bảo đảm theo định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Kết quả kiểm tra phải được lập
thành biên bản.
Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra phán quyết tín dụng mới.
Cán bộ QHKH theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký kết
cho từng dự án bao gồm các nội dung: theo dõi trả nợ gốc, lãi và các khoản phí (nếu
có). Chậm nhất 05 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ gốc, lãi cán bộ quan hệ
khách hàng thông báo khách hàng thu xếp nguồn trả nợ đúng hạn. Trường hợp phát
sinh vấn đề như khách hàng không trả được nợ đúng kỳ hạn thỏa thuận và có văn
bản đề nghị cán bộ QHKH xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.
2.4.2 Đánh giá định lượng chất lượng tín dụng của BIDV Phú Thọ
Trang 57
2.4.2.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
BIDV Phú Thọ xác định tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và phát triển
bền vững. Do vậy, BIDV Phú Thọ luôn bám sát các chủ trương, định hướng của
BIDV trong mở rộng phát triển, tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh cơ chế,
quy trình, quy định thể lệ chế độ của ngành. Tốc độ tăng trưởng và chất lượng hoạt
động tín dụng của BIDV Phú Thọ có bước phát triển tốt.
Bảng 2.5. Tốc độ tăng trưởng tín dụng tại BIDV Phú Thọ
giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(Tỷ
đồng)
Tốc độ
tăng
(%)
Giá trị
(Tỷ
đồng)
Tốc độ
tăng (%)
Giá trị
(Tỷ
đồng)
Tốc độ
tăng (%)
Tổng doanh số cho vay 3.990 6,1 4.837 21,2 5.698 17,8
Tổng số thu nợ 3.714 4,1 4.598 23,8 5.342 16,2
Dư nợ vốn vay 1.426 26,8 1.686 18,2 2.054 21,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010- 2012 của BIDV Phú Thọ)
Bảng trên cho ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm đều tăng, năm
2011 tăng 18,2% tương ứng tăng 260 tỷ đồng, năm 2012 tăng 21,8% tương ứng với
dư nợ vốn vay tăng 368 tỷ đồng. Qua bảng số liệu, có thể thấy những biến động
trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong giai đoạn nhiều biến động của nền
kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam, giai đoạn 2010 - 2012.
Tổng dư nợ của Chi nhánh đến 31/12/2012 là 2.054 tỷ đồng tăng 368 tỷ đồng
với tỷ lệ tăng 21,2% so với năm 2011. Năm 2012 mặc dù Ngân hàng nhà nước thực
hiện hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng để kìm chế lạm phát. Tuy nhiên Chi nhánh
vẫn tiếp tục mở rộng được địa bàn hoạt động và có thêm một số khách hàng mới là
Công ty Cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ, Công ty Hoà Bình Minh và một số doanh
nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn nên mức tăng trưởng tiếp tục được ổn định....
2.4.2.2. Tỷ trọng dư nợ tín dụng
BIDV Phú Thọ thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn liền với kiểm soát và nâng cao chất
lượng tín dụng, tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng mở rộng cho vay đối
Trang 58
với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể... nâng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn phục vụ
sản xuất kinh doanh, cho vay bán lẻ, cho vay có tài sản bảo đảm và giảm dần dư nợ cho
vay trung dài hạn. Do vậy, dư nợ ngoài quốc doanh và dư nợ ngắn hạn đều tăng, trong
khi đó dư nợ quốc doanh và dư nợ trung, dài hạn giảm dần trong 3 năm qua.
Bảng 2.6. Cơ cấu dư nợ cho vay của BIDV Phú Thọ
giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Giá trị
(Tỷ
đồng)
Tốc độ
tăng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
đồng)
Tốc
độ
tăng
(%)
Giá
trị
(Tỷ
đồng)
Tốc độ
tăng
(%)
1.Tổng dư nợ tín dụng BQ 1.426 1.686 2.054
2. Dư nợ tín dụng BQ đầu người 9,9 11 14
3. Cơ cấu tín dụng
Theo kỳ hạn 1.426 1.686 2.054
- Ngắn hạn 1.010 71 1.183 70,2 1.479 72,0
- Trung, dài hạn 416 29 503 29,8 575 28,0
Theo đối tượng 1.426 1686 2.054
- ĐCTC 0 0 0 0 0 0
- Doanh nghiệp 1.166 81 1.399 83 1.664 81
- Cá nhân 260 19 287 17 390 19
Theo loại tiền 1.426 1.686 2.054
- VNĐ 1.270 89,1 1.435 82,5 1.922 93,6
- Ngoại tệ 156 10,9 251 17,5 132 6,4
(Nguồn:Báo cáo tổng kết HĐKD 2010-2012 BIDV Phú Thọ)
Trong tổng dư nợ của Chi nhánh năm 2012 dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng
72% và dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng 28%. Từ năm 2011 mặc dù tỷ lệ dư nợ
cho vay trung dài hạn của Chi nhánh giảm xuống nhưng số tuyệt đối lại tăng lên do
Chi nhánh cho vay dự án lớn như cho vay đồng tài trợ dự án thủy điện Sơn La, đầu tư
dự án nhà máy xi măng lò quay của công ty cổ phần xi măng Phú Thọ, Nhà máy chế
biến quặng của công ty cổ phần Hợp kim sắt Phú Thọ Dự kiến khi giải ngân hết
các dự án tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của chi nhánh sẽ ở mức 35%.
*) Phân loại dư nợ theo kỳ hạn: Sự tăng nhanh của dư nợ trung và dài hạn
trong giai đoạn 2010-2012 mặc dù chưa nói lên được nhiều điều về chất lượng tín
dụng của Chi nhánh nhưng cũng là điểm cần lưu ý trong quá trình nhận định rủi ro tín
Trang 59
dụng trong thời gian tới do trong giai đoạn hiện nay việc đầu tư vốn trung dài hạn
tiềm ẩn rủi ro khá cao vì các dự án đầu tư trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều tác động
của việc suy giảm kinh tế toàn cầu do vậy dễ gặp rủi ro. Một khi các dự án này không
phát huy được hiệu quả thì việc trả nợ cho ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn
nữa việc đầu tư trung dài hạn hiện nay cũng dẫn đến mất cân đối nguồn vốn khi
nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là nguồn huy động ngắn hạn.
*) Phân loại dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế:
Năm 2012, trong tổng số dư nợ cho vay, cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
81% trong đó cho vay cá nhân của Chi nhánh tăng lên tỷ trọng 19%. Hầu hết các
khách hàng tư nhân thuộc đối tượng nhỏ và vừa tại chi nhánh đều có tình hình tài
chính, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định chấp hành tốt các thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng đã ký, được nhận định là phân khúc khách hàng có mức độ an toàn cao
trong nền khách hàng hiện tại. Cho vay cá nhân (bán lẻ) chiếm tỷ trong thấp chưa
tương xứng với qui mô của chi nhánh và thực hiện chưa tốt định hướng phát triển bán
lẻ của BIDV giai đoạn 2010-2015 là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam
với tỷ trọng dư nợ bán lẻ chiếm tối thiểu 45% dư nợ. Đây là mục tiêu phấn đấu của
BIDV Phú Thọ trong các năm tiếp theo.
2.4.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng
Trong những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của BIDV về nâng cao chất lượng tín
dụng, nên Chi nhánh đã xây dựng chiến lược định hướng hoạt động tín dụng và đề
ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng. Trong công tác tín dụng,
Chi nhánh luôn bám sát và nghiêm túc thực hiện những chỉ đạo của BIDV, thực hiện
đúng chính sách tiền tệ của NHNN và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của Chi
nhánh. Chi nhánh thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng.
Từ đó đưa ra quyết định cho vay chính xác, kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Phú Thọ
giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Dư nợ vốn vay (Tỷ đồng) 1.426 1.686 2.054
Nợ quá hạn (Tỷ đồng) 51,9 59 97
Tỷ trọng (%) 3,6 3,5 4,7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010- 2012 của BIDV Phú Thọ)
Trang 60
Bảng cho ta thấy dư nợ vốn vay tăng từ 1.426 tỷ đồng năm 2010 lên 2.054 tỷ
đồng năm 2012, trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 3,6% năm 2010 lên 4,7 %
năm 2012. Trong 97 tỷ đồng nợ quá hạn có trên 50% là nợ quá hạn dưới 30 ngày và
toàn bộ là nợ ngắn hạn, nguyên nhân là do doanh thu bán hàng của khách hàng bị
chậm thanh toán dẫn đến chưa có nguồn để trả nợ các khoản nợ đến hạn. Đây là các
khoản nợ được đánh giá là bị quá hạn tạm thời và có khả năng thanh toán trong thời
gian ngắn.
Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 có tăng phù hợp với tình trạng kinh tế thế giới và
trong nước suy thoái, nợ xấu có chiều hướng tăng. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện
tại việc biến động về nợ quá hạn như trên là có thể chấp nhận được.
*) Cơ cấu nợ quá hạn theo nhóm
Bảng 2.8. Tỷ trọng nợ theo nhóm tại BIDV Phú Thọ
giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Tổng dư nợ 1.426 1.686 2.054
Nợ nhóm 1 1.208 84,7 1.427 84,6 1.778 86,6
Nợ nhóm 2 205 14,3 244 14,5 246 12
Nợ nhóm 3, 4, 5 12 1 16 0,9 30 1,4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2010 – 2012 của BIDV Phú Thọ)
1,208
1,427
1,778
205 244 246
12 16 30
0
500
1,000
1,500
2,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nợ đủ tiêu chuẩn (Nhóm 1)
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu nợ theo nhóm tại BIDV Phú Thọ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Trang 61
Thực hiện nghiêm túc chỉ tiêu giới hạn dư nợ cuối kỳ BIDV giao, Chi nhánh
tập trung tăng trưởng dư nợ, nhưng chú trọng vào chất lượng tín dụng. Vì vậy, chất
lượng tín dụng của Chi nhánh đạt mức khá tốt, thể hiện:
Nợ nhóm 1 tăng từ 1.208 tỷ đồng (84,7 %) cuối năm 2010 lên 1.778 tỷ đồng
(86,6 %) cuối năm 2012.
Tỷ trọng nợ nhóm 2 giảm từ 14,3% cuối năm 2010 xuống 12% vào cuối
năm 2012, mặc dù số tuyệt đối có tăng từ 205 tỷ đồng cuối năm 2010 lên 246 tỷ
đồng cuối năm 2012.
Nợ nhóm 3,4,5 của Chi nhánh là 12 tỷ đồng năm 2010 ( tỷ trọng 1%) tăng
lên 30 tỷ đồng năm 2012 (tỷ trọng 1,4%). Mặc dù tỷ lệ xấu tăng tuy nhiên, kết quả
chi nhánh đạt được vẫn giữ ở mức tương đối tốt so với mặt bằng chung của ngành.
Hiện nay, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là 1,54%.
Đạt được điều đó là do chi nhánh một mặt vừa làm tốt công tác thẩm định và
rà soát các khoản vay đúng nguyên tắc, quy trình, quy chế,mặt khác, Chi nhánh luôn
tích cực và có nhiều biện pháp quyết liệt trong việc thu hồi các khoản nợ quá hạn,
nợ khó đòi, nợ đã xử lý rủi ro nên cả năm đã thu hồi được 1.368 triệu đồng nợ tồn
đọng, bằng 135,7% kế hoạch được giao.
*) So sánh cơ cấu cho vay và cơ cấu nợ theo ngành kinh tế
Biểu đồ 2.6. Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế tại BIDV Phú Thọ năm 2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010 - 2012 của BIDV Phú Thọ)
Trang 62
Qua biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng cho vay thương mại và sản xuất vật liệu xây
dựng tại Chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây cũng là điểm cần chú ý vì khi tập
trung đầu tư quá nhiều vào một lĩnh vực khi nền kinh tế gặp khó khăn cũng dễ dẫn
đến chất lượng bị suy giảm một cách đột biến.
Chúng ta cùng nhìn nhận xem trong tổng số nợ nhóm 2 tại Chi nhánh thì tỷ
trọng nhóm ngành nào chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nợ nhóm 2 trong tổng nợ nhóm 2 cho vay theo ngành kinh
tế năm 2012 tại BIDV Phú Thọ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010- 2012 của BIDV Phú Thọ)
Như vậy trong tổng số 12% dư nợ nhóm 2 tương ứng 246 tỷ đồng thì nhóm
ngành vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất là 163 tỷ đồng chiếm 66,3% tổng
nợ nhóm 2 của Chi nhánh. Đây thật sự là điều đáng lo ngại vì nợ nhóm 2 là nợ
thuộc các doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh không ổn định tình hình
tài chính suy giảm và được đánh giá là nợ cần chú ý và có nguy cơ bị chuyển thành
nợ xấu.
Xem xét chi tiết nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5) tại Chi nhánh thì tỷ trọng nhóm
ngành nào chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Trang 63
Biểu đồ 2.8. Cơ cấu nợ xấu cho vay theo ngành kinh tế năm 2012
tại BIDV Phú Thọ
(Nguồn: Báo cáo tổng kết 2010-2012 của BIDV Phú Thọ)
Như vậy trong tổng số 30 tỷ đồng nợ xấu thì nhóm ngành dệt may chiếm tỷ
trọng lớn nhất là 20,4 tỷ đồng chiếm 68% tổng nợ xấu của Chi nhánh (Trong đó nợ
xấu Công ty TNHH TM Đại Hưng là 16,6 tỷ đồng, nợ xấu của Công ty TNHH
XNK Thành Nam là 3,8 tỷ đồng).
2.4.2.4. Tình hình lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của BIDV Phú Thọ giai đoạn
2010 – 2012
Đối với các NHTM ở Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng vẫn là một nghiệp vụ
mang lại nguồn thu chủ yếu. Đối với BIDV nói chung và BIDV Phú Thọ nói riêng
cũng không nằm ngoài điểm chung đó. Những kết quả khả quan đã đạt được qua
các năm từ nghiệp vụ tín dụng đã đóng góp tích cực vào kết quả kinh doanh của
BIDV Phú Thọ
Bảng 2.9. Tình hình lợi nhuận tín dụng của BIDV Phú Thọ
giai đoạn 2010 -2012
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng lợi nhuận (Tỷ đồng) 24 43 64
Lợi nhuận từ hoạt động
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000271809_5642_1951919.pdf