MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
I. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG. 2
1. Tín dụng ngân hàng 2
1.1. Khái niệm về tín dụng 2
1.2. Khái niệm về tín dụng Ngân hàng 2
1.3. Bản chất của tín dụng ngân hàng 3
2. Vai trò của tín dụng ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế 3
2.1. Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và ngày càng mở rộng. 3
2.2. Tín dụng ngân hàng tác động có hiệu quả đến nhịp độ phát triển, thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế và góp phần tạo nên một cơ cấu kinh tế hợp lý. 4
2.3. Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ đắc lực cho các ngành kinh tế kém phát triển và những ngành kinh tế mũi nhọn. 4
2.4. Tín dụng ngân hàng có vai trò quyết định đến sự ổn định lưu thông tiền tệ và có vai trò kiểm soát nền kinh tế. 4
2.5. Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nước ngoài thúc đẩy quá trình mở rộng, tăng cường mối quan hệ hợp tác kinh tế trong khu vực và trên thế giới. 4
3. Phân loại tín dụng 5
4. Quy trình nghiệp vụ cho vay của Ngân hàng thương mại 6
II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 9
1. Khái niệm chất lượng tín dụng 9
2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 10
2.1. Doanh số cho vay và doanh số thu nợ . 10
2.2. Hệ số sử dụng vốn vay. 10
2.3 . Tỷ lệ sinh lời tín dụng 11
2.4. Tỷ trọng nợ quá hạn 11
2.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng 12
2.6. Thu nhập bình quân hàng năm. 12
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 12
3.1. Các nhân tố chủ quan 12
3.2. Các nhân tố khách quan 13
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DUNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI 14
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI. 14
1. Sự hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội. 14
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội 15
2.1. Nhiệm vụ của các phòng ban 16
II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM QUA 17
1. Công tác huy động vốn 17
2. Công tác cho vay 18
3. Hoạt động khác 19
4. Kết quả hoạt động tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội 20
III. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI” 21
1. Các hình thức cấp tín dụng tại chi nhánh 21
1.1. Cho vay từng lần 21
1.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng 22
1.4. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá 23
1.5. Cho vay theo dự án đầu tư 23
2. Chất lượng tín dụng tại chi nhánh 23
2.1. Cơ cấu dư nợ 23
2.2. Hệ số sử dụng vốn vay 26
2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn 26
2.4. Tốc độ luân chuyển vốn 26
2.5. Tình hình nợ xấu 27
2.6. Khả năng sinh lời tín dụng của chi nhánh 28
3. Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội” 28
3.1. Những kết quả đạt được 28
3.2. Một số hạn chế 29
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT NAM HÀ NỘI”. 30
I. ĐỊNH HƯỚNG VỀ MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NO&PTNT NAM HÀ NỘI 30
1. Công tác huy động vốn: 30
2. Công tác tín dụng 30
3. Công tác Tài chính 30
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI . 30
1. công tác nguồn vốn : 31
2. Về công tác tín dụng 31
3. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin đầu vào 32
4. Tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng 32
5. Cải tiến, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 34
6. Thực hiện tốt các quy chế về đảm bảo tiền vay 35
KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 36
KẾT LUẬN 37
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bằmg 1 thì ngân hàng thương mại phải chú ý tăng trưởng nguồn vốn để đề phòng mất khả năng thanh toán. Nếu hệ số sử dụng vốn thấp cần tăng trưởng dư nợ hoặc giảm huy động vốn bằng cách hạ lãi suất huy động hạn chế rủi ro nguồn vốn tác động đến hiệu quả kinh doanh.
2.3 . Tỷ lệ sinh lời tín dụng
Tỷ lệ sinh lời
=
Lợi nhuận từ tín dụng
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của các khoản cho vay. Một khoản tín dụng không thể coi là có chất lượng cao khi nó không đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Việc thu nợ và giải quyết nợ quá hạn tốt thì mới có được tỷ lệ sinh lời cao. Do vậy tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh tốt của Ngân hàng.
2.4. Tỷ trọng nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản cho vay đến hạn ưng khách hàng không trả được và không được gia hạn nợ. Đây là những khoản nợ chứa đựng nhiều rủi ro. Để xem xét chất lượng tín dụng trên cơ sở nợ quá hạn người ta thông thường thông qua tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ đầu tư rủi ro.Đây là một chỉ tiêu hết sức quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn=--------------------------- x 100%
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào tổng dư nợ chuyển sang nợ quá hạn và tổng dư nợ tại một thời điểm, thường là cuối quý hoặc cuối năm. Để giảm nợ quá hạn các ngân hàng thương mại thường giảm số tuyệt đối nợ quá hạn nếu dư nợ tín dụng tăng không đáng kể hoặc vùa giảm nợ quá hạn vừa tăng tín dụng. Trường hợp không thể giảm được nợ quá hạn hoặc giảm không đáng kể các ngân hàng thượng mại thường tăng tổng dư nợ tín dụng tức là tăng quy mô dư nợ tín dụng. Theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% trên tổng dư nợ có thể chấp nhận được. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt.
2.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng= ----------------------------------------
Dư nợ tín dụng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Nếu vòng quay chậm chứng tỏ chất lượng tín dụng không tốt, thu nợ trong kỳ kém, vốn tín dụng bị đóng băng. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng quay nhanh, hiệu quả sử dụng đồng vốn cao, tiết kiệm chi phí và tạo lợi nhuận cho ngân hàng.
2.6. Thu nhập bình quân hàng năm.
Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng. Nó phản ánh tình hình ngân hàng hoạt động có hiệu quả hay không, cũng giống như tình hình tài chính của một doanh nghiệp, tình hình tài chính của ngân hàng tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Thu nhập bình quân được tính bằng doanh thu hàng năm trừ đi chi phí bình quân hàng năm.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
3.1. Các nhân tố chủ quan
Chất lượng tín dụng chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trước hết những nhân tố giữa hai chủ thể tham gia vào quá trình cho vay là ngân hàng và khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng.
*. Phía ngân hàng
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay và mức lệ phí.....Chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động cho vay, nó là người dẫn đường cho cán bộ tín dụng thực hiện việc cho vay đúng yêu cầu của ngân hàng, toàn bộ hoạt động cho vay diễn ra như thế nào phần lớn tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng đề ra” như: Quy trình cho vay; Tình hình huy động vốn; Chất lượng nhân sự; Cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng; Công tác tổ chức của ngân hàng.
*. Phía khách hàng
Chất lượng cho vay không chỉ phụ thuộc vào việc ngân hàng đã thực hiện nó như thế nào mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố về phía người sử dụng vốn vay như: Phương án sản xuất kinh doanh; Uy tín khách hàng; Tình hình tài chính; Tài sản đảm bảo nợ vay...
3.2. Các nhân tố khách quan
Cho vay chất lượng tốt hay không phụ thuộc vào những nhân tố bên ngoài như môi trường kinh tế, môi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, chủ trương chính sách của nhà nước...
Chương II. Thực trạng chất lượng tín dung tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội
I. sự ra đời và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
1. Sự hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội.
Trong chiến lược phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2001 - 2005, mục tiêu quan trọng nhất là huy động được nguồn vốn dồi dào phục vụ cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Để thực hiện mục tiêu này Trung tâm điều hành quyết định thành lập một số Chi nhánh lớn tại các thành phố lớn, nơi có mức sống cao, dân cư đông đúc nhằm thu hút vốn. Các Chi nhánh này sẽ được tổ chức theo mô hình ngân hàng hiện đại trên thế giới, được trang bị công nghệ tiên tiến để có thể cạnh tranh trong địa bàn hoạt động của mình. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo & PTNT) chi nhánh Nam Hà Nội ra đời theo chủ trương trên của trung tâm điều hành, và được xếp là chi nhánh cấp I loại 1 trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam .
NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 48/QĐ- HĐQT ngày 12/3/2001 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt Nam và chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001. Ngân hàng có trụ sở là toà nhà 11 tầng C3 Phương Liệt, đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Đội ngũ cán bộ ban đầu là 34 người và đến hiện nay là 149 người, cán bộ chủ yếu từ trung tâm điều hành, công ty vàng bạc đá quý và Nhà in Ngân hàng chuyển sang, từ một số từ các tỉnh chuyển về và có rất nhiều cán bộ trẻ mới vào ngành. Trong đó cán bộ có trình độ từ thạc sỹ trở lên 10 cán bộ chiếm 6%/Tổng số cán bộ, 120 cán bộ có trình độ đại học chiếm 80%.
Trong suốt 7 năm hoạt động vừa qua, NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã đạt được thành tích đáng kể, Ngân hàng nhận được nhiều bằng khen của UBND Thành phố Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam và được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nguồn vốn của đề án phát triển kinh doanh NHNo & PTNT Việt Nam.
2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội
Cơ cấu của ngân hàng theo mô hình sau:
Giám đốc
phụ trách chung
PGĐ Phụ trách tín dụng
PGĐ phụ trách Kế Toán
PGĐ Phụ trách TTQT
PGD số 4
PGD số 5
PDG số 12
PGDKhâm Thiên
Phòng KT - N Quỹ
Phòng TTQT
Phòng KTKT Nội Bộ
Phòng NV-KHTH
Phòng HC- NS
Phòng Marketing và dịch vụ
Phòng tín dụng
PGD số 1
PGD Giảng Võ
PGD số 10
PGD số 2
PGD số 3
PGD
Nam Đô
PGD số 6
PGD số 9
Các phòng trong hội sở ngoài việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong Chi nhánh còn có nhiệm vụ theo dõi và quản lý các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến tất cả phòng giao dịch trực thuộc NHNo & PTNT chi nhánh Nam Hà Nội để từ đó đưa ra các biện pháp chỉ đạo cần thiết và tham mưu cho Ban giám đốc của các chi nhánh trong việc đề ra các kế hoạch và thực hiện kế hoạch phục vụ cho toàn Chi nhánh NHNo & PTNT Nam Hà Nội .
2.1. Nhiệm vụ của các phòng ban
- Ban giám đốc ( gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc): Chức năng lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp: Thông báo chỉ tiêu kinh doanh hàng quý, năm và hạn mức tín dụng của các doanh nghiệp cho các phòng nghiệp vụ. Thay đổi điều chỉnh lãi suất tiền vay, tiền gửi đã được giám đốc phê duyệt.
- Phòng thẩm định: Phân tích các dự án, tư vấn về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật có liên quan đến tín dụng đầu tư. Cung cấp và hướng dẫn các văn bản có liên quan đến tín dụng.
- Phòng thanh toán quốc tế: Thực hiện thanh toán quốc tế, mở và thanh toán L/C… thông báo tỷ giá, mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng.
- Phòng kế toán ngân quỹ: hạch toán kế toán, chế độ báo cáo thống kê, thanh toán ngân quỹ để quản lý và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập, chi phí và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Nam Hà Nội, trực tiếp quản lý và triển khai công tác tin học trong toàn chi nhánh
- Phòng hành chính - nhân sự: Có nhiệm vụ theo dõi nhân sự, tiếp nhận và tổ chức đào tạo cán bộ, làm công tác văn phòng, hành chính văn thư lưu trữ và phục vụ hậu cần.
- Phòng kiểm toán nội bộ: Tham mưu cho ban giám đốc các phương án kiểm tra kiểm toán các hoạt động của chi nhánh, các phương án về thẩm định cho vay dự án đầu tư và thẩm định khả năng tài chính của khách hàng vay vốn. Trực tiếp thực hiện các công việc kiểm tra các hồ sơ, chứng từ cũng như số liệu trên máy của các phòng ban nhằm phát hiện các sai sót, gian lận và đề xuất phương án xử lý.
- Phòng tín dụng: Là một đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ tại hội sở có chức năng tham mưu cho ban giám đốc trong chỉ đạo, kiểm tra chuyên đề toàn chi nhánh và trực tiếp thực hiện tại hội sở các hoạt động tín dụng, bảo lãnh, mở rộng thị trường, nghiên cứu các thủ tục cho vay tạo thuận lợi cho khách hàng với mục tiêu phát triển và kinh doanh an toàn, hiệu quả .
II. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội trong những năm qua
Thực hiện phương châm của NHNo&PTNT Việt Nam là: “ Vì sự phồn thịnh của Ngân hàng và khách hàng”, NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội đã luôn bám sát các mục tiêu đề ra, kết hợp với việc thực thi các giải pháp cùng với sự nỗ lực phấn đấu liên tục không ngừng của tập thể, cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh, được sự chỉ đạo sát sao của NHNo&PTNT Việt Nam nên kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã được đánh giá đứng đầu trong hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch.
Trong thời gian qua, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã đạt được một số thành tựu sau:
1. Công tác huy động vốn
Xác định tầm quan trọng của công tác huy động vốn, chi nhánh NHNo&PTNT Nam HN đã có nhiều chính sách thích đáng để huy động vốn từ mọi nguồn tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng VNĐ, USD. Năm 2007 là năm thay đổi về cơ chế điều hành kế hoạch kinh doanh, là năm thực hiện triệt để chủ trương giảm dần tiền gửi, tiền vay TCTD của Tổng giám đốc. Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh như sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: tỉ đồng
TT
Chỉ tiêu
2005
2006
So sánh 2005/2006
2007
So sánh 2006/2007
Só tiền
Tỷ trọng
Só tiền
Tỷ trọng
Số tiền +/-
%
+/-
Só tiền
Tỷ trọng
Số tiền +/-
%
+/-
Tổng nguồn vốn
4.438
7.952
3.514
79,2
8.320
368
4,62
1
Phân theo kỳ hạn
4.438
100
7.952
100
3.514
79,.2
8.320
100
368
4,62
Không kỳ hạn
906
20,4
1,189
14,9
283
31,.2
1..238
14.9
49
4,12
Kỳ hạn <12 tháng
938
21,1
1.488
18,6
550
58,6
1.591
19.1
103
6,92
Kỳ hạn >12 tháng
2.594
58,5
5..275
66,5
2681
103,3
5.491
66.0
216
4,09
2
Phân theo tính chất NV
4.438
100
7.952
100
3.514
79.2
8.320
100
368
4,62
Tiền gửi dân cư
1.389
31,3
4.225
53,1
2.836
204,.2
4.182
50.0
(43)
(1,01)
Tiền gửi TCTD
553
12,5
824
10,4
271
49
572
7.0
(252)
(30,58)
Tiền gửi TCKT, TCXH
2.496
56,2
2.903
36,5
407
16,3
3566
43.0
663
22,84
3
Phân loại theo dòng tiền
4.438
100
7.952
100
3.514
79.2
8.320
100
368
4,62
Nguồn nội tệ
3,600
81,1
7,372
92,7
3.772
104,8
7.748.
93,1
376
5,1
Nguồn ngoại tệ
838
18,9
580
7,3
(258)
(30,7)
572
6,9
(8)
(1,38)
(Nguồn: Bỏo cỏo đỏnh giỏ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 – Phũng nguồn vốn Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội).
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn huy động, ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm không ngừng tăng lên. Đến cuối năm 2006, tổng nguồn vốn huy động đạt 7952 tỷ đồng, tăng 3514 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 79,2% so với năm 2005. Sang năm 2007, tổng nguồn vốn huy động lên tới 8320 tỷ đồng, tăng 368 tỷ đồng ứng với tỷ lệ tăng 4,62% so với năm 2006; tăng chủ yếu từ hai nguồn là tiền gửi của dân cư (chiếm 50,26%) và tiền gửi của các TCKT, XH(chiếm 42,85%). Còn tiền gửi của các TCTD có tỷ trọng nhỏ hơn, năm 2006 chiếm 10,36% và năm 2007 chiếm 6,88%.
Để có kết quả trên, NHNo&PTNT Nam Hà Nội đã thực hiện rất nhiều biện pháp để huy động vốn hiệu quả, chấp hành đúng quy chế điều hành của NHNo&PTNT Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2. Công tác cho vay
Bảng 2: Tỡnh hỡnh dư nợ tại Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Đơn vị: tỷ đồng
TT
Chỉ tiờu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số
tiền
Tỷtrọng (%)
Số
tiền
Tỷtrọng (%)
% so vớinăm 2005
Số
tiền
Tỷtrọng (%)
% so vớinăm 2006
Tổng dư nợ
2.130
100
2.481
100
175.8
2481
100
66
Dư nợ TW
1.011
47.5
2146
57.3
212.3
536
21.7
25
Dư nợ địa phương (ĐP)
1.119
52.5
1.601
42.7
142.9
1.945
78.3
121
1
Dư nợ ĐP theo thời gian
1.119
100
1.601
100
142.9
1.945
100
121
Ngắn hạn
806
72
952
59.5
103.4
863
44
90
Trung hạn
313
28
647
40.5
93.37
1081
56
137
2
Dư nợ địa phương theo thành phần kinh tế
1.119
100
1.601
100
142,9
1.945
100
121
Doanh nghiệp nhà nước
876
78.2
989
52.5
123.5
1207
62
122
DN ngoài quốc doanh
182
16.3
551
35.8
214.6
475
24
86
Hộ gia đỡnh cỏ thể
61
5.5
61
11.7
0
263
14
171
(Nguồn: Bỏo cỏo đỏnh giỏ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 – Phũng nguồn vốn Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội).
Qua bảng 2 ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua các năm. Cụ thể:
Tổng dư nợ cho vay năm 2006 đạt 1601 tỉ đồng, so với cùng kỳ năm trước tăng 482 tỉ đồng với tốc độ tăng 43,07%. Đến 31/12/2007 tổng dư nợ cho vay đạt 1938 tỉ đồng, so với dư nợ cuối năm 2006 tăng 337 tỉ đồng với tốc độ tăng 21,05%.
3. Hoạt động khác
- Công tác kinh doanh ngoại hối và TTQT.
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhus cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 12% so năm 2005
- Tình hình thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối:
Chi nhánh Nam Hà Nội luôn chú trọng công tác phát triển kinh doanh ngoại hối, thu hút khách hàng nhỏ và vừa làm công tác xuất nhập khẩu, luôn đáp ứng mọi nhu cầu ngoại tệ hợp lý cho khách hàng hoạt động, giải quyết kịp thời các vướng mắc trong quan hệ thanh toán Quốc tế, không để xảy ra trường hợp sơ xuất đáng tiếc nào. Doanh số hoạt động tiếp tục tăng trưởng, thu phí dịch vụ tăng 44% so năm 2006.
Nhìn chung, hoạt động TTQT của Chi nhánh đều tăng trưởng so với năm trước ở cả thanh toán hàng nhập, hàng xuất; mua, bán ngoại tệ và thu dịch vụ.
- Công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mới.
Nhận rõ vai trò quan trọng của sản phẩm dịch vụ trong Ngân hàng hiện đại và tăng cường tính cạnh tranh lành mạnh, chi nhánh Nam Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện tốt các sản phẩm dịch vụ đã có như: Bảo lãnh, thanh toán Quốc tế, đại lý Western union, thanh toán điện tử, thẻ ATM, Ngân hàng đầu mối, Ngân hàng phục vụ dự án... Bên cạnh đó còn phát triển 1 số sản phẩm dịch vụ mới như:
+ Duy trì, hoàn thiện dịch vụ cho Trung tâm chuyển tiền Bưu điện.
+ Ngân hàng đầu mối phục vụ các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Duy trì thu tiền mặt tại chỗ của sinh viên, dịch vụ nhận tiền của Tổng Công ty Xi Măng, trả lương qua thẻ ATM.
Nhờ có sự nhận thức đúng và tập trung chỉ đạo phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ nên năm 2007 thu dịch vụ của Chi nhánh đạt 18.899 trđ, tỷ lệ thu dịch vụ đạt 12,2%.
4. Kết quả hoạt động tài chính của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội
Bảng 3. kết quả hoạt động kinh doanh
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
Số tiền +/-
% (+/-)
Số tiền +/-
% (+/-)
Tổng thu
333
556
738
223
67%
182
32,7%
Tổng chi
275
462
634
187
68%
172
37,2%
Thu nhập
58
94
104
36
62,1%
10
10,6%
(Nguồn báo cáo đánh giá KQHĐKD năm 2005,2006,2007 của NHNo chi nhánh Nam Hà Nội)
Biểu 1: Biểu đồ tăng trưởng tài chính của chi nhánh Nam Hà Nội
Kết quả tài chính của chi nhánh trong ba năm 2005-2007 ở bảng số liệu trên cho ta thấy:
Tổng thu năm 2005 đạt 333 tỷ đồng. Năm 2006 đạt 556 tỷ đồng (trong đó thu hoạt động tín dụng 529 tỷ đồng, chíêm tỷ lệ 95% tổng thu. Năm 2007 đạt 738 tỷ đồng (trong đó thu hoạt động tín dụng 692 tỷ đồng, chiếm 94% tổng thu.
Tổng chi năm 2005 đạt 275 tỷ đồng. Năm 2006 đạt 462 tỷ đồng (trong đó chi trả lãi huy động vốn 433 tỷ đồng, chiếm 94% tổng chi) tăng so với năm 2005 là 187 tỷ đồng, tăng 68%. Năm 2007 đạt 634 tỷ đồng (trong đó chi trả lãi huy động vốn 550 tỷ, chiếm 87% tổng chi) tăng so với năm 2006 là 172 tỷ đồng, tăng 37,2%
Chênh lệch thu nhập - chi phí (cha có lơng) năm 2006 đạt 94 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trởng đạt 62,1%. Sang năm 2007 đạt 104 tỷ đồng, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2006, tốc độ tăng trởng đạt 10,6%.
III. Phân tích chất lượng tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội”
1. Các hình thức cấp tín dụng tại chi nhánh
Hiện nay, tại chi nhánh đang mở rộng các hình thức cấp tín dụng đối với các DNVV để thu hút các doang nghiệp về với chi nhánh, nâng cao hiệu quả và uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Hiện tại có các hình thức cho vay sau:
1.1. Cho vay từng lần
Phương thức cho vay từng lần hiện nay được áp dụng phổ biến, mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng làm đơn xin vay gửi cán bộ tín dụng xem xét nghiên cứu hồ sơ xin vay và tiến hành thẩm định trình trưởng phòng và ban lãnh đạo duyệt nếu có thể cho vay thì bắt đầu lập hợp đồng tín dụng trên máy. Hồ sơ xin vay của khách hàng gồm có: hồ sơ pháp lý giải trình về mục đích vay vốn, tổng nhu cầu đã trừ đi số vốn đơn vị đã có, hoạch định quá trình chu chuyển vốn của đối tượng xin vay vốn với khả năng trả nợ vốn vay.
Việc giải ngân có thể giải ngân theo tiến độ thực hiện kế hoạch của khách hàng. nếu khách hàng vay cho từng phương án, từng thương vụ ngân hàng có thể giải ngân một lần hoạc giải ngân nhiều lần theo nhu cầu thực hiện dự án.
thu nợ: tiến hành thu nợ theo kỳ hạn theo thời hạn cuối cùng đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Đây là một phương thức cho vay đơn giản phù hợp với trình đồ , năng lực quản lý và tổ chức của các tổ chức kinh tế tư nhân , cá thể , hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn và cũng rất thích hợp các tổ chức kinh tế này có nhu cầu vay vốn không thường xuyên buộc các Ngân hàng thương mại phải cho vay từng món từng lần khi có nhu cầu.
1.2. Cho vay theo hạn mức tín dụng
Phương thức này chi nhánh áp dụng đối với những khách hàng có tín nhiệm vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.
Khi khách hàng vay vốn có nhu cầu vaytheo hạn mức tín dụng thì lập hồ sơ vay vốn (cùng hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế) cho ngân hàng xem xét để xác định hạn mức tín dụng . Cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận hồ sơ , xem xét và phân tích tình hình tài chính cũng như xem xét các vấn đề có liên quan tới doanh nghiệp sẽ lập báo cáo thẩm định trình trưởng phòng và lãnh đạo duyệt hạn mức tín dụng. Mỗi lần nhận tiền vay, cán bộ tín dụng phụ trách doanh nghiệp kiểm tra sử dụng vốn vay lần trước , lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.
Thời hạn cho vay theo hạn mức tín dụng không quá 12 tháng . Sau 1 năm thì Ngân hàng thường xét duyệt lại hạn mức tín dụng của doanh nghiệp khi doang nghiệp có nhu cầu dựa trên tình hình của doanh nghiệp , nhu cầu của doanh nghiệp trong thời gian tới cũng như phương án kinh doanh của doanh nghiệp
1.3. Bảo lãnh
Bảo lãnh là sự cam kết của người nhận bảo lãnh sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi nếu bên bảo lãnh không thực hiện đúng và đủ những cam kết đối với bên yêu cầu bảo lãnh .
Khi khách hàng gửi hồ sơ xin bảo lãnh đến Ngân hàng thì Ngân hàng yêu cầu các tài liệu như Đơn xin vay vốn, văn bản thoả thuận hoặc hợp đồng và các tài liệu có liên quan đến bảo lãnh vốn, giấy phép xuất nhập khẩu( với bảo lãnh có liên quan), danh mục tài sản thế chấp. Sau đó Ngân hàng bảo lãnh thẩm định hồ sơ xin bảo lãnh và Ngân hàng xác định hai tiêu chí là mức tiền bảo lãnh và thời gian bảo lãnh.
Mức tiền bảo lãnh căn cứ vào nhu cầu bảo lãnh của khách hàng, giá trị tài sản thế chấp cầm cố, mức tiền bảo lãnh tối đa với quỹ bảo lãnh,
Thời hạn bảo lãnh được xác định căn cứ thời gian thực hiện từng nghĩa vụ đã được các thuận phải được bên bảo lãnh chấp thuận bằng văn bản
Phí bảo lãnh : tính bằng 2% / năm tính trên số tiền đang được bảo hành
Ngân hàng cho vay xét duyệt cho vay trên cơ sở văn bản chấp thuận bảo lãnh của bên bảo lãnh và ký hợp đồng bảo lãnh. Khách hàng phải cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ với Ngân hàng.
1.4. Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
Khách hàng lập và nộp hồ sơ xin vay gửi Ngân hàng. Hồ sơ gồm : Đơn xin vay , bản gốc giấy tờ có giá,. NGân hàng thẩm định hồ sơ xin vay , kiểm tra và trả lời ngay cho khách hàng biết những giấy tờ có giá được chấp nhận vay .Ngân hàng phát tiền vay yêu cầu khách hàng phải ký chuyển nhượng vào giấy tờ có giá và phong toả giấy tờ có giá dùng để cầm cố của khách hàng.
Thu nợ: thu nợ: tiến hành thu nợ theo kỳ hạn theo thời hạn cuối cùng đã được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
1.5. Cho vay theo dự án đầu tư
Khách hàng vay vốn để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. NH nơi cho vay ký hợp đồng với khách hàng thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ hạn trả nợ. Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thoả thuận, kèm theo đơn xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.
2. Chất lượng tín dụng tại chi nhánh
2.1. Cơ cấu dư nợ
Bảng 4. Tổng dư nợ của chi nhánh
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
B - Tổng dư nợ
3,747
2,474
-1.272
66%
1-Dư nợ tại đp
1.601
1.938
337
121%
2- Dư nợ hộ TW
2.146
536
-1.609
25%
(Nguồn: Bỏo cỏo đỏnh giỏ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 – Phũng nguồn vốn Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội).
Biểu 2 Biẻu đồ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh
Năm 2007, công tác tín dụng của Chi nhánh Nam Hà Nội có sự tăng trưởng nhanh, tăng 337 tỷ và vượt 21% so với đầu năm. Tuy nhiên, dư nợ cho vay đối các đơn vị trực thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội lại giảm (giảm 1.609 tỷ đồng) do giảm hết dư nợ của Công ty Chứng khoán. Điều này dẫn đến tổng dư nợ toàn chi nhánh năm 2007 là 2.474 tỷ đồng, giảm 1.272 tỷ so với năm trước.
- Phân tích dư nợ theo loại tiền
Bảng 5. Dư nợ theo loại tiền
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
I-Dư nợ tại đp
1,601
1,938
337
121%
1. Nội tệ
763.5
1,021
257
134%
2. Ngoại tệ
838
917
79
109%
(Nguồn: Bỏo cỏo đỏnh giỏ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 – Phũng nguồn vốn Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội).
Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiền có sự thay đổi so với năm 2006. Nếu năm 2006 dư nợ ngoại tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ (chiếm 52%) thì năm 2007 dư nợ nội tệ chiếm tỷ trọng chủ yếu (53%). Đây cũng là một trong những cố gắng của Chi nhánh trong việc giảm dần dư nợ cho vay bằng ngoại tệ nhằm hạn chế việc sử dụng vốn ngoại tệ của Trung ương và cải thiện chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra.
Phân tích dư nợ theo thời hạn
Bảng 6: Dư nợ theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
31/12/2006
31/12/2007
So 2006
+/-
%
1-Dư nợ tại đp
1,601
1,938
337
121%
- Ngắn hạn
952
862
-91
90%
- Trung hạn
88
108
20
123%
- Dài hạn
561
968
407
173%
(Nguồn: Bỏo cỏo đỏnh giỏ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 – Phũng nguồn vốn Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội).
Năm 2007, cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn cho vay của Nam Hà Nội đã thay đổi đáng kể. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn giảm từ 952tỷ đồng xuống 862tỷ đồng giảm 91 tỷ đồng tương ứng giảm 10%.Tỷ lệ cho vay trung, dài hạn tăng 20tỷđồng.Việc tăng dư nợ trung và dài hạn do giải ngân dự án mua Tầu chở dầu của Công ty Vận tải Biển đông (tăng 200 tỷ đồng), DA ENZO Việt (77 tỷ), DA Trường ĐH Thăng Long (49 tỷ).
- Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng7: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: trđồng
Chỉ tiêu
TH 2006
TH 2007
(+,-)
(%)
Dư nợ địa phương theo thành phần kinh tế
1.601
1.945
344
121
Doanh nghiệp nhà nước
989
1207
218
122
DN ngơài quốc doanh
551
475
(76)
86
Hộ gia đình
61
263
202
171
(Nguồn: Bỏo cỏo đỏnh gi KQHDKD năm 2005, 2006, 2007 – Phũng nguồn vốn Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội).
Như vậy, dư nợ đối với Doanh nghiệp Nhà Nước vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Sự khó khăn của các Doanh nghiệp này trong giai đoạn vừa qua có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tín dụng của Chi nhánh.
2.2. Hệ số sử dụng vốn vay
Bảng 8: Hệ số sử dụng vốn vay
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
Tổng dư nợ
3,747
2,474
Tổng nguồn vốn
7.952
8.320
Hệ số sử dụng vốn
0.47
0.30
(Nguồn: Bỏo cỏo đỏnh giỏ kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006, 2007 – Phũng nguồn vốn Chi nhỏnh NHNo&PTNT Nam Hà Nội).
Qua bảng trên chúng ta thấy, Ngân hàng qua thời gian tuy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10729.doc