Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh

Lời nói đầu 1

Chương 1 2

Lý luận chung về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng thương mại. 3

1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại. 3

1.1.1. Hoạt động huy động vốn. 3

1.1.2. Hoạt động sử dụng vốn. 4

1.1.3. Hoạt động trung gian. 5

1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại . 6

1.2.1. Khái niệm, sự cần thiết, vai trò của tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. 6

1.2.1.1. Khái niệm tín dụng tín dụng trung và dài hạn của NHTM. 6

1.2.1.2. Phân loại tín dụng trung và dài hạn. 7

1.2.1.3. Sự cần thiết hay vai trò của tín dụng trung và dài hạn của NHTM. 9

1.2.2. Đặc trưng của tín dụng trung và dài hạn của NHTM. 11

1.2.3. Quy trình tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh. 14

1.3. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Thương mại. 16

1.3.1. Quan niệm về chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. 16

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng trung và dài hạn. 18

1.3.2.1. Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay. 18

1.3.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn. 19

1.3.2.3. Chỉ tiêu quay vòng vốn. 19

1.3.2.4. Chỉ tiêu nợ quá hạn. 20

1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại. 21

1.3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan. 21

1.3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan. 23

Chương 2 30

Thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh. 30

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh ngân hàng dầu tư và phát triển tỉnh bắc ninh. 31

2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam. 31

Từ năm 1957 – 1965: là thời kì phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp. 32

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHĐT&PT tỉnh Bắc Ninh. 33

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 33

2.1.3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực của Ngân hàng. 33

2.1.3.2. Phân cấp quản lý nghiệp vụ. 34

2.1.3.3. chức năng nhiệm vụ của các phòng. 35

2.1.4. Vài nét chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. 38

2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 39

2.2. thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển bắc ninh. 46

2.2.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh. 47

2.2.1.1. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 47

2.2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 49

2.2.1.3. Phân tích chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 53

a. Doanh số cho vay và tốc độ tăng doanh số cho vay. 53

b. Hiệu suất sử dụng vốn trung và dài hạn. 54

c. Vòng quay vốn trung và dài hạn. 56

d. Tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn. 56

2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. 58

2.2.2.1. Kết quả đạt được. 58

2.2.2.2. Những hạn chế cần giải quyết. 62

2.2.3. Nguyên nhân. 64

2.2.3.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng 64

2.2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng. 66

2.3.3.3. Nguyên nhân khác. 67

Chương 3 68

giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh. 68

3.1. phương hướng hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh năm 2004. 68

3.1.1. Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chủ yếu năm 2004. 69

3.1.2. Về công tác huy động vốn. 70

3.1.3. Về công tác tín dụng. 70

3.1.4. Các công tác khác. 71

3.2. giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh. 72

3.2.1. Tăng sức mạnh về vốn trung và dài hạn, nâng cao năng lực quản trị điều hành, quản trị lãi suất và thanh khoản của ngân hàng. 72

3.2.2. Tăng cường công tác thẩm định khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện đổi mới công tác thẩm định. 73

3.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, có chính sách đãi ngộ hợp lý và thoả đáng với cán bộ tín dụng. 76

3.2.4. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động marketing Ngân hàng. 79

3.2.5. Trú trọng và đẩy mạnh công tác quản lý rủi ro tín dụng. 82

3.2.6. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng. 83

3.3. Kiến nghị. 83

3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 83

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước. 84

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 85

Kết luận 85

Tài liệu tham khảo. 86

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phúc lợi, kiếm soát việc kiểm kê tài sản, thanh toán quyết toán, thông tin báo cáo... 2.1.4. Vài nét chung về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh nhỏ nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội với dân số khoảng 1 triệu người và nằm trên cạnh của tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh, với thế mạnh bởi các làng nghề truyền thống như thủ công mỹ nghệ, rèn đúc kim loại, nghề giấy... Với khoảng hơn 300 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động trên tất cả các lĩnh vực, lại có tiềm lực lao động dồi dào để mở rộng các ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ... Bắc Ninh có rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. Năm 2003 là năm thứ 3 của kế hoạch 5 năm 2001- 2005 của tỉnh Bắc Ninh, cũng là năm bản lề quyết định sự phát triển kinh tế xã hội trong kế hoạch 5 năm của tỉnh. Tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao, tổng sản phẩm GDP tăng 13,5% so với năm 2002 trong đó nông nghiệp tăng 4,8%, công nghiệp tăng 20,3%, dịch vụ tăng 13,7%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, thu ngân sách đạt khá, huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển, các lĩnh vực văn hoá xã hội có những chuyển biến tích cực, trật tự an toàn giao thông được giữ vững, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong năm qua, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, trong NN đã có bước phát triển mạnh ở một số vùng trong tỉnh, tỷ trọng NN giảm từ 32,2% xuống còn 29,7%; tốc độ tăng trưởng trong sản xuất CN cao, giá trị sản lượng sản xuất CN đạt 4334 tỷ đồng, vượt kế hoạch 3,2% tăng 24,3%. CN và xây dựng cơ bản tăng từ 39,7% lên 42%; hai KCN tập trung Quế Võ và Từ Sơn đã có 75 nhà đầu tư đăng ký hoạt động với vốn đầu tư gần 4000 tỷ đồng, 9 cụm CN vừa và nhỏ của tỉnh đang được triển khai và đã có 463 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với tổng số vốn đầu tư 5550 tỷ đồng. Kim ngạch XK tăng 24,7%, kim ngạch NK tăng 27,7%. Các cụm CN làng nghề, đa nghề cơ bản đã hoàn thành phần cơ sở hạ tầng. Hoạt động dịch vụ tăng và có bước chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên là một tỉnh nhỏ lại được tái thành lập nên nền kinh tế xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn bất cập. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. Chi nhánh NHĐT&PTBN chính thức đi vào hoạt động kinh doanh từ ngày 1/1/1997, đến nay đã trải qua hơn 7 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay trên địa bàn tỉnh, Chi nhánh NHĐT&PTBN là một trong bẩy chi nhánh NHTM và 14 quỹ tín dụng nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh Ngân hàng nên sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn hiện nay là rất lớn. Các NHNN&PTNT, NHCT là những Ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn có bề dày kinh nghiệm và mạng lưới hoạt động rộng khắp trong các huyện thị của tỉnh nên có được nhiều lợi thế hơn trong cạnh tranh, trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Trong khi đó, Chi nhánh NHĐT&PTBN với đội ngũ hơn 50% cán bộ trẻ mới ra trường tuy có trình độ nghiệp vụ nhưng còn thiếu kinh nghiệm, mạng lưới hoạt động còn hạn hẹp, chỉ tập trung chủ yếu ở hai địa bàn thị xã Bắc Ninh và huyện Từ Sơn mà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực đầu tư phát triển nên điều kiện tham gia vào các hoạt động tín dụng thương mại còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng, với điều kiện kinh tế xã hội phát triển thuận lợi của tỉnh, Chi nhánh NHĐT&PTBN luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Ngân hàng cấp trên giao cho và luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra. NHĐT&PTBN ngoài việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một NHTM được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và phi Ngân hàng... ngân hàng còn phục vụ chủ lực cho đầu tư phát triển, huy động vốn, cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn các thành phần kinh tế. Là người bạn đường hợp tác cùng phát triển với khách hàng, trong quan hệ với khách hàng, Ngân hàng luôn nêu cao phương châm hành động " hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hành động của Ngân hàng". Ngân hàng luôn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng để thoả mãn những nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng, và coi đây là nền tảng vững chắc trong cạnh tranh và phát triển. Ngân hàng luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định mọi thành công. NHĐT&PTBN thực hiện phương châm: " Mỗi cán bộ NHĐT&PT là một lợi thế trong cạnh tranh cả về năng lực chuyên môn lẫn phẩm chất đạo đức". Chính vì thế, Ngân hàng đã và đang không ngừng chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi cán bộ nhân viên trong Ngân hàng, cải thiện cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Kết qủa thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu: Quán triệt mục tiêu phương hướng kinh doanh và sự chỉ đạo của NHĐT&PTVN, Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh không ngừng khắc phục những mặt tồn tại, liên tục phát huy những thế mạnh hiện có, từng bước đưa Chi nhánh trở thành đơn vị kinh doanh an toàn hiệu quả trên địa bàn. Thực hiện kế hoạch 3 năm (2003 - 2005) trong lộ trình kế hoạch 5 năm của Chi nhánh, trong năm 2003, Chi nhánh đã sáng tạo, nỗ lực giữ vững nhịp độ tăng trưởng cao, nâng cao dần chất lượng hoạt động, tăng cường mở rộng mạng lưới, tuân thủ pháp luật, kinh doanh an toàn và có lãi, tăng cường năng lực tài chính. Đến 31/12/2003, các chỉ tiêu chủ yếu của Chi nhánh đã hoàn thành vượt kế hoạch TƯ giao và được xếp loại đơn vị xuất sắc của hệ thống, những kết quả đó là: - Tổng tài sản đạt 667 tỷ đồng, tăng 145 tỷ, tăng 28% so với năm 2002, vượt kế hoạch giao 10%, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000. - Huy động vốn đạt 614 tỷ, tăng 129 tỷ, tăng 27% so với năm 2002, vượt kế hoạch giao 9%, tăng gấp 2,73 lần so với năm 2000; trong đó riêng huy động vốn VNĐ đạt 484 tỷ tăng 38%, vượt kế hoạch giao 21%. Vốn huy động bình quân/ người đã tăng từ 4,8 tỷ đồng / người năm 2000 lên 8,35 tỷ đồng /người. - Tổng dư nợ đạt 621 tỷ, tăng 147 tỷ, tăng 31%, tăng gấp 2,93 lần so với năm 2000, dư nợ bình quân / người đã tăng từ 4,5 tỷ đồng /người năm 2000 lên 8,27 tỷ đồng / người. - Thu nợ tín dụng chỉ định và kế hoạch Nhà nước vượt kế hoạch giao 46%. - Chênh lệch thu chi trước thuế chưa trích dự phòng rủi ro tăng 53% và vượt kế hoạch giao 23%. - Trích quỹ dự phòng rủi ro năm 2003 đã hoàn thành kế hoạch giao. - Chỉ số ROA tăng từ 0,63% năm 2002 lên 1,2%. Về công tác nguồn vốn Chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN về công tác nguồn vốn và huy động vốn, Chi nhánh đã áp dụng nhiều giải pháp linh hoạt nhằm huy động và khai thác triệt để nguồn vốn dân cư tại địa phương cùng các nguồn vốn khác để đảm bảo cân đối đủ cho hoạt động tín dụng, coi công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng yếu của năm 2003 của Chi nhánh. Bảng 2. 1: Nguồn vốn huy động. (đơn vị: tỷ đồng). STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Nguồn huy động. 453 561 614 2 Nguồn huy động tại chỗ 335 485,5 614 3 Huy động bằng VNĐ 233 351 484 4 Huy động bằng ngoại tệ. 220 210 130 5 Huy động từ dân cư. 266,6 375,5 510 6 Huy động từ tổ chức kinh tế 68,4 110 104 7 Nguồn vốn vay TƯ 86 41 - ( Theo Báo cáo tổng hợp năm 2001, 2002, 2003). Như vậy tổng nguồn huy động của Chi nhánh có sự tăng trưởng rõ rệt qua các năm. Năm 2001 tổng nguồn huy động tại chỗ đến 31/12/2001 là 335 tỷ đồng, đến 31/12/2002 tổng nguồn huy động tại chỗ đã đạt được 485,5 tỷ đồng, tăng 150,5 tỷ, tăng 45% so với năm 2001 và vượt 18% kế hoạch giao. Trong đó huy động bằng VNĐ năm 2001 là 233 tỷ đồng, đến năm 2002 đã tăng lên 351 tỷ đồng vượt 11% kế hoạch giao. Đến 31/12/2003 thì các chỉ tiêu này đều tăng vọt, nguồn huy động tại chỗ đạt 614 tỷ đồng, tăng 129 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2002, vượt 9% kế hoạch giao, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000. Đặc biệt vốn huy động bằng VNĐ đạt 484 tỷ đồng, tăng 133 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2002 và vượt 21% kế hoạch giao. Nguồn vốn huy động từ dân cư cũng có bước tăng trưởng đáng kể. Năm 2001 Chi nhánh huy động được 266,6 tỷ đồng, đến năm 2002 chi nhánh huy động được 375,5 tỷ đồng, đến năm 2003 chi nhánh đã huy động được 510 tỷ đồng tăng 134,5 tỷ đồng, tăng 35,8% so với năm 2002. Điều này thể hiện sự phấn đấu nỗ lực của Chi nhánh, Chi nhánh đã sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt và đa dạng để huy động vốn như mở thêm 2 phòng giao dịch ở khu công nghiệp Quế Võ và Từ Sơn và 1 bàn huy động vốn; bám sát các chủ đầu tư, các chủ dự án... Tuy nhiên nguồn vốn huy động được của Chi nhánh từ các tổ chức kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế vì tỷ lệ này tăng trưởng không đáng kể. Đây là điều Chi nhánh cần lưu ý hơn nữa, đưa ra những thuyết sách phù hợp để có thể thu hút nhiều hơn lượng vốn nhàn rỗi từ các tổ chức này. Năm 2003 cũng là năm thành công của Chi nhánh Ngân hàng Đầu và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. Năm này chi nhánh đã huy động đủ vốn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, đủ cung ứng cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy chi nhánh đã không phải đi vay vốn từ TƯ từ các tổ chức khác trong nền kinh tế. Trong khi đó năm 2001, Chi nhánh đã phải đi vay Trung Ương 86 tỷ đồng, chiếm 19% tổng nguồn vốn. Năm 2002 số vốn vay này đã giảm đi chỉ còn 41 tỷ đồng chiếm 7% tổng nguồn vốn. Đây là một thắng lợi lớn của Chi nhánh, thể hiện sự hoạt động có hiệu quả sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua. Về hoạt động tín dụng. Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, cơ cấu lại dư nợ, thực hiện xử lý nợ tồn đọng, thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, Chi nhánh đã cho rà soát, đánh giá lại dư nợ và lãi treo của từng đối tượng khách hàng để có biện pháp xử lý thích hợp. Chi nhánh tiếp tục mở rộng đầu tư tín dụng, tăng sức cạnh tranh, đa dạng hoá các hình thức cho vay, tích cực mở rộng cho vay NQD, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trú trọng đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống, đảm bảo cho vay an toàn hiệu quả, nâng dần vị thế của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trên địa bàn. Hoạt động tín dụng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau: Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng. (đơn vị: tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 Doanh số cho vay 580,0 464,7 594,0 2 Doanh số thu nợ 371,0 412,0 447,0 3 Dư nợ tín dụng 421,0 474,6 621 4 Số khách hàng có quan hệ. 485,0 1475,0 1851 (Nguồn : báo cáo thống kê năm 2001, 2002, 2003). Từ bảng trên ta thấy rằng hoạt động tín dụng của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm. Riêng doanh số cho vay có sự biến động giảm xuống của năm 2002. Tổng doanh số cho vay năm 2001 là 580 tỷ đồng thì đến năm 2002 doanh số nay chỉ còn 464,7 tỷ đồng, giảm 19% so với năm 2001, trong đó doanh số cho vay trung và dài hạn là 59,3 tỷ đồng, giảm 47%. Đến năm 2003, doanh số cho vay của Chi nhánh đã tăng lên 594 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2002 nhưng tỷ lệ này tăng không cao so với năm 2001. Số khách hàng có quan hệ với Chi nhánh qua các năm tăng trưởng rất mạnh. Đặc biệt là năm 2002, số khách hàng đạt 1475 khách hàng tăng gấp 3 lần số khách hàng năm 2001, trong đó số khách hàng là tổ chức kinh tế là 45 khách hàng. Trong năm 2003, số khách hàng của Chi nhánh tiếp tục tăng lên đạt 1851 khách hàng, tăng 376 khách hàng so với năm 2002, trong đó khách hàng là tổ chức kinh tế là 78 khách hàng, tăng 33 khách hàng. Điều này thể hiện rõ Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho vay thích hợp đối với từng đối tượng khách hàng trong từng giai đoạn nhất định, thực hiện tiếp thị và mở rộng tín dụng, tuyên truyền quảng cáo tới mọi thành phần kinh tế, vì vậy, số khách hàng có quan hệ tín dụng đã không ngừng tăng lên. Tuy nhiên số khách hàng có quan hệ tín dụng với Chi nhánh nhiều nhưng chủ yều là vay các món nhỏ. Hiện nay, số khách hàng vay thế chấp lương tại Chi nhánh rất nhiều, khoản tối đa mà họ được vay là 20 triệu đồng. Trong năm 2003, Chi nhánh đã tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp của địa phương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp NQD, các hộ tư nhân làm kinh tế ngành nghề với doanh số cho vay là 433 tỷ đồng, hiện có số dư nợ vay là 357 tỷ đồng, tăng 75% và chiếm 57% trong tổng số dư nợ vay của Chi nhánh. Đặc biệt cho vay với đối với các khách hàng là các doanh nghiệp NQD và hộ sản xuất ngành nghề tuy chưa cao so với các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng đã đạt số dư là 187 tỷ đồng, tăng gấp 6,2 lần so với năm 2002 và chiếm 30% tổng dư nợ của Chi nhánh (năm 2002 dư nợ loại cho vay này là 14 tỷ đồng và chỉ chiếm 7% dư nợ). Về hoạt động dịch vụ: Cùng với nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, chi nhánh cũng tiến hành nâng cao chất lượng các dịch vụ Ngân hàng. Các loại hình dịch vụ chủ yếu đã được Chi nhánh thực hiện có hiệu quả, tạo lòng tin của khách hàng. Kết quả các hoạt động đạt được như sau: - Về thanh toán quốc tế: Tổng doanh số hoạt động của năm 2003 là 1384 giao dịch với giá trị là 16 triệu 693 nghìn USD, giảm 25% so với năm 2002, trong đó mở L/C với giá trị là 4 triệu USD , giảm 50%. Tổng doanh số thanh toán là 189 món, với giá trị là 10 triệu 568 nghìn USD tăng 2%, trong đó thanh toán L/C là 6 triệu 300 nghìn USD, giảm 19%. Tổng chi phí thu được chiếm 40% thu dịch vụ của Chi nhánh. Nguyên nhân giảm doanh số này là do một số khách hàng hoạt động chủ yếu trong hoạt động xuất nhập khẩu đã hạn chế hoạt động. - Về kinh doanh ngoại tệ : Chi nhánh luôn chấp hành nghiêm túc việc niêm yết tỷ giá và giới hạn trạng thái ngoại hối, thực hiện mua bán theo tỷ giá quy định. Chỉ thực hiện bán cho khách hàng để thu nợ vay và thanh toán trả nước ngoài. Chi nhánh đã thực hiện giao dịch với các đồng ngoại tệ chủ yếu như USD, EUR, JPY. Tổng số mua vào quy đổi USD là 10,3 triệu USD, tăng 15% so với năm 2002. Tổng số bán ra quy đổi là 9,56 triệu USD, tăng 6%. Kết quả kinh doanh ngoại tệ : lãi tăng 5%. - Về bảo lãnh: Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả, đúng chế độ, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Đến 31/12/2003 số dư bảo lãnh đạt được 26,8 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2002. Trong năm không có món nào phải trả thay khách hàng. Về công tác kế toán tài chính và kho quỹ. Về công tác kế toán tài chính: Ngoài việc thực hiện tốt các nghiệp vụ diễn ra thường nhật, Chi nhánh đã tập trung kiểm tra lại quyết toán niên độ năm 2002 và thực hiện chỉnh sửa theo ý kiến, kiến nghị của thanh tra. Tổng doanh số giao dịch kế toán và thanh toán năm 2003 là 17.336 tỷ đồng tăng 42% so với năm 2002, phí thanh toán trong nước thu tăng 48%. Về công tác kho quỹ: Các mặt nghiệp vụ thường xuyên được chấn chỉnh theo đúng với quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tổng doanh số thu chi tiền mặt qua quỹ nghiệp vụ là 1.807 tỷ đồng và 21 triệu USD, so với năm 2002 đối với VNĐ giảm 11%, đối với ngoại tệ tăng 43%. Tiền giả đã phát hiện được trong quá trình kiểm đếm thu nhận là 65 tờ các loại với giá trị là 5 triệu 130 nghìn đồng; trả lại tiền thừa cho khách hàng 27 món với giá trị là 4 triệu 917 nghìn đồng; tiền rách nát được phân loại và nộp vào Ngân hàng Nhà nước kịp thời; công tác an toàn kho quỹ luôn được quan tâm hàng đầu. Kết quả kinh doanh. Do tích cực đôn đốc thu hết lãi phát sinh và một phần lãi treo tồn đọng, kết hợp với thu dịch vụ nên chênh lệch thu chi ( đã trích dự phòng rủi ro ) của Chi nhánh tăng gấp 2,2 lần so với năm 2002 và vượt 23% kế hoạch giao, trong đó thu dịch vụ ròng đạt vượt 6% kế hoạch giao. 2.2. thực trạng chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển bắc ninh. 2.2.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển tỉnh Bắc Ninh. 2.2.1.1. Nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. Về mặt lý thuyết thì nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn của một Ngân hàng bao gồm : vốn tự có, vốn huy động trung và dài hạn, vốn vay trung và dài hạn thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay Ngân hàng Nhà nước, vốn vay nợ nước ngoài, vốn uỷ thác của Chính Phủ và các tổ chức trong và ngoài nước, một phần vốn huy động ngắn hạn. Tuy nhiên trong tình hình thực tế của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Ninh hiện nay thì chỉ có một số trong các nguồn sau có thể tham gia vào hoạt động tín dụng trung và dài hạn : vốn tự có, vốn huy động trung và dài hạn, vốn vay, một phần vốn huy động ngắn hạn. Trong đó chủ yếu là nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh. Trong những năm qua, nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua các năm. nguồn vốn huy động này được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.3: Nguồn vốn trung và dài hạn. (đơn vị : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh(%) 2002/2001 Năm 2003 So sánh(%) 2003/2002 Tổng nguồn huy động tại chỗ 335 485,5 45 614 27 Huy động trung dài hạn 228,6 337,3 48 353 5 Tỷ trọng(%) 68 70 - 57,5 - (Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003) Trong những năm qua nguồn vốn huy động trung và dài hạn của chi nhánh đã không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2000 vốn huy động tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh chỉ đạt 137 tỷ đồng, đến năm 2001 con số này đã lên đến 228,6 tỷ đồng, tăng 91,6 tỷ đồng, tăng 67%. Đến năm 2002 thì tổng nguồn vốn huy động tín dụng trung và dài hạn lại càng có sự tăng trưởng vững chắc và đạt số dư 337,3 tỷ đồng, tăng 48% so với năm 2001 và chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh. Đến năm 2003 con số này tăng chậm hơn chỉ đạt 353 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2002, chiếm 57% tổng nguồn huy động tại chỗ của Chi nhánh và tăng gấp 2,6 lần so với năm 2000. Ngoài công tác huy động vốn trung và dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn của Chi nhánh qua các năm cũng đạt khá. Bên cạnh đó Chi nhánh còn thực hiện phát hành các giấy tờ có giá nhằm giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn, tăng cường khả năng cạnh tranh. Chi nhánh đã tổ chức phát hành 3 đợt kỳ phiều với các loại kỳ hạn đa dạng, với các hình thức và lãi suất thích hợp. Do vậy đã phục vụ đắc lực cho công tác tín dụng nói chung và công tác tín dụng trung và dài hạn nói riêng của Chi nhánh. Để có được những kết quả như vậy là do cùng với việc xây dựng chính sách nguồn vốn đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, Chi nhánh đã sử dụng nhiều giải pháp linh hoạt và đa dạng để huy động vốn như mở thêm 2 phòng giao dịch và một bàn huy động vốn, bám sát các chủ đầu tư, các dự án có giải phóng mặt bằng, có đền bù cho dân để kết hợp giữa làm dịch vụ chi trả với huy động vốn, trú trọng công tác tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin. áp dụng đa dạng các hình thức gửi tiền; điều chỉnh lãi suất huy động kịp thời với biến động lãi suất của thị trường, trả lãi thích hợp cho các khoản rút trước hạn, làm tốt chính sách khách hàng, làm tốt các dịch vụ về thanh toán chuyển tiền chi trả kiều hối, chi trả tiền mặt, tạo ra nhiều tiện ích trong thanh toán, đảm bảo uy tín trong giao dịch. Bên cạnh đó, công tác điều hành vốn cũng được Chi nhánh xử lý linh hoạt, kịp thời, đảm bảo luôn đủ tiền phục vụ cho thanh toán chi trả, không để xảy ra trường hợp khất chi, hoãn chi đối với khách hàng, tôn trọng kỷ luật thanh toán, sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, an toàn. 2.2.1.2. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh. Năm 2003 là năm thứ ba của kế hoạch 5 năm (2001 - 2005) của tỉnh Bắc Ninh cũng là năm bản lề quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đã đạt được mức tăng trưởng mạnh mẽ. Đây là điều cũng phản ánh một phần sự hoạt động có hiệu quả của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua trong lĩnh vực đầu tư và phát triển, đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách hàng trên địa bàn. Tín dụng là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh nói riêng. Vì vậy, Chi nhánh đã rất trú trọng và coi đây là hoạt động trọng tâm của mình. Khách hàng truyền thống của Chi nhánh là các doanh nghiệp, các chủ dự án, chủ đầu tư , các doanh nghiệp xây lắp thiết kế, may mặc... Vì vậy tín dụng trung và dài hạn cũng là thế mạnh của Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Bắc Ninh so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Những khách hàng truyền thống của Chi nhánh cũng đồng thời là những khách hàng lớn như : Công ty may Đáp Cầu, công ty lắp máy 69-1, công ty gạch ốp lát Thăng Long, công ty Xây dựng Bắc Ninh, công ty Đầu tư và Phát triển nhà Bắc Ninh... Đây là những khách hàng lớn và nhu cầu tín dụng cũng là thường xuyên. Chúng ta sẽ xem xét tình hình tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh thông qua các chỉ tiêu sau: Doanh số cho vay: Bảng 2.4 : Doanh số cho vay trung và dài hạn. (đơn vị: tỷ đồng). Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh(%) 2002/2001 Năm 2003 So sánh(%) 2003/2002 Tổng doanh số cho vay 580 464,7 - 19 594 28 Doanh số cho vay TDH 111,9 59,3 - 47 71 36 Tỷ trọng(%) 19,29 12,76 - 11,95 - ( Nguồn: báo cáo thống kê năm 2001, 2002, 2003). Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy doanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2001 doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 119 tỷ đồng, đến năm 2002 con số này giảm xuống 47%so với năm 2001, chỉ còn 59,3 tỷ đồng, do vậy tỷ trọng doanh số cho vay cũng giảm xuống, giảm từ 19,29% xuống còn 12,76%. Đến năm 2003, với sự nỗ lực cố gắng hơn, doanh số cho vay trung và dài hạn đã tăng lên đến 71 tỷ đồng tăng 36% so với năm 2002 song con số này vẫn thấp hơn so với năm 2001. Do vậy tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2003 vẫn tiếp tục giảm. Đây là một xu hướng bất lợi cho Ngân hàng vì nền kinh tế ngày càng phát triển, nhất là trong điều kiện của tỉnh như hiện nay thì nhu cầu vốn tín dụng trung và dài hạn ngày càng lớn. Việc Ngân hàng không đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng về vốn tín dụng trung và dài hạn sẽ dẫn đến mất khách hàng cũng như uy tín của Ngân hàng, do đó sẽ làm giảm thu nhập của Ngân hàng. Chính vì vậy việc giảm doanh số cho vay trung và dài hạn trong hai năm qua Chi nhánh cần xem xét để có những điều chỉnh kịp thời, nâng cao khả năng cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh, phấn đấu mục tiêu đặt ra trong thời gian tới là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài hạn chiếm tới 45 đến 50% trong tổng doanh số cho vay tại Chi nhánh. Từ bảng số liệu trên cũng cho ta thấy sự chênh lệch quá mức giữa doanh số cho vay trung và dài hạn và doanh số cho vay ngắn hạn. Doanh số cho vay dài hạn ngày một giảm, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh số cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh cũng ngày một tăng lên. Nguyên nhân của sự biến động này là do tỷ trọng huy động vốn tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh năm qua giảm hơn nữa do tình hình kinh tế có nhiều biến động nên một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu giảm đi đáng kể. Một thực tế tại Chi nhánh hiện nay cho thấy khách hàng đến vay tại Chi nhánh chủ yếu là các món nhỏ, Chi nhánh chưa thu hút được nhiều khách hàng lớn đến vay. Hiện nay tại Ngân hàng, khối lượng khách hàng đến vay tiền bằng hình thức thế chấp lương rất nhiều, số tiền được vay theo hình thức này tối đa là 20 triệu đồng. Dư nợ cho vay trung và dài hạn. Tình hình dư nợ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua thể hiện ở bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay trung và dài hạn. (đơn vị: tỷ đồng). Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh(%) 2002/2001 Năm 2003 So sánh(%) 2003/2002 Tổng dư nợ cho vay 421 474,6 12 621 31 Dư nợ trung dài hạn 135,4 172 27 262 51 Tỷ trọng(%) 32,16 36 - 42 - ( Nguồn: báo cáo thống kê 2001, 2002, 2003). Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy được tình hình dư nợ cho vay nói chung và tình hình dư nợ cho vay trung và dài hạn nói riêng tại của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Ninh có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể là năm 2001 dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 135,4 tỷ đồng, đến năm 2002 đã lên đến 172 tỷ đồng, tăng 36,6 tỷ đồng, tăng 27% so với năm 2001. Đến năm 2003 con số này đã lên đến 262 tỷ đồng tăng 90 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 2002. Do vậy mà tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn qua các năm đều tăng lên, tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn giảm dần. Có được sự tăng trưởng trong dư nợ tín dụng và doanh số cho vay như vậy là do Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp tiếp thị, chủ động tìm kiếm các dự án, các khách hàng với mục tiêu trú trọng tăng trưởng tín dụng trung và dài hạn để nâng cao vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển. Số dự án Chi nhánh tìm được trong năm 2003 là 13 dự án, đã ký hợp đồng tín dụng với 11 dự án với số vốn là 61 tỷ đồng, đã giải ngân 9 dự án với tổng số tiền là 24 tỷ đồng nên đã góp phần tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Chi nhánh. Cùng với các dự án tự tìm kiếm được, trong năm 2003, Chi nhánh đã tiếp tục đầu tư vốn trung và dài hạn cho các ngành công nghiệp và xây dựng. Các dự án phục vụ cho sản xuất công nghiệp và xây dựng đã được đầu tư vốn tín dụng trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7541.doc
Tài liệu liên quan