LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CÁM ƠN. ii
DANH MỤC HÌNH VẼ .vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ .viii
PHẦN MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC .5
1.1 Tổng quan về nguồn nhân lực.5
1.1.1 Khái niệm nhân lực và nguồn nhân lực .5
1.1.2 Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực .7
1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực.8
1.1.4 Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .8
1.2 Những vấn đề cơ bản về quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .9
1.2.1 Khái niệm quản lý và quản trị nguồn nhân lực.9
1.2.2 Đặc điểm quản trị nguồn nhân lực.10
1.3 Nội dung của quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.11
1.3.1 Kế hoạch hóa nguồn nhân lực và xác định nhu cầu nhân lực.11
1.3.2 Phân tích công việc .12
1.3.3 Tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực.13
1.3.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .14
1.3.5 Đánh giá nguồn nhân lực .14
1.3.6 Thù lao lao động và các chế độ đãi ngộ, phúc lợi .23
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nguồn nhân lực .24
1.4.1 Các nhân tố chủ quan.24
1.4.2 Các nhân tố khách quan .26
1.5 Đặc điểm quản trị nguồn nhân lực trong các Công ty khai thác thủy lợi .28
1.6 Những bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị nguồn nhân lực.33
1.6.1 Kinh nghiệm của Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Thái
Nguyên.33
110 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ao động
để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.
40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY
LỢI LẠNG SƠN
2.1 Giới thiệu hái quát về Công ty hai thác thủy lợi Lạng Sơn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Lạng Sơn được thành lập trên cơ
sở sát nhập 10 Xí nghiệp thủy nông các huyện, thị xã, 01 trạm thủy nông Đình Lập vào
Công ty Xây lắp – Sửa chữa thủy lợi theo Quyết định số 792/QĐ-UBKT ngày
29/4/2002 của UBND tỉnh Lạng Sơn. Đến năm 2004 đổi tên thành Công ty Khai thác
công trình thủy lợi Lạng Sơn theo Quyết định số 1894/QĐ-UB-KT ngày 30/11/2004
của UBND tỉnh Lạng Sơn. Năm 2005 chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Khai
thác công trình thủy lợi Lạng Sơn theo Quyết định số 1846/QĐ-UBND-KT ngày
21/9/2005.
- Tên đầy đủ tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH
VIÊN KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI LẠNG SƠN.
- Tên giao dịch tiếng Anh: LANG SON WATER CONTROL WORK
EXPLOITATION STATE OWNED LIMITED COMPANY.
- Tên viết tắt: LASOWCE CO., LTD.
- Địa bàn hoạt động: Trên phạm vi toàn quốc.
- Trụ sở chính: Số 407 đường Bà Triệu, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh
Lạng Sơn.
- Điện thoại: (0205) 3870.278 Fax: (0205) 3878.003
- Mã số doanh nghiệp: 4900 100 357
- Các Quyết định thành lập công ty:
+ Số 642 UB/QĐ ngày 23/11/1992 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
+ Số 792 QĐ/UB-KT ngày 29/4/2002 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
41
+ Số 1846/QĐ-UBND-KT ngày 21/9/2005 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
+ Số 1996/QĐ-UBND ngày 13/12/2010 của UBND tỉnh Lạng Sơn.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 1 số: 1404000006 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 08/11/2005.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần thứ 4 số: 4900100357 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp ngày 18/6/2014.
- Vốn điều lệ: 25.000.000.000 đồng. (Bằng chữ : Hai mươi lăm tỷ đồng chẵn./.)
Bảng 2.1 Bảng thống kê tài sản trong 3 năm (2015 – 2017)
Đơn vị: Triệ
TT Danh mục Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng Tài sản 605.980.098.789 722.807.547.083 735.375.672.076
2 Tổng nợ phải trả 29.309.006.415 29.925.186.448. 37.956.067.798
3 Tài sản ngắn hạn 47.230.433.732 41.227.067.621 46.631.866.638
4 Nợ ngắn hạn 29.309.006.415 29.925.186.448 37.515.082.951
5 Doanh thu 83.621.290.197 80.776.312.985 74.668736.440
6 Lợi nhuận trước thuế 1.383.035.750 1.312.636.437 1.363.511.738
7 Lợi nhuận sau thuế 1.003.319.643 1.050.109.150 1.060.949.571
(Ng ồn : Phòng Tài chính – Kế toán)
Qua bảng thống kê tài sản trên ta thấy năng lực tài chính của Công ty được nâng cao
qua các năm, Công ty luôn bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo các chỉ tiêu tài
chính ở mức an toàn, việc chấp hành chế độ kế toán, chấp hành các quy định của nhà
nước luôn được thực hiện nghiêm túc và được kiểm toán Báo cáo tài chính hàng năm.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty theo mô hình: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc và
Kiểm soát viên;
Bộ máy tổ chức quản lý và điều hành của Công ty:
42
a) Chủ tịch công ty.
b) Kiểm soát viên.
c) Ban giám đốc.
d) Các phòng ban chức năng, các đơn vị phụ thuộc gồm 12 Xí nghiệp là Chi nhánh của
Công ty.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ
2.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ chính của Công ty
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi là doanh nghiệp 100% vốn Nhà
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Chủ tịch Công ty
Kiểm soát viên Ban giám đốc Công ty
Các phòng, ban chức năng Các Xí nghiệp trực thuộc
- Phòng Tổ chức – Hành chính
- Phòng Tài chính – Kế toán
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật
- Phòng Quản lý – Khai thác
- Ban Kiểm soát nội bộ
- Ban quản lý dự án
- XN KTCTTL Thành Phố
- XN KTCTTL Cao Lộc
- XN KTCTTL Lộc Bình
- XN KTCTTL Đình Lập
- XN KTCTTL Văn Quan
- XN KTCTTL Bình Gia
- XN KTCTTL Bắc Sơn
- XN KTCTTL Văn Lãng
- XN KTCTTL Tràng Định
- XN KTCTTL Chi Lăng
- XN KTCTTL Hữu Lũng
- XN Xây Lắp
43
nước, được Ủy ban nhân dân tỉnh giao quản lý các công trình thủy lợi như đập dâng,
kênh mương tự chảy, hồ chứa, trạm bơm thủy luân có diện tích phục vụ tưới từ 10 ha
trở lên; trạm bơm điện có diện tích phục vụ tưới từ 5 ha trở lên.
Công ty hiện đang quản lý 343 công trình (120 hồ chứa, 171 đập dâng, 52 trạm bơm
điện) với tổng diện tích khoảng 21.000 ha/năm, đã phục vụ tưới cho lúa xuân 8.604
ha, vụ mùa 9.436 ha, rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp 2.857 ha, cấp nước cho
nuôi trồng thủy sản 33,5 ha ngoài ra còn khai thác tổng hợp các hồ chứa: cấp nước
cho công nghiệp, nước sạch, nuôi thả cá trong hồ...
Các ngành nghề kinh doanh bao gồm:
Bảng 2.2 Các ngành nghề kinh doanh
STT Tên ngành Mã ngành
1 Xây dựng công trình công ích 4220 (chính)
2 Hoạt động dịch vụ trồng trọt 0161
3
Khai thác thủy sản nội địa;
Chi tiết: Khai thác thủy sản nước ngọt
0312
4 Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét 0810
5 Sản xuất các cấu kiện kim loại 2511
6 Khai thác, xử lý và cung cấp nước 3600
7 Thoát nước và xử lý nước thải, Chi tiết: Thoát nước 3700
8 Xây dựng nhà các loại 4100
9 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác 4290
10 Chuẩn bị mặt bằng 4312
11 Lắp đặt hệ thống điện 4321
12
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không
khí; Chi tiết: Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước
4322
13
Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trongxây
dựng trong các cửa hàng chuyên doanh
4752
44
14
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; Chi tiết: Khách sạn, nhà nghỉ kinh
doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày
5510
STT Tên ngành Mã ngành
15
Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật liên quan, Chi tiết:
Thiết kế công trình đập, cống, tràn, kênh;
Giám sát thi công xây dựng công trình thủy lợi;
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Tư vấn giám sát chất lượng công trình.
7110
16
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
Chi tiết: Nhà hàng, quán ăn, hàng ăn uống
5610
(Ng ồn : Phòng Tổ chức – Hành chính)
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Chủ tịch công ty:
Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty theo quy định của Luật Quản lý vốn nhà
nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; có quyền nhân danh công ty
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ
sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của
Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ cụ thể và chế
độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy
định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. Quyết định của Chủ tịch công ty về
thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có giá trị pháp lý kể từ ngày được
chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
+ Quyết định các nội dung theo quy định tại luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư
vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
+ Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị phụ thuộc công ty.
+ Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, chủ trương phát triển thị
trường, tiếp thị và công nghệ của công ty.
45
+ Tổ chức kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ công ty.
+ Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty. Ký hợp đồng lao động với người lao
động trong công ty.
+ Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển
và quyết định mức lương, khen thưởng, kỷ luật đối với Tổng giám đốc, Phó tổng giám
đốc, Kế toán trưởng công ty sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ sở
hữu công ty.
- Kiểm soát viên:
+ Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch công ty và Tổng giám
đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh
doanh của công ty.
+ Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công
tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà
nước có liên quan, trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định.
+ Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý,
điều hành công việc kinh doanh của công ty.
+ Các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của
chủ sở hữu công ty.
- Tổng giám đốc:
Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty.
+ Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh,
kế hoạch đầu tư của công ty.
+ Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của công ty, Chủ
tịch công ty và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty.
+ Quyết định các công việc hàng ngày của công ty.
46
+ Ký hợp đồng, thỏa thuận nhân danh theo ủy quyền của Chủ tịch công ty.
+ Quyết định bổ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng đối với các
chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch
công ty, sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch công ty.
+ Tuyển dụng lao động.
+ Lập và trình Chủ tịch công ty báo cáo định kỳ hàng quý, hàng năm về kết quả thực
hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính hàng năm.
+ Kiến nghị phương án tổ chức lại công ty, khi xét thấy cần thiết.
+ Kiến nghị phân bổ và sử dụng lợi nhuận sau thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của
công ty.
- Phó tổng giám đốc:
+ Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo phân
công và ủy quyền của Tổng giám đốc.
+ Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân cấp và ủy quyền.
+ Chịu trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
- Kế toán trưởng:
Kế toán trưởng có trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của Luật kế toán.
+ Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách, là người giúp việc
cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán, tài chính. Kế toán trưởng là
người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của Tổng giám đốc.
+ Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công việc của công tác
kế toán nhằm thực hiện hai chức năng cơ bản của kế toán là: thông tin và kiểm tra hoạt
động kinh doanh.
+ Tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược
kinh tế - tài chính cho sự phát triển của công ty.
47
+ Nắm bắt các thông tin tài chính trong doanh nghiệp.
+ Báo cáo, thống kê tình hình tài chính một cách nhanh chóng, kịp thời cho Ban giám
đốc theo tháng, quý, năm hoặc có thể đột xuất.
- Phòng Tổ chức – Hành chính:
+ Thực hiện quản lý nhân sự, tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, tuyển lao động mới,
điều động cán bộ trong công ty đảm bảo nguồn lao động hợp lý phù hợp với yêu cầu
sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Thực hiện quản lý hành chính, quản lý hồ sơ văn thư lưu trữ và các thiết bị văn
phòng, tổ chức công tác thi đua tuyên truyền.
+ Giải quyết thủ tục về nghỉ chế độ, thực hiện quy trình về bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật trong công ty.
+ Kiểm tra ký kết và thực hiện các hợp đồng lao động trong công ty.
+ Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo chuyển cho các tổ chức, cá nhân giải quyết theo
quy định của Pháp luật.
+ Kiểm tra, theo dõi, tổng hợp công tác bảo hộ lao động, an toàn lao động theo quy
định của Nhà nước tại các đơn vị.
- Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật:
+ Hướng dẫn lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị, xây dựng, tổng hợp kế
hoạch sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành kế hoạch của công ty.
+ Trực tiếp tổng hợp, kiểm tra kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát hiện các vấn đề phát
sinh và đề xuất hướng giải quyết.
+ Thảo các hợp đồng kinh tế, các quyết định giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giấy
ủy quyền ký kết hợp đồng kinh tế.
+ Tham gia nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản và sửa chữa.
+ Tập hợp các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tham gia hội đồng thi tay nghề của công ty.
48
+ Thực hiện các công việc về tư vấn xây dựng: lập báo cáo đầu tư, dự án khả thi, báo
cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, giám sát các công trình xây
dựng, thủy lợi, thủy điện nhỏ, nước sinh hoạt nông thôn.
+ Thẩm tra, kiểm tra, hướng dẫn, giám sát nghiệm thu các công trình sửa chữa thường
xuyên do các đơn vị trong công ty thực hiện theo đúng thủ tục về đầu tư xây dựng cơ
bản quy định.
+ Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, xây dựng định mức, quy trình quy phạm của Nhà
nước và nội bộ.
- Phòng Tài chính – Kế toán:
+ Xây dựng, tổng hợp kế hoạch tài chính và kinh doanh của toàn công ty.
+ Tổ chức hạch toán kế toán và hạch toán kinh tế theo đúng Luật Kế toán và chính
sách tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp.
+ Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty thực hiện các chế độ
của Nhà nước về kế toán tài chính nhất là hạch toán kế toán và báo cáo tài chính, cũng
như các quy định về quy chế tài chính, các quỹ của công ty.
+ Quản lý, sử dụng vốn, tài sản, quỹ của các đơn vị trong công ty.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị báo cáo tài chính, thống kê, báo cáo về thuế theo quy
định của Nhà nước.
+ Tổng hợp và lập báo cáo tài chính kế toán, thống kê, giám sát doanh nghiệp của toàn
công ty.
- Phòng Quản lý – Khai thác công trình:
+ Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý khai thác các công trình, hợp đồng nghiệm thu
tưới, tiêu và diện tích miễn thủy lợi phí.
+ Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các quy trình về quản lý khai thác công
trình thủy lợi theo quy định, vận hành công trình đảm bảo an toàn, hiệu quả.
49
+ Kiểm tra các dự án sửa chữa thường xuyên trong công ty; chủ trì kiểm tra, hướng
dẫn xây dựng cụ thể hóa các định mức kinh tế kỹ thuật về quản lý khai thác phục vụ
cho tưới tiêu.
+ Chủ trì xây dựng các quy trình vận hành, quan trắc công trình thủy lợi theo quy định,
nhất là hồ chứa.
+ Dự thảo, hướng dẫn, chủ trì kiểm tra, xây dựng mô hình quản lý kỹ thuật công trình
thủy lợi ở cơ sở.
- Ban Quản lý dự án:
+ Thực hiện nhiệm vụ do công ty giao, đảm bảo thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn
kinh phí được giao đúng mục đích, hiệu quả cao.
+ Lập, hoàn thiện các thủ tục đầu tư xây dựng theo các quy định của Nhà nước trình
chủ đầu tư phê duyệt theo quy định.
+ Giám sát việc thực hiện hợp đồng về khảo sát, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự
toán công trình theo quy định, thực hiện nhiệm vụ trực tiếp giám sát thi công xây dựng
công trình theo đúng hồ sơ thiết kế và và tiêu chuẩn kỹ thuật được phê duyệt, đảm bảo
theo các quy định về quản lý chất lượng công trình do Nhà nước ban hành.
+ Quản lý chặt chẽ về khối lượng, chất lượng tiến độ, chi phí xây dựng, an toàn và vệ
sinh môi trường công trình xây dựng theo quy định, nghiệm thu khối lượng, giá trị
công trình thực hiện kịp thời đúng thời gian quy định để bàn giao công trình đưa vào
sử dụng có hiệu quả.
+ Lập báo cáo thực hiện sử dụng vốn đầu tư, báo cáo quyết toán khi dự án hoàn thành
và thực hiện các báo cáo theo quy định.
- Ban Kiểm soát nội bộ:
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý trong công ty.
+ Kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và hạn chế, khắc phục các sai sót, rủi ro trong hoạt
động sản xuất, kinh doanh, điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt
50
động sản xuất, kinh doanh của công ty.
- Các đơn vị phụ thuộc:
+ Có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo quy định của Luật Quản lý, sử
dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh được Công ty giao cho đơn vị phụ
thuộc quản lý.
+ Có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của công ty. Ngành nghề kinh doanh
của đơn vị phụ thuộc phải đúng với ngành nghề kinh doanh của công ty.
+ Đơn vị phụ thuộc công ty được ủy quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, thực hiện theo
các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự theo phân công,
phân cấp của Công ty quy định, hoặc quy chế của đơn vị phụ thuộc do Tổng giám đốc
xây dựng và trình Chủ tịch công ty phê duyệt.
2.1.4 Về cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nhân lực là yếu tố không thể thiếu khi xem xét đến chất lượng NNL, cơ cấu
nhân lực thể hiện trên các phương diện khác nhau và phải đảm bảo tính hợp lý thông
qua: số lượng, trình độ đào tạo, giới tính, độ tuổi, theo lĩnh vực công tác Quy mô về
mặt số lượng lao động không quyết định sự phát triển và hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhưng việc tăng trưởng lao động ngoài việc đáp ứng nhu
cầu hoạt động sản xuất phải được tính toán, cân nhắc và định hướng vào chất lượng
của sự tăng trưởng lao động, gắn tăng trưởng lao động với hiệu quả cuối cùng của hoạt
động sản xuất kinh doanh. Hay việc điều chỉnh cơ cấu trình độ đào tạo của lao động sẽ
gắn với khả năng giải quyết và xử lý các công việc có yêu cầu cao về quản lý và kỹ
thuật. Hiện nay, nghiên cứu về cơ cấu độ tuổi, giới hạn chỉ ở việc xem xét khía cạnh
sinh học của độ tuổi liên quan đến khả năng và sự phù hợp với các lĩnh vực công việc,
ngành nghề và điều kiện lao động trong mỗi lĩnh vực. Trong khi để có cơ sở phân tích,
đánh giá mức độ phù hợp của cơ cấu độ tuổi lao động đối với từng lĩnh vực, công việc
và đặc điểm ngành nghề của lao động cần phải có những nghiên cứu sâu và tổng thể về
các yếu tố liên quan như: thâm niên, kinh nghiệm công tác, kiến thức tích lũy...
+ Cơ cấu NNL theo độ tuổi sẽ có tác động đến tính ổn định của số lượng và chất
51
lượng NNL trong một đơn vị. Cơ cấu tuổi là chỉ tiêu không thể thiếu được để thiết kế
các chương trình đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ cấu tuổi của
NNL theo hướng trẻ hóa sẽ dẫn đến áp lực về nhu cầu lập gia đình, sinh đẻ... ngoài ra
khi cơ cấu NNL theo độ tuổi thấp phản ánh lao động chưa có nhiều kinh nghiệm, trình
độ đào tạo thấp dẫn tới chất lượng lao động không cao.
Bảng 2.3 Bảng thống kê độ tuổi nguồn nhân lực trong Công ty năm 2017
The độ tuổi
Số lượng
(n)
Tỷ lệ
%
Giá trị
trung tâm (i)
Tích số
(n) x (i)
Giá trị
trung bình
Từ 18 - 25 tuổi 38 19,29 % 21,5 817
X =
6949
197
= 35,27
Từ 26 - 40 tuổi 105 53,30 % 33 3465
Từ 41 - 50 tuổi 33 16,75 % 45,5 1501,5
Từ 51 - 60 tuổi 21 10,66 % 55,5 1165,5
Tổng cộng 197 100% 6949
(Ng ồn : Phòng Tổ chức – Hành chính)
Hình 2.2 Biểu đồ thống kê độ tuổi năm 2017
Nhận xét: với độ tuổi bình quân của công nhân viên trong công ty là 35,27 tuổi, với độ
tuổi đã trưởng thành qua thời gian dài, do đó nó có tầm quan trọng rất lớn đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh cũng như quá trình phát triển, hình thành của công ty.
Số công nhân viên ở độ tuổi dưới 40 chiếm chiếm khoảng 72,59% số công nhân viên
18-25
19.289%
26-40
53.299%
41-50
16.751%
51-60
10.660%
Độ tuổi
52
của công ty đã tạo được bầu không khí hăng say, nhiệt huyết, thân thiện giữa các công
nhân viên tạo điều kiện trao đổi học hỏi và giúp nhau trong công việc chuyên môn.
Đây là lực lượng công nhân viên kế thừa và có hướng phát triển tốt trong tương lai,
công ty cần có các chính sách đào tạo, huấn luyện, thăng tiến, phù hợp, giúp cho lực
lượng công nhân viên tích cực phấn đấu, xây dựng công ty mỗi ngày thăng tiến hơn.
+ Cơ cấu giới tính là sự phân chia NNL thành hai bộ phận nam và nữ. Cơ cấu giới tính
trước hết cho phép xác định tỷ lệ nam và nữ bằng cách so sánh số nam hoặc nữ với
tổng NNL. Giới tính cũng có vai trò quyết định để cân bằng sinh thái của cộng đồng
nói chung và của một đơn vị, tổ chức nói riêng trong những mối liên hệ xã hội và kinh
tế mật thiết.
Bảng 2.4 Bảng thống kê tình hình nhân sự tại Công ty theo giới tính
Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng số 189 190 195 197 197
Nam 140 138 143 143 142
% Nam 74,07% 72,63% 73,33% 72,59% 72,08%
Nữ 49 52 52 54 55
% Nữ 25,93% 27,37% 26,67% 27,41% 27,92%
(Ng ồn : Phòng Tổ chức – Hành chính)
Hình 2.3 Biểu đồ thống kê tình hình nhân sự theo giới tính
Nhận xét: Qua bảng ta thấy tỷ lệ nam chiếm khá cao trên 70%. Vì yếu tố công việc
53
mang tính chất nặng nhọc, đặc thù nên đòi hỏi cần lực lượng lao động nam là chủ yếu.
Lực lượng lao động nữ chỉ tuyển chủ yếu trong các khâu hành chính và kế toán. Đây
cũng là lợi điểm của công ty trong quản lý nhân sự.
+ Cơ cấu NNL theo trình độ tay nghề là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trên tổng NNL.
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trình độ cao cho thấy sự ổn định, bền vững và là lợi thế
cạnh tranh đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thịtrường.
Như vậy cơ cấu lao động gọi là hợp lý khi tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm dần
còn tỷ trọng lao động lành nghề, có trình độ tăng dần lên.
Bảng 2.5 Bảng thống kê trình độ chuyên môn trong Công ty
Trình độ
h c vấn
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
12/12 54 27,41% 54 27,41% 54 27,41%
Trung cấp 41 20,81% 40 20,30% 35 17,77%
Cao đẳng 10 5,08% 11 5,58% 11 5,58%
Đại học 88 44,67% 90 45,69% 95 48,22%
Trên đại học 0 0% 02 1,02% 02 1,02%
(Ng ồn : Phòng Tổ chức – Hành chính)
Nhận xét: Qua các bảng biểu trên ta thấy trình độ học vấn của công nhân viên của
công ty ở mức độ khá cao, trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng chiếm trên 50%,
điều này giúp tăng cường công tác quản lý và tiến trình tiếp thu khoa học công nghệ
kỹ thuật. Ngoài ra, lực lượng công nhân viên trong công ty rất chăm chỉ, cần cù, chấp
hành nội quy, kỷ luật tốt, đây là lợi thế lớn trong công tác quản trị.
2.1.5 Về chất lượng nguồn nhân lực.
Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL, là tố chất, bản chất bên trong của
NNL, nó luôn có sự vận động và phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội cũng như
mức sống của dân cư.
Chất lượng NNL không những là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế về mặt
đời sống xã hội, bởi lẽ chất lượng NNL cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư
54
cách không chỉ là nguồn lực của sự phát triển mà còn thể hiện mức độ văn minh của
một xã hội nhất định.
Theo giáo trình kinh tế nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008)
do PGS.TS. Trần Xuân Cầu, PGS.TS. Mai Quốc Chánh chủ biên [4], Chất lượng
nguồn nhân lực có thể được hiểu là: “trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện
mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn nhân lực”.
Chất lượng NNL là trạng thái nhất định của NNL thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố
cấu thành nên bản chất bên trong của NNL. Đó là các yếu tố phản ánh trình độ kiến
thức, kỹ năng và thái độ của người lao động trong quá trình làm việc (GS.TS. Bùi Văn
Nhơn, 2006) [8].
2.2 Th c trạng về công tác quản trị nguồn nhân l c tại Công ty TNHH MTV
hai thác thủy lợi Lạng Sơn
2.2.1 Thực trạng về công tác lập kế hoạch và quy hoạch nguồn nhân lực
Công tác lập kế hoạch và Quy hoạch phát triển NNL trong công ty là một hoạt động đa
chiều và hướng tới một thể thống nhất trong tương lai, được đặt lên hàng đầu, nhằm
phân tích và xác định nhu cầu để công ty có thể đạt được các mục tiêu của mình, bao
gồm cả giữ chân nhân viên và thu hút nhân tài mới. Để tiện cho công tác lập kế hoạch
và quy hoạch NNL, lực lượng lao động trong công ty được chia làm ba nhóm: lao
động quản lý (Chủ tịch công ty, Ban giám đốc, cán bộ lãnh đạo các phòng ban chuyên
môn, nghiệp vụ), lao động phục vụ sản xuất (cán bộ, nhân viên các phòng ban, lái
xe, bảo vệ) và lao động trực tiếp sản xuất (là lực lượng lao động chủ yếu, chiếm đại
đa số trong tổng số lao động của công ty, hầu hết là công nhân và cán bộ kỹ thuật). Tất
cả các thông tin về tổng số lao động, kinh nghiệm chuyên môn của từng lao động được
tổng hợp và thể hiện hàng năm thông qua hồ sơ năng lực của công ty, qua đó công ty
sẽ đánh giá được mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng lao động trực tiếp sản xuất với số
lượng lao động quản lý và số lượng lao động phục vụ sản xuất. Tỷ lệ này đã hợp lý
hay chưa, là nhiều hay ít, nếu nhiều thì nên cắt giảm lao động ở nhóm nào, nếu thiếu
thì thiếu ở bộ phận nào, cẩn bổ sung bao nhiêu lao động.
55
Hình 2.4 Quy trình hoạch định NNL
Ngoài ra, việc tăng, giảm lao động ở từng bộ phận cũng căn cứ vào báo cáo tài chính
cuối năm, kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty trong năm tiếp theo và kế
hoạch phát triển dài hạn của công ty. Cùng với đó là lập quy hoạch (03 năm/1 lần) các
cán bộ, nhân viên có đủ phẩm chất, năng lực vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt để chủ
động trong công tác cán bộ, khắc phục tình trạng hụt hẫng trong đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng
giữa các thế hệ, giữ vững đoàn kết nội bộ trong công ty.
2.2.2 Thực trạng về phân tích công việc
Phân tích công việc là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho người quản lý xác
định được các kỳ vọng của mình một cách cụ thể đối với người lao động, và làm cho
Công việc cụ thể Trách nhiệm Nhiệm vụ Hoạch định NNL
Tuyển mộ
Tuyển chọn
Phát triển NNL
Đánh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_giai_phap_nang_cao_cong_tac_quan_tri_nguon_nhan_luc.pdf