MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN 3
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư. 3
1.1.1. Khái niệm chung. 3
1.1.2.Vai trò của dự án đầu tư. 4
1.2. Dự án đầu tư trung và dài hạn 4
1.2.1 Khái niệm chung 4
1.2.2 Đặc điểm dự án đầu tư trung và dài hạn 5
1.3 Cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn 5
1.3.1. Quy định về cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn 5
1.3.2. Quy trình cho vay dự án đầu tư 6
1.3.3. Thẩm định dự án đầu tư 8
1.4 . Nguồn vốn cho vay dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại. 10
1. 5. Các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn 11
1.5.1. Quan niệm về hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn 11
1.5.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn: 12
1.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn. 15
1.5.3.1 Các chỉ tiêu định tính 15
1.5.3.2. Các chỉ tiêu định lượng hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn. 16
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng thương mại: 22
1.6.1.Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng. 22
1.6.1.1. Quy mô và cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn trung và dài hạn của các NHTM 22
1.6.1.2. Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định DAĐT trung và dài hạn, thẩm định khách hàng 22
1.6.1.3 Năng lực giám sát và xử lý các tình huống cho vay DAĐT trung và dài hạn của ngân hàng 24
1.6.1.4. Chính sách tín dụng ngân hàng về cho vay trung và dài hạn 24
1.6.1.5.Thông tin tín dụng 25
1.6.1.6. Công nghệ ngân hàng. 25
1.6.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng. 26
1.6.2.1.Nhu cầu đầu tư vào DAĐT trung và dài hạn . 26
1.6.2.2. Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng yêu cầu, điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng DAĐT trung và dài hạn của ngân hàng. 26
1.6.2.3. Khả năng của khách hàng trong việc quản lý, sử dụng vốn vay DAĐT trung và dài hạn. 28
1.6.3.Nhóm nhân tố thuộc môi trường ảnh hưởng đến cho vay DAĐT trung và dài hạn. 29
1.6.3.1. Môi trường tự nhiên 29
1.6.3.2. Môi trường kinh tế 30
1.6.3.3. Môi trường chính trị xã hội 30
1.6.3.4. Môi trường pháp lý 30
1.6.3.5. Sự quản lý vĩ mô của nhà nước và các cơ quan chức năng. 31
1.7. Kinh nghiệm của ngân hàng một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 31
1.7.1 Kinh nghiệm của Pháp 31
1.7.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc và Malaysia 32
1.7.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG HỆ THỐNG NHNO&PTNT VIỆT NAM 34
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 34
2.1.2. Các hoạt động chính của NHNo&PTNT Việt Nam 37
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam 40
2.2. Thực trạng hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn NHNo&PTNT Việt Nam 41
2.2.1 Quy trình nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam 41
2.2.2 Khách hàng vay của NHNo&PTNT Việt Nam 44
2.2.3 Doanh số cho vay. 49
2.2.4. Cơ cấu cho vay DAĐT trung và dài hạn 52
2.2.5. Nợ quá hạn về cho vay trung và dài hạn. 54
2.2.6 Nguồn vốn NHNo&PTNT Việt Nam huy động để cho vay DAĐT trung và dài hạn 57
2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn. 59
2.4.1 Những kết quả đạt được 59
2.4.2 Tồn tại và chưa hiệu quả trong cho vay DAĐT trung và dài hạn 61
2.3.8. Các nguyên nhân của tồn tại và chưa hiệu quả cho vay dự án trung và dài hạn. 63
2.3.8.1.Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 63
2.3.8.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng. 65
2.3.8.3. Nguyên nhân từ nền kinh tế 67
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRUNG VÀ DÀI HẠN TRONG HỆ THỐNG NHNO & PTNT VIỆT NAM 69
3.1. Định hướng 69
3.1.1 Định hướng chung về hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam đến năm 2010 69
3.1.2. Định hướng cho vay dự án đầu tư 70
3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn tại NHNo & PTNT Việt Nam. 72
3.2.1. Giải pháp về nguồn vốn cho vay DAĐT trung và dài hạn 73
3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng một cách hợp lý. 75
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án. 77
3.2.3.1. Xem xét các chỉ tiêu về cơ cấu vốn của doanh nghiệp: 79
3.2.3.2. Xem xét khả năng trả nợ của doanh nghiệp. 80
3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 83
3.2.5. Phát triển hệ thống thu thập thông tin: 85
3.2.6.Nâng cao vai trò của công tác thanh tra kiểm soát 87
3.2.7. Một số giải pháp hỗ trợ khác . 88
3.3. Kiến nghị 89
3.3.1. Đối với Nhà nước 89
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. 91
3.3. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam 92
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
án – thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo ba bước:
Bước 1: Thẩm định trước khi cho vay bao gồm: Tiếp nhận hồ sơ dự án; Thẩm định; Quyết định cho vay, hoặc trình Trung ương nếu vượt thẩm quyền; Lập, ký hợp đồng tín dụng khế ước vay vốn; Giải ngân cho vay.
Các hồ sơ xin vay vốn được chủ dự án gửi đến phòng tín dụng của chi nhánh. CBTD tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn; Kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ vói những nội dung thuộc hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay và mục đích vay vốn.
Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin về khách hàng và dự án đầu tư. Phân tích ngành, phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn. Về khách hàng, CBTD tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong doanh nghiệp. Phân tích khả năng tài chính; Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng.
CBTD dự kiến lợi ích cho ngân hàng bằng cách tiến hành tính toán lãi, phí và/ hoặc các lợi ích khác có thể thu được nếu như khoản vay được phê duyệt. Phân tích, thẩm định dự án đầu tư.
CBTD phân tích, thẩm định DAĐT để đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.
Kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐ tiền vay, phân tích thẩm định TSBĐ tiền vay.
Kiểm tra mức độ đáp ứng một số điều kiện về tài chính, chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo “Quy trình tính điểm tín dụng”. Khi kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tổng hợp vào báo cáo thẩm định cho vay.
Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, CBTD phải lập báo cáo thẩm định cho vay. Những món vay vượt thẩm quyền của Chi nhánh thì gửi hồ sơ trình Trung ương. CBTD cùng lãnh đạo phòng xem xét khả năng nguồn vốn và điều kiện thanh toán của Chi nhánh để phê duyệt khoản vay. Ký kết hợp đồng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và TSBĐ sau đó giải ngân.
Trong quá trình giải ngân, mỗi hợp đồng doanh nghiệp có thể rút vốn làm nhiều lần, mỗi lần phải lập giấy nhận nợ. Cán bộ tín dụng giám sát việc rút vốn vay từng lần của khách hàng để đảm bảo vốn rút ra đúng nội dung yêu cầu chi trả của khách hàng và phù hợp với mục đích vay, vào hồ sơ theo dõi và tiến hành định kỳ hạn nợ cho từng khoản rút vốn theo điều kiện vay. Khi phát tiền kỳ sau, cán bộ tín dụng kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng món tiền kỳ trước đồng thời thường xuyên bám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để sớm phát hiện những lệch lạc trong sử dụng vốn vay, những khó khăn mà khách hàng gặp phải để có cơ hội cố vấn tốt cho khách hàng vượt qua và bảo vệ được vốn đã cho vay, tránh rủi ro. Trong trường hợp cần thiết thì thu ngay vốn đã phát cho vay, quản lý chặt tài sản, hàng hoá bảo đảm thế chấp, cùng khách hàng tìm biện pháp vượt khó khăn. Khi khả năng thanh toán đã được tái lập bình thường, cán bộ tín dụng báo cáo ban lãnh đạo xét cho sử dụng tiếp số vốn đã ký cho vay. Ngân hàng cũng có thể ngừng phát tiền vay nếu doanh nghiệp không rút vốn trong thời hạn ghi trên hợp đồng.
Bước 2: Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay, CBTD phải đôn đốc người vay sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả số tiền vay, hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết.
Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay, cùng kế toán viên theo dõi kỳ hạn nợ, chủ động lập giấy thu nợ. Bằng việc xem xét các báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp, nếu thấy có vấn đề, cán bộ tín dụng có kiến nghị để doanh nghiệp kịp thời xử lý.
Trong trường hợp khách hàng gặp khó khăn, cần được gia hạn nợ, cán bộ tín dụng lập tờ trình xin gia hạn, nếu được duyệt thì thông báo cho khách hàng. Các nguyên nhân để ngân hàng phải gia hạn nợ bao gồm các nguyên nhân khách quan như biến động thị trường, các nguyên nhân bất khả kháng và cả các nguyên nhân chủ quan chưa tính toán chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Bước 3: Thanh lý hợp đồng tín dụng: Khi khách hàng trả hết nợ, CBTD tiến hành đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay. Khi bên vay yêu cầu, CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát và trình lãnh đạo ký biên bản thanh lý.
Giải chấp tài sản bảo đảm: CBTD kiểm tra tình trạng giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố; lập biên bản giao trả tài sản bảo đảm nợ vay trình Trưởng phòng tín dụng kiểm soát, trình lãnh đạo ký.
2.2.2 Khách hàng vay của NHNo&PTNT Việt Nam
Hiện nay cơ cấu khách hàng vay của NHNo&PTNT Việt Nam như sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu khách hàng theo Dư nợ
Đơn vị tính: %.
Thành phần KT
Năm 2005
% tăng, giảm (+,-) so năm 2004
Năm 2006
% tăng, giảm(+,-) so với năm 2005
Năm 2007
%tăng, giảm (+,-) so với năm 2006
DNNN.
11,1
-24,4%
11,1
0%
8
- 27,9%
DNNQD.
29,2
+56,6%
31,7
+8,6%
36.3
+ 14,5%
Hộ sản xuất
59,4
+8,8%
56,9
- 4,2%
55,5
- 2,5%
Hợp tác xã
0,3
-19,2%
0,3
0%
0,3
0%
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khách hàng theo dư nợ
Đơn vị tính: %
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam
Nền khách hàng của NHNo&PTNT Việt Nam hiện nay có thể nói là không thực sự đa dạng, chủ yếu tập trung vào các hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Doanh nghiệp nhà nước và các thành phần kinh tế khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ. NHNo&PTNT Việt Nam đã và đang khẳng định nông nghiệp nông thôn là thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng cho vay khu vực kinh tế tư nhân. Trong tổng dư nợ, toàn bộ khu vực nông thôn chiếm trung bình hơn 70% dư nợ cho vay, hộ sản xuất chiếm 55,5 tổng dư nợ. Đến cuối năm 2006, ngân hàng đã đầu tư cho hơn 9 triệu hộ với số vốn xấp xỉ 105 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57% tổng dư nợ. Tuy nhiên, sang năm 2007, tỷ trọng này giảm xuống còn 55,5% tổng dư nợ. Cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng mạnh từ 31,7% năm 2006 lên 36,3% năm 2007. Khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh của NHNo&PTNT Việt Nam chủ yếu thuộc những ngành kinh tế mũi nhọn. Những khách hàng này thường sử dụng những dịch vụ khép kín cho ngân hàng và thời gian vay vốn của họ thường đa dạng bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Hiện nay cơ cấu tiền vay tại NHNo&PTNT Việt Nam như sau: 60,3% dư nợ là vay vốn ngắn hạn. 39,7% dư nợ là vay vốn trung dài hạn phục vụ đầu tư.
Bảng 2.4: Cơ cấu khách hàng tổ chức theo ngành nghề
Ngành nghề.
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tỷ lệ % trên tổng dư nợ
% tăng, giảm (+,-) so năm 2004
Tỷ lệ % trên tổng dư nợ
% tăng, giảm (+,-) so năm 2005
Tỷ lệ % trên tổng dư nợ
% tăng, giảm (+,-) so năm 2006
Nông lâm nghiệp và thuỷ sản
50,6
+12,7%
30
-40,7%
23
- 23,3%
Sản xuất và chế biến
12,7
+11,6%
10
-21,2%
10
0%
Thương mại và dịch vụ
20,6
+53,3%
24
+16,5%
30
+25%
Xây dựng
12,6
+64,7%
15
+19%
16
+6,6%
Ngành khác
3,5
-67,5%
21
+500%
21
0%
Tổng cộng
100
100
100
Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam.
Phân theo các lĩnh vực của nền kinh tế có năm nhóm chính: Nông lâm nghiệp và thủy sản; Sản xuất và chế biến; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng; Các ngành khác. NHNo&PTNT Việt Nam cho vay các ngành dịch vụ trung dài hạn chủ yếu tập trung vào cho vay kinh doanh bất động sản, khách sạn, nhà hàng... Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nước ta còn có điều kiện phát triển như những năm qua thì tỷ lệ cho vay của đối với lĩnh vực này cao: năm 2005 tăng 53,3% so với năm 2004, như vậy cũng là hợp lý do NHNo&PTNT Việt Nam là một trong các ngân hàng Thương mại quốc doanh hoạt động hiệu quả và có mạng lưới các chi nhánh lớn nhất ở Việt Nam nên việc nhạy cảm với tình hình kinh tế nói chung là điều dễ hiểu. Tuy nhiên có thể thấy rằng cùng với sự tăng lên tỷ trọng của ngành Thương mại và dịch vụ trong cơ cấu khách hàng tổ chức theo ngành nghề thì tỷ lệ cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đối với nhóm ngành Nông lâm nghiệp và thuỷ sản cũng đã giảm từ 30% (năm 2006) xuống còn 23% (năm 2007). Ngành Sản xuất và chế biến cũng giảm dần tỷ trọng trong tổng dư nợ.
Đối với khu vực ngành xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng cũng tăng đều trong những năm qua là do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng khác và cũng một phần do định hướng trong chính sách của Nhà nước ta đối với các ngân hàng thương mại. Ví dụ như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã gắn liền với thị trường cho vay ngành xây dựng từ khi thành lập đến nay.
Bảng 2.5: Cơ cấu khách hàng theo vùng kinh tế năm 2007
Đơn vị: tỷ đồng
Khu vực
Số dư
Tăng so đầu năm
Tốc độ tăng trưởng
Khu vực miền núi cao – Biên giới
8.140
1.572
23,9%
Khu vực Trung du Bắc bộ
17.036
3.595
26,7%
Khu vực thành phố Hà Nội
29.176
8.610
41,8%
Khu vực đồng bằng sông Hồng
31.155
7.563
32,1%
Khu vực Khu 4 cũ
16.558
3.107
23,1%
Khu vực Duyên hải Miền trung
17.037
2.957
21,0%
Khu vực Tây Nguyên
17.104
4.707
38,0%
Khu vực thành phố Hồ Chí Minh
46.676
17.821
61,8%
Khu vực Đông Nam Bộ
23.104
4.795
26,2%
Khu vực Tây Nam Bộ
36.196
5.775
19,0%
Tổng cộng
242.180
60.500
33,3%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Việt Nam
Tình hình tiền tệ - tín dụng trong những năm qua không có biến động lớn nhưng nói chung sang năm 2007 sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại về tín dụng khốc liệt hơn, tốc độ tăng trưởng dư nợ chủ yếu là ở 2 thành phố lớn là Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đạt ở mức 41,8% và 61,8% tổng dư nợ. Các Chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã có nhiều dự án đồng tài trợ để cùng chia sẻ rủi ro và nguồn vốn cho vay do đó đã có sự hợp tác nhất định để cùng phát triển. NHNo&PTNT Việt Nam đã có những chính sách để nâng cao vị thế của mình. Tận dụng được lợi thế về mạng lưới rộng, có Chi nhánh đặt tại tất cả các khu vực trong cả nước, Ngân hàng đã mở rộng được phạm vi hoạt động, đưa ra những chính sách khách quan nhằm khuyến khích các đơn vị vay vốn lớn, làm ăn có hiệu quả về mở tài khoản và đặt quan hệ tín dụng với ngân hàng trên cơ sở các chính sách của NHNN và NHN0& PTNT Việt nam. Chính sách khách hàng luôn thay đổi phù hợp vơí cơ chế thị trường, đổi mới phong cách phục vụ nhằm giữ khách hàng cũ, khách hàng truyền thống và mở rộng quan hệ với khách hàng mới. Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng, giảm chi phí thanh toán, phục vụ chứng từ giao dịch trực tiếp và thu tiền mặt tại đơn vị, thay đổi thủ tục bảo lãnh, thủ tục vay nhằm thuận tiện cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn vốn tín dụng.
2.2.3 Doanh số cho vay.
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tín dụng
Đơn vị (Tỷ đồng).
Chỉ tiêu.
Năm 2005
Tăng trưởng so với 2004
Năm 2006
Tăng trưởng so với 2005
Năm 2007
Tăng trưởng so với 2006
Tỷ trọng trong dư nợ.
2005
2006
2007
Tổng dư nợ tín dụng.
161.106
13,4%
181.679,5
12,7%
242.180,1
33,3%
Ngắn hạn.
90.847
14,2%
106.274
17%
145.995
37,3%
56,4%
57%
60,3%
Trung, dài hạn
70.259
11,9%
80.056
13,9%
96.185
20,2%
43,6%
43%
39,7%
Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam
Cùng với tốc độ tăng trưởng doanh số tín dụng cao qua các năm, dư nợ cho vay DAĐT trung dài hạn cũng có những bước tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là các DAĐT thương mại phục vụ sản xuất kinh doanh. Việc doanh số cho vay và dư nợ tín dụng năm sau luôn cao hơn năm trước đã chứng tỏ các chính sách mới của chính phủ trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước cũng như các bộ luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như luật doanh nghiệp, luật đầu tư đã và đang dần đi vào cuộc sống, ngày một hoàn chỉnh và phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả dẫn đến hoạt động của các ngân hàng cũng từng bước đi tới ổn định và phát triển.
Trong cho vay trung và dài hạn NHNo&PTNT Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào các ngành các lĩnh vực có xu hướng phát triển mạnh, các sản phẩm dịch vụ có ưu thế cạnh tranh cao. Do đó các dự án dầu tư đều phát huy hiệu quả, khách hàng đã mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, đưa ra thị trường nhiều sản phảm dịch vụ mới, có uy tín trong cạnh tranh. Dư nợ cho vay DAĐT trung dài hạn tập trung chủ yếu vào một số ngành kinh tế lớn như: ngành thuỷ sản, mía đường, xi măng, điện lực, bất động sản. Năm 2005, dư nợ trung và dài hạn của ngành thuỷ sản chiếm 26,5% dư nợ thuỷ sản. Các ngành khác như mía đường, xi măng, điện lực cũng chiểm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Riêng ngành điện, NHNo & PTNT Việt Nam đã có văn bản cam kết từ năm 2006-2010 sẽ dành 8.000tỷ đồng đầu tư cho các dự án sản xuất điện do Tổng công ty điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư, mà trọng điểm là các dự án Sơn La, Buôn Tua Sarh, Sê San 4, Huội Quảng. Tổng số vốn NHNo & PTNT Việt Nam tham gia đầu tư cho ngành điện là 14.500 tỷ đồng. Năm 2006 và năm 2007, dư nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tối đa 50% tổng dư nợ các ngành kinh tế lớn. Riêng cho vay bất động sản, dư nợ cho vay DAĐT trung dài hạn chiếm 80,8% tổng dư nợ của ngành.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ tín dụng trung và dài hạn
Đơn vị : Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết NHNo & PTNT Việt Nam
Qua biểu đồ trên ta thấy dư nợ tín dụng trung và dài hạn đã không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2005, dư nợ cho vay DAĐT trung dài hạn là 70.259 tỷ đồng, năm 2006 đạt 80.056 tỷ đồng, năm 2007 đạt 96.185 tỷ đồng. Như vậy mức dư nợ bình quân trong ba năm qua đạt hơn 82.000 tỷ đồng. NHNo&PTNT Việt Nam đã tập trung cho vay DAĐT trung dài hạn vào các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau; từ lĩnh vực thương mại, sản xuất, dịch vụ tới những lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng. NHNo&PTNT Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong cho vay trung và dài hạn như xác định mức tín dụng cho từng doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp, đầu tư các dự án có hiệu quả. Ngân hàng đã cẩn trọng khi xem xét quyết định cho vay, qua phân tích tài chính, phân tích dự án, đánh giá năng lực khách hàng, phân tích những tiềm ẩn rủi ro, mới quyết định đầu tư vốn hay từ chối cho vay.
Nhìn chung công tác cho vay DAĐT trung và dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam trong ba năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, thu hút được nhiều Tổng công ty, doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả đến với Ngân hàng. Đó là kết quả của chính sách tín dụng hiệu quả kết hợp với chính sách nguồn vốn đa năng.
2.2.4. Cơ cấu cho vay DAĐT trung và dài hạn
Thực hiện chính sách đa năng tổng hợp trong kinh doanh, Ngân hàng đã không ngừng mở rộng hoạt động cho vay, đặc biệt là hình thức cho vay trung và dài hạn. Số liệu về cho vay trung, dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam ba năm gần đây nhất cho chúng ta thấy NHNo&PTNT Việt Nam đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh thời hạn cho vay dài hơn đối với các thành phần kinh tế góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện tại, hai nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay DAĐT trung và dài hạn là nhóm khách hàng hộ nông dân và kinh doanh cá thể và nhóm khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ trọng lớn tiếp theo sau hai nhóm khách hàng trên là nhóm doanh nghiệp Nhà nước, và cuối cùng là các nhóm khách hàng khác.
Đối với nhóm khách hàng là hộ nông dân và kinh doanh cá thể thì tỷ lệ cho vay trong tổng dư nợ cho vay dự án trung và dài hạn có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Ví dụ: Năm 2002 tỷ lệ là 34%; năm 2005 là 31%; năm 2007 là 26%. Tuy nhiên, nhóm khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại có tỷ lệ cao, tăng đều và ổn định qua các năm
Bảng 2.7: Cho vay các DNNQD trong tổng dư nợ cho vay DAĐT trung và dài hạn
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2002
2003
2004
2005
2006
2007
Dư nợ DAĐT trung và dài hạn
25.276
54.681
64.104
70.351
62.098
71.209
Dư nợ DNNQD
2.565
8.387
12.927
17.252
17.387
22.787
Tỷ lệ %
10%
15%
20%
25%
28%
32%
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ cho vay các DNNQD trong tổng dư nợ cho vay
DAĐT trung và dài hạn
Nguồn: Báo cáo tài chính NHNo&PTNT Việt Nam
Nhóm khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong những năm gần đây được NHNo&PTNT Việt Nam đầu tư khá nhiều. Những năm gần đây, NHNo&PTNT Việt Nam đã duy trì và phát triển tốt mối quan hệ hợp tác với các Tập đoàn và Tổng công ty lớn (Điện lực, LILAMA, xăng dầu, Cà phê, Lương thực, Sông Đà, VinaShin...) thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng đầu tư nhiều dự án với hình thức đồng tài trợ hoặc đầu tư độc lập.
Nguyên nhân sự vượt trội của các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh có thể nêu ở một vài điểm sau:
Thứ nhất, các Tập đoàn và Tổng công ty lớn là những ngành kinh tế trọng điểm, khả năng sinh lời cao, dự án hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội.
Thứ hai, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đang là thị trường tài chính đầy tiềm năng. Quy mô của các doanh nghiệp thuộc loại này đã được mở rộng. Rất nhiều các công ty tư nhân hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, Công ty con với những lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt. Trong mấy năm gần đây, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thực sự là khu vực kinh tế năng động và hiệu quả
Thứ ba, trong những năm tới, khu vực kinh tế này được đánh giá là có nhiều tiềm năng phát triển cả về lĩnh vực hoạt động và quy mô. Ngoài ra, với sự khuyến khích và tăng cường công tác cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thì khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sẽ trở thành thị trường cho vay hấp dẫn đối với NHTM.
Như vậy, cũng trong tình hình chung của các Ngân hàng Thương mại, cơ cấu cho vay trung và dài hạn của hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam có xu hướng lệch hẳn về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngân hàng đã phát huy lợi thế của mình, có chính sách khách hàng phù hợp nên đã tăng cường được mối quan hệ tín dụng tốt đẹp với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng không xem nhẹ các thành phần kinh tế khác. Điều này thể hiện ở doanh số cho vay trung và dài hạn với các thành phần kinh tế khác vẫn tăng tiếp tục tăng trong những năm qua.
2.2.5. Nợ quá hạn về cho vay trung và dài hạn.
Kinh doanh tiền tệ là hoạt động chứa nhiều rủi ro trong hoạt động kinh tế. Đối với Ngân hàng Thương mại, hiệu quả tín dụng bị suy giảm khi khách hàng không trả được nợ gốc và lãi đúng hạn. Từ sau năm 1995, các Chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong hoạt động tín dụng. Từ hoạt động mang tính nửa bao cấp, nửa kinh doanh chuyển sang hoạt động kinh doanh đa năng tổng hợp, NHNo&PTNT Việt Nam phải chịu trách nhiệm quản lý, giám sát việc sử dụng vốn vay. Vì vậy, đối với bản thân NHNo&PTNT Việt Nam mục tiêu an toàn hiệu quả của công tác cho vay luôn được đặt lên hàng đầu. Đến nay, hiện tượng mất vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam gần như không còn tồn tại, nợ quá hạn luôn ở mức thấp.
Bảng 2.8 : Phân loại dư nợ theo nhóm của tổng dư nợ
cho vay nền kinh tế đến 11/ 2007
Chỉ tiêu
Dư nợ cho vay (triệu đồng)
Nợ đủ tiêu chuẩn
193.216.580
Nợ cần chú ý
32.472.985.
Nợ dưới tiêu chuẩn
10.027.280
Nợ nghi ngờ
3.911.467
Nợ có khả năng mất vốn
5.446.636
Tổng cộng
245.254.948
Nguồn: NHNo&PTNT Việt Nam
Năm 2006, Tổng dư nợ xấu 3503 tỷ đồng, giảm so với năm 2005 là 187 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,8%/ tổng dư nợ, giảm 0,24% so với năm trước; trong đó nợ nhóm 5: 1.546 tỷ, nhóm 4: 617 tỷ, nhóm 3: 1.294 tỷ đồng
Số đã trích dự phòng rủi ro năm 2006 là: 4.098,9 tỷ, trong đó:
Chi nhánh đã trích và chuyển về Trụ sở chính: 3.975tỷ đồng
Đã xử lý rủi ro năm 2006 là: 3.761 tỷ đồng
Thu nợ sau xử lý rủi ro: 666 tỷ đồng, đạt 61% so kế hoạch nhưng quá thấp so với số đã được xử lý.
Tình hình nợ quá hạn về cho vay DAĐT trung và dài hạn như sau:
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm
Tỷ lệ nợ xấu cho vay DAĐT trung dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam năm ở mức thấp (1,9%) là do ngân hàng đã bám sát các đơn vị, thực hiện tốt khâu thẩm định, duy trì tốt các hoạt động kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Với phương châm mở rộng cho vay trung, dài hạn với những bộ phận khách hàng mang tính chiến lược; thu hút những khách hàng lớn, tài chính lành mạnh, kinh doanh hiệu quả, có khả năng trả nợ để đầu tư và loại dần những khách hàng làm ăn kém hiệu quả vì vậy trong năm 2007, hiệu quả cho vay DAĐT trung dài hạn của NHNo&PTNT Việt Nam đã tăng lên rõ rệt. Hầu hết các món vay trong năm 2006 và năm 2007 đều thu nợ được. Nợ quá hạn của những món vay mới phát sinh rất ít và đều thu được. Điều này được thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,3% (năm 2005) xuống còn 1,9% (năm 2007)
Tuy nhiên, với những món cho vay từ những năm trước, khả năng thu hồi nợ quá hạn gặp rất nhiều khó khăn do các đơn vị có nợ quá hạn loại này làm ăn cầm chừng, thua lỗ, vật tư đảm bảo cho các món vay hầu hết là không đủ giá trị đảm bảo cho khoản vay. Nhiều Chi nhánh có tỷ lệ dư nợ cho vay bất động sản chiếm tỷ trọng cao (Chi nhánh Nam Sài Gòn 62%, Chi nhánh 8 là 61%, Đông Sài Gòn 49%, Nhà Bè 65,7% (số liệu tháng 9/2006). Trong đó, tiến độ thực hiện dự án của một số khoản vay rất chậm, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn (khoản vay của Công ty TNHH Nam Cường, Him Lam...)
Một số doanh nghiệp do cơ chế, chính sách thay đổi dẫn đến khả năng trả nợ khó khăn vì không có nguồn thu. Đối với các Doanh nghiệp này, nguồn thu chủ yếu là dựa vào việc xử lý tài sản thế chấp. Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý tài sản thế chấp gặp rất nhiều khó khăn, cần phải có sự tác động, ủng hộ, giúp đỡ của nhiều cấp, nhiều ngành.
2.2.6 Nguồn vốn NHNo&PTNT Việt Nam huy động để cho vay DAĐT trung và dài hạn
Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư trung và dài hạn, NHNo&PTNT Việt Nam đã tập trung và huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Trong các nguồn này thì vốn tự có là một trong những nguồn hình thành để các NHTM cho vay trung, dài hạn. Đây là nguồn vốn ổn định, an toàn nhất nhưng lại quá nhỏ bé so với nhu cầu vay vốn của toàn bộ nền kinh tế. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam cũng vậy, bước đầu thành lập NHNo&PTNT Việt Nam được cấp vốn điều lệ ban đầu 2.200 tỷ đồng, đến nay NHNo & PTNT Việt Nam có số tự có 19.647 tỷ (năm 2007). Đây là con số khá lớn nhưng không phải vốn tự có đó có thể tập trung toàn bộ để cho vay trung, dài hạn mà còn phải đảm bảo các chức năng hoạt động khác của ngân hàng, trong đó chỉ riêng việc mua sắm tài sản cố định đã có thể chiếm khá nhiều vốn tự có của ngân hàng. Vấn đề đặt ra là, hiện nay có những doanh nghiệp, công ty mà vốn hoạt động đã hàng nghìn tỷ đồng. Khi cho vay các doanh nghiệp này, khách hàng và ngân hàng vẫn phải chấp hành điều 79 của luật các TCTD là tổng dư nợ đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của NHTM.
Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Tỷ trọng so với tổng nguồn
Năm 2006
Tỷ trọng so với tổng nguồn
Năm 2007
Tỷ trọng so với tổng nguồn
Tổng nguồn
190.657,2
233.900,5
295.047,8
Tiền gửi khách hàng
181.388,6
95%
203.369,6
91%
269.944,7
91%
Không kỳ hạn và dưới 12 tháng
106.952,9
56%
100.602,1
45%
127.868,1
43%
Từ 12 tháng trở lên
74.435,7
39%
102.767,5
46%
142.076,6
48%
Nguồn: Báo cáo tăng trưởng nguồn vốn NHNo & PTNT Việt Nam
Ba năm gần đây NHNo&PTNT Việt Nam luôn có tỷ trọng tiền gửi ở mức trên 90% tổng nguồn vốn, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức trên 39% /năm và tăng đều qua các năm: từ 39% (năm 2005) lên 46% (năm 2006), 48% (năm 2007). Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Việt Nam và sự tin tưởng của khách hàng gửi tiền. Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng giảm dần qua các năm, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng làm cho cơ cấu nguồn vốn và lãi suất ổn định giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro về lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cơ cấu vốn sử dụng để cho vay DAĐT trung và dài hạn.
2.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn.
2.4.1 Những kết quả đạt được
Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Việt Nam đã bắt đầu có sự tăng trưởng theo một định hướng đầu tư mới, đó là đầu tư trọng điểm cho các DAĐT trung dài hạn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đối với ngân hàng thương mại nói chung và NHNo & PTNT Việt Nam nói riêng, quản lý tốt các khoản vốn vay là vấn đề được coi trọng hàng đầu vì nhờ đó ngân hàng mới giảm được rủi ro, bảo toàn được vốn và mở rộng tín dụng. NHNo & PTNT Việt Nam đã áp dụng một loạt các biện pháp để hạn chế rủi ro và xử lý rủi ro trên cơ sở thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định khách hàng, quyết định cho vay đến khâu thu nợ... được áp dụng trong điều kiện cụ thể của ngân hàng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng thực hiện phương châm đầu tư thận trọng, có hiệu quả về mặt kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đã được định hướng trong chính sách tín dụng của chính sách tài chính quốc gia trong từng thời kỳ. Vốn cho vay DAĐT trung và dài hạn của NHNo & PTNT Việt Nam được đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. Hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn là một chỉ tiêu có tính tương đối và khá trìu tượng. Các khoản tín dụng trung và dài hạn được coi là hiệu quả khi nó thoả mãn được nhu cầu của Ngân hàng, khách hàng và phù hợp với nền kinh tế hiện tại. Đối với NHNo & PTNT Việt Nam, hiệu quả cho vay DAĐT trung và dài hạn còn thể hiện ở sự đóng góp v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư trung và dài hạn trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.docx