MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT.7
DANH MỤC CÁC BẢNG .8
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.9
LỜI MỞ ĐẦU .10
CHƯƠNG I: HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG.1
1.1. KHÁI QUÁT VẤN ĐỀHIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG .1
1.1.1 Khái niệm chung vềhiệu quả: .1
1.1.2 Hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp:.1
1.2. MỘT SỐCHỈTIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP
TRONG NGÀNH THÔNG TIN DI ĐỘNG.1
1.2.1 Doanh thu, chi phí riêng và thuê bao: .1
1.2.2 Lợi nhuận và tỉsuất lợi nhuận: .3
1.2.3 Tỷsốhoạt động.3
1.2.4 Tỷlệnợkhó đòi trên doanh thu.4
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP .4
1.3.1 Các yếu tốnội tại của doanh nghiệp .4
1.3.2 Ứng dụng mô hình 5 tác động của Micheal porter xác định các yếu tốbên ngoài
tác động đến hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp. .6
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐCÔNG TY VIỄN THÔNG DI
ĐỘNG TRÊN THẾGIỚI. .10
1.4.1.Chính sách cung cấp dịch vụcủa công ty viễn thông di động Hàn Quốc (SK Telecom). .10
1.4.2. Chiến lược kinh doanh của Công ty viễn thông Singapore Telecommunications. (SingTel) .12
1.4.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp viễn thông ởcác nước. .14
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA .17
S–TELECOM TRONG THỜI GIAN QUA.17
2.1 TỔNG QUAN VỀTHỊTRƯỜNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VIỆT NAM .17
2.2 TỔNG QUAN VỀS-TELECOM .18
2.2.1 Cơcấu tổchức và vận hành của S - Telecom:.18
2.2.2 Một số đặc điểm kinh doanh của S - Telecom :.20
2.3 THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CỦA S-Telecom .25
2.3.1 Vốn đầu tư.25
2.3.2 Thịphần .26
2.3.3 Doanh thu.27
2.3.4 Chi phí.31
2.3.5 Lợi nhuận .34
2.3.6 Đánh giá các tỉsốtài chính .37
2.4 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỌAT ĐỘNG CỦA S-TELECOM39
2.4.1 Các yếu tốnội tại của S-Telecom .39
2.4.2 Các yếu tốbên ngoài.43
2.5 TÓM TẮT ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU – CƠHỘI- NGUY CƠ(SWOT) CỦA S-Telecom. .50
2.5.1 Điểm mạnh:.50
2.5.2 Điểm yếu:.50
2.5.3 Cơhội: .50
2.5.4 Nguy cơ:.51
CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHỌAT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA S – TELECOM. .52
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN .52
3.1.1 Các căn cứ để định hướng phát triển doanh nghiệp.52
3.1.2 Mục tiêu tổng thểcủa S-Telecom .55
3.1.3 Dựkiến các mục tiêu cụthể:.56
3.1.4 Chiến lược phát triển: .56
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHỌAT ĐỘNG CỦA S-TELECOM57
3.2.1 Giải pháp tổchức:.57
3.2.2 Giải pháp đầu tư:.60
3.2.3 Các giải pháp tăng doanh thu.63
3.2.4 Giải pháp hạthấp chi phí .65
3.2.5 Đềxuất các giải pháp vĩmô hỗtrợ.70
3.3. TRÌNH TỰTHỰC HIỆN .72
KẾT LUẬN 76
PHỤLỤC 1 78
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1726 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của S- Telecom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
vụ di động đầu tiên cung cấp dịch vụ giải trí . Kể từ khi xuất hiện trên thị
trường, dịch vụ Internet di động triển khai trên nền công nghệ CDMA 2000 1x
và CDMA 2000 1x -EVDO do mạng di động S-Telecom cung cấp đã đánh dấu
một bước chuyển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông di động tại Việt Nam.
Yếu tố này đã giúp S-Telecom giữ vững nhịp tăng trưởng thuê bao trong bối
cảnh cạnh tranh khốc liệt và có sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sử dụng
cùng công nghệ như HT mobile. Đồng thời thâm nhập vào phân khúc thị
trường giới trẻ có thu nhập cao.
Tuy nhiên, nguyên tắc đồng thuận có phần làm chậm tiến trình đầu tư của
S-Telecom.
2.4.1.2 Chính sách Marketing
a. Gói cước:
S-Telecom cũng như các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động Việt Nam
hiện đang tính cước dịch vụ theo phương thức block 6s +1s, nghĩa là nếu cuộc
gọi ngắn hơn 6s thì được tính giá như cuộc gọi 6 giây. Theo một nghiên cứu,
phương thức tính cước này đã giúp tiết kiệm 15% chi phí cho khách hàng.
Tính đến nay, S- Fone có 9 gói cước trả trước (4M, Forever, Forever Couple,
Economy, Daily, Happy, Friend, Smile, S-forever) và 3 gói cước trả sau
(Standard, Free1, Free900, VIP250, VIP400, VIP600). Thông qua cách thiết kế
các gói cước, S-Telecom đã tạo đuợc ấn tượng đối với người tiêu dùng và tạo
được đặc tính cho gói cước.
Điển hình như gói Forever với đặc tính không giới hạn thời hạn gọi và thời hạn
nghe, S-Telecom đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động đầu tiên đáp ứng
nhu cầu của phân khúc thị trường thuê bao có nhu cầu nghe nhiều hơn gọi.
41
Gói Forever Couple cho phép thuê bao gọi miễn phí đến một thuê bao S-
Telecom khác và cho thuê bao xem phim miễn phí hàng tuần đã thu hút được
sự chú ý của giới trẻ.
Thực sự, với cách thiết kế gói cước, S-Telecom đã phân định và thu hút được
các nhóm thuê bao trên thị trường, tận dụng mọi ngõ ngách để thâm nhập thị
trường trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
b. Chương trình khuyến mãi
Thực tế ở thị trường Việt Nam hiện nay, các nhà cung cấp dịch vụ di động đang
tranh nhau đưa ra các chương trình khuyến mãi. (Tham khảo phụ lục số 4).
Tuy vậy, theo khảo sát S-Telecom là nhà cung cấp tạo được dấu ấn thứ 2 trên
thị trường bằng những chương trình khuyến mãi “gây shock” (sau Viettel) và vì
vậy thuê bao của S-Telecom đa phần là giới trẻ - giới khách hàng năng động.
Nhưng mặt khác cho thấy các chương trình khuyến mãi của S-Telecom đa phần
là dành cho thu hút thuê bao mới, và bỏ ngõ các thuê bao hiện hành. Trong khi
các thuê bao hiện hành là lượng khách hàng tạo doanh thu ổn định cho S –
Telecom. Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh thu S - Telecom không tăng
trưởng theo số thuê bao. (Tham khảo phụ lục số 5)
2.4.1.3 Chính sách phát triển
Chiến lược kinh doanh của S-Telecom hướng đến mục tiêu:trở thành nhà cung cấp
dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam. Phát triển giá trị gia tăng
(VAS) trên nền công nghệ vượt trội, mang đến cho khách hàng những tiện ích
trong thông tin liên lạc, giúp cho khách hàng có thể liên lạc, kinh doanh và thư
giãn mọi lúc, mọi nơi. Cung cấp cho khách hàng những cuộc gọi “chất lượng cao”
và luôn luôn được kết nối cho dù ở bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào.
Đến năm 2007, kết quả thực hiện chiến luợc kinh doanh của S- Fone như sau:
S-Telecom đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ viễn
thông di động sử dụng công nghệ CDMA tại Việt Nam.
42
S-Telecom đã cung cấp được các giá trị gia tăng (VAS) mang tính độc đáo
riêng trên nền công nghệ vượt trội, đáp ứng được nhu cầu tổng hợp thoại –
thông tin – giải trí của khách hàng.
Chất lượng dịch vụ đã được nâng cao và kết nối được trên toàn quốc.
Điều này cho thấy rằng, các mục tiêu S-Telecom hướng đến là đúng xu hướng của
thời đại và S-Telecom đã sử dụng phương pháp triển khai thực hiện phù hợp.
2.4.1.4 Chính sách nhân sự và tổ chức điều hành
Số nhân sự tính đến cuối quý I/2007 là 1020 người, số cán bộ có trình độ đại
học và trên đại học chiếm 82%. Dự kiến trong năm 2007 nhân sự của công ty
sẽ phát triển đến 1400 người. Hàng năm đều tiến hành đánh giá, xem xét tăng
lương cho toàn thể nhân viên.
Công tác điều hành: mọi hoạt động của Trung tâm được điều hành theo một số
qui chế, qui định sau: qui định chung của BCC, các nghị quyết JRM, ủy quyền
của BOM, BOD SPT và các thoả thuận khác theo trình tự “Đồng thuận ở các
cấp”. Vì vậy, nhìn chung công tác điều hành rất phức tạp, quyết định chậm và
không rõ ràng trong trách nhiệm.
Tóm tắt kết quả khảo sát về cảm nhận về mạng điện thọai của S – Telecom
và một số thói quen tiêu dùng.
Đề tài thu thập ý kiến của 55 người trong đó chủ yếu là từ 25-29 tuổi, độc thân, có
thu nhập từ 2-3,5triệu VND/tháng cho kết quả sau: (Tham khảo phụ lục 6):
S-Telecom là nhà cung cấp được yêu thích thứ 4 sau Mobifone, Vinaphone,
và Viettel.
Chất lượng dịch vụ của S-Telecom được đánh giá thứ 4 cũng sau 3 nhà cung
cấp GSM trên.
S-Telecom được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ có nhiều chương trình
khuyến mãi sau Viettel.
Các yếu tố khác:
- Thuê bao chi tiêu cho điện thoại di động nhiều nhất là từ 100 đến 300 ngàn
đồng/tháng. Hình thức trả trước được ưa chuộng nhất (67,9%)
43
- Nguồn thông tin tác động đến sự chọn lựa nhà cung cấp của họ chủ yếu là từ
bạn bè (69,6%) và internet (12,5%).
- Mục đích sử dụng điện thoại chủ yếu là cho công việc (60,7%), kế đến là cho
thăm hỏi gia đình (14,3%). Chỉ có 17,9% thuê bao sử dụng dịch vụ GTGT.
- Yếu tố để chọn nhà cung cấp là chất lượng dịch vụ (67,9%), kế đến là giá cả
(12,5%).
- Yếu tố để chọn gói cước là sự hiểu rõ lợi ích của từng gói cước (91.1%).
- Hình thức khuyến mãi mà các thuê bao yêu thích là tặng tiền vào tài khoản
(39,3%), kế đến là tặng thời gian gọi (23,2%).
- Có 39,3% thuê bao là thay đổi nhà cung cấp dịch vụ, 30,4% thuê bao có nhiều
hơn một Sim.
2.4.2 Các yếu tố bên ngoài.
Áp dụng mô hình Porter’s Five Forces, các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động của S-Telecom được xác định như sau:
44
2.4.2.1 Yếu tố thị trường
a. Khách hàng:
Nhu cầu sử dụng dịch vụ di động của thị trường Việt Nam chủ yếu thoại và tin
nhắn nên hầu như các nhà cung cấp không tạo ra sự khác biệt trong dịch vụ. S-
Telecom cũng vậy, chỉ tạo ra được sự khác biệt dịch vụ bằng cách cung cấp các
dịch vụ cao cấp như EVDO và MI.
RÀO CẢN GIA NHẬP
NGÀNH
- Chính sách của
Chính Phủ
- Yêu cầu vốn đầu tư
cao và khấu hao nhanh
Hoạt động
của
S-Telecom
NĂNG LỰC CỦA NHÀ CUNG CẤP
- Công nghệ CDMA có những ưu việt
- Lệ thuộc vào Qualcom trong vấn đề sở hữu công nghiệp chip bảo mật
cho máy di động sử dụng công nghệ CDMA
NGUY CƠ THAY THẾ:
- Chi phí chuyển đổi cao.
- Giá cạnh tranh so với
các nhà cung cấp khác
NĂNG LỰC CỦA KHÁCH
HÀNG
- Khách hàng nhiều khả
năng lựa chọn nhà cung cấp.
- Giá dịch vụ không quá
nhạy cảm
- Không có sự khác biệt
thực sự trong dịch vụ cung
cấp.
- Khách hàng nhận biết
thương hiệu tốt
MỨC ĐỘ CẠNH TRANH:
- Thị trường viễn thông di
động VN đang cạnh tranh
gay gắt..
- S-Telecom là doanh
nghiệp tiên phong và
chiếm ưu thế trong lĩnh
vực công nghệ CDMA,.
- Tốc độ phát triển công
nghệ cao
- Dung lượng thị trường
tăng nhanh
-Thị trường xảy ra cuộc
chiến giá cả và chạy đua
khuyến mãi.
45
Với những khó khăn về mặt kỹ thuật khi chuyển đổi và chi phí chuyển đổi cao,
dù S-Telecom có thị phần không lớn nhưng khách hàng nhận biết thương hiệu
tốt đã tạo ra được yếu tố bền vững và tiềm năng phát triển trong tương lai của
S-Telecom.
Tuy nhiên trên thị trường giá dịch vụ không quá nhạy cảm và khách hàng có
nhiều khả năng lựa chọn nhà cung cấp (6 nhà cung cấp), nên việc phát triển thị
phần của S-Telecom gặp nhiều khó khăn.
Ngoài việc khách hàng ngày càng có nhiều thông tin để so sánh lựa chọn giữa
các nhà cung cấp với nhau, khách hàng còn biết tận dụng các chương trình
khuyến mãi, điển hình là hành vi kích hoạt Sim mới thay cho nạp tiền vào tài
khoản. Điều này làm cho S - Telecom cũng như các doanh nghiệp khác khó xác
định thị phần và gặp nhiều trở ngại trong việc áp dụng các chiến lược tăng
doanh thu.
b.Mức độ cạnh tranh:
S-Telecom là doanh nghiệp tiên phong và chiếm ưu thế trong lĩnh vực công
nghệ CDMA đồng thời công nghệ CDMA có thể nâng cấp nhanh với chi phí
thấp trong điều kiện thị trường viễn thông di động Việt Nam đang tăng trưởng
nhanh, những đặc điểm trên sẽ là những lợi thế cho S-Telecom phát triển. Tuy
nhiên, thời gian qua thị trường có quá nhiều nhà cung cấp đã diễn ra cuộc chiến
giá cả, chạy đua khuyến mãi để giành thị phần trong khi công nghệ CDMA quá
mới mẻ, S-Telecom cần thời gian để xâm nhập thị trường, thu hồi vốn…trong
điều kiện cạnh tranh khốc liệt đó, S-Telecom dù có lợi thế vẫn chưa vượt qua
được giai đoạn phát triển ban đầu để đạt đến sự phát triển ổn định.
Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, có sự xuất hiện của HT Mobile và sự chuẩn
bị phát triển mới của EVN – là những nhà cung cấp sử dụng chung công nghệ
CDMA. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với S – Telecom. Cơ hội là
nhìn trên khía cạnh thị trường CDMA phát triển, các nhà sản xuất thiết bị di
động , những nhà cung cấp nội dung...(gọi chung là các doanh nghiệp hỗ trợ
cung cấp dịch vụ trên nền di động ) sẽ quan tâm đến thị trường này. Do đó sản
46
phẩm ứng dụng cho công nghệ này sẽ đa dạng hơn, giá cả cung cấp cho S -
Telecom sẽ giảm hơn so với hiện tại. Đồng thời với thị trường CDMA phát
triển, khách hàng sẽ dịch chuyển nhiều hơn tạo ra nguy cơ thị phần không ổn
định cho S – Telecom.
c. Rào cản gia nhập ngành
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, Viễn thông buộc phải mở cửa.
Theo cam kết dịch vụ viễn thông cơ bản không có hạ tầng mạng: 03 năm sau
khi gia nhập WTO (năm 2009) bên nước ngoài mới được phép tự do lựa chọn
đối tác khi thành lập liên doanh. Đối với các nhà cung cấp theo hình thức BCC
có thể ký mới BCC hoặc chuyển đổi sang hình thức đầu tư khác phù hợp cam
kết với điều kiện không kém thuận lợi hơn. Điều này đã mở cho S-Telecom
một kế hoạch phát triển mới: tăng đầu tư thông qua việc ký kết BCC mới hoặc
trở thành liên doanh. Nhưng xét khía cạnh khác, những quy định này sẽ mở
đường cho việc hình thành thêm nhiều nhà cung cấp mới, đặc biệt trong lĩnh
vực viễn thông đang thu hút sự chú ý đầu tư của nước ngoài. Tuy nhiên để tồn
tại và phát triển trong lĩnh vực viễn thông, đòi hỏi doanh nghiệp phải có vốn
đầu tư cao và khấu hao nhanh, điều này làm cho các doanh nghiệp ngoài ngành
phải cân nhắc. Tóm lại rào cản gia nhập ngành trong lĩnh vực viễn thông ở
Việt Nam không quá khác biệt so với các ngành khác và tạo được sự thuận lợi
cho S-Telecom phát triển lâu dài.
d.Nguy cơ thay thế:
- Chi phí chuyển đổi cao: Khi khách hàng chuyển từ một nhà cung cấp dịch vụ
này sang một nhà cung cấp dịch vụ khác, khách hàng phải tốn những khoản chi
phí khác nhau như: tiền mua thiết bị đầu cuối, phí đăng ký, chi phí về thời gian
làm quen và học cách sử dụng, các khoản tiết kiệm tích lũy sắp tới hạn...
Trước đây S-Telecom là nhà cung cấp dịch vụ duy nhất sử dụng công nghệ
CDMA nên khách hàng của S-Telecom phải đối mặc với chi phí chuyển đổi
cao hơn các khách hàng của các nhà cung cấp dựa trên công nghệ GSM. Tuy
nhiên với sự có mặt của EVN và HT mobile, chi phí chuyển đổi của khách
47
hàng đã giảm xuống. Điều này cho thấy khả năng thay thế của khách hàng ngày
càng cao hơn. Hay nói cách khác, nguy cơ bị thay thế của S-Telecom ngày
càng cao.
- Giá cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác: So với các nhà cung cấp sử
dụng công nghệ GSM, giá cung cấp dịch vụ của S-Telecom rất hấp dẫn khách
hàng. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ CDMA, S-Telecom không có lợi thế về
giá cả cũng như chương trình khuyến mãi. Do vậy để giảm nguy cơ bị thay
thế S-Telecom vẫn phải nổ lực chạy đua khuyến mãi và áp dụng chính
sách cung cấp dịch vụ giá rẻ cho thị trường.
e.Năng lực của nhà cung cấp
Công nghệ CDMA có rất nhiều ưu việt so với công nghệ GSM. Nhưng vấn đề
hiện nay là sự triển khai ứng dụng công nghệ CDMA hầu như lệ thuộc vào Tập
đoàn viễn thông quốc tế Qualcom (Hoa Kỳ). Qualcom cung cấp các chipset bảo
mật cho máy di động sử dụng công nghệ CDMA.Và vấn đề sở hữu trí tuệ làm
tăng giá thành sản phẩm sử dụng công nghệ này. Do vậy sự phát triển của S-
Telecom phần nào lệ thuộc vào chiến lược đầu tư và phát triển của
Qualcom tại Việt Nam.
- Sản phẩm thay thế: Dịch vụ điện thoại di động nội tỉnh, điện thoại cố định
không dây, các hình thức giao tiếp qua internet với sự phát triển ngày càng
mạnh của môi trường wireless …là những dịch vụ mang tính thay thế cao cho
dịch vụ điện thoại di động. Do vậy không chỉ riêng S-Telecom mà các nhà
cung cấp khác đều phải đương đầu với khó khăn là nhu cầu thoại giảm. Đối
phó với vấn đề này S-Telecom đang có hướng đa dạng hóa dịch vụ VAS để bù
đắp doanh thu sụt giảm, đồng thời mở rộng đầu tư sang hướng dịch vụ cố định
không dây.
2.4.2.2 Các yếu tố vĩ mô khác
a. Các yếu tố chính trị - pháp luật:
Chính Phủ quản lý các nhà cung cấp dịch vụ Viễn Thông theo nguyên tắc phi
đối xứng, phân biệt nhà cung cấp chiếm thị phần khống chế và nhà cung cấp
48
nhỏ. Mục tiêu quản lý nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp viễn
thông bằng các nội dung như thực hiện nguyên tắc cơ chế thị trường, đảm bảo
rằng người sử dụng được tự do lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, quan hệ giữa
các doanh nghiệp là quan hệ thị trường, chú trọng việc tạo lập môi trường cạnh
tranh. Nhìn chung môi trường pháp lý của nước ta trong lĩnh vực viễn thông
phù hợp với thông lệ quốc tế và bước đầu tạo lập các điều kiện cho thị trường
cạnh tranh phát triển. Điều này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp mới và nhỏ như
S-Telecom rất nhiều.
Điển hình trong thời gian vừa qua, Chính Phủ đã có quy định số 566/QĐ -
BBCVT về khái niệm doanh nghiệp, các liên minh doanh nghiệp chiếm thị
phần khống chế giúp cho S - Telecom có được những ưu đãi hơn với vai trò là
doanh nghiệp nhỏ. Cụ thể với sự lớn mạnh của Viettel, Viettel đã chính thức
được đối xử như là doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế và như vậy giá
cước kết nối S - Telecom phải trả cho Viettel (700đ) sẽ thấp hơn giá cước kết
nối S - Telecom thu của Viettel (765đ). Đây là một thuận lợi cho S – Telecom.
b. Các yếu tố kinh tế:
Chính sách kinh tế quốc gia: Theo Quy hoạch phát triển viễn thông Việt Nam
đến năm 2010 đã được thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt tại Quyết định số
32/2006/QĐ-TTg ngày 07 tháng 02 năm 2006, sẽ đẩy mạnh phát triển các
mạng viễn thông di động, tiến tới hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 và
các thế hệ tiếp sau. Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, tạo
điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và kinh doanh cung cấp
dịch vụ viễn thông, đặc biệt trong lĩnh vực bán lại dịch vụ, cung cấp các dịch
vụ giá trị gia tăng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông và Internet
cùng hợp tác và phát triển. Chú trọng phát triển mạnh các dịch vụ di động,
dịch vụ giá trị gia tăng trên cơ sở hạ tầng đã được đầu tư. Ưu tiên phát triển
các dịch vụ mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ phát thanh, truyền
hình, công nghệ thông tin và viễn thông và xu hướng hội tụ dịch vụ viễn thông
cố định với viễn thông di động.
49
Bảng 2.17 - Các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam
STT Hạng mục 2003 2004 2005 2006 2007(dk)
1 Dân số (triệu người) 80,902 82,032 83,120 84,000 92,200
2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,3 7,5 8,4 7,84 8,2-8,5
3 Lạm phát (%) 2,9 9,5 6,5 7
4 GDP bình quân (USD) 488 535 567 655
Nguồn: Tổng cục thống kê
Các yếu tố kinh tế vĩ mô trên cho thấy tình hình phát triển khả quan của nền
kinh tế Việt Nam. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2006 có thấp hơn
năm 2005 nhưng tình hình vẫn được dự đoán khả quan vào năm 2007. Các
yếu tố trên hứa hẹn sự phát triển tiềm năng cho ngành Viễn Thông khi mức
sống người dân càng được nâng cao.
c. Các yếu tố kỹ thuật
Ngoài những ưu điểm do nội tại yếu tố công nghệ CDMA mang lại, xu hướng
phát triển công nghệ này trên thế giới và khu vực sẽ hỗ trợ rất nhiều cho S-
Telecom phát triển. Theo báo cáo mới đây của Tập Đoàn Phát Triển CDMA
(CDG - Mỹ tính đến cuối năm 2006 số thuê bao của CDMA trên thế giới là
trên 325 triệu thuê bao, mức độ phát triển trong vòng 3 năm rưỡi qua là khoảng
trên 1.080%. Châu Á là thị trường lớn nhất và sử dụng công nghệ tiên tiến nhất
Cộng đồng sử dụng di động công nghệ lớn như vậy mở ra cho S-Telecom thị
trường nước ngoài đầy tiềm năng. Nói cách khác yếu tố kỹ thuật tạo hứa hẹn
mức tăng doanh thu cho S-Telecom trong lĩnh vực roaming quốc tế.
d. Các yếu tố văn hóa xã hội:
Nhịp sống xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, xu hướng dịch chuyển nơi ở
ngày càng nhiều và nhu cầu thể hiện của giới trẻ ngày càng cao…tất cả những
yếu tố đó đã hỗ trợ cho ngành viễn thông di động Việt Nam nói chung và của
S-Telecom nói riêng phát triển ngày càng nhanh và mạnh hơn.
50
2.5 TÓM TẮT ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU – CƠ HỘI- NGUY CƠ
(SWOT) CỦA S-Telecom.
2.5.1 Điểm mạnh:
- Có những lợi thế của doanh nghiệp đi sau: công nghệ hiện đại với nhiều dịch
vụ mới lạ, năng động trong đầu tư nâng cấp cũng như khả năng tích hợp triển
khai nhiều dịch vụ trên cùng hệ thống.
- Chính sách Marketing tốt bao gồm: gói cước, chương trình khuyến mãi và hệ
thống nhận diện thương hiệu. Chiến lược kinh doanh đúng hướng bao gồm:
chính sách đầu tư, các mục tiêu giá trị văn hóa,…
- Có sự hậu thuẫn tài chính mạnh, công nghệ hiện đại từ liên hiệp các tập
đoàn lớn của Hàn Quốc .
2.5.2 Điểm yếu:
- Thế mạnh về công nghệ chưa thực sự được phát huy và S-Telecom lại là nhà
đầu tư tiên phong, khai phá thị trường và phải đảm nhận công tác tuyên truyền
từ dịch vụ đến phân phối thiết bị đầu cuối.
- Các hạn chế trong vấn đề cơ cấu tổ chức dẫn đến quy trình giải quyết vấn đề
chậm nên chưa phản ứng kịp thời với thay đổi của thị trường, với chiến lược
cạnh tranh của đối thủ, chưa tiết kiệm được thời gian và chi phí hành chính.
- Các hạn chế về hình thức hoạt động kinh doanh dẫn đến hiệu quả kinh doanh
chưa cao, khiến tình hình tài chính chưa thực sự bền vững.
2.5.3 Cơ hội:
- Có sự cân bằng lực lượng trên thị trường cạnh tranh: có 3 doanh nghiệp sử
dụng công nghệ GSM (Vinephone, Mobilefone, Viettel) có 3 doanh nghiệp sử
dụng công nghệ CDMA ( S- Fone, EVN và HaNoi telecom).
- Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, Chính Phủ đang tiến hành cải
cách hệ thống pháp luật nhằm tạo sân chơi bình đẳng và điều kiện cạnh tranh
cho tất cả các doanh nghiệp.
51
- Thị trường Viễn Thông Việt Nam là một trong số những thị trường đầu tư hấp
dẫn và là đích nhắm tới của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Mở rộng phạm vi
thu hút vốn đầu tư cho dự án của S-Telecom nói riêng.
2.5.4 Nguy cơ:
- Sức ép cạnh tranh ngày càng cao trong khi tiềm lực của doanh nghiệp chưa vững.
- Tính không ổn định cao. Tỷ lệ thuê bao rời mạng chiếm đến 11% tổng thuê
bao của thị trường.
- Thị trường quá nhiều thuê bao ảo.
Tóm tắt chương 2:
Viễn thông là một ngành kinh tế then chốt, là một phần trong chuỗi giá trị của các
doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay,
Viễn thông là một trong những yếu tố giúp Việt Nam hòa nhập nhanh với môi
trường kinh tế thế giới. Và tất yếu, thị trường Viễn thông Việt Nam, đặc biệt là
ngành Viễn thông di động đang hình thành và tăng trưởng nhanh trong thời gian
qua. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành viễn thông di động Việt Nam được
đặt vào bối cảnh buộc phải cạnh tranh để chuẩn bị cho sự đầu tư và cạnh tranh
bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Theo đó, thị trường viễn
thông Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt khốc liệt sau năm 2010 – mốc thời
điểm các cam kết của Việt Nam với quốc tế trong lĩnh vực này có hiệu lực. Là một
thành phần tham dự trong thị trường viễn thông di động Việt Nam, S – Telecom
cần phải chuẩn bị cho sự cạnh tranh này.
S-Telecom là dự án sử dụng công nghệ CDMA đầu tiên tại Việt Nam nên đã gặp
không ít khó khăn trong quá trình hoạt động. Tuy S-Telecom đã đạt được một số
thành tựu đáng kể: thị phần tăng trưởng, định vị được thương hiệu trên thị trường và
đến thời điểm này S-Telecom vẫn là nhà cung cấp dịch vụ dẫn đầu trong các nhà cung
cấp dịch vụ dựa trên nền công nghệ CDMA khác (trên EVN và HT Mobile). Nhưng
hiệu quả tài chính của S - Telecom như phân tích trên là còn rất thấp do nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan tác động. Do vậy cần thiết phải có những giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động của S - Telecom - chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đua tranh
khốc liệt trong tương lai.
52
CHƯƠNG III :GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT
ĐỘNG KINH DOANH CỦA S – TELECOM.
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
3.1.1 Các căn cứ để định hướng phát triển doanh nghiệp
3.1.1.1. Xu hướng công nghệ và thị trường thế giới
Thị trường thế giới về lĩnh vực viễn thông đang ngày càng mở rộng và viễn
thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền
kinh tế thế giới. Những xu hướng phát triển viễn thông sau đây sẽ ảnh hưởng
đến chiến lược phát triển của S-Telecom:
- Thị trường dịch vụ di động thế giới sẽ phát triển mạnh:Dự tính tới năm
2010, thế giới sẽ có 3,9 tỷ người dùng điện thoại di động, đặc biệt số
người sử dụng điện thoại di động sẽ gia tăng nhanh ở các nước ngoài khu
vực truyền thống như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu, trước hết là ở
khu vực châu Á và Mỹ Latin với tốc độ tăng trung bình dự kiến khoảng
16,3%/năm.
- Xu hướng phát triển của CDMA:CDMA hiện chiếm 20% thị phần viễn
thông di động trên thế giới. Cách đây 5 năm, CDMA chỉ có khoảng vài %
và trong vòng vài năm qua sự bùng nổ thuê bao tại các nước đang phát
triển là rất lớn. Năm 2003, thuê bao CDMA2000 1X là khoảng 30 triệu,
đến cuối năm 2006 thì đã lên trên 325 triệu thuê bao, nghĩa là CDMA2000
1X đã phát triển với tốc độ 1.080% trong vòng 3 năm rưỡi.
- Dự đoán xu hướng 3G: Theo nghiên cứu thị trường của Analysys
Research dự đoán 5 năm nữa các nước Tây Âu mới sử dụng rộng rãi dịch
vụ 3G, còn hiện nay mới có 600.000 máy, đến năm 2009 sẽ có 24 triệu
máy. Nhật Bản đã triển khai sử dụng khoảng 2 năm, với số thuê bao trên
14 triệu máy; Mỹ, Hàn Quốc, Hồng Kông thì mới bắt đầu, Singapore đang
chuẩn bị. Ngay như Trung Quốc cũng đến hết năm 2005 vẫn chưa chính
thức sử dụng dịch vụ này.
53
- Gói dịch vụ tất cả trong 1: bao gồm di động, điện thoại cố định, dịch vụ
dữ liệu, truyền thông và các nội dung giải trí khác. Xu hướng này vừa kích
thích sự cạnh tranh (phá bỏ thế độc quyền của ngành cáp, viễn thông)
nhưng đồng thời cũng đe dọa tiêu diệt sự cạnh tranh (dồn ép doanh nghiệp
nhỏ đến chân tường). Vì nhiều doanh nghiệp viễn thông nhỏ không đủ sức
để chào mời những sản phẩm cả gói.
- Hội tụ: một điện thoại cho nhiều nơi :Chỉ cần dùng duy nhất một máy
điện thoại và một số điện thoại cho cả điện thoại di động lẫn cố định.
Trong trường hợp này, máy sẽ tự động chuyển đổi giữa các mạng mà
không cần người dùng phải loay hoay điều chỉnh. Tại những vị trí mà tín
hiệu sóng di động mạnh hơn, nó sẽ chuyển sang mạng di động và ngược
lại. Một số mạng di động tại châu Âu đã bắt đầu cung cấp thử dịch vụ này
và chắc chắn trong năm 2007, hội tụ sẽ tăng tốc.
- Phổ cập hóa của e-mail di động:Theo dự đoán của Engadget, sự ra đời
của những mẫu smartphone chưa đầy 200 USD sẽ giúp cho các dịch vụ và
ứng dụng di động đến với mọi nhà. Giá thiết bị rẻ đi, cộng thêm nhiều lựa
chọn về truy cập di động, giúp cho dòng điện thoại này tiếp cận với đông
đảo người dùng hơn và tạo cơ hội để nhiều ứng dụng được phổ cập rộng
rãi, thí dụ email di động sẽ trở nên đại trà hơn.
- Công nghệ định vị:Các ứng dụng bản đồ đi kèm với định vị người dùng
điện thoại sẽ tăng tốc trong năm 2007. Hệ quả là chúng ta sẽ bắt gặp nhiều
hơn những phần mềm "tìm con" hoặc "tìm bạn", cho phép người dùng xác
định ngay lập tức vị trí của bọn trẻ cũng như bạn bè của họ. Dịch vụ này
được cung cấp đầu tiên tại Mỹ bởi The Walt Disney, theo dự đoán của
Infoworld, tính năng GPS tích hợp bên trong điện thoại di động cũng sẽ
trở nên phổ biến trong năm 2007.
- Truyền hình di động: Các mạng di động đang chật vật tìm kênh doanh
thu mới ngoài tin nhắn SMS, và hai niềm kỳ vọng lớn của họ hiện nay là
54
video cùng truyền hình di động. Nhưng giới chuyên gia nhận định rằng
truyền hình di động sẽ không thể thành công.
- WiMax nhân rộng, cạnh tranh gay gắt: WiMax công nghệ mạng không
dây đang được triển khai tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Ưu
điểm của Wimax là di động và phủ sóng toàn quốc.WiMax sẽ mang đến
khả năng truy cập di động vừa nhanh vừa rẻ cho các thiết bị cầm tay. Cùng
với Wi-Fi, WiMax sẽ giúp kích cầu cho các dịch vụ và ứng dụng di động.
Ở một mức độ nào đó, mạng không dây sẽ cạnh tranh với mạng di động và
thậm chí buộc các mạng di động phải cung cấp sang DSL.
3.1.1.2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46951.pdf