Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương thành phố Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang :

Chương 1 : CƠSỞLÝ LUẬN VỀTHỊTRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ GIAO DỊCH

NGOẠI HỐI. 1

1.1 MỘT SỐVẤN ĐỀVỀNGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI . 1

1.1.1 Khái niệm vềngoại hối. 1

1.1.2 Cơchếquản lý ngoại hối ởViệt Nam. 1

1.2 THỊTRƯỜNG NGOẠI HỐI. 6

1.2.1 Khái niệm vềthịtrường ngoại hối. 6

1.2.2 Đối tượng tham gia thịtrường ngoại hối. 7

1.2.2.1. Các Ngân hàng thương mại . 7

1.2.2.2.Ngân hàng Trung ương . 7

1.2.2.3 Các nhà môi giới. 8

1.2.2.4 Các định chếtài chính và các công ty . 9

1.2.3 Đặc điểm của Thịtrường ngoại hối. 9

1.2.4 Các nghiệp vụtrên thịtrường ngoại hối. 10

1.2.4.1 Nghiệp vụgiao ngay (Spot) . 10

1.2.4.2 Nghiệp vụhối đoái kỳhạn. 11

1.2.4.3 Nghiệp vụhối đoái hoán đổi (Swap) . 11

1.2.4.4 Nghiệp vụmua bán ngoại tệquyền chọn (option) . 12

1.2.4.5 Nghiệp vụchênh lệch tỷgiá (Arbitrage) . 13

1.2.5 Vai trò của Thịtrường ngoại hối. 13

1.3 TỶGIÁ HỐI ĐOÁI . 14

1.3.1 Khái niệm . 14

1.3.2 Cơsởhình thành tỷgiá . 15

1.3.3 Các nhân tốtác động đến tỷgiá . 16

1.3.4 Phân loại tỷgiá . 17

1.4 NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI. 18

1.4.1 Rủi ro vềtỷgiá hối đoái . 18

1.4.2 Rủi ro thanh toán . 19

1.4.3 Rủi ro tín dụng : . 19

Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀQUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆTẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG

CẦN THƠ. 21

2.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA

VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM QUA. 21

2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối được đổi mới triệt đểtrong tưduy và điều

hành . 22

2.1.2 Cơchế điều hành tỷgiá được thay đổi căn bản. 22

2.1.3 Các công cụquản lý ngoại hối được sửdụng tương đối hiệu quả. 23

2.1.4 Thịtrường ngoại tệliên ngân hàng bước đầu được hình thành và phát

triển . 23

2.1.5 Có sựkết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các bộphận khác

của chính sách tiền tệ. 24

2.1.6 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút nhiều nguồn vốn nước

ngoài . 25

2.1.7 Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của

hàng hoá xuất khẩu . 26

2.1.8 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệhợp tác quốc

tếtrong lĩnh vực tài chính, ngân hàng . 27

2.1.9 Hệthống văn bản pháp quy vềquản lý ngoại hối được hình thành và

bước đầu phát huy tác dụng. 27

2.2 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG THỜI GIAN

VỪA QUA. 28

2.2.1 Tỷgiá chưa thật sựphản ánh đúng quan hệcung - cầu vềtiền tệtrong

nền kinh tế. 28

2.2.2 Sựkết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý

vĩmô khác đã có nhưng chưa hài hoà . 28

2.2.3 Thịtrường ngoại tệliên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. 29

2.2.4 Thịtrường ngoại tệchợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính

phủ. 30

2.2.5 Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sựbình đẳng giữa

các thành phần kinh tế. 30

2.2.6 Một sốphạm vi, đối tượng quản lý ngoại hối chưa được quan tâm đúng

mức . 31

2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆTẠI NGÂN HÀNG

NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐCẦN THƠ. 32

2.3.1 Giới thiệu đôi nét vềhoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương

Thành phốCần Thơ. 32

2.3.2 Tổchức phân công đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ. 33

2.3.3 Phương pháp đánh giá kết quảkinh doanh ngoại tệcủa Ngân hàng

ngoại Thương Cần Thơ. 33

2.3.4 Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệcủa Ngân hàng Ngoại Thương

Cần Thơ. 38

2.3.4.1 Tổng doanh sốmua - bán ngoại tệgiai đoạn 2002-2004 quy USD. 39

2.3.4.2 Tổng doanh sốmua - bán ngoại tệgiai đoạn 2002-2004 quy VNĐ. 41

2.3.4.3 Phân tích cơcấu doanh sốmua – bán ngoại tệnăm 2004 . 43

2.3.4.4 Phân tích doanh sốmua - bán ngoại tệtheo từng loại ngoại tệtiêu biểu

quy VNĐgiai đoạn 2002-2004. 46

2.3.4.5 Phân tích vai trò kinh doanh ngoại tệcủa Ngân hàng Ngoại thương

Cần Thơso với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn giai đoạn 2003-2004 . 48

2.3.4.6 Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh ngoại tệcủa Ngân hàng

Ngoại thương Cần Thơtheo từng nghiệp vụgiai đoạn 2002-2004. 51

2.3.4.76 Đánh giá hiệu quảkinh doanh ngoại tệcủa Ngân hàng Ngoại thương

Cần Thơgiai đoạn 2002-2004 . 54

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN LÝ NGOẠI HỐI

CỦA VIỆT NAM VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆTẠI

NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ . 58

3.1 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảquản lý ngoại hối ởViệt Nam. 58

3.1.1 Nâng cao hiệu quả đối với cơchế điều hành tỷgiá . 58

3.1.1.1 Tiếp tục đổi mới cơchế điều hành tỷgiá. 58

3.1.1.2 Từng bước tiến đến loại bỏcác công cụkiểm soát tỷgiá mang tính

hành chính . 60

3.1.1.3 Cần có sựphối hợp hài hoà giữa chính sách tỷgiá với chính sách lãi

suất . 60

3.1.2 Đẩy mạnh vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với tài khoản

tiền gửi ngoại tệvãng lai . 61

3.1.2.1 Đối với người cưtrú . 61

3.1.2.2 Đối với các tổchức và cá nhân là người không cưtrú. 63

3.1.3 Nâng cao hiệu quảhoạt động của thịtrường ngoại tệliên ngân hàng. 63

3.1.3.1 Gia tăng quỹdựtrữngoại hối quốc gia . 63

3.1.3.2 Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện đúng chức năng là người

mua bán cuối cùng. 65

3.1.4 Nâng cao vịthế đồng tiền Việt Nam . 65

3.2 Giải pháp nâng cao khảnăng kinh doanh ngoại tệtại Ngân hàng Ngoại

thương Cần Thơ. 67

3.2.1 Nâng cao khảnăng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ

trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. 67

3.2.2 Đầu tưphát triển công nghệthông tin ngân hàng hỗtrợphát triển nghiệp

vụkinh doanh ngoại tệ. 68

3.2.3 Đẩy mạnh công tác khách hàng . 69

3.2.4 Hoàn thiện và mởrộng các nghiệp vụkinh doanh ngoại tệ. 71

3.2.5 Nâng cao trình độcán bộlàm công tác kinh doanh ngoại tệ. 72

Kết luận . 74

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cán cân dịch vụ 159 -61 -623 -539 -547 -615 -585 - Thu dịch vụ 2.409 2.709 2.530 2.604 2.493 2.695 2.824 - Chi dịch vụ 2.250 2.770 3.153 3.143 3.040 3.310 3.409 Cán cân thu nhập(ròng) -279 -427 -611 -669 -429 -597 -753 - Nhận thu nhập 96 140 136 133 142 185 138 - Trả thu nhập 375 567 747 802 571 782 891 Cán cân chuyển giao vãng lai(ròng) 627 1.200 885 1.122 1.181 1.476 1.478 - Tư nhân 474 1.050 710 950 1.050 1.340 1.340 - Chính thức 153 150 175 172 131 136 138 Nguồn : Ngân hàng Nhà nước và IMF năm 2001 Trang 35 2.1.8 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Chính sách quản lý ngoại hối mới đã tạo điều kiện cho các định chế tài chính trong nước mở rộng quan hệ kinh doanh với thị trường tài chính quốc tế. Ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh kinh doanh tiền tệ ở Việt Nam và một vài Ngân hàng Việt Nam đã bắt đầu giao dịch ở hải ngoại. Hàng hoá của thị trường tiền tệ, thị trường vốn ngày một phong phú. Hệ thống ngân hàng ngày càng thực hiện tốt vai trò trung gian tài chính và trở thành một kênh phân phối vốn hữu hiệu cho nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế toàn cầu. 2.1.9 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và bước đầu phát huy tác dụng: Quản lý ngoại hối đã dần dần được chuẩn hoá bằng hệ thống văn bản pháp quy tương đối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Nhằm mục đích chấn chỉnh, quản lý và kiểm soát nguồn ngoại hối quốc gia để ổn định tỷ giá, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng và hội nhập quốc tế, từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng như : Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối, Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn ODA, Nghị định 09/2001/NĐ-CP về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quyết định 1437/2001/QĐ-CP về mua chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam...Mặc dù còn nhiều vấn đề cần hoàn chỉnh, song các văn bản này đã tạo được hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh và quản lý ngoại hối của Việt Nam. Trang 36 2.2 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG THỜI GIAN VỪA QUA: Vừa chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới của chính phủ không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Chính sách quản lý ngoại hối cũng không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định thể hiện ở các điểm sau: 2.2.1 Tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong nền kinh tế : Thành công của chính sách tỷ giá trong thời gian qua là xoá bỏ sự áp đặt chủ quan, duy ý chí trong thiết lập tỷ giá. Khoảng cách giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường chợ đen dần dần được thu hẹp. Tuy nhiên, diễn biến tỷ giá trong những năm qua còn nhiều phức tạp. Từ tháng 02/1999 tỷ giá đã được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhưng trong thực tế, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thực hiện triệt để nguyên tắc này. Cơ chế điều hành tỷ giá còn quy định biên độ mua bán ( ± 0.25%) làm cho việc yết giá của Ngân hàng thương mại trở lên cứng nhắc, chưa phản ánh đúng quan hệ cung cầu về ngoại tệ trên thị trường, hiện tượng mua bán giá cao vẫn xảy ra thông qua việc mua bán qua đồng EURO. 2.2.2 Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hoà: Mặc dù Chính phủ đã quan tâm đến tính đồng bộ trong việc ban hành các chính sách quản lý vĩ mô.Tuy nhiên, tại một số thời điểm nhất định các chính sách này còn thể hiện nhiều bất cập. Lấy chính sách lãi suất là ví dụ, trong thời kỳ 1994-1996, tỷ giá (VND/USD) ổn định nhưng mức chênh lệch lãi suất giữa VND và USD tương đối lớn, hậu quả tất yếu là hầu hết các Ngân hàng thương mại chuyển vốn ngoại tệ sang VND để kinh doanh. Tình trạng Trang 37 ngoại hối của nhiều ngân hàng trong thời kỳ này ở trạng thái đoản. Sang giữa năm 1997, các ngân hàng thương mại đồng loạt thu vét ngoại tệ trên thị trường để cân bằng trạng thái ngoại hối. Thực trạng này đã đẩy sự mất cân đối tiền tệ trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng hơn. Ngược lại trong giai đoạn 1999-2000 tỷ giá VND/USD luôn có xu hướng tăng đều nhưng các Ngân hàng thương mại lại duy trì mức chênh lệch lãi suất giữa USD và VND nhỏ. Điều này làm gia tăng hiện tượng đô la hoá nền kinh tế và lãng phí nguồn ngoại tệ. 2.2.3 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả: Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi cung cầu ngoại tệ gặp nhau, tuy nhiên hoạt động của thị trường này trong thời gian qua chưa phản ánh đúng thực trạng kinh doanh ngoại hối của nền kinh tế. Nguyên nhân của vấn đề này : - Một là Ngân hàng Nhà nước chưa thực hiện tốt chức năng là người mua và bán cuối cùng để điều chỉnh thị trường, điều này thể hiện ở những năm 1994-1996 khi lượng cung ngoại tệ trên thị trường dồi dào do hoạt động xuất khẩu gạo, dầu thô, hàng thủy sản...phát triển vượt trội, nguồn vốn ODA, FDI tăng nhanh. Các doanh nghiệp có nhu cầu chuyển ngoại tệ sang nội tệ để kinh doanh, nhưng hầu hết các Ngân hàng đều đặt lệnh bán ngoại tệ . Để cân đối thị trường và bổ sung nguồn dự trữ, lẽ ra Ngân hàng Nhà nước phải mua ngoại tệ vào, nhưng điều này đã không thực hiện một cách tương thích. Cung vượt cầu, tỷ giá USD/VND có khuynh hướng hạ, giá trị đồng Việt Nam tăng vượt quá giá trị thực của chúng tạo áp lực lên giá cả hàng hoá. - Hai là Ngân hàng Nhà nước chưa tập trung được nguồn ngoại tệ: Mặc dù kim ngạch xuất khẩu luôn tăng, nguồn vốn nước ngoài, kiều hối khá phong phú nhưng một lượng lớn ngoại tệ đã được lưu giữ trong dân cư, trên tài khoản của doanh nghiệp xuất khẩu, hoặc tại kho quỹ các Ngân hàng thương mại. Nguồn ngoại tệ tập trung cho dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Trang 38 còn hạn hẹp. Tại nhiều thời điểm, nhiều nơi, Nhà nước không thoả mãn nhu cầu ngoại tệ hợp lý của nền kinh tế. Cung cầu ngoại tệ luôn bị mất cân đối, tạo áp lực xấu lên cán cân thanh toán, và làm cho tỷ giá luôn có xu hướng gia tăng. - Ba là các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường chưa linh hoạt hoặc không phát triển như kỳ hạn, hoán đổi, nghiệp vụ tương lai, nghiệp vụ quyền chọn, chủ yếu là các giao dịch giao ngay, chính vì thế đã làm hạn chế tính linh hoạt của thị trường ngoại hối 2.2.4 Thị trường ngoại tệ chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính phủ: Do tỷ giá ngoại tệ chưa phản ánh đúng giá trị thực của nó, vẫn có sự chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá từ thị trường tự do, hơn nữa sự mất giá của đồng tiền Việt Nam, hệ thống thanh toán chưa thật sự thuận lợi, các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt còn chưa được sử dụng rộng rãi. Do vậy dân chúng vẫn sử dụng các loại ngoại tệ mạnh, điển hình là đồng Đôla để dự trữ, chi trả các món hàng có giá trị lớn, giao dịch bất động sản, buôn lậu...Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước mà còn làm phương hại đến chủ quyền quốc gia về tiền tệ, không phù hợp với tập quán quốc tế. 2.2.5 Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế: Mặc dù trong tất cả các văn bản của Ngân hàng Nhà nước nói chung và quy chế quản lý ngoại hối nói riêng đều yêu cầu đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nhưng trong thực tế các doanh nghiệp quốc doanh vẫn nhận được nhiều ưu ái trong việc tiếp cận với nguồn vốn nước ngoài, bảo lãnh nhập hàng, thanh toán quốc tế, ngoại hối...Các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần vẫn còn bị phân biệt đối xử ngay trong tư duy của các cấp chủ quản. Trang 39 Như vậy có thể nói một sân chơi thực sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chỉ mới được thực hiện ở một vài nơi, vài cấp mà vấn đề quản lý ngoại hối là một điển hình. 2.2.6 Một số phạm vi, đối tượng quản lý ngoại hối chưa được quan tâm đúng mức: Một trong những đối tượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước là vàng bạc, đá quý. Trong thời gian qua, việc kiểm soát quản lý, khai thác, kinh doanh vàng bạc đá quý còn lỏng lẻo.Vàng miếng, ngoại tệ được dùng khá phổ biến trong thanh toán hàng hoá có giá trị cao làm ảnh hưởng đến hoạt động xác định, kiểm soát khối lượng tiền trong lưu thông của Ngân hàng Nhà nước. Việc quản lý ngoại hối đối với thẻ thanh toán quốc tế chưa chặt chẽ, bình thường đối với cá nhân khi mua ngoại tệ đi nước ngoài trên 3000USD thì phải xin phép Ngân hàng Nhà nước, nhưng nếu sử dụng thẻ tín dụng quốc tế thì được sử dụng thoải mái tuỳ theo hạn mức tín dụng. Quản lý ngoại hối trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều sơ hở, đặc biệt là trong vấn đề mua ngoại tệ để trả phí tư vấn, mua thiết bị, hoa hồng môi giới... Nguyên nhân bao quát của các tồn tại, trước hết là do bản thân của chính sách quản lý ngoại hối chưa hoàn chỉnh, việc hoạch định chính sách còn mang tính ngắn hạn, các công cụ chưa phối hợp hài hoà, các quy định kiểm soát ngoại hối trong từng thời kỳ còn khập kễnh...Ngoài ra, một số hạn chế trong hoạt động quản lý ngoại hối còn phát sinh từ bản thân của nền kinh tế như : Nhà nước chưa có biện pháp giải quyết dứt điểm nạn buôn lậu, gian lận thương mại trong nền kinh tế, hoạt động ngầm của nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong xã hội, cán cân thanh toán vãng lai thường xuyên thâm hụt, mức bội chi của ngân sách chưa được cải thiện, các biện pháp quản lý kinh tế vĩ mô chưa được phát triển hài hoà và đúng mức, sự yếu kém trong quản lý và kinh doanh tiền tệ, tham nhũng chưa được xử lý nghiêm khắc... Trang 40 Để đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam với thế giới, mà trước mắt là thực hiện Hiệp định thương mại Việt Mỹ và tham gia AFTA, hoạt động quản lý ngoại hối cần nhạy bén hơn, phù hợp hơn với các biến động của thị trường. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh sự nỗ lực của mạng lưới ngân hàng, Chính phủ cần thiết lập hệ thống chính sách vĩ mô thích hợp, đồng bộ với những bước đi cụ thể trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. 2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ. 2.3.1 Giới thiệu đôi nét về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Cần Thơ: Ngân hàng Ngoại thương Thành phố Cần Thơ có tiền thân là Phòng Ngoại hối Cần Thơ trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Tỉnh Cần Thơ, trụ sở ban đầu có cùng địa chỉ với Ngân hàng Nhà nước. Ngày 25/01/1989 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ với tên giao dịch Vietcombank Cần Thơ chính thức được thành lập theo quyết định 16/NHQĐ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Vietcombank Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động từ đó. Qua hơn 15 năm đi vào hoạt động đến nay, Vietcombank Cần Thơ đã khẳng định được vị thế của mình trước các doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, là Ngân hàng đứng đầu về thanh toán quốc tê, kinh doanh thẻ và kinh doanh ngoại tệ ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cùng với sự đổi mới và phát triển chung của Tp.Cần Thơ, Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ trong các năm qua đã phát triển vượt bậc. Nếu như nguồn vốn năm 2002 là 1.400tỷ đồng thì đến năm 2004 tổng nguồn vốn đạt 2.920tỷ đồng tăng 108,57% so với năm 2002, dư nợ đạt 2.685tỷ tăng 104,33% so với năm 2002(1.314tỷ), kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 635 triệu Trang 41 USD tăng 36% so với năm 2003, lợi nhuận đạt 57,4 tỷ cao nhất từ trước tới nay, doanh số kinh doanh ngoại tệ liên tục tăng và trở thành đơn vị cung ngoại tệ thường xuyên cho Trung ương, luôn đảm bảo lượng ngoại tệ cung ứng cho các khách hàng Nhập khẩu. 2.3.2 Tổ chức phân công đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung và Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ nói riêng, kinh doanh ngoại tệ chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, nó là một nghiệp vụ mang lại các khoản lợi nhuận đáng kể cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Chính vì lẽ đó Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ đã tổ chức thành lập Phòng Vốn chuyên trách mảng kinh doanh ngoại tệ, với tính năng về kỹ thuật và nghiệp vụ chuyên môn cao, có quan hệ rộng khắp các phòng ban tại Chi nhánh và đặc biệt là đã có mối quan hệ từ trước với các Phòng kinh doanh của các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Phòng Vốn được phân chia thành 02 bộ phận theo quy trình nghiệp vụ Ngân hàng bán lẻ là Front office và Back office. • Bộ phận Front office : Khi khách hàng có yêu cầu giao dịch mua- bán ngoại tệ, bộ phận này tiến hành hướng dẫn làm các thủ tục cần thiết như xác định tỷ giá mua bán, ký kết hợp đồng, thương lượng giá cả... khi đã thống nhất về số lượng, tỷ giá mua bán trình Ban lãnh đạo và kiểm soát viên phụ trách ký duyệt, sau đó chuyển sang cho bộ phận Back office. • Bộ phận Back office : Căn cứ vào chứng từ của bộ phận Front office chuyển sang sẽ tiến hành xử lý hạch toán mua bán ngoại tệ cho khách hàng theo như thoả thuận đã ký kết giữa bộ phận Front office với khách hàng. Trang 42 2.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng ngoại Thương Cần Thơ Căn cứ theo công văn số 1242/2002/CV-NHNN ngày 18/09/2002 của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam V/v hướng dẫn hạch toán chuyển đổi ngoại tệ. Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đã có công văn số 158/NHNT.KTTC hướng dẫn về việc tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. a. Nguyên tắc tính toán. - Việc tính toán, hạch toán thuế giá trị gia tăng và lãi / lỗ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ được thực hiện theo định kỳ hàng tháng và vào ngày cuối tháng. - Thực hiện tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ cho từng loại ngoại tệ riêng biệt trên cơ sở số dư và doanh số hoạt động của các tài khoản ngoại tệ và đồng Việt Nam tương ứng. - Thuế giá trị gia tăng sẽ được tính trên cơ sở thuế suất và tổng giá trị gia tăng(được bù trừ âm, dương giá trị gia tăng của các loại ngoại tệ) của tất cả các loại ngoại tệ - Lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ là số chênh lệch doanh số đồng Việt Nam thu về do bán ngoại tệ trong tháng trừ (-) giá vốn của số ngoại tệ bán ra ( số ngoại tệ bán ra nhân với tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng). b. Tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ: Cuối tháng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ sẽ tính thuế giá trị gia tăng và lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ theo trình tự sau : • Tính thuế giá trị gia tăng : Căn cứ vào số dư ngoại tệ đầu tháng và doanh số hoạt động trong tháng của tài khoản mua bán ngoại tệ của từng loại ngoại tệ và tài khoản mua bán ngoại tệ bằng đồng Việt Nam tương ứng để Trang 43 tính giá trị gia tăng cho từng loại ngoại tệ có phát sinh doanh số bán ra trong tháng, cụ thể : Trong đó : Số dư VNĐ mua Doanh số VNĐ chi ra mua ngoại tệ đầu kỳ + ngoại tệ trong kỳ Tỷ giá mua thực = GTGT của từng Doanh số VNĐ Doanh số ngoại Tỷ giá mua loại ngoại tệ = thu được từ bán − tệ bán ra trong X thực tế ngoại tệ trong tháng tháng bình quân tế bình quân Số ngoại tệ đầu kỳ + Số ngoại tệ mua trong kỳ - Trường hợp đầu tháng tài khoản ngoại tệ dư Có và tài khoản đồng Việt Nam dư Nợ nhưng trong tháng không phát sinh mua ngoại tệ thì tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng sẽ lấy bằng tỷ giá mua thực tế bình quân của tháng trước. - Trường hợp đầu tháng tài khoản ngoại tệ dư Nợ ( tháng trước đã bán ngoại tệ) hoặc bằng không (0) và tài khoản đồng Việt Nam dư Có hoặc bằng không(0) thì số dư mua ngoại tệ đầu kỳ và số ngoại tệ đầu kỳ trong công thức để bằng không và tỷ giá mua thực tế bình quân bằng doanh số đồng Việt Nam trong tháng chia(:) số ngoại tệ mua trong tháng. - Trường hợp đầu tháng tài khoản ngoại tệ dư Nợ hoặc bằng không và tài khoản đồng Việt Nam dư có hoặc bằng không, nhưng trong tháng không phát sinh mua ngoại tệ thì tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng sẽ lấy bằng tỷ giá mua chuyển khoản của ngoại tệ đó do ngân hàng công bố vào ngày làm việc cuối tháng. - Thuế giá trị gia tăng sẽ bằng tổng giá trị gia tăng của tất cả các loại ngoại tệ nhân với thuế suất. Trang 44 Ví dụ 1 : (Tính thuế giá trị gia tăng) tại Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ, tài khoản mua bán ngoại tệ có số dư cuối tháng như sau: Thuế giá trị gia tăng = ∑ Giá trị gia tăng X 10% √ Loại ngoại tệ USD : - Tài khoản ngoại tệ : Dư đầu Nợ 100 USD, Doanh số mua vào trong tháng 0 USD, Doanh số bán ra trong tháng 250 USD. - Tài khoản đồng Việt Nam : Dư đầu có 1.570.000 đồng, Doanh số chi ra mua ngoại tệ là 0 đồng, Doanh số thu về trong tháng là 4.000.000đ - Tỷ giá mua USD ngày làm việc cuối tháng của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ là 15.775đ/USD. Do số dư đầu tháng của tài khoản ngoại tệ là 100USD(Dư nợ) và trong tháng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ không phát sinh giao dịch mua ngoại tệ, do đó tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng sẽ bằng tỷ giá mua USD vào ngày làm việc cuối tháng ( 15.775đ/USD) Giá trị gia tăng của USD = 4.000.000đ – ( 250 x 15.775) = 56.250đồng √ Loại ngoại tệ EUR : - Tài khoản ngoại tệ : Dư đầu Nợ 50 EUR, Doanh số mua vào trong tháng 200 EUR, Doanh số bán ra trong tháng 100 EUR. - Tài khoản đồng Việt Nam : Dư đầu có 1.030.000 đồng, Doanh số chi ra mua ngoại tệ là 4.140.000 đồng, Doanh số thu về trong tháng là 2.300.000đ. Do số dư đầu tháng của tài khoản ngoại tệ dư nợ là 50 EUR và trong tháng Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ có phát sinh giao dịch mua ngoại tệ. Do đó tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng sẽ được tính như sau : 0 đồng + 4.140.000đồng Trang 45 Tỷ giá mua bình quân = = 20.700đ/EUR 0 EUR + 200 EUR Giá trị gia tăng của EUR = 2.300.000 – (100 x 20.700) = 230.000đồng √ Loại ngoại tệ JPY : - Tài khoản ngoại tệ : Dư đầu có 50.000 JPY, Doanh số mua vào trong tháng 10.000 JPY, Doanh số bán ra trong tháng 20.000 JPY. - Tài khoản đồng Việt Nam : Dư đầu Nợ 6.300.000 đồng, Doanh số chi ra mua ngoại tệ là 1.240.000 đồng, Doanh số thu về trong tháng là 2.500.000đ. 6.300.000đ + 1.240.000 đ Tỷ giá mua bình quân = = 125,67đ/JPY 50.000JPY + 10.000JPY Giá trị gia tăng của JPY = 2.500.000 – (125,67 x 20.000) = -13.000đồng Vậy thuế giá trị gia tăng trong tháng đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ của các loại ngoại tệ sẽ được tính như sau : Thuế giá trị gia tăng = {56.250+230.000+(-13.000)} X 10% = 27.325đồng • Tính lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ : Căn cứ vào doanh số bán ra, số dư cuối tháng của tài khoản ngoại tệ và tỷ giá mua thực tế bình quân trong tháng để tính lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ cho từng loại ngoại tệ theo công thức : Lãi/lỗ từng loại Doanh số đồng Việt Nam Doanh số ngoại tệ Tỷ giá mua ngoại tệ = thu về do bán ngoại tệ - bán ra trong tháng X thực tế bình quân Ví dụ 2 : ( Tính lãi/lỗ kinh doanh ngoại tệ ) Sau khi tính thuế giá trị gia tăng của 3 loại ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ tại Ví dụ 1 . Chi nhánh thực hiện tính lãi/lỗ như sau: √ Loại ngoại tệ USD : Trang 46 Lãi/lỗ của USD = 4.000.000đ – ( 250 x 15.775) = 56.250đồng √ Loại ngoại tệ EUR : Lãi/lỗ của EUR = 2.300.000 – (100 x 20.700) = 230.000đồng √ Loại ngoại tệ JPY : Lãi /lỗ của JPY = 2.500.000 – (125,67 x 20.000) = -13.000đồng c. Kết chuyển mua bán ngoại tệ cuối ngày với Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương. Căn cứ vào số dư tài khoản mua bán ngoại tệ của các loại ngoại tệ, chương trình vi tính cuối ngày sẽ thực hiện quy đổi ( không hạch toán kế toán) số dư các tài khoản mua bán ngoại tệ khác USD về USD theo tỷ giá mua/mua của Chi nhánh công bố vào thời điểm cuối ngày để tính ra tổng trạng thái tài khoản mua bán ngoại tệ quy USD ( bao gồm cả tài khoản mua bán ngoại tệ USD ). Sau đó căn cứ trên số dư ngoại tệ tối đa mà Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ được phép để lại, phần còn lại sẽ được mua bán với Trung Ương thông qua USD. 2.3.4 Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ giai đoạn 2002-2004. Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới, sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động Ngân hàng, xuất phát từ việc đảm bảo cân đối thu-chi ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của đất nước, đáp ứng quan hệ cung cầu ngoại tệ cho các khách hàng của mình, trong điều kiện kinh doanh tín dụng đầy rủi ro việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ là quan trọng và mang lại hiệu quả cao, kinh doanh ngoại tệ là một điển hình làm thay đổi nguồn thu cho ngân hàng Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ trong các năm qua. Nếu như doanh thu ngoại tệ năm 2002 chỉ đạt 2,2 tỷ đồng thì đến năm 2004 con số Trang 47 này đã tăng lên 28,3tỷ đồng tăng 12,86 lần so với năm 2002. Để thấy được tốc độ phát triển và hiệu quả của nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu và phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ giai đoạn từ 2002-2004. 2.3.4.1 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD: Bảng 3: Doanh số mua bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD Đơn vị tính : 1.000USD Năm So sánh 2003/2002 2004/2003 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Số tiền % Số tiền % 1. Doanh số mua - Tổ chức kinh tế - Cá nhân - VCB.TW 112.258 98.275 8.934 5.049 322.837 300.538 11.164 11.135 525.527 503.748 15.902 5.877 210.579 202.263 2.230 6.086 187,58 205,81 24,96 120,54 202.690 203.210 4.738 -5.258 62,78 67,61 42,44 -47,13 2. Doanh số bán - Tổ chức kinh tế - Cá nhân - VCB.TW 112.258 102.450 134 9.674 322.833 255.315 184 67.334 525.440 385.975 207 139.258 210.575 152.865 50 57.660 187,58 149,21 37,31 596 202.607 130.660 23 71.924 62,76 51,18 12,5 106,82 ( Nguồn : Phòng vốn Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ) Trong các năm qua hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ có chiều hướng phát triển tích cực cả về số lượng và chất lượng nghiệp vụ, nếu như năm 2002 doanh số mua ngoại tệ chỉ đạt 112,258 triệu USD thì năm 2003 con số này là 322,837 triệu USD tăng 187,58% so với năm 2002, trong đó mua từ các tổ chức kinh tế là 300,748 triệu USD, mua của cá nhân là 11,164 triệu USD, còn lại là mua từ Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương là 11,135 triệu USD. Trang 48 Năm 2004 là năm có kết quả khả quan nhất, tổng doanh số mua ngoại tệ đạt 525,527 triệu USD tăng 62,78% so với năm 2003, trong đó mua của các Tổ chức kinh tế là 503,748 triệu USD, mua của cá nhân là 15,902 triệu USD và mua từ Ngân hàng Ngoại Thương Trung Ương là 5,877 triệu USD giảm 47,13% so với năm 2003, chỉ tiêu này thể hiện Ngân hàng Ngoại Thương có thể tự cân đối được nguồn ngoại tệ để cung cấp cho khách hàng. Nguyên nhân sự tăng trưởng về doanh số mua ngoại tệ trong các năm qua là do Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, am hiểu nghiệp vụ. Bên cạnh đó Chi nhánh còn áp dụng tỷ giá linh hoạt, có chính sách tỷ giá riêng đối với khách hàng có số lượng ngoại tệ lớn bán cho ngân hàng. Hơn nữa địa bàn kinh doanh của Chi nhánh còn có nhiều công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản lớn như : Công ty trách nhiệm hữu hạn Kim Anh, Công ty Thuỷ sản xuất nhập khẩu Sóc Trăng, Công ty Cổ Phần Sao Ta, Công ty CAFATEX, Công ty GENTRACO...các công ty này thường có kim ngạch xuất khẩu lớn, nguồn thu ngoại tệ dồi dào, thường xuyên có quan hệ thanh toán và chuyển tiền qua ngân hàng. Đây chính là nguồn cung ngoại tệ chủ yếu cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ. Bên cạnh đó Chi nhánh còn có mạng lưới các Chi nhánh Cấp II tại Tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Khu công nghiệp Trà Nóc nên đã thu hút được nhiều khách hàng bán ngoại tệ cho Ngân hàng thông qua các cam kết đã được ký khi quan hệ tín dụng. Số liệu ở bảng 3 cho thấy doanh số bán ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ cũng tăng trưởng cao, doanh số bán ngoại tệ năm 2003 là 322,833 triệu USD tăng 187,58%, doanh số bán ngoại tệ năm 2004 là 525,440 triệu USD tăng 62,76% so với năm 2003. Lý giải cho sự gia tăng lượng cầu ngoại tệ thể hiện qua các năm từ 2002-2004 là do các Tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chuyên sản xuất nông nghiệp, nên có nhu cầu về nhập khẩu máy móc, trang thiết bị sản xuất, hàng gia dụng, vật tư nông nghiệp, xăng dầu, thuốc trừ sâu, phân bón ...Cụ thể Ngân hàng Ngoại Thương đã bán ngoại tệ Trang 49 cho các công ty nhập khẩu như: Công ty Liên doanh Dầu Khí Mekong, Công ty Thép Tây Đô, Công ty Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp... Qua quan sát số liệu ở bảng 3 chúng ta thấy doanh số mua và doanh số bán gần bằng nhau, chỉ chênh lệch chút ít là do chính sách kết hối ngoại tệ của Ngân h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương thành phố cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan