Cơ cấu tín dụng đã dần dần thay đổi, không tập trung vốn cho vay vào một số doanh nghiệp lớn mà được dàn trải cho vay mọi thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp truyền thống, Sở giao dịch I còn chú trọng đầu tư và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, định hướng của NHCTVN. Tham gia nhiều dự án đầu tư theo chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước như các dự án phát triển Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty đường sắt, Tổng công ty điện lực, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như công ty TNHH United Moto Việt Nam, Viko Glowin Hà Nội, đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động. Bên cạnh các hình thức cho vay thông thường, Sở giao dịch I đã tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh đạt 103 tỷ đồng năm 2003, tăng 15% so với năm 2002. Trong năm 2003 Sở giao dịch I đã phát triển thêm được 58 khách hàng mới đến Sở giao dịch I vay vốn với tổng dư nợ mới là 385 tỷ đồng.
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiền
± %
± số tiền
± %
± số tiền
± %
Tổng dư nợ cho vay
1.497
100
+250
+20
2.060
100
+563
37,7
2.346
100
+286
+14
1. Phân tích theo thời
hạn cho vay
- Ngắn hạn
475
31,7
+89
+23
826
40,1
+351
+23,5
822
35
-4
-0,05
- Trung và dài hạn
1.022
68,5
+110
+12,7
1.234
59,9
+212
+14,2
1.524
65
+290
+24
2. Phân tích theo
thành phần kinh tế
- Quốc doanh
1.355
90,5
+215
+18,8
1.736
84,3
+381
+25,4
1.822
78
+86
+5
- Ngoài quốc doanh
142
9,5
+36
33,3
324
15,7
+182
+12,3
524
22
+200
+61
3. Phân tích theo
ngành SXKD
- Công nghiệp
63,9
4,3
-5,9
-8,5
67,3
3,3
3,4
+5,3
69,5
2,9
+2,2
+3,3
- Thương nghiệp
vật tư
425,0
28,3
+86,4
+25,7
565
27,4
+140
+32,9
675
29
+110
+19
- GTVT- bưu điện
950,0
63,4
+137,4
+16,9
1.342
65,1
+392
+41,3
1.511
64,5
+169
+12,6
- Ngành khác
58,1
4
+32,5
+26,9
85,7
4,2
+27,6
+47,5
90,5
3,6
+4,8
+5,6
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2001,2002,2003)
Cơ cấu tín dụng đã dần dần thay đổi, không tập trung vốn cho vay vào một số doanh nghiệp lớn mà được dàn trải cho vay mọi thành phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp truyền thống, Sở giao dịch I còn chú trọng đầu tư và cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, định hướng của NHCTVN. Tham gia nhiều dự án đầu tư theo chương trình kinh tế trọng điểm của Nhà nước như các dự án phát triển Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty đường sắt, Tổng công ty điện lực, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như công ty TNHH United Moto Việt Nam, Viko Glowin Hà Nội, đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động. Bên cạnh các hình thức cho vay thông thường, Sở giao dịch I đã tăng cường nghiệp vụ bảo lãnh đạt 103 tỷ đồng năm 2003, tăng 15% so với năm 2002. Trong năm 2003 Sở giao dịch I đã phát triển thêm được 58 khách hàng mới đến Sở giao dịch I vay vốn với tổng dư nợ mới là 385 tỷ đồng.
Bảng 3: Phân loại nợ quá hạn theo thời gian từ năm 2001 - 2003
của SGD I - NHCTVN
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu
31/12/2001
31/12/2002
31/12/2003
Số tiền
Tỷ trọng (%)
2001 so với 2000
Số tiền
Tỷ trọng (%)
2002 so với 2001
Số tiền
Tỷ trọng (%)
2003 so với 2002
± số tiền
± %
± số tiền
± %
± số tiền
± %
Tổng dư nợ quá hạn
58,1
100
-2,7
-4,5
56,3
100
-1,8
-3,1
69,2
100
+12,9
+22,9
Nợ quá hạn dưới 6 tháng (NQH bình thường)
0,9
1,5
-0,4
-30,8
0,5
0,9
-0,4
-44,4
6,2
9
+5,7
+114
Nợ quá hạn từ 6-12 tháng (NQH có vấn đề)
0,4
0,7
-1
-71,4
0,3
0,5
-0,1
-2,5
0,4
0,6
+0,1
+33,3
Nợ quá hạn trên 12 tháng (NQH khó đòi)
56,8
97,8
-1,2
-2
55,5
98,6
-1,3
-2,3
62,6
90,4
+7,1
+12,8
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001,2002,2003)
Bên cạnh việc mở rộng đối tượng cho vay nhằm dần dần cơ cấu lại khách hàng, công tác xử lý nợ khó đòi cũng được quan tâm thường xuyên, tuy nhiên kết quả xử lý còn quá ít so với nợ tồn đọng. Kết quả năm 2003 chỉ thu được 3 tỷ đồng nợ quá hạn nhóm 3, xử lý nợ khó đòi nhóm 2 bằng nguồn dự phòng rủi ro là 7,3 tỷ đồng. Thu hồi được 19 tỷ nợ gia hạn tồn đọng từ năm 2000. Nợ tồn đọng nhóm 3 chủ yếu là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước cho vay không có thế chấp hoặc không có đủ thủ tục pháp lý. Những doanh nghiệp này đã được Chính phủ cho khoanh, giãn nợ, đến nay đã hết thời hạn khoanh, giãn và chuyển nợ quá hạn .
2.1.3.3 Hoạt động kinh doanh đối ngoại
Năm 2003 đã mở được 636 L/C trị giá 60 triệu USD, thanh toán 767 L/C trị giá 56.5 triệu USD. Kim ngạch thanh toán hàng nhập đạt 117 triệu USD, tăng 10,4 %, hàng xuất khẩu đạt 2 triệu USD. Thanh toán nhờ thu 274 món trị giá 6,8 triệu USD, tăng 30% so với năm 2002. Thanh toán TTR gần 40 triệu USD, tăng 40%. Đặc biệt là chuyển tiền kiều hối với Chinfon Bank đạt 8 triệu USD, tăng 200%, chuyển tiền nhanh với WESTERN UNION đạt 353 ngàn USD, tăng 462%. Thanh toán séc du lịch, thẻ VISA, giải ngân các dự án ODA…đều tăng khá. Năm 2003, tỷ giá USD và VND tương đối ổn định, Sở giao dịch I đã nắm bắt kịp thời diễn biến trên thị trường Quốc tế và thị trường trong nước, áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh ngoại tệ, tăng cường khai thác nhiều loại ngoại tệ… Kết quả doanh số mua bán đạt hơn 300 triệu USD. Tổng số phí thu được từ hoạt động đối ngoại bao gồm cả lãi kinh doanh ngoại tệ đạt gần 6,5 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2002.
2.1.3.4 Công tác kế toán
Luôn đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng, cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong mọi hoạt động giao dịch của ngân hàng, Sở giao dịch I luôn chấp hành nghiêm chỉnh, triển khai tốt các chương trình nhằm cung cấp các dịch vụ mới của NHCTVN. Khối lượng giao dịch phát sinh tăng, số lượng chứng từ thanh toán lên đến trên 500 ngàn món, bình quân gần 2000 chứng từ giao dịch /1ngày, tăng 14% so với năm 2002. Doanh số thanh toán cả năm đạt 352 ngàn tỷ đồng, tăng 6%. Công tác thanh toán đảm bảo chính xác, nhanh chóng. Năm 2003 đã mở được 825 tài khoản mới và hàng ngàn tài khoản tiết kiệm, trong đó có 315 tài khoản ATM.
2.1.3.5 Công tác hiện đại hoá ngân hàng
Năm 2003, Sở giao dịch I là một trong 5 đơn vị được Ban lãnh đạo NHCT Việt nam tin tưởng chọn triển khai dự án thí điển quy trình giao dịch nới theo mô hình hiện đại hoá của NHCTVN. Trong quá trình chuyển đổi từ tháng 9 đến tháng 11, CBCNV các mặt nghiệp vụ đã thực hiện công tác chuyển đổi công trình kịp thời. Đến nay, 31 teller hoạt động theo quy trình mới đã tương đối ổn định và tiến tới hoàn thiện.
Triển khai các phần mềm quản lý, cập nhật các chương trình kịp thời, không để xảy ra sai lầm, xử lý số liệu chính xác, cung cấp thông tin đầy đủ, giúp lãnh đạo kịp thời điều hành và quản lý vốn có hiệu quả.
Trên nền tảng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến được áp dụng đồng bộ ở tất cả các mặt nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ đã được đào tạo cập nhật, trình độ tin học được nâng cao, thích ứng nhanh với những thay đổi trong hoạt động kinh doanh .
2.1.3.7 Các hoạt động khác
Trong thời gian vừa qua, các hoạt động khác như: công tác tiền tệ kho quỹ, công tác kiểm soát nội bộ, công tác đào tạo cán bộ cũng đã được thực hiện tốt.
2.1.3.8 Kết quả kinh doanh
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của SGDI - NHCTVN
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Số tiền
% so với 2000
Số tiền
% so với 2001
Số tiền
% so với 2002
1. Tổng thu nhập
572.966
141,4
629.252
109,8
855.177
136
- Thu lãi
101.055
86,1
120.901
119,7
145.667
120,4
- Tiền gửi TCTD khác
54.129
363,6
42.620
78,7
64.559
151,4
- Thu dịch vụ
6.107
79,5
6.931
113,5
6.502
93,8
- Thu lãi điều hoà
409.966
154,5
455.165
111,03
628.515
138
- Thu khác
1.795
100
3.626
202
6.502
93,8
2. Tổng chi phí
458.258
162,7
488.460
106,6
655.448
134,2
- Chi trả lãi
435.362
171
433.237
99,5
590.733
136,3
- Chi phí nhận việc
6.993
84
6.650
95,1
7.689
115,6
- Chi khác
22.896
123,5
48.573
212,1
57.026
117,4
3. Lợi nhuận
114.708
92,8
140.792
122,74
199.729
141,8
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001,2002,2003)
Lợi nhuận hạch toán nội bộ của Sở giao dịch I năm 2003 đạt 199,3 tỷ đồng, vượt 41,6% so với năm 2002 và vượt 28,6% kế hoạch lợi nhuận NHCTVN giao năm 2003. Đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo chỉ tiêu phân bổ của NHCTVN là 43 tỷ đồng.
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
Trong hoạt động thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu những năm qua tại Sở giao dịch I, phương thức TDCT được sử dụng rộng rãi, chiếm ưu thế hơn hẳn các phương thức khác, nhưng hai năm trở lại đây tỷ trọng kim ngạch thanh toán L/C trong tổng kim ngạch TTQT đã giảm đáng kể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Qua bảng số liệu dưới đây, chúng ta sẽ thấy rõ điều này hơn :
Bảng 5: Tỷ trọng thanh toán theo L/C trong hoạt động TTQT
Đơn vị: USD
Năm
Tổng kim ngạch chuyển tiền
Tổng kim ngạch nhờ thu
Tổng kim ngạch L/C
Tổng kim ngạch TTQT
Tỷ trọng kim ngạch L/C
1999
5.507.000
2.969.000
40.372.000
48.848.000
82,65%
2000
1.500.000
3.400.000
47.500.000
52.400.000
90,65%
2001
1.700.000
6.400.000
89.000.000
97.100.000
91,66%
2002
28.491.647
11.457.000
137.680.200
177.628.847
77,51%
2003
39.795.000
16.506.000
86.454.400
126.249.400
68,5%
(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2001,2002,2003)
Hình 1: Biểu đồ kim ngạch thanh toán L/C
Là chi nhánh loại I của NHCTVN, Sở giao dịch I được phép mở và phát hành L/C không qua Hội sở NHCT phê duyệt. Việc được phép mở L/C không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn tạo ra thu nhập cho ngân hàng qua các khoản phí. Tuy nhiên, phương thức TDCT là một phương thức phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải tổ chức thực hiện theo quy trình hợp lý, chính xác. Hoạt động này chịu sự điều chỉnh của Quyết định số 431/ QĐ NHCT 22 ngày 20/10/1999 của Tổng giám đốc NHCTVN.
Phương thức thanh toán TDCT bao gồm cả thanh toán nhập khẩu và thanh toán xuất khẩu. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức TDCT thì trước hết chúng ta đi phân tích thực trạng hoạt động TTQT theo phương thức TDCT tại Sở giao dịch I trên hai hoạt động chính là thanh toán L/C nhập khẩu và thanh toán L/C xuất khẩu.
2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương Việt Nam
2.2.1.1 Quy trình mở và thanh toán L/C nhập khẩu
1
9
5
6
4
7
8
2
3
1
Người nhập khẩu
SGD I-NHCTVN
Hội sở chính
NHCTVN
Ngân hàng thông báo
Người xuất khẩu
1. Người nhập khẩu gửi đơn xin mở L/C
2. Sở giao dịch I phát hành L/C chuyển tiếp lên Hội sở chính NHCT Việt Nam .
3. NHCT Việt Nam chuyển cho ngân hàng thông báo qua mạng SWIFT.
4. Ngân hàng thông báo chuyển tiếp thông báo L/C cho người nhập khẩu.
5. Người xuất khẩu giao hàng
6. Người xuất khẩu xuất trình chứng từ theo quy định của L/C đòi tiền.
7. Ngân hàng thông báo gửi chứng từ đòi tiền cho Sở giao dịch I.
8. Chuyển tiền thanh toán (nếu là thanh toán ngay) hoặc thông báo chấp nhận thanh toán (nếu là L/C có kỳ hạn không thanh toán chậm) cho ngân hàng phục vụ người xuất khẩu theo chỉ thị thanh toán.
9. Giao chứng từ cho người nhập khẩu khi đã hoàn tất các thủ tục cần thiết.
a. Ký quỹ, mở, điều chỉnh L/C và huỷ L/C
Sở chỉ được phép tiếp nhận hồ sơ thanh toán L/C hàng nhập khẩu cho khách hàng khi còn hạn mức sử dụng hoặc trong phạm vi hạn mức gia tăng (nếu có) theo quy định của NHCT Việt Nam trong mối quan hệ điều chuyển vốn ngoại tệ nội bộ, chấp hành nghiêm chỉnh mức phán quyết trong cho vay hoặc bảo lãnh theo quy định hiện hành của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam.
Khi nhà nhập khẩu yêu cầu Sở giao dịch I mở L/C cho người bán hưởng tiền hàng, họ phải lập hồ sơ gồm có :
Thư yêu cầu mở L/C.
Bản sao hợp đồng thương mại hoặc điện, hoặc telex.
Uỷ nhiệm chi thanh toán thủ tục phí.
Hợp đồng cho vay ngoại tệ hoặc uỷ nhiệm chi để ký quỹ.
Các thủ tục bảo lãnh theo quy định hiện hành nếu mở L/C mua chịu.
a.1 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ yêu cầu mở L/C
Khi nhận được thư yêu cầu mở của khách hàng, trước hết thanh toán viên phải kiểm tra nội dung theo mẫu của Sở, kiểm tra nguồn vốn và xác định số tiền dùng để thanh toán hàng nhập khẩu lấy từ vốn tự có hay vốn vay, kiểm tra khả năng thanh toán của khách hàng, kiểm tra các nội dung ghi trong thư yêu cầu mở L/C để yêu cầu ký quỹ hoặc xem xét điều kiện miễn giảm ký quỹ theo quy định của Giám đốc Sở giao dịch I.
Việc kiểm tra hồ sơ được thực hiện thận trọng bởi đây là khâu mang nhiều rủi ro. Trong trường hợp khách hàng muốn vay vốn để thanh toán thì phải kết hợp chặt chẽ giữa phòng tín dụng và phòng thanh toán quốc tế trong việc thẩm định khả năng tín dụng của khách hàng.
a.2 Yêu cầu ký quỹ và mở L/C
Sau khi kiểm tra thư yêu cầu mở L/C, nếu thấy phù hợp thanh toán viên lập hồ sơ L/C, xác định mức ký quỹ, đưa số liệu vào máy vi tính theo quy định.
Việc mở L/C được thực hiện bằng một trong những phương thức sau:
Mở bằng telex có mã khoá
Mở bằng thư theo mẫu của NHCT Việt Nam và có đầy đủ chữ ký uỷ quyền.
Mở bằng SWIFT theo mẫu điện MT700 và MT701.
Việc ký quỹ mở L/C trước đây được quy định bằng tất cả các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thanh toán bằng L/C trả tiền ngay đều phải ký quỹ 100% giá trị L/C. Nhưng việc đó trong nhiều năm đã không phát huy được tính tích cực và năng động của phương thức thanh toán L/C. Vì vây, Sở đã xem xét mức độ ký quỹ cho các đơn vị mở L/C một cách linh hoạt hơn căn cứ vào mức độ tín nhiệm, vào quan hệ thanh toán, vào khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh. Sở đã chia khách hàng thành bốn loại khác nhau đễ áp dụng các mức ký quỹ khác nhau như sau :
Loại I : Đối tượng khách hàng ký quỹ từ 0 - 10% khi mở L/C là khách hàng truyền thống của Sở, có giao dịch vốn qua Sở, có tài khoản tiền gửi lớn, có tình hình kinh doanh tương đối ổn định, có uy tín cao trong thanh toán như: Công ty Điện lực, Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam …
Loại II : Các đối tượng phải ký quỹ 10 - 30% giá trị của L/C, là trường hợp phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp Nhà nước khác.
Loại III : Các đối tượng ký quỹ từ 30 - 80% giá trị L/C, là những khách hàng có quan hệ kinh doanh và có uy tín trong thanh toán đối với Sở. Loại này thường là các công ty cổ phần, công ty TNHH…
Loại IV : Các đối tượng ký quỹ 100% trị giá L/C, là những khách hàng mới quan hệ giao dịch với Sở, thường không có uy tín trong thanh toán hoặc có tình hình tài chính biến động không tốt.
a.3 Điều chỉnh, huỷ bỏ L/C
Trường hợp khách hàng yêu cầu điều chỉnh L/C
Khi nhận được yêu cầu điều chỉnh L/C của khách hàng, thanh toán viên vẫn phải tiến hành các thủ tục kiểm tra về hệ số L/C, sau đó thanh toán viên sẽ điều chỉnh L/C bằng thư hoặc điện MT 707 nếu L/C gốc được mở bằng điện SWIFT.
Các thanh toán viên phải xác định phí điều chỉnh L/C do bên nào chịu. Trong trường hợp, phí điều chỉnh L/C do người hưởng chịu thì trong điện hoặc thư ngân hàng thông báo ghi rõ ràng phí điều chỉnh sẽ được trừ vào tiền hàng khi thanh toán L/C hoặc lập thư đòi phí sau. Thanh toán viên phải có hồ sơ theo dõi các khoản phí đòi ngân hàng nước ngoài, trong vóng 30 ngày không nhận được tiền phí thì phải điện nhắc nhở ngân hàng thông báo. Định kỳ vào đầu tháng sau đó phải báo cáo số liệu về việc thu phí nước ngoài cho Trưởng phòng để xử lý kịp thời các khoản phí chưa thu được
Trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ bỏ L/C
Nếu trong thời hạn hiệu lực của L/C mà nhận được điện thông báo của ngân hàng thông báo yêu cầu huỷ bỏ L/C thì thanh toán viên phải thông báo ngay cho người mua biết và đề nghị họ trả lời bằng văn bản. Khi nhận được trả lời của khách hàng bằng văn bản phải điện ngay cho ngân hàng thông báo biết. Nếu người mua yêu cầu huỷ L/C, thì căn cứ thư yêu cầu của khách hàng, thanh toán viên ghi rõ trong 7 ngày làm việc nếu không nhận được trả lời thì L/C được tự động huỷ.
Trong trường hợp, hết hạn hiệu lực của L/C hoặc L/C được phép huỷ bỏ, phải huỷ bỏ số dư L/C và hoàn trả ký quỹ (nếu có).
b. Tiếp nhận, kiểm tra chứng từ, giao chứng từ, trả tiền
Khi nhận được chứng từ giao hàng từ phía ngân hàng bước ngoài, thanh toán viên tiến hành kiểm tra chứng từ trước khi giao chứng từ đó cho khách hàng.
b.1 Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng chứng từ
Khi nhận được chứng từ qua bưu điện, cán bộ thanh toán phải ghi vào sổ theo dõi giao nhận chứng từ , ghi ngày tháng nhận chứng từ vàieọt nam nội dung liên quan đến chứng từ, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra xác định sự phù hợp hoàn hảo của bộ chứng từ.
Sở có khoảng thời gian tối đa 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận chứng từ để kiểm tra, xác nhận sự phù hợp của chứng từ, ngoài thời gian này mọi khiếu nại liên quan đến chứng từ đều không có hiệu lực.
Trong khoảng thời gian này cho phép nếu kiểm tra thấy sai sót về số lượng hoặc nội dung chứng từ phải lập tức thông báo ngay cho ngân hàng gửi chứng từ đồng thời liên hệ với khách hàng của mình để chờ chấp nhận thanh toán, các sai sót khiếm khuyết của chứng từ phải được thông báo đầy đủ ngay lần thông báo đầu tiên, không được phép thông báo bổ sung các sai sót.
Sau khi kiểm tra chứng từ thấy phù hợp, hoặc có ý kiến chấp nhận sai sót, cán bộ thanh toán phải :
Thực hiện thanh toán ngay cho người xuất khẩu theo hướng dẫn trong thư đòi tiền của ngân hàng gửi chứng từ nếu là thanh toán ngay.
Thông báo chấp nhận thanh toán và ngày đến hạn thanh toán nếu L/C thanh toán có kỳ hạn hoặc L/C thanh toán chậm, theo dõi trả tiền đúng hạn như đã chấp nhận và chỉ dẫn trong thư đòi tiền của ngân hàng gửi chứng từ.
Giao chứng từ cho khách hàng sau khi đã hoàn tất thủ tục cần thiết.
Việc thông báo sai sót và chấp nhận thanh toán được thực hiện thông qua tập tin N99 và phải nêu đầy đủ các yếu tố liên quan như : tên và địa chỉ đầy đủ của ngân hàng gửi chứng từ, kể cả số telex, điện tín hoặc địa chỉ SWIFT (nếu có), số tham chiếu của chi nhánh ngân hàng gửi chứng từ và nội dung thông báo chi tiết.
Lập lệnh thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ phù hợp hoặc sau khi có sự chấp nhận thanh toán của khách hàng trong trường hợp chứng từ có sai sót, lệnh thanh toán do Sở trực tiếp thực hiện trên cơ sở thanh toán ngay hoặc vào ngày đến hạn theo chỉ dẫn của ngân hàng gửi chứng từ, trích từ tài khoản điều chuyển vốn nội bộ thông qua bảng kê MT100 và phải đảm bảo lập chính xác các thông tin sau :
Số tiền, loại tiền.
Ngân hàng trung gian : là ngân hàng nơi người hưởng lợi có tài khoản.
Người hưởng : ghi rõ họ tên, địa chỉ của ngân hàng hưởng (ngân hàng gửi chứng từ ).
Chi tiết thanh toán : nội dung bao hàm số tham chiếu liên quan đến thanh toán, chi tiết phí hoặc các yêu cầu cần thiết liên quan trực tiếp đến thanh toán.
Các thông tin khác : nêu thêm các chi tiết thông tin (nếu có) chưa được nêu trong chi tiết thanh toán.
Tất cả các điều chỉnh và thanh toán liên quan tới nước ngoài đều phải lập bằng tiếng Anh.
b.2 Trường hợp thanh toán khi nhận được điện đòi tiền
Khi nhận được điện đòi tiền theo chỉ dẫn của L/C, Sở phải tiến hành kiểm tra nội dung bức điện theo đúng quy định trong L/C. Dựa trên nội dung và chỉ dẫn của điện đòi tiền đã có sự xác thực, lập bảng kê thanh toán cho ngân hàng gửi điện như trường hợp thanh toán nhận chứng từ.
Khi nhận chứng từ, trước khi giao cho khách hàng, Sở vẫn phải tiến hành kiểm tra, liên hệ với khách hàng thông báo sai sót cho ngân hàng gửi điện như trường hợp trên, hoặc có thể đòi hoàn tiền trong trường hợp chứng từ bị từ chối.
Chú ý :
Khách hàng từ chối khi bộ chứng từ có sai sót trong bất kỳ trường hợp nào Sở cũng phải giữ lại chứng từ nhận được để thông báo và chỉ dẫn từ ngân hàng gửi chứng từ hoặc từ NHCT Việt Nam.
Chỉ ký hậu vận đơn hoặc bảo lãnh cho khách hàng nhận hàng trong lúc chưa nhận được bộ chứng từ chính thức khi có văn bản chấp nhận thanh toán vô điều kiện của khách hàng, kể cả khi có sai sót trên chứng từ.
2.2.1.2 Thực trạng hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu những năm qua
Hội nhập cùng với nền kinh tế khu vực và thế giới, với những chính sách kinh tế hợp lý của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế đất nước một cách nhanh chóng. Những năm vừa qua nền kinh tế Việt Nam thực sự phát triển sôi động và mạnh mẽ theo đường lối của nền kinh tế thị trường mang định hướng Xã hội chủ nghĩa. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm vừa qua tăng lên một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động TTQT ngày càng được mở rộng và phát triển qua hệ thống NHCTVN nói chung và qua Sở giao dịch I nói riêng. Yêu cầu mở và thanh toán L/C nhập khẩu trong nền kinh tế ngày càng tăng tác động tới doanh số TTQT theo phương thức TDCT của Sở giao dịch I.
Chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu tại Sở giao dịch I thông qua bảng 6, bảng 7 và đồ thị như dưới đây :
Bảng 6: Số lượng mở và thanh toán L/C nhập khẩu (2001-2003)
Năm
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
Số món
2001 so với 2000
Số món
2002 so với 2001
Số món
2003 so với 2002
± số món
±%
± số món
±%
± số món
±%
Mở LC
600
+175
+41,2
643
+43
+7,2
636
-7
-1,09
Thanh toán
755
+271
+56
888
+133
+17,6
767
-121
-13,6
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2000-2003)
Trong ba năm từ 2001 đến 2003, chúng ta thấy số lượng L/C nhập khẩu mở và thanh toán năm sau đều tăng hơn năm trước, đặc biệt số L/C mở năm 2001 tăng rất nhanh so với năm 2000, tuy nhiên năm 2003 số lượng L/C nhập khẩu mở và thanh toán giảm đi. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có ảnh hưởng của tình hình chung của nền kinh tế và sự thay đổi việc sử dụng phương thức thanh toán khác trong TTQT.
Bảng 7: Giá trị phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu (1999-2003)
Đơn vị : USD
Năm
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
2003
Tổng
Mở LC
38.730.537
45.345.613
85.127.654
75.577.800
59.725.400
304.507.004
Thanh toán
28.793.127
54.129.869
72.641.144
55.916.400
56.540.000
268.020.504
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 1999-2003)
Trong 5 năm từ 1999 đến năm 2003, giá trị L/C nhập khẩu mở và thanh toán đều có xu hướng tăng từ năm 1999 đến năm 2001 nhưng đến năm 2002 bắt đầu có xu hướng giảm, riêng năm 2003 thì do số lượng L/C nhập khẩu mở và thanh toán giảm nên giá trị L/C mở cũng giảm nhưng giá trị thanh toán L/C nhập khẩu lại tăng do một số lượng L/C được mở trong năm 2002 nhưng đến năm 2003 mới thanh toán. Trong 5 năm qua, tổng giá trị mở L/C nhập khẩu đạt 304.507.004 USD và tổng giá trị L/C nhập khẩu được thanh toán là 268.020.504 USD, sở dĩ có sự chênh lệch giữa tổng giá trị L/C mở và L/C thanh toán là do có nhiều L/C được mở trong năm 2003 nhưng đến năm 2004 mới đến hạn thanh toán. Chúng ta có thể hình dung rõ hơn sự biến động giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu qua đồ thị dưới đây.
Hình 2 : Giá trị L/C nhập khẩu mở và thanh toán các năm 1999 - 2003
Để so sánh tổng giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu trong 3 năm 2001 đến năm 2003, ta có bảng số liệu dưới đây
Bảng 8: So sánh giá trị tăng giảm của L/C nhập khẩu (2001-2003)
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu
Năm 2000
2001 so với 2000
2002 so với 2001
2003 so với 2003
± số tiền
± %
± số tiền
± %
± số tiền
± %
Phát hành L/C
45.345.613
+39.782.041
+87,7
-9.549.854
-11,2
-15.852.400
-20,97
Thanh toán L/C
54.129.869
+18.511.275
+34,2
-16.724.744
-23.02
+623.600
+1,11
( Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2000-2003)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu năm 2001 so với năm 2000 tăng rất nhanh, cụ thể giá trị mở L/C năm 2001 cao hơn năm 2000 là 39.345.613USD, tăng 87,7%, tổng giá trị thanh toán L/C năm 2001 cũng cao hơn năm 2000 là 18.129.869 USD tương ứng tăng 34,2%. Một trong những nguyên nhân tạo nên sự tăng trưởng này là trong năm 2001, mặc dù nền kinh tế toàn cầu có nhiều diễn biến và sự kiện không thuận chiều, nhưng nền kinh tế nước ta vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng đáng khích lệ, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 4,5%, môi trường đầu tư được cải thiện… Hơn nữa trong năm 2001, Sở giao dịch I đã trang bị máy tính nối mạng giao dịch với các doanh nghiệp lớn, giảm phí TTQT, mua ngoại tệ kỳ hạn…do đó dã thu hút thêm được mộ số lượng đáng kể khách hàng mới đến với Sở giao dịch I trong hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu. Sang năm 2002 giá trị mở và thanh toán L/C nhập khẩu bắt đầu giảm, cụ thể giá trị L/C nhập khẩu mở năm 2002 so với năm 2001 giảm 9.549.854 USD tương ứng với 11,2% và tổng giá trị L/C nhập khẩu thanh toán giảm 16.724.744 USD tương ứng 23,02%. Đến năm 2003 thì tổng giá trị mở L/C nhập khẩu vẫn tiếp tục giảm mạnh, tổng giá trị mở L/C nhập khẩu năm 2003 so với năm 2002 giảm 15.852.400 USD, giảm 20,97%, về thanh toán L/C nhập khẩu thì năm 2003 tổng giá trị tăng L/C nhập khẩu có tăng lên đôi chút, tuy nhiên nó không đáng kể và có thể nói là tình hình không được cải thiện gì mấy so với năm 2002. Điều này do nhiều nguyên nhân khác nhau, trước hết phải kể đến việc đa dạng hoá các dịch vụ TTQT tại Sở giao dịch I đã tạo điều kiện cho khách hàng không chỉ sử dụng phương thức TDCT trong thanh toán mà còn sử dụng các hình thức khác trong TTQT, cụ thể là hình thức chuyển tiền và nhờ thu trong hai năm qua đã tăng lên nhanh chóng khiến cho tổng kim ngạch TTQT tại Sở giao dịch I vẫn tăng nhanh qua các năm, sự thay đổi này cho thấy một sự hợp lý hơn trong hoạt động TTQT tại Sở giao dịch I vì trong những năm trước tỷ trọng TTQT theo phương thức TDCT thường là rất lớn (khoảng 85%) trong tổng kim ngạch TTQT của Sở. Một nguyên nhân nữa dẫn đến kết quả này, là do tác động của nền kinh tế thế giới và khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu từ đó ảnh hưởng tới hoạt động TTQT của các NHTM Việt Nam trong đó có Sở giao dịch I.
2.2.2 Thực trạng hoạt động L/C xuất khẩu tại Sở giao dịch I – Ngân hàng Công Thương Việt Nam
2.2.2.1 Quy trình thông báo và thanh toán L/C xuất khẩu
3
2
5
4
1
Người xuất khẩu
SGD I-NHCTVN
Hội sở chính
NHCTVN
NH thông báo
Người nhập khẩu
(1) Người xuất khẩu xuất trình chứng từ.
(2) Sở gửi chứng từ đi đòi tiền.
(3) Ngân hàng thanh toán gửi chứng từ cho người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng thanh toán chấp nhận t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74.doc