MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 5
1.1.Tín dụng ngân hàng đối với nông nghiệp nông thôn 5
1.2. Hiệu quả tín dụng ngân hàng 19
1.3. Hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn - Kinh nghiệm từ các tỉnh 32
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẢNG NAM 37
2.1. Khái quát về địa bàn tỉnh và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam 37
2.2. Thực trạng hoạt động và hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam 44
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NAM 82
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam đối với hoạt động tín dụng nông nghiệp, nông thôn 82
3.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam 89
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 114
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
121 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2847 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g song với việc ưu tiên các chương trình cho phát triển NNNT, thì lĩnh vực công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, xây dựng cũng được bố trí nguồn vốn đầu tư thích hợp nhằm tạo lập nhà máy, cơ sở vật chất hạ tầng cho sản xuất. Dư nợ cho vay ngành nghề nầy đến cuối 2005 đạt 362.718 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 26,77% trong tổng dư nợ, tăng trưởng so cùng kỳ năm trước 51%, và tăng gấp 2,5 lần so với năm 2001. Nhờ vốn tín dụng ngân hàng nhiều doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp xây dựng được nhà máy sản xuất, chế biến, nhiều sản phẩm mới ra đời, sản phẩm nông nghiệp có điều kiện tiêu thụ, thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hoá ở nông thôn, nhiều ngành nghề thủ công được khôi phục và phát triển, giải quyết nhiều việc làm ở nông thôn, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đó, nhiều vùng, nhiều miền được giao thông thông suốt thông qua việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hàng trăm kilômét đường giao thông nông thôn được xây dựng thông qua vốn ngân hàng.
- Cho vay Thương nghiệp, dịch vụ: Cùng với ngành nghề nông lâm nghiệp, thuỷ sản, ngành nghề công nghiệp, tiểu thu công nghiệp, xây dựng thì lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng được ngân hàng chú trọng đầu tư nhằm góp phần chu chuyển hàng hóa nhanh, thúc đẩy nhanh quá trình tái sản xuât, hơn nữa là một trong những ngành nghề kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, đem lại thu nhập cho nhiều tầng lớp trong xã hội. Dư nợ cho vay đến cuối 2005 đạt 249.136 triệu đòng, chiếm tỉ trọng 18,38% tổng dư nợ, là ngành nghề hoạt động mạnh ở khu vực đô thị nên thị phần của NHNo&PTNT hạn chế, tốc độ tăng trưởng ngành nghề nầy không đáng kể (4% so với năm 2004)
- Cho vay tiêu dùng: Cùng với việc thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, chi nhánh đã mở rộng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của khách hàng. Đến 31/12/2005, dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh đạt 169.304 triệu đồng, chiếm 12,5% trên tổng dư nợ, tăng 41,9% so với năm 2004. Đối tượng cho vay phục vụ đời sống chủ yếu là phương tiện giao thông, xây dựng và sữa chữa nhà ở, phương tiện nghe nhìn, lắp đặt điện nước... Điều này đã góp phần khơi tăng lượng hàng hoá tiêu thụ ở nông thôn, kích thích sản xuất phát triển, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động nông thôn.
Đồ thị 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng của ngân hàng theo ngành nghề
Kết quả đạt được trên đây xuất phát từ nguyên nhân:
- Với việc nền kinh tế giữ ổn định và duy trì mức tăng trưởng cao (GDP năm 2005 trên 12,5%) làm cho mức sống của người dân tăng lên, cùng với chính sách kích cầu của Chính phủ từ đó kích thích nhu cầu mua sắm, sản xuất hàng hoá và tiêu dùng tăng mạnh mẽ. Tạo điều kiện dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp, HSX tăng lên.
- Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn, cùng với việc được NHNo&PTNT Việt Nam nâng quyền phán quyết, tự chủ, tự chịu trách nhiệm nên NHNo&PTNT Quảng Nam đã có những bước mạnh dạn hơn đối với hoạt động cho vay.
2.2.2. Thực trạng về hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam
2.2.2.1 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam
Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo&PTNT Quảng Nam được thể hiện qua 3 nhóm chỉ tiêu như sau:
* Một là; Năng suất lao động trong hoạt động tín dụng
Năng suất lao động trong hoạt động tín dụng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất công việc của ngân hàng, đây là cơ sở để ngân hàng giảm chi phí và nâng cao lợi nhuận của mình. (Năng suất của hoạt động tín dụng chi nhánh được thể hiện qua biểu số 2.4):
Biểu 2.4: Năng suất huy động và cho vay vốn của chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng/người
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Vốn huy động
3.726
3.743
3,764
3.928
4.474
* Theo đối tượng khách hàng
- Tiền gửi TCKT
2.847
2.504
2.377
2.192
1.935
- Tiền gửi dân cư
863
1.238
1.385
1.736
2.646
* Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
2.877
2.524
2.381
2.193
1.946
- Có kỳ hạn
849
1.219
1.381
1.734
2.527
+ Dưới 1 năm
277
275
133
317
199
+ Trên 1 năm
571
944
1.247
1.416
2.327
2. Dư nợ cho vay
2.138
2.753
3.021
3.358
3.927
- Ngắn hạn
1.206
1.683
1.794
2.126
2.535
- Trung dài hạn
931
1.070
1.226
1.232
1.470
3. Thu nhập bình quân
167.31
238.55
267.76
336.68
582.39
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
- Về năng suất huy động vốn: số vốn huy động bình quân trên một lao động tại chi nhánh có chiều hướng tăng nhanh, năm 2001 là 3.726 triệu/người tăng lên 4.474 triệu/ người năm 2005, tăng 1,2 lần so với năm 2001, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với năng suất trung bình trong hệ thống (6,478 tỷ/người). Trong cơ cấu vốn huy động, năng suất huy động vốn trong dân cư có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, từ 863 triệu/người năm 2001 tăng lên 2.646 triệu/ người năm 2005, tăng hơn 3 lần. Do vậy, trong định hướng hoạt động kinh doanh những năm tới, ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa việc tăng năng suất huy động vốn từ dân cư để bù đắp áp lực giảm tiền gửi của các tổ chức kinh tế (tiền gửi kho bạc) nhằm chủ động đáp ứng tăng trưởng dư nợ.
Ngoài ra, năng suất huy động vốn theo kỳ hạn cũng có sự thay đổi đáng kể, loại có kỳ hạn (nhất là loại có kỳ hạn trên một năm) tăng mạnh, từ 571 triệu/người năm 2001 tăng lên 2.327 triệu/người năm 2005, tăng gấp 4 lần. Đây là kết quả rất khả quan bởi trong những năm qua (2004, 2005), có rất nhiều biến động về giá cả, hơn nữa nhiều năm liền (từ 2003 trở về trước), ngân hàng rất khó huy động được nguồn vốn này. Kết quả đạt được về năng suất huy động vốn đã góp phần giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong việc mở rộng cho vay, giảm chi phí (chi phí tiền lương), từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động TDNH (biểu 2.4).
Đồ thị 2.5: Năng suất huy động vốn của chi nhánh
- Về năng suất cho vay: dư nợ cho vay bình quân trên một lao động tại chi nhánh có chiều hướng tăng nhanh từ năm 2001 (2.138 triệu/người), đến năm 2005 tăng và đạt 3.927 triệu/người, tăng gần 2 lần so với năm 2001, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năng suất dư nợ bình quân của NHNo&PTNT Việt Nam (6,117 tỷ/người). Trong năng suất cho vay, năng suất cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, từ 1206 triệu/người năm 2001 tăng lên 2.535 triệu/ người năm 2005, tăng hơn 2 lần, năng suất cho vay trung dài hạn tăng từ 931 triệu/người năm 2004, đến 1.470 triệu/người năm 2005, tăng 1,6 lần (biểu 2.4). Nguyên nhân chính là chi nhánh khó khăn trong việc tìm kiếm các dự án, phương án đầu tư có hiệu quả để cho vay, nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay trung dài hạn thường ở mức khá cao. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam chủ trương thận trọng trong việc mở rộng cho vay ở các chi nhánh, mở rộng cho vay phải đi liền với nâng cao chất lượng. Ngoài ra, việc xây dựng các phương án khả thi trong lĩnh vực NNNT còn nhiều hạn chế, hiệu quả của các phương án đầu tư thấp. Do vậy, trong những năm tới, ngân hàng cần phải có các biện pháp hữu hiệu để tăng năng suất cho vay trung dài hạn (tỉ trọng cho vay trung dài hạn mới đạt 37,44% trên tổng dư nợ cho vay, trong khi tỷ lệ khống chế của ngân hàng cấp trên là dưới 50%) nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ chế biến sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng vật nuôi, phát triển NNNT ổn định, bền vững. Qua đó, giúp ngân hàng giữ vững được thị trường truyền thống, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của mình.
Đồ thị 2.6: Năng suất cho vay vốn của chi nhánh
Tóm lại, năng suất của hoạt động tín dụng trong thời kỳ 2001-2005 luôn có chiều hướng gia tăng, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu làm cho thu nhập bình quân trên một lao động cũng tăng, năm 2005 tăng 3,5 lần so với năm 2001 và tăng gần 2,2 lần so với 2003. Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng, năng suất này vẫn còn khá thấp so với mức bình quân trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
* Hai là: Hệ số khả năng sử dụng vốn trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Các chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn ở chi nhánh như thế nào. Các chỉ tiêu này càng có xu hướng tăng cao, hiệu quả của hoạt động tín dụng có cơ hội đạt được ngày càng cao. (Khả năng hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện ở biểu số 2.5):
Biểu 2.5: Hệ số khả năng hoạt động tín dụng của chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Tổng dư nợ
594,446
803,920
990,885
1,111,539
1,354,900
2. Vốn huy động
1,035,826
1,092,964
1,234,064
1,300,210
1,543,514
3. Tổng thu nhập
46,511
69,658
87,825
111,442
200,924
a. Trong đó thu lãi cho vay
43,272
65,558
83,569
94,337
191,986
4. Tổng chi phí
59,957
76,200
70,950
97,270
192,990
a. Trong đó, trả lãi tiền gửi
33,028
46,521
34,337
45,082
127,191
5. Lãi suất huy động b.quân
0.0319
0.0426
0.0278
0.0347
0.0824
6. Lãi suất cho vay b.quân
0.0728
0.0815
0.0735
0.0849
0.1417
7. Chênh lệch lãi suất
0.0409
0.0390
0.0457
0.0502
0.0588
8. Hê số sử dụng vốn
0.5739
0.7355
0.8029
0.8549
0.8778
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
- Lãi suất bình quân đầu vào: chỉ tiêu nầy phản ánh chi phí mà chi nhánh phải bỏ ra để có được vốn huy động. Lãi suất này phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất huy động của thị trường và cơ cấu nguồn vốn huy động của chính ngân hàng. Trong những năm qua, lãi suất huy động bình quân của chi nhánh có xu hướng tăng dần qua từng năm, chỉ chững lại vào năm 2003 và tăng mạnh ở năm 2005. Nguyên nhân chính là do sự ảnh hưởng của chỉ số giá cả tăng làm cho lãi suất trên thị trường ngày càng tăng mạnh. Ngoài ra, cơ cấu vốn huy động của chi nhánh cũng có sự thay đổi đáng kể, những nguồn vốn có giá rẽ (chủ yếu tiền gửi kho bạc) giảm mạnh qua các năm nhưng chi nhánh chưa tìm được các nguồn vốn có giá rẻ khác thay thế mà chủ yếu đẩy mạnh các nguồn vốn có kỳ hạn, lãi suất cao từ dân cư. Đây là nhân tố khá quan trọng, ảnh hưởng mạnh đến chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tín dụng của chi nhánh. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động TDNH, chi nhánh cần phải tìm cách khai thác được nguồn vốn có giá rẽ từ dân cư và các chủ thể khác trong nền kinh tế để giảm lãi suất bình quân đầu vào cho chi nhánh.
Đồ thị 2.7: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra của chi nhánh
- Lãi suất bình quân đầu ra: Lãi suất bình quân đầu ra phản ánh thu nhập mà chi nhánh thu được từ hoạt động cho vay. Lãi suất này phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất cho vay của thị trường, ngành nghề cho vay và công tác thu nợ của ngân hàng. Trong những năm qua, lãi suất cho vay bình quân của chi nhánh có xu hướng tăng dần qua từng năm, chỉ chững lại vào năm 2003 và tăng mạnh ở năm 2005. Ngoài nguyên nhân chính là do sự ảnh hưởng của chỉ số giá cả tăng cho nên lãi suất trên thị trường ngày càng tăng mạnh, chi nhánh chủ trương áp dụng lãi suất cho vay tột khung, đẩy mạnh công tác thu nợ nhằm duy trì chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào trên 0,4% tháng để bù đắp rủi ro và có lãi. Việc giảm thấp tỉ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong thời gian qua đã ảnh hưởng, làm giảm lãi suất cho vay bình quân của chi nhánh. Vì thế, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động TDNH, chi nhánh cần phải tìm cách để mở rộng và nâng cao hơn nữa tỷ trọng cho vay trung dài hạn để nâng lãi suất bình quân đầu ra cho chi nhánh.
- Chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào: Chênh lệch này càng lớn, cơ hội cho ngân hàng có được lãi gộp để bù đắp chi phí và có lãi càng lớn. Chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào của chi nhánh trong thời kỳ 2001-2005 có xu hướng tăng dần, từ 4% năm (2001) tăng lên 5,9% năm (2005). Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh ngày càng có hiệu quả, nếu tiết kiệm được chi phí ngoài lãi cùng với việc giảm chi phí trích lập quỹ dự phòng rủi ro (giảm được nợ xấu) thì lợi nhuận của chi nhánh ngày càng cao.
- Hệ số sử dụng vốn: Ngoài chỉ tiêu chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào, lợi nhuận của hoạt động tín dụng còn phụ thuộc khá lớn vào hệ số sử dụng vốn của ngân hàng như thế nào. Hệ số sử dụng vốn của NHNo&PTNT Quảng Nam có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 0,57 năm 2001 tăng lên 0,87 năm 2005. Vì vậy, chi nhánh sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao lợi nhuận trong hoạt động tín dụng của mình.
* Ba là: Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng
Phát triển hoạt động với phương châm “mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng”, hạn chế thấp nhất nợ xấu phát sinh. (Tình hình rủi ro tín dụng của NHNo& PTNT tỉnh Quảng Nam thể hiện biểu số 2.6).
Về tỷ lệ nợ xấu: Trong 5 năm (2001-2005), tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Quảng Nam có xu hướng tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nợ xấu tương đối ổn định và phù hợp với mức tăng của dư nợ cho vay và luôn luôn thấp hơn 3%, nhưng lại giảm mạnh về số tuyệt đối ở năm 2005, nợ xấu năm 2005 là 25.945 triệu, giảm so với năm 2004 là 6.197 triệu, và chỉ tăng 1,7 lần so với năm 2001, trong khi đó dư nợ tăng đến 2,3 lần. Trong đó, đáng chú ý nhất là chất lượng của các khoản tín dụng ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn/tổng nợ xấu phát sinh (89,25%). Nợ xấu ngắn hạn có xu hướng tăng đột biến từ 2004, 2005, đến năm 2005 dư nợ 23.158 triệu, tăng so với năm 2001 là 11.200 triệu, tăng gấp 2 lần. Nợ xấu tín dụng trung, dài hạn có xu hướng vừa tăng vừa giảm, tăng đột biến ở năm 2003 và giảm mạnh ở những năm 2004, 2005. Năm 2005 nợ xấu trung, dài hạn đạt 2.787 triệu, giảm so với năm 2001 là 63 triệu. Tuy nhiên so với năm 2003 giảm đến 10.709 triệu. Nguyên nhân chính phát sinh nợ xấu là do một số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến do thiếu nguồn nguyên liệu sản xuất, hoặc do sản xuất những mặt hàng thiếu cạnh tranh dẫn đến làm ăn đình đốn, thua lỗ phá sản, nợ vay ngân hàng không trả được như công ty Ly-Hong-King, công ty chế biến nông sản, công ty Phân bón, ngoài ra còn có nợ cho hộ nông dân vay phục vụ sản xuất NNNT bị thiên tai, lũ lụt gây thiệt hại trên diện rộng đã được giãn nợ, khoanh nợ hết kỳ hạn xử lý và đây cũng là nguyên nhân buộc ngân hàng phải tập trung thu nợ (năm 2004,2005), giảm việc mở rộng cho vay, từ đó, năng suất cho vay giảm đáng kể. Do vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trong những năm đến, chi nhánh cần có những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để kiểm soát chất lượng của các món vay nhất là tín dụng ngắn hạn, luôn tiềm ẩn rủi ro từ thiên nhiên, thị trường.
Biểu 2.6: Mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Nợ xấu
14.682
23.787
24.449
32.142
25.945
- Ngắn hạn
11.958
17.849
10.953
27.637
23.158
- Trung dài hạn
2.724
5.938
13.496
4.505
2.787
2. Nợ khó đòi
537
469
516
975
0
- Ngắn hạn
252
169
255
439
- Trung dài hạn
285
300
261
536
4.Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ
2,47
2,96
2,47
2,89
1,91
- Ngắn hạn
3.56
3.63
1.86
3.92
2.73
- Trung dài hạn
1.05
1.89
3.35
1.1
0.54
5. Tỷ lệ nợ khó đòi/nợ xấu
3,65
1,97
2,11
3,03
- Ngắn hạn
2.1
0.94
2.32
1.58
- Trung dài hạn
10.46
5.05
1.93
11.89
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
Về tỉ lệ nợ khó đòi: Cùng với việc gia tăng tỷ lệ nợ xấu thì tỷ lệ nợ khó đòi cũng có xu hướng gia tăng, cao nhất là năm 2004 là 975 triệu. Tuy nhiên tỉ trọng nợ khó đòi/nợ xấu không lớn (3,03%) và được chi nhánh chú trọng trích lập dự phòng rủi ro và xử lý dứt điểm ở năm 2005. Đây là bài học kinh nghiệm về hiệu quả đối với ngân hàng trong hoạt động tín dụng, từ đó giúp ngân hàng khẳng định được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, xét duyệt cho vay các dự án cũng như có hướng giải quyết các khoản nợ này nhằm gia tăng hiệu quả họat động tín dụng ngân hàng.
Đồ thị 2.8: Dư nợ xấu và khó đòi của chi nhánh
Trong cơ cấu nợ xấu năm 2005, (theo tiêu chuẩn phân loại mới) nợ nhóm 3 là 22.073 triệu, chiếm tỷ trọng 87,41% trên tổng nợ xấu, nợ nhóm 4 là 1.141 triệu, chiếm tỷ trọng 4,51% trên tổng nợ xấu, nợ nhóm 5 là 2.035 triệu, chiếm tỷ trọng 8,05% trên tổng nợ xấu. Như vậy, nợ xấu của ngân hàng chủ yếu rơi vào nhóm 3 (nhóm nợ dưới tiêu chuẩn cần chú ý). Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, đe doạ đến chất lượng của các khoản cho vay, đến hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng nói chung (biểu 2.7).
Biểu 2.7: Cơ cấu nợ xấu trong hoạt động tín dụng của chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Nhóm 3
2.058
8,67
2.261
21,48
24.436
81,80
22.073
87,42
Nhóm 4
345
1,45
1.862
17,69
515
1,72
1.141
4,51
Nhóm 5
21.314
89,86
6.400
60,81
4.920
16,47
2.035
8,05
Tổg cộng
23.717
2.95
10.524
1,07
29.871
2,68
25.249
1,86
Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
Bốn là, khả năng sinh lợi của hoạt động tín dụng
Lợi nhuận trong hoạt động tín dụng nói riêng và kinh doanh ngân hàng nói chung phụ thuộc vào khá nhiều nhân tố.(Khả năng sinh lợi trong hoạt động tín dụng của chi nhánh được thể hiện ở biểu 2.8).
Biểu 2.8: Khả năng sinh lợi trong hoạt động tín dụng của chi nhánh
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. Tổng thu nhập
46,511
69,658
87,825
111,442
200,924
2. Tổng chi phí
59,957
76,200
70,950
97,270
192,990
3. Lợi nhuận
-13,446
-6,542
16,875
14,172
7,934
4. Hệ số thu nhập trên chi phí
0,7757
0,9141
1,2378
1,1457
1,0411
5. Lợi nhuận bình quân/ người
-48.37
-22.40
51.45
42.82
23.00
6. Lợi nhuận trên dư nợ
-0.023
-0.008
0.015
0.013
0.006
7. Lợi nhuận/ vốn huy động
-0.013
-0.006
0.014
0.011
0.005
.Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Quảng Nam năm 2001-2005.
- Về hệ số thu nhập trên chi phí: Mức sinh lợi trong hoạt động tín dụng còn phụ thuộc khá lớn vào việc tiết kiệm các chi phí ngoài trả lãi huy động. Từ năm 2002 trở về trước, hệ số thu nhập trên chi phí luôn ở mức dưới 1 nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa đạt nhưng hệ số này ngày càng tiến về 1. Từ năm 2003 trở đi, hệ số thu nhập trên chi phí luôn ở mức trên 1, hoạt động kinh doanh của chi nhánh trở nên khả quan hơn, tuy nhiên, đến năm 2005, hệ số này bắt đầu giảm trở lại và đạt mức 1,0411, lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân chính đó là do quy định mới về phân loại dư nợ và trích lập quỹ dự phòng rủi ro, các khoản cho vay có vấn đề cần phải trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh tăng mạnh, do đó chi phí trích lập quỹ dự phòng cũng gia tăng.
- Về các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong những năm qua, các hoạt động dịch vụ rất thấp gần như không đáng kể. Trong thời kỳ 2001-2005, hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng có nhiều khởi sắc, từ chỗ chênh lệch thu-chi âm chi nhánh đã dần khắc phục và tiến đến thực dương vào năm 2003. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay, lợi nhuận trên dư nợ, lợi nhuận trên vốn huy động, lợi nhuận trên lao động của chi nhánh có xu hướng giảm liên tục, trong khi dư nợ tín dụng cũng như vốn huy động của ngân hàng tăng trưởng với tốc độ cao (dư nợ năm 2005 tăng trưởng 36,73% so với dư nợ năm 2003, tăng 21,89% so với năm 2004), hệ số sử dụng vốn không thay đổi đáng kể (xấp xỉ 0,9), chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào tăng cao (năm 2005 đạt 5,9% năm). Qua đó cho chúng ta thấy, nguyên nhân chính là chất lượng của việc cấp tín dụng thời kỳ 2003 trở đi có chiều hướng xấu, nợ quá hạn phát sinh nhiều phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro lớn, dẫn đến các yếu tố khác tăng nhưng chênh lệch thu-chi giảm. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian đến, ngoài việc phải tiếp tục mở rộng các khoản cho vay một cách hiệu quả, chi nhánh cần có biện pháp kiểm soát và xử lý các khoản đã cho vay nhằm lành mạnh dư nợ, trong sạch chất lượng tín dụng, từ đó giảm mạnh chi phí trích lập dự phòng rủi ro.
Tóm lại: hiệu quả về mặt kinh tế hoạt động tín dụng ở khu vực NNNT của chi nhánh từ trước năm 2003 chưa đạt hiệu quả, tuy nhiên, bằng nhiều nỗ lực, chi nhánh đã nâng dần chỉ tiêu hiệu quả qua từng năm. Đến năm 2003, hiệu quả hoạt động của chi nhánh đạt ở mức khá cao, nhưng sau đó lại tiếp tục giảm. Điều này chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh ở khu vực NNNT còn rất bấp bênh. Chi nhánh cần có nhiều giải pháp hơn nữa để hiệu quả hoạt động TDNH của mình ngày càng nâng cao và ổn định. Có như vậy, mới tạo cho chi nhánh sự phát triển ổn định nhất là đối với NNNT.
2.2.2.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với kinh tế xã hội trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn Quảng Nam
Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng, là động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn, góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế NNNT. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hiện có rất nhiều tổ chức tín dụng hoạt động nhưng với hệ thống mạng lưới rộng khắp, có thể khẳng định NHNo&PTNT Quảng Nam là tổ chức tín dụng gắn bó mật thiết với NNNT, cung ứng vốn chủ yếu nhằm phát triển kinh tế NNNT của tỉnh, nên hiệu quả hoạt động của NHNo&PTNT Quảng Nam nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng đã góp phần to lớn làm thay đổi của bộ mặt NNNT Quảng Nam. (Hiệu quả xã hội của hoạt động TDNH thể hiện ở các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển NNNT qua biểu số 2.9).
* Góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá ở nông thôn Quảng Nam.
Kinh tế tỉnh Quảng Nam giai đoạn (2001-2005) liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2005, tổng sản phẩm (GDP) tăng xấp xỉ 12,5%, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân (2001-2005) là 10,38%. Trong đó, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp liên tục phát triển và có giá trị tăng khá ( tăng bình quân 25,85%) đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh, các cụm công nghiệp, làng nghề, ngành nghề nông thôn bước đầu thu hút được nhiều dự án đầu tư, giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Các ngành dịch vụ cũng liên tục phát triển và có giá trị tăng cao (sau công nghiệp, bình quân tăng 14%, năm 2005 tăng 17%), thị trường thương mại, du lịch và các dịch vụ được mở rộng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đều tăng, du lịch tiếp tục phát triển mạnh, (Lượng khách du lịch tăng bình quân 22,24%/năm, doanh thu du lịch tăng bình quân 24,6%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng bình quân 20,22%/năm). Ngành nông lâm, ngư nghiệp có giá trị tăng đáng kể, năm 2005 tăng 3,5%, bình quân (2001-2005) tăng 4,32% năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 25%/năm, riêng năm 2005 tăng 39%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 36%, thu phát sinh trên địa bàn tăng 12,4% so với dự toán, tạo việc làm cho 62 ngàn lao động, giảm hộ nghèo xuống còn 10,94% theo chuẩn nghèo cũ [4].
Biểu 2.9: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển NNNT ở Quảng Nam
Đơn vị tính:tỷ đồng, %
Số
TT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Tổng sản phẩm trên địa bàn
3,232
3,565
3,959
4,416
4,966
2
Tốc độ tăng trưởng GDP(%)
-
10,3
11,05
11.55
12.45
3
Tỷ trọng GDP của ngành NLNN
40,25
38,17
35,66
33,27
30,95
4
GTSX ngành nông,lâm, ngư nghiệp
2,732
2,895
3,136
3,403
3,934
a
GTSX ngành Nông nghiệp
1,933
2,032
2,165
2,330
2,671
Trong đó: Chăn nuôi (%)
27.54
28.97
28.37
26.76
30.59
Trồng trọt (%)
69.33
67.98
68.76
70.41
66.78
b
GTSX ngành thuỷ sản
577
632
740
834
991
Trong đó: Nuôi trồng (%)
29.38
29.09
21.46
29.75
23.27
Đánh bắt (%)
66.62
67.41
74.53
66.48
73.53
c
GTSX ngành Lâm nghiệp
221
230
230
238
271
Trđó:Trồng và nuôi rừng (%)
23.11
19.34
17.39
17.40
17.93
5
Tốc độ phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp (%)
5.31
3.50
5.16
4.14
3.49
6
Lao động nông thôn có việc làm (1000 người)
571.3
598.7
606.4
614.8
628.3
7
Tỷ lệ hộ nghèo (%)
19.8
18.5
15.50
12.00
10.94
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Nam 2001-2005.
* Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT
Tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, ngành công nghiệp, xây dựng từ 29,1% năm 2001 tăng lên 34%, ngành dịch vụ từ 30,65% tăng lên 35%, ngành nông, lâm, ngư nghiệp từ 40,25% giảm xuống còn 30,95% ở năm 2005. Cơ cấu kinh tế NNNT chuyển dịch theo hướng lấy giá trị SXNN và hiệu quả kinh tế xã hội làm thước đo. Nhờ vốn đầu tư của Ngân hàng mà cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và mùa vụ có bước dịch chuyển đáng kể, đã tạo ra nền SXNN tương đối ổn định, được mùa. Mặc dù thời tiết trong những năm qua có nhiều bất lợi nhưng tăng trưởng của SXNN bình quân (2001-2005) đạt 4,32% năm. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế NNNT của tỉnh thể hiện cụ thể như sau:
- Một là, chuyển đổi mùa vụ: chuyển từ 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ/năm, diện tích gieo trồng lúa gảm từ 89.012 ha năm 2001 còn 84.278 ha năm 2005, song sản lượng lúa tăng từ 330.508 tấn năm 2001 lên 361.047 tấn năm 2005 [35]. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là khâu giống để tăng năng suất và hiệu quả, tạo điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van chinh 26.10.doc
- muc luc.doc