Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Eximbank

MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài luận văn

2- Mục đích nghiên cứu của luận văn

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4- Phương pháp nghiên cứu:

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1- KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1- Khái niệm ngân hàng thương mại:

1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

1.1.2.1- Huy động vốn

1.1.2.2- Sử dụng vốn

1.1.2.3- Các hoạt động khác

1.1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại đối với sự phát triến của nền kinh tế

1.2- HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1- Khái niệm tín dụng

1.2.2- Các hình thức tín dụng

1.2.3- Quy trình tín dụng

1.2.4- Quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.4.1- Khái niệm về rủi ro tín dụng

1.2.4.2- Bản chất rủi ro tín dụng

1.2.4.3- Các nguyên nhân và dấu hiệu của rủi ro tín dụng

1.2.4.4- Quản lý rủi ro tín dụng:

1.2.5- Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.5.1- Khái niệm và cơ sở hình thành chính sách tín dụng

1.2.5.2. Nội dung của chính sách tín dụng

1.3- HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.3.1- Khái niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.2.1- Chỉ tiêu tổng dư nợ cho vay

1.3.2.2- Tỷ lệ nợ quá hạn

1.3.2.3- Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi và tỷ lệ vốn có khả năng bị tổn thất

1.3.2.4- Cơ cấu tín dụng

1.3.2.5- Thời gian hoàn vốn và vòng quay vốn tín dụng

1.3.2.6- Chỉ tiêu tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng

1.3.2.7- Chỉ tiêu dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng

1.3.3- Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.3.1 - Các nhân tố khách quan

1.3.3.1.1- Môi trường pháp lý của hoạt động tín dụng

1.3.3.1.2- Chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước và tình hình kinh tế xã hội trong nước

1.3.3.1.3- Tình hình kinh tế chính trị thế giới

1.3.3.1.4- Các nhân tố khác

1.3.3.2 - Các nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng

1.3.3.2.1- Chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng

1.3.3.2.2- Quy trình tín dụng và tổ chức hoạt động tín dụng

1.3.3.2.3- Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng

1.3.3.2.4- Thông tin tín dụng và trang thiết bị phục vụ

1.3.3.2.5- Công tác kiểm soát, thanh tra nội bộ

1.3.3.2.6- Phương pháp quản trị rủi ro

1.3.3.2.7- Tình hình huy động vốn

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- CHI NHÁNH HÀ NỘI.

2.1- KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- TẠI HÀ NỘI.

2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển

2.1.2- Những hoạt động của Ngân hàng Eximbank Hà nội

2.1.3- Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng Eximbank Hà nội:

2.1.4- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Eximbank Hà nội

2.1.4.1- Hoạt động huy động vốn

2.1.4.2- Hoạt động sử dụng vốn

2.1.4.3- Các hoạt động kinh doanh khác

2.2- THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM- TẠI HÀ NỘI

2.2.1.- Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động tín dụng

2.2.2- Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại Eximbank Hà nội

2.2.2.1 - Chỉ tiêu Dư nợ tín dụng

2.2.2.2- Thành phần và số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng:

2.2.2.3- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần khách hàng:

2.2.2.4- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian

2.2.2.5-Cơ cấu dư nợ tín dụng theo biện pháp bảo đảm tiền vay

2.2.2.6 - Chất lượng tín dụng

2.2.2.7- Vòng quay vốn tín dụng

2.2.3.8- Dư nợ bình quân trên cán bộ tín dụng

2.2.3.9- Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động tín dụng

2.3- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM - TẠI HÀ NỘI.

2.3.1- Những kết quả đạt được

2.3.2- Hạn chế và nguyên nhân

CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK HÀ NỘI.

3.1- Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Eximbank Hà nội

3.2- Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Eximbank Hà nội

3.2.1- Hoàn thiện chính sách tín dụng phù hợp với tình hình mới

3.2.2- Đa dạng hoá các hình thức tín dụng

3.2.3- Tiến hành đánh giá, phân loại khách hàng nhằm xác định mức tín dụng hợp lý

3.2.4- Thực hiện tốt công tác phân tích khách hàng trước khi quyết định cấp tín dụng

3.2.5- Cần áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay

3.2.6- Mở rộng cho vay vốn trung dài hạn trên cơ sở cân đối với nguồn vốn huy động và khả năng chi trả

3.2.7- Đẩy mạnh công tác Marketting

3.2.8- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro

3.2.9- Không ngừng phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

3.2.10- Tăng cường huy động vốn và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng

3.3- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

3.3.1- Kiến nghị đối với Nhà nước

3.3.2- Kiến nghị đối với ngân hàng EXIMBANK TW

KẾT LUẬN

 

doc100 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 6006 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Eximbank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng công ty lớn. Chính sách tín dụng của ngân hàng là các nguyên tắc cơ bản quyết định đến hiệu quả tín dụng. Một chính sách tín dụng đông bộ, thống nhất, khoa học sẽ giúp cán bộ tín dụng có phương hướng thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả khoản vay. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không đầy đủ và không khoa học sẽ tạo kẽ hở trong hoạt động cho vay, có thể dẫn đến rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng bao gồm định hướng chung trong hoạt động cho vay, chế độ tín dụng ngắn hạn, chế độ tín dụng trung dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay của ngân hàng, quy trình xét duyệt cho vay... 1.3.3.2.2- Quy trình tín dụng và tổ chức hoạt động tín dụng: Như chúng ta đã đề cập ở phần 2, quy trình tín dụng tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó xây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn liên hoàn, theo một trình tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau. Hiệu quả tín dụng có được đảm bảo hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng. Bước 1: Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: trong giai đoạn này, hiệu quả tín dụng phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định khách hàng về các nội dung: sự cần thiết phải đầu tư, thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện ký thuật, thẩm định về phương diện tổ chức, thẩm định về mặt tài chính, thẩm định các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục tín dụng của ngân hàng. Bước 2: Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp kiểm tra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Bước 3: Thu nợ và thanh lý: sự linh hoạt của ngân hàng trong khâu thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn, bảo toàn được vốn qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Tổ chức hoạt động tín dụng: Ngân hàng với một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ bảo đảm được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, giữa phòng tín dụng và các phòng ban trong ngân hàng, giữa các chi nhánh trong hệ thống với nhau cũng như với các cơ quan khác liên quan bảo đảm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nhịp nhàng, thống nhất, có hiệu quả, qua đó tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, theo dõi và quản lý sát sao các nguồn vốn huy động cũng như các khoản tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả tín dụng. 1.3.3.2.3- Trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng: Việc xây dựng được một chính sách tín dụng tốt, một quy trình chuẩn là rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả hạot động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên để thực thi được các chính sách và quy trình đó cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt và có tinh thần trách nhiệm với công việc. Cán bộ tín dụng thường phải tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau và khá phức tạp. Đây cũng là cơ hội giúp cho cán bộ tín dụng có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng hiểu biết của mình, tích luỹ kinh nghiệm nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động cho vay. Nhưng nếu cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực hoặc chưa được đào tạo đầy đủ sẽ thiếu khả năng phân tích và đánh gía chính xác về khách hàng vay vốn, không bao quát được các điểm yếu về mặt pháp lý hoặc các sai sót trong hồ sơ của khách hàng. Cán bộ tín dụng yếu kém về chuyên môn dễ bị đánh giá sai về khách hàng hoặc dễ bị khách hàng lừa đảo, lợi dụng. Ngoài ra cũng không thể không nhắc tới tình trạng một số cán bộ tín dụng tư cách đạo đức không tốt câu kết với khách hàng gây nên khó khăn trong việc thu hồi vốn làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả tín dụng của ngân hàng. 1.3.3.2.4- Thông tin tín dụng và trang thiết bị phục vụ: Thông tin tín dụng là yếu tố không thể thiếu và là yếu tố quan trọng trong quản lý tín dụng. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được, người quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn về việc đầu tư tín dụng hoặc biện pháp cần thiết liên quan đến việc theo dõi quản lý thu hồi nợ. Nguồn cung cấp thông tin có thể từ nhiều nguồn khác nhau, từ bên trong, bên ngoài hệ thống. Muốn thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác và toàn diện thì đòi hỏi phải có bộ phận tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin, loại trừ những thông tin bị nhiễu. Chất lượng thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay vì vậy chất lượng thông tin càng cao thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng càng lớn. Với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, các trang thiết bị tin học có vai trò quan trong giúp cho các ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác. Trên cơ sở đó có quyết định tính đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác. 1.3.3.2.5- Công tác kiểm soát, thanh tra nội bộ: Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ điều hành ngân hàng nắm được các sai sót lệch lạc trong hoạt động tín dụng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Thông qua công tác này giúp cho hoạt động của ngân hàng được thông suốt, có hiệu quả, đảm bảo lợi ích chung. Nâng cao chất lượng kiểm soát, thanh tra nội sẽ bộ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3.3.2.6- Phương pháp quản trị rủi ro: Một phương pháp quản trị rủi ro đúng đắn giúp cho ngân hàng luôn chủ động kiểm soát được tình hình hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán. Nếu ngân hàng chưa có một cơ cấu theo dõi, quản lý rủi ro phù hợp, chưa xây dựng được giới hạn tín dụng cho từng khách hàng một cách chi tiết theo từng tiêu thức cụ thể như: giới hạn cho vay, giới hạn bảo lãnh, giới hạn mở L/ C miễn ký quỹ... để từ đó đề ra được mức độ rủi ro tối đa cho phép chấp nhận đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng thuộc các ngành khác nhau thì rất dễ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được mức dư nợ cho vay đối với khách hàng, không kiểm soát được đối tượng cho vay, từ đó làm ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.3.3.2.7- Tình hình huy động vốn: Để nâng cao hiệu quả tín dụng, ngân hàng thương mại cần đáp ứng đủ nhu cầu vốn hợp lý cho khách hàng để họ có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục. Với đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ yếu sử dụng các nguồn tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Như vậy để có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động huy động vốn của mình. chương II Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMcp xuất nhập khẩu Việt nam- chi nhánh hà nội. 2.1- khái quát về chi nhánh ngân hàng eximbank Hà nội. 2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển: eximbank được thành lập vào ngày 24,05.1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam ( Eport- Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17.01.1990. Ngày 06.04.1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/ NHNN cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam gọi tắt là Vietnam eximbank. Đến tháng 12 năm 2005., sau năm lần tăng vốn điều lệ, hiện nay số vốn điều lệ của eximbank là 700 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 700.000 cổ phần. Ngân hàng eximbank có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, Hội sở chính đặt tại số 7- Lê Thị Hồng Gấm- Quận I- TP Hồ Chí Minh và 15 chi nhánh được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh. Đến nay, eximbank đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 620 ngân hàng của 60 quốc gia trên thế giới. eximbank là một trong sáu ngân hàng Việt Nam được chọn tham gia dự án hiện đại hoá ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với WB thực hiện. eximbank Hà nội được thành lập theo giấy chấp thuận số 0002 ngày 22.09.1992 và theo giấy phép đặt văn phòng chi nhánh số 00503/ GP-UB của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội. eximbank Hà nội là chi nhánh Ngân hàng đầu tiên hoạt động tại thủ đô Hà nội trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Hà nội đang vươn lên để chứng tỏ là Trung tâm Kinh tế- Văn hoá- Chính trị của cả nước. Hoạt động của eximbank Hà nội trong tình hình này là phải đặt ra cho mình vai trò và nhiệm vụ quan trọng để cùng với các ngân hàng khác trên địa bàn Hà nội phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phục vụ sự nghiệp phát triển của Thủ đô. Về nhân sự, từ lúc mới thành lập, eximbank Hà nội chỉ có 16 cán bộ, đến nay đã hình thành 8 phòng ban nghiệp vụ và 3 chi nhánh cấp hai và có 150 cán bộ nhân viên. Trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên không ngừng được nâng lên, đến nay trên 90% có trình độ Đại học với các chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Bách khoa, Luật... được bố trí trong các, phần hành nghiệp vụ của ngân hàng. Nguồn vốn ban đầu do hội sở Trung ương cấp để tiến hành triển khai hoạt động là 532.000 USD và 7.485.000.000 đồng đến cuối năm 2005 tổng nguồn vốn của eximbank Hà nội đã là 1.501.000.000.000 đồng. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng eximbank Hà nội Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Trụ sở chính- 19 Lý Thường Kiệt Phòng Tổ chức Hành chính Phòng thanh toán XNK và Quan hệ quốc tế Phòng Pháp chế, công nợ Phòng Tín dụng Đầu tư Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng Kho quỹ Phòng Kinh doanh tổng hợp Phòng Kế toán và xử lý TT Chi nhánh cấp 2 Hai Bà Trưng Chi nhánh cấp 2 Long Biên Chi nhánh cấp 2 Láng Hạ 2.1.2- Nh 2.1.2- Những hoạt động của Ngân hàng eximbank Hà nội : Hoạt động của eximbank Hà nội rất đa dạng và có hầu hết các mặt nghiệp vụ như sau: - Huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của cá nhân, đơn vị bằng VND, USD, vàng. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; cho vay đồng tài trợ; cho vay thấu chi, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức tín dụng bằng VND, ngoại tệ,vàng - Mua bán các lại ngoại tệ với phương thức giao ngay ( Spot), hoán đổi ( Swap) giao dịch kỳ hạn ( Forward ) và quyền lựa chọn tiền tệ ( Currency Option) - Thanh toán, tài trợ xuất nhập khẩu hàng hoá, chiết khấu chứng từ hàng hoá, chuyển tiền qua hệ thống SWIFT với các phương thức thanh toán bằng: L/C, D/A, D/P, T/T, P/O, cheque. - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa và quốc tế: Thẻ eximbank MasterCard, eximbank Visa, thẻ nội địa eximbank Cars, thanh toán thẻ quốc tế MasterCard, JCB... thanh toán qua mạng bằng thẻ. - Thực hiện giao dịch ngân quỹ, chi lương, thu chi hộ, thu chi tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền trong và ngoài nước. - Các nghiệp vụ bảo lãnh trong và ngoài nước ( bảo lãnh thanh toán, thanh toán thực hiện hợp đồng, dự thầu, chào giá, bảo hành, ứng trước...) - Dịch vụ Tài chính trọn gói hỗ trợ du học. - Tư vấn đầu tư- tài chính- tiền tệ - Dịch vụ đa dạng về Địa ốc; Home- Banking; Telephone- Banking - Các dịch vụ khác: Bồi hoàn chi phiếu bị mất cắp đối với Thomas Cook Cheques, thu tiền làm thủ tục xuất cảnh (I.O.M)... 2.1.3- Đặc điểm hoạt động của Ngân hàng eximbank Hà nội: Tiền thân là chi nhánh tại Hà nội của Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam được thành lập theo đề nghị của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt nam nhằm mục đích tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam nên hoạt động của Ngân hàng eximbank Hà nội có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Ngân hàng eximbank Hà nội có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây là một ưu thế của ngân hàng vì với đà phát triển của đất nước ta hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu có những bước tăng trưởng rất lớn. Thứ hai: Ngoài các ngân hàng thương mại quốc doanh thì Ngân hàng eximbank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam và có những bước phát triển khá nhanh, uy tín với khách hàng ngày càng lớn. Hoạt động của ngân hàng ngày càng được mở rộng, đa dạng. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ chuyên môn khá và không ngừng tích luỹ kinh nghiệm qua 14 năm hoạt động của ngân hàng. Thứ ba: Địa bàn hoạt động chính của ngân hàng là Thủ đô Hà nội, trung tâm kinh tế- văn hoá- chính trị của cả nước. Do vậy ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội trong hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời ngân hàng cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với rất nhiều ngân hàng khác. Thứ tư: Mạng lưới giao dịch của ngân hàng khá mỏng so với các ngân hàng khác. Điều này phản ánh khả năng cạnh tranh và quảng bá thương hiệu của Ngân hàng eximbank Hà nội kém hơn nhiều so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các ngân hàng quốc doanh trên địa bàn. 2.1.4- Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng eximbank chi nhánh Hà nội: 2.1.3.1- Hoạt động huy động vốn: Với nguồn vốn khiêm tốn ban đầu do hội sở Trung ương cấp, eximbank Hà nội đã tổ chức mở rộng huy động vốn từ nhiều nguồn đối tượng khác nhau để bảo đảm nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Với sự chủ động, đa dạng hoá hình thức, trong thời gian qua hoạt động huy động vốn của eximbank Hà nội đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đạt được nguồn vốn trên là nhờ sự tín nhiệm của khách hàng và bạn hàng ở trong và ngoài nước. Bên cạnh việc huy động vốn từ các tổ chức, các đơn vị trong nước, eximbank Hà nội đã chủ động khai thác các nguồn vốn ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài thông qua các hạn mức tín dụng của Hội sở trung ương phân phối hoặc chi nhánh giao dịch với phía ngân hàng nước ngoài. Tổng nguồn vốn của eximbank Hà nội trong giai đoạn 2001- 2005 được khái quát như sau: Bảng 1: Tổng huy động vốn giai đoạn 2001- 2005 Đơn vị tính: 1.000.000 đ Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng nguồn vốn 617.741 668.847 1.017.521 1.098.698 1.501.405 Tăng trưởng 108,3% 152,13% 108% 136,65% Trong đó: 1 Tiền gửi của doanh nghiệp 99.142 109.666 210.790 252.424 290.738 Tỷ trọng 16% 16,4% 20,7% 22,97% 19,4% Tăng trưởng 2 Tiền gửi tiết kiệm của dân cư 408.712 392.770 478.854 459.046 571.948 Tỷ trọng 66,2% 58,7% 47% 41,8% 38,1% Tăng trưởng 3 Tiền gửi của TCTD khác 10.452 821 273.660 352.414 551.722 Tỷ trọng 1,7% 0,08% 26,9% 32,1% 36,8% Tăng trưởng 4 Nợ khác 57.835 128.295 17.332 18.180 21.667 Tỷ trọng 9,4% 19,2% 1,7% 1,65% 1,44% Tăng trưởng 5 Vốn và quỹ 41.600 37.295 36.885 16.634 65.280 Tỷ trọng 6,7% 5,6% 3,62% 1,51% 4,34% Tăng trưởng ( Nguồn: báo cáo thường niên các năm từ 2001- 2005- Eib Hà nội ) Nguồn vốn của eximbank Hà nội tăng lên hàng năm, đặc biệt trong năm 2003 và 2005, nguồn vốn huy động được tăng mạnh do cơ cấu nguồn vốn thay đổi mạnh. Trong huy động tiền gửi thì tiền gửi tiết kiệm của dân cư không ngừng tăng lên về quy mô qua các năm song tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại bị giảm mạnh. Năm 2001 là 66,2% và giảm dần qua các năm: 2002: 58,7%, 2003: 47%; 2004: 41,8% và năm 2005 tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm của dân cư chỉ còn chiếm 38,1% trong tổng nguồn vốn huy động. eximbank Hà nội đang nghiên cứu tổ chức mạng lưới và đưa ra các chính sách hấp dẫn nhằm tăng cường thu hút kênh huy động này để cải thiện cơ cấu nguồn vốn hiện tại. Hiện tại, ngân hàng đang thực hiện cơ chế lãi suất dương, có tính đến yếu tố trượt giá và cân nhắc giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay sao cho người vay chấp nhận được đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho người gửi cũng như ngân hàng. Lãi suất eximbank Hà nội luôn được điều chỉnh một cách hấp dẫn , linh hoạt kể cả lãi suất nội tệ và ngoại tệ. eximbank Hà nội chủ trương thực hiện chính sách huy động vốn đa dạng, hấp dẫn, đáp ứng tâm lý, tập quán và trình độ dân trí Việt Nam. Tiền gửi của doanh nghiệp tăng trưởng đều về quy mô, tỷ trọng tăng nhưng cũng tương đối ổn định. eximbank Hà nội đang cố gắng tăng tiện ích thanh toán nhằm thu hút nguồn tiền này trong tương lai. Nhằm thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài, eximbank Hà nội đã và đang tích cực các hoạt động đối ngoại, áp dụng đồng thời nhiều biện pháp chiến lược kinh doanh để thực hiện nhiệm vụ này. Với truyền thống và kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế, Ban giám đốc eximbank Hà nội đã thuyết phục được các khách hàng là các tổ chức kinh tế, xã hội và tín dụng ở nước ngoài đầu tư vào eximbank Hà nội. Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường trên eximbank Hà nội đang từng bước áp dụng các hình thức huy động vốn mới như phát hành thẻ tín dụng, tiết kiệm hỗn hợp ( kết hợp giữa tài khoản cá nhân và tiết kiệm ): khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn và có thể rút, gửi tuỳ ý như tài khoản không kỳ hạn, tài khoản séc cá nhân... nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhìn chung, hoạt động huy động vốn của eximbank Hà nội trong thời gian qua về cơ bản đáp ứng được nhu cầu về vốn, đạt mục tiêu và kế hoạch mà eximbank Hà nội đề ra. Bước tăng trưởng qua các năm chưa đều nhưng mức tăng trưởng của cả giai đoạn là đạt yêu cầu. Tuy nhiên, eximbank Hà nội cần phải cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và vốn nhàn rỗi trong dân cư, giảm dần nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng khác vì đây không phải là nguồn cho vay ổn định. Mặt khác, cần tăng cường thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn để phục vụ cho hoạt động sử dụng vốn hiệu quả hơn. Kết quả huy động vốn của eximbank Hà nội đạt được góp đã phần đưa tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống eximbank đến cuối năm 2005 đạt trên 11.300 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2004, trong đó tổng nguồn vốn huy động từ các tổ chức, dân cư trong năm 2005 đạt trên 8.369 tỷ đồng, tăng 33% so với năm 2004. 2.1.4.2- Hoạt động sử dụng vốn: Với nguồn vốn huy động được, eximbank Hà nội đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn hiệu quả cho nền kinh tế thông qua ba kênh sử dụng vốn chính là đầu tư tín dụng trực tiếp, gửi các tổ chức tín dụng khác và điều chuyển vốn nội bộ. Tình hình sử dụng vốn tại eximbank Hà nội qua các năm như sau: Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng eximbank Hà nội Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 A- Tổng sử dụng vốn ( Tài sản ) 617.741 668.847 1.017.521 1.098.698 1.501.405 1 Tiền mặt 9.184 8.527 7.335 12.862 6.756 2 Tiền gửi NHNN 18.574 14.783 2.460 3.629 6.734 3 Đầu tư trái phiếu 0 0 30.000 0 50.000 4 Tiền gửi tại TCTD 193.431 233.802 321.032 347.961 533.364 5 Cho vay trực tiếp 300.080 336.244 635.372 674.302 720.884 Tỷ trọng 48,6% 50,3% 62,5% 61,4% 48% 6 TSCĐ 13.078 12.819 12.770 15.348 15.627 7 Điều chuyển vốn trong hệ thống 0 0 1 33.452 148.938 8 Tài sản có khác 83.394 72.672 8.551 11.144 19.092 B- Mức sử dụng vốn sinh lời 82,9% 85,9% 97% 96,4% 97,2% (Nguồn: Báo cáo thường niên EIB- Hà nội) Trong cơ cấu sử dụng vốn của eximbank Hà nội qua các năm, hoạt động cho vay trực tiếp vẫn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và không ngừng tăng lên về quy mô. Tiếp đến là các hoạt động tín dụng ngắn hạn như: cho vay với các tổ chức tín dụng khác, đầu tư trái phiếu chính phủ, điều chuyển vốn trong hệ thống. Tổng mức sử dụng vốn sinh lời cũng liên tục tăng qua từng năm: năm 2001 tỷ trọng vốn sinh lời là 82,9%, năm 2002 là 85,9%, năm 2003 là: 97% và tiếp tục là 96,4 và 97,2% trong các năm tiếp theo. Như vậy, cũng giống như các ngân hàng thương mại khác của Việt nam, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọng nhất và mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng eximbank Hà nội. 2.1.4.3- Các hoạt động kinh doanh khác: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: - Đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ, trong những năm qua có phát sinh nhiều yếu tố bất lợi do các yếu tố thị trường bên ngoài, nhưng eximbank Hà nội đã linh hoạt áp dụng các biện pháp về tỷ giá và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh nên kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của eximbank Hà nội vẫn đạt mức tăng trưởng rất tốt. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ năm 2003 là 1,8 triệu USD tăng 25% so với năm 2002, năm 2004 là 2,36 triệu USD tăng 31% so nvới năm 2003, năm 2005 đạt trên 3,2 triệu USD tăng 36% so với năm 2004. - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong năm 2005 tăng 58% so với năm 2004 góp phần nâng tỷ trọng thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ chiếm 10% tổng thu nhập của ngân hàng. Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu: Tổng doanh số thanh toán quốc tế của eximbank Hà nội cũng liên tục tăng trưởng qua các năm. Tổng doanh số thanh toán quốc tế năm 2005 tăng 10% so với năm 2004, trong đó hoạt động thanh toán xuất khẩu tăng7%, hoạt động thanh toán nhập khẩu tăng 4%, hoạt động thanh toán phi mậu dịch tăng 16% so với năm 2004. Tuy nhiên phí thu được từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ngày càng giảm do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng. Mức phí thanh toán và mức phí thanh toán tối đa cho một L/C cũng giảm. eximbank Hà nội đang điều chỉnh mức phí thanh toán linh hoạt theo từng khách hàng và từng bộ chứng từ L/C để có thể tăng thu từ phí. Hoạt động kinh doanh thẻ: Doanh số thanh toán và phát hành thẻ quốc tế trong năm 2005 tăng 28% so với năm 2004. Số lượng thẻ quôc tế MasterCard, Visa Card phát hành mới tăng 96% so với năm 2004. Hoạt động kinh doanh thẻ của eximbank Hà nội góp phần nâng tổng số thẻ quốc tế phát hành của eximbank lên trên 17.000 ( bao gồm cả eximbank và Visa Debit) Số lượng thẻ ATM phát hành mới trong năm 2005 qua eximbank Hà nội tăng 92% so với năm 2004 góp phần nâng tổng số thẻ eximbank Card phát hành trong hệ thống là 45.000 thẻ. Các hoạt động khác như : Đầu tư tài chính, tư vấn tài chính, kiều hối.. là các mang đem lại lợi nhuận cho eximbank Hà nội. Tuy nhiên tỷ trọng lợi nhuận thu về từ các dịch vụ này còn thấp. 2.2- Thực trạng hiệu quả hoạt động tín dụng chi nhánh ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt nam- tại Hà nội. 2.2.1- Cơ cấu nguồn vốn huy động cho hoạt động tín dụng: Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2001- 2005 theo hình thức huy động: Đơn vị tính: 1.000.000đ Tt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng nguồn vốn 617.741 668.847 1.017.521 1.098.698 1.501.405 1 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân 507.854 502.436 689.644 711.470 862.686 2 Vốn vay các TCTD khác 10.452 821 273.660 352.414 551.722 3 Vốn tự có, các quỹ và vốn khác 99.435 165.590 54.217 34.814 86.997 ( Nguồn: báo cáo thường niên EIB- Hà nội) Biểu đồ 1: Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2001-2005 Số liệu ở bảng, biểu trên cho thấy nguồn vốn mà eximbank Hà nội huy động được chủ yếu là từ tiền gửi của các tổ chức kinh doanh, vốn nhàn rỗi của dân cư. Từ năm 2003, eximbank Hà nội đã tranh thủ được nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng chủ yếu là nước ngoài để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của mình. Kết quả là năm 2005, nguồn vốn huy động được tăng trưởng 36,6% so với năm 2004, đảm bảo cho công tác mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nguồn vốn tự có và các quỹ của eximbank Hà nội thay đổi thất thường là do công tác điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống của eximbank. Bây giờ chúng ta xem, xét cơ cấu nguồn vốn huy động của eximbank Hà nội theo thời gian: Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động Tt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 1 Tổng nguồn vốn 617.741 668.847 1.017.521 1.098.698 1.501.405 2 Vốn ngắn hạn 484.927 537.753 841.490 925.005 1.315.230 Tỷ trọng / TNV 78,5% 80,4% 82,7% 84,1% 87,6% 3 Vốn trung dài hạn 132.814 131.094 176.031 173.693 186.175 Tỷ trọng / TNV 21,5% 19,6% 17,3% 15,9% 12,4% Biểu 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời gian: (Nguồn: Báo cáo thường niên EIB-Hà nội) Khả năng huy động nguồn vốn trung , dài hạn là một trong những yếu tố quan trọng cho phép ngân hàng có thể mở rộng tín dụng trung dài hạn. Trong giai đoạn 2001- 2005 vốn huy động trung dài hạn của eximbank Hà nội mặc dù có sự tăng lên về tuyệt đối nhưng lại giảm dần về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động. Đây cung là tình trạng chung của toàn ngành ngân hàng tại Việt nam hiện nay. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do tình tình kinh tế Việt Nam những năm qua phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng nhanh, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức đầu tư mới có hiệu quả cao nên nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi gửi vào ngân hàng bị hạn chế. Trong khi đó với sự phát triển của nền kinh tế chúng ta hiện nay, nhu cầu về vốn đầu tư trung dài hạn để đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ ngày càng cao, nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các doanh nghịêp ngày càng lớn. Như vậy, để bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng, một mặt eximbank Hà nội phải tăng cường tìm kiếm các nguồn vốn trung dài hạn, một mặt phải xây dựng kế hoạch cụ thể để tăng, giảm tỷ trọng dư nợ tín

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2322.doc
Tài liệu liên quan