SHB tận dụng vốn huy động chủ yếu từ các nguồn: Tiền gửi thanh toán thu hút từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Các khách hàng lớn là những tổng công ty, các tổ chức kinh tế có tình hình tài chính lành mạnh, quy mô làm ăn lớn. Huy động từ tiền gửi trung, dài hạn. Huy động từ nguồn tiết kiệm, vốn nhàn rỗi từ dân cư.Có những mức lãi suất hấp dẫn, chương trình khuyến mại tặng quà.Nguồn dân cư là nguồn huy động vốn rất tiềm năng.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7823 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - SHB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huyện Châu Thành; Đối tượng khách hàng là các hộ nông dân với mục đích vay vốn phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn. Đến nay, sau 16 năm hoạt động, vốn điều lệ của SHB đạt 2000 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn thành phố chính như: TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu Lai, Quy Nhơn, Bình Dương, Đồng Nai; Đối tượng khách hàng của SHB đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế, hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. Với nhiều sản phẩm tiện ích, phù hợp, SHB đang ngày càng phát triển. Thể hiện kết quả kinh doanh của năm sau luôn cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đều đạt và vượt kết hoạch đề ra, tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng phát triển bền vững.
2. Chức năng, và mạng lưới hoạt động của ngân hàng SHB:
2.1 Chức năng hoạt động của Ngân hàng SHB
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; Phát hành kỳ phiếu có mục đích sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
- Thực hiện hoạt động vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ cá nhân gia đình trên địa bàn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá.
- Tham gia góp vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.
- Thực hiện việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích.
2.2 Mạng lưới hoạt động của SHB:
Qua 16 năm hoạt động, đến nay mạng lưới hoạt động cảu SHB đã có mặt tại hầu hết các địa bàn thành phố chính như: TP Hố Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP Cần Thơ và Hải Phòng, Quảng Ninh, Vinh, Huế, Nha Trang, Vũng Tàu, Lạng Sơn, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Chu lai, Quy Nhơn, Bình Dương, Đồng Nai...Trụ sở chính của ngân hàng đặt tại 77 Trần Hưng Đạo- Hoàn Kiếm – Hà Nội
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của SHB
Cơ cấu tổ chức của SHB bao gồm các phòng ban,được chuyên môn hóa hoạt động theo những chức năng, nhiệm vụ riêng.Tuy nhiên,trong quá trình hoạt động kinh doanh các phòng ban luôn có mối quan hệ chặt chẽ,mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau vì mục tiêu phát triển chung của ngân hàng.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2.4.Kết quả hoạt động kinh doanh SHB
Từ năm 2006 đến nay, SHB đã có những chuyển biến đáng ghi nhận trong chặng đường khắc phục khó khăn và khẳng định vị thế của mình trên thương trường và vững bước phát triển. Luôn đảm bảo kết quả kinh doanh tốt, SHB được NHNN đánh giá là một trong những ngân hàng TMCP nội hoạt động có hiệu quả trong giai đoạn 2007-2009.
Bảng 1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB 2007 – 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
So sánh
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
1
2
3
4
5
6=4-3
7=(6:3)100
8=5-4
9=(8:4)100
1
Vốn điều lệ
2.000
2.000
2.000
0
0
0
0
2
Tổng doanh thu
262.3
477.8
486.6
215.5
82.2%
8.8
1.84%
3
Lợi nhuận trước thuế
176.2
269.4
303.7
93.2
52.9%
34.3
12.8%
(Nguồn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh )
Theo bảng 5 trên ta thấy:
- Vốn điều lệ trong 3 năm 2007-2009 vẫn chưa có sự thay đổi nhưng theo như kế hoạch dự kiến đến năm 2010 vốn điều lệ ở SHB sẽ tăng lên 4.500 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị từ năm 2007 sang năm 2008 tăng rất mạnh (lần lượt đạt 82.2% và 52.9%). Việc tăng này nguyên nhân chính chủ yếu là do đơn vị tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 2.000 tỷ đồng. Từ năm 2007 đến năm 2008 nhờ việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu các chi phí không cần thiết, nâng cao năng suất lao động cho nên dù không tăng vốn điều lệ nhưng doanh thu và lợi nhuận của đơn vị đều tăng.
Do trong năm 2009 là thời điểm mà nền kinh tế suy thoái trầm trọng, đặc biệt là hoạt động tài chính ngân hàng cho nên theo số liệu báo cáo mới nhất chưa kiểm toán thì đến Năm 2009 đơn vị chỉ đạt lợi nhuận trước thuế 415,3 tỷ đồng, đạt 102,6% so với kế hoạch điều chỉnh cả năm. Tổng tài sản đến 31/12/2009 là 27.439,5 tỷ đồng, đạt 124,73% kế hoạch năm 2009; huy động vốn thị trường 1 là 14.501,2 tỷ đồng, đạt 100,01% so với kế hoạch; dư nợ cho vay là 12.828,75 tỷ đồng, đạt 116,04% so với kế hoạch. Đây cũng là một sự cố gắng lớn lao của đơn vị.
3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại SHB
3.1.Tình hình huy động vốn
Đối với hoạt động kinh doanh,các ngân hàng luôn ý thức được tầm quan trọng của việc huy động vốn.SHB đã có những chính sách không ngừng đổi mới phục phụ khách hàng.Vì vậy,lượng vốn của ngân hàng luôn có sự thay đổi qua các năm.
Bảng 2.: Tổng huy động vốn của SHB
Đơn vị tính: Tỷ đồng
I. Khối lượng vốn huy động
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1.Huy động tiền gửi tại thị trường I
2.804
9.508
11.368
2.Huy động vốn từ thị trường II
7.092
2.235
2.557
(Nguồn:báo cáo tài chính của SHB)
Lượng vốn huy động tổ chức kinh tế dân cư ở thị trường 1 luôn có sự gia tăng,điều này cho thấy mối quan hệ của ngân hàng đối với khách hàng ngày một gia tăng và có uy tín.Ngân hàng đã có nhiều chương trình, dịch vụ,không ngừng đổi mới để có thể đáp ứng được nhu cầu ngay càng đa dạng của khách hàng.Đặc biệt trong thời kì kinh tế khó khăn,sự cạnh tranh của các NHTM ngày một khốc liệt thì việc thu hút người dân chú ý tới những ưu thế của ngân hàng càng khó khăn.
Hoạt động vốn trên thị trường II lại gặp khó khăn, đầu năm 2008 với chính sách kiềm chế lạm phát, NHNN, đã tăng tỷ lệ bắt buộc để thu hút tiền đồng về NHNN, do vậy sự khan hiếm VND trên thị trường kéo dài và nguồn vốn huy động thị trường II có thời điểm lãi suất lên tới 40%/năm. Trong khi đó năm 2007 SHB phải sử dụng nguồn vốn huy động thị trường II để tăng trưởng tín dụng hơn 2000 tỷ đồng.Do vậy khi thị trường liên ngân hàng đóng băng do các NH phải đảm bảo thanh khoản và dự trữ bắt buộc thì hoạt động nguồn vốn thị trường liên ngân hàng của SHB gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên phòng nguồn vốn đã có nhiều cố gắng để huy động vốn trên thị trường II nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, đảm bảo dự trữ bắt buộc theo qui định của NHNN với mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của SHB trong thời điểm này.
3.1.1. Nguồn huy động vốn
Nguồn vốn huy động của SHB rất phong phú. Hiện nay SHB có những nguồn vốn huy động chủ yếu sau:
-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế(tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi CKH)
-Tiền gửi của dân cư (tiền gửi tiết kiêm, tiền gửi không ỳ hạn)
-Phát hành công cụ nợ.
-Nguồn đi vay.
-Các nguồn huy động khác.
Điều quan trọng là huy động dân cư là chủ yếu, các tổ chức kinh tế thì ra vào liên tục nên thường không được các ngân hàng chú trọng bằng. Mối quan hệ với khách hàng là rất quan trọng, các dịch vụ của ngân hàng luôn được phổ biến, nêu lên ưu việt của nó
Bảng 3 : Tình hình huy động vốn 2008-2009 của SHB
Đvt: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
So sánh
2008
2009
Chênh lệch
%
1
2
3
4
5= 4-3
6=(5:3)100
I
Huy động từ các TCTD
2.235
2.557
0.322
14.4%
II
Huy động từ KH
9.508
11.268
1.76
18.5%
1
Từ TGTK TCKT và cá nhân
5.071
5.385
0.314
6.19%
1.1
Tiền gửi không kỳ hạn
2.996
3.108
0.112
3.74%
1.2
Tiền gửi có kỳ hạn
2.072
2.277
0.205
9.89%
2
Từ TGTK
4.436
5.883
1.447
32.6%
2.1
Tiền gửi không kỳ hạn
0.005
0.013
0.008
160%
2.2
Tiêng gửi có kỳ hạn
4.430
5.87
1.44
32.5%
(Nguồn phòng huy động vốn)
Nhìn vào bảng 1 ta thấy :
Năm 2009 là giai đoạn vô cùng khó khăn của nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, tuy nhiên tình hình huy động vốn của SHB vẫn tăng lên một cách đáng kể. Cụ thể :
Huy động vốn từ các TCTD năm 2008 là 2.235 tỷ và năm 2009 la 2.557 tỷ, tăng 14.4% so với năm 2008.Việc huy động nguồn vốn lớn từ các TCTD không phải là giải pháp an toàn cho hoạt động kinh doanh của SHB. Đến 30/6/2008, nguồn vốn huy động từ các TCTD đã được kiểm soát, chiếm 29,34% tổng nguồn vốn huy động. Còn lại là vốn huy động từ các cá nhân và tổ chức kinh tế khác.Việc điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định cho phát triển kinh doanh.
Huy động vốn từ KH chiếm một con số chênh lệch khá lớn so với TKTG TCKT và
cá nhân với tổng nguồn vốn từ KH năm 2009 là 11.268 tỷ. Trong đó, huy động vốn từ TKTG TCKT và cá nhân năm 2008 là 5.071 tỷ đồng và năm 2009 là 5.385 tỷ đồng tăng 6.19% so với năm 2008. Và TGTK tăng từ năm 2008 so với 2009 la 1.447 tỷ đồng, tăng 32.6% so với năm 2008
3.1.2 .Lãi suất huy động vốn
Lãi suất luôn là một yếu tố quan trọng trong việc huy động vốn của ngân hàng. Muốn thu hút được nguồn vốn dồi dào thì phải có nhiều chính sách thay đổi lãi suất. Hiện nay hầu như các ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất, điều này đã thúc đẩy việc huy động vốn từ tầng lớp dân cư một cách có hiệu quả. NHTM Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa thông báo tăng lãi suất tiết kiệm bậc thang VND đối với khách hàng cá nhân toàn hệ thống. Biểu lãi suất mới được ban hành có sự điều chỉnh tăng ở hầu hết các kỳ hạn gửi với mức tăng thấp nhất là 0,3% năm trong các kỳ hạn 1-3 tháng và cao nhất tới 0,5% năm.
Biểu 1: Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo VND
LOẠI KỲ HẠN
LÃI SUẤT VND (%/NĂM)
< 100tr đ
>100tr đến 500tr đ
>500tr đ đến 1tỷ đ
>1tỷ đ đến 3tỷ đ
> 3tỷ đ
Không kỳ hạn
2.50
2.50
2.50
2.50
2.50
Kỳ hạn 01 tháng
7.20
7.20
7.25
7.30
7.35
Kỳ hạn 02 tháng
7.30
7.30
7.35
7.40
7.45
Kỳ hạn 03 tháng
7.50
7.50
7.55
7.60
7.65
Kỳ hạn 06 tháng
7.60
7.60
7.65
7.70
7.75
Kỳ hạn 09 tháng
7.70
7.70
7.75
7.80
7.85
Kỳ hạn 12 tháng
7.80
7.80
7.85
7.90
7.95
Kỳ hạn 13 tháng
7.80
7.80
7.85
7.90
7.95
Kỳ hạn 18 tháng
7.85
7.85
7.90
7.95
8.00
Kỳ hạn 24 tháng
7.90
7.90
7.95
8.00
8.05
Kỳ hạn 36 tháng
7.95
7.95
8.00
8.05
8.10
(Báo cáo hoạt động kinh doanh nguồn vốn của SHB)
Biểu 2: Biểu lãi suất tiết kiệm bậc thang theo USD
LOẠI KỲ HẠN
LÃI SUẤT USD (%/NĂM)
< 5,000$
>5,000$ đến 10,000$
>10,000$ đến 20,000$
>20,000$ đến 30,000$
> 30,000$
Không kỳ hạn
1.00
1.00
1.00
1.00
1.00
Kỳ hạn 01 tháng
1.70
1.72
1.75
1.78
1.80
Kỳ hạn 02 tháng
2.00
2.02
2.05
2.07
2.10
Kỳ hạn 03 tháng
2.30
2.32
2.35
2.37
2.40
Kỳ hạn 06 tháng
2.50
2.52
2.55
2.57
2.60
Kỳ hạn 09 tháng
2.70
2.72
2.75
2.77
2.80
Kỳ hạn 12 tháng
2.90
2.92
2.95
2.97
3.00
Kỳ hạn 13 tháng
3.00
3.02
3.05
3.07
3.10
Kỳ hạn 18 tháng
2.80
2.82
2.85
2.87
2.90
Kỳ hạn 24 tháng
2.80
2.82
2.85
2.87
2.90
Kỳ hạn 36 tháng
2.80
2.82
2.85
2.87
2.90
(Báo cáo hoạt động kinh doanh nguồn vốn của SHB)
SHB bắt đầu tăng lãi suất tiền gửi bằng VND chung cho toàn hệ thống với mức cao nhất lên tới 0,035% .Đây cũng là mức lãi suất cao mang tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng.
Mục đích của việc tăng lãi suất lần này nhằm tăng nguồn vốn huy động và tăng tổng tài sản của SHB. Theo đó, khách hàng khi gửi tiết kiệm kỳ hạn tại SHB:
Khu vực miền Bắc và miền Trung: loại 01 tháng mức cao nhất là 0,665%, kỳ hạn 02 tháng mức cao nhất là 0,705%, kỳ hạn 03 tháng mức cao nhất là 0.755% và kỳ hạn 6 tháng mức cao nhất là 0.775%. Mức lãi suất không kỳ hạn là 0.3%.
Đặc biệt, tại khu vực miền Nam, lãi suất được chia ra làm 3 loại: theo kỳ hạn trả lãi hằng tháng, theo kỳ hạn trả lãi hàng quý và theo kỳ hạn trả lãi cuối kỳ.
Đối với kỳ hạn trả lãi hằng tháng, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 02 tháng, mức cao nhất là 0,655%, kỳ hạn 03 tháng mức cao nhất là 0,695%, kỳ hạn 06 tháng mức cao nhất là 0.715%.
Đối với kỳ hạn trả lãi hằng quý, lãi suất mức gửi tiết kiệm kỳ hạn 06 tháng cao nhất là 0.725%, kỳ hạn 09 tháng mức cao nhất là 0.75 % và kỳ hạn 12 tháng mức cao nhất là 0.77%.
Đối với kỳ hạn trả lãi cuối kỳ, lãi suất mức gửi tiết kiệm 01 tuần cao nhất là 0.34%, lãi suất mức gửi 02 tuần cao nhất là 0.39%, lãi suất mức gửi 03 tuần cao nhất là 0.44%, với kỳ hạn 01 tháng mức cao nhất là 0.665%, kỳ hạn 02 tháng mức cao nhất là 0.705%, kỳ hạn 03 tháng mức cao nhất là 0.755%, kỳ hạn 06 tháng mức cao nhất là 0.775%.
Không những việc tăng lãi suất tiền gửi bằng VND mà việc tăng lãi suất USD cũng được quan tâm đặc biệt.
Mức huy động USD cao nhất trên thị trường thời điểm này thuộc về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) khi lãi suất đối với kỳ hạn 12 tháng lên tới 6,47%/năm. Lãi suất huy động USD đối với các kỳ hạn khác: kỳ hạn 1 tháng là 6,3%/năm, kỳ hạn 2 tháng là 6,35%/năm, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng là 6,45%,/năm.
3.1.3. Kỳ hạn huy động vốn
Xét về mặt thời gian, Ngân hàng huy động vốn theo hai loại: không kỳ hạn và có kỳ hạn. Hình thức có kỳ hạn của Ngân hàng rất đa dạng, đáp ứng được mọi nhu cầu của người gửi. Hiện nay Ngân hàng đang huy động với các thời hạn sau: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Thời hạn đa dạng đã đáp ứng mọi mục đích của người gửi tiền: gửi với mục đích sinh lợi, gửi với mục đích thanh toán, gửi với mục đích an toàn... Ngân hàng tạo mọi thuận lợi cho người gửi tiền.
Nguồn huy động không kỳ hạn của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn ngày càng được tăng cường một cách khá đều đặn. Trong cơ cấu của nguồn tiền gửi không kỳ hạn này thì chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chiếm khoảng 95%. Nguồn tiền gửi của khu vực dân cư rất ít. Nó phản ánh đặc điểm của nguồn tiền gửi không kỳ hạn. Nguồn tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu được các tổ chức kinh tế sử dụng với mục đích phục vụ cho việc thanh toán. Còn đối với dân cư, mục đích chủ yếu là để lấy lãi, nên họ gửi vào các khoản mục có kỳ hạn.
Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tính theo thời gian, thì nguồn vốn ngắn hạn luôn rất lớn, chiếm khoảng 75 - 80% tổng nguốn vốn. Nguồn vốn ngắn hạn này huy động từ dân cư, doanh nghiệp và được các ngân hàng khác điều chuyển đến. Ngày nay các doanh nghiệp cũng có xu hướng gửi tiền vào các khoản mục ngắn hạn: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng... thay vào chỉ gửi vào tiền gửi không kỳ hạn như trước kia. Các doanh nghiệp đã tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kinh doanh của mình, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận.
Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ Ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu để Ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó Ngân hàng kiếm dược nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Nguồn vốn trung và dài hạn của Ngân hàng không nhiều, chiếm một tỷ trọng nhỏ.
Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mở rộng hệ thống mạng lưới chi nhánh, đến thời điểm 31/12/2006 tổng vốn huy động đạt được 770.001triệu đồng, đến năm 2007 đạt 9.948.533 triệu đồng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao,năm 2006 tăng 290% so với năm 2005; năm 2007 tăng 1192% so với tổng nguồn vốn huy động cả năm 2006.
Bảng 4: Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn & cơ cấu
Đvt: Tỷ đồng
TT
Chỉ tiêu
Thực hiện
So sánh
2007
2008
2009
2008/2007
2009/2008
Chênh lệch
%
Chênh lệch
%
1
2
3
4
5
6=4-3
7=(6:3)100
8=5-4
9=(8:4)100
1
Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn
7.718
9.394
11.234
1.676
21.7%
1.84
19.6%
Trung, dài hạn
2.177
2.349
2.691
0.172
7.9%
0.342
14.5%
2
Phân loại theo cơ cấu
Huy động từ các tổ chức. cá nhân
2.804
9.508
11.368
6.704
239%
1.86
19.5%
Huy động từ các NH, tổ chức tín dụng
7.091
2.235
2.557
-4.856
-68%
0.322
14.4%
3
Tổng huy động vốn
9.895
11.743
13.925
1.848
18%
2.182
18.6%
(Nguồn:Báo cáo Phòng nguồn vốn SHB)
Nhìn vào bảng 4, ta thấy:
-Phân theo kỳ hạn: Tỷ trọng huy động tiền gửi ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao, bình quân chiếm 79.71% trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Cụ thể: Năm 2007 tổng mức huy động tiền gửi ngắn hạn tại ngân hàng đạt 7.718 tỷ đồng, năm 2008 đạt 9.394 tỷ đồng và năm 2009 đạt 11.234 tỷ đồng (tăng bình quân 20.76%/năm). Còn tiền gửi trung và dài hạn thì mức tăng là không nhiều từ 2.177 tỷ đồng năm 2007 lên 2.691 tỷ đồng năm 2009, mức chênh lệch giữa các năm là không cao, tăng trưởng bình quân đạt chỉ đạt 11.23%/năm.
-Phân theo cơ cấu: Theo bảng trên ta thấy, có sự thay đổi rõ nét trong cơ cấu vốn huy động giai đoạn 2007 sang 2008. Theo đó, năm 2007 nguồn vốn huy động từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng(TCTD) là chủ yếu (chiếm 71.66%) nhưng sang năm 2008 thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân lại là chủ yếu, chiếm 80.97% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2009 chủ yếu tăng nguồn vốn huy động của các tổ chức, cá nhân, từ 9.394 tỷ đồng lên 11.234 tỷ đồng, tốc độ tăng đạt 19.59%.
3.1.4. Chi phí huy động vốn
Trên con đường hội nhập và phát triển, nguồn vốn cần cho đầu tư, phát triển kinh tế là luôn cần thiết. Trong khi các đơn vị khác gặp nhiều khó khăn và để tăng sức cạnh tranh, họ luôn tăng lãi suất cao trong huy động. Với SHB với lãi suất không cao, song lại huy động được lượng vốn đã chứng tỏ vị thế của mình với khách hàng, tạo vị thế phát triển vững mạnh.
Chi phí huy động ngoài phần lãi phải trả còn có những khoản khác như: lương nhân viên, trang bị máy đếm tiền, máy soi tiền, tiền thuê trụ sở, các chi phí hành chính khác... Trong đó phần lãi phải trả là bộ phận chủ yếu của chi phí huy động vốn. Chi nhánh luôn nghiên cứu tìm ra các biện pháp để giảm các chi phí khác trong việc huy động vốn. Ngân hàng xác định thế mạnh trong cạnh tranh sẽ là khâu dịch vụ. Từ đó Ngân hàng nâng cao chất lượng các dịch vụ, hấp dẫn lôi cuốn được nhiều khách hàng mới đồng thời luôn quan tâm, giữ chân các khách hàng truyền thống.
3.2.Hình thức huy động vốn
3.2.1. Huy động vốn từ các quỹ
SHB vẫn có khoản huy động vốn từ chính các quỹ tại đơn vị. Ngân hàng trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế như: Quỹ dự trữ bổ xung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, quỹ đào tạo, quỹ phúc lợi...
Bảng 5: Huy động vốn từ các quỹ
ĐVT: Tỷ đồng
Huy động từ các quỹ
2008
2009
- Quỹ dự trữ bổ sung VĐL
48,61
69,7
- Quỹ dự phòng tài chính
1,8
13
- Quỹ khen thưởng
0,84
4,4
Nhìn chung qua 2 năm thì SHB luôn có nguồn dự trữ tăng,điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng tốt.Lợi nhuận qua 2 năm có sự thay đổi theo chiều hướng tốt, tạo điều kiện cho việc huy động vốn tại đơn vị.Có thể xem đây là nguồn vốn rất khả thi.
3.2.2. Huy động từ các khoản tiền giửi
SHB tận dụng vốn huy động chủ yếu từ các nguồn: Tiền gửi thanh toán thu hút từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Các khách hàng lớn là những tổng công ty, các tổ chức kinh tế có tình hình tài chính lành mạnh, quy mô làm ăn lớn. Huy động từ tiền gửi trung, dài hạn. Huy động từ nguồn tiết kiệm, vốn nhàn rỗi từ dân cư.Có những mức lãi suất hấp dẫn, chương trình khuyến mại tặng quà...Nguồn dân cư là nguồn huy động vốn rất tiềm năng.
3.2.3. Huy động vốn từ các nguồn khác
Một trong những nguồn đang ngày càng khẳng định được vai trò và liên tục được gia tăng khi ngân hàng hoạt động trong nên kinh tế hiện tại là nguồn vốn ủy thác. Tại hội sở, với các hình thức dịch vụ có chất lượng cao, có nhiều hướng đầu tư có hiệu quả, nên có nhiều chi nhánh khác, Ngân hàng khác chuyển vốn ủy thác đầu tư đến. Ngân hàng chở thành một địa chỉ quen thuộc không chỉ đối với khách hàng mà còn đối với cả các chi nhánh khác, điều này thể hiện ở nguồn vốn ủy thác qua các năm của Ngân hàng liên tục tăng và tăng mạnh.
Sự gia tăng này các khẳng định vị thế của SHB. Trong khi các đơn vị khác, hoạt động tín dụng gặp khó khăn thì tại chi nhánh, môi trường làm ăn vẫn được duy trì, đảm bảo sự thuận lợi cho Ngân hàng. Đây là kết quả của việc luôn nghiên cứu, tìm kiếm đầu ra cho vốn luôn huy động. Ngân hàng luôn quan tâm mở rộng thị phần đầu ra để làm tăng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn huy động. Từ đó nó sẽ tạo sự thuận lợi cho việc tăng cường huy động vốn. Cụ thể nguồn vốn ủy thác đã đóng góp ngày càng nhiều hơn trong tổng nguồn vốn huy động.
Không chỉ vậy, trong tương lai các Ngân hàng sẽ cạnh tranh chủ yếu về mặt dịch vụ. Vì vậy Ngân hàng đã hết sức chú ý nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ như: thanh toán bằng séc, bảo lãnh, các hoạt động tư vấn...Nguồn tiền ký gửi cá nhân, TCKT thực hiện các dịch vụ đó ngày càng tăng đóng góp nhiều vào nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
4. Đánh giá chung tình hình huy động vốn SHB
4.1. Kết quả đạt được
Đảm bảo khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống Ngân hàng TMCP SàI Gòn-Hà Nội, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thanh toán cho khách hàng.
Ban hành quy định quản lý vốn và quy định quản lý trạng thái và kinh doanh ngoại tệ trong toàn hệ thống Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội.
Xây dựng hạn mức cho các Tổ chức tín dụng.
Thiết lập được mối quan hệ với các Ngân hàng TMCP, Các Công ty TàI Chính, Các Công ty Chứng khoán qua đó tận dụng được nguồn tiền nhàn rỗi để huy động và cho vay nhằm đem lại hiệu quả cao cho SHB.
Tiếp xúc với Ngân hàng ACB trong việc xác lập hạn mức và xây dựng quan hệ tiền gửi, tiền vay giữa hai bên.
Mở rộng đối tượng nhận đầu tư tiền gửi qua các Công ty Tài Chính.
Yêu cầu các Chi nhánh của SHB xây dựng và đề xuất hận mức tồn quỹ tiền mặt và số dư tiền gửi tối thiểu trên các tài khoản tiền gửi mở tại NHNN, Ngân hàng Ngoại thương, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho toàn hệ thống SHB.
Hoàn thiện thủ tục xin cấp hạn mức tiền gửi của các tổ chức tín dụng chưa cấp hạn mức tại SHB.
Phối hợp với Trung tâm thanh toán, Phòng Kế toán tài chính trong việc chuẩn hoá các luồng tiền đi về tại các tài khoản tiền gửi mở tại NHNN, SGD NHNN Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương và các tài khoản mở tại cấc TCTD nước ngoài..
Xây dựng được quan hệ với trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Đề xuất tham gia một số khoá đào tạo nghiệp vụ Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại tệ cho Cán bộ nhân viên trong phòng.
4.2. Hạn chế
Do các tổ chức tín dụng khác cũng tập trung và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trên thị trường liên Ngân hàng, cho nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh thị trường đầu tư tiền gửi tại các Tổ chức tín dụng cũng như trong việc huy động vốn từ các TCKT và TCTD..
Do thời điểm hiện tại các NHNQD cũng như các NH TMCP đang thừa rất nhiều nguồn vốn VND cho nên việc đầu tư Nguồn vốn trên thị trường là vô cùng khó khăn.
- Ngoài ra do quy mô hoạt động còn nhỏ và hạn chế, với lại danh tiếng trên thị trường chưa có cho nên việc xây dựng hạn mức tiền gửi với các TCTD khác là vô cùng khó khăn, đặc biệt là các NH TMCP lớn (Ngân hàng á châu, Ngân hàng TMCP Đông á, Ngân hàng Sài Gòn thương tín, Ngân hàng Liên doanh Việt Nga, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội..).
Việc xin hạn cấp hạn mức đối với một số Ngân hàng Nước ngoài trong việc làm Swap vẫn chưa xin được hạn mức cho nên việc chuyển đổi hình thức tiền gửi từ đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam vẫn chưa được như mong muốn (Ngân hàng Citibank, Wooribank, ANZ, ShinhanBank, KEB...)
4.3. Những nguyên nhân chủ yếu
4.3.1 Nguyên nhân chủ quan
- Mặc dù các năm gần đây SHB đã mở thêm các chi nhánh và các phòng giao dịch nâng tổng số các chi nhánh và phòng giao dịch trên địa bàn Hà Nội lên song so với các NHTM khác trên địa bàn thì mạng lưới SHB còn khá mỏng. Điều này dẫn tới không khai thác hết được tiềm năng vốn nhàn rỗi trong dân cư, ảnh hưởng tới công tác huy động vốn. Để có thể tăng được nguồn vốn huy động thì rõ ràng không thể không nhắc tới vai trò của mạng lưới các chi nhánh.
- Trình độ cán bộ chưa thực sự toàn diện, mang tính chất chuyên môn hoá cao theo từng lĩnh vực như: kế toán, ngân quỹ... do vậy cũng ảnh hưởng tới khả năng thực hiện giao dịch một cửa của SHB, khi khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng sẽ phải trả qua nhiều bước, qua nhiều quầy gây mất thời gian cho khách hàng và làm giảm hiệu quả công việc.
- Công nghệ thông tin là sức mạnh của Ngân hàng, tuy nhiên hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại của SHB còn một số hạn chế. Máy móc thiết bị còn thiếu các phần mềm ứng dụng, khi vận hành gặp sự cố sẽ ảnh hưởng tới công tác giao dịch với khách hàng. Mặt khác, cũng do chưa triển khai kế toán giao dịch một cửa, chưa cho phép khách hàng gửi tiền một nơi rút ở nhiều nơi nên chưa tạo tiện ích cho khách hàng, quy trình mở và sử dụng tài khoản còn chưa thông thoáng gây tốn kém thời gian và chi phí cho Ngân hàng.
- Công tác thu thập thông tin, diễn biến lãi suất, nhu cầu của khách hàng ở một số cán bộ làm công tác kế toán huy động vốn còn hạn chế và thụ động. Xu hướng Ngân hàng hiện đại là đẩy xa các dịch vụ ra khỏi Ngân hàng, xoá bỏ giới hạn về không gian và thời gian.Trong khi đó, nguồn vốn huy động của SHB chủ yếu là huy động tại chỗ. Các khách hàng khi có nhu cầu gửi tiền tại SHB đều phải chủ động tìm đến Ngân hàng. Các hoạt động Marketing, tuyên truyền quản cáo của Ngân hà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26126.doc