Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Quảng Ninh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1

1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 1

1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại 2

1.2.1. Trung gian tín dụng 2

1.2.2. Trung gian thanh toán 2

1.2.3. Tạo tiền 2

1.3. Vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 2

1.3.1. Ngân hàng thương mại là nơii cung cấp vốn cho nền kinh tế 2

1.3.2. Ngân hàng là cầu nối doanh nghiệp với thị trường 3

1.3.3. Ngân hàng thương mại góp phần điều tiết nền kinh tế vĩ mô 3

1.3.4. Ngân hàng là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 3

1.4. Vốn và các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 4

1.4.1. Vốn của ngân hàng thương mại 4

1.4.1.1. Khái niệm về vốn 4

1.4.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh ngân hang thương mại 4

1.4.1.3. Kết cấu vốn của ngân hàng thương mại 5

1.4.2. Các hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại 8

1.4.2.1. Huy dộng vốn từ tiền gửi 8

1.4.2.2. Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm 9

1.4.2.3. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá 10

1.5. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 11

1.5.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM 11

1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 11

1.5.2.1. Giá thành của một đơn vị vốn huy động 11

1.5.2.2. Hệ số vốn được sử dụng 11

1.5.3. Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn 12

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH MHB QUẢNG NINH ( năm 2005-2007 ) 14

2.1. Khái quát về chi nhánh MHB Quảng Ninh 14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của MHB Quảng Ninh 14

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 15

2.1.2.1. Huy động vốn 15

2.1.2.2. Sử dụng vốn 15

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh MHB Quảng Ninh 16

2.1.3.1. Ban giám đốc 16

2.1.3.2. Cơ cấu các phòng giao dịch trực thuộc . .15

2.2. Thực trạng huy động vốn của MHB Quảng Ninh 17

2.2.1. Khái quát hoạt động của chi nhánh MHB Quảng Ninh 17

2.2.1.1. Hoạt động tín dụng của chi nhánh MHB Quảng Ninh 17

2.2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MHB Quảng Ninh 17

2.2.2. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh MHB Quảng Ninh 18

2.2.3. Các hình thức huy động vốn 20

2.2.3.1. Theo kỳ hạn 20

2.2.3.2. Theo đối tượng kinh tế 21

2.2.3.3. Theo loại tiền 21

2.2.4. Lãi suất và chi phí huy động vốn 22

2.2.4.1. Lãi suất huy động vốn 22

2.2.4.2. Giá thành một đơn vị huy động vốn 23

2.3. Thực trạng sử dụng vốn của MHB Quảng Ninh 23

2.3.1. Các hình thức sử dụng vốn 23

2.3.1.1. Hoạt động tín dụng 23

2.3.1.2. Hoạt động đầu tư 24

2.3.2. Tình hình sử dụng vốn huy động 24

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH MHB QUẢNG NINH 25

3.1. Đánh giá hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn của MHB Quảng Ninh 25

3.1.1. Những kết quả đạt được 25

3.1.2. Những tồn tại 25

3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại 26

3.2. Định hướng hoạt động huy động vốn của MHB Quảng Ninh 27

3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại MHB Quảng Ninh 27

3.3.1. Xây dựng chiến lược dài hạn về huy động vốn 27

3.3.2. Giảm giá thành một đơn vị vốn huy động trên cơ sở giảm chi phí huy động vốn 28

3.3.3. Hoàn thiện, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn, các dịch vụ ngân hàng. 29

3.3.4. Chiến lược Marketing ngân hàng 30

3.3.5. Phát triển công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng 33

3.4. Kiến nghị 34

3.4.1. Với ngân hàng Nhà nước 34

3.4.2. Kiến nghị với chi nhánh MHB Quảng Ninh 35

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6017 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoạt cùng với nhiều chính sách đối với khách hàng nhằm tối đa hóa nguồn vốn huy động nhãn rỗi. 1.4.2.2. Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Ngân hàng trả lãi theo số dư bình quân hàng tháng với lãi xuất tương ứng, số lãi được nhập vào gôc hàng thàng hoặc quí. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Là khoản tiền gửi có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng, có mức lãi xuất cao hơn mức lãi xuất tiền gửi không kỳ hạn. Nếu đến hạn, người gửi không có nhu cầu sử dụng thì ngân hàng tự động nhập lãi vào gốc và tiếp tục cho hưởng lãi kỳ tiếp với gốc mới. Khách hàng có nhu cầu rút ra có thể hưởng mức lãi xuất không kỳ hạn khi chưa đến kỳ đáo hạn. 1.4.2.3. Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá Các giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Thường ngân hàng phát hành khi cần một lượng vốn lớn trên thị trường nên lãi xuất thường cao hơn tiền gửi tiết kiệm thông thường. Huy động vốn dưới hình thức này ngân hàng phải căn cứ vào đầu ra để quyết định về khối lượng huy động, mức lãi xuất, thời gian huy động và phương pháp huy động. Khối lượng vốn này chỉ được huy động trong một thời gian nhất định, khi đã huy động được đủ khối lượng theo dự kiến thì các ngân hàng sẽ ngưng việc huy động. Phát hành kỳ phiếu: kỳ phiếu ngân hàng là công cự nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hành theo từng đợt để huy động vốn một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho những kế hoạch kinh doanh xác định của ngân hàng. Vốn này chỉ được huy động trong thời gian nhất định, khi đã huy động đủ khối lượng theo dự kiến ngân hàng sẽ ngừng huy động. Đây là hình thức huy động vốn nhanh vì nó có lãi xuất thường cao hơn với mức tiết kiệm cùng kỳ hạn, lại có thể chuyển nhượng được dễ dàng nên đã thu hút được khối lượng vốn tương đối lớn. Phát hành trái phiếu: trái phiếu ngân hàng là một công cụ nợ dài hạn, với cam kết thanh toán gốc vào ngày đáo hạn và thanh toán lãi vào những thời gian nhất định. Trái phiếu dùng để huy động vốn trung và dài hạn phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh doanh có quy mô lớn và dài hạn. Trong khi kỳ phiếu được từng chi nhánh với khung lãi xuất, thời gian phát hành riêng biệt thì trái phiếu được phát hành với quy mô lớn, đồng loạt trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trái phiếu gồm nhiều loại: có ghi tên, không ghi tên, trả lãi trước, trả lãi sau, có thể chuyển nhượng và thừa kế. Các loại trái phiếu có một số đặc trưng là có sự xác định về mệnh giá, ngày đáo hạn hay lãi suất công bố khi phát hành. Tóm lại, vốn huy động là công cụ chính đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. Nó là nguồn vốn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Đồng thời các ngân hàng phải tôn trọng với các giới hạn về mức huy động vốn để đảm bảo an toàn tiền gửi và hoạt động kinh doanh của mình. 1.5. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại 1.5.1. Khái niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM Hiệu quả huy động vốn của NHTM là tiêu chí chỉ rõ sự tương quan giữa khối lượng huy động vốn với chi phí bỏ ra để có được số vốn đó và hệ số vốn được sử dụng trên tổng số vốn huy động được trong một thời gian nhất định. 1.5.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM 1.5.2.1. Giá thành của một đơn vị vốn huy động Giá thành của một đơn vị vốn huy động cho thấy rõ sự hiệu quả huy đọng vốn của một ngân hàng như thế nào. Càng huy động được nhiều nguồn vốn rẻ thì mức chênh lệch giữa đi vay và cho vay càng cao qua đó thu được lợi nhuận nhiều hơn. Bên cạnh đó khả năng cạnh tranh của ngân hàng được tăng cao. Ta có công thức sau: Tổng chi phí A = Tổng số vốn huy động được Trong đó: A : chi phí hay giá thành của một đơn vị vốn huy động. Tổng chi phí bao gồm : Lãi xuất tiền gửi, chi phí Marketing, chi phi quản lý… là tất cả các khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra để có được để có được số vốn huy động. Như vậy, nếu A càng nhỏ thì ngân hàng kinh doanh càng có lãi, nếu A càng lớn thì kinh doanh có thể đạt hiệu quả không cao. 1.5.2.2. Hệ số vốn được sử dụng Hệ số vốn được sử dụng là số vốn được đưa vào đầu tư, cho vay.. Ta có công thức sau: Số vốn được sử dụng B = Tổng số vốn huy động được Trong đó: B: hệ số sử dụng vốn Số vốn được sử dụng bao gồm: vốn cho vay, đầu tư, kinh doanh dịch vụ Như vậy, nếu B càng lớn thì ngân hang càng thu được nhiều lãi và ngược lại nếu B nhỏ nghĩa là ngân hang không sử dụng tốt nguồn vốn huy động được. Nguy cơ bị lỗ vốn có thể xảy ra. 1.5.3. Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động hết sức quan trọng của các NHTM vì nó là kênh cung cấp hàng vào trong hoạt động của NHTM. Có thể nói rằng hoạt động kinh doanh của ngân hang có phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc huy động vốn. Ngoài ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM thì nghiệp huy động vốn còn có một số ý nghĩa khác như: Huy động vốn nhằm đảm bảo yêu cầu đầu tư phát triển kinh tế. Đó là vấn đề quan trọng trong sự phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào, một xã hội nào trên toàn thế giới. Để thực hiện điều đó thì quan trọng hơn cả là nguồn vốn đầu tư, càng có nhiều nguồn vốn thì cơ hội để phát triển nền kinh tế càng lớn. Vì vậy, nghiệp vụ huy động vốn góp phần không nhỏ đảm bảo cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân. Huy động vốn tạo điều kiện đưa tiền nhàn rỗi vào lưu thông, làm cho chúng có thể sinh lời. Thực tế ai cũng biết là khi huy động vốn thì NHTM sẽ phải trả một khoản lãi suất theo quy định tương ứng với số vốn huy động được cho người chủ sở hữu số vốn đó. Như vậy nghiệp vụ huy động vốn của NHTM không những có thể đưa lượng tiền lớn nhàn rỗi trong xã hội vào lưu thong mà còn góp phần làm cho đồng tiền có khả năng sinh lời và làm tăng thu nhập của người sở hữu vốn. Huy động vốn tạo điều kiện cân bằng cung cầu tiền tệ, giảm lạm phát. Lạm phát là khi lượng tiền lưu thông trên thị trường vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, làm cho giá cả của các loại hang hóa không ngừng tăng lên. Trong khi đó nếu nghiệp vụ huy động vốn của NHTM hoạt động không hiệu quả thì lượng tiền nhàn rỗi trong nhân dân còn cao dễ dẫn đến nguy cơ xảy ra lạm phát. Vì thế nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng đã góp phần làm giảm lạm phát, ổn định phát triển, ổn định tiền tệ và nền kinh tế. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI CHI NHÁNH MHB QUẢNG NINH ( năm 2005-2007 ) 2.1. Khái quát về chi nhánh MHB Quảng Ninh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của MHB Quảng Ninh Chi nhánh MHB Quảng Ninh thành lập theo quyết định số 58 ngày 23/7/2003 của HĐQT NHPTNDBSCL. Chi nhánh MHB Quảng Ninh chính thức khai trương hoạt động từ 12/7/2004. Hiện Chi nhánh đặt tại 74 đường Trần Hưng Đạo,thành phố Hạ Long. Tên giao dịch: Ngân hàng phát triển nhà đồng băng sông Cửu Long Chi nhánh Quảng Ninh Tên viết tắt: MHB Quảng Ninh Tên giao dịch quốc tế: The Mekong Housing Bank of Quảng Ninh Trụ sở đặt tại: 74 Trần Hưng Đạo – Thành phố Hạ Long - Theo Quyết định 58 của HĐQT ngày 23/7/2003 về việc thành lập chi nhánh ngân hàng Quảng Ninh,Chi nhánh MHB Quảng Ninh là chi nhánh trực thuộc trung tâm điều hành, đại diện pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối tài khoản, hoạch toán kinh tế nội bộ. Chi nhánh MHB Quảng Ninh có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của MHB, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với MHB. Và MHB chịu trách nhiệm cuối cùng về nghĩa vụ cho sự cam kết của chi nhánh trong phạm vi được ủy quyền. - Chi nhánh MHB Quảng Ninh được ký kết các hợp đồng kinh tế dân sự, được chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự theo sự phân cấp ủy quyền của MHB - Trong 5 năm hoạt động, Chi nhánh MHB Quảng Ninh đã không ngừng phát triển về mọi mặt. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ 2.1.2.1. Huy động vốn Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác (phát hành trái phiếu, vay NH Nhà nước và các TCTD khác). - Phát hành chứng chỉ tiền gửi trái phiếu , kỳ phiếu Ngân hàng và thực hiên các hình thức huy động vốn khác theo quy định của MHB. - Mở tiền gửi tài khoản tiền gửi thanh toán cho các cá nhân và tổ chức.Phát hành và thanh toán qua thẻ ATM. 2.1.2.2. Sử dụng vốn - Cho vay ngắn hạn , trung hạn, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế và hộ gia đình - Chiết khấu các loại giấy tờ có giá (bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ). - Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của Chính phủ. - Thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các DN, tổ chức tài chính-tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam. - Thực hiện nghiệp vụ cầm cố tài sản,các loại giấy tờ có giá trị do các Ngân hàng thương mại Nhà nước phát hành - Kinh doanh ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý và các dịch vụ khác vè ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ , Ngân hàng nhà nước và MHB. - Kinh doanh dịch vụ : Thu , chi tiền mặt ,mua ,bán vàng bạc, máy rút tiền tụ động , dịch vụ thẻ tín dụng , thẻ thanh toán, dịch vụ khác . - Thực hiện đầu tư dưới hình thức như : hùn vốn , liên doanh, mua cổ phiếu và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp , tổ chức kinh tế khác khi được sự cho phép của MHB. - Các hình thức thanh toán: chuyển tiền trong và ngoài nước, thanh toán séc, thanh toán kiều hối, thanh toán L/C… - Các dịch vụ kinh doanh khác: tài trợ thương mại, dịch vụ kinh doanh thẻ, dịch vụ ngoại hối, internet banking… 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh MHB Quảng Ninh 2.1.3.1. Ban giám đốc - Giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phu trách phòng Hành chính nhân sự, phòng Kế toán kiểm toán nội bộ. - Hai phó giám đốc: Một phó giám đốc phụ trách phòng kế toán-ngân quỹ,một phó giám đốc phụ trách phòng kinh doanh. 2.1.3.2. Cơ cấu các phòng giao dịch trực thuộc Sau 5 năm đi vào hoạt động mạng lưới hoạt động của chi nhánh MHB Quảng Ninh là các phòng giao dịch được đặt tại các thị xã lớn của tỉnh: Thị xã Uông Bí,thị xã Câm Phả,thị xã Móng Cái,huyện Đông Triều,huyện Yên Hưng,Bãi Cháy.. Dưới đây là sơ đồ: Mô hình tổ chức bộ máy MHB Quảng Ninh. PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG KINH DOANH 2.2. Thực trạng huy động vốn của MHB Quảng Ninh 2.2.1. Khái quát hoạt động của chi nhánh MHB Quảng Ninh 2.2.1.1. Hoạt động tín dụng của chi nhánh MHB Quảng Ninh Bảng 1:Hoạt động tín dụng (Đơn vị:triệu đồng) Chỉ Tiêu Năm 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng/Giảm % Tăng/Giảm % Tổng nguồn vốn huy động 406.700 588.322 1.041.314 181.622 45 452.992 80 Sử dụng vốn(Dư nợ) 487.500 658.480 1.106.132 170.980 35 447.652 70 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong những năm gần đây tiếp tục được duy trì trong năm 2007. Năm 2007 tổng dư nợ của chi nhánh đạt mức 1.106.132 triệu đồng, tăng 70% so với năm 2006. Trong tổng dư nợ thì dư nợ của các tổ chức kinh tế chiếm luôn chiếm một tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với dư nợ của các cá nhân, vì khách hàng chủ yếu là những doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh MHB Quảng Ninh Trước những biến đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế trong và ngoài nước, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của mọi ngân hàng, của các tổ chức tín dụng khác, chi nhánh MHB Quảng Ninh luôn thực hiện hết mình và đầy nỗ lực để hoàn thành mọi chỉ tiêu trong kế hoạch đã đề ra. Qua bảng số liệu dưới đây,đã cho thấy những thành công của MHB Quảng Ninh như: - Vốn điều lệ tăng 88 % so với năm 2006 ( từ 72.322 triệu đồng năm 2006 lên 136.260 triệu đồng năm 2007) - Tổng lợi nhuận trước thuế tăng 51 % so với năm 2006 ( từ 23.572 triệu đồng lên 35.643 triệu đồng trong năm 2007) - Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh dịch vụ tăng 73 % so với năm 2006 ( từ 588 triệu đồng năm 2006 lên 1020 triệu đồng năm 2007) Bảng 2 : Kết quả hoạt động kinh doanh tại MHB Quảng Ninh (đơn vị : triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2006 2007 Thu nhập từ lãi và các thu nhập tương tự 72.326 136.260 Chi phí lãi và các chi phí tương tự lãi 48.2874 98.756 Thu nhập lãi thuần 24.042 37.504 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 1.575 2.095 Chi phí hoạt động dịch vụ 987 1.075 Lãi/Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 588 1.020 Lãi/Lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 127 418 Thu nhập từ hoạt động khác 123 310 Chi phí từ hoạt động khác 68 85 Lãi/Lỗt từ hoạt động khác 55 225 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 24.812 38.609 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.240 2.966 Tổng lợi nhuận trước thuế 23.572 35.643 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 6.600 9.980 Lợi nhuận sau thuế 16.971 25.663 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) 2.2.2. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh MHB Quảng Ninh Bảng 3 : Quy mô vốn huy động ( Đơn vị : triệu đồng ) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Tổng số vốn huy động 406.700 588.322 1.104.314 181.622 45 515.992 88 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) Nhìn vào biểu đồ cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh MHB Quảng Ninh đạt mức tăng trưởng ngày càng cao,đặt biệt trong năm 2007.Mặc dù trong những năm qua điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỉ lệ lạm phát cao gây tâm lý chuyển hướng sang đầu tư vào các công việc khác thay vì gửi tiền vào ngân hàng, bên cạnh đó thì thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường vàng cạnh tranh trực tiếp trong công việc huy động vốn của dân cư và các tổ chức kinh tế, tuy nhiên hoạt động huy động vốn của ngân hàng vẫn tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và để đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, MHB Quảng Ninh đã chú trọng tìm các giải pháp thích hợp kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến và quảng bá các sản phẩm dịch vụ huy động vốn của MHB đang áp dụng đặc biệt là thể thức tiết kiệm dành cho người cao tuổi, tiết kiệm theo lãi suất bậc thang tới các tổ chức kinh tế và cá nhân. 2.2.3. Các hình thức huy động vốn 2.2.3.1. Theo kỳ hạn Bảng 4: Huy động vốn theo kỳ hạn ( Đơn vị : triệu đồng ) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Tổng số vốn huy động 406.700 588.322 1.104.314 181.622 45 515.992 88 Không kỳ hạn 105.204 135.608 206.656 30.404 29 71.048 52 Có kỳ hạn 301.496 452.714 834.658 151.218 50 381.944 84 Dưới 12 tháng 116.500 207.100 309.551 90.600 78 102.451 49 Trên 12 tháng 184.906 245.614 525.107 60.708 33 279.493 114 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) Theo bảng số liệu trên ta thấy được trong các năm từ 2005 đến 2007 thì nguồn vốn huy động có kỳ hạn của chi nhánh ngân hàng MHB Quảng Ninh luôn luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Tăng từ 452.714 triệu đồng năm 2006 lên 834.658 triệu đồng trong năm 2007 tăng 84 %. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động có kỳ hạn thì nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỉ lệ cao hơn và không ngừng tăng trưởng trong những năm qua. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2006 đạt 184.906 triệu đồng tăng 33 % so với năm 2005, và năm 2007 đạt 525.107 triệu đồng tăng 114 % so với năm 2006. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động có kỳ hạn dưới 12 tháng cũng tăng trưởng nhanh, năm 2006 đạt mức 207.100 triệu đồng tăng 78 % so với năm 2005, năm 2007 đạt 309.3551 triệu đồng tăng 49 % so với năm 2006. 2.2.3.2. Theo đối tượng kinh tế Bảng 5: Huy động vốn theo đối tượng kinh tế ( Đơn vị : triệu đồng ) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Tổng số vốn huy động 406.700 588.322 1.041314 181.622 45 515.992 88 Tiền gửi dân cư và các TCKT 286.137 436.062 832.669 149.928 52 396.607 91 Tiền gửi các TCTD 120.563 152.260 208.645 31.697 26 56.385 37 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động, tăng trưởng đều trong ba năm qua. Năm 2006 tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế là 436.062 triệu đồng tăng 52 % so với năm 2005 và chiếm 74 % trong tổng nguồn vốn huy động của năm. Và năm 2007 là 832.669 triệu đồng tăng 91 % so với năm 2006 và chiếm 80 % tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng cũng tăng đều trong ba năm qua. Cụ thể trong năm 2006, huy động đạt 152.260 triệu đồng tăng 26 % so với năm 2005 và năm 2007 đạt 208.645 triệu đồng tăng 37 % so với năm 2006. 2.2.3.3. Theo loại tiền Bảng 6 : Huy động vốn theo loại tiền ( Đơn vị : triệu đồng ) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Tổng số vốn huy động 406.700 588.322 1.041.314 181.622 45 515.992 88 Tiền VND 321.093 489.617 933.656 177.524 52 444.039 91 Bằng vàng và ngoại tệ 85.607 98.705 107.658 13.098 15 8.953 9 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) Trong tổng nguồn vốn huy động trong các năm qua thì nguồn vốn huy động VND bao giờ cũng chiếm tỉ lệ rất lớn và tăng trưởng mạnh đặc biệt năm 2007. Nguồn vốn huy động bằng VND năm 2006 là 489.617 triệu đồng tăng 52 % so với năm 2005 và chiếm 83 % trong tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 là 933.656 triệu đồng tăng 91 % so với năm 2006 và chiếm tỉ trọng 89 % trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên nguồn vốn huy động bằng vàng và ngoại tệ chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và tốc độ tăng trưởng không đáng kể. 2.2.4. Lãi suất và chi phí huy động vốn 2.2.4.1. Lãi suất huy động vốn Lãi xuất là một trong những công cụ quan trọng mà MHB Quảng Ninh sử dụng để tăng cường qui mô, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn. Trong thời đại kinh tế hiện nay hầu hết các ngân hàng trên thế giới cạnh tranh với nhau bằng dịch vụ, bằng giá trị mang đến cho khách hàng thì ở Viêt Nam các ngân hàng hầu hết cạnh tranh với nhau bằng một công cụ đó là lãi xuất để thu hút khách hàng và gia tăng nguồn vốn. Trong các năm qua, MHB Quảng Ninh luôn duy trì chính sách lãi xuất linh động và biểu lãi xuất hấp dẫn. Có thể trong một năm ngân hàng có thể điều chỉnh nhiều mức lãi xuất và duy trì ở mức cao.Việc điều chỉnh lãi xuất là phù hợp với nhu cầu kinh doanh của ngân hàng cũng như phù hợp với nền kinh tế thi trường trong năm. Bảng 7 : Biểu lãi suất của MHB Quảng Ninh TIẾT KIỆM THƯỜNG Kỳ hạn Lãi Xuất VNĐ (%/năm) USD (%/năm) EUR (%/năm) Không kỳ hạn 3.00 1.50 1.00 1 tháng 12.00 5.50 1.40 2 tháng 12.00 5.70 3 tháng 12.00 6.00 1.70 6 tháng 12.00 6.00 1.90 9 tháng 12.00 6.00 2.00 12 tháng 12.00 6.00 2.30 18 tháng 10.50 5.54 24 tháng 10.50 5.55 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) 2.2.4.2. Giá thành một đơn vị huy động vốn Bên cạnh chi phí trả lãi, Ngân hàng còn phải bỏ ra những chi phí khác như chi phí quản lý, chi phí bảo hiểm tiền gửi… để huy động được một đồng tiền vốn. Giá thành của một đơn vị huy động vốn là một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bảng 8: Giá thành một đơn vị vốn huy động ( Đơn vị : triệu đồng ) Chỉ Tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng vốn huy động 406.700 588.322 1.041.314 Tổng chi phí lai và các chi phí tương tự lãi 32.536 48.284 98.756 Giá thành một đơn vị vốn huy động 0.080 0.082 0.094 Nhìn vào bảng cho thấy trong ba năm vừa qua để huy động được một đồng vốn huy động Ngân hàng phải bỏ ra một khoản dao động từ 0.08 – 0.09 đồng chi phí. Mặc dù chi phí huy động vốn tăng không đáng kể nhưng tổng vốn huy động trong các năm qua tăng trưởng nhanh chóng, cho thấy ngân hàng luôn hoạt động có hiệu quả và an toàn, và chi phí huy động vốn vẫn ở mức có thể kiểm soát được 2.3. Thực trạng sử dụng vốn của MHB Quảng Ninh 2.3.1. Các hình thức sử dụng vốn 2.3.1.1. Hoạt động tín dụng Bảng 9 : Hoạt động cho vay (Đơn vị : triệu đồng) Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Tăng/giảm % Tăng/giảm % Tổng dư nợ 487.550 658.480 1.106.132 179.930 35 447.652 70 Ngắn hạn 424.350 559.960 975.232 135.610 32 415.272 74 Trung và dài hạn 63.200 98.520 130.900 35.320 56 32.380 33 (Nguồn báo cáo tài chính các năm 2005-2007) Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay trong ba năm qua luôn được duy trì cao so với nguồn vốn huy động. Năm 2006 đạt 658.480 triệu đồng tăng 35 % so với năm 2005 và chiếm 112 % so với tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 đạt mức 1.106.1352 triệu đồng tăng 70 % so với năm 2006 và chiếm 106 % so với tổng nguồn vốn huy động trong năm. 2.3.1.2. Hoạt động đầu tư Ngân hàng đầu tư chủ yếu vào các dự án bất động sản, các ngành đang có tốc độ phát triển cao trong tỉnh như là đóng tàu, du lịch, khai thác quặng và các công ty than trong địa bàn. Tuy nhiên trong các năm vừa qua giá trị đầu tư của ngân hàng còn thấp nhưng với sự phát triển nhanh chóng về mọi mặt ngân hàng sẽ ngày càng đầu tư nhiều vào các năm tới. 2.3.2. Tình hình sử dụng vốn huy động Vốn huy động không ngừng tăng lên chưa đủ để đánh giá doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không trong công tác huy động vốn. Nếu huy động vốn nhiều mà cho vay vốn ít thì tình trạng ứ đọng vốn sẽ dẫn đến thua lỗ vi phần tiền không cho vay được vẫn phải trả lãi. Còn nếu như huy động vốn được ít mà nhu cầu cho vay thì nhiều thì rủi ro xảy ra với ngân hàng còn lớn hơn, điều đó dẫn đến tình trạng ngân hàng mất nhiều khách hàng vào các đối thủ cạnh tranh chính trong phạm vi hoạt động. Khi đó ngân hàng phải tìm kiếm các khoản vay với lãi suất cao như vay của các tổ chức tín dụng khác, vay của ngân hàng Nhà nước để cho vay lại. Trong cả hai trường hợp trên lợi nhuận của ngân hàng đều giảm. Như vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng chỉ có thể hoạt động hiệu quả trên cơ sở kết hợp huy động vốn và sử dụng vốn một cách đồng nhất, hiệu quả và an toàn. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH MHB QUẢNG NINH 3.1. Đánh giá hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn của MHB Quảng Ninh 3.1.1. Những kết quả đạt được Công tác huy động vốn là công tác đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động của NH vì vậy hiệu quả công tác huy động vốn quyết định trực tiếp tới sự thành bại của NH trên thương trường. Trong những năm qua với sự nỗ lực của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên nên MHB Quảng Ninh đã đạt được những thành công nhất định: Nguồn vốn tăng trưởng nhanh trong những năm qua trong đó tăng trưởng từ tiêng gửi dân cư và các TCKT khá cao. Làm tốt các công tác như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm cho người trên 50 tuổi, phát hành trai phiếu.. Ngoài ra NH còn theo rõi sát sao tình hình biến động lãi suất trên thị trường nhằm có kế hoạch điều chỉnh cụ thể và phù hợp. Chi nhánh đã tạo được mối quan hệ sâu sắc với khách hang. Bằng nhiều hình thức khác nhau qua thái độ phục vụ nhiệt tình và chuyên nghiệp của nhân viên, qua cơ sở vật chất tốt, qua mạng lưới các phòng giao dich khắp nơi trong tỉnh đã tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hang cũ cũng như mới. Không chỉ quan tâm chu đáo tới các khách hàng thân thuộc ngân hàng còn quan tâm tới những khách hàng tiềm năng. Có được những thành công này chi nhánh đã phấn đấu rất nhiều, không chỉ thực hiện các chính sách lãi suất mềm dẻo mà còn thực hiện chính sách khách hàng hấp dẫn và linh hoạt. Do đó uy tín của NH càng được nâng cao tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của KH. Các năm vừa qua ngân hàng liên tục cho ra đời những sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng thể hiện sự nỗ lực không ngừng của chi nhánh MHB Quảng Ninh nói riêng và của MHB nói chung. 3.1.2. Những tồn tại - Nguồn vốn dưới 12 tháng huy động chưa thực sự hiệu quả dẫn đến tình trạng huy động vốn không tăng trưởng được nhiều trong những năm qua - Mặc dù chi nhánh đã tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng các biện pháp huy động vốn như huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm cho người già … nhằm tăng vốn ổn định song vẫn chỉ là những khách hàng đó chuyển đổi hình thức gửi tiết kiệm để đạt lãi suất cao hơn - Vốn ngoại tệ chưa đáp ứng được mở rộng quy mô đầu tư tín dụng ngoại tệ - Công tác tiếp thị còn hạn chế, chưa thực sự đi vào chiều sâu. 3.1.3. Nguyên nhân của những tồn tại * Khách quan - Nền kinh tế còn chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn, biến động, khó dự đoán về lạm phát, lãi suất, tỷ giá …Do đó tác động đến tâm lý người gửi tiết kiệm, việc gửi tiền tiết kiệm của người dân chủ yếu là gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn bởi hình thức này dễ dàng chuyển đổi mục đich sử dụng vốn sang các hình thức khác như mua vàng, ngoại tệ hay bất động sản. Vì vậy việc huy động vốn trung và dài hạn của ngân hàng gặp nhiều khó

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3571.doc
Tài liệu liên quan