Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳhạn được
thiết kếdành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổchức kinh tếmởtài khoản tại
Techcombank đểthực hiện ngân hàng cầu thanh toán, chi tiêu.
Khách hàng có thểmởtài khoản thanh toán bằng VND, USD, EUR
Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳhạn (hiện tại là 3%năm) và không có
thời hạn cho tài khoản thanh toán.
Khách hàng có thểmởtài khoản chuyên dùng cho mục đích riêng.
Lợi ích
An toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữbằng tiền mặt.
Thuận lợi trong việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua dịch vụ
Homebanking.
Thông qua công nghệbanking online hiện đại (phần mềm Globus), khách hàng
có thểgửi, rút nhiều nơi trên toàn hệthống Techcombank .
Thuận tiện khi có nhu cầu sửdụng sản phẩm dịch vụkhác: ATM, tín dụng, thấu
chi, kiều hối
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5291 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hân tích chất lượng nguồn vốn huy động của Techcombank như thế nào?
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo sản phẩm
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008
STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1
Tiền gửi thanh
toán của tổ
chức, cá nhân 1,977.71 21.30% 3,073.83 20.72% 11,273.59 32.50% 10,191.38 22.48%
2
Tiền gửi tiết
kiệm 4,217.36 45.42% 6,492.21 43.78% 13,202.99 38.06% 24,485.39 54.00%
3
Phát hành
GTCG 186.53 2.01% 192.24 1.30% 1,750.72 5.05% 2,730.55 6.02%
4
Tiền gửi của
TCTD khác 2,903.95 31.27% 5,070.85 34.20% 8,458.90 24.39% 7,938.07 17.51%
TỔNG NGUỒN 9,285.56 100.00% 14,829.14 100.00% 34,686.19 100.00% 45,345.39 100.00%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính - Techcombank
A(Năm
Năm
2005 Năm 2006 Năm 2007
Quí 1 năm 2008
Qui mô Qui mô
Tốc độ
tăng Qui mô
Tốc độ
tăng Qui mô
Tốc độ
tăng
TECHCOMBANK 6,195.07 9,566.04 54.41% 24,476.58 155.87% 31,155.94 27.29%
SACOMBANK 10,478.96 34,936.47 233.40% 44,026.67 26.02% 52,598.12 19.47%
ACB 19,984.92 29,394.70 47.08% 55,283.10 88.07% - -
ĐÔNG Á 6,513.80 9,271.35 42.33% 14,372.88 55.02% - -
EXIMBANK 8,352.11 13,141.18 57.34% 22,906.12 74.31% - -
37
Đồ thị 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
Techcombank theo sản phẩm
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Tỷ trọng năm
2005
Tỷ trọng năm
2006
Tỷ trọng năm
2007
Tỷ trọng 6
tháng 2008
Tiền gửi của TCTD khác
Phát hành GTCG
Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi thanh toán của tổ
chức, cá nhân
Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều
hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cư trong xã hội, tăng cường nguồn vốn
hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua Techcombank đã áp dụng nhiều hình thức huy
động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng
doanh số huy động. Tiền gửi của tổ chức, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm tăng qua các
năm (bảng 2).
Tiền gửi thanh toán có sự gia tăng về qui mô và tỷ trọng qua các năm (Bảng 2).
Năm 2007 tăng 11.78% so với năm 2006. Điều này thể hiện sự quan tâm của
Techcombank trong việc tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ. Techcombank đã liên tục
cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu đến
khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Thêm vào đó là việc gia tăng mạng lưới giao
dịch trên khắp tỉnh thành đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng
38
trên phạm vi toàn quốc, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng
internet vào giao dịch ngân hàng.
Tuy nhiên tiền gửi thanh toán 6 tháng đầu năm 2008 giảm về tỷ trọng khoản
10% đạt 22.48 % (bảng 2). Điều này thể hiện sự thiếu vốn của ngân hàng nói chung
cũng như của Techcombank nói riêng qua chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tình
hình lạm phát gia tăng kéo dài, sự cạnh tranh gia tăng lãi suất tiết kiệm đột biến từ
9.25% 12% 14% 15.5% 17% 18% 19%. Dẫn đến sự dịch chuyển vốn
từ tiền gửi thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 1 tuần- 2 tuần đến 1
tháng.
Tiền gửi tiết kiệm tăng về qui mô qua các năm đạt 4.217,36 tỷ (năm 2005);
6.492,21 tỷ (năm 2006); 13.202,99 tỷ (năm 2007); 24.485,39 tỷ (6 tháng đầu năm
2008). Hơn nữa, việc phát hành giấy tờ có giá tăng qua các năm đạt 186, 53 tỷ (năm
2005), 192,24 (năm 2006); 1.750.72 t ỷ (năm 2007); 2.730.55 tỷ năm 2008. Chứng tỏ
Techcombank đã không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm đáp ứng
nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan tâm và
hưởng ứng như Chứng chỉ lộc xuân (năm 2006), tài lộc đón xuân (năm 2007) tiết kiệm
trúng Mercedes, tiết kiệm siêu may mắn (năm 2008). Ngoài ra, chùm sản phẩm trong
hệ thống “siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nổ lực cải tiến về công
nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), tiết kiệm trả lãi
định kỳ (cho phép khách hàng lĩnh lãi theo tháng hoặc theo quí tại bất kỳ điểm giao
dịch của Techcombank, tiết kiệm giáo dục- tích luỹ bảo gia (sản phẩm liên kết ngân
hàng- bảo hiểm), tiết kiệm Fast saving (hưởng lãi suất bậc thang) khách hàng có thể
tiếp cận vơi các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tiền gửi của
tổ chức, cá nhân (bảng 1). Điều này đòi hỏi Techcombank cần phải nghiên cứu sâu hơn
nhằm gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm. So
với năm 2007, 6 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ
39
Đồ thị 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
Techcombank theo thị trường
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Tỷ trọng năm
2005
Tỷ trọng năm
2006
Tỷ trọng năm
2007
Tỷ trọng 6 tháng
2008
Thị trường 2
Thị trường 1
chức kinh tế, cá nhân giảm 10% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng đến 15.4%.
Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho
vay vượt quá mức độ hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiền gửi
tiết kiệm ồ ạt.
Trong khi đó tiền gửi của các TCTD ít biến động và giảm. Cuối năm 2007 là
24.39%, giảm 9.81% so với năm 2006; 6 tháng đầu năm 2008 là 17.51% trong tổng
vốn huy động thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn cũng như việc cắt giảm phần nào
chi phí huy động vốn của Techcombank.
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo thị trường
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008
STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1 Thị trường 1 6,381.61 68.73% 9,758.29 65.80% 26,227.29 75.61% 37,407.32 82.49%
2 Thị trường 2 2,903.95 31.27% 5,070.85 34.20% 8,458.90 24.39% 7,938.07 17.51%
Tổng nguồn
vốn 9,285.56 100.00% 14,829.14 100.00% 34,686.19 100.00% 45,345.39 100.00%
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Techcombank
40
Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các TCKT và dân
cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM xét trên hai khía cạnh ổn
định và chi phí. Qua số liệu Bảng 3 cho thấy nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của
Techcombank tương đối ổn định và tăng qua các năm qua các năm. Riêng năm 2006
có giảm 2.93%. Năm 2006 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng
khoán, lượng vốn nhàn rỗi từ dân cư đổ vào thị trường này tăng lên ồ ạt. Thực tế đó đã
dẫn đến sự giảm sút trong quá trình huy động vốn của NHTM nói chung và
Techcombank nói riêng. Tuy nhiên bước sang năm 2007 nguồn vốn trên thị trường 1
tăng trở lại, tăng 9.81%.Và 6 tháng đầu năm 2008 tăng 6.88 %. thể hiện sự quyết tâm
rong công tác huy động vốn của Techcombank. Hơn nữa thời điểm cuối năm 2007 đầu
năm 2008 chứng kiến sự đóng băng, giảm sút mạnh của thị truờng chứng khoán, sự gia
tăng nguồn tiền gửi của ngân hàng do lãi suất tiết kiệm tăng vọt. Trong khi đó vốn huy
động trên thị trường 2, tức là trên thị trường liên ngân hàng của Techcombank ngày
càng giảm về tỷ trọng, thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn huy động. Vốn huy động
của Techcombank không phụ thuộc vào nguồn vốn huy động từ thị trường 2 để cấp
vốn cho việc phát triển danh mục cho vay và đầu tư.
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn trên thị trường 1
ĐVT: tỷ đồng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008
STT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
1
Tiền gửi không
kỳ hạn 1,480.20 23.19% 2,032.61 20.83% 4,855.47 18.51% 4,124.52 11.03%
2
Tiền gửi và
GTCG có kỳ hạn 4,901.41 76.81% 7,725.68 79.17% 21,371.82 81.49% 33,282.80 88.97%
Tổng nguồn vốn
thị trường 1 6,381.61 100.00% 9,758.29 100.00% 26,227.29 100.00% 37,407.32 100.00%
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Techcombank
41
Đồ thị 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của
Techcombank theo kỳ hạn trên thị trường 1
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Tỷ trọng năm
2005
Tỷ trọng năm
2006
Tỷ trọng năm
2007
Tỷ trọng 6 tháng
2008
Tiền gửi và
GTCG có kỳ
hạn
Tiền gửi
không kỳ hạn
Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn của các
khoản tiển gửi (Bảng 4) cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn tuy tăng về số lượng nhưng
tỷ trọng có chiều hướng giảm qua các năm 23.19% (năm 2005), 20.83% (năm 2006),
18.51% (năm 2007), 11.03% (6 tháng đầu năm 2008). Điều này không thật sự phù hợp
cho Techcombank - một ngân hàng đẩy mạnh định hướng ngân hàng bán lẻ, chủ yếu là
cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêu dùng, bổ sung vốn lưu động của cá nhân và
doanh nghiệp. Lý ra tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ lệ tương đối so với tiền gửi có
kỳ hạn để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp. Ngoài ra cũng cho thấy việc phát triển
các dịch vụ thanh toán của Techcombank chưa thật sự tạo tạo ra được nhiều tiện ích
42
trên các tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, do đó không thu hút được nhiều
vốn qua kênh này.
2.2.3.2 Phân tích nguồn vốn huy động
Qua việc phân tích qui mô và cơ cấu của các nguồn vốn trong tổng nguồn vốn,
chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn của Techcombank. Tuy
nhiên, mỗi nguồn vốn có những đặc điểm riêng và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác
nhau, sự biến động của chúng cũng tác động khác nhau đến tổng nguồn vốn cũng như
chi phí của nó, do vậy cần phải đi sâu phân tích từng nguồn vốn huy động. Để phân
tích nguồn vốn huy động, ta sử dụng công thức CT2 trong chương 1.
Phân tích tiền gửi thanh toán của các TCKT và dân cư
Bảng 5: Phân tích Tiền gửi thanh toán của TCKT và dân cư của Techcombank
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
6 tháng
2008
1 Không kỳ hạn 1,463.31 2,226.18 5,113.21 4,114.26
Tỷ trọng (%) 73.99% 72.42% 45.36% 40.37%
Tốc độ tăng trưởng (%) 52.13% 129.69% -19.54%
2 Có kỳ hạn 514.40 847.65 6,160.38 6,077.12
Tỷ trọng 26.01% 27.58% 54.64% 59.63%
Tốc độ tăng trưởng 64.78% 626.76% -1.35%
Tổng tiền gửi thanh toán 1,977.71 3,073.83 11,273.59 10,191.38
Tổng vốn huy động 9,285.56 14,829.14 34,686.19 45,345.39
Tỷ trọng trong tổng VHĐ 21.30% 20.73% 32.50% 22.48%
Tốc độ tăng trưởng 55.42% 266.76% -9.60%
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Techcombank
43
Đồ thị 4: Phân tích Tiền gửi thanh toán của TCKT và dân
cư của Techcombank
1,463.31
2,226.18
5,113.21
4,114.26
514.40 847.65
6,160.38 6,077.12
0.00
1,000.00
2,000.00
3,000.00
4,000.00
5,000.00
6,000.00
7,000.00
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng
2008
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn
Bảng 5 cho thấy tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng huy động vốn tăng qua
các năm: 21.3% (năm 2005), 20.73% (năm 2006), 32.5% (năm 2007). Tỷ trọng nguuồn
vốn thanh toán tăng cho thấy Techcombank đã và đang chú trọng đến các biện pháp
khơi tăng nguồn vốn này, coi đây là một nguồn vốn ổn định và có lãi suất đầu vào thấp.
Techcombank đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh
toán cũng như giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Chùm sản phẩm
ngân hàng điện tử đi kèm với tài khoản thanh toán như Fast-i bank, F@st-e bank, F@st
mobiPay đã thoả mãn nhu cầu ngân hàng tại gia cho khách hàng. Thêm vào đó,
Techcombank đã không ngừng đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, đa dạng hoá các sản
phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng: sản phẩm thẻ trao ngay F@stAccess-i,
sản phẩm thẻ F@stAccess, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank visa.
Nhờ các nỗ lực cải tiến và đa dạng hoá các dòng sản phẩm thẻ, tổng số thẻ phát
hành tăng hơn 100% qua các năm, luỹ kế 6 tháng năm 2008 đạt 415.000 thẻ ( bảng 5.1)
Độ bao phủ của mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng trên phạm vi
toàn quốc, đặc biệt tại các trung tâm kinh tế chính trị lớn. Tính đến cuối năm 2006, số
44
lượng đơn vị chấp nhận thẻ đạt 2.319 cái, năm 2007 đạt 2.300 cái. Số lượng máy ATM
được lắp đặt tăng từ 98 máy (năm 2006), 168 máy (năm 2007), 253 máy (6 tháng năm
2008).
Từ đó cũng góp phần làm gia tăng số lượng khách hàng giao dịch. Số lượng
khách hàng doanh nghiệp tăng đáng kể hơn 1.5 lần từ 9.285 khách hàng năm 2006 lên
14.848 năm 2007, và hơn 1.3 lần từ 14.848 năm 2007 lên 20.411 sáu tháng đầu năm
2008. Số lượng khách hàng cá nhân cũng tăng lần lượt là 1.8 lần năm 2006 so với năm
2005; 2.3 lần năm 2007 so với năm 2006 và sáu tháng đầu năm 2008 tăng 1.03 lần so
với năm 2007 (bảng 5.2)
Bảng 5.2 : SỐ LƯỢNG KHÁCH HÀNG TECHCOMBANK
ĐVT: người
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
6 tháng đầu năm
2008
Số lượng khách hàng cá nhân 78.725 144.817 344.817 356.279
Số lượng khách hàng doanh
nghiệp 9.285 14.848 20.411
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007
Thêm vào đó, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới
hoạt động lên 142 chi nhánh và điểm giao dịch, cùng với chỉ thị của Chính phủ về việc
Bảng 5.1 : Số lượng thẻ của Techcombank
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006
Năm
2007
6 tháng
đầu năm
2008
Số lượng thẻ phát hành (cái) 16.150 32.718 78.436 200.000 415.000
Tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ
phát hành (%) 102.59% 139.73% 154.98% 107.50%
Số dư bình quân tài khoản (thẻ triệu
VND) 3.78 3.09 2.75 4.00 4.10
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2005, 2006, 2007
45
trả lương qua tài khoản cũng góp phần tạo ra một thị trường to lớn về tài khoản thanh
toán cho Techcombank, nâng cao số dư tiền gửi ổn định trên tài khoản thanh toán.
Techcombank đã có thị phần đáng kể nhờ vệc trả lương cho hàng chục ngàn cán bộ
nhân viên như: Bộ tư pháp, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ công thương, Bảo Việt nân thọ,
Vietnam Airlines, Pacific Airline,các trừơng học….Số lượng khách hàng doanh nghiệp
tăng lên từ 1,575 khách hàng trong năm 2005 lên 2,073 khách hàng trong năm 2006,
tốc độ tăng trưởng là 31.6%.
Tuy nhiên tiền gửi thanh toán 6 tháng đầu năm 2008 giảm về tỷ trọng khoảng
10% đạt 22.48 % và giảm về tốc độ tăng trưởng -9.6% (Bảng 5). Điều này phần nào do
chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, tình trạng khan hiếm vốn dẫn đến việc gia tăng
đột biến lãi suất tiết kiệm. Từ đó dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ tiền gửi thanh toán
sang hình thức tiết kiệm 1 tuần đến 1 tháng.
Tuy nhiên, nếu xét cơ cấu tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trong tổng tiền
gửi thanh toán ta thấy mặc dù tiền gửi không kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng tăng qua các
năm (năm 2006 là 52.13%, năm 2007 là 129.6%) nhưng tỷ trọng của nó lại giảm dần
qua các năm (thứ tự năm 2005, 2006, 2007, 6 tháng đầu năm 2008 là 73.99%; 72.42%;
45.36%; 40.37%) (bảng 5). Điều đó chứng tỏ các giải pháp đưa ra chưa thực sự mang
lại hiệu quả. Một nguyên nhân quan trọng là việc ứng dụng công nghệ thông tin của
Techcombank còn chậm, chưa hỗ trợ nhiều tiện ích cho khách hàng và do vậy chưa hấp
dẫn khách hàng gửi tiền và thanh toán thông qua ngân hàng. Vào ngày 05/12/2003
Techcombank mới chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp
tác với Vietcombank), ngày 29/09/2005 khai trương phần mềm chuyển mạch và quản
lý thẻ của hãng Compass Plus, ngày 15/12/2006 ra mắt thẻ thanh toán quốc tế
Techcombank Visa trong khi dịch vụ này đã khá phổ biến ở các ngân hàng khác. Hiện
tại việc sử dụng thẻ chưa tốt, máy rút tiền chưa nhiều, giải quyết tra soát thẻ chậm. Đây
là một bất lợi khá lớn trong việc huy động vốn từ kênh này.
46
Đồ thị 5: Phân tích Tiền gửi tiết kiệm của Techcombank
16.89 6.44 17.55 10.25
4,200.48
6,485.77
13,185.44
24,475.14
0.00
5,000.00
10,000.00
15,000.00
20,000.00
25,000.00
30,000.00
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng
2008
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn
Phân tích tiền gửi tiết kiệm
Bảng 6: Phân tích Tiền gửi tiết kiệm của Techcombank
ĐVT: Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
6 tháng
2008
1 Không kỳ hạn 16.89 6.44 17.55 10.25
Tỷ trọng (%) 0.40% 0.10% 0.13% 0.04%
Tốc độ tăng trưởng (%) -61.89% 172.67% -41.57%
2 Có kỳ hạn 4,200.48 6,485.77 13,185.44 24,475.14
Tỷ trọng 99.60% 99.90% 99.87% 99.96%
Tốc độ tăng trưởng 53.79% 103.30% 85.62%
Tổng tiền gửi tiết kiệm 4,217.36 6,492.21 13,202.99 24,485.39
Tổng vốn huy động 9,285.56 14,829.14 34,686.19 45,345.39
Tỷ trọng trong tổng VHĐ 45.42% 43.78% 38.06% 54.00%
Tốc độ tăng trưởng 53.94% 103.37% 85.45%
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Techcombank
Đối với hầu hết các NHTM, nguồn tiền gửi tiết kiệm chiếm một tỷ trọng khá lớn
và ổn định. Mặc dù, tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm trong tổng nguồn vốn huy động có giảm
47
Đồ thị 6: Lãi suất huy động vốn VND (%/năm)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
07
/07
19
/02
/08
09
/04
/08
02
/05
/08
19
/05
/08
20
/05
/08
21
/05
/08
27
/05
/08
29
/05
/08
03
/06
/08
09
/06
/08
11
/06
/08
21
/07
/08
12
/08
/08
Kỳ hạn 03 tháng
Kỳ hạn 06 tháng
Kỳ hạn 12 tháng
nhẹ qua các năm: 45.42% (năm 2005); 43.78% (năm 2006); 38.06% (năm 2007); 54%
(6 tháng đầu năm 2008), tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm tăng rất mạnh. Năm 2006
tăng 53.94%, năm 2007 tăng 103.37% và 6 tháng đầu năm 2008 tăng 85.45% (bảng 6).
Chứng tỏ Techcombank đã không ngừng đầu tư nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm
đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm này được khách hàng rất quan
tâm và hưởng ứng như Chứng chỉ lộc xuân (năm 2006), tài lộc đón xuân (năm 2007)
tiết kiệm trúng Mercedes, tiết kiệm siêu may mắn (năm 2008). Ngoài ra, chùm sản
phẩm trong hệ thống “siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nổ lực cải
tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), tiết
kiệm trả lãi định kỳ (cho phép khách hàng lĩnh lãi theo tháng hoặc theo quí tại bất kỳ
điểm giao dịch của Techcombank, tiết kiệm giáo dục- tích luỹ bảo gia (sản phẩm liên
kết ngân hàng- bảo hiểm), tiết kiệm Fast saving (hưởng lãi suất bậc thang) khách hàng
có thể tiếp cận vơi các tiện ích toàn diện cho một cuộc sống hiện đại.
Tuy nhiên nhân tố góp phần rất lớn trong việc tăng tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm
trong 6 tháng đầu năm 2008 là vần đề lãi suất.
48
Việc tăng lãi suất tiết kiệm là điều không thể tránh khỏi đối với Techcombank
nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung trong tình hình hiện nay. Điều
này đã đặt áp lực lên mục tiêu lợi nhuận của Techcombank. Lãi suất đầu vào tăng
mạnh trong khi lãi suất đầu ra (lãi suất cho vay) bị giới hạn ở mức tối đa là 21%, các
khoản phí liên quan đến khoản vay đã bị cắt bỏ. Nếu cứ duy trì lãi suất kiểu này,
Techcombank sẽ mất cân đối về cơ cấu nguồn vốn và mất an toàn. Hơn nữa nhìn vào
bảng 6 và đồ thị 5 ta thấy tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao, gần như tuyệt
đối so với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Do đó việc tìm kiếm những nguồn vốn rẻ để
giảm chi phí đầu vào là hết sức cần thiết.
2.2.4 Quản trị nguồn vốn tại Techcombank
2.2.4.1 Đánh gía mức độ đủ vốn
Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các NHTM Nhà nước đều có tỷ lệ an toàn vốn
tối thiểu thấp (bình quân từ 5 - 6%), chưa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế thì hệ số
CAR của Techcombank đã đạt khá cao, thể hiện mức độ an toàn về vốn của
Techcombank cao. Hệ số an toàn vốn đã điều chỉnh theo mức độ rủi ro (hệ số CAR) là
11.86% (6 tháng đầu năm 2008), cao hơn nhiều so với quy định 8% theo Hiệp ước Basel
và gần tương đương với các ngân hàng trong khu vực (Singapore 18,2; Hong Kong 15,6;
Malaysia 15,3; Thái Lan 12,2).
Bảng 7: Xác định hệ số CAR của Techcombank
Chỉ tiêu
Năm
2005
Năm
2006 Năm 2007
6 tháng
2008
Vốn chủ sở hữu 863.76 1.571,83 3.134,85 3.631,90
Tài sản Có điều chỉnh theo mức độ rủi ro (tỷ VND) 5.494,88 9.096,24 21.922,06 30.632,09
Hệ số CAR 15.72 17.28 14.3 11.86
Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Techcombank
Tuy nhiên hệ số CAR có sự giảm nhẹ qua các năm có nghĩa là tài sản Có điều
chỉnh theo mức độ rủi ro có tốc độ tăng nhanh hơn so với vốn chủ sở hữu. Do vậy,
49
Techcombank cần phải tăng vốn điều lệ để giữ vững mức độ an toàn vốn cho ngân
hàng.
Theo báo cáo của Moody’s ngày 4/6/08, Techcombank được đánh giá cao về
sức mạnh tài chính nội tại, đặc biệt là khả năng duy trì thanh khoản tốt trong bối cảnh
thị trường gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Điều này thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ cho
vay/nguồn vốn ổn định luôn được Techcombank duy trì ở mức an toàn nhất trong hệ
thống ngân hàng Việt Nam 82% với xu hướng phấn đấu xuống 80% trong thời gian tới.
Điều đặc biệt là tỷ lệ này ở đồng USD là rất tốt ở mức 77%, cho thấy Techcombank đã
duy trì được thanh khoản khá cân bằng.
Moodys đặc biệt đánh giá cao khả năng kiềm chế nợ xấu của Techcombank, khi
tỷ lệ này rất thấp ở mức 2,4%, đạt điểm cao nhất so với cùng nhóm, trong khi đó, hiệu
quả hoạt động 4 tháng đầu năm vẫn ở mức tốt. Về tổng thể sức mạnh tài chính,
Moodys đánh giá Techcombank ở mức dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và
ở vị trí có thể “trợ giúp” các ngân hàng nhỏ khác bất cứ lúc nào cần. Điều đặc biệt là
Techcombank vẫn tiếp tục được Moodys đánh giá ngang bằng với định mức tín nhiệm
quốc gia - Việt Nam ở chỉ số tiền gửi nội tệ và ngoại tệ.
Trong những tháng đầu năm 2008, Techcombank là ngân hàng có tốc độ huy
động dân cư cao nhất hệ thống. Đây là nguồn vốn ổn định nhất, giúp Techcombank
duy trì được sức mạnh thanh khoản và đồng thời cũng thể hiện niềm tin của người gửi
tiền trước những biến động của nền kinh tế. Lãi suất huy động của Techcombank luôn
được duy trì ở mức thấp, an toàn và nằm trong top các ngân hàng dẫn đầu. Cùng với
BIDV và ACB, Techcombank là một trong ba tổ chức đầu tiên và duy nhất được
Moodys xếp hạng và là những chỉ báo quan trọng cho hệ thống ngân hàng Việt Nam
nói chung.
Techcombank là ngân hàng cổ phần đầu tiên được Moodys đánh giá năm 2006
và là ngân hàng được đánh giá cao nhất của Việt Nam về chỉ số năng lực tài chính nội
tại BFSR.
50
2.2.4.2 Chi phí huy động vốn
Để phân tích chi phí vốn huy động, hiện nay Techcombank vẫn sử dụng chủ yếu
phương pháp chi phí bình quân.
Bảng 8: Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của Techcombank
ĐVT: VND %/tháng; USD %/năm
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 6 tháng 2008 Chỉ tiêu VND USD VND USD VND USD VND USD
Lãi suất đầu vào bình quân (1) 8.7 3.3 9.1 4.3 9.5 5.5 17.5 6.1
Lãi suất đầu ra bình quân (2) 11.7 4.3 12.5 5.2 13.8 7.0 19.5 7.5
Chênh lệch (2)-(1)
3.2 1 3.4 0.9 4.3 1.5 2.0 1.4
Nguồn: Phòng Kế toán Tài chính Techcombank
Trong đó: Lãi suất bình quân đầu vào được xác định theo công thức tính tỷ suất
sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí đã trình bày ở trang 14 chương 1.
Lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ giữa tổng lãi phải thu theo cam kết
chia cho tổng tài sản có sinh lời bình quân.
Quan sát bảng số liệu 8, ta thấy ngân hàng vẫn duy trì được mức chênh lệch lãi
suất dương. Năm 2008 độ chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm hơn so
với các năm trước là do tình hình kinh tế - xã hội trong nước có nhiều khó khăn, có
những diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng: lạm phát gia tăng kéo
dài, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, lãi suất huy động luôn đứng ở mức cao.
Các NHTM liên tục điều chỉnh tăng lãi suất đầu và áp dụng nhiều hình thức khuyến
mãi để thu hút khách hàng, trong khi đó tốc độ giải ngân tín dụng chậm lại, lãi suất cho
vay bị giới hạn và không thu các phí liên quan đến giải ngân.
51
2.3 Đánh giá về tình hình huy động vốn tại Techcombank
Qua phân tích thực trạng nguồn vốn huy động của Techcombank giai đoạn
2005– 2008, chúng ta thấy về cơ bản hoạt động huy động vốn có xu hướng tăng trưởng
ổn định với cơ cấu tương đối hợp lý đảm bảo một hoạt động kinh doanh tổng thể, an
toàn cho ngân hàng, từ đó mang lại kết quả kinh doanh tốt cho ngân hàng.
2.3.1 Những kết quả đạt được
Một là, Nguồn vốn huy động của Techcombank luôn giữ được tốc độ tăng
trưởng cao. Techcombank luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để khơi tăng nguồn vốn huy
động như đề ra nhiều loại kỳ hạn với những hình thức trả lãi khác nhau, mở rộng các
hình thức huy động tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu… Đồng thời
Techcombank cũng huy động được một khối lượng vốn lớn từ các định chế tài chính
và các TCTD trong nước để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Hai là, Các sản phẩm tiết kiệm ngày càng được cải tiến đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Hàng loạt sản phẩm tiết kiệm mới : tiết kiệm F@st-savings và
F@st-invest (mang tính năng như một tài khoản thanh toán, được hưởng lãi suất tiết
kiệm bậc thang); tiết kiệm đa năng (rút gốc linh hoạt bằng thẻ F@st Uni hoặc tại bất kỳ
đại điểm giao dịch của Techcombank (tháng 7/2006)); tiết kiệm nhận lãi định kỳ (trả
lãi linh hoạt theo nhu cầu khách hàng như nhận lãi trước, định kỳ hàng tháng, quý,
năm…(tháng 8/2006)); tiết kiệm lãi suất cao, được tham gia trúng thưởng như tài lộc
đón xuân (tháng1/2007), tíêt kiệm gửi Techcombank trúng Mercedes(qúy 3/2007), tiết
kiệm Siêu may mắn (tháng 1/2008); tiết kiệm tích luỹ bảo gia (tiết kiệm hướng tới mục
tiêu tích luỹ dài hạn cho tương lai)
Ba là, Sản phẩm tiền gửi thanh toán liên tục được hoàn thiện, tăng thêm tiện ích
cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Noi dung luan van Ha Oanh K15.pdf