Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang

Chi ngân sách nhà nước là lĩnh vực vô cùng quan trọng, nó tác

động trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế – xã hội. Chi đúng, đủ, kịp

thời, là góp phần làm giàu nền kinh tế, ổn định đời sống, chính trị xã hội.

Chi saigây lãngphí,làmnghèo đất nước, xã hội thiếu công bằng,vănminh.

Trong 5 năm qua Kho bạc nhà nước Tiền Giang đã thực hiện chi ngân sách

nhà nước16.896.729 triệu đồng, doanh sốchi tăng dần qua cácnăm:

Năm2004: 2.138.337 triệu đồng

Năm2005: 2.876.736 triệu đồng

Năm2006: 3.289.389 triệu đồng

Năm2007: 3.765.315 triệu đồng

Năm2008: 4.826.952 triệu đồng

pdf74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát chi thường xuyên qua kho bạc Nhà nước tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hồi số kinh phí tạm cấp.  Chi ứng trước dự toán cho năm sau: Được thực hiện đối với những dự án cần chuẩn bị để chi tiêu cho năm tới. Mức ứng trước không vượt quá 20% dự toán chi NSNN theo từng lĩnh vực. KBNN thực hiện thu hồi vốn ứng trước theo quyết định của Bộ trưởng BTC hoặc Chủ tịch UBND tuỳ theo từng cấp ngân sách. 2.4.4.Kiểm soát và lưu giữ chứng từ tại KBNN  Đối với những khoản chi KBNN thanh toán trực tiếp: ĐVSDNS phải gửi KBNN toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan để kiểm soát. KBNN kiểm tra các hồ sơ, chứng từ, đóng dấu “ Đã thanh toán” và trả lại cho đơn vị. KBNN chỉ lưu dự toán NSNN được duyệt; bảng đăng ký biên chế, quỹ lương, học bổng, sinh hoạt phí; hợp đồng mua bán hàng hoá, 32 thiết bị, sửa chữa tài sản; quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu; quyết định chỉ định thầu, phiếu giá thanh toán, bảng kê thanh toán.  Đối với những khoản thanh toán tạm ứng: • Trường hợp thanh toán tạm ứng các khoản mua sắm, sửa chữa nhỏ, các ĐVSDNS phải mang toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan đến KBNN theo qui định đã nêu ở phần 2.4.1. điều kiện cấp phát thanh toán và ở mục “ có đủ hồ sơ chứng từ” ở trên để Kho bạc kiểm soát và lưu giữ chứng từ như trường hợp KBNN thanh toán trực tiếp. • Trường hợp thanh toán tạm ứng đối với những khoản chi thường xuyên khác, ĐVSD NSNN lập 02 liên “bảng kê chứng từ thanh toán” gửi KBNN, KBNN kiểm tra và lưu 01 liên. ĐVSDNS chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của bảng kê chứng từ thanh toán. 2.4.5. Qui trình chi NSNN qua KBNN Ghi chú: (1) Gửi hồ sơ, chứng từ; (2) Xử lý chứng từ: Thực hiện kiểm soát đối chiếu các khoản chi so với dự toán NSNN giao, đảm bảo có trong dự toan được cơ quan Nhà nước có 33 thẩm quyền giao. Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo qui định đối với từng khoản chi. kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN. Trường hợp đảm bảo đầy đủ các điều kiện chi trả theo quy định, KBNN thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị. Trường hợp chưa đủ điều kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng tạm ứng, KB làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị . Trường hợp không đủ điều kiện chi theo quy định, KB được phép từ chối chi trả, thanh toán và thông báo cho đơn vị, đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định từ chối của mình. Sau khi kế toán thực hiện kiểm soát xong trình kế toán trưởng ký (3) Trình Giám đốc KBNN duyệt; (4) Chuyển tiền (chuyển khoản), kế toán lựa chọn kênh thanh toán phù hợp để chuyển tiền; (5) Chuyển chứng từ tiền mặt từ Kế toán sang Kho quỹ; (6) Chi hoặc thu tiền, đồng thời thủ quỹ trả chứng từ tiền mặt cho khách hàng; (7) Trả hồ sơ (kiểm soát chi), chứng từ kế toán đã xử lý xong, không phải chứng từ tiền mặt. 2.5. Kết quả thực hiện kế hoạch chi giai đoạn 2004 đến 2008 Chi ngân sách nhà nước là lĩnh vực vô cùng quan trọng, nó tác động trực tiếp đến sự vận hành của nền kinh tế – xã hội. Chi đúng, đủ, kịp thời, là góp phần làm giàu nền kinh tế, ổn định đời sống, chính trị xã hội. Chi sai gây lãng phí, làm nghèo đất nước, xã hội thiếu công bằng, văn minh. Trong 5 năm qua Kho bạc nhà nước Tiền Giang đã thực hiện chi ngân sách nhà nước 16.896.729 triệu đồng, doanh số chi tăng dần qua các năm: Năm 2004: 2.138.337 triệu đồng Năm 2005: 2.876.736 triệu đồng Năm 2006: 3.289.389 triệu đồng Năm 2007: 3.765.315 triệu đồng Năm 2008: 4.826.952 triệu đồng Số liệu trên được thể hiện qua báo cáo chi ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Tiền Giang từ năm 2004 – 2008 như sau:(xem bảng 1) 34 Bảng 1 : BÁO CÁO CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Chi dự toán kinh phí thường xuyên 877.296 1.041.357 1.242.034 1.466.978 1.744.370 2.Chi chương trình mục tiêu 35.698 60.861 51.603 37.185 36.462 3.Chi đầu tư xây dựng cơ bản 63.853 502.653 572.319 754.700 1.879.534 4. Chi bằng lệnh chi tiền 172.394 1.273.158 1.378.682 1.416.844 2.166.586 Tổng cộng 2.138.337 2.876.736 3.289.389 3.675.715 4.826.952 (Nguồn: Kho bạc nhà nước Tiền Giang) Qua báo cáo tổng chi hàng năm cho thấy nhiệm vụ chi, qui mô và phạm vi hoạt động của hệ thống kho bạc nhà nước về lĩnh vực chi ngân sách nhà nước ngày càng mở rộng. Năm 2005 tăng 34,5% hay tăng 738.399 triệu đồng so với năm 2004, năm 2006 tăng 14,3% tương đương 502.653 triệu đồng so với năm 2005; năm 2007 tăng 11,7 % tương đương 386.326 triệu đồng so với năm 2006 và đến năm 2008 tăng 31.3 % tương đương 1.151.237 triệu đồng so với năm 2007 và đạt 99,9% so với dự toán được giao. Do ảnh hưởng của các nhân tố: - Chi bằng dự toán kinh phí thường xuyên năm 2006 tăng do điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 290.000 đồng lên 350.000 đồng làm doanh số chi tăng 14,3%và đến năm 2007 lại điều chỉnh tiền lương tối thiểu từ 350.000 đồng lên 450.000 đồng làm doanh số chi thường xuyên năm 2007 tăng 11,7% so năm 2006 và năm 2008 thực hiện điều chỉnh lương từ 450.000 lên 540.000đồng làm tăng 31,3% so năm 2007. Mặt khác trong 35 năm 2005 thực hiện giao kinh phí tự chủ một số đơn vị thí điểm, từ năm 2006, đến 2008 thực hiện giao kinh phí tự chủ hầu hết các đơn vị sử dụng dự toán ngân sách nhà nước nên số chi tăng chủ yếu là do điều chỉnh tiền lương tối thiểu tăng, các khoản chi hành chính thì theo định mức qui định, nên không thay đổi biến động nhiều. Ngoài ra, do khoán kinh phí hoạt động nên các đơn vị chi tiêu rất tiết kiệm, từ đó thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức các đơn vị do tiết kiệm chi tăng đáng kể. - Chi đầu tư xây dựng cơ bản qua Kho bạc nhà nước: Trong 5 năm, khoản chi này ngày càng tăng, năm sau số lượng công trình nhất là các công trình trọng điểm, qui mô lớn nhiều hơn năm trước. Năm 2004 với 520 công trình, số tiền 63.858 triệu đồng thì năm 2005 số công trình 2.030 với số tiền 502.653 triệu đồng tăng 787,1%; đến năm 2006 số công trình 2.653 và số tiền 69.666 triệu đồng, tăng 13,8% so năm 2005 và đến năm 2008 có 4.015 công trình với số tiền tăng so với năm 2007 là 1.124.834 triệu đồng tương đương tăng 249 % - Chi ngân sách nhà nước các cấp Hiện nay Kho bạc nhà nước Tiền Giang đang thực hiện chi ngân sách nhà nước cho 4 cấp ngân sách bao gồm: Ngân sách nhà nước Trung ương: có 40 đơn vị;Ngân sách nhà nước Tỉnh: 162 đơn vị; Ngân sách nhà nước Huyện: 256 đơn vị;Ngân sách nhà nước Xã, Thị trấn: 198 đơn vị Với tổng chi các năm như sau (xem bảng 2 ) Bảng 2 : KẾT QUẢ CHI NGÂN SÁCH THEO CẤP NGÂN SÁCH Đơn vị tính: triệu đồng Cấp ngân sách Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thực hiện Thực hiện Thực hiện Dự toán % so thực hiện năm 2006 % so thực hiện năm 2007 % so dự toán 1.Trung ương 302.838 280.465 1.270.101 1.270.200 319 352 99,9 2.Tỉnh 2.033.925 1.932.072 2.050.334 2.051.000 0,8 6 99,8 36 3.Huyện 726.303 952.189 1.171.518 1.172.000 61 1,7 99,9 4. Xã 226.323 310.989 334.999 335.000 28 7,7 99,9 Tổng cộng 3.289.389 3.675.715 4.826.952 4.828.200 47 31 99,9 (Nguồn : Kho bạc nhà nước Tiền Giang) 2.6. Về tình hình thực hiện kiểm soát chi: Số liệu báo cáo kiểm soát chi tại KBNN Tiền Giang qua các năm thể hiện ở bảng 3 Bảng 3: TÌNH HÌNH KIỂM SOÁT CHI QUA KBNN TIỀN GIANG (Năm 2004 đến 2008) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 1.Tổng chi đã qua KSC(triệu đồng) 877.296 1.041.357 1.242.034 1.466.987 1.744.370 2.Đơn vị chưa chấp hành đúng điều kiện chi qui định(đv) 243 283 300 528 484 3.Tổng số món từ chối T.toán(món) 388 379 435 642 959 4. Tổng số tiền từ chối T.toán(triệu đ) 2.016 2.324 3.454 6.460 17.909 Trong đó: - Vượt, không có dự toán(triệu đ) 512 1.362 892 1.749 1.684 - Vượt tồn quỹ NS(triệu đ) 31 22 21 49 28 - Sai MLNS, sai số tiền bằng chữ, bằng số(triệu đ) 72 56 48 1.041 2.085 - Sai mục đích, không đúng chế độ, định mức,ctừ không hợp lệ(triệu đ) 805 722 2.371 3.599 14.083 (Nguồn số liệu KBNN Tiền Giang ) 37 Trong đó các khoản chi lớn KBNN Tiền Giang đã từ chối thanh toán cho các đơn vị trong năm 2008 với các nội dung: Mua sắn thiết bị tin học mục 145.12 số tiền 8.688 triệu đồng do đơn vị trúng thầu không cung cấp thiết bị theo hợp đồng và không đúng với thiết bị như đã trúng thầu (Sở Giáo Dục Tiền Giang); UBND phường 10 mua đất xây dựng điểm tiếp dân số tiền 340 triệu đồng không có trong dự toán; Cục Thuế Tiền Giang mua máy chiếu chưa có ý kiến của Tổng cục 359 triệu đồng); Sở Y Tế Tiền Giang điều chỉnh kinh phí ngoài khoán sang khoán 150 triệu đồng; UBND xã Phú Nhuận huyện Cai Lậy Tiền Giang chi vượt dự toán 207 triệu đồng; Chi Cục Thuế xã Tân Phú Đông chi sai chế đô 55 triệu đồng( không có trong chế độ chi tiêu của đơn vị); Từ chối thanh toán mua máy điều hoà 47 triệu đồng của Kiểm toán nhà nước khu vực 9 theo công văn 11037/BTC- QLCS về việc hướng dẫn tạm dừng mua sắm ô tô, phương tiện, tài sản có giá trị lớn phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát. 2.7. Những kết quả đạt được qua công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN Tiền Giang: Luật NSNN qui định tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập dự toán, chấp hành, và quyết toán NSNN. Việc quản lý các khoản chi là trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị và cá nhân có liên quan đến việc quản lý và sử dụng nguồn kinh phí NSNN. Công tác kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN của KBNN là khâu cuối cùng để hoàn thành qui trình kiểm soát chi NSNN. Đây là công việc đầy khó khăn, phức tạp, động chạm đến ý thức, trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của các ngành, các cấp, các đơn vị…Vì vậy, ngay từ khi triển khai thực hiện, KBNN Tiền Giang gặp không ít khó khăn như: Khó khăn từ phía các ĐVSDNS: do thói quen sử dụng, chi tiêu NSNN khi chưa có luật; khó khăn do cơ chế, chính sách mới thiếu thống nhất, đồng bộ; khó khăn về trình độ năng lực công tác của cán bộ do bước đầu triển khai thực hiện… Tuy nhiên với ý thức trách nhiệm, với tinh thần kiên trì phấn đấu thực hiện 38 những qui định của Luật NSNN nên trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả như sau: - Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, các ngành, các cấp, các ĐVSDNS đã từng bước chấp hành các qui định của Luật NS, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, chấp hành cơ chế quản lý tài chính, chi tiêu NSNN, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước… - Cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN đã bước đầu xác định rõ và nêu cao vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các CQTC, KBNN và các ĐVSD NSNN trong quá trình chi tiêu ngân sách nhà nước. - Cũng qua công tác kiểm soát chi của KBNN đã làm thay đổi căn bản cách nghĩ, thói quen sử dụng, chi tiêu NSNN khi chưa có Luật: các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn đến công tác phê duyệt và phân bổ dự toán NSNN. Nếu trước đây việc duyệt phân bổ NSNN chỉ là những con số tổng hợp thì nay đã đảm bảo dự toán chi tiết đến từng khoản chi cụ thể theo MLNSNN hiện hành. Việc duyệt và phân bổ NS ngày một tốt hơn về mặt thời gian; các đơn vị chấp hành tốt hơn công tác quản lý tài chính, đặc biệt là chấp hành biên chế quỹ lương được duyệt, nguyên tắc đấu thầu khi mua sắm, chấp hành đúng chế độ, hoá đơn chứng từ, giảm hẳn tình trạng chi tiêu lãng phí, tuỳ tiện sai chế độ. Thủ trưởng ĐVSDNS với tư cách là người chuẩn chi đã thấy được trách nhiệm của mình khi quyết định chi tiêu. Về phía CQTC đã chủ động hơn trong việc điều hành NSNN, giảm bớt tình trạng căng thẳng giả tạo cho NS, tồn quỹ NS các cấp luôn đảm bảo, chủ động đáp ứng các nhu cầu chi thường xuyên cũng như đột xuất. Đã từng bước ngăn chặn tình trạng rút chạy kinh phí cuối năm của các ĐVSDNS, dẫn đến kết quả là các đơn vị buộc phải chi tiêu theo kế hoạch, dự toán được duyệt trong năm, không thể để dồn kinh phí chi tiêu vào những tháng cuối năm. Phương thức cấp phát NS theo dự toán được giao thay cho phương 39 thức cấp phát bằng HMKP trước đó đã tạo quyền chủ động, tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN và của cả các cơ quan quản lý NSNN, việc kiểm soát chi của KBNN cũng được thông thoáng hơn. Phương thức cấp phát này đã xoá đi sự chồng chéo, trùng lắp giữa CQTC với KBNN và cả việc đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc làm thủ tục cấp thông báo HMKP của CQTC cho các đơn vị sử dụng NSNN. KBNN muốn xuất quỹ NS thì điều đầu tiên đơn vị phải có dự toán năm được giao, việc quản lý dự toán được thực hiện ở 4 nhóm mục đối với đơn vị không thực hiện chế độ tự chủ và ở một nhóm mục đối với đơn vị thực hiện chế độ tự chủ từ năm 2004 đến 2007 đến 2008 tất cả đều thực hiện ở một nhóm mục. Điều này phù hợp với trình độ lập dự toán cũng như thực hiện dự toán ở nước ta hiện nay ngoài ra còn là điều kiện tăng quyền chủ động cho các ĐVSDNS trong việc được điều hòa các mục chi trong cùng một nhóm. Về phía KBNN cũng giảm đáng kể khối lượng công việc như không còn tình trạng nhập thông báo HMKP, nhập và chuyển phân phối HMKP như trước và nhất là việc kiểm soát dự toán đã trở thành công việc cực kỳ quan trọng của KBNN bởi lẽ việc để cho đơn vị rút NS vượt dự toán năm được giao thì ngoài trách nhiệm của ĐVSDNS còn là trách nhiệm hết sức nặng nề của KBNN phải tìm kiếm và hoàn trả NS khoản chi vượt này. Đồng thời cũng qua công tác kiểm soát chi, KBNN đã góp phần quản lý chi tiền mặt, quản lý phương tiện thanh toán, tăng cường sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá dịch vụ, thực hiện thanh toán lương và các khoản thanh toán cá nhân qua tài khoản. Góp phần làm lành mạnh hoá hoạt động tiền tệ- thanh toán. Cụ thể đến tháng 12/2008 đã có 260/592 đơn vị sử dụng NSNN thực hiện thanh toán lương bằng chuyển khoản qua thể ATM và hầu hết các khoản thanh toán cung cấp hàng hoá dịch vụ được thực hiện chuyển khoản trực tiếp cho nhà cung cấp. Đồng thời hạn chế việc chạy kinh phí cuối năm 40 của các ĐVSD NSNN. Cũng thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, KBNN đã ngăn chặn kịp thời và từ chối thanh toán các khoản chi không đủ điều kiện, không đúng chế độ qui định. - Với mục đích trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho cơ quan HCNN và đơn vị SN công tổ chức công việc, sử dụng lao động và các nguồn lực tài chính. Thủ trưởng đơn vị chủ động quyết định các khoản chi tiêu nội bộ trên cơ sở chế độ, định mức được cấp có thẩm quyền quyết định, đồng thời khoán chi nội bộ đến từng phòng, ban của cơ quan nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm của từng CBCC góp phần thực hiện tốt Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống tham nhũng. Cơ quan KBNN thực hiện cấp phát ở một nhóm mục, đơn vị chủ động điều hành chi theo nhu cầu thực tế của đơn vị, số kinh phí trong năm sử dụng không hết được chuyển sang năm sau, tránh được việc đề nghị điều chỉnh nhóm mục và sử dụng kinh phí thiết thực, tiết kiệm, có hiệu quả. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cơ chế kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo Luật NSNN đã bộc lộ những tồn tại và bất cập. 2.8. Những hạn chế tồn tại: 2.8.1.Cơ chế cấp phát theo dự toán: Tổng thời gian làm dự toán không đủ dài để đảm bảo ngày 1/1 hàng năm có dự toán cho các đơn vị thực hiện Thẩm tra dự toán được giao của cơ quan Tài chính là công việc của CQTC xem xét, tính toán lại phương án phân bổ DTNS của cơ quan HCNN và đơn vị dự toán cấp I cho các ĐVSDNS trực thuộc. ° Mục tiêu của thẩm tra dự toán là kiểm tra lại phương án phân bổ dự toán của đơn vị có đúng theo những nguyên tắc phân bổ của NS hay không. ° Nguyên tắc phân bổ dự toán của các cơ quan HCNN, đơn vị bao gồm: - Phải đảm bảo bố trí vốn, kinh phí cho các dự án, nhiệm vụ đã được chi ứng trước dự toán; - Phải phân bổ hết NS được giao. Trường hợp có các nhiệm vụ chi 41 chưa xác định được rõ đơn vị thực hiện trong dự toán đầu năm thì được giữ lại để phân bổ sau, khi phân bổ cũng phải thực hiện đúng theo quy trình phân bổ dự toán, tức là cũng phải gửi cho CQTC đồng cấp để thẩm tra. ° Nội dung thẩm định dự toán của cơ quan Tài chính gồm: - Thẩm tra tính chính xác giữa phân bổ của cơ quan, đơn vị đến ĐVSDNS với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao; - Bảo đảm đúng chính sách, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi NS; - Qua thẩm tra, nếu phát hiện phương án phân bổ không đảm bảo các yêu cầu trên thì CQTC yêu cầu cơ quan phân bổ điều chỉnh lại. Trường hợp cơ quan, đơn vị phân bổ NS không thống nhất với yêu cầu điều chỉnh của CQTC thì báo cáo TTCP (đối với các cơ quan, đơn vị TW), UBND(đối với cơ quan, đơn vị địa phương) để xem xét quyết định. Trong phạm vi 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án phân bổ DTNS, CQTC phải thẩm tra và có thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm tra đến cơ quan, đơn vị phân bổ NS. Trường hợp các Bộ, Tổng cục được tổ chức theo ngành dọc, chỉ phân bổ và giao dự toán đến đơn vị dự toán cấp II thì vẫn phải tổng hợp toàn bộ phương án phân bổ đến ĐVSDNS gửi BTC, BTC thực hiện thẩm tra và thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị phân bổ ngân sách. Sau khi phương án phân bổ ngân sách được CQTC thống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ NS quyết định giao DTNS cho các đơn vị trực thuộc, đồng gửi CQTC, KBNN cùng cấp và KBNN nơi giao dịch để phối hợp thực hiện. Về thẩm tra dự toán và thời hạn thẩm tra như trên trong thực tế còn khá nhiều tồn tại cần được khắc phục để đảm bảo dự toán sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao thì ĐVSDNS thực hiện ngay được dự toán của mình. Luật qui định là ngày 01 tháng 01 hàng năm, các ĐVSD NSNN phải có dự toán NSNN gởi KBNN để có căn cứ kiểm soát và cấp phát. Nhưng trên thực tế đến hết tháng 1 còn rất nhiều đơn vị chưa có dự toán chính thức được 42 duyệt gởi Kho bạc. Do vậy KBNN thường cấp phát ở dạng tạm ứng dự toán nên đã tăng thêm khối lượng công việc cho KBNN là phải thực hiện điều chỉnh khi có dự toán chính thức được duyệt. 2.8.2.Kiểm soát điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi của Nhà nước: Luật ngân sách cũng quy định trách nhiệm của KBNN trong việc thanh toán hoặc từ chối thanh toán các khoản chi NSNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NS của mình. Để thực hiện kiểm soát điều kiện này, từ đầu năm 2004 KBNN Tiền Giang thực hiện kiểm soát trên từng hồ sơ, tài liệu chứng từ của đơn vị sử dụng NS một khi thanh toán qua KBNN, như vậy mới đảm bảo thực chất của sự kiểm soát. Qua đó, trước hết tự bản thân các ĐVSDNS cũng đã thực hiện nghiêm tính chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của mình, nếu không thì KBNN không chấp nhận thanh toán.Tuy nhiên cũng cần làm rõ một số nội dung qua việc kiểm soát chi như sau: - ĐVSDNS phải chứng minh với KBNN là người được Nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát chi về tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ tài liệu và tính chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu: Nhiều ĐVSDNS trong quá trình được kiểm soát chi và cả KBNN cũng cho rằng để thực hiện kiểm soát chi các điều kiện này thì người cán bộ của KBNN phải am tường tất cả các chế độ chi tiêu của từng đơn vị, từng ngành, từng lĩnh vực một. Tại văn phòng KBNN Tiền Giang tính đến thời điểm năm 2006 có 222/227 đơn vị thực hiện chế độ tự chủ theo Nghị định 130 và 139 đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; 2 đơn vị thực hiện tự chủ theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP. Như vậy, chỉ riêng văn phòng KBNN Tiền Giang đã có tổng số 368 đơn vị với 368 chế độ chi tiêu khác nhau mà văn phòng KBNN Tiền Giang phải kiểm soát. Đây là yêu cầu quá cao, song không phải như thế mà cán bộ KBNN không được yêu cầu các đơn vị phải có văn bản tài liệu chứng minh với KBNN tính đúng 43 đắn của khoản chi do đơn vị quyết định. - Trong tổ chức thực hiện KBNN không phải kiểm soát đến tận cùng của từng chứng từ ban đầu của tất cả các khoản chi NSNN: Để đảm bảo điều kiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi không có cách nào khác là KBNN phải kiểm tra, kiểm soát thực tế chi tiêu của đơn vị có đúng chế độ không. Tuy nhiên, cần xem xét mức độ kiểm soát của KBNN đến đâu, đến cấp chứng từ, tài liệu nào mà vẫn đảm bảo được yêu cầu, nếu không mọi khoản chi đều được kiểm soát đến tận cùng của từng chứng từ ban đầu thì không phải là nhiệm vụ của KBNN trong kiểm soát chi và KBNN cũng không thể làm nỗi với khối lượng kiểm soát đó, hơn nữa cũng cần xác định rằng việc thực hiện khoản chi có đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức hay không thì thủ trưởng và kế toán ĐVSDNS là người ra quyết định chi và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Do đó, KBNN cần xác định mức độ kiểm soát của từng nội dung chi cho phù hợp. 2.8.3. Về các văn bản qui phạm pháp luật : Các thông tư hướng dẫn dưới luật không ban hành kịp thời, có độ trễ quá lớn ( Luật NSNN ra đời ngày 16/12/2002 nhưng đến 6/6/2003 Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 mới ra đời và đến 13/8/2003 mới có Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN.), hệ thống pháp luật không đồng bộ làm cho những người thực hiện lúng túng, hoặc còn thiếu nội dung điều chỉnh cũng là một trong những nguyên nhân làm cho cấp dưới khó triển khai thực hiện. Đương cử như Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN ở mục 1.1 “phạm vi áp dụng của thông tư này là các khoản chi của NSNN; bao gồm các khoản chi thường xuyên; chi sự nghiệp kinh tế; chi 44 chương trình mục tiêu; chi kinh phí uỷ quyền và các khoản chi khác của NSNN. Thông tư này không áp dụng đối với ngân sách xã;…” nhưng cũng trong cùng thời gian có công văn số 1189/KB-KHTH ngày 10/9/2003 của KBNN Trung Ương về việc quản lý ngân sách xã qua KBNN thì lại qui định “ việc quản lý ngân sách xã và các quỹ tài chính khác của xã qua KBNN được thực hiện đúng theo các qui định tại thông tư 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ tài chính quy định về quản lý NSX và các hoạt động tài chính khác ở xã; thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003; …”. Thông tư 79/2003/TT-BTC ngày 13/08/2003 của Bộ Tài chính ở mục 4.5 phần hướng dẫn kiểm soát và lưu giữ chứng từ tại KBNN. Đối với các khoản thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên khác, đơn vị sử dụng NSNN căn cứ vào chứng từ gốc của từng khoản chi để lập 02 liên “bảng kê chứng từ thanh toán” gửi KBNN. KBNN kiểm tra, kiểm soát và lưu 01 liên bảng kê chứng từ thanh toán vào hồ sơ kiểm soát chi. Đơn vị sử dụng NS chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của bảng kê chứng từ thanh toán. Thế nhưng thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/09/2006 “Hướng dẫn chế độ kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính” thì quy định thanh toán tạm ứng đối với các khoản chi thường xuyên khác là: ngoài bảng kê thanh toán có đầy đủ chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền còn có các hồ sơ , chứng từ khác có liên quan. Ở đây có sự mâu thuẩn giữa đơn vị khoán chi và không khoán chi là đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì KBNN lại kiểm soát chặt chẽ đến từng chứng từ trong khi đó các đơn vị không được giao quyền tự chủ thì lại kiểm soát theo thông tư 79 là chỉ kiểm bảng kê, đơn vị phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của bảng kê. Tiền Giang là tỉnh nguồn thu không đáp ứng nhu cầu chi, phải nhận trợ cấp của ngân sách cấp trên hàng năm, vì vậy tồn quỹ NS rất căng thẳng 45 nên khi các đơn vị có nhu cầu chi nhưng NS không đáp ứng kịp, do đó buộc các đơn vị phải mượn tạm các nguồn tiền khác của đơn vị để chi như mua sắm tài sản, thanh toán hàng hoá, dịch vụ công cộng…khi có tồn quỹ NS thì đơn vị đòi rút tiền mặt để trả lại các nguồn tiền khác hoặc yêu cầu Kho bạc chuyển vào tài khoản tiền gửi của đơn vị nhưng các yêu cầu này đều vi phạm quy chế về quản lý tiền mặt và quy định không được phép chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của đơn vị. Điều này dẫn tới Kho bạc rất lúng túng trong việc xử lý những trường hợp này. 2.8.4. Hồ sơ chứng từ chi: Đối với các khoản chi thuộc lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn: Hiện nay cung cấp hồ sơ, tài liệu vẫn còn nhiều bất cập. Một mặt do cơ quan kiểm soát chi chưa thể có trình độ chuyên môn sâu để hiểu rõ nội hàm chi của các lĩnh vực, mặt khác cơ chế các lĩnh vực, ngành, nghề còn thay đổi thường xuyên nên khối lượng công việc xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở KBNN Tiền Giang cũng như các KBNN không cho phép kiểm soát chặt chẽ và toàn diện các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn. Đối với các khoản chi thường xuyên khác: nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ hoá đơn chứng từ, còn sửa chữa, tẩy xoá trên các chứng từ chi, nhiều khoản chi thiếu hoá đơn chứng từ hợp lệ. Nhiều đơn vị thực hiện tạm ứng cho cá nhân, tập thể, sai chế độ như: thời gian tạm ứn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan Van Thac Si Thao.pdf
Tài liệu liên quan