Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH dã ngoại Lửa Việt

MỤC LỤC

Trang

Phần mở đầu

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành.

1.1 Lữ hành và sự hình thành hoạt động kinh doanh lữ hành 4

1.1.1 Lữ hành 4

1.1.2 Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành 4

1.2. Doanh nghiệp lữ hành 6

1.2.1 Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành 6

1.2.2 Chức năng và nhiện vụ của doanh nghiệp lữ hành 7

1.2.2.1 Chức năng của doanh nghiệp lữ hành 7

1.2.2.2 Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành 7

1.2.3 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành 8

1.2.3.1 Đối với khách du lịch 8

1.2.3.2 Đối với các nhà cung ứng sản phẩm du lịch 9

1.2.3.3 Đối với ngành Du loch 9

1.2.3.4 Đối với doanh nghiệp khác 9

1.2.3.5 Đối với cư dân địa phương 10

1.3 Đặc điểm và nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành 10

1.3.1 Khái niệm và đặc điểm về kinh doanh lữ hành 10

1.3.1.1 Đặc điểm về sản phẩm lữ hành 10

1.3.1.2 Kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ rõ nét 11

1.3.1.3 Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong kinh doanh lữ hành 11

1.3.2 Nội dung của hoạt động kinh doanh lữ hành. 12

1.3.2.1 Nghiên cứu thị trường và tổ chức thiết kế các chương trình du lịch 12

1.3.2.2 Quảng cáo và tổ chức bán 12

1.3.2.3 Tổ chức thực hiện chương trình du lịch du lịch theo hợp đồng đã ký kết 14

1.3.2.4 Thanh quyết toán hợp đồng và rút kinh nghiệm về thực hiện hợp đồng 15

1.4 Các yếu tố phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành 16

1.4.1 Lao động 16

1.4.2 Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật 18

1.4.3 Hệ thống các sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành .19

- Các dịch vụ trung gian 20

- Các chương trình du lịch trọn gói 20

- Các hoạt động kinh doanh lữ hành tổng hợp 21

- Các dịch vụ khác 21

1.4.4 Thị trường khách hàng 22

1.5 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của các doanh nghiệp lữ hành 23

1.5.1 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành 23

1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá vị thế của doanh nghiệp 24

1.5.2.1 Số lượt khách và tốc độ tăng trưởng lượt khách 24

1.5.2.2 Số ngày khách và tốc độ tăng trưởng ngày khách 25

1.5.2.3 Doanh thu lữ hành và tốc độ tăng trưởng doanh thu 25

1.5.2.4 Một số chỉ tiêu khác 26

1.5.2.5 Chi phí từ kinh doanh chương trình du lịch 27

- Chi phí trực tiếp 27

- Chi phí gián tiếp 27

1.5.2.6 Lợi nhuận kinh doanh lữ hành và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 27

1.5 3 Ý nghĩa của việc đánh giá các chỉ tiêu trên 27

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt.

2.1 Tổng Quan Về Công Ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt 29

2.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty 29

- Lịch sử hình thành và phát triển 29

- Tổ chức nhân sự của công ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt 30

2.1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 30

2.1.1.2 Nhiẹm vụ chức năng của các phòng ban trong công ty 30

2.1.2 Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty 33

2.1.3 Hệ thống sản phẩm dịch vụ của công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt 34

2.1.3.1 Chương trình du lịch đưa người nước ngoài vào Việt Nam 34

2.1.3.2 Chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài . 35

2.1.3.3 Chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch Việt Nam 37

2.1.4 Thị trường khách của công ty. 38

+ Theo vị trí địa lí .38

+ Theo đối tượng khách 39

+ Theo mức thu nhập 39

2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt giai đoạn 2006->2009 39

2.2.1 Khái quát tình hình kinh doanh của công ty 39

2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt Giai đoạn 2006->2009 40

v Những thành tựu 40

v Những mặt hạn chế và nguyên nhân 41

2.2.3 Các giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành đang áp dụng tại công ty 42

v Chính sách sản phẩm 43

v Chính sách giá cả 43

v Chính sách phân phối 44

v Chính sách quảng cáo, tiếp thị 44

2.2.4 Phân tích SWOT công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt 45

2.2.4.1 Điểm mạnh 45

2.2.4.2 Điểm yếu 47

2.2.4.3 Cơ hội 47

2.2.4.4 Thách thức 49

Chương 3:Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt. 51

3.1 đ Định hướng phát triển của công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt giai đoạn 2010-2015. 51

3.1.1 Xác định phương hướng kinh doanh trong những năm tới .51

3.1.2 Mục tiêu trong những năm tới 52

v Các quan điểm cần quán triệt khi thực hiện mục tiêu 53

3.2 Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Qua Kinh Doanh Của Công Ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt 53

3.2.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường xác định đối tượng khách hàng hợp lý 53

- Nghiên cứu nhu cầu thị trường 54

- Nghiên cứu đối tượng khách 54

- Nghiên cứu sản phẩm du lịch 54

- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 55

- Nghiên cứu về xu hướng phát triển 55

- Phương pháp nghiên cứu 55

3.2.2 Duy trì và khai thác tốt thị trường hiện tại 56

3.2.3 Mở rộng đến các thị trường khác 56

3.2.4 Lựa chọn thị trường mục tiêu 57

3.2.5 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 58

3.2.6 Triển khai chính sách Maketing Mix 59

3.2.6.1 Hoàn thiện chính sách sản phẩm 59

3.2.6.2 Hoàn thiện chính sách giá cả 62

3.2.6.3 Hoàn thiện chính sách phân phối 65

3.2.6.4 Hoàn thiện chính sách quảng cáo khuếch trương 68

3.2.7 Một số giải pháp giảm chi phí 69

3.2.8 Nâng cao đội ngũ cán bộ của trung tâm đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 69

3.2.9 Tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp 71

3.3 Một số giải pháp khác 71

3.3.1 Kế toán và phân tích tài chính kế toán chính xác kịp thời nhằm sử dụng vốn có hiệu qủa 72

3.3.2 Đầu tư mở rộng qui mô kinh doanh, nâng cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất 73

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống quản lý thông tin 74

3.4 Những kiến nghị 74

3.4.1 Đối với cơ quan nhà nước về quản lý du lịch. 74

3.4.2 Đối với Công ty 75

4 Kết luận 76

Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo. 78

 

 

 

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7716 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH dã ngoại Lửa Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t bị… Thông thường chi phí trực tiếp sẽ chiếm phần lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp phải bỏ ra. 1.5.2.6 Lợi nhuận kinh doanh lữ hành và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận kinh doanh lữ hành là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành đánh giá trình độ phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp. Lợi nhuận trong kinh doanh lữ hành được cấu thành từ lợi nhuận kinh doanh các chương trình du lịch và các dịch vụ đại lý, dịch vụ du lịch khác. Mức tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh lữ hành sẽ thể hiện mức độ phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp qua các thời kỳ nhất định. 1.5 3 Ý nghĩa của việc đánh giá các chỉ tiêu trên Việc phân tích đánh giá một loạt các chỉ số trên giúp quản lý doanh nghiệp về măät khoa học được tốt hơn dựa trên những yếu tố về ngành. Giúp cho doanh nghiệp nhận ra mình đang đứng ở đâu, từ đó có những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với định hướng phát triển, đảm bảo hiệu quả việc kinh doanh và hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro có thể xảy đến với doanh nghiệp nâng cao và phát huy tối đa mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu làm cơ sở để vạch ra những định hướng và các kế hoạch tiếp theo trong tương lai, Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các yếu tố trên nhất là các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận sẽ có tác dụng hỗ trợ việc quảng báo cho doanh nghiệp rất lớn, nó làm khách hàng yên tâm khi hợp tác với công ty đó. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH LỮ HÀNH CỦA CÔNG TY TNHH DÃ NGOẠI LỬA VIỆT 2..1 Tổng Quan Về Công Ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt 2.1.1 Giới thiệu chung về Công Ty Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt là một công ty chuyên về kinh doanh hoạt động lữ hành trong nước và quốc tế có trụ sở tại số 677 F1. Q5 TP. HCM - Ngày thành lập: 26/3/1999; - Số ĐKKD: 070563 do UBND Q1. Tp.HCM cấp; - Số giấy phép lữ hành Quốc Tế : 0198/ TCDL; - Số TK: 682229 Ngân Hàng Aù Châu ACB; - Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (ba tỷ đồng chẵn). Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, từ khi còn là một đơn vị nhỏ bé chưa được nhiều người biết tới, hoạt động chủ yếu lữ hành nội địa, cho đến nay công ty đã phát triển với quy mô khoảng 50 nhân viên chính thức có chuyên môn cao, hàng chục hướng dẫn viên cộng tác từ nhiều nơi, và tham gia kinh doanh hoạt động lữ hành quốc tế, đạt thành tích xếp thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp lữ hành được hài lòng nhất năm 2003 do báo SGTT( Báo sài gòn tiếp thị. ) bầu chọn, sản phẩm được hài lòng nhất trong nhiều năm liền. Ngoài ra còn dược tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen, của các cơ quan đơn vị như UBND Tp HCM,UBND tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hoà, Vương Quốc Campuchia, và nhiều tổ chức mà công ty tham gia làm từ thiện từ việc trích một phần lợi nhuận có được vào các hoạt động từ thiện và được các tổ chức đánh giá cao. Từ chỗ chỉ có một lượng nhỏ chương trình tham quan đến nay công ty đã xây dựng hàng trăm chương trình tham quan cả trong nước và quốc tế được khách hàng đánh giá cao.. Tổ chức nhân sự của công ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt 2.1.1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng Điều Hành Phòng Lữ Hành Nội Địa Phòng Tài Chính Quản trị Phòng Lữ Hành Quốc Tế Phòng Lữ Hành Nội Địa Phòng Thông Tin Dư luận Nhiẹâm vụ chức năng của các phòng ban trong công ty Ban Giám đốc (gồm có một Giám đốc và hai Phó Giám đốc) Trong đó Giám đốc công ty phụ trách chung về tài chính và huấn luyện nhân sự cho công ty Phó Giám đốc gồm có: Hai thành viên với nhiệm vụ chủ yếu như sau PGĐ thứ nhất: Phụ trách quản lý các chi nhánh và nhân sự. Bao gồm quản lý hai chi nhánh cũng như tuyển chọn và xắp xếp nhân sự cho công ty vào các phòng ban cho phù hợp. PGĐ thứ hai Phụ trách về mảng kinh doanh và dịch vụ cho công ty, chịu trách nhiệm chính về kết quả hoạt động kinh doanh trước toàn bộ công ty cũng như đặt các dịch vụ hỗ trợ cho công tác kinh doanh của công ty. - Phòng lữ hành nội địa (Qui mô 12 người (một Trưởng phòng - hai Phó phòng 10 nhân viên chính thức) Chức năng và nhiệm vụ chuyên về kinh doanh các thị trường khách trong nước phạm vi hoạt động là các tour du lịch trong nước, tiêu biểu là Phan Thiết –Nha Trang – Đà Lạt –Vũng Tàu – Huế Đà Nẵng – Phong Nha – Hà Nội – Hạ Long – Sapa – Côn Đảo Phú Quốc. Doanh thu đạt được năm 2009 vào khoảng 20.167.800.000 VND chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của toàn công ty. - Phòng lữ hành quốc tế (Qui mô 8 người một Trưởng phòng, một Phó phòng 6 nhân viên chính thức) Chức năng kinh doanh khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài và khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam, cũng tương tự như lữ hành nội địa, phòng lữ hành quốc tế phân công nhân viên chuyên môn kinh doanh về các thị trường khác nhau nhằm tận dụng thế mạnh cao nhất. Có nhân viên chuyên kinh doanh thi trường Campuchia, có nhân viên chuyên kinh doanh thị trường Thái Lan, Singapo, Malaixia, Trung Quốc, Hồng Kong và thị trường Châu Âu. Doanh thu năm 2009 vào khoảng 5.913.000.000 VND (chiếm 25% tổng doanh thu toàn công ty) - Phòng điều hành (Qui mô 5 người một Trưởng phòng, một Phó phòng 3 nhân viên chính thức) Tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu song lại có vai trò rất to lớn, giúp vận hành các chương trình tour một các trôi chảy, xắp xếp điều động nhân viên một cách thích hợp và có thế mạnh nhất đảm đương các vị trí hướng dẫn trên tour, quan hệ với các đối tác trong việc đặt các dịch vụ du lịch(Hướng Dẫn Viên, Nhà Hàng - Khách Sạn, Bảo Hiểm..) và xắp xếp các điểm nghỉ ngơi và ăn uống một cách hợp lý, khoa học và tiết kiệm nhất. -Phòng tài chính quản trị (Qui mô 6 người một Trưởng phòng, một Phó phòng 4 nhân viên chính thức) Nhiệm vụ thanh toán các chi phí trong khâu tổ chức, hạch toán các chương trình du lịch, thanh toán tiền lương cho nhân viên. Tạm ứng các chi phí tour cho hướng dẫân viên. Hạch toán lời lỗ các chương trình du lịch, lập các báo cáo kế toán, kiểm toán, tài chính trình các bộ phận liên quan.. -Phòng thông tin dư luận (Qui mô 7 người, 1 Trưởng phòng một Phó phòng 5 nhân viên) Đảm nhận việc tiếp các đối tác, khách hàng phản hồi những thông tin của khách hàng cho các phòng ban liên quan, có nhiệm vụ như những người làm công tác Maketing, xúc tiến quảng cáo hình ảnh công ty, tham gia các sự kiện của ngành du lịch tổ chức. Giải quyết các than phiền khiếu nại của khách hàng, tập hợp đánh giá nhận xét về hướng dẫn viên sau mỗi chương trình tour.. Các bộ phận khác - Phòng hướng dẫn viên (do Phó Giám Đốc thứ hai đảm nhận)... - Phòng quản lý sinh viên thực tập (do Phó Giám đốc thứ nhất đảm nhận). Chuyên tiếp nhận hồ sơ thực tập của sinh viên và phân công công tác, đóng dấu xác nhận khi kết thúc quá trình thực tập.. Ngoài ra công ty còn có các đơn vị trực thuộc sau đây Công ty du lịch Tân Bình lửa Việt gọi tắt làTavitour(liên kết giữa Lửa Việt và công ty TANIMEX) 50 Trần Xuân Hòa, P6, Quận 5, TP.HCM Chi nhánh Phú Lâm(chi nhánh số 1) 56 đđường số 5 – Q6 – TP.HCM ĐT: 08. 37550261 / Fax: 08. 37551996. Email: chinhanhphulam@luavietours.com Chi nhánh Phạm Ngũ Lão(chi nhánh số 2) 301 Phạm Ngũ Lão – Q1 – TP.HCM ĐT: 08. 38386855 / Fax: 08. 38386857 Bảng 2 Cơ cấu nhân sự của công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt, Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ% Độ tuổi trung bình Số lượng Tỷ lệ % Đại học 18 36% >40 03 6% Cao đẳng 22 44% 30-40 06 12% Trung cấp 10 20% 18-<30 41 82% 12/12 01 2% Tổng cộng 50 100% 50 100% (Nguồn phòng tài chính quản trị Lửa Việt, 2010) Nhìn vào cơ cấu nhân sự ta nhận thấy công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt có trình độ học vấn tương đối cao trong đó trình độ Đại Học là 36%, cao Đẳng 44% là tương đối lý tưởng. Chất lượng nhân sự chính là nhân tố quan trọng cho sự phát triển của bất kỳ công ty nào, chất lượng nhân sự cao đồng nghĩa với chất lượng dịch vụ sẽ tốt hơn những công ty khác. Về độ tuổi lao động hầu hết lao động có độ tuổi còn trẻ, dưới 30 tuổi là chủ yếu(tỷ lệ 82%), độ tuổi trung bình của người lao động thấp sẽ kích thích các nhân tố mới phát triển, sự năng động và nhiệt huyết của tuổi trẻ sẽ đem lại bầu sinh khí năng động cho công ty. Các ngành nghề kinh doanh chính của công ty - Lĩnh vực chính bao gồm Dịch vụ du lịch, xây dựng và bán các chương trình du lịch, đại lý bán các chương trình du lịch nội địa và quốc tế dịch vụ du lịch, xây dựng và bán các chương trình du lịch,đại lý bán các chương trình du lịch, Dịch vụ lữ hành quốc tế, - Các lĩnh vưcï khác Mua bán lều trại, dụng cụ thể thao dã ngoại, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ khác (hướng dẫn tham quan, phiên dịch, thủ tục Visa, Hôï chiếu) vận chuyển hành khách đường bộ, đại lý thu đổi ngoại tệ, vé Máy bay, Quảng cáo Thương mại, tổ chức Lễ hội - Hội nghị, đại lý mua bán kí gửi hàng hóa. - Nhận xét về cơ cấu tổ chức Về cơ cấu tổ chức Lửa Việt đã phân chia rạch ròi giữa lữ hành nội địa với lữ hành quốc tế, trong từng mảng còn được phân chia theo các tour, tuyến và từng thị trường khách(nội địa có người chuyên vé lẻ, có người chuyên kinh doanh vé đoàn, trong vé lẻ lại phân ra các thị trường khác nhau tạo nên sự chuyên nghiệp và chuyên môn cao trong từng tour tuyến nhằm phát huy hết tiềm năng thế mạnh của từng người một góp phần nâng cao sức cạnh tranh trước các công ty khác. Tuy vậy phòng lữ hành quốc tế chỉ có 8 thành viên, với một thị trường rộng lớn như hiện nay thì không đủ để đảm đương công việc một cách tối ưu, do vậy cần tăng thêm nhân sự cho bộ phận này nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển thị trường. Riêng phòng thông tin dư luận có tới 7 thành viên là chưa thật sự hợp lý, Mặc dù có một số vị trí là kiêm nhiệm song không thật sự cần thiết nhiều như vậy mà nên đổi tên là phòng Maketing và quan hệ khách hàng để đảm đương chức năng tiếp thị cho công ty. 2.1.3 Hệ thống sản phẩm dịch vụ của công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt 2.1.3.1 Chương trình du lịch đưa người nước ngoài vào Việt Nam Đây là một thị trường hết sức tiềm năng và đem lại lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên do còn thiếu sự đầu tư nên kết quả đem lại chưa cao, công ty chỉ có một văn phòng đại diện tại Campuchia, mà thực chất là nhờ công ty vận tải hành khách SOYAR của Campuchia bán hộ tour và trích phần trăm nên hoạt động chưa thực sự hiệu quả và mang tính nghiệp dư, chưa có mối quan hệ sâu rộng với các sở ngành trong lĩnh vực du lịch còn các thị trường khác hầu như chưa có,khách nước ngoài họ tự vào Việt Nam rồi tới mua tour nên lượng khách ít ỏi, chủ yếu do người thân của họ ở Việt Nam đặt mua tuor trước đó. Thị trường khách Việt Kiều rất tiềm năng cần được khái thác mạnh mẽ hơn nhằm đem lại doanh thu cao hơn. Ngoài công tác quảng bá xúc tiến du lịch tại các hội chợ triển lãm trong nước, công ty cần tham gia các hội chợ ở nước ngoài nhất là ở Singapore, Malaixia. Từ đó khai thác những thị trường này thông qua các đối tác bản sứ. Hiện việc bán tour trực tuyến cần được quan tâm hơn và có nhiều thứ ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Campuchia, tiếâng Trung Quốc, Nhật Bản… Việc thanh toán tour qua tài khoản cũng đóng góp đáng kể cho việc bán sản phẩm, đây là cách thức tiên tiến trong tương lai 2.1..3.2 Chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài Đây là một thị trường rất tiềm năng và đem lại doanh thu chỉ đứng sau thị trường nội địa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xu hướng liên kết ASEAN, sẽ có nhiều nước miễn thị thực cho công dân Việt Nam, thu nhập người dân ngày một tăng, nhiều tập đoàn quốc tế đang hoạt động ở Việt Nam cho nhân viên đi Teambuilding ở nước ngoài nên nhiều người sẽ chọn đi du lịch nước ngoài chủ yếu là các nước liền kề như Campuchia, ThaiLan, Singapore, Malaixia, Trung Quốc… Các thị trường Châu Âu còn nhiều hạn chế do chi phí cao, thời gian chương trình, việc xin Visa gặp khó khăn nên vẫn chưa hấp dẫn nên khách du lịch vẫn đi các nước Châu Á nhiều hơn do chi phí thấp và có nền văn hóa tương đồng với Việt Nam. Hiện LửaViệt có khoảng 20 chương trình du lịch đi các nước trên thế giới với giá cả tương đối cạnh tranh(giá tour Campuchia 4 ngày 3 đêm chỉ có 199 USD,Singapo 4 ngày 3 đêm chỉ có 528 USD..) Khởi hành định kì hàng tuần và hàng tháng, đáp ứng được cho một lượng khách vừa phải, lịch trình tour khá ấn tượng và có sự khác biệt với các hãng lữ hành khác, chất lượng dịch vụ tốt, phục vụ chu đáo, đội ngũ HDV nhiệt tình, giỏi chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ là những ưu thế của công ty so với các hãng cung đẳng cấp. Hiện công ty đang khai thác mạnh thị trường Campuchia vì đây là thị trường gần kề với Việt Nam, có nhiều di sản nổi tiếng (Angkowat, Angkothom, chùa vàng…) và nhất là chi phí thấp nên được nhiều khách hàng lựa chọn, Campuchia miễn thị thực nhập cảnh và xuất cảnh cho công dân Việt Nam lại có nhiều Việt Kiều đang làm ăn sinh sốâng cũng là những yếu tố thúc đẩy lượng khách đi du lịch tại đây. Hơn nữa công ty còn có đội ngũ HDV nói tiếng Campuchia thành thạo và có mối quan hệ tốt đẹp với hệ thống khách sạn, nhà hàng còn là những ưu thế. Ngoài ra những thị trường đầy triển vọng như Singapore, Malaixia, Bruney, Trung Quốc và Hàn Quốc cũng cần được quan tâm phát triển. Hiện tại với thị trường Thái Lan đang găp khó khăn và suy giảm nghiêm trọng do những bất ổn chính trị,song khi bình thường trở lại thì đây là thị trường rất tiềâm năng cần nhanh chóng khôi phục để nâng cao doanh thu. Đối với thị trường người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, công ty chưa khai thác được nhiều do công tác xúc tiến và Maketing chưa hiệu quả, đồng thời gặp khó khăn trong khâu tổ chức nên chưa đem lại doanh thu như mong muốn. Hiện thị trường khách MICE( Du lịch kết hợp hội nghị ) đang phát triển mạnh mẽ,đây là thị trường đem lại doanh thu cao, dễ dàng tổ chức và chi phí tổ chức sẽ thấp do vậy cần đặc biệt coi trọng để phát triển hiệu quả hơn xứng đáng với một hãng lữ hành quốc tế. 2.1.3.3 Chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch Việt Nam Đây là thị trường chính đem lại doanh thu chủ yếu cho công ty hàng năm. Nhiều yếu tố thuận lợi như thị trường khách đông (hàng năm có khoảng trên 20 triệu lượt khách đi du lịch nội địa) và ổn định, là thị trường truyền thống, Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh ở khắp miền đất nước nên chương trình đa dạng,giao thông thận lợi, pháp lí đơn giản, có nhiều đối tác thân thuộc nên hầu hết các hãng lữ hành quốc tế đều quan tâm đến thị trường này. Hiện công ty có trên 30 chương trình định kì cho thị trường nội địa tham quan tới tất cả các điểm du lịch nổi tiếng ở cả 3 miền đất nước, ngoài ra công ty còn nhận thiết kế riêng chương trình du lịch cho khách hàng đặt ra về giá cả, thời gian,chương trình tham quan,nhận tổ chức những chương trình có sẵn do khách hàng cung cấp. Lửa Việt đã tạo được bản sắc riêng biệt để níu chân người tiêu dùng, những sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc và những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam. Các thị trườïng trọng điểm chủ yếu tại khu vực phía Nam như Phan Thiết, Nha Trang, Đà Lạt. Miền Trung như, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Phong Nha:Các thị trường phía Bắc như: Hà Nội - Hạ Long - Sapa. Du lịch biển đảo dã ngoại như Côn Đảo - Phú quốc - Cù Lao Câu.. Do tính chất cạnh tranh ngày một khốc liệt đòi hỏi sự chuyên nghiệp trong khâu tổ chức, nâng cao chất lượng phục vụ đồng thời rà soát cắt giảm những chi phí không cần thiết đưa ra sản phẩm có giá cả cạnh tranh. 2.1.4 Thị trường khách của công ty Công ty đã chọn cho mình một thị trường khách phù hợp với những thế mạnh sẵn có ù Biểu đồ1.1: Cơ cấu thị trường outbuond của công ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt năm 2009, Bảng thị trường outbound Campuchia(34%) Singapo(18%) Thai lan(14%) Malaixia(12%) Trung quoc(10%) Thi truong khac(12%) (Nguồn phòng kinh doanh lữ hành quốc tế công ty Dã ngoại Lửa Việt 2010) Nhìn vào biểu đồ ta nhận thấy thị trường chủ lực của công ty nằm ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á và Châu Á vì đây đều là các thị trường gần kề với Nước ta, có chi phí du lịch vừa phải lại có số ngày trung bình khoảng 4-7 ngày nên phù hợp với nhiều đối tượng khách, thuận lợi về mặt đi lại và điều kiện xin visa dễ dàng vì hầu hết các nước này đã miễn thị thực cho công dân Việt Nam. Riêng thị trường Campuchia có lượng khách lớn nhất (34%) do chi phí du lịch thấp (199usd/ tour 4N3Đ) khởi hành bằng Ôâtô nên có rất nhiều khách tham gia thêm vào đó đất nước này gần gũi về mặt văn hóa với Việt Nam và có di tích Angkowat nổi tiếng khắp thế giới rất hấp dẫn khách Việt Nam. + Theo vị trí địa lí Khách chủ yếu tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đây là thị trường công ty đặt trụ sở, là thị trường du lịch lớn nhất cả nước, có mức thu nhập cao, tâm lý người dân thích đi du lịch vì vậy ở hiện tại và tương lai vẫn là thị trường hết sức tiềm năng. Việc ngày càng có nhiều hãng lữ hành cùng hoạt động đòi hỏi phải có sự hiểu biết hơn nữa về khách hàng mới đảm bảo cho sự hoạt động của công ty được thuận lợi. + Theo đối tượng khách Đa dạng về đối tượng: Gồm nhiều ngành nghề khác nhau như Công nhân viên các công ty, Học sinh -Sinh viên, các cơ quan đơn vị và khách lẻ, khách đoàn. Và đủ mọi lứa tuổi nhưng tập trung là khách hàng trẻ tuổi đến trung niên. + Theo mức thu nhập Sản phẩm đa dạng, rất nhiều mức giá khác nhau phù hợp với túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng 2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty TNHH Dã ngoại Lửa Việt giai đoạn 2006->2009 Trong những năm gần đây, nhất là các năm 2008-2009, do tình hình chung của nền kinh tế thế giới ảm đạm nên việc kinh doanh của công ty gặp không ít khó khăn do lượng khách suy giảm, tâm lí hạn chế đi du lịch, cắt giảm chi tiêu, tuy nhiên, đứng trước những khó khăn và thách thức toàn thể Ban Giám Đốc và Nhân Viên công ty đã hợp sức đồng lòng cùng nhau vượt qua khó khăn, chủ đôïng đối phó với mọi tình hình nên công việc kinh doanh vẫn tiến triển theo hướng khả quan, duy trì được sự ổn định và phát triển cần thiết. Tăng trường đều đặên cả về lượng khách và doanh thu đạt được. Sau 5 tháng đầu năm 2010 Lửa Việt đã phục vụ cho khoảng 23.500 lượt khách với tổng doanh thu 11.754.400.000 VND. (nguồn phòng kinh doanh) 2.2.1 Khái quát tình hình kinh doanh của công ty Bảng 2.3 Thống kê một số chỉ tiêu chủ yếu của công ty Dã Ngoại Lửa Việt Năm Số lượng khách (lượt người) Tăng trưởng (%) Doanh thu (ngàn đồng) Lợi nhuận (ngàn đồng) Tăng trưởng (%) 2006 39.682 - 19.740.700 1.927.035 - 2007 41.870 5,51 21.845.700 2.092.285 8,5 2008 44.806 7,0 24.061.802 2.303.095 10,07 2009 46.217 3,14 26.192.800 2.459.640 6,79 2010( dự báo) 50.376 8,99 29.610.560 2.749.900 11,8 2015(dự báo) 77.509 - 45.433.390 4.567.690 - Nguồn (phòng thông tin công ty Dã Ngoại Lửa Việt 2010) Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Dã Ngoại Lửa Việt Giai đoạn 2006->2009 Những thành tựu Trong các năm tưØ 2006-2009, mặc dù trải qua nhiều biến động và khó khăn chung của toàn ngành du lịch (dịch bệnh cúm A H5N1, H1N1, khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009, tình hình khu vực bất ổn (đảo chính ở Thái lan..) đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến lượng khách vào Việt Nam và khách Việt Nam ra nước ngoài. Đứng trước những khó khăn đó, toàn thể nhân viên công ty từ Ban Gíam Đốc đến toàn thể nhân viên cấp dưới ý thức được sứ mệnh của mình, từng bước lèo lái con thuyền Lửa Việt vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Cụ thể trung bình mỗi năm phục vụ tăng thêm gần 2200 khách, doanh thu tăng trung bình: 2.150.700.000 VND/ năm, lợi nhuận tăng trưởng gần 10%/ năm. Đây thực sự là các con số rất có ý nghĩa, minh chứng cho sự đi lên mạnh mẽ của công ty. Thương hiệu Lửa Việt ngày càng được nhiều khách hàng ở khắp mọi nơi biết đến, và tìm đến sử dụng dịch vụ. Trong quá trình hình thành và phát triển đã gặt hái được khá nhiều giải thưởng như                      - Bằng khen của Bí Thư TW Đoàn TNCSHCM                      - Bằng khen của Chủ Tịch Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam                      - Bằng khen của Hội chữ Thập Đỏ TPHCM                      - Huy chương Vì Giai Cấp Nông Dân Việt Nam của TW Hội Nông Dân Việt Nam                      - Giấy khen của Sở Du Lịch Tp.HCM - Giấy khen của Sở LĐTB và XH     - Bằng khen của UBND Tp. HCM                           - 3 năm liền 2003 – 2004 – 2005 và gần đây là năm 2008, 2009 được báo Sài Gòn Tiếp Thị và người tiêu dùng bình chọn “Doanh nghiệp Lữ Hành được hài lòng nhất”. Riêng năm 2009 xếp thứ 5 trong top 8 hãng lữ hành nội địa hàng đầu Việt Nam do Tổng Cục Du Lịch bầu chọn Những mặt hạn chế và nguyên nhân Tuy vậy trong qua trình phát triển, xét về nhiều khía cạnh thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục như lượng khách chưa thực sự ổn định, tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và vị thế của doanh nghiệp, các yếu tố giá cả còn cao, công tác nhân sự còn có nhiều bất cập. Những nguyên nhân trên là do có những hạn chế về qui mô kinh doanh, vốn điều lệ còn thấp, trình độ nhân sự chưa đồng đều, công tác tổ chức bộ máy còn bộc lộ bất cập..Vì vậy nếu muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành cần phải thực hiện nhiều giải pháp hơn nữa để góp phần nâng cao thế mạnh và tăng khả năng phục vụ cho công ty. Biểu đồ 2.1: Lượng khách phục vụ của công ty giai đoạn 2006-2009 Nguồn phòng Thông tin công ty Dã ngoại Lưả Việt, 2010) Lượng khách phục vụ của công ty qua các năm liên tục tăng , giai đoạn 2008-2009 có tăng chậm lại nguyên nhân do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã hạn chế lượng khách đi và đến. Tuy vậy sự tăng trưởng khoảng trên 2000 khách / name là chưa tương xứng với những tiềm năng và lợi thế sẵn có của Lửa Việt. Biểu đồ 2.2; Doanh thu và Lợi nhuận của Công ty từ năm 2006->2009. Nguồn phòng Thông tin công ty Dã ngoại Lưả Việt,2010) 2.2.3 Các giải pháp phát triển kinh doanh lữ hành đang áp dụng tại công ty Chính sách sản phẩm Sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho lĩnh vực lữ hành, bao gồm các chương trình du lịc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUU DUC PHON.doc
Tài liệu liên quan