Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Sài Gòn

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu. 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2

3. Phương pháp nghiên cứu 2

4. Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4

1.1 Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ: 4

1.1.1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ 4

1.1.2 Cở sở pháp lý về phương thức tín dụng chứng từ 4

1.1.3 Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ 5

1.1.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 6

1.2 Thư tín dụng (letter of credit- L/C) 7

1.2.1 Khái niệm về thư tín dụng 7

1.2.2 Nội dung chủ yếu trong thư tín dụng 8

1.2.3 Phân loại thư tín dụng 8

1.2.3.1 Các loại thư tín dụng cơ bản 8

1.2.3.1.1 Thư tín dụng có thể hủy ngang 8

1.2.3.1.2 Thư tín dụng không được phép hủy ngang 9

1.2.3.1.3 Thư tín dụng không hủy ngang và có xác nhận 9

1.2.3.2 Các loại thư tín dụng đặc biệt 9

1.2.3.2.1 Thư tín dụng thương mại 9

1.2.3.2.2 Thư tín dụng đối ứng 10

1.2.3.2.3 Thư tín dụng ứng trước 10

1.2.3.2.4 Thư tín dụng chuyển nhượng 11

1.2.3.2.5 Thư tín dụng giáp lưng 11

1.2.3.2.6 Thư tín dụng tuần hoàn 12

1.3 Ưu nhược điểm của phương thức tín dụng chứng từ 12

1.3.1 Ưu điểm 12

1.3.1.1 Đối với nhà xuất khẩu: 12

1.3.1.2 Đối với nhà nhập khẩu: 12

1.3.1.3 Đối với ngân hàng 12

1.3.2 Nhược điểm 13

1.3.2.1 Đối với nhà xuất khẩu: 13

1.3.2.2 Đối với nhà nhập khẩu: 13

1.3.2.3 Đối với ngân hàng: 13

1.4 Hiệu quả công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 13

1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả 13

1.4.1.1 Quy mô hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng 13

1.4.1.2 Thu nhập từ hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng 14

1.4.1.3 Các rủi ro có thể gặp trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng 14

1.4.1.4 Các chi phí liên quan đến hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 15

1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả 16

1.4.2.1 Về phía ngân hàng 16

1.4.2.2 Về phía khách hàng 17

1.4.2.3 Về môi trường khách quan 17

CHƯƠNG 2: HIỆU QUẢ THANH TOÁN THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH SÀI GÒN 19

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 19

2.1.1 Một số nét khái quát về Sacombank 19

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức 22

2.1.1.3 Những kết quả đạt được của ngân hàng trong những năm gần đây 24

2.1.2 Giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng 28

2.1.3 Giới thiệu chung về các hoạt động Thanh toán quốc tế tại ngân hàng 33

2.1.4 Vài nét sơ lược về Sacombank- chi nhánh Sài Gòn 38

2.1.4.1 Quá trình hình thành 38

2.1.4.2 Sơ đồ tổ chức 38

2.1.4.3 Bộ máy điều hành 39

2.1.4.4 Các nghiệp vụ của Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn 40

2.2 Hiệu quả công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank - CHI NHÁNH SÀI GÒN 41

2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank- Chi nhánh Sài Gòn 41

2.2.2 Quy trình thực hiện tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu tại ngân hàng 43

2.2.2.1 Quy trình tín dụng chứng từ nhập khẩu 43

2.2.2.2 Quy trình tín dụng chứng từ xuất khẩu 45

2.2.2.3 Ưu nhược điểm của quy trình 47

2.2.2.4 Xử lý chứng từ và một số bất hợp lệ thường gặp 48

2.2.3 Hiệu quả công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu tại Sacombank- Chi nhánh Sài Gòn 55

2.2.3.1 Hiệu quả thể hiện qua quy trình thanh toán 55

2.2.3.2 Hiệu quả thể hiện qua doanh số thanh toán 57

2.2.3.3 Hiệu quả thể hiện qua thu nhập 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SACOMBANK - CHI NHÁNH SÀI GÒN 62

3.1 Định hướng phát triển của Sacombank trong thời gian tới 62

3.1.1 Định hướng chung 62

3.1.2 Định hướng phát triển trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ 63

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả theo phương thức tín dụng chứng từ 64

3.2.1 Về phía ngân hàng Nhà nước 64

3.2.1.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp về Thanh toán quốc tế, trước hết là phương thức tín dụng chứng từ 64

3.2.1.2 Thực hiện công tác kiểm toán hoạt động Thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại 65

3.2.1.3 Tăng cường đào tạo, tập huấn, phổ biến kiến thức Thanh toán quốc tế, đặc biệt là phương thức tín dụng chứng từ 66

3.2.2 Về phía Sacombank 66

3.2.2.1 Hoàn thiện quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ 66

3.2.2.2 Tăng cường công tác cố vấn khách hàng, tìm kiếm khách hàng và tạo sự cân bằng giữa khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu 68

3.2.2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 69

3.2.2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh 70

3.2.2.5 Đa dạng hóa các loại hình thư tín dụng trong tín dụng chứng từ 70

3.2.2.6 Phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng Marketing vào hoạt động Thanh toán quốc tế 71

3.2.2.7 Đẩy mạnh tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu 71

3.2.2.8 Mở rộng hoạt động kiểm toán nội bộ cho hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ 72

3.3 Một số kiến nghị 72

3.3.1 Đối với doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu 72

3.3.2 Đối với Sacombank 73

Kết luận. 75

 

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc và Sacombank nước ngoài thông qua hệ thống thanh toán nội bộ, với thời gian thực hiện tối đa là 01 giờ, đáp ứng các nhu cầu chuyển tiền hợp pháp ra nước ngoài của doanh nghiệp hoặc cá nhân và nhu cầu chuyển tiếp điện thanh toán của các ngân hàng trong nước hoặc ngân hàng nước ngoài. - Nhờ thu: thực hiện các dịch vụ nhờ thu theo yêu cầu của khách hàng trong nước thông qua việc chuyển yêu cầu thanh toán hoặc chuyển bộ chứng từ xuất khẩu ra nước ngoài (nhờ thu xuất khẩu), tiếp nhận bộ chứng từ từ nước ngoài để chuyển cho khách hàng trong nước (nhờ thu nhập khẩu). - Tín dụng chứng từ. Thực hiện tất cả các dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ tín dụng chứng từ như: phát hành,tu chỉnh L/C, thanh toán L/C, kiểm tra BCT, … - Các sản phẩm, dịch vụ liên quan khác: dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, dịch vụ lập bộ chứng từ xuất khẩu, ... 2.1.3 Giới thiệu chung về các hoạt động Thanh toán quốc tế tại ngân hàng 2.1.3.1 Thông báo tín dụng thư (L/C)  Sau khi khách hàng ký hợp đồng xuất khẩu hàng hoá với đối tác, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm thông báo L/C của Sacombank bằng cách yêu cầu đối tác mở L/C qua Sacombank. Ngân hàng đảm bảo sẽ thông báo L/C trong thời gian ngắn nhất để khách hàng có thể chủ động kế hoạch thu mua làm hàng xuất khẩu của mình.    * Tiện ích sản phẩm: Được Ngân hàng thông báo L/C nhanh chóng thông qua mạng lưới đại lý rộng khắp; Được Ngân hàng ưu tiên hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ L/C xuất khẩu và chiết khấu bộ chứng từ với lãi suất ưu đãi; Được tư vấn miễn phí các vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí; Được tư vấn lập bộ chứng từ hoàn hảo. * Đối tượng khách hàng: Tổ chức kinh tế xuất khẩu hàng hoá theo phương thức L/C tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. 2.1.3.2 Phát hành tín dụng thư Dịch vụ “Phát hành tín dụng thư (L/C)” được sử dụng khi quý khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu theo phương thức L/C và muốn lựa chọn ngân hàng để mở L/C. Với uy tín và mạng lưới Ngân hàng đại lý rộng khắp, L/C được Sacombank mở sẽ giúp Quý khách hàng nhận được bộ chứng từ trong thời gian nhanh nhất. * Điều kiện sử dụng sản phẩm: Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng quốc cấm; Quý khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, uy tín trong thanh toán tiền hàng nhập khẩu; Khách hàng có tài sản đảm bảo ngay khi mở L/C (đối với LC trả chậm). *Tiện ích sản phẩm:                                                  L/C được mở và chuyển đến người thụ hưởng trong thời gian ngắn nhất và tiết kiệm chi phí nhờ vào mạng lưới đại lý rộng khắp của Sacombank; Sacombank thực hiện ký quỹ linh động tùy thuộc vào quy mô sử dụng sản phẩm dịch vụ và mối quan hệ của Quý khách và Ngân hàng; Quý khách hàng nhận bản nháp L/C trong thời gian ngắn, thuận tiện trong việc giao dịch với nhà nhập khẩu; Ngân hàng đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ và được ưu tiên hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu; Quý khách hàng được tư vấn miễn phí nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí; An toàn và bảo mật thông tin. * Đối tượng khách hàng: Tổ chức kinh tế nhập hàng hoá thanh toán bằng phương thức LC tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. * Hồ sơ yêu cầu: Giấy đề nghị mở LC (theo mẫu Sacombank); Hợp đồng ngoại thương; Giấy đề nghị mua ngoại tệ; Chứng thư bảo hiểm bản chính (nếu điều kiện thương mại yêu cầu người nhập khẩu mua bảo hiểm); Phương án kinh doanh; Các chứng từ khác theo quy định ngân hàng. 2.1.3.3 Chuyển tiền bằng điện (T/T) Quý khách hàng có nhu cầu chuyển tiền bằng điện trả trước hay trả sau để thanh toán tiền hàng, cước phí hay dịch vụ … cho các đối tác nước ngoài có thể yêu cầu Sacombank thực hiện. Với mạng lưới Ngân hàng đại lý rộng lớn, các đối tác của Quý khách hàng sẽ nhận được báo có vào tài khoản nhanh chóng. * Đối tượng khách hàng: Tổ chức kinh tế nhập khẩu hàng hoá thanh toán bằng phương thức T/T có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. * Tiện ích sản phẩm: Chuyển tiền nhanh chóng hiệu quả; Mạng lưới Ngân hàng đại lý rộng lớn và uy tín ở hầu hết các quốc gia; Được tư vấn, hướng dẫn nghiệp vụ miễn phí; Được báo có tức thời ngay khi nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu; An toàn và bảo mật thông tin. * Đối tượng khách hàng: Được hỗ trợ tài chính thông qua chương trình Tài trợ nhập khẩu; Được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán; An toàn và bảo mật thông tin. * Chứng từ hồ sơ   T/T trả trước: Bản chính Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục có liên quan; Giấy phép đăng ký kinh doanh áp dụng cho lần thanh toán đầu tiên; Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có); Giấy cam kết TT trả trước. T/T trả sau: Bản chính Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục có liên quan; Bản chính tờ khai hải quan; Hoá đơn (Invoice); Giấy phép đăng ký kinh doanh áp dụng cho lần thanh toán đầu tiên; Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có). 2.1.3.4 Nhờ thu a. Nhờ thu nhập khẩu Dịch vụ “Nhờ thu nhập khẩu” được sử dụng khi quý khách hàng nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu theo phương thức nhờ thu và muốn lựa chọn ngân hàng thu hộ. Với kinh nghiệm và mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn, dịch vụ nhờ thu của Sacombank sẽ giúp Quý khách hàng nhận được bộ chứng từ trong thời gian nhanh nhất. * Tiện ích sản phẩm Ngân hàng đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán; Được Ngân hàng hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu; Được tư vấn miễn phí nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí; Thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng; An toàn và bảo mật thông tin.   * Đối tượng khách hàng  Tổ chức kinh tế nhập hàng hoá thanh toán bằng phương thức nhờ thu tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. b. Nhờ thu xuất khẩu Sau khi Quý khách hàng xuất khẩu hàng hoá cho nhà nhập khẩu, Quý khách hàng có thể sử dụng sản phẩm nhờ thu xuất khẩu tại Sacombank. Sacombank sẽ chuyển bộ chứng từ đến Ngân hàng nhà nhập khẩu nhờ thu hộ, đồng thời sẽ thay Quý khách hàng theo dõi, nhắc nhở thanh toán, chuyển tiền và báo có vào tài khoản của Quý khách hàng khi nhà nhập khẩu thanh toán.  * Tiện ích sản phẩm Được ngân hàng thông báo và báo có ngay khi nhận được tiền thanh toán từ nhà nhập khẩu; Được ngân hàng hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ xuất khẩu và chiết khấu bộ chứng từ; Được tư vấn miễn phí các vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ nhằm giảm thiểu các rủi ro và chi phí; An toàn và bảo mật thông tin. * Đối tượng khách hàng: Tổ chức kinh tế xuất khẩu hàng hoá theo phương thức nhờ thu tại Việt Nam và có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự. 2.1.4 Vài nét sơ lược về Sacombank- chi nhánh Sài Gòn 2.1.4.1 Quá trình hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín- chi nhánh Sài Gòn có trụ sở tại 211-213-215 Phạm Ngũ Lão, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh. Đây là nơi có lợi thế lớn vì nằm ngay trung tâm thành phố, có nhiều người nước ngoài và các doanh nghiệp lớn. Hiện nay, chi nhánh Sài Gòn có khoảng 170 nhân viên trẻ đẹp, năng động với quy mô và địa bàn hoạt động rộng lớn. 2.1.4.2 Sơ đồ tổ chức Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn (Nguồn: Phòng Nhân sự Sacombank- chi nhánh Sài Gòn) 2.1.4.3 Bộ máy điều hành Giám đốc là người chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn, cũng là người chịu trách nhiệm trước ban tổng giám đốc của ngân hàng về mọi hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra còn có 02 phó giám đốc và 03 trưởng phòng giúp giám đốc điều hành các công việc thường ngày. Tại Sacombank -CNSG có 03 phòng và các đơn vị trực thuộc sau: Phòng doanh nghiệp: nhiệm vụ của phòng là tìm kiếm khách lập kế hoạch tín dụng của các tổ chức, doanh nghiệp. Phòng cá nhân: nhiệm vụ của phòng là quan hệ tìm kiếm khách hàng cá nhân, giới thiệu và tư vấn các loại sản phẩm, lập kế hoạch tín dụng của các nhân. + Bộ phận thẩm định: đánh giá, thẩm định hồ sơ khách hàng. Phòng hỗ trợ kinh doanh: gồm có 03 bộ phận + Bộ phận quản lý tín dụng: giải ngân, quản lý nợ và thu hồi nợ sau khi cho vay. + Bộ phận thanh toán quốc tế: tư vấn các hình thức thanh toán quốc tế chuyển tiền, kiều hối và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế đối với các hợp đồng, đơn hàng xuất, nhập khẩu. + Bộ phận xử lý giao dịch: đảm nhận việc tiếp xúc tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng hàng ngày tại chi nhánh. Phòng kế toán và quỹ: gồm 02 bộ phận + Bộ phận kế toán: làm công tác kế toán và công tác ngân quỹ + Bộ phận quỹ: làm công tác ngân quỹ, thu chi tiền. Phòng hành chánh: làm công tác hành chánh quản lý nhân viên phục vụ cho hoạt động của đơn vị. 2.1.4.4 Các nghiệp vụ của Sacombank – Chi nhánh Sài Gòn Nghiệp vụ huy động vốn Nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn khác nhau từ các tổ chức kinh tế, cá nhân theo nhiều hình thức khác nhau: Tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế và cá nhân bằng VND và ngoại tệ phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành,… Nghiệp vụ cho vay Sacombank -CNSG đã không ngừng phát triển nghiệp vụ cho vay bằng cách mở rộng quy mô hoạt động với nhiều loại hình khác nhau. Ngoài ra, Sacombank -CNSG còn cho vay phân tán theo mảng trọng tâm trong quá trình phát triển của Sacombank -CNSG thời gian qua. Nghiệp vụ thanh toán quốc tế Chuyển tiền: Sacombank thực hiện yêu cầu chuyển tiền của khách hàng ra nước ngoài và chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam bằng nhiều phương tiện khác nhau do khách hàng tùy chọn theo yêu cầu. Nhờ thu: bao gồm + Nhờ thu trơn: là hình thức gửi hối phiếu hoặc sec của khách hàng đến ngân hàng thanh toán để thu hộ số tiền ký phát trong hối phiếu. + Nhờ thu kèm chứng từ: Sacombank sẽ thông báo cho khách hàng ngay khi nhận được bộ chứng từ nhờ thu đến cũng như sẽ gởi ngay bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài thu hộ tiền khi nhận được sự ủy nhiệm thu hộ tiền hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng. Tín dụng thư: + Nhập khẩu: phát hành, thanh toán L/C và bảo lãnh L/C trả chậm + Xuất khẩu: thông báo, xác nhận, chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán L/C Bảo lãnh Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiêu dùng… thông qua các nghiệp vụ bảo lãnh sau: bảo lãnh vay vốn trong nước và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán. Những dịch vụ khác: Quản lý tiền mặt, tư vấn đầu tư, chiết khấu cổ phiếu, thương phiếu, góp vốn cho các dự án đầu tư, phát hành thẻ rút tiền tự động (ATM), phát hành thẻ tín dụng Sacombank, dịch vụ chi trả hộ lương cho cán bộ công nhân viên,… 2.2 Hiệu quả công tác thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank – chi nhánh Sài Gòn (CNSG) 2.2.1 Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại Sacombank - CNSG Trong các năm qua, đặc biệt là năm 2009 hoạt động TTQT tại Sacombank- CNSG đã đạt được những thành tựu đáng kể trong bối cảnh tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới, tỷ giá ngoại tệ và giá vàng biến động mạnh mẽ như hiện nay; sự thay đổi lãi suất cơ bản của Cục dự trữ Liên bang Mỹ, của ngân hàng Nhà nước Việt nam cùng với quan hệ cung cầu về vốn, lãi suất tiền đồng, chỉ số giá cả...; những khó khăn như dịch cúm gia cầm, sự biến động của sắt thép, phân bón, xăng dầu… thiên tai ở miền Trung, miền Tây Nam Bộ đã ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp; sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt trong hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính tại Việt Nam và trên địa bàn TP.HCM. Nhìn chung, doanh thu L/C xuất nhập khẩu tại Sacombank- CNSG có tốc độ tăng trưởng đều qua các năm. Đặc biệt là L/C nhập khẩu có tốc độ tăng cao và chiếm tỉ trọng cao hơn L/C xuất khẩu. Tuy nhiên, vào năm 2008 do thị trường kinh tế biến động làm cho tỉ lệ doanh thu xuất nhập khẩu cũng biến động theo. Nhưng sang năm 2009, tình hình kinh tế ổn định lại nên tỷ lệ L/C xuất nhập khẩu trở nên khả quan hơn. Đóng góp đáng kể cho sự phát triển này phải kể đến L/C nhập khẩu vì đây là bộ phận có tốc độ tăng trưởng ổn định, chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân là do đặc điểm khách hàng của chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hoạt động thanh toán TDCT tại chi nhánh chủ yếu phục vụ việc mở L/C và thanh toán cho L/C nhập khẩu. Bảng 2.4: Tình hình thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại Sacombank- CNSG (2005-2009) Đơn vị tính: triệu USD Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Xuất khẩu 0.41 1,91% 0.86 2,98% 1.55 3,1% 1.86 3,38% 2.10 3,3% Nhập khẩu 21.09 98,9% 27.99 97,02% 48.46 96,9% 53.14 96,62% 61.60 96,7% Tổng cộng 21.50 100% 28.85 100% 50.01 100% 55.00 100% 63.70 100% (Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank- CNSG) Thông qua bảng 2.4 trên ta thấy tỷ lệ doanh thu L/C xuất nhập khẩu tăng đều qua các năm. Từ năm 2005 đến 2006: xuất khẩu tăng 0.45 triệu USD (từ 0.41 triệu USD tăng lên 0.86 triệu USD), nhập khẩu tăng 6.9 triệu USD (từ 21.09 triệu USD tăng lên 27.99 triệu USD). Năm 2006-2007: xuất khẩu tăng 0.69 triệu USD (từ 0.86 triệu USD tăng lên 1.55 triệu USD), nhập khẩu tăng 20.47 triệu USD ( từ 27.99 triệu USD tăng lên 48.46 triệu USD). Năm 2007-2008: xuất khẩu tăng 0.31 triệu USD (từ 1.55 triệu USD tăng lên 1.86 triệu USD), nhập khẩu tăng 4.68 triệu USD ( từ 48.46 triệu USD tăng lên 53.14 triệu USD). Năm 2008- 2009: xuất khẩu tăng 0.24 triệu USD ( từ 1.86 triệu USD tăng lên 2.10 triệu USD), nhập khẩu tăng 8.46 triệu USD ( từ 53.14 triệu USD tăng lên 61.60 triệu USD). Vì Việt Nam là nước nhập siêu nên nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn xuất khẩu. Cụ thể là năm 2005: xuất khẩu chiếm 1,91%, nhập khẩu chiếm 98,9%. Năm 2006: xuất khẩu chiếm 2,98%, nhập khẩu chiếm 97,02%. Năm 2007: xuất khẩu chiếm 3,1 %, nhập khẩu chiếm 96,9%. Năm 2008: xuất khẩu chiếm 3,38%, nhập khẩu chiếm 96,62%. Năm 2009: xuất khẩu chiếm 3,3%, nhập khẩu chiếm 96,7%. Qua bảng số liệu trên cho thấy tình hình thanh toán L/C xuất nhập khẩu tại Sacombank- CNSG khá tốt. 2.2.2 Quy trình thực hiện L/C xuất nhập khẩu tại Sacombank- CNSG Bộ phận Thanh toán Quốc tế Sacombank -CNSG hiện nay trực thuộc phòng hỗ trợ kinh doanh, được trang bị kỹ thuật hiện đại cho mỗi nhân viên, với 10 cán bộ trong đó gồm 01 trưởng phòng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, nắm vững kiến thức chuyên môn, khả năng chỉ đạo sâu sắt, linh động, kịp thời, cùng với đội ngũ nhân viên còn trẻ, năng động có năng lực chuyên môn cao, giỏi ngoại ngữ, vi tính… Bộ phận Thanh toán Quốc tế tại Sacombank- CNSG thực hiện việc phục vụ khách hàng bằng cách chia đều khách hàng cho từng nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp cũng như mối quan hệ được tốt hơn giữa nhân viên và khách hàng, đồng thời các nghiệp vụ cũng được chuyên môn hóa sâu hơn, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng đảm bảo chất lượng dịch vụ tối đa. Trong các phương thức TTQT thì phương thức thư tín dụng (L/C) được thực hiện nhiều nhất, do đó hoạt động phục vụ cho phương thức này là nghiệp vụ chủ yếu, chính vì vậy tất cả các nhân viên trong bộ phận này điều được đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về nghiệp vụ này, đặc biệt là quy trình L/C xuất nhập khẩu. 2.2.2.1 Quy trình L/C nhập khẩu tại chi nhánh Sài Gòn Hoạt động TTQT theo phương thức TDCT cho hàng hóa nhập khẩu tại Sacombank- CNSG không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống Sacombank. Thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo phương thức TDCT đang là một hoạt động chủ yếu của phòng TTQT của Sacombank- CNSG. - Trước hết, phương thức TDCT là phương thức TTQT phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay. - Thứ hai, hầu hết khách hàng có giao dịch thanh toán với ngân hàng chỉ chuyên kinh doanh hàng nhập khẩu. - Thứ ba, do đặc điểm kinh tế- xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã tăng lên nhiều lần. Hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT tại NH được diễn ra theo một trình tự nhất định theo quy định của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Sau đây là quy trình thanh toán LC nhập khẩu tại CNSG. Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C Khách hàng lập hồ sơ xin mở L/C thanh toán hàng NK gửi tới NH Sacombank. Tại đây, bộ phận TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bao gồm: Hợp đồng ngoại thương Giấy đề nghị mở L/C HĐ mở L/C trả chậm hoặc HĐ hạn mức mở L/C trả chậm Phương án kinh doanh Chứng thư bảo hiểm (nếu điều kiện thương mại không quy định người bán mua bảo hiểm) Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu khách hàng dùng VND để ký quỹ) Bước 2: Thẩm định hồ sơ mở L/C và thực hiện ký quỹ Thẩm định hồ sơ mở L/C được thực hiện đối với L/C ký quỹ dưới 100%. NH thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, phương án sản xuất, uy tín, tài sản đảm bảo, khả năng thanh toán, tình hình tài chính, nguồn vốn dùng để thanh toán L/C để NH xem xét đi đến quyết định mở L/C và xác định mức ký quỹ. Ký quỹ L/C: NH yêu cầu nhà NK ký quỹ với mục đích ràng buộc nhà NK thanh toán và nhận hàng. Căn cứ vào đó, NH tiến hành phân loại khách hàng để đưa ra chính sách tín dụng với hạn mức tín dụng áp dụng cho từng loại khách hàng cụ thể. Xác định mức ký quỹ tối thiểu cho từng khách hàng. Bước 3: Phát hành L/C nhập khẩu và tu chỉnh L/C Nhân viên TTQT soạn bản thảo điện L/C và chuyển đến bộ phận thẩm định. Sau khi phòng thẩm định xét duyệt hồ sơ và trình cấp thẩm quyền phê duyệt thì chuyển tờ trình đã được duyệt về phòng TTQT kiểm soát trước khi phát hành L/C. Nhân viên TTQT in điện MT700 trả về từ phòng TTQT và kiểm tra tính khớp đúng giữa bản điện trả về và bản thảo điện của chi nhánh. Sau đó, hạch toán nhập ngoại bảng và ký phát hành L/C. Nhân viên TTQT giao L/C gốc cho khách hàng và lưu toàn bộ chứng từ phát sinh lại. Đối với tu chỉnh L/C thì nhân viên TTQT tiếp nhận hồ sơ yêu cầu tu chỉnh L/C gồm: Giấy đề nghị tu chỉnh L/C Phụ lục hợp đồng mở L/C trả chậm hoặc hợp đồng hạn mức mở L/C trả chậm Phương án kinh doanh Chứng thư bảo hiểm bổ sung ( đối với tu chỉnh L/C tăng tiền và các sửa đổi bổ sung khác liên quan đến chứng thư bảo hiểm gốc) Giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) Nhân viên TTQT kiểm tra hồ sơ, soạn bản thảo điện tu chỉnh L/C và chuyển hồ sơ đến phòng thẩm định và hạch toán ký quỹ. Sau đó, GĐCN hoặc người được phân quyền ký phát hành bản chính điện MT 707 và ký duyệt các chứng từ có liên quan; Nhân viên TTQT đóng dấu và giao bản chính điện MT 707 cho khách hàng và lưu toàn bộ chứng từ phái sinh. Bước 4: Ký hậu B/L- phát hành bảo lãnh nhận hàng- ủy quyền nhận hàng Khi nhận được B/L từ nhà NK hoặc NH nước ngoài gửi đến. NH tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và ký hậu B/L để cho doanh nghiệp nhận hàng. Trong trường hợp hàng đã đến cảng nhưng nhà NK và NH chưa nhận được B/L (vận đơn đến chậm- Stale B/L), nhà NK làm đơn đề nghị và cam kết chấp nhận thanh toán, NH xem xét và phát hành thư bảo lãnh nhận hàng để nhà NK ra cảng nhận hàng. Bước 5: Nhận, kiểm tra, xử lý chứng từ, thanh toán bộ chứng từ Sau khi nhận được bộ chứng từ từ NH thông báo, nhân viên TTQT phải ghi sổ theo dõi giao nhận chứng từ, ghi ngày nhận chứng từ. Chi nhánh tiến hành kiểm tra chứng từ và thông báo cho khách hàng. Nếu chứng từ có sai sót thì phải lập điện thông báo sai sót hoặc từ chối thanh toán thông qua mạng SWIFT, đồng thời liên hệ với nhà NK để chờ chấp nhận thanh toán. Chi nhánh sẽ tiến hành thanh toán L/C từ tài khoản tiền gửi của khách hàng hoặc từ tài khoản tiền vay trên cơ sở giấy nhận nợ của khách hàng đã được phê duyệt, xuất ngoại bảng cam kết thanh toán và tính phí dịch vụ liên quan. 2.2.2.2 Quy trình L/C xuất khẩu tại chi nhánh Sài Gòn. Song song với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức TDCT, Sacombank cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức TDCT. Tuy nhiên, do khách hàng của NH chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức TDCT tại NH còn nhiều hạn chế. Mặc dù vậy, trình tự thực hiện nghiệp vụ thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức TDCT vẫn được thực hiện theo một trình tự nhất định. Bước 1: Thông báo L/C và tu chỉnh L/C xuất khẩu Nhân viên TTQT tiếp nhận bản chính L/C và tu chỉnh L/C từ một trong những ngân hàng: NH phát hành L/C ở nước ngoài, NH thông báo ở nước ngoài, NH thông báo trong nước Nhân viên TTQT tiến hành kiểm tra nội dung L/C: kiểm tra L/C có yêu cầu thông báo qua NH thông báo không; kiểm tra L/C có bị mờ rách, nội dung bị thiếu hay trùng lắp không; kiểm tra về ngày giao hàng, mô tả hàng hóa, vấn đề giao nhận và vận tải, các chứng từ yêu cầu, thông tin về NH trả tiền... Thông báo trước L/C, tu chỉnh L/C cho người thụ hưởng Sau khi GĐCN/ Người được ủy quyền ký duyệt thì nhân viên TTQT giao bản chính L/C, tu chỉnh L/C và thư thông báo L/C cho người thụ hưởng và tiến hành thu phí. Bước 2: Hủy L/C xuất khẩu Đối với L/C được yêu cầu hủy không được là LC đang sử dụng để tài trợ làm hàng XK và điện yêu cầu hủy L/C gửi cho NH nước ngoài phải là điện mã hóa hoặc điện có cài mã. Nhân viên TTQT tiếp nhận yêu cầu hủy L/C và yêu cầu phòng TTQT xác nhận tính chân thực của thư yêu cầu hủy L/C. Sau đó, thông báo cho khách hàng hoặc cho NH nước ngoài GĐCN/ Người được ủy quyền ký duyệt thông báo hủy L/C trên thư thông báo và chuyển điện trên hệ thống về phòng TTQT để duyệt chuyển điện ra nước ngoài Xử lý thông tin phản hồi về yêu cầu hủy của khách hàng hoặc NH nước ngoài và lưu hồ sơ hủy L/C xuất khẩu Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ L/C xuất khẩu Tiếp nhận bộ chứng từ L/C xuất khẩu gồm: Bảng theo dõi số dư L/C Chứng từ vận tải và chứng thư bảo hiểm Phiếu kiểm chứng từ XK Nhân viên của phòng TTQT tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và thông báo cho chi nhánh về tình trạng của bộ chứng từ và hướng dẫn cho khách hàng chỉnh sửa, bổ sung chứng từ một cách chính xác và đầy đủ. Cuối cùng, gửi hoặc chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ L/C xuất khẩu (nếu khách hàng yêu cầu) Bước 4: Gửi bộ chứng từ L/C xuất khẩu Thanh toán viên của phòng TTQT tiếp nhận chứng từ gồm: bộ chứng từ L/C xuất khẩu gốc và phiếu đề nghị gửi chứng từ. Sau đó, lập thư gửi chứng từ và thư hoặc điện đòi tiền Trưởng phòng TTQT hoặc Người được ủy quyền ký duyệt thử gửi chứng từ để thanh toán viên thực hiện gửi chứng từ và đòi tiền. Tiếp theo, thanh toán viên vào sổ theo dõi hồ sơ L/C xuất khẩu các thông tin liên quan đến bộ chứng từ gửi và lưu hồ sơ lại. Bước 5: Thanh toán/ xử lý thông báo từ chối thanh toán bộ chứng từ L/C xuất khẩu Nhân viên TTQT tiếp nhận lệnh chuyển tiền báo có hoặc điện thông báo từ chối thanh toán của NH nước ngoài. Sau đó, thực hiện báo có cho khách hàng và xử lý từ chối thanh toán. Cuối cùng, GĐCN hoặc người được ủy quyền hạch toán báo cáo thu phí, thu/ truy đòi nợ và lãi chiết khấu, thư thông báo về việc NH nước ngoài từ chối thanh toán, phiếu chuyển khoản, phiếu xuất ngoại bảng. Nhân viên TTQT thì lưu hồ sơ đã thanh toán hoặc bị từ chối thanh toán. 2.2.2.3 Ưu nhược điểm của quy trình * Ưu điểm: Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu tại phòng Thanh toán Quốc tế của ngân hàng luôn được cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa liên tục để ngày càng hoàn thiện quy trình hơn. Bên cạnh đó, việc ban hành ra các quy trình LC xuất nhập khẩu nhằm tập trung chuyên môn nghiệp vụ tại phòng TTQT tại các chi nhánh cũng như tạo điều kiện cho các chi nhánh/ Sở giao dịch đẩy mạnh doanh số *Nhược điểm: Quy trình dài dòng, phức tạp, tốn nhiều thời gian. 2.2.2.4 Xử lý chứng từ và một số bất hợp lệ thường gặp Tín dụng thư là sự cam kết của ngân hàng phát hành thanh toán cho người hưởng lợi khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ * Đối với thư tín dụng thư trả ngay : Ngoại trừ trường hợp số tiền tín dụng thư đã được ký quỹ đủ 100%. Người mở luôn được NH phát hành cấp tín dụng bằng cam kết thanh toán trong thư tín dụng. Vào thời điểm thanh toán nếu có vấn đề gì về phía người mở ( phá sản, mất khả năng chi trả) thì NH phải là người trả tiền cho người hưởng bằng tiền của mình mặc dù họ chỉ thỏa thuận với người mở là bảo lãnh chứ không cấp tín dụng, người mở phải dùng tiền của họ để thanh toán tín dụng thư. * Đối với thư tín dụng trả chậm: Bằng việc phát hành thư tín dụng trả chậm, NH thực sự là người bảo lãnh theo yêu cầu người mở, nhằm tạo điều kiện để người bán cấp vốn cho người mua. NH trở thành nhịp cầu nối của nguồn tín dụng này bởi sự có mặt cần thiết của nó. Bằng cam kết chấp nhận và thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn khi chứng từ giao hàng hợp lệ xuất trình đúng theo LC, NH phát hành đã bảo lãnh thanh toán cho khách hàng số nợ bằng hàng hóa giữa người mua và người bán. Người hưởng ( nhà XK) sẽ được NH thanh toán đúng như cam kết bất kể tình trạng của người mở (nhà NK) như thế nào. Như vậy TDCT là cam kết thanh toán của NH nhưng điều sâu xa cốt lõi là sự bảo lãnh của NH. Chính vì vậy để tồn tại cũng như nâng cao uy tín của mình với khách hàng và NH thì chính NH phải đảm bảo than

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUẬN VĂN.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docLỜI CẢM ƠN.doc
  • docTÀI LIỆU THAM KHẢO.doc
  • docTRANG BÌA.doc
Tài liệu liên quan