Việc hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng sẽ có tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong từng vùng lãnh thổ nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực nội tại của mỗi vùng và bảo đảm tương quan giữa các vùng.
Mục tiêu của việc đầu tư theo từng vùng lãnh thổ là hướng vào việc trực tiếp đáp ứng các nhu cầu về xây dựng mạng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, tạo ra thế và lực mới cho khai thác và phát huy những thế mạnh trong vùng, bảo đảm phát triển bền vững từng vùng và tăng cường sự liên kết các vùng, tạo điều kiện động viên các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất các ngành chủ yếu, giải quyết những vấn đề cấp bách trong đời sống và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn.
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ghiệp và nông thôn.
Mới quan tâm đầu tư “đầu vào” nhằm phát triển năng lực sản xuất, chưa quan tâm đến đầu ra của sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hoá, đầu tư cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch, đầu tư cho thông tin thị trường chưa tương xứng. Mới quan tâm đầu tư theo chiều rộng, lấy số lượng làm chính, do vậy một số hàng hoá nông sản làm ra thường chất lượng không cao, chủng loại, mẫu mã kém, không phù hợp với yêu cầu thị trường, giá thành cao hơn các nước trong khu vực và thế giới, khả năng cạnh tranh khó khăn; tỷ lệ nông sản qua chế biến thấp, phần lớn xuất khẩu hàng nông sản của ta vẫn là sản phẩm thô.
1.2. Vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến trong việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành công nghiệp trong 5 năm qua đạt 13,5%. Đó là bước phát triển khá nhanh, góp phần làm cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 7% trong điều kiện kinh tế các nước trong khu vực đều suy giảm.
Năng lực sản xuất một số sản phẩm công nghiệp tăng khá; không những đã đảm bảo đủ nhu cầu về ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, học hành và nhiều loại hàng tiêu dùng thiết yếu khác, mà còn có khả năng xuất khẩu ngày càng tăng. Nhiều sản phẩm quan trọng có ý nghĩa chiến lược, có tác động lớn đến nhiều ngành kinh tế đều có tốc độ tăng trưởng khá. Cơ cấu các ngành công nghiệp đã có chuyển dịch đáng kể, hình thành một số sản phẩm mũi nhọn, một số khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều cơ sở sản xuất có công nghệ khá hiện đại.
Trong kế hoạch 5 năm (2001-2005), ngành công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với một số chỉ tiêu về tăng trưởng ngành công nghiệp như sau:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 13,1%/năm
+ Ngành điện tăng trưởng khoảng 13%/năm; năm 2005 dự kiến điện sản xuất đạt 49 tỷ Kwh
+ Ngành than tăng trưởng khoảng 6,8%/năm; năm 2005 sản lượng than sạch khoảng 15 triệu tấn và xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn
+ Ngành dầu khí tăng trưởng khoảng 4 - 5%; năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 22 - 24 triệu tấn dầu quy đổi và xuất khẩu khoảng 12 - 16 triệu tấn
+ Ngành thép tăng trưởng khoảng 14%/năm; năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 2,7 triệu tấn thép xây dựng, 1 - 1,4 triệu tấn phôi thép và 0,7 triệu tấn thép các loại khác
Ngành xi măng tăng trưởng khoảng 13%/năm; năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 24 triệu tấn xi măng
Ngành giấy tăng trưởng khoảng 10%/năm; năm 2005 dự kiến đạt sản lượng 605 nghìn tấn giấy.
Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng này thì nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngành công nghiệp cần thiết trong giai đoạn 2001-2005 là:
BẢNG 3. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Đơn vị: 1000 tỷ đồng (giá năm 2000)
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Vốn đầu tư toàn xã hội
369,6
100
62,6
100
71,0
100
74,9
100
78,5
100
82,4
100
Vốn đầu tư từ NSNN
17,72
4,79
3,7
5,91
3,5
4,93
3,5
4,67
3,5
4,46
3,5
4,24
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ bảng 3, nguồn vốn cần thiết đầu tư cho ngành công nghiệp trong giai đoạn 2001-2005 khoảng 369,6 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành là 17,72 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,79% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. So với các nguồn vốn đầu tư xã hội khác như: nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thì nguồn vốn đâu tư từ ngân sách ít hơn nhiều. Điều này là do trong đầu tư phát triển công nghiệp thì vốn từ ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư phát triển cho ngành từ ngân sách còn thấp, nhưng việc sử dụng nguồn vốn này trong ngành vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều công trình đầu tư đã quá chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất mà chưa chú ý đúng mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm được thị trường chấp nhận đến mức nào; tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túng trong việc tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường, nên đã dẫn đến việc đầu tư quá mức trong một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu; chưa tập trung đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nên chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành chưa hạ; chưa đầu tư đúng mức cho công nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao để tăng cường khẳ năng chủ động của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu. Một số dự án, chương trình đầu tư phát triển công nghiệp đã đề ra trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm chưa được triển khai hoặc triển khai chậm do chưa tính hết các yếu tố khách quan từ phía đối tác và cả yếu tố chủ quan, trong đó có yếu tố thiếu nguồn vốn.
1.3. Vốn đầu tư phát triển ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trong 5 năm qua đã có bước phát triển đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã được tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Trong 5 năm (1996-2000) đã xây dựng mới và nâng cấp 5.134 km đường quốc lộ, làm mới 11,5 km cầu đường bộ, sửa chữa và nâng cấp 200 km đường sắt, khôi phục 2,5 km cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất. Mở rộng và từng bước hiện đại hoá các cảng biển quan trọng như Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ…nâng năng lực thông qua hệ thống cảng biển lên trên 70 triệu tấn/năm. Giao thông nông thôn đã có nhiều cải thiện.
Hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển khá, được hiện đại về cơ bản. Tất cả các tỉnh và các huyện được trang bị tổn đài điện tử, được nối với nhau qua các tuyến cáp quang và viba số. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đát xấp xỉ 20 máy/100 dân, trên 85% số xã trong toàn quốc đã có điện thoại. Mạng viễn thông quốc tế và công nghiệp viễn thông có bước phát triển nhanh, hiện đại hơn.
Trong 5 năm (2001-2005), ngành giao thông vận tải sẽ tập trung nâng cấp và xây dựng mới các tuyến giao thông huyết mạch của đất nước, đảm bảo các phương tiện vận tải sắt, thuỷ, bộ, hàng không và đường ống thông suốt mọi miền đất nước, có biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngành bưu chính viễn thông sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, phấn đấu 100% tuyến liên tỉnh được cáp quang hoá vào năm 2005 để cơ bản hình thành xa lộ thông tin quốc gia. Nâng mức độ sử dụng cơ bản bình quân về điện thoại từ 4% hiện nay lên mật độ 7 - 8% vào năm 2005, tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ Internet. Để thực hiện mục tiêu này thì nguồn vốn đâu tư cần thiết cho ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông:
BẢNG 4. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG
VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Đơn vị: 1000 tỷ đồng (giá năm 2000)
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Vốn đầu tư toàn xã hội
126,0
100
22,3
100
24,5
100
25,5
100
26,3
100
27,3
100
Vốn đầu tư từ NSNN
55,02
43,67
10,7
47,98
11,0
44,9
11,0
43,13
11,1
42,2
11,2
41,02
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong 5 năm, tổng vốn đầu tư cho ngành khoảng 126 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 55,02 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,67% tổng vốn đầu tư toàn xã hội chủ yếu đầu tư để xây dựng hạ tầng giao thông và hạ tầng bưu điện. Mặt khác, ta biết rằng các dự án đầu tư vào các công trình giao thông và bưu chính viễn thông thường là các dự án đòi hỏi có nguồn vốn đầu tư lớn, vì vậy mà vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho ngành thường chiếm một tỷ trọng cao hơn so với các ngành khác. Nhưng cùng với nguồn vốn đầu tư lớn thì chi phí hàng năm cho sửa chữa, bảo dưỡng hạ tầng giao thông, hạ tầng bưu điện của ngành cũng cao hơn so với các ngành khác. Điều nay cũng đồng nghĩa với chất lượng công trình xây dựng thấp, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư không cao, tình trạng thất thoát, lãng phí và tham nhũng vốn đầu tư công trình ngày càng trở nên một vấn nạn. Vì vậy, trong 5 năm tới thì việc quản lý chặt chẽ và hợp lý nguồn vốn đầu tư tư ngân sách nhà nước cần được tăng cường hơn nữa để đảm bảo việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần nâng cấp mạnh mẽ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho ngành kinh tế, văn hoá, xã hội.
1.4. Vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ
Trong 5 năm qua (1996-2000), hoạt động khoa học và công nghệ đã có bước chuyển biến đáng kể, góp phần thiết thực, có ý nghĩa trong sư nghiệp đổi mới của đất nước.
Trong 5 năm tới (2001-2005) mục tiêu khoa học công nghệ là bên cạnh việc coi trọng thực hiện các dự án về khoa học xã hội và nhân văn, phải tạo bước phát triển mới, có hiệu quả trong các lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các thành quả khoa học và công nghệ vào sản xuất và kinh doanh; nâng cao đáng kể tỷ trọng đóng góp của khoa học và công nghệ vào việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong quá trình hội nhập và cạnh tranh gay gắt. Để đạt được mục tiêu phát triển khoa học công nghệ thì cơ cấu về vốn đầu tư của ngành:
BẢNG 5. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
Đơn vị: 1000 tỷ đồng (giá năm 2000)
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Vốn đầu tư toàn xã hội
5,04
100
0,7
100
1,0
100
1,1
100
1,1
100
1,1
100
Vốn đầu tư từ NSNN
3,73
74,0
0,63
90,0
0,7
70,0
0,8
72,72
0.8
72,72
0,8
72,72
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Từ bảng 5 ta thấy, tổng vốn đầu tư cho ngành khoa học công nghệ trong 5 năm 2001-2005 là 5,04 nghin tỷ đồng.Trong đó, vốn ngân sách nhà nước đầu tư là 3,73 nghìn tỷ đồng, chiếm 74% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ngân sách chủ yếu tập trung giải quyết các nhu cầu về nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất và toàn nền kinh tế. Tập trung thích đáng cho việc phát triển nhanh và có hiệu quả sớm hai khu công nghệ cao ở Hoà Lạc và thành phố Hồ Chí Minh, các chương trình khoa học công nghệ trọng điểm.
Mặt khác ta thấy rằng, nguồn vốn giành cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ còn thấp. Cụ thể, năm 2001 nguồn vốn NSNN giành cho ngành chỉ có 0,63 nghìn tỷ đồng, chiếm 90% vốn đầu tư toàn xã hội trong năm; năm 2002 là 0,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 70% vốn đầu tư toàn xã hội; trong 3 năm 2003, 2004, 2005 nguồn vốn NSNN đầu tư mỗi năm chỉ là 0,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 72,72% vốn đầu tư toàn xã hội. Điều này là do các ngành chưa chú trọng huy động và cân đối nguồn vốn cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của ngành mình. Đây là một thiếu sót lớn. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành cơ chế khuyến khích các ngành bỏ vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Ngoài ra, việc xã hội hoá các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh là vô cùng cần thiết, nên Chính phủ cũng cần đưa ra các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và coi đó như điều kiện bắt buộc để phát triển.
1.5. Vốn đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo
Trong 5 năm 1996-2000, ngành giáo dục và đào tạo có bước tiến đáng kể, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Đến năm 2000, tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước đều đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Một số tỉnh, thành phố đã thực hiện chương trình phổ cập trung học cơ sở.
Quy mô dạy nghề tăng bình quân 16,8%/năm, trong đó hệ dài hạn tăng 12,1%, hệ ngắn hạn tăng 18,5%. Đào tạo trung học chuyên nghiệp tăng bình quân 13,2%, đào tạo đại học cao đẳng tăng bình quân đạt 14,2%/năm.
Chuyển sang giai đoạn phát triển 5 năm 2001-2005, ngành giáo dục và đào tạo phải tạo ra bước chuyển biến cơ bản, toàn diện, nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ dân trí của toàn xã hội. Trước hết nhanh chóng định hình quy mô giáo dục và đào tạo, tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân, cải tiến theo hướng của Luật Giáo dục về nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý; áp dụng công nghệ thông tin trong giáo dục, mở rộng mạng Internet trong đào tạo. Phát triển các trường lớp bán công dân lập, tư thục. Mở rộng và nâng cao chất lượng dạy kỹ thuật, hướng nghiệp, ngoại ngữ, tin học trong nhà trường.
Thực hiện việc kiên cố hoá các trường học theo Quyết định của Chính phủ, quan tâm nhiều hơn các vùng khó khăn và vùng thường xuyên xẩy ra thiên tai. Xây dựng các trường nội trú ở vùng miền núi, trang bị thêm thiết bị dạy và học bảo đảm trẻ em nghèo có đủ mọi điều kiện thụ hưởng chương trình giáo dục đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thì nhu cầu về vốn đâu tư:
BẢNG 6. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
Đơn vị: 1000 tỷ đồng (giá năm 2000)
2001-2005
2001
2002
2003
2004
2005
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng(%)
Vốn đầu tư toàn xã hội
31,08
100
5,4
100
6,0
100
6,3
100
6,5
100
6,8
100
Vốn đầu tư từ NSNN
14,55
46,81
2,6
48,14
2,9
48,33
3,0
47,61
3,0
46,15
3,0
44,11
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của cả dân tộc, có ý nghĩa hết sức trọng đại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Vì thế nhu cầu đầu tư phát triển trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là rất lớn; mà nguồn vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành trong 5 năm 2001-2005 chỉ có 31,08 nghìn tỷ đồng, trong đó chủ yếu là từ nguồn vốn NSNN với 14,55 nghìn tỷ đồng chiếm 46,81% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Từ đó, việc xã hội hoá và huy động các nguồn vốn tư khu vực dân cư để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo vừa là nhu cầu thiết yếu, vừa là trách nhiệm của cộng đồng đối với tương lai của thế hệ mai sau, của đất nước và dân tộc.
Vì vậy, Chính phủ cần đưa ra các cơ chế chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo, tập trung vào lĩnh vực mở trường lớp, các trung tâm dạy nghề, trung tâm thực nghiệm…
2. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH THEO VÙNG LÃNH THỔ
Việc hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng sẽ có tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong từng vùng lãnh thổ nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực nội tại của mỗi vùng và bảo đảm tương quan giữa các vùng.
Mục tiêu của việc đầu tư theo từng vùng lãnh thổ là hướng vào việc trực tiếp đáp ứng các nhu cầu về xây dựng mạng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, tạo ra thế và lực mới cho khai thác và phát huy những thế mạnh trong vùng, bảo đảm phát triển bền vững từng vùng và tăng cường sự liên kết các vùng, tạo điều kiện động viên các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất các ngành chủ yếu, giải quyết những vấn đề cấp bách trong đời sống và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn.
Nguồn vốn đầu tư phát triển cho từng vùng chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
BẢNG 7. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO VÙNG KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2001-2005
Đơn vị: 1000 tỷ đồng (giá năm 2000)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
NSNN
Số tiền
Tỷ lệ % so với tổng
1. Vùng miền núi phía Bắc
68,9
23,7
34,4%
2. Vùng đồng bằng Sông Hồng
205,8
42,3
20,55%
3. Vùng Bắc Trung Bộ
67,2
22,0
32,73%
4. Vùng duyên hải miền Trung
104,2
20,1
19,3%
5. Vùng Tây Nguyên
43,7
8,0
18,3%
6. Vùng Đông Nam Bộ
222,6
37,3
16,76%
7. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long
127,7
33,0
25,84%
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 68,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 23,7 nghìn tỷ đồng chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho vùng này chủ yếu là để phát huy thế mạnh về đất và rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển kinh tế trang trại. Tái tạo vốn rừng, kết hợp với phát triển các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp. Thực hiện có hiệu quả việc định canh, định cư cho 1,4 triệu người ở 1.000 xã trong diện định canh và 1,2 triệu người ở 822 xã còn đang du canh, du cư. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; công nghiệp khai thác nguyên liệu; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị và nông thôn. Ngoài ra, để khai thác tiềm năng phát triển của vùng, thì nguồn vốn ngân sách còn được sử dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng gắn với phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào; giảm dần khoảng cách với các vùng khác trong cả nước.
- Đối với vùng đồng bằng Sông Hồng thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 205,8 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước là 42,3 nghìn tỷ đồng chiếm 20,55% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Với vùng này, nguồn vốn ngân sách đầu tư chủ yếu nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao lưu quốc tế và trong nước thuận tiện để chuyển mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, tạo khả năng phát triển vượt trội, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển.
Phát triển công nghiệp với trình độ công nghệ cao, ưu tiên phát triển những ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả; quy hoạch vùng lúa cao sản và các vùng lúa đặc sản để xuất khẩu ở các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Thái Binh,…
Phát huy tốt vai trò trung tâm của cả nước, nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác.
- Đối với vùng Bắc Trung Bộ thì tổng vốn đầu tư là 67,2 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách đầu tư là 22 nghìn tỷ đồng chiếm 32,73% tổng vốn đầu tư. Vùng Duyên hải miền Trung, thì tổng vốn đầu tư là 104,2 nghìn tỷ đồng trong đó vốn ngân sách là 20,1 nghìn tỷ đồng chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cả hai vùng này với thế mạnh riêng của mình như: lợi thế kéo dài dọc biển Đông, có cả đồng bằng, trung du, miền núi của vùng miền Trung… thì nguồn vốn ngân sách đầu tư cho cả hai vùng chủ yếu là tập trung khai thác thế mạnh, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, gắn phát triển kinh tế với sự hình thành mạng lưới giao thông dọc Bắc Nam và các tuyến đường nhánh, hành lang Đông Tây, các cửa khẩu…để chủ động khắc phục các khó khăn, nhất là về thời tiết; phát triển kinh tế biển và ven biển, phát triển các loại hình công nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu, vật liệu như xi măng, vật liệu xây dựng và các loại khoáng sản khác; hình thành các khu công nghiệp tập trung ven biển; phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng nước sâu; đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển mạnh du lịch, nhất là các di sản văn hoá thế giới, du lịch sinh thái biển và ven biể, các cảnh quan, các di tích lịch sử trong vùng…Nối liền mạng du lịch khu vực Đông Nam Á.
- Đối với vùng Tây Nguyên thì tổng vốn đầu tư là 43,7 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 8,0 nghìn tỷ đồng chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư. Với vị trí chiến lược và ưu thế về đất đai, tài nguyên, giàu tiềm năng về gỗ, đất bazan, quặng bô xít và trữ năng thuỷ điện lớn…thì vốn ngân sách đầu tư vào vùng này nhằm đưa kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tiến tới trở thành một trong những vùng kinh tế động lực của cả nước. Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là vùng đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2005 sẽ không còn hộ thiếu đói, không còn xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo dưới 13%; hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã, có điểm bưu điện văn hoá, người dân được dùng nước sạch từ giếng, 90% số xã có điện, các trạm y tế có đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
- Đối với vùng Đông Nam Bộ, trong 5 năm 2001-2005 thì tổng vốn đầu tư cần thiết là 222,6 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 37,3 nghìn tỷ đồng chiếm 16,76%. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng này chiếm tỷ trọng không cao so với tổng vốn đầu tư trong các vùng khác. Vì vậy, mà vốn đầu tư từ ngân sách chủ yếu tập trung phát triển vào những ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao; phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho vùng này còn nhằm phát huy vai trò các trung tâm công nghiệp, khoa học, văn hoá, dịch vụ (du lịch, thương mại, xuất khẩu…) của thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, tiến tới có tầm cỡ trong khu vực Đông Nam Á.
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vốn đầu tư toàn xã hội cho vùng này trong 5 năm tới là 127,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước dự kiến là 33,0 nghìn tỷ đồng chiếm 25,84% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho vùng này nhằm phát huy lợi thế của vùng sản xuất lương thực, rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản lớn nhất của cả nước. Giúp nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất tạo hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao, đưa giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp lên gấp 1,5 - 1,7 lần so với hiện nay. Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế hàng năm cao hơn mức bình quân cả nước, đến năm 2005, đưa tỷ trọng cơ cấu GDP của nông, lâm ngư nghiệp chiếm 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5%; dịch vụ chiếm 32%.
Tóm lại, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đang chiếm một tỷ trọng lớn, giữ vai trò quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội cho phát triển các vùng lãnh thổ trong cả nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước nhằm tận dụng tiềm lực sẵn có của từng vùng để thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển quốc gia, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đang đứng trước một khó khăn rất lớn về nhu cầu vốn. Chính vì vậy, trong chương trình đầu tư phát triển của mình, Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn từ các khu vực tư nhân, từ bên ngoài…để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho các vùng trong cả nước, thúc đẩy tăng trưởng phát triển nền kinh tế quốc dân.
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN
Năm 2005, các ngành và các địa phương đã bố trí kế hoạch và chỉ đạo triển khai trên tinh thần nghiêm túc ngay từ đầu năm. Trong bố trí kế hoạch, nhìn chung các Bộ, ngành, địa phương cơ bản đã chấp hành Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, đã bố trí tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đúng mục tiêu, đúng cơ cấu ngành được giao kế hoạch. Chú trọng tập trung vốn để hoàn thành sớm các công trình có thể hoàn thành trong năm, chống dàn trải, thất thoát, lãng phí. Do vậy, năm 2005, việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, cho các lĩnh vực kinh tế xã hội đã có những cải thiện, biểu hiện ở một số mặt sau đây:
- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã phát huy tính tích cực trong việc thu hút cao hơn các nguồn vốn khác trong xã hội để đưa vào đầu tư:
Việc bố trí tập trung hơn nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đã có tác động tích cực việc thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành. Tổng đầu tư phát triển toàn xã hội kế hoạch năm 2005 ước thực hiện khoảng 320 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với kế hoạch đầu năm, chiếm 38,2% GDP. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước thực hiện khoảng 74 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với kế hoạch đầu năm, bằng 23,1% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn tín dụng đầu tư ước thực hiện khoảng 30 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8% so với kế hoạch, chiếm 9,4% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 50 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước thực hiện 105 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với kế hoạch đầu năm, chiếm khoảng 32,8% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện bằng kế hoạch đầu năm 47 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn huy động khác ước thực hiện khoảng 14 nghìn tỷ đồng, bằng 93,3% kế hoạch đầu năm, chiếm 4,4% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
- Tổng số dự án, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2005 là 5.070 dự án, công trình so với năm 2004 là 3.640, trong đó: các Bộ, ngành Trung ương quản lý 922 công trình so với năm 2004 là 980 công trình; các tỉnh, thà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32659.doc