MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. Vốn kinh doanh, kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 3
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 3
2. Kết cấu vốn kinh doanh của doanh nghiệp 4
3. Vai trò của vốn kinh doanh 10
II. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11
1. Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11
2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 11
3. ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20
III. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20
1. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 20
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 22
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 24
PHẦN II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 30
I. Một số nét chính về công ty xây dựng cấp thoát nước HN 30
1. Quá trình hình thành và phát triển. 30
2. Chức năng nhiệm vụ 31
3. Đặc điểm sản xuất và tổ chức quản lý. 31
4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty xây dựng cấp thoát nước HN 38
5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng cấp thoát nước HN 46
II. Phân tích tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty 50
1. Phân tích cơ cấu vốn 50
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty 53
3. Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn của công ty xây dựng cấp thoát nước HN 64
PHẦN III: BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC HN 73
I. Định hướng phát triển công ty giai đoạn 2001-2005. 73
II. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 76
1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 76
2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 80
3. Giải pháp thu hồi công nợ 83
4. Tăng cường ký kết hợp đồng 84
III. Một số kiến nghị với Nhà nước 86
Kết luận 87
Tài liệu tham khảo 88
96 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Xây dựng cấp thoát nước Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung cấp, đại học và trên đại học là 300 người, tổng số công nhân kỹ thuật từ bậc 3/7 trở lên là 601 người.
Ngoài ra công ty còn có một lực lượng lao động lớn ngoài danh sách. Số lao động này luôn biến động và phụ thuộc vào thời kỹ sản xuất thi công
3.4 - Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý.
3.4.1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
- Ban giám đốc do hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc công ty có quyền điều hành cao nhất trong công ty.
Các phó giám đốc công ty, giám đốc cấc đơn vị chi nhánh trực thuộc công ty có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty.
- Phòng kinh tế – kế hoạch - kỹ thuật:
Đứng đầu là trưởng phòng với trình độ kỹ sư xây dựng. Giúp trưởng phòng là một phó phòng có trình độ kỹ sư xây dựng, còn lại các nhân viên trong phòng đều có trình độ đại học, trung cấp trở lên.
Chức năng: chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty vềg mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về thi công các công trình được giao thầu hoặc trúng thầu. Lập kế hoạch về giá thành, giám sát kỹ thuật thi công của các đơn vị thành viên.
- Phòng tổ chức lao động tiền lương:
Đứng đầu là trưởng phòng có trình độ cử nhân kinh tế và cử nhân luật. Giúp việc cho trưởng phòng là phó phòng có trình độ kỹ sư xây dựng. Cấc nhân viên còn lại đều có trình độ đại học và trung cấp trở lên.
Chức năng: lập kế hoạch xây dựng bộ máy nhân sự của các xí nghiệp, phòng ban trong công ty cho gọn nhẹ, đơn giản. Nghiên cứu các chế độ về tiền lương, bảo hộ lao động,BHXH,BHYT cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Phòng kinh doannh xuất nhập khẩu:
Đứng đầu là phó giám đốc công ty kiêm trưởng phòng có trình độ kỹ sư xây dựng. Giúp việc cho trưởng phòng là một phó phòng có trình độ kỹ sư máy và cử nhân ngoại ngữ. Các nhân viên còn lại đều có trình độ đại học.
Chức năng: tham gia lập dự án kinh doanh hàng hoá trong và ngoài nước, chủ yếu là vật tư chuyên ngành cấp thoát nướcnhư: máy bơm, van, các thiết bị khử trùng..
Ký kết hợp đồng kinh tế về cung cấp, thu mua hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thi công sẩn xuất của công ty và cung cấp cho các đối tượng trong ngành.
- Phòng đối ngoại:
Đứng đầu là trưởng phòng có trình độ kỹ sư xây dựng và cử nhân ngoại ngữ
Chức năng: tham gia biên soạn, lập các kế hoạch dự án về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực cấp thoát nước.
- Phòng kế toán tài chính:
Lập các kế hoạch về tài chính, vốn của từng năm kế hoạch báo cáo với tổng công ty. Theo dõi,quản lý tình hình kế toán tài chính của toàn công ty, xác định chi phí sẳn xuất và giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình.Thanh quyết toán với các chủ đầu tư khi các công trình hoàn thành, bàn giao, thu hồi vốn. Tổng hợp tình hình tài chính, các số liệu về kế toán để báo cáo giám đốc công ty,có những biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tiến độ thi công, thu hồi vốn.Chủ động cùng với phòng kế toán tài chính các xí nghiệp hoàn thành các báo cáo quyết toán tài chính hàng tháng, quý, năm.
- Văn phòng công ty:
Gồm văn thư, đánh máy, bảo vệ, lái xe, tạp vụ, y tế ...
Chức năng :Thực hiện các công việc do giám đốc yêu cầu, bảo vệ toàn bộ tài sản của công ty tại trụ sở
- Ban thanh tra bảo vệ:
Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
Các xí nghiệp, chi nhánh thành viên và chức năng, nhiệm vụ của các xí nghiệp, chi nhánh thành viên.
- Xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101, 102 và 104:
Xây dựng và lắp đặt các công trình về chuyên ngành cấp thoát nước, công trình dân dụng và công nghiệp do công ty bàn giao cho, được ký các hợp đồng kinh tế do công ty uỷ quyền, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp, thực hiện các nghĩa vụ đối với công ty và Nhà nước.
- Xí nghiệp khoan nước ngầm và xây lắp cấp thoát nước:
Tham gia thi công các giếng khoan khai thác nước ngầm, khoan khảo sát thăm dò địa chất, làm các công việc về gia công cơ khí, phụ tùng chuyên ngành cấp thoát nước, công trình dân dụng và công nghiệp do công ty giao, được ký các hợp đồng kinh tế do công ty uỷ quyền, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên.
- Ba chi nhánh của công ty tại 3 thành phố (Đà Nẵng - Hải Phòng – Hồ Chí Minh):
Tham gia thi công các công trình chuyên ngành cấp thoát nước, ký kết các hợp đồng kinh tế với các cơ quan khác khi được uỷ quyền của giám đốc công ty.
Nhìn chung việc tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng cấp thoát nước là hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty có đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, có trình độ và năng lực, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Trong quá trình hoạt động, công ty luôn chủ động tổ chức lại bộ máy quản lý thích ứng với tình hình thực tế, cải tiến sắp xếp lại lực lượng cho phù hợp. Qua hệ thống quản lý và chức năng hoạt động của từng đơn vị ta thấy công ty có nhiều thuận lợi trong sản xuất kinh doanh và có khả năng đáp ứng các nhu cầu thị trường, vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực xây dựng của công ty là cao so với các đơn vị trong cùng tổng công ty và các đơn vị xây dựng ngoài ngành khác.
Trong mấy năm gần đây, do có sự chuyển đổi trong nền kinh tế nên một mặt công ty vẫn tiếp tục xây lắp các công trình xây dựng và dân dụng, mặt khác công ty mạnh dạn nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào công tác tư vấn, nghiên cứu và phát triển công nghệ xây dựng, lắp đặt. Do vậy công việc sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng và cũng ngày càng phức tạp hơn.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty xây dựng cấp thoát
Giám đốc công ty
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Kế toán trưởng
Văn phòng công ty
Phòng đối ngoại
Ban thanh tra BVQS
Phòng kinh tế KH-KT
Phòng kinh doanh XNK
Phòng kế toán TC
Phòng tổ chức lao động
Xí nghiệp xây lắp cấp thoát nước số 101-56 Hạ đình-Tanh Xuân-Hà Nội
Xí nghiệp xây dựng cấp thoát nước số 104-Liên Ninh-Thanh Trì -Hà Nội
Xí nghiệp xây lắp 102-58 Hạ Đình-Thanh Xuân-Hà Nội
Xí nghiệp khoan khai thác nước nhầm Liên Ninh-Thanh Trì-Hà Nội
Chi nhánh tại TP Hải Phòng. 2B Bạch Đằng-Q.Hồng Bàng
Chi nhánh tại TP Đà Nẵng. 55B Điện Biên Phủ- TP Đà Nẵng
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. 186 Đường Cộng Hoà-F/12 Q.Tân Bình
Các đội sản xuất trực thuộc công ty
4 . Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty xây dựng cấp thoát nước.
Căn cứ vào pháp lệnh kế toán thống kê: Nghị định 59 CP ngày 03/10/1996, Quyết định số 1864 / 1998 / GĐ/BTC ngày 16/12/1998, Chỉ thị 650 / CNT-KTTC và các chế độ quy định khác. Xuất phát từ tình hình đặc điểm, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và các xí nghiệp, chi nhánh thành viên. Công ty xây dựng cấp thoát nước đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán nửa tập trung nửa phân tán, áp dụng tổ chức sổ kế toán trên máy vi tính (theo chương trình phần mềm kế toán của trung tâm tin học – Bộ xây dựng).
Theo biên chế hiện nay phòng kế toán tài chính của công ty xây dựng cấp thoát nước gồm 10 người sau:
+ Kế toán trưởng công ty.
+ Thủ quỹ.
+ Tám cán bộ nhân viên kế toán đảm nhiệm công việc kế toán tài chính sau:
Kế toán tổng hợp.
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiền mặt và thành toán các khoản phải thu, phải chi.
Kế toán ngân hàng.
Kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu và công cụ, dụng cụ lao động.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Kế toán chuyên quản lý và theo dõi xí nghiệp.
4.1 . Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận kế toán.
4.1.1 . Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ:
Tổ chức phân loại vật liệu, công cụ dụng cụ theo tiêu thức quản lý công ty là quản lý chi tiết với từng danh điểm vật tư, sắp xếp và tạo thành danh mục vật liệu, công cụ dụng cụ.
Tổ chức hạch toán ban đầu vật liệu, công cụ dụng cụ, lạp chứng từ vật tư, tổ chức luân chuyển chứng từ vật tư đến các bộ phận liên quan.
Đánh giá vật tư theo giá trị thực tế để ghi sổ kế toán, tính toán và quản lý vật tư.
Áp dụng phương pháp kế toán vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên, lựa chọn phương pháp tính giá vật tư xuất dùng cho đơn giản, tiện lợi phù hợp với điều kiện cụ thể.
Tổ chức lập báo cáo về vật tư, công cụ dụng cụ và phân tích báo cáo vật tư...
Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng các loại vật liệu, công cụ dụng cụ ở các bộ phận và đối tượng liên quan. Thực hiện, kiểm tra kiểm soát chế độ kiểm kê vật tư, đánh giá tài sản, vật tư...
4.1.2 . Kế toán tài sản tài sản cố định:
Bộ phận kế toán định lỳ trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao bình quân theo quy định của Nhà nước đối với công ty.
Kiểm tra, đôn đốc việc bảo quản, kiểm kê, sửa chữa lớn tài sản cố định.
Theo dõi tình hình tăng giảm, quá trình nhượng báo, thanh lý tài sản cố định. lập các kế hoạch tín dụng đầu tư mua sắm và xây dựng mới tài sản cố định của toàn công ty.
4.1.3 . Kế toán tạp hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Tổ chức luân chuyển chứng từ chi phí, tổ chức hạch toán ban đầu và ghi sổ các chi phí phát sinh trong kỳ. Trong đố theo dõi chi phí phát sinh cụ thể cho từng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành. Tập hợp chi phí của từng công trình, hạng mục công trình, các xí nghiệp và toàn công ty.
Đánh giá sản phẩm làm dở, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
Sử dụng phương pháp tính giá thành để xác định giá thành thực tế cho từng đối tượng.
Tổ chức lập các báo cáo chi phí và báo cáo giá thành theo các yêu cầu quản lý và yêu cầu thông tin của lãnh đạo doanh nghiệp.
Tổ chức phân tích báo cáo chi phí, giá thành sản phẩm, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch định mức (dự toán) chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá thành sản phẩm. Từ đó đề ra những biện pháp quản lý tiết kiệm chi phí, phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm.
4.1.4 . Kế toán tiền mặt - thanh toán:
Tổ chức lập và luân chuyển chứng từ (phiếu thu, chi), hach toán ban đầu các nghiệp vụ thu chi tiền mặt theo đúng chế độ quản lý lưu thông tiền tệ.
Tổ chức vận dụng tài khoản kế toán để kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tiền mặt.
Tổ chức kiểm tra và đối chiếu tình hình tồn quỹ tiền mặt giữa sổ sách kế toán với thực tế tại quỹ.
Theo dõi ghi chép tình hình thanh toán với khách hàng, thanh toán trong nội bộ công ty, tình hình thanh toán với ngân hàng.
Lập các chứng từ thanh toán về tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, các chứng từ về chi phí sản xuất có liên quan.
Đối chiếu và thu hồi các khoản công nợ với cán bộ công nhiên viên trong công ty và với các đơn vị trong công ty, trong Tổng công ty và với các đơn vị trong nền kinh tế.
Thanh toán tiền lương và các khoản phải trả cho cán bộ công nhân viên đúng chế độ quy định của Nhà nước, Tổng công ty và công ty – kiểm tra tính hợp lệ và tính chính xác của hợp đồng thuê lao động để thi công của các xí nghiệp, chi nhánh, các tổ đội.
4.1.5 . Kế toán ngân hàng:
Mở sổ chi tiết để giám sát chặt chẽ tình hình thu chi của từng loại tiền gửi, mục đích sử dụng của từng loại tiền gửi.
Lập các chứng từ vay ngân vốn ngân hàng cho việc thực hiện các dự án của công ty.
Tổ chức kiểm tra đối chiếu giữa sổ kế toán tại công ty và sổ sách của ngân hàng, phát hiện mọi sự nhầm lẫn, chênh lệch để xử lý.
4.1.6. Kế toán theo dõi xí nghiệp:
Kiểm tra các chứng từ kế toán của xí nghiệp, chi nhánh gửi lên.
Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng, bàn giao công trình, hạng mục công trình hoàn thành, đôn đốc việc quyết toán công trình.
Lập báo cáo thực hiện các chỉ tiêu tài chính của tháng, quý, năm. phối hợp với các phòng ban có liên quan tính các chỉ tiêu về kế hoạch giá trị sản lượng cho các xí nghiệp, chi nhánh, đội trực thuộc.
4.1.7. Kế toán tổng hợp:
Tổ chức việc luân chuyên chứng từ, hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán về doanh thu và giá vốn hàng bán ra, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và phân bổ chi phí báng hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng đối tượng.
Phản ánh toàn bộ doanh thu bán sản phẩm, lao vụ, dịch vụ của toàn công ty. Tính toán, xác định kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty, tiến hành phân phối kết quả kinh doanh.
Tổ chức việc lập báo cáo doanh thu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp và của các cấp liên quan.
Kế toán trưởng công ty chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước giám đốc về lĩnh vực kế toán thống kê, giúp giám đốc công ty chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán – tài chính – thống kê, các thông tin về kinh tế và hạch toán kế toán của công ty, các xí nghiệp, chi nhánh thành viên.
Mỗi nhân viên kế toán làm tròn bổn phận của mình trong mối quan hệ với cấp trên và các xí nghiệp trực thuộc.
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tiền mặt, thanh toán
Kế toán ngân hàng
Kế toán tài sản cố định
Kế toán NVL và CCDC
Kế toán tập hợn chi phí sản xuất và tính gián thành SP
Kế toán theo dõi xí nghiệp
Kế toán tổng hợp
Nhân viên kinh tế các đội trực thuộc
Phòng kế toán các xí nghiệp trực thuốc
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty xây dựng cấp thoát nước
Phòng kế toán ở các đơn vị trực thuộc chi nhánh được giao quyền thực hiện các công tác kế toán có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh ở đơn vị mình, từ việc xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp và tổng hợp số liệu để lập báo cáo kế toán theo sự phân cấp của kế toán trưởng. Đối với công trình, hạng mục công trình mà công ty thực hiện theo phương thức giao khoán, các xí nghiệp chi nhánh trực thuộc có tổ chức công tác kế toán thì ghi chép, hạch toán các chứng từ phát sinh đến giá thành sản phẩm từng công trình. Đến cuối tháng, quý kế toán ở các đơn vị, chi nhánh gửi số liệu lên phòng tài chính ở công ty để tổng hợp số liệu chung của toàn doanh nghiệp. Đối với công trình được giao cho đội, tổ trực thuộc thì mọi chứng từ phát sinh đều được ghi chép, hạch toán.
Phòng kế toán tài chính công ty thực hiện các nghiệp vụ kinh tế đồng thời kiểm tra tài liệu của các đơn vị trực thuộc. Sau đó tổng hợp lại tất cả số liệu kế toán ở các đơn vị trực thuộc và số liệu kế toán chung ở công ty để thành lập báo cáo chung của toàn doanh nghiệp.
Từ tháng 10 năm 1996 công ty đã tiến hành hạch toán trên máy vi tính theo chương trình của trung tâm tin học – Bộ xây dựng, căn cứ vào các chứng từ của các xí nghiệp, chi nhánh, đội trực thuộc và khối văn phòng công ty đã được kiểm tra, kế toán nhập vào máy thông qua phần cập nhật chứng từ. Cuối kỳ kế toán, sau khi đã cập nhật hết các loại chứng từ như tiền mặt, vật tư, tài sản, chi phí kết chuyển cho các công trình, hạng mục công trình, kế toán sẽ in ra các sổ kế toán như: sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản (theo công trình, hạng mục công trình), sổ chi tiết vật tư, tài sản cố định, công cụ dụng cụ lao động.
Cũng căn cứ vào các sổ kế toán , đầu tháng của quý sau kế toán tiến hành đối chiếu với phòng kế toán tài chính xí nghiệp, chi nhánh và lập báo cáo quyết toán tài chính của quý trước gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo năm, bản thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo khác...
4.2 . Một số nét chính về hệ thống tài khoản kế toán và tổ chức sổ kế toán.
4.2.1. Về chứng từ kế toán:
Công ty áp dụng các chứng từ bắt buộc và hướng dẫn theo mẫu của Bộ tài chính. Nội dung của chứng từ gồm 6 chỉ tiêu:
Chỉ tiêu hàng tồn kho.
Chỉ tiêu lao động, tiền lương.
Chỉ tiêu tiền tệ.
Chỉ tiêu bán hàng.
Chỉ tiêu tài sản cố định.
Chỉ tiêu sản xuất.
4.2.2. Về hệ thống tài khoản kế toán:
Công ty áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp (Ban hành theo quyết định số 1864/1998/QĐ - BTC ngày 16/12/1998). Trong đó công ty có sử dụng một số tài khoản chuyên dùng cho loại hình doanh nghiệp này như TK 632 (chi phí sử dụng máy thi công), TK 1362 (phải thu về giá trị khối lượng xây lắp), TK3362 (phải trả về giá trị khối lượng xây lắp nội bộ)...Công ty có mở các tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Mặt khác, do công ty có nhiều xí nghiệp, chi nhánh trực thuộc, tổ chức công tác kế toán theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán do đó sử dụng TK 136, TK 336 để phản ánh mối quan hệ thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp.
4.2.3 . Tổ chức sổ kế toán:
Hình thức sổ kế toán là hình thức nhật ký chung, các sổ sách theo mẫu biểu quy định trong hình thức nhật ký chung, đó là các sổ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt (nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền), sổ cái, sổ thẻ. Chi tiết sau:
Sổ nhật ký chung: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian.
Nhật ký đặc biệt: Là tập hợp số liệu sổ nhật ký (nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng...). Đối với các tài khoản chủ yếu phát sinh nhiều nghiệp vụ, cuối tháng, cuối kỳ cộng dồn các nhật ký chuyên dùng để ghi sổ nhật ký chung và sổ cái.
Sổ thẻ chi tiết: Dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu kế toán. Công ty mở các tài khoản chi tiết như: TK 336, TK136, TK 111, TK 112, TK 141...có tác dụng kiểm tra đối chiếu chi tiết theo từng chứng từ gốc trên cho việc sử dụng máy vi tính của công ty.
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số sổ như: Sổ tài khoản cố định, sổ chi phí trả trước, chi phí phải trả, thẻ kho, số chi phí sản xuất kinh doanh, số theo dõi khối lượng xây lắp khoán gọn theo từng đơn vị nhận khoán, từng công trình, từng hạng mục công trình...
4.2.4. Chế độ báo cáo tài chính bao gồm:
Bảng cân đối kế toán mẫu B01 – DN.
Kết quả hoạt động kinh doanh mẫu B02 – DN.
Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu B04 – DN.
Ngoài ra công ty còn thêm các báo cáo quản trị sau:
Báo cáo chi phí sản xuất và giá thàng sản phẩm.
Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản cố định.
Báo cáo hàng tồn kho.
Báo cáo tiêu thụ sản phẩm.
Báo cáo nợ phải thu của khách hàng.
Cuối niên độ kế toán công ty phải hoàn thành các báo cáo quyết toán và gửi báo cáo lên cấp trên và các bộ ngành có liên quan như: Cục thuế Hà Nội, Cục quản lý vốn, Cục thống kê, Tổng công ty VINACONEX.
4.2.5. Tổ chức kiểm tra kế toán:
Công tác kế toán của công ty chịu sự kiểm tra trực tiếp của các cơ quan chức năng như Bộ tài chính, của các cơ quan quản lý như Cục thuế, Cục quản lý vốn, Tổng công ty...Hàng năm, công ty được kiểm toán theo quy định của Nhà nước do bộ phận kiểm toán của Nhà nước tiến hành.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xây dựng cấp thoát nước.
Bước sang nền kinh tế thị trường, trong điều kiện hoạch toán kinh doanh độc lập, công ty xây dựng cấp thoát nước đã gặp không ít khó khăn, đặc biệt là về vốn sản xuất kinh doanh, máy móc thiết bị cũ, lạc hậuSự chuyển đổi cơ chế đã chấm dứt cái thời mà nhà nước bao cấp toần bộ, không có cạnh tranh. Thị trường giờ đây ngày càng nhiều công ty xây dựng của cả nhà nước, tư nhân, liên doanh và sự cạnh tranh cũng trở lên gay gắt, đánh giá đúng tình hình đó công ty đã tăng cường đầu tư thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại. Phấn đấu xây dựng công ty thành một thành viên mũi nhọn góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của tổng công ty. Trong những năm gần đây, số công trình công ty được giao trúng thầu ngày càng tăng. Chất lượng các công trình cũng không ngừng tăng lên và hoạt động quản lý của công ty cũng được cải tiến. Nhờ đó, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng không ngừng tăng lên. Để đi sâu phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 1999-2000 ta sử dụng biểu sau:
Biểu 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Đơn vị 1.000.000VNĐ
Các chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
So sánh
2000/1999
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỉ lệ %
1
2
3
4-=3-2
5=4:2
1. Tổng doanh thu
101.218,29
159.977,48
58.579,19
58,05
2. Các khoản giảm trừ
(25,59)
(0)
-25,59
-100
3. Doanh thu thuần
101.192,70
159.977,48
58.784,78
58,09
4. Giá vốn hàng bán
91.144,35
147.560,22
56.415,87
61,90
5. Lợi nhuận gộp
10.048,35
12.417,26
2.368,91
23,57
6. Chi phí bán hàng
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
6.162,01
6.953,44
791,43
12,84
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
3.886,34
5.463,82
1.577,48
40,59
9. Nguồn vốn chủ sở hữu.
19.066,76
22.025,16
2.958,40
15,52
10. tổng nguốn vốn kinh doanh
86.292,96
109.683,43
23.390,46
27,11
11. Tỷ suất tài trợ
0,221
0,201
-0,02
12. TSLĐ và ĐTNH
80.886,33
96.470,47
15.584,14
19,27
13. Tổng công nợ
67.226,20
87.658,27
20.432,07
30,39
14. Hệ số thanh toán nợ
1,20
1,10
-0,1
Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy:
* Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2000 là 22.025,16 triệu đồng tăng 15,52% so với năm 1999. Bên cạnh đó tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2000 là: 109.683,43 triệu đồng, tăng 27,11% so với năm 1999. Mặc dù cả nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty đều tăng nhưng tỷ suất tài trợ của năm 2000 lại giảm 0,02 so với năm 1999 ( tỉ suất tài trợ năm 2000 là 0,201,tỉ suất tài trợ năm 1999 là 0,221). Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút trong tỷ suất tài trợ là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng vốn kinh doanh, điều này chứng tỏ mặc dù công ty đã cố gắng tự chủ về tài chính song vẫn phải phụ thuộc nhiều vaò các đơn vị bên ngoài. Đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục trong những năm tới vì các khoản nợ sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty.
* Năm 2000 TSLĐ và ĐTNH của công ty là 96.470,47 triệu đồng, tăng 19,27% so với năm 1999. Nguyên nhân tăng là do năm 2000 hàng tồn kho quá nhiều về giá trị bằng 12.886,05 triệu đồng ( tăng gần 1,2 lần so với năm 1999). Đặc biệt khoản phải thu tăng nhanh ( năm 1999 khoản phải thu là 46.224,73 triệu đồng, đến năm 2000 tăng lên 75.350,93 triệu đồng) Trong đó khoản phải thu của khách hàng tăng 1,6 lần so với năm 1999, khoản trả trước cho người bán tăng 6 lần so với năm 1999, rõ ràng công ty đang bị chiếm dụng một khoản vốn khá lớn. Thêm vào đó tổng công nợ của công ty năm 2000 là 87.658,27 triệu đồng tăng 30,39% so với năm 1999 về số tương đối và tăng 20.432,07 triệu đồng về số tuyệt đối. Như vậy ta thấy cả TSLĐ và ĐTNH lẫn tổng công nợ của công ty đều tăng nhưng tốc độ của tổng công nợ vẫn lớn hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, bởi vậy hệ số thanh toán nợ của công ty năm 2000 chỉ đạt 1,10 tức là giảm đi 0,1 so với năm 1999. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty năm 2000 so với năm 1999 có giảm sút nhưng vẫn tốt vì công ty có khả năng trả được hết nợ.
- Tổng doanh thu của công ty năm 2000 là 159.977,48 triệu đồng tăng 58,05% so với năm 1999. Nguyên nhân tăng là do số công trình hoàn thành bàn giao của công ty tăng. Mặt khác năm 2000 không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu dẫn đến doanh thu thuần của công ty tăng so với năm 1999 là 58,09% về số tương đối tăng 58.784,19 triệu đồng về số tuyệt đối ( năm 2000 doanh thu thuần của công ty là 159.977,48 triệu đồng, năm 1999 là 101.192,70 triệu đồng).
Doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của công ty năm 2000 đều tăng so với năm 1999, song tốc độ tăng của doanh thu thuần và giá vón hàng bán gần tương đương nhau do đó lợi nhuận gộp của công ty năm 2000 vẫn tăng so với năm 1999. Lợi nhuận gộp của công ty năm 2000 là 12.417,26 triệu đồng, tăng 23,57% so với năm 1999. Bên cạnh đó, tổng chi phí ( chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng 791,43 triệu đồng so với năm 1999. Rõ ràng cả lợi nhuận gộp và tổng chi phí đều tăng song tốc độ tăng của lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng của tổng chi phí bởi vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động sản suất kinh doanh của công ty cũng tăng. Năm 2000 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt 5.463,82 triệu đồng với mức tăng 40,59% so với năm 1999.
Tóm lại, qua sự phân tích kết qủa hoạt động kinh doanh của Công ty xây dựng cấp thoát nước qua hai năm ta thấy công ty làm ăn có hiệu quả, song còn có một số chỉ tiêu cần khắc phục để đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY XÂY DỰNG CẤP THOÁT NƯỚC.
1.Phân tích cơ cấu nguồn vốn
1.1 Đặc điểm vốn kinh doanh của công ty xây dựng cấp thoát nước
Công ty xây dựng cấp thoát nước là một công ty kinh doanh mang tính chất chuyên ngành cấp thoát nước do đó vốn lưu động là loại vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng vốn kinh doanh của công ty. Trước hết chúng ta cần nghiên cứu tình hình vốn (tài sản) hiện có của công ty được phản ánh trên bảng cân đối kế toán qua các năm. Các số liệu đó cho ta biết tỷ trọng của từng loại vốn chiếm trong tổng số vốn và xu hướng biến động của chúng để thấy được mức độ hợp lý cho việc phân bổ, từ đó đưa ra các biện pháp sử dụng vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 2: Kết cấu vốn kinh doanh của công ty xây dựng cấp thoát nước .
Đơn vị tính
chỉ tiêu
1999
2000
so sánh 2000
/1999
Số tiền
tỷ lệ
số tiền
tỷ lệ
Số tiền
tỷ lệ%
1
2
3
4
5
6=4-2
7=6:2
Vốn kinh doanh
Trong đó:
-Vốn lưu động
- Vốn cố dịnh
86.292,96
80.886,33
5.406,63
100
93,73
6,27
109.683,43
96.470,47
13.212,96
100
87,95
12,05
23.390,47
15.584,14
7.806,33
27,11
19,27
144,38
Theo biểu 2 chúng ta có thể nhận thấy rằng năm 2000 tổng vốn kinh doanh của công ty tăng lên 23.390,47 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 27,11%, trong đó vốn lưu động tăng 15.584,14 triệu đồng và vốn cố định tăng 7.806,33 triệu đồng. Xét về kết cấu vốn của công ty thì vốn cố định có tăng song chiếm tỷ trọng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8442.doc