Do công ty mới cổ phần hoá cuối năm 2002 nên năm 2003, 2004 theo chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, cômg ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và đến năm 2005 chỉ phải nộp ngân sách Nhà nước 50% so với số thuế thu nhập doanh nghiệp Nhà nước quy định (28%). Có được kết quả như vậy là do công ty có chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước thích nghi với việc hội nhập quốc tế trong giai đoạn Nhà nước sắp xếp lại các doanh nghiệp bước vào cổ phần hoá. Công ty đã mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước làm cho khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên. Không chỉ chú trọng vào hoạt động xuất nhập khẩu mà công ty còn quan tâm đến thị trường nội địa, một thị trường rộng lớn và tiềm năng, quyết định sự thành bại của công ty trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
79 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Cân Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế theo đúng pháp luật. Quản lý và theo dõi thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết.
+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị, mạng lưới tiếp thị tiêu thụ sản phẩm của công ty.
+ Kiểm tra giám sát các cửa hàng, đại lý trong việc chấp hành quy định của công ty trong giá mua, giá bán và thanh toán tiền hàng theo chế độ chính sách Nhà nước ban hành.
- Phòng kỹ thuật:
+ Giúp giám đốc theo dõi quá trình quy định trong công tác sản xuất, nghiên cứu cải tiến mẫu mã sản phẩm thiết kế, chế tạo sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu phục vụ khách hàng.
+ Thường xuyên theo dõi, việc sử dụng máy móc, thiết bị an toàn lao động trong sản xuất.
+ Lập kế hoạch sửa chữa định kỳ, thường xuyên, sửa chữa lớn máy móc, thiết bị nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất, lưu thông không bị gián đoạn.
+ Tổ chức các dây chuyền công nghệ tối ưu nhất để sản xuất ra các mặt hàng được đảm bảo chất lượng với giá thành thấp nhất.
+ Đề xuất với giám đốc công ty các biện pháp cải tiến kỹ thuật công nghệ để nâng cao năng suất lao động.
- Phòng chất lượng:
+ Phân công theo dõi, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở khâu sản xuất.
+ Đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng từ khâu nhập nguyên liệu đến khâu hoàn chỉnh sản phẩm.
- Phòng kế toán:
Kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện kế hoạch. Từ đó, cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm giúp giám đốc đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh. Mặt khác, theo dõi việc sử dụng vật tư, tài sản, ngăn chặn kịp thời những hiện tượng thất thoát, lãng phí.
2.1.4.2. Đặc điểm về tổ chức công tác tài chính - kế toán của công ty
- Là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, công ty hoàn toàn tự chủ về tài chính.
- Là một doanh nghiệp có quy mô vừa công ty cổ phần Cân Hải Phòng áp dụng hình thức kế toán tập trung, thực hiện chế độ doanh thu và lợi nhuận, lấy thu bù chi. Phòng kế toán của công ty có nhiệm vụ lập toàn bộ các kế hoạch tài chính của công ty như kế hoạch về vốn; chi phí lưu thông, lỗ, lãi... nên các nhân viên trong phòng được sắp xếp và phân công công việc một cách rõ ràng theo khối lượng công việc và mức độ phức tạp của các nghiệp vu.
Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp
Kế toán vật liệu CCDC, ngân hàng
Kế toán thanh toán theo dõi TSCĐ
Thủ quỹ
- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ điều hành chung cho toàn bộ công tác kế toán và chịu trách nhiệm về công tác kế toán của Công ty. Đồng thời, là kế toán tổng hợp, kế toán giá thành, tổng hợp tất cả các số liệu do các bộ phận kế toán gửi lên, xác định tập hợp chi phí và phân bổ cho từng đối tượng sử dụng, tính giá thành từng loại sản phẩm, theo dõi doanh thu bán hàng và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán vật liệu, CCDC và ngân hàng: là người theo dõi chi tiết tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho các loại vật liệu, CCDC nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất. Đồng thời có chức năng quan hệ thanh toán với ngân hàng (vay hoặc gửi tiền).
- Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi thanh toán lương, thưởng cho công nhân viên, công nợ với người bán lập các phiếu thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Đồng thời, theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tiến hành trích quỹ khấu hao hàng tháng.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ, chịu trách nhiệm thu tiền bán hàng, thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Cân HảI Phòng trong 3 năm (2003 - 2005)
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất, đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, chúng ta xem xét một cách khái quát kết quả hoạt động của công ty trong những năm gần đây.
Mặc dù, những năm gần đây công ty gặp không ít khó khăn do mới cổ phần hoá từ một doanh nghiệp Nhà nước, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, hiệu quả công tác tiêu thụ sản phẩm chưa cao, nhưng với nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
Biểu 01: Kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm ( 2003- 2005).
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
So sánh 2004/2003
So sánh 2005/2004
Số tiền (±)
Tỷ lệ (±%)
Số tiền (±)
Tỷ lệ (±%)
1.Doanh thu thuần
37.083.549
39.048.182
45.290.224
1.964.633
5,3
6.242.042
15,98
2.Giá vốn hàng bán
31.321.187
32.680.645
39.401.358
1.359.458
4,34
6.720.713
20,56
3.Lợi nhuận gộp (1-2)
5.762.362
6.367.537
5.888.866
605.175
10,5
-478.671
-0,08
4.Doanh thu hoạt động tài chính
39.833
12.955
20.158
-26.878
-0,68
7.203
55,6
5.Chi phí hoạt động tài chính
611.869
607.779
785.384
-4.090
-0,01
177.605
29,22
6.Chi phí bán hàng
1.746.791
1.587.841
1.865.375
-158.950
-0,09
277.534
17,48
7.Chi phí quản lý doanh nghiệp
1.837.833
2.083.983
2.217.726
246.150
13,39
133.743
6,42
8.Lợi nhuận thuần từ HĐKD (8=3+(4-5)-(6-7)
1.605.702
2.100.889
1.002.159
495.187
30,84
-1.060.350
-0,51
9.Thu nhập khác
62.502
959
-62.502
-
959
-
10.Chi phí khác
4.588
39.339
-4.558
-
39.339
-
11Lợi nhuận khác=(9-10)
57.944
-38.380
-57.944
-
-38.380
-
12.Tổng lợi nhuận trước thuế (12=8+11)
1.663.646
2.100.889
1.002.159
437.243
26,28
-1.098.730
0,51
13.Thuế thu nhập DN phải nộp
140.302
-
140.302
-
14.Lợi nhuận sau thuế
1.663.646
2.100.889
861.857
437.243
26,28
-1.239.032
0,59
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần cân hải Phòng
Biểu 02:
Qua số liệu ở biểu 01 ta thấy:
- Doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ năm 2004 là 39.048.182 nghìn đồng, tăng so với năm 2003 là 1.964.633 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 5,3%. Năm 2005, doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ là 45.290.224 nghìn đồng tăng so với năm 2004 là 6.242.042 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 15,98%. Tỷ lệ này cho they, doanh thu thuần năm sau luôn cao hơn năm trước, mạnh nhất là năm 2005. Đó là do công ty đã tăng cường công tác tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
- Trị giá vốn hàng bán tăng, nhưng không đồng đều qua các năm: năm 2003 là 31.321.187 nghìn đồng, năm 2004 là 32.680.645 nghìn đồng (tăng so với năm 2003 là 4,34%) năm 2005 giá vốn hàng bán lên tới 39.401.358 nghìn đồng (tăng so với 2004 là 20,56%). Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán tăng là do những năm gần đây giá nguyên vật liệu chính tăng cao và không ổn định, hơn nữa giá vốn hàng bán tăng cao cũng chứng tỏ công ty chưa thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Tuy doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại tăng không đáng kể, năm 2003 lợi nhuận là 5.762.362nghìn đồng, năm 2004 tăng lên 6.367.537 nghìn đồng (tăng so với 2003 là 605.175 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 10,5%), năm 2005 lợi nhuận giảm xuống còn 5.888.866 nghìn đồng (giảm so với 2004 là 478.671 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 8%). Số liệu này cho thấy, thị trường cung ứng của công ty chưa thực sự ổn định vững chắc và hiệu quả cao.
- Hoạt động tài chính của công ty chưa mang lại hiệu quả, chi phí cho hoạt động tài chính lớn hơn rất nhiều so với doanh thu hoạt động tài chính, không đồng đều giữa các năm: năm 2003 doanh thu hoạt động tài chính là 39.833 nghìn đồng, trong khi đó chi phí lên tới 611.869 nghìn đồng, chi phí gấp hơn 15 lần doanh thu, tương tự các năm 2004, 2005 chi phí cũng gấp nhiều lần so với doanh thu, lần lượt là ằ 47 lần và ằ 39 lần.
- Tuy nhiên, do công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như đầu tư đổi mới trang thiết bị nên chi phí sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng cũng dần tăng lên. Năm 20003 là 1.746.791 nghìn đồng đến năm 2005 đã tăng lên là 1.865.375 nghìn đồng (tăng 118.584 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 6,8%).
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng không đồng đều giữa các năm, năm 2003 là 1.605.702 nghìn đồng, năm 2004 là 2.100.889 nghìn đồng (tăng so với 2003 là 495.187 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 30,84%). Đến năm 2005, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm xuống, chỉ còn 1.002.159 nghìn đồng (giảm so với 2004 là 1.060.350 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 51%).
Năm 2003 và năm 2005 có thu nhập khác và chi phí khác, tuy nhiên cũng không đáng kể. Năm 2003, thu nhập khác là 62.502 nghìn đồng, chi phí khác là 4.558 nghìn đồng, từ đó đem lại lợi nhuận khác là 57.944 nghìn đồng. Năm 2005, thu nhập khác được rất ít (595 nghìn đồng) nhưng chi phí khác lớn hơn rất nhiều (39.339 nghìn đồng) làm cho lợi nhuận khác giảm 38.380 nghìn đồng.
- Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2003 là 1.663.646 nghìn đồng, năm 2004 là 2.100.889 nghìn đồng (tăng 437.243 nghìn đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 26,28%). Tuy nhiên, đến năm 2005 tổng lợi nhuận trước thuế giảm xuống còn 1/2 so với 2004 (giảm 1.098.730 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 51%).
- Do công ty mới cổ phần hoá cuối năm 2002 nên năm 2003, 2004 theo chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá, cômg ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và đến năm 2005 chỉ phải nộp ngân sách Nhà nước 50% so với số thuế thu nhập doanh nghiệp Nhà nước quy định (28%). Có được kết quả như vậy là do công ty có chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước thích nghi với việc hội nhập quốc tế trong giai đoạn Nhà nước sắp xếp lại các doanh nghiệp bước vào cổ phần hoá. Công ty đã mở rộng hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước làm cho khối lượng hàng hoá tiêu thụ tăng lên. Không chỉ chú trọng vào hoạt động xuất nhập khẩu mà công ty còn quan tâm đến thị trường nội địa, một thị trường rộng lớn và tiềm năng, quyết định sự thành bại của công ty trong giai đoạn hội nhập quốc tế.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Cân Hải phòng
2.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động của công ty
Khi công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động được tổ chức tốt sẽ đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính cho công ty. Để thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động, trước hết ta cần phải biết cơ cấu tài sản lưu động của công ty. Cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần Cân Hải phòng được thể hiện qua biểu sau:
Biểu 03: cơ cấu tài sản lưu động của Công ty cổ phần cân hải phòng
Đơn vị: Đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Tỷ lệ tăng giảm (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
2004/
2003
2005/
2004
I
Vốn bằng tiền
1.258.064.465
12,99
844.925.922
6,82
281.469.392
1.88
-0,33
-0,67
1
Tiền mặt
236.494.047
2,44
266.111.419
2,15
171.724.778
1,15
12,52
-0,35
2
Tiền gửi Ngân hàng
1.021.570.418
10,55
578.814.503
4,67
109.744.614
0,73
-0,43
-0,81
II
Đầu tư ngắn hạn
-
-
-
-
-
-
-
III
Các khoản phải thu
3.131.624.939
32,33
3.846.356.907
31,2
4.271.586.157
28,56
22,82
11,06
1
Phải thu của khách hàng
2.638.648.374
27,24
2.838.434.637
22,89
3.420.626.760
22,87
7,57
20,51
2
Trả trước cho người bán
20.000.000
0,2
554.500.000
4,47
571.544.647
3,82
2672
3,07
3
Thuế GTGT được khấu trừ
237.384.099
2,5
209.182.157
1,69
189.290.896
1,27
-0,22
-0,1
4
Phải thu nội bộ
-
-
-
5
Các khoản phải thu khác
440.731.372
4,55
449.379.019
3,62
295.262.760
1,97
1,96
-0,34
6
Dự phòng khoản thu khó đòi
-205.138.906
-2,58
-205.138.906
-1,65
-205.138.906
-1,37
1
1
IV
Hàng tồn kho
5.143.483.415
63,1
7.511.478.943
60,59
10.071.986.830
67,33
46,04
34,09
1
Nguyên vật liệu tồn kho
1.789.560.007
18,48
3.257.804.811
26,28
3.371.880.603
22,54
82,05
3,5
2
Công cụ dụng cụ trong kho
128.460.892
1,33
115.315.974
0,93
122.319.865
0,82
89,77
6,07
3
Chi phí SXKD dở dang
987.712.326
10,20
995.333.596
8,03
2.156.711.198
14,42
0,77
117
4
Thành phẩm tồn kho
2.207.607.700
22,79
3.117.182.043
25,14
4.308.148.766
28,8
41,20
38,21
5
Hàng gửi bán
30.142.490
0,31
25.842.519
0,21
112.926.398
0,75
85,73
337
V
Tài sản lưu động khác
152.675.000
1,58
195.000.000
1,57
334.000.000
2,23
27,72
71,28
1
Tạm ứng
152.675.000
1,58
195.000.000
1,57
334.000.000
2,23
27,72
71,28
2
Các khoản thế chấp, ký quỹ ngắn hạn
-
-
-
-
-
Tổng cộng
9.685.847.819
100
12.397.761.772
100
14.959.042.379
100
28
20,66
Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng năm 2003, 2004, 2005
Theo biểu số 03 ta thấy:
- Tính đến thời điểm 31/12/2003, tổng TSLĐ của công ty là 9.685.847.819 đồng, đến 31/12/2004 tổng TSLĐ là 12.397.761.772 đồng (tăng so với 2003 là 28%).
- Tính đến thời điểm 31/12/2005 tổng tài sản lưu động của công ty là 14.959.042.379 đồng (tương ứng tăng so với 2004 với tỷ lệ 20,66%).
Qua biểu đồ 02 ta thấy: ở công ty cổ phần Cân Hải phòng, hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty và có xu hướng ngày càng tăng, hàng tồn kho năm sau luôn lớn hơn năm trước. Năm 2003, hàng tồn kho là 5.143.483.415 đồng, chiếm 53,1% trong tổng tài sản lưu động, đến năm 2004 tỷ lệ này là 60,59% và tăng lên 67,33% tương ứng với 10.071.986.830 đồng vào năm 2005, gia tăng nhanh chóng của hàng tồn kho chủ yếu do chiến lược mở rộng thị trường của việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa. Vì vậy, hàng hoá gửi bán, thành phẩm tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên là điều không tránh khỏi. Nguyên vật liệu tăng tuyệt đối qua các năm: năm 2003 là 1.789.560.000 đồng, năm 2004 là 3.257.804.811 đồng, năm 2005 là 3.371.880.603đ. Tuy nhiên xét về cơ cấu thì năm 2004 tỷ trọng nguyên vật liệu tồn kho tăng so với 2003 (26,28% so với 18,48%), đến năm 2005 thì NVL tồn kho giảm xuống còn 22,54% trong tổng TSLĐ. Chi phí sản phẩm dở dang, năm 2004, về số tuyệt đối, tăng không đáng kể nhưng tỷ trọng lại giảm so với năm 2003 (8,03% so với 10,2%) nhưng đến năm 2005 thì tăng đáng kể, chiếm tỷ trọng 14,42% trong tổng vốn lưu động, tăng 117% so với năm 2004. Năm 2005, các khoản mục thành phẩm tồn kho và hàng gửi bán đều tăng mạnh, đặc biệt hàng gửi năm 2005 tăng đột biến so với năm 2004 là 337%.
Đây là dấu hiệu không tốt đối với hoạt động kinh doanh của công ty, hàng tồn kho nhiều chứng tỏ công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty còn chưa được chú trọng, nếu năm tới công ty không giảm được tỷ trọng hàng tồn kho sẽ dẫn đến tình trạng vốn bị ứ đọng, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng vì thế mà giảm xuống.
- Khác với hàng tồn kho, tỷ trọng của vốn bằng tiền trong cơ cấu TSLĐ lại đang có xu hướng giảm dần. Năm 2003, vốn bằng tiền là 1.258.064.465 đồng, chiếm tỷ trọng 12,99%, năm 2004 giảm xuống còn 844.925.922 đồng, chiếm 6,82% và giảm xuống rất thấp (1,88%) vào năm 2005. Điều này có thể được giải thích bởi sự tăng mạnh của hàng tồn kho và các TSLĐ khác. Việc dự trữ lượng tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp công ty tăng được các TSLĐ, sinh lãi, giảm chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Mặt trái của nó là công ty phải đi vay ngắn hạn ngân hàng để trang trải các khoản chi phí phát sinh, khi đó chi phí sử dụng vốn sẽ tăng cao hơn, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Trong khi đó, tiền gửi ngân hàng lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn bằng tiền. Cụ thể, năm 2003 tiền gửi ngân hàng chiếm 10,55% trong tổng vốn lưu động, tương ứng với giá trị tuyệt đối là 1.021.570.418 đồng. Năm 2004, tiền gửi ngân hàng giảm dần chỉ chiếm tỷ trọng 4,76% và 0,73% vào năm 2005. Tiền gửi ngân hàng nhiều, công ty không chỉ được hưởng lãi mà còn tiện lợi cho công ty trong việc thanh toán. Tuy nhiên, việc lượng tiền gửi ngân hàng của công ty ngày càng giảm vì công ty cần có nguồn vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
- Công ty cổ phần Cân Hải phòng không đầu tư ngắn hạn vào các hoạt động tài chính.
- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu tài sản lưu động của công ty nhưng đang có xu hướng giảm dần. Năm 2003, các khoản phải thu chiếm 32,33% trong tổng TSLĐ, đến năm 2004 tỷ lệ này là 31,2%, và giảm xuống còn 25,56% tương ứng với 4.271.586.157 đồng vào năm 2005. Đây là một dấu hiệu tốt với hoạt động kinh doanh của công ty, giảm được các khoản phải thu giúp công ty thu hồi được nợ, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Bên cạnh đó, các khoản phải thu giảm, công ty sẽ giảm được chi phí đòi nợ cũng như giảm rủi ro trong các khoản thu khó đòi. Tuy nhiên, xét theo giá trị tuyệt đối, đây vẫn là con số rất lớn, năm 2005 các khoản phải thu là 4.271.586.157 đồng. Nguyên nhân là công ty ngày càng mở rộng thị trường, lượng hàng xuất khẩu và cung ứng cho thị trường trong nước tăng mạnh nhưng tiền hàng không được thu về ngay, các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất trên tổng số các khoản phải thu.
Tỷ trọng TSLĐ khác cũng tăng lên với tỷ lệ không nhỏ cũng góp phần làm tăng vốn lưu động của công ty. Năm 2005, TSLĐ khác của công ty tăng 139.000.000 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 71,28%. Sự tăng lên của tài sản lưu động khác là do sự tăng lên của khoản tạm ứng, công ty không có các khoản thế chấp, ký quỹ ngắn hạn. Nếu công ty không có biện pháp sớm hoà nhập thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì nó làm cho lượng tiền vốn không sinh lời mà dễ bị thất thoát.
2.2.2. Nguồn vốn đầu tư cho tài sản lưu động của công ty
Công tác tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tình hình biến động của vốn lưu động có tính chất quyết định đến sự thay đổi vốn kinh doanh của công ty. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta cần nắm rõ nguồn hình thành vốn lưu động của công ty.
Biểu 04: Cơ cấu nguồn vốn lưu động của cổ phần cân hải phòng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
31/12/2005
Tỷ lệ chênh lệch (%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(đồng)
Tỷ trọng (%)
2004/2003
2005/2004
A
Nợ phải trả
9.719.118.821
63,13
9.721.877.164
57,58
12.163.876.233
62,61
0,03
25,12
I
Nợ ngắn hạn
8.738.275.910
56,76
9.075.540.541
53,75
11.842.856.410
60,95
3,86
30,49
1
Vay ngắn hạn
6.441.452.541
41,84
6.850.386.225
40,57
8.577.325.804
44,04
6,35
24,92
2
Nợ dài hạn đến hạn trả
0
-
0
-
0
-
-
-
3
Phải trả cho người bán
1.117.674.358
7,26
1.074.816.766
6,37
2.439.805.172
12,56
-0,0387
127
4
Người mua trả tiền trước
580.070.100
3,77
352.850.000
2,09
291.310.000
1,50
-0,3917
-0,1744
5
Thuế và các khoản phải nộp NN
-38.412.703
-0,25
-38.412.703
-0,23
-38.412.703
-0,2
1
0,02
6
Phải trả công nhân viên
147.084.515
0,96
375.621.154
2,22
341.689.437
1,76
155
-0,0903
7
Các khoản phải trả, phải nộp khác
490.407.099
3,19
460.279.099
2,73
231.138.700
1,19
-0,0614
0,4978
II
Nợ dài hạn
616.949.220
4,01
269.000.000
1,59
0
-
-0,564
-
III
Nợ khác
363.893.691
2,36
377.336.623
2,23
321.019.823
1,65
3,69
-0,1492
B
Nguồn vốn chủ sở hữu
5.675.733.962
36,87
7.161.797.555
42,42
7.265.332.502
37,39
26,18
1,45
I
Nguồn vốn, quỹ
5.640.376.792
36,64
7.088.024.554
41,98
7.142.653.169
36,76
25,67
0,77
1
Nguồn vốn kinh doanh
4.000.000.000
25,98
4.528.465.540
26,82
5.116.714.356
26,34
13,21
12,99
2
Chênh lệch tỷ giá
-11.078.022
-0,07
5.386.213
0,03
47.445.071
0,24
-0,5138
781
3
Quỹ đầu tư phát triển
0
-
340.985.243
2,02
712.771.927
3,67
-
109
4
Quỹ dự phòng tài chính
0
-
112.298.927
0,67
263.562.908
1,36
-
135
5
Lợi nhuận chưa phân phối
1.651.454.814
10,73
2.100.888.631
12,44
1.002.158.907
5,16
27,21
-0,523
II
Nguồn kinh phí
35.357.170
0,23
73.955.001
0,44
122.679.333
0,63
109
65,88
1
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
0
-
0
-
0
-
-
-
2
Quỹ khen thưởng và phúc lợi
35.357.170
0,23
73.955.001
0,44
122.679.333
0,63
109
65,88
Tổng cộng
15.394.852.783
100
16.883.674.719
100
19.429.208.725
100
9,67
15,08
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng năm 2003, 2004, 2005
Biểu số 03 cho thấy, nguồn vốn lưu động của công ty chủ yếu được hình thành từ nợ ngắn hạn và một phần nguồn vốn bổ sung từ khoản lợi nhuận kinh doanh chưa phân phối, nợ dài hạn và nợ khác.
- Khoản nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2003 là 8.738.275.910 đồng chiếm 56,76% tổng vốn lưu động, năm 2004 tăng lên 9.075.540.541 đồng nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 53,75%. Năm 2005, nợ ngắn hạn tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với năm 2004 (11.842.856.410 đồng, tỷ trọng chiếm 60,95%).
Như vậy, việc tăng giảm nguồn vốn lưu động chịu ảnh hưởng lớn của nguồn vốn chiếm dụng được. Đây là nguồn vốn mà công ty có thể sử dụng mà không phải trả lãi vay, vì vậy công ty cần nghiên cứu kỹ để có thể huy động tối đa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2004, vốn lưu động của công ty tăng lên 16.883.674.719 đồng so với năm 2003 là 15.394.852.783 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 9,67%. Sang năm 2005, lượng vốn này tăng lên 15,08% so với năm 2004, với số tiền tương ứng là 2.545.234.006 đồng.
Vốn lưu động tăng lên, trước hết là do tốc độ tăng của khoản vay ngắn hạn, năm 2004 tăng so với 2003 là 337.264.631 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 3,86%. Năm 2005 ,tăng 2.767.315.869 đồng so với năm 2004, tỷ lệ tăng tương ứng là 30,49%, chiếm tỷ trọng 60,95% trong tổng vốn lưu động của công ty. Điều này cho thấy, nhu cầu vốn lưu động của công ty tăng mạnh nên buộc phải huy động bằng cách đi vay ngắn hạn. Tuy nhiên, việc vay vốn ngắn hạn một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động để công ty tiến hành sản xuất kinh doanh, mặt khác, làm tăng chi phí sử dụng vốn. Do vậy, công ty phải có biện pháp sử dụng tốt nguồn này nhằm tận dụng tối đa khả năng từng đồng vốn vay.
- Khoản phải trả cho người bán của công ty không ổn định. Năm 2004 giảm 42.857.592 đồng so với năm 2003, tỷ lệ giảm tương ứng là 3,87%. Sang năm 2005, khoản phải trả người bán tăng lên tới 127% so với năm 2004, tương ứng với giá trị tăng tuyệt đối là 1.364.988.406 đồng. Đây là nguồn vốn mà công ty được tạm thời sử dụng, nguồn vốn này giúp công ty giải quyết được nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải tăng chi phí. Tuy nhiên, việc gia tăng quá mức các khoản phải thu sẽ gây ra áp lực thanh toán đối với công ty vì nó làm tăng nợ ngắn hạn do đó làm giảm khả năng thanh toán. Và thực tế, năm 2005 ở công ty cổ phần Hải phòng, khoản phải trả người bán tăng đột biến. Điều này cho thấy, công ty chưa cố gắng giảm bớt khoản bị chiếm dụng lấy tiền trả nợ, làm khoản tiền bị chiếm dụng tăng lên, làm khả năng thanh toán của công ty chưa cải thiện được.
- Khoản người mua trả tiền trước cũng tạo cho doanh nghiệp tăng số vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải trả lãi vay. Tuy nhiên khoản này ngày càng giảm, doanh nghiệp cần cố gắng tận dụng để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bên cạnh khoản nợ phải trả, nguồn vốn đầu tư cho TSLĐ của công ty còn có nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Nếu năm 2003 vốn chủ sở hữu chỉ có 5.675.733.962 đồng, chiếm tỷ trọng 36,87% trong tổng nguồn vốn, thì đến năm 2004, vốn chủ sở hữu đã tăng lên thành 7.161.797.555 đồng, chiếm tỷ trọng 42,42%, tăng so với năm 2003 là 26,18%. Đến năm 2005, tuy về giá trị tuyệt đối vốn chủ sở hữu vẫn tăng nhưng chỉ chiếm có 37,39% tỷ trọng. Vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng tăng mạnh. Trong nguồn vốn chủ sở hữu của công ty thì nguồn vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn, năm sau luôn tăng so với năm trước, năm 2003 là 4 tỷ đồng, năm 2004 là 4.528.465.540 đồng, năm 2005 là 5.116.714.356 đồng, điều đó chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả. Công ty cần khai thác sử dụng có hiệu quả hơn nữa để đảm bảo đồng vốn luôn sinh lời. Bên cạnh đó, các khoản kinh phí, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, lợi nhuận chưa phân phối cũng góp một phần không nhỏ vào nguồn vốn sở hữu.
2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Cân Hải phòng cần phải xem xét các chỉ tiêu chủ yếu sau:
2.2.3.1. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của công ty được thể hiện sát thực qua các chỉ tiêu sau:
Biểu số 05: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty
Đơn vị: đồng
Số TT
Năm
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
1
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
9.685.847.819
12.397.761.772
14.959.042.379
2
Hàng tồn kho
5.143.483.415
7.511.478.943
10.071.986.830
3
Tiền và tương đương tiền
1.258.064.465
844.925.922
281.469.392
4
Nợ ngắn hạn
8.738.275.910
9.075.540.541
11.842.856.410
5
Khả năng thanh toán hiện thời (5)=(1)/(4)
1,108
1,366
1,263
6
Khả năng thanh toán nhanh (6)=(1) (2)/(4)
0,52
0,538
0,413
7
Khả năng thanh toán tức thời (7)=(3)/(4)
0,144
0,093
0,024
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Cân Hải Phòng 2003, 2004, 2005
* Khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện thời của công ty trong 3 năm 2003, 2004, 2005 đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và quá hạn bằ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28173.doc