Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1.Vốn trong hoạt động của doanh nghiệp 3

1.1.1. Vốn của doanh nghiệp 3

 1.1.1.1. Khái niệm và phân loại 3

1.1.1.2. Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 9

1.2. Nguồn vồn và quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp 10

1.2.1. Nguồn vốn của doanh nghiệp 10

 1.2.2. Chi phí vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp 10

 1.2.3. Quản lý vốn trong doanh nghiệp 14

 1.2.3.1. Quản lý vốn cố định 14

 1.2.3.2. Quản lý vốn lưu động 18

1.3. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền KTTT 19

 1.3.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn 19

 1.3.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 19

 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 23

 1.3.3.1. Những nhân tố khách quan 23

 1.3.3.2. Những nhân tố chủ quan 24

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH 26

 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 26

 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 26

 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất KD của công ty 28

 2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty 28

 2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu

 xây dựng Thái Bình 30

 2.2.1. Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

 trong thời gian qua 30

 2.2.2. Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty 32

 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng

 Thái Bình 34

 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 35

 2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 36

 2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 40

 2.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn của công ty 44

 2.3.1. Những kết quả đạt được 44

 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 45

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH 47

 3.1. Định hướng phát triển của công ty 47

 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần

 vật liệu xây dựng Thái Bình 48

 3.2.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

 cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 49

 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty

 cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 55

 3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty

 cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 56

 3.3. Kiến nghị với nhà nước 58

KẾT LUẬN 60

 

 

 

doc84 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3139 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tốt. Trong đó vốn lưu động được tính như sau: VLĐ đầu tháng + VLĐ cuối tháng VLĐ bình quân tháng = ------------------------------------------------- 2 Tổng VLĐ sử dụng bình quân 3 tháng VLĐ bình quân quý = ------------------------------------------------- 3 Tổng VLĐ sử dụng bình quân 4 quý VLĐ bình quân năm = ------------------------------------------------- 4 V1/2 + V2 + V3 +…..+Vn/2 = --------------------------------------- n - 1 ( V1, V2, V3…là vốn lưu động hiện có vào đầu các tháng) Doanh thu thuần - Số vòng quay của vốn lưu động = --------------------------------- Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động và cho biết trong một năm vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp càng tăng và ngược lại. 360 Thời gian một vòng luân chuyển = -------------------------------------------- Số vòng luân chuyển vốn lưu động Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn, đảm bảo nguồn vốn lưu động tránh bị hao hụt, mất mát trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = ---------------------------------- Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động. Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ TSCĐ và TSLĐ thì khi phân tích cần xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, tín dụng đặc biệt quan tâm. Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn, người phân tích thường tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Lợi nhuận - Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = ---------------------- Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận, phản ánh trình độ sử dụng vốn của người quản lý doanh nghiệp. 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.3.3.1. Những nhân tố khách quan + Môi trường kinh doanh: Doanh nghiệp là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh. + Môi trường tự nhiên: Là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như khí hậu, thời tiết, môi trường. Khoa học càng phát triển thì con người càng nhận thức được rằng họ là một bộ phận không thể tách rời của tự nhiên. Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên thích hợp sẽ tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc. Tính thời vụ, thiên tai, lũ lụt… gây khó khăn rất lớn cho nhiều doanh nghiệp. + Môi trường kinh tế: Là tác động của các yếu tố như tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái…. đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn do nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền giảm sút dẫn tới sự tăng giá các loại vật tư hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không kịp thời điều chỉnh giá trị của các loại tài sản đó thì sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp bị mât dần theo tốc độ trượt giá của tiền tệ + Môi trường pháp lý: Là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở pháp luật và các biện pháp kinh tế - chính trị, nhà nước tạo môi trường điều hành cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch vĩ mô. Với bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về tài chính, về quy chế đầu tư như các quy định về trích khấu hao, về tỷ lệ trích lập các quỹ, các văn bản về thuế … đều ảnh hưởng lớn tới hoạt động của doanh nghiệp. + Môi trường chính trị, văn hóa: Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới khách hàng. Do đó các phong tục tập quán của khách hàng sẽ ảnh hưởng trưc tiếp tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường văn hóa lành mạnh, chính trị ổn định thì hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao. + Môi trường khoa học công nghệ: Là sự tác động của các yếu tố như trình độ tiến bộ của KHKT, công nghệ. Trong điều kiện hiện nay, chênh lệch về trình độ công nghệ giữa các nước rất lớn. Doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải nắm bắt được công nghệ hiện đại vì công nghệ hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh… + Môi trường cạnh tranh: Cơ chế thị trường là cơ chế có sự cạnh tranh gay gắt. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải đứng vững trong cạnh tranh. Doanh nghiệp phải sản xuất ra mặt hàng mặt hàng phải căn cứ vào nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm để cạnh tranh phải có chất lượng cao, giá thành hạ, mà điều này chỉ có ở những doanh nghiệp nâng cao hàm lượng công nghệ, kỹ thuật của TSCĐ. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư, cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài. + Nhân tố giá cả: Đây là nhân tố do doanh nghiệp quyết định nhưng lại phụ thuộc vào mức chung của thị trường. Khi giá cả tăng, các kết quả kinh doanh tăng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tăng, đồng thời sự biến động về giá cả sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 1.3.3.2 Những nhân tố chủ quan Ngoài các nhân tố khách quan trên, còn rất nhiều nhân tố chủ quan do chính bản thân doanh nghiệp tạo nên làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh cả về trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này cực kỳ quan trọng. Thông thường, trên góc độ tổng quát, người ta xem xét những yếu tố sau: - Ngành nghề kinh doanh: Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại. Với một ngành nghề kinh doanh đã được chọn, chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính bao gồm: + Cơ cấu vốn hợp lý + Chi phí vốn của công ty bao nhiêu là hợp lý để giữ không làm thay đổi số lợi nhuận dành cho chủ sở hữu công ty. + Cơ cấu tài sản được đầu tư như thế nào thì hợp lý, mức độ hiện đại so với đối thủ cạnh tranh đến đâu. + Nguồn tài trợ được huy động từ đâu, có bảo đảm lâu dài và an toàn không. + Ngoài ra, qua ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp còn có thể tự xác định được mức độ lợi nhuận đạt được, khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường trong tương lai, sự đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh… để có kế hoạch bố trí nguồn lực cho phù hợp. - Lao động: + Trình độ quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm giảm những chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt những cơ hội kinh doanh, đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển. + Trình độ tay nghề của người lao động: Thể hiện ở khả năng tìm tòi sáng tạo trong công việc, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. + Cung ứng hàng hóa: là quá trình tổ chức nguồn hàng cho hoạt động bán ra bao gồm hoạt động mua và dự trữ. Để đảm bảo việc kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn, mua hàng phải đảm bảo chi phí tối ưu tức là phải hạ thấp giá thành sản phẩm đầu vào. Mục tiêu chất lượng trong mua hàng là phải phù hợp với chi phí bỏ ra và nhu cầu của thị trường vói khả năng thanh toán của khách hàng. Do hoạt động bán hàng phụ thuộc vào tính thời vụ của tiêu dùng và sự biến động của sức mua, đồng thời trong hoạt động sản xuất kinh doanh luôn có những cơ hội xuất hiện một cách bất ngờ nên đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có một mặt hàng dự trữ thích hợp để đảm bảo tính liên tục và tránh lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Bán hàng hay tiêu thụ sản phẩm: Là khâu quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong đó việc xác định giá bán tối ưu hết sức phức tạp, thể hiện rất rõ trình độ và năng lực tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình độ quản lý và sử dụng nguồn vốn: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý các nguồn tài chính là hệ thống kế toán tài chính. Nếu công tác kế toán thực hiện không tôt sẽ dẫn đến mất mát chiếm dụng, sử dụng không đúng mục đích…gây lãng phí tài sản, đồng thời có thể gây các tệ nạn tham ô hối lộ, tiêu cực…là các căn bệnh thường gặp trong cơ chế hiện nay. Hơn nữa việc sử dụng vốn còn được thể hiện thông qua phương án đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư. Việc lựa chọn không phù hợp và đầu tư vốn vào các lĩnh vực không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu vốn, gây ứ đọng, hao hụt mất mát làm cho hiệu quả sử dụng vốn rất thấp. - Mối quan hệ của doanh nghiệp: Mối quan hệ này được đặt trên hai phương diện là quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng và mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng hóa tiêu thụ…là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt đối với khách hàng và nhà cung cấp thì nó sẽ bảo đảm tương lai lâu dài cho doanh nghiệp bởi đầu vào được đảm bảo đầu đủ và sản phẩm làm ra được tiêu thụ hết. Để được vậy, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch cụ thể để duy trì những bạn hàng lâu năm lại vừa tăng cường thêm những bạn hàng mới. Biện pháp mà mỗi doanh nghiệp đề ra không giống nhau mà còn phụ thuộc vào tình hình hiện tại của từng doanh nghiệp. Nhưng chủ yếu là các biện pháp như: đổi mới quy trình thanh toán thuận tiện, mở rộng mạng lưới bán hàng và thu mua nguyên vật liệu, đa dạng hóa sản phẩm… Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có thể có nhiều nguyên nhân khác tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể của mỗi doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xem xét từng nguyên nhân để hạn chế một cách tối đa những hậu quả xấu có thể xảy ra, đảm bảo cho việc tổ chức huy động đầy đủ kịp thời vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đồng thời làm cho hiệu quả sử dụng vốn ngày càng tăng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH 2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình được thành lập năm 1969 với tên gọi ban đầu là Xí nghiệp gạch ngói Nghĩa Chính có trụ sở tại Km số 5, Quốc lộ 10 - Phường Phúc Khánh - Thị xã Thái Bình. Nguyên là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất gạch phục vụ thị trường các huyện trong tỉnh. Khi mới thành lập do ảnh hưởng chung của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vấn đề tiền vốn nên quy mô sản xuất rất nhỏ, công nghệ sản xuất thô sơ bằng nghề thủ công. Sản lượng hàng năm của doanh nghiệp chỉ đạt khoảng 3 triệu viên gạch/năm với số lượng công nhân khoảng 60 người. Khi đó sản phẩm của công ty rất nghèo nàn, chủ yếu là gạch đặc và ngói. Năm 1977, Công ty sáp nhập 2 cơ sở sản xuất gạch ngói thủ công là cơ sở Minh Hoà thuộc xã Minh Quang - Huyện Vũ Thư có công suất 2 triệu viên gạch/năm, 40 cán bộ công nhân viên và cơ sở gạch Phú Mỹ thuộc xã Vũ Hội - Huyện Vũ Thư có công suất 2 triệu viên gạch/năm, 38 cán bộ công nhân viên. Đến thời điểm này xí nghiệp gạch Nghĩa Chính gồm 3 phân xưởng sản xuất là Nghĩa Chính, Phú Mỹ, Minh Hoà với tổng công suất 10 triệu viên gạch/năm. Từ năm 1989 - 1992 doanh nghiệp chuyển sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Do đó doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, chủ động về tài chính, tích cực cải tiến kỹ thuật và mỏ rộng kinh doanh ( kin doanh thêm các mặt hàng khác như xi măng, sắt thép và một số loại vật liệu xây dựng khác). Năm 1992, Công ty sáp nhập thêm xí nghiệp sản xuất gạch Quốc Tuấn. Đồng thời thực hiện Nghị định 388/NĐ - CP của Chính phủ về xắp xếp, thành lập lại doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp được chuyển thành công ty SXKD - VLXD Thái Bình theo thông báo số 330/TB - XD ngày 17/11/1992 của Bộ trưởng bộ xây dựng và Quyết định số 434/QĐ - UB ngày 20/11/1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Ngày 12/01/1993 xí nghiệp tiếp nhận xí nghiệp vật liệu xây dựng Huyện Vũ Thư (phân xưởng gạch Từ Châu và phân xưởng vôi Phù Sa). Ngày 23/10/2001 UBND tỉnh Thái Bình ra quyết định số 1532/QĐ - UB chuyển “công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Thái Bình” thành “công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình”. 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình là một doanh nghiệp cổ phần, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, thuộc UBND tỉnh Thái Bình dưới sự quản lý trực tiếp của Sở xây dựng Thái Bình. Sản xuất kinh doanh của công ty được phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề. Trong đó, chủ yếu tập trung vào sản xuất gạch xây dựng. Do đó, đòi hỏi công ty phải từng bước cụ thể hóa nhiệm vụ chủ yếu này theo các bước: 1. Duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm gạch xây dựng các loại. 2. Từng bước chiếm lĩnh thị trường không những trong địa bàn tỉnh Thái Bình mà còn mở rộng ra các tỉnh phụ cận. 3. Từng bước nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ cán bộ CNV để nắm bắt kịp thời công nghệ mới của thế giới nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty. 2.1.3. Bộ máy tổ chức và quản lý của công ty Có thể khái quát bộ máy tổ chức của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình như sau: Các bộ phận sản xuất kinh doanh của công ty gồm: - Xí nghiệp gạch Nghĩa Chính: Tổ 14 phương Phú Khánh, Thị xã TB - Xí nghiệp gạch Quốc Tuấn: Xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương - Xí nghiệp gạch Vũ Hội: Xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư - Xí Nghiệp gạch Minh Hoà: Thị trấn Vũ Thư - Phân xưởng Từ Châu: Xã Hoà Bình, huyện Vũ Thư - Cửa hàng kinh doanh VLXD, xăng dầu (đặt tại cửa văn phòng công ty). Mô hình quản trị kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình bao gồm: - Hội đồng quản trị. - Giám đốc và bộ máy giúp việc Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc: Phó giám đốc kinh doanh, phó giám đốc kỹ thuật. Văn phòng công ty có 4 phòng ban chức năng gồm: + Phòng tổ chức hành chính + Phòng tài vụ kế toán + Phòng kế hoạch kỹ thuật + Phòng kinh tế thị trường - Ban giám đốc các xí nghiệp trực thuộc gồm: + Giám đốc xí nghiệp + Đốc công điều hành sản xuất + Kế toán, thủ kho, thủ quỹ +Tổ, đội sản xuất SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc công ty Ban giám đốc xí nghiệp Phòng tài vụ kế toán Phòng Kinh tế- Thị trường Phòng KH - KT Phòng tổ chức hành chính Tổ đội sản xuất Thủ quỹ xí nghiệp Thủ kho xí nghiệp Kế toán xí nghiệp 2.2. Thực trạng sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình. 2.2.1.Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Kể từ khi xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình nói riêng được quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, tự tìm kiếm thị trường, có nghĩa vụ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Nhờ sự năng động sáng tạo, thích ứng với cơ chế mới, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nói chung công ty làm ăn tương đối có hiệu quả. Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn chỉnh các giai đoạn mở rộng sản xuất (xây dựng lò nung sấy Tuynel ở xí nghiệp gạch Nghĩa Chính, đầu tư đổi mới công nghệ ở xí nghiệp gạch Quốc Tuấn và Vũ Hội), nâng cao công suất từ 10 triệu viên/năm lên 38 triêu viên/năm vói chất lượng cao và chủng loại đa dạng. Bên cạnh đó, công ty đã nhanh chóng cơ cấu, xắp xếp lại các phòng ban, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường; sử dụng nhiều biện pháp quản lý khuyến mại quảng cáo nên sản phẩm sản xuất ra có thời gian không đủ phục vụ xã hội vì chất lượng đạt tiêu chuẩn, giá thành phù hợp với mọi tầng lớp người tiêu dùng. Với sự giúp đỡ của các ban ngành và sự năng động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nên sản xuất của công ty tương đối hiệu quả, biểu hiện qua các chỉ tiêu sau: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH Doanh thu (triệu đồng) Nộp ngân sách (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) TN bình quân (tr.đ/người/tháng) 2001 5700 303 14,039 0,575 2002 8100 373 161,582 0,810 2003 13000 663 51,247 0,930 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm 2001 đến năm 2003 Như vậy, bảng trên cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công tương đối ổn định. Doanh thu tăng đều đặn qua các năm, thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một tăng, có đủ việc làm, đảm bảo đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên của công ty. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình đạt được những kết quả trên, bên cạnh nguyên nhân chủ yếu là do công ty có đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên lành nghề, cũng phải kể đến những điều kiện khác đã giúp công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường: + Về vị trí: Nằm trên địa bàn thị xã Thái Bình, giao thông thuận lợi (trụ sở công ty nằm bên cạnh Quốc lộ 10 nối liền Nam Định và Hải Phòng) với số dân đông đúc, nhu cầu xây dựng của người dân ngày càng cao rất thuận lợi cho công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm. + Về đặc điểm sản phẩm: sản phẩm chủ yếu của công ty là các loại gạch xây dựng đáp ứng dược nhu cầu thị trường, phù hợp với người tiêu dùng cả về chất lượng lẫn giá cả nên sản phẩm của công ty dễ được thị trường chấp nhận. + Về công nghệ thiết bị: Quy trình công nghệ sản xuất gạch của công ty là một quy trình liên tục được sản xuất theo công nghệ hiện đại. Riêng máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất chủ yếu được nhập từ nước ngoài với chất lượng cao, hiện đại, Chính vì vậy mà công suất và chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, lợi nhuận trong 3 năm gần đây có những biến động thất thường. Cụ thể lợi nhuận sau thuế năm 2002 của công ty bằng 1151% so với năm 2001, lợi nhuận sau thuế của năm 2003 chỉ bằng 51,7% so với năm 2002, bằng 365% so với năm 2001. Ta có thể tính chỉ tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: 14,039 - Năm 2001: = 0,25% 5700 161,582 - Năm 2002: = 1,99% 8100 51,246 - Năm 2003: = 0,39% 1300 Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chi phí bàn hàng ngày càng tăng. Tình hình tài chính của công ty được thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu về tài chính sau đây: TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Khả năng thanh toán hiện hành (Tài sản lưu động/ nợ ngắn hạn) 0,588 0,571 1,304 Khả năng thanh toán nhanh (Tài sản quay vòng nhanh/nợ ngắn hạn) 0,27 0,16 1,08 Hệ số nợ (nợ/tổng tài sản) 0,99 0,97 0,92 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần VLXD Thái Bình năm 2001, 2002, 2003 Nhìn vào bảng ta thấy: - Hệ số nợ của công ty giảm dần. Điều này đảm bảo hơn cho công ty tránh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. - Khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán nhanh tại thời điểm năm 2003 tăng mạnh so với năm 2001 và 2002. Điều này cho phép chúng ta nhận định khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là khả quan. Nói chung tìnhh hình tài chính của công ty tương đối ổn định. 2.2.2 Nguồn vốn hình thành và cơ cấu vốn của công ty Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới. Các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập tự chủ trong huy động và sử dụng vốn, có khả năng sử dụng các đòn bẩy tài chính để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, nguồn vốn của công ty không ngừng được tăng lên, chủ yếu dựa vào hiệu quả của hoạt động kinh doanh và phát hành cổ phiếu khi thực hiện quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Nguồn vốn của công ty trong vài năm gần đây như sau: BẢNG NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY Đơn vị: Triệu đồng Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng vốn 6.318,353 100 5.865,969 100 9391,651 100 Vốn cố định 4315,649 68,3 3715,877 63,35 5118,307 54,5 Vốn lưu động 1996,703 31,7 2150,091 36,65 4273,343 45,5 Trong đó Vốn CSH 54,529 0,86 168,439 2,87 750,830 8 Nợ phải trả 6264,094 99,14 5697,529 97,13 8640,820 92 Nguồn: Báo báo tài chính của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình năm 2001, 2002, 2003. Để đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, từ đó rút ra tỷ trọng đầu tư của từng bộ phận để có biện pháp hợp lý trong việc nâng cao hiêu quả sử dụng vốn của công ty. BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Số tiền % Sốtiền % Số tiền % A.TSLĐ và ĐTNH I. Tiền III. Các khoản phải thu IV. Hàng tồn kho V. TSLĐ khác 1996,703 29,705 176,701 1085,606 704,690 2150,091 25,359 96,446 1550,628 477,657 4273,343 19,336 2930,047 747,691 476,800 B. TSCĐ và ĐTDH I. TSCĐ III. Chi phí XDCB dd 4321,694 4315,649 6,00 3715,877 3677,834 38,012 5118,307 5026,202 90,105 Tổng tài sản 6318,353 100 5865,969 100 9391,651 100 Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2001,2002,2003 của công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình Qua bảng trên ta thấy + Tổng tài sản năm 2003 tăng mạnh so với năm 2001 và 2002, tăng hơn 3 tỷ đồng. Ta có thể thấy nguyên nhân chính là do đầu tư tài chính ngắn hạn của năm 2003 tăng rất mạnh. Việc đầu tư ngắn hạn quá nhiều lại tăng nhanh có thể làm cho công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn trong trường hợp cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh. + TSCĐ đang có chiều hướng ngày càng tăng. Điều này cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mở rộng sản xuất. Ta cũng biết TSCĐ là một yếu tố quan trọng quyết định tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Hiện nay TSCĐ của công ty đang cần có sự đổi mới, nâng cấp. Công ty cần phải tìm ra các giải pháp, tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ. + Riêng năm 2003 ta còn thấy có sự thay đổi lớn so với năm 2001 là lượng tiền mặt, lượng chứng khoán ngắn hạn giảm đi đáng kể và các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng nhiều. Đây là điều không tốt cho công ty trong việc đáp ứng ngay nguồn vốn cho sản xuất. Sự biến động của các nhân tố này ảnh hưởng lớn đến tình hình VLĐ của công ty. + Các bộ phận khác nói chung là ổn định, không có biến động gì lớn. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng thái Bình. Như đã trình bày ở trên, để tiến hành hoạt động kinh doanh, mỗi doanh nghiệp vẫn có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề sử dụng sao cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định đến sự tăng trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn là việc làm cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác sử dụng vốn đồng thời đánh giá hiệu quả của nó để từ đó có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Hiệu quả sử dụng vốn hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, mà hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế - chính trị – văn hoá, phong tục tập quán, tính mùa vụ…nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không nằm ngoài ảnh hưởng của những nhân tố đó. Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Thái Bình là một công ty cổ phần có tư cách pháp nhân, hoạt động độc lập chủ yếu bằng nguồn vốn tự có của mình. Sản phẩm của công ty là loại sản phẩm tiêu dùng trực tiếp và ít nhiều mang tính thời vụ, bởi vậy, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng biến động theo thời gian, chủ yếu tăng mạnh vào những tháng giữa năm khi thời tiết thuận lợi cho việc xây dựng. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty, chúng ta lần lượt xem xét tình hình sử dụng hiệu quả của toàn bộ vốn và của từng loại vốn sản xuất kinh doanh. 2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn. Để xem xét, đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn, ta xét các chỉ tiêu sau: CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÁI BÌNH Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2002/2001 2003/2002 +/- % +/- % 1.Doanh thu 5700 8100 13000 2400 157,9 4900 60,5 2.Lợi nhuận 14,039 161,582 51,247 147,543 1150 -110,035 68,1 3.Tổng vốn 6318,353 5865,696 9391,651 -452,657 92,8 3525,955 60,1 4.Hiệusuất (1):(3) 0,902 1,381 1,384 0,479 153 0,00

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10750.doc
Tài liệu liên quan