Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang

MỤC LỤC

lời nói đầu .

Chương 1:Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán và quản lý tài sản lưu động 4

I. Hoạt động thanh toán trong doanh nghiệp .

1.Khái niệm và vai trò của hoạt động thanh toán đối với doanh nghiệp. .

2. Phương pháp, trình tự và nội dung phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. .

2.1.Các phương pháp phân tích khả năng thanh toán .

2.2.Trình tự và nội dung phân tích tình hình và khả năng thanh toán .

3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán .

3.1.Vốn lưu động thường xuyên .

3.2. Tỷ lệ thanh toán hiện hành .

3.3.Tỷ lệ thanh toán nhanh .

3.4. Tỷ lệ thanh toán tức thời .

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán .

4.1.Các nhân tố khách quan .

4.2. Nhân tố chủ quan .

II. Các vấn đề cơ bản về quản lý tài sản lưu động 4

1.Khái niệm 4

2. Vai trò của tài sản lưu động đối với doanh nghiệp. 6

3. Cơ cấu của tài sản lưu động 8

3.1.Tiền 8

3.2.Đầu tư ngắn hạn 9

3.3.Phải thu 10

3.4.Hàng hoá tồn kho (dự trữ) 10

3.5.Tài sản lưu động khác 11

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tài sản lưu động của doanh nghiệp. 11

4.1.Nhóm nhân tố khách quan 12

4.2.Nhân tố chủ quan 13

5. Các nội dung quản lý tài sản lưu động 15

5.1.Quản lý tiền 15

5.2.Quản lý các khoản phải thu 19

5.3. Quản lý dự trữ 21

5.4.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: 24

Chương 2:Thực trạng khả năng thanh toán và tình hình quản lý tài sản lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế -Coalimex. 32

I.Giới thiệu chung về công ty Coalimex .

1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .

2.Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm kinh doanh của công ty .

2.1.Các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của công ty .

2.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty. .

3.Bộ máy quản lý của công ty .

4.Tình hình kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện nay .

II. Thực trạng về khả năng thanh toán và quản lý tài sản lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế -Coalimex 48

A.Thực trạng khả năng thanh toán .

1.Vốn lưu động thường xuyên .

2.Tỷ lệ thanh toán hiện hành .

3.Tỷ lệ thanh toán nhanh .

4.Tỷ lệ thanh toán tức thời .

B.Thực trạng quản lý tài sản lưu động .

1.Quản lý dự trữ 49

2.Quản lý các khoản phải thu 51

3. Quản lý tiền .

4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 56

III.Đánh giá tình hình khả năng thanh toán và quản lý tài sản lưu động 65

1.Các kết quả đạt được và nguyên nhân 65

2.Hạn chế và nguyên nhân 66

CHƯƠNG 3:một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình và khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động tại Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế -Coalimex 69

I.Cải thiện tình hình và khả năng thanh toán, tăng cường quản lý tài sản lưu động là vấn đề cấp bách tại công ty Coalimex 69

II.Một số giải pháp cải thiện tình hình và khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động của công ty 70

1.Một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng thanh toán của công ty trong thời gian tới. 70

1.1.Nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt 71

1.2.Giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn và thay thế bằng nợ dài hạn 72

1.3. Sử dụng các nghiệp vụ thị trường hối đoái nhằm giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong hoạt động thanh toán của công ty .

2.Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động của Công ty đồng thời cải thiện khả năng thanh toán về lâu dài 74

2.1.Cải thiện bộ máy quản lý 74

2.2.Đổi mới phương pháp quản lý 75

2.3. Rút ngắn thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu, vận chuyển. .

3. Một số kiến nghị .

3.1 Đối với Nhà nước 82

3.2. Đối với Bộ thương mại .

3.3.Đối với Tổng Công ty than Việt Nam và các cơ quan chức năng .

Kết luận 80

Danh mục tài liệu tham khảo 82

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thiện, đội ngũ cán bộ chuyên môn có nghiệp vụ ngày càng cao, cán bộ công nhân viên đều có việc làm, có thu nhập ổn định. 2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất Là doanh nghiệp nhà nước duy nhất đảm nhận dịch vụ cung ứng giống vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp cuả tỉnh, nên địa bàn hoạt động của công ty nằm phân tán ở các huyện. Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất công ty tổ chức hai trại sản xuất và 5 trạm giống vật tư được phân tán ở các huyện để cung ứng giống vật tư phục vụ tận nơi cho nhân dân sử dụng sản xuất. Nhiệm vụ chính của các trại và các trạm như sau: + Trại sản xuất giống cây trồng Đồng Thắm: Chọn lọc, sản xuất giữ và nhân các giống lúa, giống ngô đầu dòng, nguyên chủng và các giống cây trồng khác như: lạc, đậu tương … liên kết với các cơ sở để sản xuất các giống nguyên chủng, cấp I theo kế hoạch của Công ty, thực hiện chặt chẽ quy trình kỹ thuật sản xuất đảm bảo giống sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định. + Trại gia súc Nông Tiến: Chọn lọc, nhân giống và cung cấp các giống vật nuôi, tổ chức mạng lưới, hướng dẫn kỹ thuật để nhân các giống vật nuôi phù hợp với các vùng dân cư, tận dụng năng lực, chuồng trại, cơ sở vật chất hiện có để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. + Các trạm giống vật tư huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Na Hang có nhiệm vụ cung ứng giống và các loại vật tư như: phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ sản xuất để bà con nhân dân phục vụ sản xuất. 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp Tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo chế độ một thủ trưởng, không thành lập hội đồng quản trị mà thành lập hội đồng xí nghiệp do tập thể công nhân viên chức trong doanh nghiệp bầu ra. Sơ đồ tổ chức Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang: - Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty, là người giữ vai trò chủ đạo chung, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.Trong sản xuất kinh doanh chỉ có Giám đốc mới đủ tư cách ký kết hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiệm về hợp đồng kinh tế đã ký kết. - Giám đốc được quyền lựa chọn, đề nghị cấp trên bổ nhiệm Phó Giám đốc, Kế toán trưởng có thể quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh Trưởng phòng, Phó phòng ban trạm, trại và kế toán các trạm, trại thuộc Công ty. - Phó Giám đốc là người giúp việc Giám đốc và thay mặt giám đốc giải quyết các công việc khi được ủy quyền. - Hội đồng xí nghiệp là cơ quan thường trực đại diện cho quyền làm chủ tập thể của công nhân viên chức, được tham gia với giám đốc trong việc lựa chọn, đào tạo, bố trí, sử dụng, khen thưởng và kỷ luật cán bộ quản lý trong doanh nghiệp. - Hội đồng xí nghiệp có quyền kiến nghị với Giám đốc doanh nghiệp các biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết đại hội công nhân viên chức, các giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và vốn để phân phối thu nhập của tập thể lao động, nhưng không can thiệp vào công việc điều hành cụ thẻe của Giám đốc doanh nghiệp. - Các trạm huyện thị và cửa hàng gồm có: + Trạm Sơn Dương + Trạm Yên Sơn + Trạm Hàm Yên + Trạm Chiêm Hoá + Trạm Na Hang + Cửa hàng thị xã. Các trạm và cửa hàng có chức năng phục vụ các loại giống, vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. - Các phòng ban chức năng bao gồm: - Phòng Tổ chức Hành chính: Chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp từ Giám đốc. Phòng vừa có chức năng tham mưu, vừa trực tiếp giúp giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra còn phụ trách công tác hành chính trong doanh nghiệp, quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức, tham gia xây dựng kế hoạch chi trả tiền lương trong doanh nghiệp. - Phòng Kế toán thống kê: Đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh hạch toán kế toán, tính toán kết quả hoạt động kinh doanh, xây dựng kế hoạch tài chính của Công ty. - Phòng kho vận: Có nhiệm vụ tiếp nhận hàng hoá, quản lý kho hàng, phương tiện vận tải để chủ động vận chuyển, đảm bảo an toàn, kịp thời cho vật tư, hàng hoá đến nơi tiêu thụ theo phương thức giao khoán trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật. Đồng thời tổ chức khai thác hàng hoá, vận chuyển 2 chiều để sử dụng hết công suất, phương tiện và tăng thu nhập cho công ty. - Phòng Kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng, quý, năm. Đồng thời có nhiệm vụ tham mưu giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất theo các chuyên ngành chăn nuôi, trồng trọt, nắm bắt tiến bộ kỹ thuật đã đạt được để lập kế hoạch nghiên cứu, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về cây giống để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty. 2.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp a. Đặc điểm bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán của công ty giống vật tư NLN Tuyên Quang được tổ chức theo hình thức nửa tập trung, nửa phân tán. Hình thức này tạo điều kiện để kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Theo hình thức này thì toàn bộ công tác kế toán tập trung tại công ty, các đơn vị, các trại, cửa hàng hạch toán báo sổ trên cơ sở chỉ tiêu, định mức khoán. Phòng Kế toán của Công ty tiến hành nhận chứng từ của các đơn vị phụ thuộc gửi về để ghi sổ kế toán và lập báo cáo kế toán toàn Công ty. - Một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng trực tiếp theo dõi giá thành sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ, chi phí lưu thông và các chi phí khác có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán thống kê phù hợp với bộ máy tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tập hợp các khoản chi phí giá thành sản phẩm, phương thức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hoàn thành đối chiếu với kế hoạch tổng dự toán các phương thức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá để xác định kết quả sản xuất kinh doanh. - Một kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tiền lương và BHXH, tổng hợp tài liệu của các bộ phận kế toán, lập báo cáo định kỳ. - Một kế toán công nợ: Có trách nhiệm với các khoản phải thu và phải trả khách hàng. - Một kế toán vốn bằng tiền: Lập các phiếu thu, chi, theo dõi các khoản tạm ứng và hoàn tạm ứng. Kiểm tra tích hợp pháp của chứng từ chi tiêu trước khi làm thủ tục thanh toán, lưu trữ. - Một kế toán kho hàng: Có nhiệm vụ theo dõi việc nhập, xuất của vật tư, hàng hoá hàng ngày, tính toán số tồn kho và lập các báo cáo về vật tư, hàng hoá. - Một kế toán TSCĐ: Ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời về số lượng, hiện trạng của TSCĐ, giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, sử dụng, bảo quản TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao một cách chính xác. - Một thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi, bảo quản tiền mặt của Công ty. - Năm kế toán phụ trách ở các trạm giống vật tư huyện, có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ vật tư, hàng hoá ở cơ sở và báo lên phòng kế toán trung tâm. b. Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp. Để phục vụ cho yêu cầu quản trị của đơn vị hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Tính giá hàng xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. - Kỳ hạch toán là hàng tháng. - Niên độ kế toán là một năm dương lịch (từ 01/01-31/12 hàng năm). - Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. * Hệ thống các tài khoản của Công ty: Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 1141/TC-QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. * Hệ thống sổ kế toán: - Sổ kế toán tổng hợp bao gồm sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái tài khoản. - Sổ kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết TSCĐ, vật liệu, thành phẩm, các bảng phân bổ tiền lương và BHXH… Nhiệm vụ của phòng Kế toán trung tâm là theo dõi kiểm tra tất cả mọi hoạt động kinh tế phát sinh về vấn đề tài chính trong toàn Công ty, thực hiện nghiêm túc theo các phần hành đã được phân công, điều tra chỉnh lý các hoá đơn thu thập được làm căn cứ để hạch toán giúp kế toán ở các huyện thị lập báo cáo theo hình thức báo sổ gửi về công ty vào cuối tháng. Nhiệm vụ của kế toán ở các trạm giống vật tư là thu thập, chỉnh lý mọi hoạt động tại đơn vị cơ sở, giúp trưởng trại quản lý toàn bộ tài sản, hàng hoá của công ty ở các tuyến huyện thị, cuối tháng gửi báo cáo tổng hợp theo hình thức báo sổ gửi về công ty. Báo cáo chỉ gửi chậm nhất vào ngày 07 tháng sau. Nếu kế toán ở các huyện thị gửi báo cáo chậm quá thời hạn sẽ bị lập biên bản và nếu tái phạm 3 lần thì tự xin nghỉ việc. Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ tại Công ty. - Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt chẽ về tình hình hiện có và sự biến động (nhập, xuất) của từng loại thành phẩm, hàng hoá trên cả hai mặt hiện vật và giá trị. - Theo dõi, phản ánh kịp thời và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời các khoản chi phí bán hàng, chi phí từ hoạt động tài chính, các khoản doanh thu bán hàng… - Tham gia kiểm kê hay kiểm tra định kỳ hoặc bất thường tình hình thu chi ở các trạm, trại trực thuộc. - Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, các đơn vị trực thuộc trong công ty, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép, theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá. Mở sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá theo đúng chế độ nhà nước quy định. 3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới việc huy động vốn lưu động và tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang được thành lập ngày 29/06/1995 nhưng đếnm đầu năm 1996 công ty mới ổn định về mặt tổ chức, quản lý, tổ chức mạng lưới bán hàng, con người và phương hướng cụ thể cho hoạt động sản xuất kinh doanh để từng bước phát triển đi lên. Công ty đã xây dựng phương hướng kinh doanh cụ thể là : - Kinh doanh giống cây trồng, giống vật nuôi và vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. - Kết hợp kinh doanh dịch vụ cho thuê cửa hàng và kho. Do đặc thù hoạt động sản xuất của công ty là cung cấp giống vật tư phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp nên việc kinh doanh của công ty không được ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều vào tính mùa vụ trong sản xuất và những biến động trên thị trường, những nhân tố này đã ảnh hưởng lớn đến doanh số kinh doanh của công ty. Tình hình kinh tế xã hội những năm vùa qua không thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là với công ty. Thương mại, tốc độ phát triển xã hội có biểu hiện chậm lại, sức mua trong dân giảm. Đặc biệt do ảnh hưởng của nạn dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hoạt động kinh doanh của Công ty giống vật tư nông lâm nghiệp chủ yếu là kinh doanh về con giống và vật tư phục vụ sản xuất trong lĩnh vực nông lâm nghiệp cho nên dưới tác động của dịch cúm gia cầm làm cho doanh số của công ty giảm. Bên cạnh đó phần vốn huy động của công ty cũng còn hạn chế, do vậy công ty chưa có được tỷ lệ thị phần cung cấp giống vật tư nông lâm nghiệp trên thị trường phía Bắc. Do vậy có phần hiệu quả kinh doanh chưa cao chỉ mang tính chất giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Vì đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là cung cấp giống cây trồng, giống vật nuôi và vật tư cho sản xuất nông lâm nghiệp nên lượng vốn lưu động đòi hỏi rất lớn và lượng hàng hoá dự trữ trong kho cũng nhiều. Điều này đòi hỏi Công ty phải có một kế hoạch, phương án dự trữ hàng hoá hợp lý theo mùa vụ, tránh tồn đọng dẫn tới hao hụt, hư hỏng… 4. Một số kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang là doanh nghiệp duy nhất cung ứng giống cây trồng, vật nuôi, thức ăn gia súc, các loại phân bón, thuốc trừ sâu… để phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp trong toàn tỉnh. Từ khi được thành lập đến nay Công ty đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định chổ đứng của mình, không ngừng khắc phục khó khăn, gian khổ, thiếu thốn về nhiều mặt để hoàn thành chỉ tiêu được Nhà nước giao. Mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều hiệu quả cao. Do đó hoạt động kinh doanh đạt được kết quả ngày càng tăng. Điều đó thể hiện qua một số kết quả dưới đây: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐẠT ĐƯỢC TRONG 3 NĂM ĐVT: Triệu đồng Năm 2003 2004 2005 So sánh 04 - 03 So sánh 05 - 04 (±) (%) (±) (%) Doanh thu 41.781,7 49.583,6 52.074,8 7.801,9 118,41 2.491,2 105,02 Lợi nhuận 4.009,9 3.813,4 5.736,6 - 196,5 95,09 1.923,2 150,43 Nộp ngân sách 820,7 768,2 965,4 - 52,5 93,63 197,2 125,67 TN bình quân 0,440 0,627 0,634 0,187 142,5 0,007 101,10 (Nguồn: Kế toán - Tài chính Công ty giống vật tư NLN Tuyên Quang) +Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty tăng mạnh, lợi nhuận tăng nhanh và thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng ổn định. + Dựa vào số liệu trên ta thấy doanh thu năm 2004 so với năm 2003 tăng 7.801,9(tr.đồng), tức tăng 18,41%. Doanh thu năm 2005 so với năm 2004 tăng 2.491,2(tr.đồng), tức tăng 5,02%. + Lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 giảm 196,5(tr.đồng), tức giảm 4,1%, nhưng sang năm 2005 thì lợi nhuận của công ty lại tăng đáng kể, tăng 1.923,2(tr.đồng), tức tăng 50,43% so với năm 2004. + Thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng tăng cụ thể năm 2004 tăng so với năm 2003 tăng 187.000đ/tháng/người, tức tăng 42,5%. Năm 2005 so với năm 2004 tăng 7000đ/tháng/người, tức tăng 1,1%. + Các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khá nhiều, năm 2003 là 820,7(tr.đồng), năm 2004 giảm đi còn 768,2(tr.đồng), nhưng đến năm 2005 lại tăng lên là 965,4 (tr.đồng), tức là tăng 25,67% so với năm 2004. Điều này chứng tỏ tuy công ty có sự giảm sút lợi nhuận trong năm 2004 nhưng với sụ cố gắng của tập thể ban lãnh đạo công ty và sự đồng tâm của cán bộ công nhân viên trong công ty nên sang năm 2005 đã tăng đáng kể khoản đóng góp vào ngân sách nhà nước. Để đạt được kết quả như trên Công ty đã vượt qua mọi khó khăn vươn lên về mọi mặt và luôn tìm ra những giải pháp mới để Cồng ty tồn tại và phát triển, lấy thu nhập bù đắp chi phí và đảm bảo có lãi, đem lại thu nhập ngày càng tăng cho cán bộ công nhân viên, tăng tích luỹ, bổ sung nguồn vốn, thực hiện đầy đũ nghĩa vụ với nhà nước. Cụ thể là : - Công ty được lãnh đạo đúng đắn của Ban giám đốc công ty và các phòng chức nămg về thụ tục vay vốn kinh doanh, hỗ trự hàng hoá và chỉ đạo kịp thời trong suốt cả năm 2005. - Công ty đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của con người, cơ sở vật chất, tài sản, địa bàn kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ vừa dần mở rộng kinh doanh trên cơ sở nắm vững thị trường và mặt hàng kinh doanh sẵn có. Xác định rõ sức mạnh tổng hợp song phải lấy con người làm chính doanh nghiệp của nhà nước. - Ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên đã đề ra phương hướng kinh doanh đúng đắn, kinh doanh giống vật tư phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp với kinh doanh dịch vụ. Trong kinh doanh kết hợp việc cung cấp các loại giống vật tư nông lâm nghiệp với việc mở rộng kinh doanh dich vụ làm cho vòng quay của vốn nhanh hơn, nâng cao hiệu quả của đồng vốn cũng như tài sản được giao. - Trong kinh doanh chu yếu lấy bán buốn là chính, kết hợp hàng đi thẳng không qua kho, đồng thời có sự dự trữ hợp lý trong mùa vụ như các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chữa bệnh gia súc gia cầm. II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY GIỐNG VẬT TƯ NLN TUYÊN QUANG Để đánh giá thực trạng quản lý TS lưu động trước hết ta cần tìm hiểu rõ về các số liệu phản ánh quy mô và cơ cấu TS lưu động, nó sẽ giúp ta dễ dàng xem xét và đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả quản lý TS lưu động. Bảng 7 dưới đây chính là nhằm mục đích ấy. Bảng 7: Cơ cấu tài sản lưu động Đơn vị: triệu đồng Tên chỉ tiêu 2003 2004 2005 Trị giá % Trị giá % Trị giá % Tài sản lưu động 44419 100 52668 100 67170 100 Tiền mặt 4568 10,28 5727 10,8 6568 9.7 Hàng tồn kho 31659 71,2 37190 70,6 43349 64,5 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 Phải thu 5482 12,4 6286 11,9 13096 19,4 Tài sản lưuđộng khác 2764 6,2 3493 6,6 4133 6,1 Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính 1.QUẢN LÝ DỰ TRỮ Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang là một doanh nghiệp kinh doanh về giống vật tư phục vụ sản xuất nông lam nghiệpduy trì hệ hệ thống kho bãi, vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình, công ty thực hiện phương thức giao hàng trực và gián tiếpDo đó, hàng tồn kho của công ty co’ tỷ rọng khá lớn. Đối với hàng tồn kho, các chi phí về kho bãi hoàn toàn do người đặt hàng chịu, không tính trong giá hàng vốn hàng bán. Chi phí dự trữ do đó là không đáng kể. Hơn nữa, các phòng nghiệp vụ hoạt động riêng rẽ, mỗi phòng đều có khách hàng riêng, tự quản lý riêng về hoạt động của mình do đó việc quản lý dự trữ nhìn chung không được chú trọng. Việc duy trì mức tồn kho nói chung mang tính ngẫu nhiên vì vậy qua bảng dưới đây ta thấy lượng hàng tồn kho của công ty là không ổn định khi cao nhất vào năm 2003 đạt tới 71,2% nhưng khi thấp nhất - năm 2005 đạt64,5% so với tổng tài sản lưu động, tức là vãn còn rất cao. Để nắm rõ được mức dự trữ mà công ty duy trì có ảnh hưởng gì tới hoạt động của công ty, đặc biệt là khả năng thanh toán, chúng ta cần xem xét chỉ tiêu trong bảng dưới đây: Bảng 8: Vòng quay hàng tồn kho Đơn vị: triệu đồng Tên chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 2005/2004 + % + % Doanh thu thuần (1) 47781 49583 52074 1802 1038 2491 105 Hàng tồn kho (2) 31659 37190 43349 5531 117,4 5531 116 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) = (1)/(2) 1,5092 1,3332 1,2012 -0,1760 -88,3 -0,176 -90 Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính Qua bảng trên ta thấy vòng quay hàng tồn kho của công ty không ổn định trong ba năm chúng ta đã thấy sự giảm sút đáng ngạc nhiên của chỉ tiêu này từ 1,509 vòng vào năm 2003 đã giảm sút nhanh chóng xuống 1,3332 vòng vào năm 2004 - giảm 88%, đến năm 2005chỉ tiêu này lại giảm sút tệ hại hơn lúc này hàng tồn kho chỉ chu chuyển 1,20 vòng một năm -giảm 90%. Năm 2003 có thể coi là chuẩn mực trong việc tiêu thụ hàng tồn kho đây là con số rất tốt hiếm có doanh nghiệp naò đạt được song rất tiếc là Công ty lại không duy trì được điều này tệ hơn nữa chỉ tiêu này không những giảm mà còn trở nên quá xấu không thể chấp nhận được nghuyên nhân chính là do trị giá hàng tồn kho ngày càng tăng nhanh - năm 2004 tăng 117% so với năm 2003 còn năm 2005 lại tăng 116% trong khi đó doanh thu tăng không đáng kể. năm 2000 doanh thu thuần tăng3,8% đến năm 2005 chỉ số này có tăng lên 5% song không đáng kể và không thể ngăn được hiện tượng vòng quay hàng tồn kho ngày càng nhỏ. Không nghi ngờ gì nữa, tình hình này chứng tỏ công ty không mấy nỗ lực trong việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hoá, quan trọng hơn nữa là Công ty chỉ chủ yếu tiêu thụ theo phương thức uỷ thác, mọi hàng hóa mua về đều dựa theo hợp đồng nên vòng quay hàng tồn kho như vậy là không thể chấp nhận được ngoài ra vì là doanh nghiệp thương mại nên Công ty nhủ yếu kinh doanh bằng vốn đi vay theo hình thức vay theo hợp đồng nên việc chậm tiêu thụ hàng hoá cũng có nghĩa là khoản lãi phải trả ngân hàng tăng theo đẩy chi phí lên và làm giảm lợi nhuận của công ty. Điều này đòi hỏi công ty phải ra sức mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá nhằm đẩy doanh thu thuần lên và giảm lượng hàng tồn kho xuống để có vòng quay hàng tồn kho cao hơn. 2.QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU Các khoản phải thu của khách hàng chính là khoản tín dụng thương mại mà công ty cấp cho khách hàng trong một thời gian nhất định vì là một khoản tín dụng nên nó có rủi ro không thu hồi được và đồng thời cũng mang lại cho doanh nghiệp một khoản lãi đáng kể và những lợi ích khác như tăng mức tiêu thụ hàng hoá, tăng uy tín với khách hàng. Chính vì vậy mà ta phải quản lý và theo dõi kỹ tài sản lưu động này. Công ty giống vật tư NLN Tuyên Quang là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh giống vật tư phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp của toàn tỉnh được hơn 10 năm, do vậy khách hàng của công ty chủ yếu là các khách hàng truyền thống. có mối quan hệ làm ăn lâu dài. Để có thể cấp tín dụng thương mại cho các khách hàng này, công ty thực hiện phân tích các Báo cáo tài chính và lịch sử thanh toán của khách hàng, các phân tích nhìn chung là đơn giản và việc cấp tín dụng thương mại chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm lẫn nhau. Tất cả các khoản phải thu đều được theo dõi trên sổ sách kế toán theo trình tự thời gian cuối năm công ty tiến hành lập bảng Phải thu - Phải trả và đối chiếu công nợ. Nhìn chung hoạt động quản lý của công ty còn đơn giản và chưa được chú trọng đúng mức. Như ta đã thấy trên Bảng 7 các khoản phải thu năm 2003 chiếm 12,4chủ yếu là các khoản phải thu nội bộ và phải thu khách hàng, song đến năm 2004 tỷ trọng này giảm xuống còn 11,9%. Điều này có nghĩa là công ty đã tiến hành những biện pháp thu hồi nợ nội bộ một cách khá triệt để nhưng lại không chú trọng thu hồi các khoản phải thu của khách hàng thậm chí còn gia tăng cấp tín dụng cho khách hàng điều này sẽ đẩy công ty đến một tình huống đầy mạo hiểm vì đây là khoản phải thu có rủi ro cao nhất của doanh nghiệp. Sang năm 2005 tình trạng này vẫn tiếp diễn , tỷ trọng của các khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động xuống là 19,4%. Ta có thể kết luận rằng trong các năm qua tỷ lệ phải thu của doanh nghiệp là khá cao đặc biệt là phải thu khách hàng điều này làm vốn bị ứ đọng trong khâu lưu thông và kéo dài quá trình tiêu thụ sản phẩm, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Với tỷ lệ vốn bị chiếm dụng cao như hiện nay thì công ty cần phải đẩy nhanh tiến trình thu hồi nợ đồng thời tìm hiểu khách hàng kỹ hơn trước khi cấp tín dụng thương mại cho họ tránh trường hợp cấp tràn lan như hiện nay. Để thấy rõ hơn tình hình quản lý của công ty ta đi vào phân tích chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu: Bảng9: Vòng quay khoản phải thu Đơn vị: triệu đồng Tên chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh 2004/2003 2005/2004 + % + % Phải thu (1) 5482 6286 13096 804 11,2 6810 22,8 Doanh thu thuần (2) 41781 49583 52074 7802 10,3 2419 10,5 Vòng quay khoản phải thu (vòng) = (3) = (2)/(1) 7,624 7,78 3,979 0,165 1,02 -3,81 -0,5 Thời gian thu hồi những khoản phải thu (ngày) =360/(3) 47 46 90 -1 -97 44 1.9 Nguồn:Phòng Kế hoạch kinh tế -tài chính Theo bảng trên thì trong năm 2003 vòng quay khoản phải thu là 2,24 vòng, đồng thời thời gian thu hồi những khoản phải thu hay còn goi là 47 ngày.. Đến năm 2004 vòng quay khoản phải thu tăng lên 7,78 nhưng đến năm 2005 thì giảm xuống khá nhanh xuống còn 3,97 vòng đây là mức không thể chấp nhận được. Đối với thời gian thu hồi khoản phải thu tình hình cũng không khả quan lắm, năm 2003 là 47 ngày, đến năm 2004 giảm xuống còn 46 ngày nhưng chuyển sang năm 2005 chỉ tiêu nay tăng lên 90 ngày là con số đáng báo động chứng tỏ công ty ngày càng quản lý các khoản phải thu kém hơn đồng thời vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều hơn. Trong khi đó doanh thu thuần của công ty lại tăngso với năm 2003 điều này chỉ rõ mặc dù phải cấp tín dụng thương mại nhiều hơn công ty cũng không tăng được lượng doanh thu chứng tỏ việc cấp tín dụng thương mại không phát huy được hiệu lực như nó phải có. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý Công ty là phải tăng vòng quay các khoản phải thu cũng như giảm thời gian thu hồi chúng để kéo công ty khỏi tình trạnh hiện nay không bị sa lầy vào việc bị chiếm dụng vốn, ứ đọng vốn quá lâu nhưng đồng thời cũng phải xem xét kỹ việc cấp tín dụng thương mại để nó vừa làm tăng doanh thu của công ty vừa không đặt công ty vào những hoàn cảnh rủi ro bị động trong thu hồi vốn. Tóm lại qua xem xét thực trạng quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu tại công ty trong giai đoạn 2003-2005 ta thấy các chỉ tiêu phản ánh mức độ hiệu quả của việc quản lý hai tài sản này ngày một xấu đi.để chứng minh một cách sinh động nhận xét này ta có biểu đồ 2 dưới đây: 3. QUẢN LÝ TIỀN Thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển do vậy có thể nói “chứng khoán thanh khoản cao” là một tài sản còn quá xa lạ trong bảng cân đối Thị trường tài chính của Việt Nam chưa phát triển do vậy có thể nói “chứng khoán thanh khoản cao” là một tài sản còn quá xa lạ trong bảng cân đối của các doanh nghiệp. Công ty Giống vật tư NLN Tuyên Quang cũng vậy trong bảng cân đối kế toán của công ty khoản mục đầu tư ngắn hạn luôn bằng 0. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không hề có một “bước đệm ” vững chắc và an toàn cho tiền mặt điều này gây sức ép đáng kể lên việc quyết định lượng tiền cần duy trì của doanh nghiệp đồng thời nó cũng làm giảm khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Nhưng để thay đổi điều này cần khá nhiều thời gian không chỉ để thị trường chứng khoán hoàn thiện hơn hoạt động có hiệu quả hơn sao cho trên thị trường có những loại chứng khoán thật sự là thanh khoản - tốn ít thời gian và chi phí chuyển đổi thành tiền - mà còn để các doanh nghiệp thay đổi lối suy nghĩ và thực sự chấp nhận chứng khoán như là một tài sản được ưu tiên trong bảng cân đối kế toán vừa có khả năng sinh lợi cao vừa có t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao hiệu quả tài chính ngắn hạn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.DOC
Tài liệu liên quan