Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội

 

 

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1

Lời mở đầu 2

Chương I: Phương pháp luận thẩm định dự án Đầu tư trong ngân hàng thương mại

I.Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng và thẩm định dự án đầu tư 4

1. Tín dụng ngân hàng 4

1.1 Ngân hàng và tín dụng ngân hàng 4

1.2 Rủi ro của tín dụng dài hạn 5

2. Dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư 6

2.1 Dự án đầu tư 6

2.1.1 Hoạt động đầu tư 6

2.1.2 Khái niệm dự án đầu tư 6

2.2 Thẩm định dự án đầu tư 7

2.2.1 Khái niệm 7

2.2.2 Sự cần thiết của công tác thẩm định dự án đầu tư đầu tư 7

2.2.3 Yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án đầu tư 11

II. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng 12

1. Nguồn thông tin thẩm định 12

1.1 Thông tin do khách hàng cung cấp 12

1.2 Thông tin do ngân hàng thu thập 13

1.3 Thông tin từ các nguồn khác 14

2. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư 14

2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lý 14

2.2 Thẩm định doanh nghiệp vay vốn 16

2.2.1 Đánh giá chung về doanh nghiệp 16

2.2.2 Phân tích tài chính doanh nghiệp 16

2.2.3 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh 25

2.3 Thẩm định dự án đầu tư mới 26

2.3.1 Thẩm định tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay vốn 26

2.3.2 Thẩm định tính kỹ thuật của dự án đầu tư 26

2.3.3 Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 31

2.3.4 Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn 33

2.3.5 Thẩm định tài chính dự án đầu tư 35

2.3.6 Thẩm định rủi ro tài chính của dự án đầu tư 41

2.3.7 Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay 46

2.3.8 Tổng hợp và kết luận 47

III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. 48

1. Những yếu tố thuộc về chủ quan 48

1.1 Năng lực và trách nhiệm của thẩm định viên 48

1.2 Phương pháp thẩm định 48

1.3 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật 48

1.4 Tổ chức điều hành 49

2. Những nhân tố khách quan 49

2.1 Vấn đề thông tin 49

2.2 Môi trường kinh tế và pháp lý 50

Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

I. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 51

1. Giới thiệu chung 51

1.1 Quá trình hình thành và phát triển 51

1.2 Chức năng và nhiệm vụ 51

1.3 Cơ cấu và tổ chức 52

2. Tình hình hoạt động kinh doanh 53

2.1. Về công tác huy động vốn 53

2.2. Về công tác sử dụng vốn 54

2.3 Về công tác thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ 55

2.4 Về công tác Kế toán, Thanh toán Ngân hàng 56

2.5. Về dịch vụ kiều hối, thẻ và bảo lãnh ngân hàng 57

II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 58

1. Quy trình và nội dung báo cáo thẩm định . 58

1.1 Sơ đồ minh hoạ quy trình thẩm định dự án đầu tư 58

1.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn 59

1.3 Thẩm định hồ sơ pháp lý 59

1.4 Thẩm định doanh nghiệp vay vốn. 60

1.4.1 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 60

1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 61

1.4.3 Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 62

1.5 Thẩm định dự án đầu tư mới 63

1.5.1 Thẩm định tính pháp lý của dự án đầu tư mới 63

1.5.2 Thẩm định về mặt kỹ thuật, thực hiện 63

1.5.3 Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư 64

1.5.4 Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn 65

1.5.5 Thẩm định dự án về mặt tài chính 65

1.5.6 Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay 68

1.6. Phần kết luận 69

1.6.1 Ý kiến đề nghị cán bộ thẩm định 69

1.6.2 Ghi ý kiến của Trưởng phòng Tín dụng . 69

1.6.3 Ý kiến quyết định của Giám đốc chi nhánh. 69

2. Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thông qua báo cáo thẩm định một dự án minh hoạ 70

2.1 Mô tả dự án 70

2.2 Giới thiệu và đánh giá về khách hàng 70

2.2.1Thẩm định hồ sơ pháp lý 70

2.2.2 Thẩm định tài chính doanh nghiệp vay vốn 71

2.2.3 Thẩm định dự án đầu tư mua tàu Crean Pacific trọng tải 1.976DWT 77

2.2.4 Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay 83

2.2.5 Kết luận 84

3. Đánh giá hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 85

3.1 Những kết quả đạt được 85

3.2 Những điều hạn chế còn tồn tại 87

3.3 Nguyên nhân của những tồn tại về hiệu quả công tác thẩm định 88

3.3.1 Những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng 88

3.3.2 Những nguyên nhân từ phía khách hàng 89

3.3.3 Môi trường kinh tế và pháp lý 90

Chương III: giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

I. Phương hướng và mục tiêu công tác thẩm định 91

1. Nhận định môi trường kinh doanh 91

2. Phương hướng - mục tiêu năm 2003 91

II. Giải pháp và khuyến nghị 92

1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 92

1.1 Bổ sung, hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định 92

1.2 Hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý thông tin .94

1.3 Tổ chức công tác thẩm định dự án đầu tư 95

1.4 Xây dựng đội ngũ nhân viên “vừa hồng, vừa chuyên” 95

1.5 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất 96

1.6 Xây dựng chiến lược khách hàng 96

2. Khuyến nghị 97

2.1 Cần cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư 97

2.2. Những khuyến nghị cải thiện môi trường pháp lý 98

2.3 Những khuyến nghị đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam 99

2.3.1- Thu thập và xử lý các thông tin 99

2.3.2- Hướng dẫn thống nhất về nội dung các chỉ tiêu thẩm định cho các ngân hàng thương mại và tổng kết kinh nghiệm. 99

2.3.3 Tiếp tục đẩy mạnh chương trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng 100

2.4 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt nam 100

Kết luận 101

Tài liệu tham khảo 102

 

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1383 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảm tính không chắc chắn liên quan đến những nhân tố chủ yếu. Như vậy, phân tích độ nhạy là một công cụ rất quan trọng trong thẩm định dự án đầu tư, bên cạnh sự hỗ trợ của những phân tích rủi ro khác khi cần thiết. 2.3.7 Thẩm định điều kiện bảo đảm tiền vay 2.3.7.1 Các trường hợp bảo đảm tiền vay: Đảm bảo tiền vay là một điều kiện ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp vay vốn, trong đó bên vay thực hiện các hình thức thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bằng tín chấp...đối với bên cho vay. Đây là biện pháp đảm bảo an toàn cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp bên vay không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng hạn việc trả nợ cho các món vay đó. Các trường hợp bảo đảm tiền vay, cách thức và đối tượng thực hiện được quy định tại Nghị định 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng và Thông tư 06/2000/TT – NHNN ngày 04/04/2000 về hướng dẫn thực hiện Nghị định 178, và một số công văn liên quan như chỉ thị 11 về việc thực hiện Nghị định 178, thông tư liên tịch số 12/2000/TTLT-NHNN-BTP- BTC- TCĐC của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc thực hiện đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp... 2.3.7.2 Xác định tính pháp lý và trị giá tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh: Tính pháp lý của tài sản đem thế chấp, cầm cố, bảo lãnh thể hiện ở chỗ: - Người xin vay có quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản đó không? - Tài sản này có thuộc diện đang tranh chấp, kiện tụng không? - Nếu đảm bảo bằng bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh có hợp pháp và hợp lệ không? - Tài sản này có được chấp nhận không? Một vấn đề rất quan trọng là trị giá của tài sản thực hiện nghĩa vụ đảm bảo tiền vay. Các ngân hàng chỉ chấp nhận giá trị phần vật chất trong tài sản làm giá trị đảm bảo vốn vay. Về nguyên tắc, trị giá tài sản bảo đảm phải lớn hơn số tiền xin vay ít nhất 30% (tuỳ theo tính chất và độ rủi ro của dự án, tỷ lệ trị giá tài sản đảm bảo có thể cao hơn), điều này đảm bảo cho các ngân hàng khi phát mại có thể thu hồi đủ vốn, lãi vay và các chi phí khác. Những câu hỏi đặt ra cho các nhà thẩm định khi xem xét tài sản đảm bảo tiền vay: - Tài sản này có giá trị thực tế không? - Giá trị của tài sản được đưa ra là bao nhiêu? - Nếu ngân hàng phát mại thì số tiền bán được sẽ là bao nhiêu? Chi phí sẽ là bao nhiêu? - Tài sản đó có dễ bị hư hỏng, và có nhanh xuống giá không? 2.3.7.3 Phân tích khả năng kiểm soát và tính thanh khoản của tài sản : Công tác thẩm định phải tính đến việc ngân hàng có đủ khả năng kiểm soát tài sản đem đảm bảo và những tài sản này phải có tính thanh khoản cao. Điều này sẽ giúp ngân hàng chủ động và dễ dàng xử lý tài sản đảm bảo nhằm thu hồi nợ. Các câu hỏi đặt ra đối với công tác thẩm định ở đây là: - Ngân hàng có đủ quyền đối với các tài sản đảm bảo không? - Các tài sản này được cất giữ ở đâu? - Tài sản có dễ dàng phát mại không? 2.3.8 Tổng hợp và kết luận 2.3.8.1 Nêu các điểm thuận lợi nếu đầu tư vào dự án 2.3.8.2 Nêu các khó khăn, rủi ro nếu đầu tư vào dự án 2.3.8.3 Kết luận Cán bộ thẩm định nêu kết luận chính thức của mình về kết quả thẩm định dự án và ý kiến đề nghị đồng ý hay từ chối dự án. ý kiến của lãnh đạo về quyết định đồng ý hay từ chối cho vay. III. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. 1. Những yếu tố thuộc về chủ quan 1.1 Năng lực và trách nhiệm của thẩm định viên Cán bộ tín dụng của ngân hàng chính là những người trực tiếp tiến hành thẩm định dự án đầu tư. Chất lượng của đội ngũ thẩm định viên có ảnh hưởng đến việc qui trình nghiệp vụ thẩm định có được thực hiện đúng và đạt chất lượng cao hay không. Thẩm định viên là người đóng vai trò cơ bản trong việc đưa ra quyết định có nên cho vay đối với dự án đầu tư hay không dựa trên sự phân tích và đánh giá của chính anh ta. Người thẩm định không chỉ phải am hiểu các phương pháp, quy trình thẩm định mà còn phải nắm bắt được chủ trương chính sách tín dụng của ngân hàng. Thẩm định dự án đầu tư là việc phân tích đánh giá dự án trên mọi phương diện, đòi hỏi không chỉ am tường về chuyên môn mà còn phải hiểu biêt sâu rộng các vấn đề khác. Một vấn đề khá quan trọng là trách nhiệm và đạo đức của người thẩm định. Khi việc thẩm định dự án đầu tư được thực hiện không hoàn toàn khách quan mà dựa trên những toan tính cá nhân thì các ngân hàng khó lòng tránh những quyết định đầu tư sai lầm. 1.2 Phương pháp thẩm định: Các dự án đầu tư cần phải được phân tích và đánh giá theo quy trình và phương pháp chặt chẽ và hợp lý. Mỗi một dự án đầu tư có những đặc trưng riêng, việc lựa chọn và kết hợp những phương pháp nào để thẩm định quyết định đến tính chính xác của những đánh giá. 1.3 Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật: Thẩm định dự án đầu tư là công việc rất phức tạp và khó khăn, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thành tựu khoa học đã đem lại những tiện ích cho việc phân tích và đánh giá dự án, nhất là các phân mềm về phân tích tài chính, quản trị rủi ro. Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại này đã trở thành yêu cầu cần thiết đối với công tác thẩm định nếu muốn các đánh giá thật sự khách quan, chính xác, nhanh chóng và hoàn toàn loại trừ được những rủi ro nhất định. Ngoài vấn đề công nghệ là những yếu tố khác thuộc về hạ tầng trợ giúp như công sở, máy móc, các điều kiện làm việc khác... 1.4 Tổ chức điều hành: Thẩm định dự án đầu tư là tập hợp của nhiều hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau. Hoạt động thẩm định bao trùm cả 3 giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cần thiết để các bước được thực hiện trong một qui trình khép kín, tránh tình trạng làm việc không khoa học. Mặt khác, phương thức điều hành hợp lý của Ban lãnh đạo ngân hàng có thể phát huy năng lực của từng cán bộ thẩm định. Việc phân định mức phán quyết cho từng chi nhánh ngân hàng, cách thức điều hành hoạt động thẩm định tốt sẽ góp phần làm giảm thời gian thẩm định nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong việc ra quyết định đầu tư. 2. Những nhân tố thuộc về khách quan: 2.1 Vấn đề thông tin: Thứ nhất là vấn đề thông tin từ phía khách hàng. Quyền được biết thông tin của ngân hàng đối với khách hàng vay vốn đã được quy định trong luật. Tuy nhiên bởi nhiều lý do, các thông tin mà khách hàng cung cấp (đặc biệt là các báo cáo tài chính) cho ngân hàng thường không chính xác, không đầy đủ và kịp thời. Việc thông tin méo mó như vậy đã dẫn các ngân hàng đánh giá chưa đúng đắn và đầy đủ về khách hàng cũng như những dự định của họ, và đây là nguyên nhân lớn cho những quyết định sai lầm của ngân hàng. Thứ hai là các thông tin khác. Các ngân hàng luôn gặp khó khăn trong việc có được các thông tin đầy đủ và chính xác về các lĩnh vực khác như các thông tin về vấn đề về kỹ thuật, về thị trường, ... và chúng có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thẩm định nhưng dự án đầu tư có liên quan. 2.2 Môi trường kinh tế và pháp lý: Môi trường kinh tế luôn tiềm ẩn những rủi ro, khi những thông tin từ nền kinh tế không phản ánh đúng bản chất của nó thì đương nhiên nó làm những đánh giá của ngân hàng trở nên lệch lạc. Một nền kinh tế kém phát triển còn nặng tính hành chính, một nền tài chính doanh nghiệp không lành mạnh, khả năng quản lý yếu, các vấn đề xã hội bức bách... là những nguyên nhân gây nên độ rủi ro cao trong các quyết định của ngân hàng. Môi trường pháp lý với việc luật pháp, các quy định chưa thực sự đồng bộ, hợp lý và ổn định gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện chức năng nghĩa vụ của mình, trong việc đưa ra các quyết định dài hạn. Chương II: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội I. Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 1. Giới thiệu chung 1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà nội (gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Hà nội) được thành lập theo quyết định số 177/NH-QĐ ngày 22 tháng 12 năm 1984 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), chính thức đi vào hoạt động từ 01/ 03/1985 tới nay. Ngân hàng Ngoại thương Hà nội trực thuộc và là chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, cùng với Ngân hàng Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu được xếp loại doanh nghiệp hạng I. Là chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội có truyền thống đối ngoại, có uy tín và doanh số lớn trong hoạt động tài trợ ngoại thương, thanh toán xuất nhập khẩu,... Đứng chân trên địa bàn Hà Nội, Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã sớm trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu, có đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, nhất là kinh tế đối ngoại cho thành phố Hà Nội cũng như cho đất nước nói chung. 1.2 Chức năng và nhiệm vụ: Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được quy định trong quyết định thành lập, đồng thời được bổ sung và hoàn thiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. a). Giúp Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nghiên cứu tổng hợp những vấn đề kinh tế đối ngoại, ngoại thương và ngoại hối tại thành phố Hà nội và phối hơp với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà nội nghiên cứu, tổng hợp và tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chủ trương , chính sách, kế hoạch và biện pháp phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại thương và ngoại hối của Hà nội. Trên cơ sở đó tăng cường các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng phục vụ sản xuất, đẩy mạnh xuất, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ đối ngoại, tăng thu ngoại tệ, góp phần phát triển kinh tế địa phương. b). Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước của Ngân hàng trong lĩnh vực ngoại hối tại địa phương; xem xét và xử lý các vụ, việc vi phạm điều lệ quản lý ngoại hối phát sinh tại Hà nội, trong phạm vi quyền hạn, trách nhiệm được giao và thông qua sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ở địa phương và các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cơ sở tại thành phố Hà nội. c). Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ thu, đổi ngoại tệ phục vụ khách nước ngoài ra, vào thành phố Hà nội theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. d). Thực hiện quan hệ giao dịch và mở tài khoản “ không cư trú” cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài thường trú tại Hà nội thuộc đối tượng “ người không cư trú”, theo sự phân công của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. e). Thực hiện thanh toán quốc tế trong quan hệ giao dịch trực tiếp với các Ngân hàng đại lý nước ngoài, khi có điều kiện, theo sự uỷ nhiệm của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 1.3 Cơ cấu và tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội : Hiện nay cơ cấu tổ chức Ngân hàng Ngoại thương Hà nội như sau: 1). Phòng Tín dụng - tổng hợp. 2). Phòng Kế toán và Tài chính 3). Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu 4). Phòng Hành chính – Nhân sự 5). Phòng Ngân quỹ 6). Phòng Tin học 7). Phòng Dịch vụ Ngân hàng 8). Phòng Giao dịch số 2 Hàng Bài 9). Tổ Kiểm tra và Kiểm toán nội bộ. Mỗi phòng do một trưởng phòng điều hành và có một phó phòng giúp việc. 2. Tình hình hoạt động kinh doanh: Trong năm 2002 vừa qua, cùng với hệ thống Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội tiếp tục có nhiều thành công tích cực, tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong quá trình phát huy các nguồn nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Đây là kết quả được duy trì trong những năm vừa qua, được thực hiên cụ thể trên các mặt nghiệp vụ: 2.1. Về công tác huy động vốn: Nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế luôn là yêu cầu bức thiết, nhất là đối với địa bàn Hà Nội. Hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện huy động vốn bằng VND và các ngoại tệ mạnh thông qua các hình thức như: Tiết kiệm (có kỳ hạn và không kỳ hạn), phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, mở tài khoản,... Nguồn vốn được huy động từ dân cư, các doanh nghiệp, và các pháp nhân khác,... Về ngoại tệ, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội thực hiện huy động và thu đổi 11 loại ngoại tệ, chủ yếu là các loại ngoai tệ mạnh và các ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu xuất nhập khẩu của nền kinh tế. Trong năm 2002 vừa qua, với vị trí và uy tín được tạo dựng trong nhiều năm, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch, đóng góp lớn vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương. Kết quả như sau: Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh trong năm 2002 là 4.142 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ 2001. Trong đó : Huy động từ dân cư đạt 3.254 tỷ đồng, tăng 25% và chiếm 79%. Huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 846 tỷ đồng, tăng 29% và chiếm 20% trong tổng nguồn vốn huy động. Nhờ vậy, tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh trong năm 2002 là 4.242 tỷ đồng. Trong đó: Vốn điều lệ : 13 tỷ VND Vốn và các quỹ khác: 107 tỷ VND (do tích lũy qua các năm). Vốn huy động : 4.122 tỷ VND Trong đó: VND : 1.331 tỷ Ngoại tệ: 182 triệu USD 2.2. Về công tác sử dụng vốn: Ngân hàng Ngoại thương Hà nội sử dụng vốn theo nguyên tắc: An toàn và Hiệu quả. Ngân hàng chủ yếu cho vay các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương Hà nội cho vay 1 khách hàng tối đa là 80 tỷ đồng, và cho vay trung – dài hạn tối đa một dự án là 40 tỷ đồng. Ngân hàng tập trung cho vay phục vụ xuất nhập khẩu, đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng các nhà máy lớn trên địa bàn Hà Nội, cho vay các dự án phục vụ công nghiệp, giao thông công cộng, y tế, xây dựng cơ bản... Phương thức cho vay của Ngân hàng là khá phong phú, tuy vậy hai phương thức cho vay chủ yếu của Ngân hàng Ngoại thương Hà nội là cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. Với kết quả sử dụng vốn sinh lời của Chi nhánh trong năm 2002 đạt 99% tổng nguồn vốn huy động, tăng 62% so với năm 2001. Chi nhánh đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế và tăng cường nguồn vốn cho Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, thông qua 2 kênh sử dụng vốn chính là đầu tư tín dụng trực tiếp và điều chuyển vốn nội bộ. Công tác tín dụng của Chi nhánh trong năm 2002 đã thực sự khởi sắc: Doanh số cho vay đạt 3.625 tỷ đồng, tăng 64%. Doanh số thu nợ đạt 3.255 tỷ đồng , tăng 62%, dư nợ tín dụng đạt 985 tỷ đồng, tăng 60% so với năm 2001. Trong đó: - Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 793 tỷ đồng, tăng 74%. Chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho các khách hàng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp năm bắt được thời cơ kinh doanh. Đặc biệt, Chi nhánh đã thực hiện cho vay USD để thu mua và làm hàng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi nhằm hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của thành phố với doanh số cho vay đạt 4 triệu USD. - Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 192 tỷ đồng, tăng 107%. Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm các dự án đầu tư có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư đổi mới công nghệ và mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế xã hội ở Thủ đô. Hiệu quả tín dụng của chi nhánh là rõ rệt, mặc dù mở rộng và tăng nhanh cả về doanh số và số dư cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn và có chất lượng, dư nợ quá hạn chỉ chiếm 0,6% tổng dư nợ, đặc biệt trong năm 2002 không phát sinh một khoản nợ quá hạn nào. Tổng dư nợ các năm vừa qua: (đơn vị : Tỷ đồng) 2000 2001 2002 473 612 985 2.3 Về công tác thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ: Phát huy thế mạnhvà uy tín đã tạo dựng được trên trường quốc tế của toàn hệ thống, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. Công tác thanh toán quốc tế năm 2002 có chất lượng tốt với tổng doanh số thanh toán XNK cả năm đạt 374 triệu USD, tăng 18 % so với năm 2001 (Chủ yếu là thông qua L/C, D/P, D/A, TTR). Trong đó doanh số thanh toán nhập khẩu tăng 30%, riêng doanh số thanh toán xuất khẩu bằng 78% so với doanh số thanh toán xuất năm 2001 do khó khăn hoạt động xuất khẩu chung của cả nước. Doanh số thanh toán XNK qua các năm: (triệu USD) 2000 2001 2002 NK 210 236 307 XK 83 91 67 Đi đôi với hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, công tác kinh doanh ngoại tệ cung được chú trọng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu về ngoại tệ trong thanh toán XNK. Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2002 tăng mạnh, đạt 131 triệu USD, tăng 13% so với năm 2001. Chi nhánh đã tự chủ động cân đối các nguồn ngoại tệ để cung ứng cho nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu ding của các doanh nghiệp và khách hàng có quan hệ. 2.4 Về công tác Kế toán, Thanh toán Ngân hàng: Hiện nay chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã tích cực chủ động tham gia cùng với Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại vào công tác thanh toán của Ngân hàng đảm bảo thanh toán nhanh, chính xác và tăng nhanh vòng quay sử dụng vốn của các doanh nghiệp qua ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương Hà nội là đơn vị đầu tiên trong toàn hệ thống ứng dụng chương trình “Tầm nhìn 2010 – Hệ thống VCB Vision 2010”, đây là dự án của Ngân hàng Thế giới do Vietcombank triển khai dựa trên nền tảng công nghệ hiên đại nhất của Mỹ. Các ứng dụng nổi bật của chương trình này là: - Là hệ thống xử lý trực tuyến và các dịch vụ hỗ trợ. Có hệ thống định hướng khách hàng. Giao dịch một cửa Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi (điều này các Ngân hàng khác chưa làm được). Thanh toán tự động. Nhờ đó, năm 2002 lượng khách hàng đến mở tài khoản tăng 46% so với năm 2001, số lượng khách hàng có tài khoản đến 31/12/2002 là 31.982, trong đó có 570 đơn vị và 4106 cá nhân mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh. Số lượng tài khoản giao dịch qua các năm nhu sau: 2000 2001 2002 16.248 21.215 31.982 Doanh số thanh toán trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương đạt 34.509 tỷ đồng, tăng 45%; Thanh toán bù trừ đạt 5.045 tỷ đồng, tăng 16%; Thanh toán qua NHNN đạt 2.294 tỷ đồng,tăng 47% so với năm 2001; Thanh toán liên Ngân hàng áp dụng từ tháng 5-2002 đạt 656 tỷ đồng. 2.5. Về dịch vụ kiều hối, thẻ và bảo lãnh ngân hàng: Với chính sách đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, công tácdịch vụ ngân hàng của chi nhánh trong năm 2002 tăng mạnh. Chất lượng thanh toán và trình độ phục vụ ngày càng được nâng cao, công tác thanh toán chi trả kiều hối của Chi nhánh trong năm 2002 đạt doanh số 15,546 triệu USD. Tuy còn nhỏ so với hơn 2 tỷ USD kiều hối được chuyển về trong năm qua nhưng cũng đã tăng tới 94% so với năm 2001. Ngân hàng Ngoại thương Hà nội đã mở rộng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại vào cuộc sống. Ngoài các chương trình dịch vụ mới như VCB-Online, Home-banking, E-banking, Ci-tad, ... ngân hàng đã chú trọng tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch, tiếp cận với các dịch vụ thanh toán mới nhất của ngân hàng. Công tác phát hành thẻ lần đầu tiên được chi nhánh triển khai đã có hiệu quả tốt: - Thẻ rút tiền mặt tự động ATM số lượng phát hành đạt 3.086 thẻ, doanh số thanh toán là 35 tỷ đồng, - Thẻ Visa, Master số lượng thẻ mới phát hành đã đạt 162 thẻ, doanh số thanh toán thẻ tín dụng là 128 ngàn USD, tăng 44% so với năm 2001. Hiên nay ngoài Visa và Master, Ngân hàng Ngoại thương Hà nội còn phát hành và thanh toán các loại thẻ tín dụng khác như Amex, Diner Club, và thẻ ghi nợ VCB-ATM. Năm 2002 cũng là năm mà dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tăng mạnh về cả số lượng và loại hình bảo lãnh. Nhiều hình thức bảo lãnh được thực hiện với các mức ký quỹ phù hợp, tạo điều kiện cho khách hàng có thể sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng mà không bị ứ đọng vốn (các loại hình bảo lãnh hiện nay Ngân hàng đang áp dụng bao gồm: Bảo lãnh Thanh toán, bảo lãnh Dự thầu, và bảo lãnh Thực hiện hợp đồng). Tổng doanh thu bảo lãnh cả năm đạt 72.135 triệu đồng, tăng 366% so với năm 2001. Năm vừa qua không có khoản bảo lãnh nào bị quá hạn. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Thẩm định hồ sơ pháp lý Thẩm định DN vay vốn Thẩm định DAĐT Thẩm định điều kiện BĐTV Ra quyết định cho vay II. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 1. Quy trình và nội dung báo cáo thẩm định dự án đầu tư áp dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. 1.1Sơ đồ minh hoạ quy trình thẩm định dự án đầu tư Đây là quy trình và nội dung báo cáo thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam soạn thảo và áp dụng chung cho toàn hệ thống. 1.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Phòng tín dụng tổng hợp là nơi nhận hồ sơ xin vay vốn cho các dự án đầu tư trung và dài hạn. Các dự án do khách hàng mang đến được tổng hợp và trình lãnh đạo phòng. Trên cơ sở đó trưởng phòng tín dụng tổng hợp sẽ phân công cán bộ trực tiếp thẩm định theo một trình tự và thời gian xác định. Thời gian thẩm định và ra quyết định cho vay không quá 25 ngày làm việc kể từ khi chi nhánh nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng. 1.3 Thẩm định hồ sơ pháp lý Báo cáo rất chú trọng và yêu cầu thực hiện một cách đầy đủ các nội dung trong thẩm định hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp. Ngân hàng yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý theo hướng dẫn tại điều 7 và điều 14 tại quyết định 407/QĐ - NHNT- HĐQT ngày 29/ 03/2002 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Theo đó các vấn đề cán bộ thẩm định của ngân hàng cần quan tâm là: - Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc - Quyết định thành lập và các giấy phép kinh doanh cần thiết. - Các đơn vị trực thuộc và số lao động của toàn đơn vị Đặc biệt, có hai vấn đề được ngân hàng rất chú trọng quan tâm: Thứ nhất, tài khoản giao dịch tại các tổ chức tín dụng đồng thời là số dư và quan hệ vay trả với các ngân hàng khác nếu có. Ngân hàng yêu cầu cầu thực hiện kiểm tra điều này qua Trung tâm thông tin tín dụng (ICC). Thứ hai, tư cách Giám đốc, đặc biệt với các công ty thuộc khu vực tư nhân. Ngân hàng chủ trương coi trình độ học vấn, sức khoẻ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ xã hội liên quan, ... của Giám đốc là cơ sở để đánh giá về doanh nghiệp vay vốn. Nhận xét: Báo cáo đã thể hiện đầy đủ các nội dung thẩm định về hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp vay vốn. Việc thẩm định ở đây không chỉ là kiểm tra tính đầy đủ hợp lý của các tài liệu cung cấp mà còn là thẩm định hệ thống tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. Việc quy trình đòi hỏi quan tâm tới tư cách Giám đốc doanh nghiệp là một điều hợp lý (nhất là đối với các doanh nghiệp tư nhân), bởi có thể nói Giám đốc doanh nghiệp đại diện cho tư cách của một doanh nghiệp, một Giám đốc có uy tín trong doanh nghiệp cũng như trên thương trường, có trình độ học vấn, có kinh nghiệm lãnh đạo sản xuất kinh doanh sẽ hứa hẹn một sự hợp tác làm ăn nghiêm túc và có hiệu quả. 1.4 Thẩm định doanh nghiệp vay vốn. Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội tiến hành thẩm định doanh nghiệp vay vốn theo 3 nội dung: 1.4.1 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp vay vốn được phân tích dưới hai góc độ: * Vốn và quan hệ với ngân hàng ở đây ngân hàng quan tâm tới tổng số vốn tự có của doanh nghiệp bao gồm vốn lưu động và vốn cố định. Ngoài ra khi xem xét tổng dư nợ vay và bảo lãnh của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng, ngân hàng lập bảng kê để theo dõi, đối tượng được chia ra thành vay ngắn hạn và dài hạn, vay bằng VND và vay bằng ngoại tệ. Nếu có nợ quá hạn thì quá hạn ngắn, trung hay dài hạn, nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn (đối tượng vay, nguyên nhân chủ quan, khách quan...), khả năng thu hồi... * Tình hình công nợ hiện tại của doanh nghiệp - Tổng số nợ phải thu: - Tổng số nợ phải trả: Khi phân tích công nợ doanh nghiệp được yêu cầu phải có sự giải thích hợp lý đồng thời giải trình tình hình và khả năng trên thực tế thu hồi các khoản nợ lớn. 1.4.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp Báo cáo thực hiện phân tích đầy đủ các chỉ tiêu tài chính cơ bản được đề cập đến trong phần trên, nhưng so với lý thuyết, báo cáo đặt chỉ tiêu về khả năng thanh toán và tỷ lệ cơ cấu tài chính lên trên. Điều này thể hiện rằng ngân hàng quan tâm đến mức độ nợ nần của doanh nghiệp cũng như khả năng doanh nghiệp trả nợ cho các món vay. Đây là điều dễ hiểu đối với các ngân hàng khi mục tiêu trước mắt của họ khi cho vay vốn là khả năng người vay sẽ trả được nợ. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp cổ phần hoá, ngân hàng dùng một số chỉ tiêu về phân phối lợi nhuận, còn gọi là các tỷ suất giá trị thị trường để xem mức độ đánh giá của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp: - Thu nhập cổ phần = Lợi nhuận sau thuế/ Số lượng cổ phiếu thường - Cổ tức = Lợi nhuận đem chia/ Số lượng cổ phiếu thường - Tỷ lệ trả cổ tức = Cổ tức/ Thu nhập cổ phiếu Đây là những chỉ tiêu cần thiết trong bối cảnh các doanh nghiệp nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh cổ phần hoá và họ là những khách hàng quan trọng trong tương lai. Tuy còn sơ lược nhưng các chỉ tiêu này đã thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với thực tiễn nền kinh tế mà quy trình thẩm định trên lý thuyết chưa đề cập đầy đủ. Các chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất được lập thành bảng theo mẫu sau (xem trang bên). Nhận xét của người viết: Việc lập bảng như thế này là một điều cần thiết trong đánh giá doanh nghiệp trên cơ sở theo dõi, so sánh số liệu của doanh nghiệp với số liệu năm trước và số liệu chung của nghành, từ đó đưa ra nhận xét về tình hình tài chính doanh nghiệp, những biến động, những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100734.doc
Tài liệu liên quan