Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An

Nghệ An là tỉnh nằm trong khu vực Bắc Miền Trung, là tỉnh đất rộng, người đông. Hiện là một tỉnh nghèo, tiềm lực kinh tế còn mỏng, điểm xuất phát thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người đang dưới mức trung bình của cả nước, nhu cầu về vốn và công nghệ để phát triển là rất lớn. Đến cuối năm 2006 trên địa bàn tỉnh có 7.969 hộ nông nghiệp thiếu đói, với 35.623 nhân khẩu; trong đó, hộ thiếu đói gay gắt là 1.579 hộ, với 8.800 nhân khẩu; số hộ nghèo toàn tỉnh còn 147.276 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 23%, trong khi đó cả nước tỷ lệ hộ nghèo là 18%. Số hộ nghèo cuối năm 2007 là 130.370 hộ, chiếm tỷ lệ 19,59% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 16.906 hộ so với đầu năm; trong đó, khu vực đồng bằng 57.954 hộ, tỷ lệ 13,63%; khu vực miền núi 72.416 hộ, tỷ lệ 30,16%. Số hộ thoát nghèo 37.406 hộ; số hộ mới rơi vào diện nghèo 20.500 hộ. Tổng số người nghèo thuộc diện hộ nghèo 585.051 người; trong đó, nữ 296.908 người. Hộ nghèo thuộc thành phần các dân tộc thiểu số 45.429 hộ, chiếm tỷ lệ 6,83% tổng số hộ toàn tỉnh, tập trung ở khu vực huyện, xã miền núi. Số hộ nghèo thuộc diện chính sách 12.180 hộ, chiếm tỷ lệ 1,83% so với tổng số hộ toàn tỉnh; trong đó, số hộ nghèo chính sách người có công 3.398 hộ, chính sách xã hội 8.782 hộ. Số hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ là 18.843 hộ, chiếm 2,83% so với tổng số hộ toàn tỉnh.

docx89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5695 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Ngân hàng này. Hàng tuần Trung tâm tín dụng, tổ chức họp với các thành viên để kiểm điểm và đôn đốc việc: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ mỗi thành viên. Nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên; tiền gửi của Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay. Ngoài cho vay sản xuất nông nghiệp, Chi nhánh Ngân hàng Grameen còn cho thành viên vay sinh hoạt như xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà cũ, xây dựng nhà vệ sinh, tạo nguồn nước sạch, chữa bệnh…Một món cho vay của Chi nhánh Ngân hàng Grameen là 200 USD tương đương 3 triệu đồng. Nguyên nhân thành công của Ngân hàng Grameen Một là, tổ chức hệ thống của Ngân hàng Grameen khoa học; chặt chẽ; mang tính tự quản giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch. Hai là, Nhà nước Bangladesh khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động như: Không thu thuế và tạo hành lang pháp lý cho Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, như trong một tuần mỗi thành viên phải gửi 01 taka vào tài khoản của mình (tức 4 taka một tháng); các Tổ tín dụng gửi quỹ của Tổ vào Chi nhánh Ngân hàng Grameen. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững. Ba là, Ngân hàng Grameen TW thực sự là chiếc cầu chuyển tải vốn từ thành thị về nông thôn, điều hòa vốn từ nơi thừa vốn về nơi thiếu như vay vốn các NHTM, tiếp nhận vốn tài trợ trong nước và nước ngoài để cho nông dân nghèo vay, tạo cơ hội cho họ thoát nghèo. Bốn là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. Mỗi Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn được vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng. Năm là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhưng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ “tại nhà”, thành viên như: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp. Sáu là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản, nhưng chặt chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng. 1.3.1.2. Kinh nghiệm cho vay XĐGN của Ấn Độ Việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua NHNo có các chi nhánh tận cấp huyện. Việc giải ngân tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua “Tổ tự lực”, mỗi Tổ có số thành viên từ 10- 20 người, tất cả đến từ các gia đình khác nhau, đa số là phụ nữ nghèo. Hàng tháng, các thành viên phải nộp vào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận. Thông thường số tiền ban đầu từ 10- 20 Rupi (khoảng 20- 40US Cent). Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường là ngày thứ 10 của tháng). Số tiền này được gửi vào tài khoản tiết kiệm của NHTM (thường là NHNo). Hiện nay NHNo của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và hỗ trợ thành lập và quản lý các Tổ này. Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chương trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ. Phụ nữ được đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống. 1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam Từ những kinh nghiệm của các nước về cấp tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, có tác dụng tham khảo trong công tác tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo của Việt Nam là: Thứ nhất, về nguồn vốn dành cho XĐGN rất lớn, duy trì liên tục trong nhiều năm; trong đó, nguồn vốn của Nhà nước và nguồn vốn viện trợ của nước ngoài. Nguồn vốn viện trợ nước ngoài được thực hiện chủ yếu thông qua các tổ chức quốc tế, các cơ quan Liên Hiệp quốc. Nguồn vốn vay của nước ngoài với lãi suất thấp hoặc không lãi, với thời gian dài. Nguồn huy động tiết kiệm trong nước (tiết kiệm trong nhân dân và các tổ chức kinh tế). Thứ hai, về thành lập Tổ vay vốn: Quy mô Tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên cùng có điều kiện kinh tế như nhau, cùng làng xóm, các thành viên vào Tổ tự nguyện, hoạt động có quy chế rõ ràng. Các Tổ viên đóng góp tiền tiết kiệm hàng tháng theo quy định về số tiền và ngày nộp, số tiền này gửi vào NHCSXH tại địa bàn. Các dịch vụ cho vay và tiết kiệm nhanh chóng đơn giản, cho phép các tổ chức cho vay gia tăng lượng khách hàng. Thứ ba, về hình thức giải ngân: Giải ngân trực tiếp cho hộ vay (đại diện là chủ hộ làm hồ sơ vay vốn), số tiền vay tùy theo nhu cầu của các thành viên đăng ký, sau đó tổ họp bình xét căn cứ vào nhu cầu vay vốn để SXKD, khả năng trả nợ của từng hộ, và có sự kiểm tra xác nhận của chính quyền phường, xã. Thứ tư, về quy mô cấp tín dụng: Căn cứ đầu tiên để xét duyệt mức cho vay là nhu cầu vay vốn của hộ. Nếu ngân hàng có đủ vốn và hộ vay có khả năng trả nợ thì cho vay với mức tối đa theo nhu cầu của hộ. Giải ngân một lúc cho các thành viên vay vốn. Thứ năm, hỗ trợ vốn cho người nghèo, không phải thế chấp tài sản, thu tiền tiết kiệm, không thu bất cứ một khoản lệ phí nào ngoài lãi suất. Do vậy, cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ kênh tín dụng này, tránh tiêu cực và nâng cao hiệu quả đồng vốn. Thứ sáu, hoạt động của ngân hàng phải công khai, minh bạch, đúng tự nguyện của hộ nghèo. Thủ tục đơn giản, phục vụ ngân hàng “tại nhà” thành viên. Kết luận chương 1 Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguyên nhân đói nghèo và chất lượng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Qua nghiên cứu rút ra một số kết luận sau đây: 1. Đói nghèo do nhiều nguyên nhân, trong đó một nguyên nhân là thiếu vốn SXKD, để góp phần thực hiện mục tiêu XĐGN thì một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vốn cho hộ nghèo thông qua tín dụng ưu đãi của NHCSXH. 2. Tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH nhằm thực hiện chủ trương XĐGN của Đảng và Nhà nước. Đồng thời với việc mở rộng quy mô tín dụng thì hiệu quả tín dụng ngày càng phải được nâng lên. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo là mục tiêu quan trọng của NHCSXH. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH là yêu cầu khách quan; vừa giúp hộ nghèo vay vốn thoát khỏi đói nghèo, ổn định xã hội; đồng thời nâng cao uy tín vị thế của NHCSXH trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam. 3. Hiệu quả tín dụng của NHCSXH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố; trong đó, có một số yếu tố quan trọng mang tính quyết định. Bao gồm, các nhóm nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Việc nghiên cứu các nhân tố tác động này, nhằm để biết được sự tác động tích cực và tiêu cực của nó, để từ đó có giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực, để đẩy nhanh tốc độ XĐGN. 4. Trong luận văn này đã đưa ra một số chỉ tiêu, bao gồm các nhóm định tính và định lượng để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH. Những vấn đề được đề cập trong chương 1 sẽ là tiền đề cơ bản cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo của luận văn. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN (2003 - 2007) 2.1. TÌNH HÌNH ĐÓI NGHÈO TẠI NGHỆ AN 2.1.1. Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nghệ An thuộc Bắc trung bộ Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18033’10’’đến 2000 vĩ bắc và từ 103050’ đến 1050 kinh đông. Phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13km; phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6km; phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên giới dài 419 km; phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 82km. Có diện tích đất tự nhiên 16.487,29 km2; trong đó, đất lâm nghiệp chiếm 41%, đất nông nghiệp chiếm 11%, đất chuyên dùng chiếm 3,6%, quỹ đất chưa sử dụng chiếm 42%. Có 01 thành phố loại II (Thành Phố Vinh), 01 thị xã (Thị xã Cửa Lò) và 17 huyện; trong đó, 10 huyện miền núi: Thanh Chương, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn; 07 huyện đồng bằng: Đô Lương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Yên Thành. Quy mô hành chính có 464 xã, 18 thị trấn, 24 phường. Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Nhiệt độ trung bình là 24,2%; tổng lượng mưa trong năm là 1.610,9mm; độ ẩm trung bình hàng năm là 84%. - Về tài nguyên đất: Nghệ An có tổng quỹ đất đã sử dụng là 956.250 ha, chiếm 58% diện tích đất tự nhiên; trong đó, đất nông nghiệp gần 19.000 ha, chiếm 11,9%; đất lâm nghiệp trên 685.000 ha, chiếm 41,8%; đất chuyên dùng trên 59.000 ha, chiếm 3,6%; đất ở gần 15.000 ha, chiếm 0,9%. Quỹ đất chưa sử dụng còn trên 600.000 ha, chiếm 42% diện tích đất tự nhiên. - Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất có rừng trên 685.000 ha; trong đó, rừng phòng hộ trên 320.000 ha; rừng đặc dụng gần 188.000 ha; rừng kinh tế trên 176.000 ha. Tổng trữ lượng gỗ trên 50 triệu m3, nứa, mét 1.050 triệu cây. - Tài nguyên biển: Bờ biển Nghệ An dài 82 km, có 6 cửa lạch (Lạch Cờn, Lạch Vạn, Lạch Thơi, Lạch Quèn, Cửa Lò, Cửa Hội); trong đó, Cửa Lò, Cửa Hội có khả năng thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Cảng biển Cửa Lò được xác định là cảng biển quốc tế quan trọng của vùng Bắc Trung Bộ, là cửa ngõ vận tải cho nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hải phận Nghệ An có khoảng 4.230 hải lý vuông, có nhiều loại động vật phù du là nguồn thức ăn tốt cho các loại hải sản sinh sống và phát triển. Tổng trữ lượng cá biển có trên 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng từ 35- 37 ngàn tấn/năm, biển Nghệ An có 267 loài cá. Ven biển có trên 3.000 ha diện tích mặt nước lợ, có khả năng nuôi tôm, cua… và có trên 1.000 ha diện tích sản xuất muối. Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn: Bãi biển Cửa Lò (Thị xã Cửa Lò), Bãi Nghi Thiết (Nghi Lộc), Bãi biển Diễn Thành, Cửa Hiền (Diễn Châu), bãi biển Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu). Vùng biển có đảo Ngư, đảo Loan Châu và đảo Mắt. Riêng đảo Ngư cách bờ biển 4 km có diện tích trên 100 ha, có điều kiện xây dựng thành cảng nước sâu trong tương lai, rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá giữa nước ta và các nước trong khu vực. - Về tài nguyên khoáng sản: Đa dạng, phong phú trong đó có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như vàng, đá rubi, thiếc, đá trắng, đá granit, đá bazan… Loại khoáng sản có điều kiện phát triển với quy mô lớn gắn với thị trường là: Đá vôi (nguyên liệu sản xuất xi măng) có trữ lượng trên 1 tỷ m3, tổng trữ lượng đá trắng (Quỳ Hợp) có trên 100 triệu m3; đá Bazan trữ lượng trên 360 triệu m3. Thiếc Quỳ Hợp trữ lượng trên 70.000 tấn… - Tài nguyên nước: Nghệ An có nguồn nước mặt dồi dào (trên 300 tỷ m3) do lượng mưa bình quân hàng năm lớn (từ 1.800 mm đến 2.000 mm) thuận lợi cho phát triển sản xuất, dân sinh. Hệ thống sông ngòi phân phối dày đặc (mật độ lên tới 0,6- 0,7km/km2). Lớn nhất là sông Cả với lưu vực chiếm 80% diện tích tự nhiên, có 117 thác lớn nhỏ có khả năng xây dựng thuỷ điện; trong đó, có thác Bản Vẽ đang được xây dựng tại huyện Tương Dương. 2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Nghệ An những năm đổi mới, kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ GDP bình quân hàng năm đạt từ 9-10% (năm 2006 đạt 10,2%, năm 2007 đạt 10,5%). Cơ cấu kinh tế năm 2007 chuyển dịch đúng hướng: Nông nghiệp 33,09% xuống 31,03%, công nghiệp xây dựng 30,34% lên 32,01%, dịch vụ 36,57% lên 36,96%; sản lượng lương thực nông nghiệp cả năm đạt 1,053 triệu tấn/kế hoạch 1 triệu tấn, giảm 7,9% so với cùng kỳ. Một số cây công nghiệp như lạc, sắn, mía, chè, ngô tăng về năng suất và sản lượng. Lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng so với năm 2006. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm đạt 5.710 tỷ đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ/kế hoạch 17-18%. Các ngành dịch vụ: Ngành thương mại đã xây dựng chương trình hành động sau hội nhập kinh tế quốc tế, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ cả năm 2007 đạt 12.405 tỷ đồng, tăng 18,37%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 9,8% so với tháng 12/2006; kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 195 triệu USD, tăng 34,15% so với cùng kỳ; ngành du lịch doanh thu đạt 540 tỷ đồng, tăng 28,7%. Ngân hàng: Tổng nguồn vốn huy động của các Ngân hàng thương mại đạt 12.850 tỷ đồng, tăng 38,3% so với cuối năm 2006. Tổng dư nợ đạt 13.450 tỷ đồng, tăng 22,2%; trong đó, dư nợ trung, dài hạn tăng 29,4%. Nợ xấu 525 tỷ đồng, chiếm 3,9% trong tổng dư nợ, nợ xấu giảm so với đầu năm 107 tỷ đồng… Đời sống và thu nhập của đại bộ phận nhân dân được tăng lên, kết cấu hạ tầng ngày càng được nâng cấp, đổi mới, bộ mặt nông thôn được thay đổi theo hướng tiến bộ hơn. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2006, dân số của Nghệ An có 3.082.335 người, mật độ dân số trung bình là 187 người/km2; trong đó, nam 1.513.890 người, chiếm 49,11% dân số; nữ 1.568.445 người, chiếm 50,89% dân số. Khu vực thành thị có 342.035 người, chiếm 11,1% dân số. Nông thôn 2.740.330 người, chiếm 88,9% dân số. Lực lượng lao động là 1.488.000 người, chiếm gần 48,3% dân số; trong đó, lao động có việc làm thường xuyên là 1.403.184 người, chiếm 45,52% so với tổng số lao động. Tổng số hộ toàn tỉnh là 672.162 hộ; trong đó, khu vực thành thị có 78.763 hộ, nông thôn có 593.399 hộ, tổng số hộ dân tộc thiểu số 75.622 hộ; trong đó, có 49.221 hộ nghèo. Đến ngày 31/12/2007 dân số Nghệ An là 3.102.000 người; lao động có việc làm thường xuyên là 1.435.064 người, chiếm 46,3% dân số; số người có việc làm mới trong năm là 32.200 người. Trình độ dân trí được nâng lên hàng năm, nhân dân có bản chất cần cù, chịu khó và nhiệt tình cách mạng. Những khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng: - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm và tăng trưởng chưa vững chắc, hiệu quả đầu tư thấp, số lượng sản phẩm hàng hoá còn bé, tính cạnh tranh thấp. - Nguồn thu ngân sách còn thấp và tăng chậm; nhu cầu chi ngân sách ngày càng lớn; khả năng cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn còn rất khó khăn. - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật tuy đã được cải thiện nhiều, song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. - Các vấn đề xã hội còn nhiều bức xúc, trình độ lao động chưa đáp ứng. Đời sống nhân dân vẫn ở dưới mức trung bình của cả nước, miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn. Mức thu nhập bình quân đầu người của Nghệ An năm 2007 là 7.470.000 đồng, bằng 60% so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước (thu nhập bình quân của cả nước là 835 USD, tương đương 13.360.000 đồng). - Việc bình xét hộ nghèo tại các địa phương thiếu chính xác, chưa bám vào các tiêu chí đề ra theo quyết định số170/2005/QĐ-TTg, ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng trong giai đoạn 2006- 2010 nên tại các địa phương số hộ nghèo thực tế lớn hơn nhiều so với hộ nghèo có tên trong danh sách qua các năm. - Việc đánh giá số hộ thoát nghèo qua các năm chưa chính xác. - Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nhiệt độ bình quân hàng năm từ 24-270C, vào mùa hè tại một số huyện miền núi cao như: Quỳ Châu, Tương Dương nhiệt độ có ngày lên đến 420, lượng mưa bình quân lớn so với cả nước, bình quân dao động từ 1.117-1.960mm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, thiên tai hạn hán thường xuyên xảy ra, hàng năm phải đón từ 10 cơn bão trở lên. 2.1.2. Thực trạng đói nghèo tại tỉnh Nghệ An 2.1.2.1. Số lượng, cơ cấu và phân bố hộ đói nghèo ở Nghệ An Nghệ An là tỉnh nằm trong khu vực Bắc Miền Trung, là tỉnh đất rộng, người đông. Hiện là một tỉnh nghèo, tiềm lực kinh tế còn mỏng, điểm xuất phát thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người đang dưới mức trung bình của cả nước, nhu cầu về vốn và công nghệ để phát triển là rất lớn. Đến cuối năm 2006 trên địa bàn tỉnh có 7.969 hộ nông nghiệp thiếu đói, với 35.623 nhân khẩu; trong đó, hộ thiếu đói gay gắt là 1.579 hộ, với 8.800 nhân khẩu; số hộ nghèo toàn tỉnh còn 147.276 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 23%, trong khi đó cả nước tỷ lệ hộ nghèo là 18%. Số hộ nghèo cuối năm 2007 là 130.370 hộ, chiếm tỷ lệ 19,59% tổng số hộ toàn tỉnh, giảm 16.906 hộ so với đầu năm; trong đó, khu vực đồng bằng 57.954 hộ, tỷ lệ 13,63%; khu vực miền núi 72.416 hộ, tỷ lệ 30,16%. Số hộ thoát nghèo 37.406 hộ; số hộ mới rơi vào diện nghèo 20.500 hộ. Tổng số người nghèo thuộc diện hộ nghèo 585.051 người; trong đó, nữ 296.908 người. Hộ nghèo thuộc thành phần các dân tộc thiểu số 45.429 hộ, chiếm tỷ lệ 6,83% tổng số hộ toàn tỉnh, tập trung ở khu vực huyện, xã miền núi. Số hộ nghèo thuộc diện chính sách 12.180 hộ, chiếm tỷ lệ 1,83% so với tổng số hộ toàn tỉnh; trong đó, số hộ nghèo chính sách người có công 3.398 hộ, chính sách xã hội 8.782 hộ. Số hộ nghèo đang ở nhà tạm bợ là 18.843 hộ, chiếm 2,83% so với tổng số hộ toàn tỉnh. Bảng 2.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ (phân tích theo khu vực) Đơn vị: Hộ, % T T Huyện, thành thị Tổng số hộ năm 2007 Số hộ nghèo năm 2006 Kết quả phân loại Hộ nghèo năm 2007 Số hộ thoát nghèo Số hộ rơi vào nghèo Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ nghèo (%) cột 5 chia cột 1 A B 1 2 3 4 5 6. Khu vực đồng bằng 425.389 66.389 19.653 11.218 57.954 13.62 1 TP Vinh 53.964 3.145 1.070 412 2.487 4.61 2 TX Cửa Lò 10.292 917 211 140 846 8.22 3 H. Nam Đàn 36.278 6.311 2.041 1.287 5.557 15.32 4 H. Hưng Nguyên 28.468 4.843 1.132 690 4.401 15.46 5 H. Nghi Lộc 49.916 8.976 2.013 1.964 8.927 17.88 6 H. Đô Lương 46.028 7.976 2.472 1.259 6.763 14.69 7 H. Diễn Châu 63.490 10.963 3.396 1.870 9.437 14.86 8 H.Yên Thành 60.959 11.138 3.818 1.889 9.209 15.11 9 H. Quỳnh Lưu 75.994 12.120 3.500 1.707 10.327 13.59 Khu vực miền núi 240.141 80.887 17.753 9.282 72.416 30.16 1 H.Thanh Chương 51.088 12.602 2.725 1.382 11.259 22.04 2 H.Anh Sơn 25.492 6.615 1.774 1.052 5.893 23.12 3 H.Tân Kỳ 29.383 8.274 1.807 1.443 7.910 26.92 4 H. Nghĩa Đàn 43.484 9.353 2.753 1.013 7.613 17.51 5 H.Quỳ Hợp 26.264 7.953 2.037 1.108 7.024 26.74 6 H.Quỳ Châu 11.421 5.288 837 454 4.905 42.95 7 H.Quế Phong 12.301 6.676 1.213 1.077 6.540 53.17 8 H.Con Cuông 14.628 6.342 1.609 636 5.369 36.7 9 H.Tương Dương 14.962 9.911 1.886 781 8.806 58.86 10 H.Kỳ Sơn 11.118 7.873 1.112 336 7.097 63.83 Tổng cộng 665.530 147.276 37.406 20.500 130.370 19.59 (Nguồn: Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo năm 2007, số 2026/BC/LĐ-TBXH ngày 31/12/2007 của Sở Lao Động TBXH tỉnh Nghệ An). 2.1.2.2. Đặc điểm và nguyên nhân đói nghèo tại Nghệ An a. Đặc điểm. - Vùng miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều so với vùng đồng bằng (miền núi tỷ lệ hộ nghèo chiếm 30,16%, vùng đồng bằng 13,62%). Vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hộ nghèo cao (45.429 hộ), nhiều hộ thiếu ăn quanh năm, đặc biệt là đến vụ giáp hạt. Thức ăn của hộ nghèo không bổ dưỡng, đôi khi không đủ tiền mua gạo phải sống không có gạo; ăn ngô, sắn… qua ngày. - Hộ nghèo ở vùng đồng bằng tập trung vào các gia đình có nhiều người không có tay nghề, không có việc làm hoặc chỉ đi làm thuê hàng ngày không ổn định. - Quan niệm của người nghèo sự thiếu thốn về vật chất một phần do đời sống bất ổn, cảm giác bị xa lánh và có ít quan hệ xã hội, không muốn kết bạn với người giàu. - Hộ nghèo có anh, chị, em họ hàng cũng nghèo nên không có sự giúp đỡ về mọi mặt. - Chẳng có gì để giải trí (không có tivi, đài…), hiểu biết xã hội kém, hay uống rượu, đánh bạc. - Chi tiêu theo đầu người của hộ đồng bào dân tộc thiểu số thấp hơn rất nhiều so với người kinh, các hộ dân tộc có quy mô hộ lớn và có nhiều con hơn các hộ trung bình; về trình độ học vấn của chủ hộ và của vợ hoặc chồng cũng thấp hơn. Tài sản dưới dạng nhà ở hoặc những tài sản khác cũng thấp hơn trung bình; trẻ em các hộ nghèo thường bị suy dinh dưỡng, phải lao động nặng nhọc từ khi còn bé. b. Nguyên nhân - Do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt; vùng đồng bằng ven biển, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp. - Do chưa có cơ chế đồng bộ: + Hệ thống chính sách, cơ chế XĐGN còn thiếu đồng bộ: Cơ chế vận hành và trách nhiệm của từng ngành chưa rõ. Cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra giám sát còn mang nặng tính hình thức. Công tác điều tra, quản lý đối tượng hộ nghèo, xã nghèo; xây dựng chương trình, kế hoạch còn nhiều thiếu sót. Nhiều nơi còn lúng túng, chưa biết cách huy động người dân tham gia xây dựng kế hoạch, thực hiện và quản lý nguồn lực cho XĐGN. + Thiếu những chính sách đủ mạnh để khuyến khích đầu tư, huy động mọi nguồn lực, phát triển các thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới. Tỷ lệ rủi ro, đọng vốn trong cho vay tạo việc làm còn cao. - Chỉ đạo, điều hành về công tác XĐGN cũng như việc phối hợp, lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với XĐGN chưa đạt hiệu quả cao. Các bộ, ngành Trung Ương và tỉnh chưa có những tác động có hiệu quả trong triển khai chương trình, chưa có sự phối hợp chặt chẽ; chưa có biện pháp huy động nguồn lực một cách tích cực cho chương trình, còn không ít tồn tại, khuyết điểm về quản lý, điều hành chương trình ở các địa phương. - Nhận thức và trách nhiệm đối với công tác XĐGN của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số địa phương cấp huyện, xã và một số ban ngành tỉnh chưa sâu sát và toàn diện; thiếu nhất quán trong chỉ đạo; phối hợp điều hành nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số địa phương, nhất là miền núi có tư tưởng trông chờ; ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước; chưa huy động và khai thác được nội lực để thực hiện chương trình XĐGN tại địa phương; chưa nắm được tình hình của hộ nghèo, cũng như nguyên nhân nghèo và tâm tư nguyện vọng của họ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả nhất. - Một số chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích để hộ nghèo, xã nghèo phấn đấu vươn lên. - Do bản thân hộ nghèo: Hộ nghèo do các thành viên trong gia đình có trình độ học vấn thấp (không biết chữ, không biết tiếng Kinh); tập quán canh tác lạc hậu. Số hộ nghèo do nguyên nhân thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn; chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào trồng trọt, chăn nuôi và phát triển ngành nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, chiếm 20,7% trong tổng số hộ nghèo đói toàn tỉnh; các hộ nghèo có quy mô gia đình lớn nhưng sức lao động ít. Trong tổng số 130.370 hộ nghèo có tại thời điểm điều tra được chia thành các nhóm nguyên nhân chính sau đây: - Do thiếu vốn và tư liệu sản xuất, chiếm 49,9% (65.055 hộ). - Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn, chiếm 20,7% (26.987 hộ). - Thiếu đất sản xuất, chiếm 12,6% (16.427 hộ). - Thiếu lao động, chiếm 9,3% (12.124 hộ). - Ốm đau, tàn tật, chiếm 5,1% (6.649 hộ). - Tai nạn, rủi ro, chiếm 0,91% (1.186 hộ). - Lười lao động, chiếm 0,68% (887 hộ). - Mắc các tệ nạn xã hội, chiếm 0,81% (1.056 hộ). 2.2. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH NGHỆ AN 2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nghệ An được thành lập, theo quyết định số 44/QĐ- HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch HĐQT- NHCSXH Việt Nam; trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo và chính thức đi vào hoạt động ngày 09/4/2003. Đây là đơn vị thành viên trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn Nghệ An. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh là: Nhận bàn giao vốn cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT, vốn giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước, vốn cho vay học sinh, sinh viên từ Ngân hàng Công thương Bến Thuỷ sang; huy động vốn để cho vay các đối tượng. NHCSXH tỉnh Nghệ An được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, nên sau khi thành lập 01 Phó giám đốc NHNo&PTNT, kiêm Giám đốc Ngân hàng Phục vụ người nghèo sang làm Giám đốc chi nhánh. Tại cấp huyện Phó giám đốc NHNo&PTNT sang làm Giám đốc phòng giao dịch. Về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động khi mới thành lập (trụ sở làm việc và trang thiết bị phục vụ cho làm việc) hầu như không có. Trụ sở phải thuê mượn. Trong 5 năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp có hiệu quả của các tổ chức chính trị xã hội; tập thể CBNV trong toàn chi nhánh NHCSXH đã có nhiều cố gắng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thách thức, từng bước tạo lập và xây dựng chi nhánh ngày càng lớn mạnh; tổ chức triển khai các chương trình tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đạt hiệu quả; tạo nền tảng cho NHCSXH tỉnh Nghệ An phát triển trong những năm tiếp theo. 2.2.2. Mô hình tổ chức và hoạt động 2.2.2.1. Về mô hình tổ chức Mô hình tổ chức của NHCSXH bao gồm: a. Bộ phận quản trị - Ban đại diện HĐQT- NHCSXH toàn tỉnh có 172 người; trong đó: Ban đại diện HĐQT- NHCSXH tỉnh có 11 người và Ban đại diện HĐQT- NHCSXH các huyện, thị xã, thành phố có 161 người. - Ban đại diện HĐQT tỉnh 11 người, gồm các đại diện: Trưởng ban là Phó chủ tịch UBND tỉnh; 02 phó ban (Giám đốc Ngân hàng nhà nước, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh); 08 thành viên gồm: Trưởng Ban Dân tộc; Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội Phụ Nữ; Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh; Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát tri

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Nghệ An (2).docx
Tài liệu liên quan