Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng công thương chi nhánh Cần Thơ

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀTÀI . 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 2

1.2.1 Mục tiêu chung . 2

1.2.2 Mục tiêu cụthể. 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU . 2

1.3.1 Phạm vi không gian . 2

1.3.2 Phạm vi thời gian . 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu . 3

1.4 CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU . 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀTÀI

NGHIÊN CỨU . 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU. 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 4

2.1.1 Tổng quan vềtín dụng tiêu dùng . 4

2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng . 4

2.1.1.2 Phân loại cho vay tiêu dùng . 5

2.1.1.3 Một sốphương pháp cho vay tiêu dùng . 7

2.1.1.4 Lãi suất trong cho vay tiêu dùng . 7

2.1.1.5 Rủi ro trong hoạt động cho vay tiêu dùng . 8

2.1.2 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng . 9

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 11

2.2.1 Phương pháp thu thập sốliệu . 11

2.2.2 Phương pháp phân tích sốliệu . 11

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ. 12

3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH CẦN THƠ. 12

3.1.1 Lịch sửhình thành . 12

3.1.2 Cơcấu tổchức . 15

3.1.2.1 Sơ đồtổchức . 15

3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụcủa các phòng ban . 17

3.1.3 Các hoạt động chủyếu tại VietinBank Cần Thơ. 19

3.1.4 Kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương chi nhánh

Cần Thơqua 3 năm 2005, 2006, 2007 . 20

3.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng trong giai đoạn

hiện nay . 23

3.1.5.1 Thuận lợi . 23

3.1.5.2 Khó khăn . 24

3.1.6 Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Ngân hàng trong

thời gian tới . 24

3.1.6.1 Mục tiêu . 25

3.1.6.2 Phương hướng hoạt động của VietinBank . 25

3.2 TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CẦN THƠ. 26

3.2.1 Các quy định vềcho vay tiêu dùng của NH Công Thương . 26

3.2.2 Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của NH qua 3 năm

2005 – 2007 . 34

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢTÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN

HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠQUA 3 NĂM

(2005 – 2007) . 40

4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN . 40

4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢTÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠQUA 3 NĂM 2005-2007 . 42

4.2.1 Phân tích doanh sốcho vay tiêu dùng . 42

4.2.1.1 Doanh sốcho vay tiêu dùng theo thời gian . 42

4.2.1.2 Doanh sốcho vay tiêu dùng theo mục đích sửdụng vốn . 45

4.2.2 Phân tích doanh sốthu nợcho vay tiêu dùng . 49

4.2.2.1 Doanh sốthu nợtiêu dùng theo thời gian . 49

4.2.2.2 Doanh sốthu nợtiêu dùng theo mục đích sửdụng vốn . 52

4.2.3 Phân tích dưnợcho vay tiêu dùng . 55

4.2.3.1 Dưnợcho vay tiêu dùng theo thời gian . 56

4.2.3.2 Dưnợcho vay tiêu dùng theo mục đích sửdụng vốn . 58

4.2.4 Phân tích nợquá hạn cho vay tiêu dùng . 61

4.2.4.1 Nợquá hạn cho vay tiêu dùng theo thời gian . 61

4.2.4.2 Nợquá hạn cho vay tiêu dùng theo mục đích sửdụng vốn . 63

4.2.5 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng . 66

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG

TIÊU DÙNG TẠI NHCT CẦN THƠ . 70

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN . 70

5.2 CHỦTRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐCẦN THƠ. 72

5.3 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG TIÊU DÙNG . 73

5.3.1 Giải pháp tăng trưởng huy động vốn . 73

5.3.2 Biện pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng tiêu dùng tại

VietinBank Cần Thơ. 77

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 81

6.1 Kết luận . 81

6.2 Kiến nghị. 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 86

pdf98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6056 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng công thương chi nhánh Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bảo đảm tiền vay của khách hàng để quyết định mức cho vay nhưng phải đảm bảo:  Mức cho vay có bảo đảm: - Mức cho có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay tối đa: 50% giá trị tài sản. - Mức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá tối đa: phải đảm bảo thu nhập (gốc và lãi) của giấy tờ có giá khi đến hạn đủ để hoàn trả nợ (gốc, lãi và phí) cho NHCT. - Mức cho vay có bảo đảm bằng tài sản khác tối đa: 70% tổng nhu cầu vốn của phương án vay – trả nợ đã được NHCT thẩm định lại.  Mức cho vay không có bảo đảm: tối đa là 12 lần thu nhập thường xuyên hàng tháng của khách hàng nhưng không quá 50.000.000 VND (năm mươi triệu đồng). Mức cho vay tối đa áp dụng cho từng chi nhánh do Tổng giám đốc NHCTVN quy định. 3.2.1.7 Phương thức cho vay NHCT và khách hàng căn cứ thu nhập dùng trả nợ để thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng về việc áp dụng một trong hai phương thức cho vay sau: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 45 * Phương thức cho vay từng lần: Tổng số tiền giải ngân không vượt quá số tiền cho vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Kỳ hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả lãi có thể trùng nhau hoặc có thể không trùng nhau. Kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi có thể là 1 tháng hoặc 3 tháng, hoặc trả nợ một lần vào cuối kỳ nếu là cho vay ngắn hạn. * Phương thức cho vay trả góp: Tổng số tiền giải ngân không vượt quá số tiền cho vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Kỳ hạn trả nợ gốc và kỳ hạn trả lãi phải trùng nhau. Số tiền phải trả (cả gốc và lãi) được chia thành nhiều khoản đều nhau và hoàn trả theo định kỳ là 1 tháng hoặc 3 tháng. Lãi được tính theo số dư nợ gốc và số ngày thực tế của kỳ hạn trả nợ. Khi trả nợ trước hạn, khách hàng phải hoàn trả đầy đủ số nợ gốc và lãi đã xác định trong lịch trả nợ. 3.2.1.8 Hồ sơ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gủi cho NHCT các thông tin, tài liệu liên quan cần thiết sau đây: a. Sổ hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn và giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân (Bản sao). b. Giấy chứng minh nhân dân (Bản sao). c. Văn bản ủy quyền của các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên trong hộ gia đình cho người đại diện hộ gia đình ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và cam kết cùng chịu trách nhiệm trả nợ cho NHCT (Bản chính, có công chứng/chứng thực, nếu khách hàng là đại diện hộ gia đình). d. Các giấy tờ khác có liên quan (tùy từng trường hợp cụ thể NHCT có thể yêu cầu bản chính hoặc bản sao). Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 46 3.2.2 Đánh giá chung hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng qua ba năm 2005-2007 VietinBank Cần Thơ hoạt động tín dụng rất mạnh, chủ yếu là cho vay công thương nghiệp và thủy sản. Mặt khác VietinBank Cần Thơ cũng chú trọng phát triển về tín dụng tiêu dùng nhắm vào đối tượng khách hàng cá nhân – một xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường với nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng tiện ích như: cho vay trả góp xây dựng sữa chữa nhà, cho vay mua xe ôtô, mua nhà, đất, cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng, cho vay du học,… Tuy nhiên, hoạt động cho vay này cũng mang tính rủi ro lớn vì vậy chi nhánh cần phải quản lý các khoản nợ một cách chặt chẽ mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Tình hình cho vay tiêu dùng của VietinBank Cần Thơ được thể hiện qua bảng sau: G VH D : Đ in h Cô ng T hà n h SV TH : H ồ Ng ọc Ch âu 47 Bả n g 2: TÌ N H H ÌN H H O Ạ T Đ Ộ N G TÍ N D Ụ N G TI ÊU D ÙN G C Ủ A V IE TI N BA N K C Ầ N TH Ơ QU A 3 N Ă M (20 05 – 2 00 7) Đ V T: Tr iệ u đồ n g 20 05 20 06 20 07 C hê n h lệ ch 20 06 /2 00 5 C hê n h lệ ch 20 07 /2 00 6 C hỉ tiê u Số tiề n % Số tiề n % Số tiề n % Số tiề n % Số tiề n % 1. D o a n h số ch o v a y 3. 22 7. 01 6 10 0, 00 2. 75 3. 99 4 10 0, 00 2. 95 4. 14 0 10 0, 00 - 47 3. 02 2 - 14 ,6 6 20 0. 14 6 7, 27 - Ti êu d ùn g 27 5. 58 7 8, 54 52 4. 33 0 19 ,0 4 31 0. 56 0 10 ,5 1 24 8. 74 3 90 ,2 6 - 21 3. 77 0 - 40 ,7 7 2. D o a n h số th u n ợ 3. 52 4. 20 8 10 0, 00 3. 33 6. 53 8 10 0, 00 3. 02 9. 38 8 10 0, 00 - 18 7. 67 0 - 5, 33 - 30 7. 15 0 - 9, 21 - Ti êu d ùn g 58 3. 25 6 16 ,5 5 64 4. 28 5 19 ,3 1 65 6. 46 8 21 ,6 7 61 .0 29 10 ,4 6 12 .1 83 1, 89 3. D ư n ợ 1. 29 3. 93 0 10 0, 00 71 1. 38 6 10 0, 00 63 6. 13 8 10 0, 00 - 58 2. 54 4 - 45 ,0 2 - 75 .2 48 - 10 ,5 8 - Ti êu d ùn g 50 4. 76 2 39 ,0 1 38 4. 80 7 54 ,0 9 38 .8 99 6, 11 - 11 9. 95 5 - 23 ,7 6 - 34 5. 90 8 - 89 ,8 9 4. N ợ qu á hạ n 14 .2 86 10 0, 00 17 .2 62 10 0, 00 6. 92 1 10 0, 00 2. 97 6 20 ,8 3 - 10 .3 41 - 59 ,9 1 - Ti êu d ùn g 1. 79 6 12 ,5 7 4. 26 4 24 ,7 0 1. 91 2 27 ,6 3 2. 46 8 13 7, 42 - 2. 35 2 - 55 ,1 6 (N gu ồn : Ph òn g kh ác h hà ng do an h ng hi ệp CN NH CT TP . Cầ n T hơ ) Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 48 Về doanh số cho vay: Nhìn chung doanh số cho vay của Ngân hàng có sự thay đổi qua các năm. Năm 2006, Ngân hàng cho vay số tiền là 2.753.994 triệu đồng tức giảm 14,66% so với năm 2005. Đến năm 2007 doanh số cho vay của Ngân hàng tăng hơn năm 2006, tổng doanh số cho vay năm 2007 là 2.954.140 triệu đồng, với tốc độ tăng là 7,27% so với năm 2006. Ngược với sự thay đổi giảm rồi lại tăng lên của tổng doanh số cho vay thì doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng biến động theo hướng tăng vào năm 2006 và giảm xuống vào năm 2007. Cụ thể, năm 2006 cho vay tiêu dùng là 524.330 triệu đồng, tăng 248.743 triệu đồng tức tăng 90,26% so với năm 2005. Đến năm 2007 là 310.560 triệu đồng giảm 40,77% so với năm 2006. Trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng thì cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ và có sự thay đổi tương ứng với doanh số cho vay. Cho vay tiêu dùng chiếm 8,54% vào năm 2005, chiếm 19,04% vào năm 2006 và chiếm 10,51% vào năm 2007 trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Mức sống được cải thiện, thu nhập tăng lên, người dân ngày càng có nhu cầu sửa sang nhà cửa, mua sắm hay đi du lịch. Vì vậy cho vay tiêu dùng là một mảng tín dụng có nhiều tiềm năng. Ngân hàng với mục tiêu phát triển thị trường, đa dạng hóa khách hàng đã tích cực mở rộng thị phần tín dụng bán lẻ với nhiều sản phẩm mới đối với khách hàng cá nhân bên cạnh các khách hàng công nghiệp truyền thống. Đây là một hướng đi mới của Ngân hàng nhờ vậy mà cho vay tiêu dùng của Ngân hàng năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, điều này là rất phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu của người dân. Thế nhưng, đến năm 2007 cho vay tiêu dùng có phần giảm xuống so với năm 2006. Nguyên nhân là do tình hình trong nước có nhiều biến động: chiều hướng tăng lãi suất liên tục của Đôla Mỹ, sự tăng giá xăng, tăng giá vàng cũng như sự khống chế từ phía Ngân hàng Nhà nước đối với cho vay bất động sản của các ngân hàng, thiên tai và dịch cúm gia cầm bùng phát… đã làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 49 Về doanh số thu nợ: Cùng với sự thay đổi của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng có chiều hướng giảm. Thu nợ năm 2006 là 3.336.538 triệu đồng, giảm so với năm 2005 là 187.670 triệu đồng với tốc độ giảm 5,33%. Thu nợ năm 2007 giảm 9,21% tương đương với số tiền là 307.150 triệu đồng. Tuy doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm nhưng thu nợ trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng lại có chiều hướng tăng. Cụ thể thu nợ tiêu dùng năm 2006 là 644.285 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 10,46%. Năm 2007, mục tiêu của Ngân hàng là giảm thiểu số nợ quá hạn, làm lành mạnh nguồn tài chính Ngân hàng chuẩn bị cho quá trình hội nhập và cổ phần hóa ngân hàng sắp tới nên số nợ thu hồi được tiếp tục tăng. Đến cuối năm 2007, Ngân hàng đã thu về được 656.468 triệu đồng, tăng 12.183 triệu đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 1,89%. Doanh số thu nợ tiêu dùng tăng cho thấy Ngân hàng đã có những giải pháp tích cực, hợp lý để thực hiện những mục tiêu đã đề ra và ý thức trả nợ của người dân tương đối tốt. Đồng thời nó cho thấy hoạt động sản xuất của người dân có hiệu quả hơn nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có chính sách thu nợ thích hợp hơn trong các năm tới. Vì nếu doanh số thu nợ quá cao cũng chưa chắc tốt, khi đó Ngân hàng có thể tốn kém nhiều chi phí cho việc thu hồi nợ và tái đầu tư mới. Hơn nữa, Ngân hàng còn mất một khoản thu từ tiền lãi cho vay, từ đó sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Về dư nợ: Dư nợ của Ngân hàng qua 3 năm cũng giảm đi. Năm 2005, dư nợ là 1.293.970 triệu đồng, sang năm 2006 là 711.386 triệu đồng, giảm 45,02% so với năm 2005. Đến năm 2007, tổng dư nợ đạt 636.138 triệu đồng, giảm 10,58%. Trong đó, dư nợ tiêu dùng năm 2006 là 384.807 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 23,76% so với năm 2005. Như vậy, trong năm 2006 có sự biến động trong cơ cấu tổng dư nợ, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tăng từ 39,01% lên 54,09%. Có sự sụt giảm dư nợ tiêu dùng như vậy là do NHCTVN đã cơ cấu lại toàn bộ hoạt động của ngân hàng từ hội sở đến các chi nhánh theo hướng giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng cường hoạt động thu hồi các khoản nợ, cho vay chọn lọc, và định hướng lại hoạt động để đảm bảo an toàn, hiệu Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 50 quả và bền vững. Đến năm 2007, dư nợ tiêu dùng là 38.899 triệu đồng, so với năm 2006 giảm 89,89%. Bên cạnh dư nợ tiêu dùng năm 2007 giảm đi so với năm 2006 thì tỷ trọng cho vay tiêu dùng cũng có xu hướng giảm trong cơ cấu tổng dư nợ. Năm 2006, tỷ trọng cho vay tiêu dùng là 54,09%, đến năm 2007 mức tỷ trọng này đã giảm xuống còn 6,11%. Điều này cho thấy, nhận thấy được những rủi ro trong việc cho vay tiêu dùng và để thực hiện mục tiêu của NHCTVN là cơ cấu lại Ngân hàng chuẩn bị cho quá trình cổ phần hóa sắp tới vào cuối năm 2008, VietinBank Cần Thơ đã thận trọng trong việc cho vay và lựa chọn khách hàng và đang từng bước hạn chế hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân. Về nợ quá hạn: nó phản ánh chất lượng tín dụng và khả năng sử dụng vốn vay của Ngân hàng, nó cho biết số tiền đến hạn mà Ngân hàng phải thu hồi do khách hàng không có khả năng chi trả. Tại VietinBank Cần Thơ, nợ quá hạn năm 2006 là 17.262 triệu đồng tăng 20,83% so với năm 2005, đến năm 2007 giảm xuống còn 6.921 triệu đồng tương ứng giảm 59,91% so với năm 2006. Cụ thể nợ quá hạn cho vay tiêu dùng là 4.264 triệu đồng tăng 137,42% so với năm 2006. Năm 2007 là 1.912 triệu đồng, so với năm 2006 giảm 55,16%. Có được kết quả trên là do Ngân hàng đã tiến hành phân tích từng khoản nợ, cùng khách hàng xử lý sâu sát từng việc cụ thể để làm sao có thể nhanh nhất thu hồi nợ và giảm thấp nhất thiệt hại. Bên cạnh đó, thực hiện theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ, nợ xấu và Quyết định 03/2007/QĐ-NHNN về quy định các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng đã tiến hành phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, điều này cũng đã góp phần giúp Ngân hàng từng bước giảm nợ khó đòi, nợ quá hạn, lành mạnh hóa tài chính. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 51 39,01 54,09 6,11 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 2005 2006 2007 Năm Ph ần tr ăm (% ) Dư nợ tiêu dùng / Tổng dư nợ Hình 3: Diễn biến tín dụng tiêu dùng năm 2005-2007 Nhìn chung qua ba năm, hoạt động cho vay tiêu dùng tại VietinBank Cần Thơ đã có được những bước đi tương đối ổn định sau những khó khăn ban đầu. đây là một trong các lĩnh vực mà Ngân hàng quan tâm và muốn hướng đến trong thời gian sắp tới để có thể đạt được những mục tiêu hoạt động kinh doanh mà Ngân hàng đã đề ra. Do đó để thấy rõ hơn thực trạng tín dụng tiêu dùng tại VietinBank Cần Thơ ta sẽ đi sâu vào phân tích tình hình cho vay tiêu dùng của Ngân hàng trong những năm qua. Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 52 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2005 – 2007) 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nguồn vốn luôn giữ vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Do đó Ngân hàng cần tạo cho được nguồn vốn ổn định, phù hợp với yêu cầu về vốn. Sau đây là số liệu về tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong những năm qua: Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA VIETINBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM (2005 – 2007) ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi doanh nghiệp 175.054 181.707 179.985 6.653 3,80 -1.722 -0,95 Tiền gửi tiết kiệm 282.698 293.663 314.565 10.965 3,88 20.902 7,12 Phát hành các công cụ nợ 94.500 83.546 16.819 -10.954 -11,59 -66.727 -79,87 Tổng nguồn vốn 552.252 558.916 511.369 6.664 1,21 -47.547 -8,51 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ) Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm có sự biến động tăng giảm bất thường. Từ 552.252 triệu đồng vào năm 2005 tăng lên Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 53 558.916 triệu đồng vào năm 2006 tức tăng 1,21% so với năm 2005 và tới năm 2007 giảm còn 511.369 triệu đồng tương ứng giảm 8,51% so với năm 2006. Vốn huy động là nguồn vốn đem lại hiệu quả cao trong hoạt động ngân hàng vì chi phí cho loại vốn này thấp hơn các loại vốn khác do đó bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn huy động được ngày càng nhiều vốn. Do đó trong năm 2006 Ngân hàng đã tích cực đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, ưu đãi khách hàng mở tài khoản tiết kiệm, lãi suất huy động linh hoạt, làm thẻ ATM miễn phí để không ngừng gia tăng khoản mục vốn huy động. Tuy nhiên đến năm 2007, nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự giảm sút là do trong giai đoạn này các tổ chức cá nhân sử dụng vốn tự có để đầu tư nhiều hơn là tiết kiệm. Bên cạnh đó, do khả năng huy động vốn của các cán bộ tín dụng còn kém, do lãi suất của Ngân hàng không thật sự hấp dẫn đối với khách hàng, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên đã làm cho vốn huy động của Ngân hàng giảm. Cụ thể, tiền gửi của doanh nghiệp năm 2006 là 181.707 triệu đồng tăng 3,8% so với năm 2005 và đến năm 2007 là 179.985 triệu đồng giảm 0,95% so với năm 2006. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của người dân thì liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2006 là 293.663 triệu đồng tương ứng tăng 3,88% so với năm 2006, năm 2007 tiếp tục tăng lên 314.565 triệu đồng tăng 7,12% so với năm 2006. Nguyên nhân là do giá cả nhiều mặt hàng gia tăng, chi phí sản xuất tăng làm cho việc đầu tư mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó một số doanh nghiệp tạm thời chưa có nhu cầu đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị cho sản xuất,… nên số vốn nhàn rỗi của họ tạm thời gửi vào Ngân hàng để hưởng lãi. Ngoài 2 loại tiền gửi trên thì việc huy động từ phát hành các công cụ nợ có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2006 giảm 11,59% so với năm 2005, đặc biệt là trong năm 2007 giảm đến 79,87% so với năm 2006. Điều này cho thấy Ngân hàng không tập trung phát triển việc huy động vốn từ việc phát hành các công cụ nợ do Ngân hàng đã huy động được nhiều vốn từ các nguồn khác mà trong đó chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư với nhiều dịch vụ thu hút khách hàng. Điển hình như thẻ ATM không chỉ dừng lại ở việc rút Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 54 tiền mặt mà còn dùng để chi trả tiền lương qua thẻ và nhiều dịch vụ mua hàng qua thẻ như: mua thẻ điện thoại, chuyển khoản, thanh toán tiền điện, nước,… Tuy nhiên, việc huy động vốn bằng phát hành các công cụ nợ chưa thể nói lên công tác huy động vốn của Ngân hàng không hiệu quả, bởi kênh huy động vốn này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng vốn huy động (năm 2005 là 17,11%, năm 2006 là 14,95%, năm 2007 là 3,29%). 4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA BA NĂM 2005 - 2007 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay tiêu dùng Sau khi cắt giảm lượng vốn tín dụng hằng năm đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, Ngân hàng bắt đầu chú trọng đến cho vay tiêu dùng cá nhân. Đây là lĩnh vực có tiềm năng cho vay rất lớn, giúp Ngân hàng phân tán rủi ro và đang thu hút nhiều ngân hàng khác trên địa bàn. Tại VietinBank Cần Thơ, doanh số cho vay tiêu dùng được tổng hợp theo thời gian cho vay và theo mục đích vay vốn của khách hàng. 4.2.1.1 Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian Nếu xét theo thời gian, các khoản tín dụng tiêu dùng có thể chia thành ngắn, trung và dài hạn. Trong 3 năm qua, lĩnh vực cho vay tiêu dùng trên địa bàn phát triển khá sôi nổi, nhu cầu về vốn cho mục đích tiêu dùng của người dân đã tăng lên rất nhanh, đặc biệt là doanh số cho vay trung và dài hạn. Sau đây là số liệu về tình hình cho vay tiêu dùng theo thời gian qua 3 năm: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 55 Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO THỜI GIAN ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 60.243 21,86 93.488 17,83 41.273 13,29 33.245 55,18 -52.215 -55,85 Trung & dài hạn 215.344 78,14 430.842 82,17 269.287 86,71 215.498 100,07 -161.555 -37,50 Tổng 275.587 100,00 524.330 100,00 310.560 100,00 248.743 90,26 -213.770 -40,77 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ) Để đáp ứng nhu cầu tín dụng tiêu dùng của người dân, Ngân hàng đã phát triển nhiều nhóm sản phẩm khác nhau. Các sản phẩm mà khách hàng cá nhân thường lựa chọn vay ở VietinBank Cần Thơ như: cho vay mua xe, cho vay trả góp mua bất động sản, cho vay mua nhà ở, đất ở, cho vay du học, cho vay phát hành thẻ tín dụng quốc tế,… Tuy nhiên, có thể thấy đa phần các khoản vay này đều là các món vay trung và dài hạn. Năm 2006 tổng doanh số cho vay tiêu dùng là 524.330 triệu đồng, tăng 248.743 triệu đồng, với tỷ lệ tăng là 90,26%. Trong đó cho vay ngắn hạn đạt 93.488 triệu đồng tăng 33.245 triệu đồng, tức tăng 55,18%, cho vay trung và dài hạn đạt 430.842 triệu đồng, tăng 215.498 triệu đồng, tăng tương ứng 100,07% so với năm 2006. Doanh số cho vay trung và dài hạn trong thời gian này tăng cao là do thu nhập tăng, mức sống của người dân được cải thiện, cho nên các nhu cầu thiết yếu như: mua ôtô, mua đất, mua nhà, xây dựng và sửa chữa nhà ở của người dân có nhu cầu tăng cao. Nhóm sản phẩm cho vay trả góp phục vụ mục đích tiêu dùng này đã được Ngân hàng đầu tư phát triển với nhiều sản phẩm đa dạng về mục đích vay vốn, có từng quy trình riêng cho từng đối tượng cho vay cụ thể, nhanh chóng, thuận tiện, thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh. Chính vì vậy, doanh số cho vay trung và dài hạn trong năm tăng lên rất cao. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng do Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 56 chi nhánh đã cấp tín dụng cho người dân để phục vụ các nhu cầu tiêu dùng khác như: mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà ở, thanh toán học phí, đi du lịch, chữa bệnh, cưới hỏi,… Sang năm 2007, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng dành cho tiêu dùng có sự giảm sút so với năm trước. Tổng doanh số cho vay tiêu dùng giảm 213.770 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn giảm 52.215 triệu đồng và đạt 41.273 triệu đồng, riêng cho vay trung và dài hạn giảm đến 161.555 triệu đồng và đạt 269.287 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh của sự xuất hiện ngày càng nhiều các NHTM khác trên địa bàn, chia sẻ thị trường tín dụng tiêu dùng. Mặt khác, các NHTM, đặc biệt là các NHTM cổ phần rất chú trọng đến loại hình tín dụng này. Ở mỗi đối tượng cho vay có đặc thù riêng nên các NHTM cổ phần đều thiết kế riêng quy trình, thủ tục hồ sơ, chính sách lãi suất, phí dịch vụ, chính sách tiếp thị khai thác thị trường…quảng bá trên hệ thống tờ rơi, cẩm nang dịch vụ. VietinBank Cần thơ cũng có những điều trên nhưng Ngân hàng chưa có một chính sách tiếp thị khai thác thị trường tốt nên cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn hạn chế. Ngoài ra, trong năm 2007 thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính phủ, Ngân hàng đã giảm các khoản cho vay tiêu dùng đến mức thấp nhất có thể, cân nhắc thận trọng khi cho khách hàng vay vốn. Chính điều này cũng đã góp phần làm giảm doanh số cho vay tiêu dùng của Ngân hàng trong năm 2007. Trong cơ cấu doanh số cho vay thì cho vay trung và dài hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay ngắn hạn. Năm 2005, tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 21,86%, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn là 78,14%. Đến năm 2006, tỷ trọng này lần lượt là 17,83% và 82,17%. Và đến năm 2007 là 13,29% và 86,71%. Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân có nhiều mục đích vay vốn nhưng phần lớn là vay tiền để mua nhà, đất, xây cất và sửa chữa nhà, mà lĩnh vực này thường cần 12 đến 60 tháng để hoàn trả nợ nên phần lớn doanh số cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay trung và dài hạn. Đối với, các khoản tín dụng trung và dài hạn khả năng xảy ra rủi ro mất vốn cao hơn nên Ngân hàng cần phải thận trọng trước khi cho khách hàng vay Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 57 vốn và nên đầu tư vào vốn tín dụng ngắn hạn nhiều sẽ an toàn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 60.243 93.488 41.273 215.344 430.842 269.287 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2005 2006 2007 Năm Tr iệ u đồ n g Ngắn hạn Trung & dài hạn Hình 4: Doanh số cho vay tiêu dùng theo thời gian 4.2.1.2 Doanh số cho vay tiêu dùng theo mục đích sử dụng vốn Nếu xét theo mục đích sử dụng vốn, các khoản tín dụng của Ngân hàng có thể chia thành mục đích mua xe ôtô, mua nhà, đất, đầu tư xây cất sửa chữa nhà, cho vay du học. Trong 3 năm qua doanh số cho vay theo từng mục đích sử dụng vốn có xu hướng tăng giảm không đều. Cụ thể được biểu hiện qua bảng số liệu sau đây: Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng Công Thương Cần Thơ GVHD: Đinh Công Thành SVTH: Hồ Ngọc Châu 58 Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY TIÊU DÙNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN ĐVT: Triệu đồng 2005 2006 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Đầu tư mua xe 48.090 17,45 71.781 13,69 46.210 14,88 23.691 49,26 -25.571 -35,62 Đầu tư mua nhà, đất & xây cất, sửa chữa nhà 227.497 82,55 452.549 86,31 262.485 84,52 225.052 98,93 -190.064 -42,00 Cho vay du học - - - - 1.865 0,60 - - 1.865 - Tổng 275.587 100,00 524.330 100,00 310.560 100,00 248.743 90,26 -213.770 -40,77 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp CN NHCT TP.Cần Thơ) a) Về nhu cầu vốn mua xe Nhóm khách hàng vay vốn cho mục đích mua xe ôtô chủ yếu là những khách hàng có thu nhập tương đối cao, những người có thu nhập tăng từ việc sản xuất kinh doanh, từ các khoản đầu tư chứng khoán, vàng, bất động sản,… Năm 2006, theo lộ trình cắt giảm thuế quan theo cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, thuế suất thuế nhập khẩu ôtô đã có sự thay đổi theo xu hướng giảm dần. Trước thị trường xe ôtô với nhiều chủng loại, trong nước và nhập khẩu, với nhiều mức giá khác nhau, người dân ngày càng có nhiều sự lựa chọn cho phù hợp với mức thu nhập và nhu cầu của từng người. Đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện, đi du lịch của người dân thì nhu cầu cho vay vốn mua xe ôtô của Ngân hàng đã tăng lên trong năm 2006. Năm 2005, doanh số cho vay mua xe ôtô là 48.090 triệu đồng, đến năm 2006 đạt 71.781 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 49,26%. Sang năm 2007, Ngân hàng tiếp tục cho vay mua xe ôtô nhưng doanh số cho vay đã giảm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng công thương chi nhánh cần thơ.pdf
Tài liệu liên quan