Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

PHẦN I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2

I. Doanh nghiệp và vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp 2

1. Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh 2

2. Sự cần thiết phải cạnh tranh 4

3. Khái niệm, các nhân tố cấu thành và vai trò của cạnh tranh 4

4. Các loại hình cạnh tranh 6

5. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp 9

II. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13

1. Khái niệm và các yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13

2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 15

3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 17

4. Tính tất yếu khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của công ty TOCONTAP nói riêng 23

PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TOCONTAP 28

I. Giới thiệu về công ty 28

1. Quá trình hình thành và phát triển 28

2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty 29

II. Phân tích, đánh giá kết quả cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua 35

1. Tình hình cạnh tranh của công ty 35

2. Kết quả cạnh tranh của công ty 42

3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 52

PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TOCONTAP 55

I. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty trong những năm tới 55

1. Về thị trường 56

2. Về quản lý 57

II. Các giải pháp vi mô

1. Tăng cường nghiên cứu và xây dựng một chiến lược thị trường toàn diện, mở rộng cách thức thâm nhập thị trường 57

2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 62

3. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh 65

4. Đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ để tạo thế cạnh tranh mới 69

5. Nâng cao trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh 71

6. Một số giải pháp khác 75

III. Các giải pháp vĩ mô 77

1. Chính sách về xuất nhập khẩu 77

2. Chính sách thuế 78

3. Chính sách tỷ giá 78

4. Chính sách tín dụng 79

KẾT LUẬN 81

 

doc109 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh XNK các thiết bị máy móc điện, dụng cụ cầm tay, dây điện và cáp điện, bóng đèn, thiết bị văn phòng, gia đình và các sản phẩm văn hóa như máy quay phim, máy ảnh, các loại băng hình, băng ghi âm, phim kỹ thuật, các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Phòng XNK 6: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản, các loại rau quả, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, các thiết bị y tế, các máy móc công nghiệp, các loại giày dép da và giả da, xe ôtô các loại. Phòng XNK 7: Chuyên kinh doanh XNK các sản phẩm mây tre đan, gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, thảm len và đay, các vật trang trí, các loại bột ngũ cốc và thực phẩm (bơ, sữa, đồ hộp... ), các thiết bị cho giáo dục và các thiết bị dụng cụ xây dựng... Các phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các phương án kinh doanh , ký kết hợp đồng, hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch được giao. Lãnh đạo mỗi phòng là một trưởng phòng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng mình trước tổng giám đốc công ty. Ngoài ra công ty còn có nhiều văn phòng đại diện ở trong nước cũng như ở nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán và thăm dò thị trường. Công ty có các chi nhánh sau: - Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hồ Chí Minh. - Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hải Phòng. - Một số văn phòng đại diện ở nước ngoài như CHLB Đức, CHLB Nga, Hungary, Séc… - Xí nghiệp liên doanh sản xuất chổi quét sơn và con lăn tường giữa TOCONTAP và Canada gọi tắt là TOCAN. II. Phân Tích, đánh gIá kết qủa cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty trong thờI gIan qua 1.Tình hình cạnh tranh của công ty 1.1. Thuận lợi và khó khăn 1.1.1. Khó khăn a. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới Một tất yếu là hoạt động của các công ty XNK phụ thuộc rất lớn vào thị trường nước ngoài. Bởi vậy nó khó khăn phức tạp và cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro hơn rất nhiều so với hoạt động kinh doanh ở thị trường trong nước. Mặt khác, các nước trên thế giới đều nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế đối với sự phát triển quốc gia và ngày càng có nhiều biện pháp để tăng cường hoạt động này. Thị trường quốc tế càng mở rộng, càng tự do thì cùng với nó là sự cạnh tranh càng cao, số lượng các đối thủ cạnh tranh càng lớn. Các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó có TOCONTAP vì thế phải đương đầu với rất nhiều thách thức. b. Sự cạnh tranh ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong nước Trước đây TOCONTAP là đầu mối xuất khẩu của cả nước, làm trung gian xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp và các mặt hàng được phân bổ qua cho từng đơn vị cụ thể nên không có sự cạnh tranh. Hiện nay, khi thị trường mở cửa, có rất nhiều doanh nghiệp cũng nhảy vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Không ít trường hợp bạn hàng cũ của TOCONTAP nay lại là đối thủ cạnh tranh của công ty và những hiểu biết quá rõ của họ về thị trường, về cách thức kinh doanh của công ty đôi khi lại là một bất lợi lớn. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước cũng ngày càng gia tăng. Sự cạnh tranh này thực ra là có nhiều mặt tích cực như thúc đẩy các đơn vị sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, song mặt trái của nó là gây ra hiện tượng các công ty vì muốn thu hút khách hàng nên bán phá giá, bán tống bán tháo cả những mặt hàng có chất lượng không cao. Việc này gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho công ty. Khi công ty nhận xuất những lô hàng như vậy thì chính uy tín của công ty bị ảnh hưởng vì khách hàng họ không biết do cơ sở nào sản xuất nhưng là do TOCONTAP chịu trách nhiệm xuất sang cho họ. Không ít các trường hợp là các khách hàng phàn nàn, khiếu nại do chất lượng hàng không đáp ứng được yêu cầu của họ. Trong trường hợp này các công ty xuất khẩu là những người chịu thiệt thòi. Ngoài ra, cũng do chính sách đổi mới thì rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất được trao quyền tự chủ trong việc xuất nhập khẩu. Họ có thể tự xuất khẩu những hàng hoá họ làm ra mà không cần phải thông qua trung gian như TOCONTAP vì vậy muốn phát triển thì các cán bộ kinh doanh của công ty phải tự mình lựa chọn các mối hàng, tìm nguồn hàng, thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài với các khách hàng ngoài nước. c. Chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước còn nhiều bất cập Đây là một khó khăn đặt ra cho công ty từ phía Nhà nước. Chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước thay đổi liên tục làm cho các Công ty rất khó khăn để thích nghi. Các văn bản pháp quy của Nhà nước đề ra nhiều khi không phù hợp với thực tế của việc xuất khẩu và không mang tính chiến lược lâu dài và ổn định. Nhiều văn bản, Nghị quyết ra đời trong vòng một tháng đã bị huỷ bỏ và thay thế bằng văn bản khác. Điều tai hại hơn là nhiều khi các văn bản, quyết định sau đi ngược lại hoặc phủ nhận các văn bản, quyết định ra đời trước làm cho công ty hết sức lúng túng trong việc thực hiện. Đã có trường hợp công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài dựa trên một Quyết định của Nhà nước nhưng khi thực hiện hợp đồng thì Quyết định này bị thay đổi và các giấy tờ lúc đó lại không được các đơn vị xét duyệt chấp nhận. Như vậy rất lãng phí thời gian, công sức vì phải rất vất vả và khó khăn mới có thể ký được một hợp đồng thì phía ra lại tự gây khó khăn cho ta làm cho hợp đồng không thể thực hiện được. Ngoài ra về mặt hành chính hiện nay, để xuất nhập khẩu được một lô hàng thì phải qua rất nhiều cửa. Để lập được một bộ chứng từ đầy đủ cho việc xuất khẩu lô hàng đi thì phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Rõ ràng một bộ máy cồng kềnh như vậy đã gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung trong đó có TOCONTAP. d. Tư duy kinh doanh kiểu bao cấp còn nặng nề Ngoài nguyên nhân khách quan như đã nêu ở trên, không thể phủ nhận được những khó khăn xuất phát từ chính bản thân công ty, đó là tư duy kinh doanh còn mang nặng tính bao cấp của thời kì trước. Nếu như trước đây, cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã phát huy hiệu quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc thì đến nay, cơ chế này đã trở nên lỗi thời, bộc lộ hàng loạt các khuyết điểm và là trở ngại lớn đối với hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và TOCONTAP nói riêng. Nhìn lại cung cách làm ăn của thời bao cấp với việc thực hiện chế độ “thu bù chênh lệch ngoại thương”, các khoản được coi là lãi phải nộp vào ngân sách Nhà nước; các khoản lỗ thì lại được Nhà nước bù, hạch toán kinh tế chỉ mang tính chất hình thức. Kiểu làm ăn đó hoàn toàn không đem lại hiệu quả không thể phù hợp được với tình hình kinh doanh hiện nay, nhưng thật đáng tiếc do duy trì quá lâu nên cách làm ăn này đã ăn sâu vào tiềm thức của cả một thế hệ, để thay đổi được chúng quả là hết sức khó khăn. 1.1.2. Thuận lợi a. Xu hướng hội nhập của Việt nam vào cộng đồng quốc tế Ngày nay xu hướng quốc tế hoá đang diễn ra với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong mọi lĩnh vực đã làm cho nền kinh tế thế giới đang trở thành một chỉnh thể thống nhất. Lúc này mọi sự phát triển kinh tế của mỗi nước phụ thuộc vào quá trình liên kết kinh tế quốc tế. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu trong đó có TOCONTAP. Việc Việt Nam tham gia vào các khu vực kinh tế như ASEAN, APEC và ký Hiệp định thương mại với EU đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc thiết lập và giữ vững quan hệ với các nước trong khối. EU cũng đã có ưu đãi cho Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng may mặc cũng như hàng thủ công nghiệp. Hiệp định thương mại Việt-Mỹ vừa được ký kết là bước khởi đầu tốt đẹp để công ty củng cố quan hệ với bạn hàng lớn này. b. Những thuận lợi từ môi trường bên trong doanh nghiệp. Bản thân công ty xuất nhập khẩu TOCONTAP là một công ty có bề dày truyền thống, đã có rất nhiều đóng góp cho ngân sách nhà nước trong suốt mấy chục năm trưởng thành và phát triển. Công ty đã xây dựng được các quan hệ làm ăn lớn với rất nhiều nước trên thế giới cũng như mạng lưới rộng khắp trên thị trường nội địa. Đội ngũ công nhân viên với trình độ chuyên môn cao là điểm mạnh rất lớn của công ty, đã và đang đóng góp vào sự phát triển của công ty nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung. 1.2. Những sản phẩm cạnh tranh chủ yếu của công ty Do nhận thức được sản phẩm là một vũ khí cạnh tranh chủ yếu, nên công ty đã có kế hoạch, biện pháp thích hợp trong việc gắn sản xuất với xuất khẩu, gắn nhập khẩu với sản xuất nhằm đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho thị trường, góp phần lấp đầy khoảng trống của thị trường, cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho công ty. TOCONTAP là công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm hơn nữa lại là công ty có bề dày hoạt động trong ngành nên cơ cấu mặt hàng rất đa dạng: từ các loại thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất, các linh kiện điện tử đến các loại nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, các mặt hàng truyền thống như thủ công mỹ nghệ hay gốm sứ… 1.2.1. Những mặt hàng xuất khẩu Bảng 1: Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty Mặt hàng Thị trường Quần áo Canada, Pháp, Slôvakia, Đức, Đài Loan, Tiệp, Angôla Hàng thủ công mỹ nghệ - Gốm sứ Tây Ban Nha, úc, Chilê, Mỹ, Anh, Brazil - Thảm bẹ ngô Tiệp - Thảm cói Hungarie Mũ cát Pháp Cao su Đức, Achentina, Bungarie Thiết bị sản xuất đũa tre Lào Manơcanh úc Hàng nông sản thực phẩm Tây Ban Nha, Tiệp, Lào, Đài Loan, Singapo, Campuchia (Theo nguồn tài liệu của phòng tổng hợp) Như vậy cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty khá đa dạng, trong đó các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng nông sản thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn. Đây cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, là những mặt hàng mà nước ta có lợi thế so sánh và rất được nhà nước khuyến khích. Vì vậy tính cạnh tranh trong việc xuất khẩu các mặt hàng này rất cao, công ty phải cạnh tranh với những công ty chuyên môn hoá xuất khẩu các mặt hàng này. Đây là thách thức rất lớn nhưng công ty vẫn đứng vững và không ngừng nâng cao kim ngạch, mở rộng thị trường. 1.2.2. Những mặt hàng nhập khẩu Bảng 2: Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của công ty Mặt hàng Thị trường Hạt nhựa Đài Loan, ấn Độ, Malaisia, Hồng Kông, Singapo, Nhật, Hàn Quốc Thép Nhật, Thái, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Singapo Dây điện từ Singapo, Hàn Quốc, Thái Lan Tấm PVC Đài Loan, Trung Quốc Sợi Acnylic Trung Quốc, hàn Quốc Dụng cụ thể thao Tây Ban Nha, Hồng Kông, Trung Quốc, Phần Lan, Đài Loan Thiết bị y tế Pháp, Đức, Singapo Dụng cụ nhà bếp Hàn Quốc, Italia, Trung Quốc Vật tư ngành điện Đức, Pháp, Italia, Nhật, Hồng Kông, Panama, Trung Quốc Điều hoà nhiệt độ Singapo, Thái, Malaisia (Theo nguồn tài liệu của phòng tổng hợp) Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng mà trong nước không sản xuất được hoặc những mặt hàng phục vụ cho sản xuất trong nước từ nhiều nước khác nhau trên thế giới. Điều đó cho thấy những mặt hàng nhập khẩu của công ty gắn rất sát với nhu cầu thị trường. Vì thế mặc dù có rất nhiều công ty khác cũng đứng ra nhập khẩu nhưng công ty vẫn luôn bảo toàn và phát triển thị phần của mình. 1.3. Các đối thủ cạnh tranh Công ty phải thường xuyên đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt, không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Với thị trường trong nước: Công ty TOCONTAP là công ty chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm tức là xuất nhập khẩu tất cả các mặt hàng mà thị trường trong nước cũng như thị trường ngoài nước có nhu cầu. Trong khi đó ở mỗi ngành hàng lại có các công ty chuyên môn hoá xuất nhập khẩu các loại hàng hoá đó hoặc nếu không thì cũng có bộ phận chuyên phụ trách mảng này. Ví dụ trong lĩnh vực may mặc có Tổng công ty dệt may Việt Nam Vinatex gồm rất nhiều công ty con có kinh nghiệm và bề dày truyền thống. Các công ty này ngoài việc tìm kiếm các thị trường thì họ đã có sẵn những hợp đồng xuất khẩu theo các hiệp định đã ký kết với nước ngoài. Đó chỉ là một trong những ví dụ về các công ty chuyên môn hoá. Các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp như TOCONTAP rất nhiều. Có thể kể đến là Công ty xuất nhập khẩu hợp tác quốc tế, công ty xuất nhập khẩu Vạn Xuân... Đó đều là những công ty có kinh nghiệm và cũng khá nhanh nhạy. Ngoài ra còn các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, các công ty xuất nhập khẩu trực thuộc các sở thương mại… Sự cạnh tranh này đang ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trên thị trường quốc tế, công ty phải đối mặt với rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn. Một trong những đối thủ mạnh nhất trong lĩnh vực xuất khẩu hiện nay chính là Trung Quốc. Các sản phẩm của Trung Quốc có mẫu mã phong phú, giá rẻ và rất phù hợp với sở thích người tiêu dùng. Mặt khác tiềm lực sản xuất của Trung Quốc là rất lớn, nhà nước Trung Quốc có chính sách bảo hộ sản xuất, nguồn lao động và nguyên liệu dồi dào. Hiện nay các mặt hàng của họ đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thế giới, họ có những bạn hàng lâu năm và đáng tin cậy trên nhiều nước. Bên cạnh đó là các đối thủ lớn khác ngay trong khu vực Đông Nam á như Thái Lan, Hàn Quốc, Singapo, Malaisia … mà việc cạnh tranh đã rất khó khăn chưa nói gì đến các công ty thuộc các nước phát triển. Vấn đề đặt ra đối với công ty là nhận thức về cạnh tranh hay lo ngại về cạnh tranh bởi vì cạnh tranh là một tất yếu. Cạnh tranh gay gắt một mặt đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao cải tiến mặt khác tạo ra chỗ đứng vững chắc hơn trên thương trường, khẳng định được vị thế mà công ty đã gây dựng trong mấy chục năm qua. 2. Kết quả cạnh tranh của công ty Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, cơ chế kinh tế mới (tự hạch toán kinh doanh) đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng chính vì điều này đã khiến cho không ít các doanh nghiệp gặp khó khăn, lúng túng. Nhiều doanh nghiệp nhà nước, nhất là các doanh nghiệp có bề dày lịch sử đã quá quen cách làm ăn cũ trong cơ chế bao cấp thì khi tiếp nhận có chế mới đã không thích nghi được nên đã phá sản hoặc thua lỗ kéo dài, một số thì phát triển chậm chạp, cầm chừng, một số thì phải chấp nhận giải thể hoặc sát nhập vào công ty khác. Tuy nhiên công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP thì không như thế. Công ty đã chứng tỏ được sự cạnh tranh lớn mạnh của mình. Kết quả cạnh tranh của công ty được phản ánh thông qua tình hình hoạt động kinh doanh 2.1. Tình hình kết qủa kinh doanh của công ty 2.1.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm qua. Bảng 3: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu Chỉ tiêu 2.Tổng doanh thu Tr đồng 204.872 104.842 185.372 286.380 28768 3.Giá mua “ 197.336 101.016 171.925 261.203 25100 4.Chi phí kinh doanh “ 5.736,5 2.639,0 11.425 23.077 18058 6.Các khoản nộp NS “ 29.969 22.618 45.888 33.338 40000 7. Tổng vốn KD “ 45.648 45.792 44.992 44.845 44876 (Theo nguồn số liệu từ phòng tổng hợp) Là một công ty chuyên kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu, nên hoạt động của công ty phụ thuộc rất lớn vào thị trường nước ngoài, mối quan hệ của công ty với các nước trên thế giới càng sâu rộng thì khả năng nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu càng lớn. Trước đây, Liên Xô cũ và Đông Âu là những thị trường chủ yếu của công ty. Sau khi thị trường này sụp đổ, kim ngạch của Công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm giảm xuống nhanh chóng từ 36.319,8 nghìn USD năm 1991 xuống 8710 nghìn USD năm 1995 (bằng 54,4% kế hoạch đặt ra). Sang các năm sau được sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Thương Mại và những nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên tình hình kinh doanh của Công ty có nhiều tiến triển. Công ty không những hoàn thành được hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch do Bộ đặt ra mà còn đạt được mức tăng trưởng khá cao ở các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu: a. Kim ngạch xuất nhập khẩu Bảng 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty Đơn vị: Triệu USD Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 2002 Kim ngạch XNK 28.411 16.546 21.070 31.051 24882 Kim ngạch NK 24.835 12.003 15696 19.266 19.028 (Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp) Kim ngạch xuất nhập khẩu là một chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định, nó cho biết giá trị của hàng hoá đã xuất khẩu hay nhập khẩu được trong thời gian đó. Đây không phải là chỉ tiêu đánh giá hoàn toàn hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà chỉ là một chỉ tiêu đánh giá gián tiếp. Tuy nhiên nó cho ta biết cảm nhận ban đầu về doanh nghiệp và bước đầu cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả không, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ra sao. Trong vòng 5 năm gần đây thị trường có nhiều biến động, nhất là sự ra đời của thuế giá trị gia tăng và những quy định mới về chủ thế xuất khẩu đã làm cho không ít công ty lâm vào hoàn cảnh khó khăn do không đủ sức cạnh tranh và thích ứng chậm. TOCONTAP cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên công ty đã vượt qua giai đoạn khó khăn và đứng vững trên thị trường đầy cạnh tranh khốc liệt. Năm 2002 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đạt 24882 triệu USD mặc dù không bằng năm 2001 nhưng đây là mức khá cao so với các đối thủ khác cùng ngành. a. Chỉ tiêu doanh thu Bảng 5: Doanh thu của công ty Năm Doanh thu (1000$) Kế hoạch 1999 90.000 104.842 116,5 - 48,8 2000 150000 185.372 108 8 2001 170000 286.380 123 23 2. Nộp ngân sách 29969 22618 45888 33338 40000 - Thuế xuất nhập khẩu 26892 9865 15966 16500 15786 - Thuế doanh thu 1277 - 647 - - - Thuế tiêu thụ đặc biệt - 581 3829 3226 3842 (Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp) Năm 1998 lợi nhuận của công ty đạt 1799,5 triệu đồng và bằng 108,2% kế hoạch được giao. Năm 1999 do khối lượng hàng uỷ thác vốn chiếm tỷ trọng lớn trong các năm trước giảm làm lợi nhuận của công ty giảm sút. Năm 2000 tổng lợi nhuận tăng 936 triệu đồng so với năm 1999. Năm 2001 lợi nhuận đạt 2100 triệu VND bằng 100% kế hoạch. Năm 2002 là một năm thắng lợi của công ty. Tổng lợi nhuận là 2163 triệu VND, đạt 110% so với kế hoạch của Bộ giao cho (kế hoạch là 1965 triệu), tăng 63 triệu so với năm 2001. Mục tiêu cuối cùng của công ty trong hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận tăng lên chứng tỏ TOCONTAP làm ăn ngày càng có hiệu quả, hoạt động của công ty ngày càng mở rộng và phát triển. Trước tình hình biến động của thị trường như hiện nay chứng tỏ khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua là tốt. d. chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước Khoản nộp ngân sách cho nhà nước phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như kết quả cạnh tranh của công ty. Khoản nộp ngân sách cho Nhà nước tỷ lệ thuận với hiệu quả kinh doanh. ở đây tổng số tiền nộp cho ngân sách Nhà nước của TOCONTAP tăng lên qua các năm, vượt cả chỉ tiêu Bộ Thương Mại giao cho. Vậy có thể nói công ty làm ăn có hiệu quả, khẳng định được chỗ đứng của mình trước Nhà nước nói chung và trước các đối thủ cạnh tranh. e. Một số chỉ tiêu khác: Bảng 7: Một số chỉ tiêu khác Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 2002 1.Tổng vốn KD Tr đồng 45648 45792 44992 44546 45693 - Vốn cố định " 19022 19164 19165 19164 19202 - Vốn lưu động " 26627 26627 25827 25379 26732 2.TN bình quân đồng 1769583 1102700 1820602 1572427 1820200 - bộ phận KD " 2149840 1171000 1964981 1865000 1895000 - bộ phận QL " 1389036 1034500 1675623 1279854 1354000 (Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp) Một yếu tố quan trọng để đảm bảo khả năng cạnh tranh không chỉ của TOCONTAP mà của bất kỳ công ty nào đó là năng lực tài chính. Được nhà nước giao vốn để kinh doanh, công ty có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Cho đến nay số vốn của công ty là 45.729,3 triệu đồng và không chênh lệch nhiều so với các năm trước. Như vậy xét về khả năng tài chính, TOCONTAP là một trong những doanh nghiệp có tiềm lực tương đối lớn và ổn định. Nhờ đó công ty có thể thực hiện biện pháp trường vốn trong cạnh tranh khi cần hoặc công ty có thể chấp nhận bán hàng ở mức lợi nhuận thấp nhằm giữ chân khách hàng và duy trì thị phần để vượt lên các đối thủ khác trong cạnh tranh. Thu nhập bình quân của người lao động trong công ty TOCONTAP tăng lên cũng là một tiền đề cho công ty nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bởi vì suy cho cùng mọi hoạt động kinh doanh của công ty đều nhằm đem lại lợi ích công ty và cho người lao động. Nhân viên chỉ có thể hăng say làm việc, góp phần công sức của mình vào sự phát triển chung của doanh nghiệp khi lợi ích của họ được đảm bảo. 2.2. Tình hình thị trường của công ty Thực tế cho thấy: khả năng sinh lời của doanh nghiệp tăng dần với thị phần tương đối của nó trên thị trường mà nó phục vụ. Nhận thức được điều này, TOCONTAP đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, kết hợp giữa sản xuất và xuất khẩu, giữa thị trường trong nước và ngoài nước… Vận dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh: tư doanh, uỷ thác, tạm nhập, tái xuất… khai thác hợp đồng qua cơ quan ngoại giao thương vụ, đại diện ở nước ngoài, tìm mọi biện pháp để giữ và tìm khách hàng mới … Vì vậy công ty đã giữ vững được khách hàng, kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên, thị phần được giữ vững và mở rộng. Thực hiện được kết qủa như số liệu nêu trên là sự cố gắng không ngừng của công ty trong việc khẳng định sự tồn tại, hoạt động và phát triển của mình. 2.2.1. Về thị trường xuất khẩu Trước năm 1986 thị trường xuất khẩu chủ yếu của TOCONTAP là các nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa và tự do thương mại, thị trường xuất khẩu đã mở rộng rất nhiều, ngoài những thị trường truyền thống, những bạn hàng có quan hệ lâu dài với công ty còn có các đối tác mới và đã tạo được uy tín với họ, những khách hàng đã đến với công ty thì thường dần trở thành khách hàng thường xuyên. Đó là điều mà không phải công ty nào cũng làm được. Một trong những thị trường xuất khẩu mới mà công ty có quan hệ buôn bán là thị trường Mỹ. Kể từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam công ty đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với họ và bước đầu thâm nhập vào thị trường này. Đây chính là điểm nhạy bén của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Trong khi một số công ty còn lúng túng, dè dặt khi quan hệ buôn bán với Mỹ vì thật sự thị trường Mỹ là thị trường rất phức tạp, đòi hỏi cán bộ kinh doanh phải am hiểu và có trình độ nghiệp vụ cao thì công ty đã biết lựa chọn sản phẩm thích hợp để đưa vào thị trường này. Sản phẩm đó là hàng thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, gốm sứ… và đã bước đầu thu được thành công. Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính của công ty Thị trường Kim ngạch xuất khẩu (USD) Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Canada 2.468.377 2.171.295 2.399.272 Đài Loan 37.205 82.382 7.560 Pháp 1.200 4.427 17.337 úc 9.666 582.153 616.961 Đức 418.415 82.595 40.297 Chilê 22.123 22.512 24.638 Lào 134.940 253.744 177.493 Hungary 5.695 11.305 11.220 Mỹ 34.800 8.324 8.134 Anh - 95.029 149.022 (Theo nguồn số liệu của phòng tổng hợp) 2.2.2. Về thị trường nhập khẩu Công ty duy trì được khách hàng tiêu thụ trong nước là những doanh nghiệp nhà nước có cơ sở sản xuất, mạng lưới tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên do sự điều chỉnh trong chính sách nhập khẩu của nhà nước là hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng trong nước đã sản xuất được vì thế mà công ty đã hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng trong nước đã sản xuất nhằm bảo trợ và phát triển sản xuất trong nước. Do đó việc nhập khẩu một số mặt hàng trước đây có kim ngạch cao đã giảm sút như sắt thép, xe máy… Việc thực hiện đúng chính sách của nhà nước thực ra cũng là một bất lợi, đặt công ty đứng trước một thách thức về cạnh tranh. Làm thế nào để giữ vững và mở rộng thị phần? Và kết qủa của công ty đạt được là điều đáng khích lệ. 3. Đánh gIá khả năng cạnh tranh của công ty Qua phân tích và đánh giá tình hình cạnh tranh cũng như kết qủa cạnh tranh của công ty trong thời gian qua có thể kết luận rằng: khả năng cạnh tranh của công ty nhìn chung là tốt. Công ty đã khẳng định được sức mạnh của mình trước các đối thủ cạnh tranh, đã đứng vững và phát triển mặc dù môi trường kinh doanh ngày càng biến động không ngừng. Khả năng cạnh tranh được biểu hiện qua hiệu qủa kinh doanh, chữ tín của công ty cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường. Điều này TOCONTAP có những thành tựu đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó còn thể hiện những mặt hạn chế mà công ty cần quan tâm và có những giải pháp thích hợp. 3.1. Những thành tựu đã đạt được a. Về xuất nhập khẩu: Công ty đã thực hiện tốt các chủ trương của nhà nước là khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu nhưng vẫn đảm bảo được kim ngạch và doanh thu, mặt hàng ngày càng đa dạng, lấp đầy các khoảng trống của thị trường. Kim ngạch xuất nhập khẩu tuy không thể đạt mức cao như thời kỳ hoàng kim nhưng vẫn liên tục vượt chỉ tiêu của Bộ giao cho. Việc xuất khẩu của TOCONTAP hướng nhiều vào các mặt hàng được Nhà nước khuyến khích, nhất là các mặt hàng chủ lực mà nước ta có lợi thế cạnh tranh. Năm 2002 TOCONTAP đã được Bộ thương mại thưởng xuất khẩu 250 triệu đồng. Đây là một sự khích lệ, là đòn bẩy để thúc đẩy công tác xuất khẩu của công ty. Việc nhập khẩu của TOCONTAP cũng theo đúng chủ trương là những mặt hàng trong nước không sản xuất được và các loại máy móc phục vụ sản xuất trong nước. b. Về thị trường: Vượt lên nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP.doc
Tài liệu liên quan