MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT 3
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 3
MỞ ĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của luận văn. 4
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
4. Phương pháp nghiên cứu. 5
5. Những đóng góp của luận văn. 5
6. Kết cấu cấu của đề tài. 6
CHƯƠNG 1 7
TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG NGÂN HÀNG 7
THƯƠNG MẠI 7
1.1. Tổng quan về ngân hàng TM: 7
1.1.1 Sự ra đời của Ngân Hàng TM: 7
1.1.2. Hoạt động của Ngân Hàng Thương mại: 9
1.2. Các nguồn vốn của Ngân hàng thương mại: 13
1.2.1. Vốn chủ sở hữu: 13
1.2.2. Nguồn tiền gửi: 15
1.2.3. Nguồn vốn đi vay: 19
1.2.4. Các nguồn vốn khác: 22
1.3. Công tác huy động vốn tại các NHTM: 22
1.3.1. Các công cụ huy động vốn: 22
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM: 24
1.4. Phương pháp để tăng cường huy động vốn: 28
1.4.1. Thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ để gia tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng: 28
1.4.2. Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm kiếm vốn: 29
1.4.3. Đa dạng hoá các nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngân hàng: 29
1.5. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng: 29
1.5.1. Ngân hàng Citi Bank: 29
1.5.2. Ngân hàng Standard Chartered Bank: 31
1.5.3. Ngân hàng ANZ: 31
1.5.4. Một số bài học kinh nghiệm đối với NHTM Việt Nam: 33
CHƯƠNG 2 35
THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG 35
VIỆT NAM 35
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế Việt Nam: 35
2.2. Vài nét khái quát về NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam: 35
2.3. Thực trạng huy động vốn tại Techcombank: 41
2.2.1. Huy động qua tiền gửi thanh toán: 41
2.2.2. Huy động qua tiền gửi có kỳ hạn: 42
2.2.3. Huy động qua tiền gửi tiết kiệm: 42
2.4. Đánh giá tình hình huy động vốn tại Techcombank: 44
2.4.1. Phân tích cơ cấu huy động vốn của Techcombank: 44
2.4.2. Phân tích nguồn vốn huy động: 51
2.5. Đánh giá khái quát hoạt động huy động vốn tại Techcombank: 55
2.5.1. Những kết quả đạt được: 55
2.5.2. Những hạn chế: 59
2.5.3. Một số nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế: 62
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan: 62
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan: 65
CHƯƠNG 3 67
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 67
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Techcombank: 67
3.1.1. Chính sách của nhà nước và diễn biến của thị trường thế giới: 67
3.1.2. Định hướng của NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam: 70
3.2. Giải pháp tăng cường huy động vốn của NH TM CP Kỹ Thương Việt Nam: 72
3.2.1. Hoàn thiện và mở rộng các hình thức huy động vốn: 72
3.2.2. Phát triển các sản phẩm mới: 73
3.2.3. Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng: 75
3.2.4. Chú trọng đến chính sách nhân sự: 77
3.2.5. Đẩy mạnh chính sách Marketing: 78
3.2.6. Tăng cường công nghệ và trang bị thiết bị quản lý hiện đại: 81
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trọng. Các nước trên thế giới đã phải liên kết với nhau đưa ra các gói cứu trợ để ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế. Hàng loạt nhân công bị mất việc, bức tranh kinh tế ngày càng trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ sự suy thoái này. Trước hết là hoạt động xuất nhập khẩu bị giảm sút nghiêm trọng do không xuất được hàng đi, hàng loạt hợp đồng bị phá bỏ, hàng loạt thị trường không thâm nhập được. Những nguyên nhân này đã tác động không nhỏ đến chính sách tiền tệ của Việt Nam. Chính phủ đã phải thực hiện một số biện pháp để hỗ trợ cho NHTM đó là chính sách vay hỗ trợ lãi suất đối với một số ngành nghề cụ thể. Với động thái này nền kinh tế đã có những biến chuyển cụ thể và đã phục hồi đáng kể cho đến giữa năm 2010.
2.2. Vài nét khái quát về NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam:
Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Các cột mốc lịch sử: Từ năm 1994-1995: - Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng.- Thành lập Chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.
Năm 1996:- Thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội.- Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank Hồ Chí Minh.- Tăng vốn điều lệ tiếp tục lên 70 tỷ đồng.
Năm 1999:- Tăng Techcombank tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng.- Khai trương Phòng giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.
Năm 2001:- Tăng vốn điều lệ lên: 102,345 tỷ đồng.- Ký kết hợp đồng với nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới Temenos Holding NV, về việc triển khai hệ thống phần mềm Ngân hàng GLOBUS cho toàn hệ thống Techcombank nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2002:- Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.- Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng.
Năm 2003:- Chính thức phát hành thẻ thanh toán F@stAccess-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.- Triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.- Vốn điều lệ tăng lên 180 tỉ tại 31/12/2004.
Năm 2004:- Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của Ngân hàng.- Ngày 30/6/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng.- Ngày 02/8/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. - Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.- Ngày 13/12/2004 Ký hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.
Năm 2005:- - 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng.- 29/09/2005: Khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus.- 03/12/2005: Nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
Năm 2006:- Nhận giải thưởng về thanh toán quốc tế từ the Bank of NewYorks, Citibank, Wachovia.- Tháng 5/2006: Nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” do Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trao.- Tháng 6/2006: Call Center và đường dây nóng 04.9427444 chính thức đi vào hoạt động 24/7.- Tháng 8/2006: Moody’s, hãng xếp hạng tín nhiệm hàng đầu thế giới đã công bố xếp hạng tín nhiệm của Techcombank, ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam được xếp hạng bởi Moody’s.- Tháng 8/2006: Đại hội cổ đông thường niên thông qua kế hoạch 2006 – 2010; Liên kết cung cấp các sản phẩm Bancassurance với Bảo Việt Nhân Thọ.- Ngày 24/11/2006: Tăng vốn điều lệ lên 1.500 tỉ đồng.- Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.
Năm 2007:- Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD- Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.- HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank. - Nâng cấp hệ thống corebanking T24R06.- Là năm phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên 200.000 thẻ các loại.- Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường - Ra mắt các sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử F@stVietPay.- Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” - giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thương mại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO do Bộ Công thương trao tặng.
Năm 2008:- 02/2008: Nhận danh hiệu “Dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008” do độc giả của báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn - 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit- 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM- Triển khai hàng loạt dự án hiện đại hóa công nghệ như: nâng cấp hệ thống phần mềm ngân hàng lõi lên phiên bản T24.R7, là thành viên của cả hai liên minh thẻ lớn nhất Smartlink và BankNet, kết nối hệ thống ATM với đối tác chiến lược HSBC, triển khai số Dịch vụ khách hàng miễn phí (hỗ trợ 24/7) 1800 588 822, …- 09/2008: Nhận giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2008 do Hội Doanh nghiệp trẻ trao tặng - 09/2008: Tăng tỷ lệ sở hữu của đối tác chiến lược HSBC từ 15% lên 20% và tăng vốn điều lệ lên 3.165 tỷ đồng- 19/10/2008: Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do UBCK trao tặng.
Năm 2010:
- Tháng 06/2010: Nhận giải thưởng Ngân Hàng tốt nhất Việt Nam do Euromoney trao tặng.
Trong suốt giai đoạn 16 năm từ lúc khởi đầu, Techcombank đã và đang là ngân hàng hết mình vì khách hàng và nâng cao hơn nữa dịch vụ để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp:
- Dịch vụ tài khoản.
- Tín dụng doanh nghiệp.
- Sản phẩm ngoại hối và quản trị rủi ro.
- Dịch vụ thanh toán trong nước.
- Dịch vụ thanh toán quốc tế.
- Dịch vụ bao thanh toán.
- Dịch vụ bảo lãnh.
- Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng cá nhân:
- Tài khoản cá nhân.
- Tiết kiệm.
- Tín dụng bán lẻ.
- Thẻ ATM, thẻ tín dụng.
- Dịch vụ khác.
Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng điện tử:
- F@st – I bank: Là dịch vụ quản lý tài khoản cá nhân qua mang internet. Mỗi cá nhân khi đăng ký dịch vụ F@st – I bank có thể truy vấn thông tin sổ phụ, số dư tài khoản và chuyển tiền sang tài khoản trong cùng hệ thống Techcombank hoặc ngoài hệ thống Techcombank mà không cần phải ra ngân hàng.
- F@st – E Bank: Tương tự với F@st – I bank nhưng được áp dụng cho doanh nghiệp.
- F@stmobiPay- Thanh toán qua SMS: là dịch vụ nhắn tin qua điện thoại để thanh toán hoá đơn tiền điện thoại cho các thuê bao trả sau cho tất cả các mạng di dộng tại Việt Nam. Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian không phải ra tận quầy thanh toán hay phải thanh toán bằng tiền mặt tại nhà.
- HomeBanking: là dịch vụ gửi tin nhắn về các giao dịch gửi tiền, rút tiền vào tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng mỗi khi có phát sinh đồng thời thông báo luôn số dư của khách hàng tại thời điểm gửi tin nhắn. Giúp khách hàng quản lý được tài khoản mà không phải ra quầy truy vấn thông tin.
2.3. Thực trạng huy động vốn tại Techcombank:
Để tạo lập nguồn vốn, Techcombank cũng như các NHTM khác sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau như nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn uỷ thác đầu tư... Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của Techcombank và các NHTM là huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng Techcombank đang cung cấp cho khách hàng như sau:
2.2.1. Huy động qua tiền gửi thanh toán:
Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn được thiết kế dành cho đối tượng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại Techcombank để thực hiện nhu cầu thanh toán, chi tiêu.
Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VND, USD, EUR...
Khách hàng được hưởng lãi suất không kỳ hạn và không có thời hạn cho tiền gửi thanh toán.
Khách hàng có thể mở tài khoản chuyên dùng cho mục đích riêng.
Lợi ích:
An toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữ bằng tiền mặt.
Thuận lợi trong việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua dịch vụ Homebanking. Thông qua phần mền hạch toán hiện đại khách hàng có thể gửi, rút tiền nhiều nơi trên toàn hệ thống Techcombank.
Thuận tiện khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác: ATM, tín dụng, thấu chi, kiều hối...
2.2.2. Huy động qua tiền gửi có kỳ hạn:
Là một hợp đồng tiền gửi được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó qui định rõ về điều khoản lãi suất, phương thức thanh toán, phương thức trả lãi.
Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán (lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng).
2.2.3. Huy động qua tiền gửi tiết kiệm:
Đây là hình thức huy động chủ yếu của Techcombank với nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng được nhu cầu khác nhau của khách hàng.
- Tiết kiệm F@stsaving:
Là loại tài khoản tiết kiệm được hưởng lãi suất bậc thang theo số dư và có thể gửi ra, rút vào từng phần, lãi được tính trả hàng tháng cộng vào gốc.
Khách hàng không giữ sổ tiết kiệm, Techcombank sẽ cung cấp cho khách hàng 1 số tài khoản. Khách hàng có thể lựa chọn số tiền tối đa, số tiền tối thiểu của tài khoản thanh toán và chọn lịch để hệ thống tự động chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm F@stsaving.
- Tiết kiệm đa năng:
Tài khoản tiết kiệm đa năng là hình thức tài khoản tiết kiệm thanh toán có kỳ hạn, theo đó khách hàng được hưởng lãi suất tương đương với sản phẩm tiết kiệm thường và ngoài ra còn có tính năng ưu việt nổi bật cho phép khách hàng có thể rút từng phần gốc một cách linh hoạt tại bất kỳ điểm giao dịch nào của Techcombank hoặc tại máy ATM tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của mình.
- Tiết kiệm định kỳ:
Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ là hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng nhận lãi định kỳ hàng tháng/ quý, tất toán tại bất kỳ điểm giao dịch của Techcombank. Khi đến hạn mà khách hàng không tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển gốc sang một kỳ hạn tiết kiệm mới bằng kỳ hạn ban đầu.
- Tài khoản tích luỹ bảo gia:
Là tài khoản tiền gửi việt nam đồng có kỳ hạn. Hàng tháng, khách hàng nộp một số tiền nhất định để hưởng lãi và hướng tới mục tiêu tích luỹ dài hạn cho cuộc sống. Được Techcombank mua tặng một hợp đồng bảo hiểm tại Bảo Việt nhân thọ. Không phải đến ngân hang gửi tiền do được cung cấp miễn phí dịch vụ chuyển tiền tự động. Gửi tiền một nơi, rút tiền tại tất cả các điểm giao dịch của Techcombank.
- Tiết kiệm thực gửi:
Tài khoản tiết kiệm thực gửi là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, cho phép khách hàng có thể rút tiền gốc và lãi bất cứ lúc nào tại bất kỳ điểm giao dịch và được hưởng lãi suất tương ứng với thời gian thực gửi tại Techcombank. Sản phẩm được phát hành dưới hình thức thẻ tiết kiệm.
- Tiết kiệm thường:
Đáp ứng nhu cầu tiền gửi tiết kiệm bằng sổ của khách hàng với kỳ hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất tiết kiệm thường là lãi suất cố định, có thể lĩnh lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ. Kết thúc kỳ hạn gửi, nếu khách hàng không rút tiền thì sẽ được ngân hàng tự động nhập lãi và vốn chuyển sang một kỳ hạn khác với mức lãi suất niêm yết tại thời điểm đáo hạn.
- Tiết kiệm phát lộc:
Là hình thức tiết kiệm đặc biệt với lãi suất cao. Sản phẩm có lãi suất cao hơn so với tất cả loại tiết kiệm khác. Lãi suất được cố định trong toàn bộ thời gian gửi tiền của khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng không được rút trước hạn. Khách hàng có thể rút gốc và lãi tiền gửi tại bất kỳ điểm giao dịch của Techcombank.
- Tiết kiệm online:
Để đáp ứng nhu cầu cho những khách hàng không có nhiều thời gian cũng như giúp khách hàng không phải đi đến các điểm giao dịch mà vẫn gửi được tiết kiệm. Techcombank đã phát triển hình thức tiết kiệm online hiện đại, chỉ cần có Token key và đăng ký sử dụng dịch vụ F@st- I bank – khách hàng có thể ngồi nhà và thực hiện gửi tiết kiệm theo yêu cầu với lãi suất tiết kiệm cao và cố định trong suốt kỳ hạn gửi, lãi tự động trả vào tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc nhập vào gốc và tự động chuyển sang kỳ hạn khác tương đương.
Ngoài ra, tuỳ vào từng thời kỳ của thị trường hoặc nhân dịp lễ, Tết nguyên đán Techcombank đã khởi động những chương trình tiết kiệm khác nhau như: Gửi tiết kiệm trúng Mercedec, Tiết kiệm siêu may mắn... với những loại lãi suất khác nhau.
2.4. Đánh giá tình hình huy động vốn tại Techcombank:
2.4.1. Phân tích cơ cấu huy động vốn của Techcombank:
Trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn từ đầu năm 2009 đến nay tuy nhiên kết quả huy động của Techcombank qua những năm qua đã khẳng định được chiến lược huy động hiệu quả. Kết quả cụ thể qua các năm 2007, 2008, 2009 và 06 tháng năm 2010 như sau:
Biểu 2.1: Quy mô huy động vốn so với các NH khác
Đơn vị: Tỷ VND
Năm/ Ngân hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
6T đầu năm 2010
Quy mô
Quy mô
Tốc độ tăng
Quy mô
Tốc độ tăng
Quy mô
Tốc độ tăng
Techcombank
34,686
39,616
114%
62,348
157%
82,754
133%
Sacombank
44,027
60,219
137%
82,975
138%
93,596
113%
ACB
55,283
87,900
159%
112,374
128%
128,357
114%
VIB
14,373
15,897
111%
26,498
167%
31,657
119%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính hội sở
Qua các chỉ số huy động như trên có thể thấy tốc độ huy động vốn của Techcombank tăng dần đều qua các năm và có xu hướng tăng cao nhất so với các ngân hàng TMCP khác. Điều này một phần khẳng định khả năng huy động vốn của Techcombank thông qua chính sách đúng đắn của ngân hàng trong những năm vừa qua. Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua cơ cấu huy động vốn qua các năm như sau:
Biểu 2.2: Cơ cấu huy động theo loại hình của Techcombank
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
6T đầu năm 2010
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
TGTT của TC, cá nhân
11,274
33%
5,261
13%
9,335
15%
8,945
11%
Tiền gửi tiết kiệm
13,203
38%
32,346
78%
39,457
62%
56,480
68%
Phát hành GTCG
1,751
5%
2,778
7%
6,229
10%
4,340
5%
Tiền gửi khác của TCTD
8,459
24%
1,292
3%
8,654
14%
12,769
15%
Tổng
34,686
100%
41,677
100%
63,675
100%
82,534
100%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính hội sở
Với mục tiêu đa dạng hoá các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức, dân cư tăng cường nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua Techcombank đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động.
Tiền gửi thanh toán có sự gia tăng không đều về quy mô và tỷ trọng qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng tiền gửi thanh toán chiếm tỷ lệ đáng kể là 33% đạt 11.274 tỷ VND trong tổng nguồn huy động nhưng trong các năm sau này tỷ trọng này dần dần giảm năm 2008 là 5.261 tỷ VND, 2009 là 9.335 tỷ VND và 6 tháng đầu năm 2010 là 9.845 tỷ VND. Mặc dù, Techcombank đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu tới khách hàng những dịch vụ mới. Thêm vào đó là gia tăng mạng lưới giao dịch trên khắp đất nước, mạng lưới dịch vụ thẻ không ngừng được mở rộng liên kết, tăng cường tiếp thị dịch vụ trả lương qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong 06 tháng đầu năm 2010 vẫn chưa đạt theo yêu cầu và chiếm tỷ trọng ít ỏi là 11%. Tiền gửi thanh toán là nguồn vốn huy động giá rẻ mà Techcombank hoàn toàn có thể thu hút được nhiều hơn nữa với những dịch vụ gia tăng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Tuy nhiên, Tiền gửi tiết kiệm tăng về quy mô so với các năm và có tốc độ tăng đột biến từ năm 2008, thời điểm lãi suất huy động của các NHTMCP lên cao nhất là 21%/năm. Techcombank đã đưa ra các chương trình khuyến mại đi kèm với các loại hình tiết kiệm như: Tiết kiệm siêu may mắn với giải nhất lên đến 1 tỷ đồng và được thực hiện kéo dài suốt năm 2008; chương trình tiết kiệm trúng Mercedes với giải thưởng là chiếc xe Mercedes cũng đã thu hút được rất lớn nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Với các loại hình tiết kiệm đa dạng và phong phú như tiết kiệm giáo dục - tích luỹ bảo gia, tiết kiệm an tâm công tác, tiết kiệm F@stsaving, tiết kiệm đa năng thủ tục đơn giản, nhanh gọn phù hợp với nhu cầu tích luỹ dần dần đối với đại bộ phận cán bộ nhân viên, thanh niên và các tầng lớp cao tuổi cũng đã thu hút được lượng khách hàng rất lớn. Nguồn vốn huy động qua kênh này phát huy rất hiệu quả và kết quả là tỷ trọng của nguồn vốn này luôn duy trì ở mức cao nhất so với các nguồn khác. Năm 2008 tăng đột biến lên 32.346 tỷ VND do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhưng các năm sau này quy mô huy động vẫn tăng đều đều từ 39.457 tỷ VND năm 2009 và 56.480 tỷ VND cho 06 tháng đầu năm 2010.
Tuy nhiên tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của tiền gửi thanh toán của tổ chức, cá nhân. Điều này đòi hỏi Techcombank cần nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với nguồn vốn huy động từ gửi tiết kiệm. So với năm 2007, năm 2008 tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân giảm 20% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 40%. Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vượt quá độ mức hợp lý, hiện tượng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiết kiệm ồ ạt. Nguyên nhân này đã làm mất cân bằng trong cơ cấu huy động vốn của các NHTMCP không chỉ riêng Techcombank.
Trong đó tiền gửi khác của các TCTD đã có sự gia tăng đáng kể, năm 2009 tăng 11% so với năm 2008 và trong 06 tháng đầu năm tỷ trọng huy động từ các TCTD đã đạt được 15% như bảng sau:
Biểu 2.3: Cơ cấu huy động theo thị trường của Techcombank
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
6T đầu năm 2010
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Thị trường 1
26,227
76%
40,385
97%
55,021
86%
69,765
85%
Thị trường 2
8,459
24%
1,292
3%
8,654
14%
12,769
15%
Tổng
34,686
100%
41,677
100%
63,675
100%
82,534
100%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính hội sở
Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 bao gồm tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM trên hai khía cạnh ổn định và chi phí. Qua số liệu từ bảng ta thấy nguồn vốn huy động trên thị trường 1 của Techcombank tương đối ổn định và tăng đều qua các năm. Năm 2007 là 26.227 tỷ VND, năm 2008 là 40.385 tỷ VND, năm 2009 là 55.021 tỷ và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2010 đã huy động được 69.765 tỷ VND. Tỷ trọng của nguồn vốn này chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn của Techcombank: năm 2008 là 97%, năm 2009 là 86% và 6 tháng đầu năm 2010 đã đạt 85%. Qua đây đã thấy chính sách huy động vốn của Techcombank đã và đang đi đúng hướng và đạt hiệu quả đáng kể. Với rất nhiều chương trình Marketing hiệu quả cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt đã giữ chân và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với Techcombank.
Trong khi đó vốn của Techcombank trên thị trường 2 có xu hướng không tăng nhiều về tỷ trọng thể hiện sự ổn định trong nguồn vốn huy động. Năm 2008 do lãi suất huy động dân cư tăng cao đột ngột nên nguồn vốn huy động liên ngân hàng chỉ chiếm một phần ít trong tổng huy động của ngân hàng là 3%. Sang đến năm 2009 thị trường phục hồi và lãi suất huy động ngân hàng đã cân bằng trở lại nguồn vốn này lại tiếp tục chảy vào ngân hàng và gia tăng tỷ trọng lên 14%. Trong 06 tháng đầu năm 2010 tỷ trọng của nguồn vồn liên ngân hàng đã vượt tỷ trọng của năm 2009 và đạt 15% tăng nguồn vốn huy động từ thị trường 2 lên 12.769 tỷ VND. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số vốn của Techcombank. Điều này chứng tỏ vốn huy động của Techcombank không phụ thuộc vào vốn huy động từ thị trường 2 để cấp vốn cho việc phát triển danh mục đầu tư và cho vay.
Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động của Techcombank theo kỳ hạn của khoản tiền cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn tuy tăng về số lượng nhưng tỷ trọng có chiều hướng giảm qua các năm cụ thể: năm 2007 đạt tỷ trọng 43% tức là 11.274 tỷ VND, năm 2008 giảm còn 13%, năm 2009 là 17% và 6 tháng đầu năm 2010 đạt 13%. Đối với một ngân hàng với mục tiêu bán lẻ là chủ yếu thì cơ cấu huy động như vậy là chưa hợp lý. Nguồn vốn không kỳ hạn là nguồn vốn mất chi phí nhỏ nhất nên là nguồn vốn có khả năng sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, với những dịch vụ gia tăng đối với tài khoản tiền gửi không kỳ hạn không nhiều và không đa dạng nên Techcombank vẫn chưa thu hút được khách hàng mở nhiều tài khoản hơn nữa.
Trong khi đó nguồn vốn có kỳ hạn ngày càng gia tăng và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu huy động. Tăng từ 57% - năm 2007 và tăng đột ngột lên 87% - năm 2008, đến 6 tháng đầu năm 2010 chiếm 87% cho thấy một cơ cấu huy động không hợp lý và gia tăng sức ép chi phí vốn lên hệ thống. Mặt khác, việc hạn chế cho vay đã gây không ít khó khăn cho ngân hàng trong việc quay vòng vốn để kiếm lợi nhuận bù vào phần chi phí phải trả.
Biểu 2.4: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn
Đơn vị:TỷVND
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
6T đầu năm 2010
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tiền gửi không kỳ hạn
11,274
43%
5,261
13%
9,335
17%
8,945
13%
Tiền gửi có kỳ hạn
14,954
57%
35,124
87%
45,686
83%
60,820
87%
Tổng
26,227
100%
40,385
100%
55,021
100%
69,765
100%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Hội sở
2.4.2. Phân tích nguồn vốn huy động:
Qua phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn, chúng ta có cái nhìn tổng quát về tình hình huy động vốn của Techcombank. Tuy nhiên, mỗi nguồn vốn có một đặc điểm riêng và chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, sự biến động của chúng cũng tác động khác nhau đến tổng nguồn vốn cũng như chi phí của nó, do vậy cần phải đi sâu phân tích từng nguồn vốn huy động. Để phân tích nguồn vốn huy động, ta sử dụng công thức CT2 trong chương 1.
Biểu 2.5: Phân tích nguồn huy động qua tài khoản thanh toán:
Đơn vị: Tỷ VND
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
6 tháng 2010
1
Không kỳ hạn
10,568
3,541
5,260
5,377
Tỷ trọng
94%
67%
56%
60%
Tốc độ tăng trưởng
34%
149%
102%
2
Có kỳ hạn
706
1,720
4,075
3,568
Tỷ trọng
6%
33%
44%
40%
Tốc độ tăng trưởng
244%
237%
88%
3
Tổng tiền gửi TT
11,274
5,261
9,335
8,945
Tổng vốn HĐ
34,686
41,677
63,675
82,534
Tỷ trọng
33%
13%
15%
11%
Tốc độ tăng trưởng
47%
177%
96%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính Hội sở
Qua bảng 5 có thể thấy tỷ trọng tiền gửi thanh toán trong tổng vốn huy động không tăng nhiều nhưng về số lượng và giá trị so sánh hàng năm thì có sự tăng trưởng đáng kể. Đặc biệt năm 2009 đã tăng đến 177% so với năm 2008, đến 6 tháng đầu năm 2010 đã tăng 96% so với năm 2009 cho thấy Techcombank đã xác định đúng hướng huy động nguồn vốn rẻ cho ngân hàng. Techcombank đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng như giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Chùm sản phẩm ngân hàng điện tử đi kèm với tài khoản thanh toán như F@st- I bank, F@st- E bank, F@st mobipay đã thoả mãn nhu cầu tại gia cho khách hàng. Thêm vào đó, Techcombank đã không ngừng đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, đa dạng hoá các sản phẩm thẻ theo tính năng phục vụ khách hàng như F@st Access, F@st Access – i, Visa debit, Visa Credit.
Với chính sách thu hút các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, Techcombank đã và đang thực hiện trả lương qua tài khoản cho rất nhiều đơn vị của quốc doanh và ngoài quốc doanh. Đây chính là cơ sở để Techcombank gia tăng thị phần của mình trong thị trường bán lẻ và duy trì được dòng tiền nhàn rỗi trong nhân dân.
Ngoài ra, Techcombank đã không ngừng mở rộng và nâng cấp mạng lưới hoạt động lên 225 chi nhánh và điểm giao dịch nên đã thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn huy động qua tiền gửi thanh toán.
Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi thanh toán của Techcombank trong các năm qua không thay đổi nhiều vẫn duy trì ở mức thấp. Điều này cho thấy mặc dù đã có nhiều cải tiến trong công nghệ và nhiều chính sách thu hút dòng tiền này nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả rõ rệt. Nguyên nhân có thể do các dịch vụ đi kèm đã không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Sự bất tiện trong giao dịch rút tiền, thanh toán và dịch vụ chăm sóc khách hàng chưa nhanh chóng đã gây mất thiện cảm với khách hàng. Đây là những điểm yếu mà Techcombank đang dần dần khắc phục nhằm phát huy hơn nữa những ưu điểm của các sản phẩm về tài khoản thanh toán - phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Biểu 2.6: Phân tích nguồn huy động qua tiền gửi tiết kiệm:
Đơn vị: Tỷ VND
STT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng NHTMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank.DOC