Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ

Có thểnêu đây mục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động

mạnh tại Việt Nam, là đảm bảo rằng tất cảcác sản phẩm gỗtại IKEA đều có

nguồn gốc từcác khu rừng đã được xác định là quản lý tốt. Bước đầu tiên trong

việc đạt được mục tiêu này là yêu cầu tất cảnhững nhà cung cấp lâm sản thực

hiện các yêu cầu tối thiểu sau: Gỗsửdụng phải được sản xuất tuân thủtheo luật

pháp và các quy định vềhoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗsửdụng không

được khai thác từcác khu rừng cổxưa hoặc có giá trịbảo tồn cao, trừphi khu

vực rừng đó đã được chứng chỉtheo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc

một hệthống tương tự. Bước thứ2 để đạt được mục tiêu này là nới rộng các yêu

cầu trên đối với các nhà cung cấp các lâm sản khác. Đểkiểm tra các thành tựu

đạt được sau khi thực hiện các bước trên, IKEA sẽthiết lập một hệthống cho

phép theo dõi hành trình gỗtrong sản phẩm nó tạo thành đến các đơn vịquản lý

rừng cụthể.

pdf71 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1712 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vững. Giấy chứng chỉ này là thông điệp bảo đảm với người tiêu dùng và tất cả những ai quan tâm đến bảo vệ rừng và môi trường rằng sản phẩm rừng của đơn vị được cấp chứng chỉ đã được sản xuất trên cơ sở rừng được tái tạo lâu dài, không ảnh hưởng đến các chức năng sinh thái của rừng và môi trường xung quanh và không làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của các mặt hàng đồ gỗ được cấp chứng chỉ rừng, thậm chí hội người tiêu dùng tại Anh, Hà Lan còn có xu hướng tẩy chay sử dụng các loại hàng không có nguồn gốc xuất xứ. Nhu cầu đối với gỗ nhiệt đới đã được chứng chỉ ở thị trường châu Âu và Mỹ đã vượt quá cung. Hiện có hơn 8.000 sản phẩm trên khắp thế giới có mang biểu trưng của chứng chỉ rừng (FSC) từ cửa gỗ đến lược chải đầu, từ văn phòng phẩm đến giấy toilet. Ngày nay, mạng lưới lâm sản toàn cầu, một nhóm các tổ chức và công ty cam kết sản xuất và buôn bán gỗ và lâm sản đã được chứng chỉ, đã có mạng lưới ở 18 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới với hơn 600 thành viên. Theo kết quả thống kê nhu cầu sử dụng hàng có chứng chỉ rừng đã gia tăng với tỷ lệ 2-3% mỗi năm ở Anh. Ở Hà Lan có 500 công ty cùng với nhà nhập khẩu gỗ nhiệt đới lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ 2 trên toàn thế giới, hiện đã cam kết chỉ mua sản phẩm đã có FSC. Các mạng lưới bán lẻ rất lớn từ Anh và Mỹ cũng hoạt động với vai trò xúc tác cho những thay đổi bởi họ đang gia tăng yêu cầu các nhà cung cấp của họ cung cấp cho họ gỗ đã được chứng chỉ. - 31 - Có thể nêu đây mục tiêu dài hạn của IKEA, một tập đoàn đang hoạt động mạnh tại Việt Nam, là đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm gỗ tại IKEA đều có nguồn gốc từ các khu rừng đã được xác định là quản lý tốt. Bước đầu tiên trong việc đạt được mục tiêu này là yêu cầu tất cả những nhà cung cấp lâm sản thực hiện các yêu cầu tối thiểu sau: Gỗ sử dụng phải được sản xuất tuân thủ theo luật pháp và các quy định về hoạt động lâm nghiệp hiện hành; Gỗ sử dụng không được khai thác từ các khu rừng cổ xưa hoặc có giá trị bảo tồn cao, trừ phi khu vực rừng đó đã được chứng chỉ theo các nguyên tắc và tiêu chí của FSC hoặc một hệ thống tương tự. Bước thứ 2 để đạt được mục tiêu này là nới rộng các yêu cầu trên đối với các nhà cung cấp các lâm sản khác. Để kiểm tra các thành tựu đạt được sau khi thực hiện các bước trên, IKEA sẽ thiết lập một hệ thống cho phép theo dõi hành trình gỗ trong sản phẩm nó tạo thành đến các đơn vị quản lý rừng cụ thể. 2.3.1.3. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Có thể nói rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu gỗ. Chất lượng nguồn nguyên liệu tốt thì sẽ dẫn đến chất lượng của sản phẩm tốt. Theo đánh giá của các đối tác nước ngoài thì sản phẩm gỗ của Việt Nam so về chất lượng và kiểu dáng thì không thua kém gì so với các sản phẩm của các nước trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Indonesia v.v… Tuy nhiên vấn đề quản lý chất lượng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được thực hiện một cách chặt chẽ. Chất lượng sản phẩm được hình thành từ các khâu riêng biệt của quá trình sản xuất, các khâu của quá trình sản xuất thường bao gồm: - Khâu kiểm tra nguồn nguyên liệu gỗ, kiểm tra chất lượng sản phẩm gỗ, các số liệu kỹ thuật của sản phẩm gỗ từ khâu sấy gỗ, ra phôi v.v…. Các vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp không đạt được về mặt chất lượng như độ ẩm của sản phẩm, độ đồng màu của sản phẩm, các số liệu kỹ thuật của sản phẩm - 32 - v.v… Hiện nay theo quy định chung của các khách hàng Mỹ, độ ẩm của sản phẩm gỗ thành phẩm an toàn là nhỏ hơn 12% cho sản phẩm trong nhà và nhỏ hơn 16-17% cho sản phẩm ngoài trời (độ ẩm này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên mua và bán). Do đó việc kiểm tra độ ẩm gỗ ngay từ khâu ra phôi là rất quan trọng, vì giải pháp để khắc phục giảm độ ẩm của sản phẩm khi là thành phẩm là rất khó khăn. Vấn đề này được giải quyết từ khâu sấy gỗ. - Khâu kiểm tra từng khâu trong quá trình sản xuất, từng công đoạn một. - Khâu kiểm tra thành phẩm, đóng gói v.v… Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chú trọng nhiều đến khâu kiểm tra chất lượng cho từng công đoạn và các sai sót trong quá trình sản xuất trong từng khâu là khó phát hiện được. Ngoài ra chất lượng của các thành phần phụ (accessories) cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm mà vấn đề này chưa được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Với nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ FSC ngày một lớn không chỉ ở các nước Châu Âu mà là ở Mỹ là một nhu cầu và đòi hỏi ngày càng cao, trong khi số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có được chứng chỉ này không nhiều, đây là lý do khiến cho việc thâm nhập vào thị trường Mỹ khó khăn so với các doanh nghiệp lớn khác như Scancom, Ikea v.v… và các nước trong khu vực. Với cùng một loại gỗ như gỗ dầu (Keruing), nhưng loại gỗ có nguồn gốc FSC luôn luôn mắc hơn gỗ không có nguồn gốc FSC (đôi khi mắc hơn đến 1.5 lần) nhưng các công ty nước ngoài sẵn sàng mua với loại gỗ FSC. Điều kiện để doanh nghiệp có thể sản xuất và cung cấp sản phẩm với loại gỗ FSC (thông thường sản phẩm được đóng biểu tượng FSC lên) thì bắt buộc doanh nghiệp phải có chứng chỉ công nhận của quốc tế - chứng chỉ COC (Chuỗi hành trình của sản phẩm) và phải có số COC. Ngoài cạnh được công nhận - 33 - chứng chỉ COC, doanh nghiệp phải kiểm soát chuỗi hành trình sản phẩm qua các khâu sau: - Thu mua nguyên liệu gỗ - Đầu vào tốt - Kiểm tra trong sản xuất - Hàng hóa thành phẩm và lưu kho. - Việc bán hàng Ngoài ra doanh nghiệp phải có chứng từ phù hợp chứng minh thành phẩm có nguồn gốc từ rừng trồng và được xuất trình cho cơ quan thẩm tra khi có yêu cầu. Theo kết quả thống kê của tôi và sinh viên Trường Đại Học Ngoại Thương thực hiện trên các doanh nghiệp phía Nam, chỉ có khoảng 40% số doanh nghiệp cho rằng chất lượng sản phẩm gỗ là một trong những lợi thế cạnh tranh của họ. 2.3.1.4. Khả năng cạnh tranh về mặt giá cả của doanh nghiệp Có thể nói giá cả là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Giá cả của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào giá thành để sản xuất ra sản phẩm. Đối với những mặt hàng gỗ tiêu dùng thông dụng, những mặt hàng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể làm được thì giá cả là công cụ cạnh tranh chủ yếu giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài. Các yếu tố đầu vào quyết định đến tính cạnh tranh của giá cả bao gồm: - Nguồn nhân công của doanh nghiệp: Có thể nói nguồn lực lượng lao động của cả nước nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng tương đối rẻ, đây là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Malaysia, - 34 - Đài Loan, Hồng Kông, Singapore v.v… Một số lượng rất lớn các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang thị Trường Mỹ là doanh nghiệp nước ngoài như Đài Loan, Singapore v.v… họ qua Việt Nam để tận dụng lợi thế cạnh tranh giá lao động rẻ. Tuy nhiên với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay chỉ ở mức khoảng trên 500 USD/năm, thì điều này cũng chứng tỏ được rằng giá lao động của Việt Nam tương đối rẻ. Ở thành phố Hồ Chí Minh, giá thuê công nhân chỉ khoảng 1.5USD- 2 USD một ngày trong khi đó giá thuê nhân công ở các tỉnh miền Trung lại càng thấp hơn chỉ khoảng 1USD/ngày. Thu nhập đầu người của Việt Nam thua xa các nước Việt Nam đang đối đầu trong cạnh tranh quốc tế trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan, v.v… Chỉ số GNI cũng một phần nào phản ánh được giá cả lao động của các nước trong khu vực, mức độ phát triển của một quốc gia và thu nhập của mỗi người dân và tất nhiên là chi phí lao động luôn luôn gắn liền với thu nhập bình quân trên đầu người. Qua bảng thống kê trong phụ lục 5 có thể dễ dàng nhận thấy GNI/người của Việt Nam (năm 2003) chỉ có 480 USD/năm, trong khi Trung Quốc là 1,094 USD, Malaysia là 4,164 USD và cũng dễ dàng nhận thấy rằng so với các nước trong khu vực (trừ Campuchia, Lào và Myanma), GNI/người của Việt Nam thấp hơn nhiều các nước này, điều này cũng phản ánh chi phí lao động của Việt Nam so với các nước này rất cạnh tranh, đặc biệt là nguồn lao động thủ công. Ở đây cũng xin nói rõ rằng chi phí lao động thủ công chính là yếu tố chính cấu thành nên chi phí của sản phẩm đối với mặt hàng gỗ, đều này cũng là một yếu tố chính quyết định khả năng cạnh tranh của ngành hàng chế biến và xuất khẩu gỗ của Việt Nam nói chung và của Hồ Chí Minh nói riêng. - Giá cả nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp: Theo như phân tích ở trên, nguồn nguyên liệu gỗ của Việt Nam phụ thuộc nhiều vào gỗ nhập khẩu. Có đến 80% nhu cầu về gỗ phải nhập khẩu từ các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia, Lào, Cam pu chia v.v… và hầu như - 35 - tất cả gỗ mang nguồn gốc rừng trồng (FSC) phải được nhập từ Bắc Mỹ, Ba Lan, Phần Lan, Châu Phi, v.v… Do đó có thể khẳng định rằng giá cả nguyên liệu của Việt Nam cao hơn hẳn so với các nước trong khu vực và điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến giá cả sản phẩm và giảm tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Trong những năm gần đây theo đánh giá của các doanh nghiệp ở phía Nam, giá nhập khẩu gỗ tăng từ 10-30%, điều này sẽ tăng thêm giá thành sản xuất sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm gỗ. Theo thời báo kinh tế ngày nay (ngày 19/05/2005), giá các loại gỗ MDF tăng từ 210 USD lên 250 USD/m3. Các loại gỗ thông mua từ Bắc Âu tăng từ 180 USD lên 205 USD/m3. Các loại ván, gỗ nguyên liệu khác như Falcat tăng từ 265 USD lên 330 USD/m3, PB tăng từ 130 USD lên 160 USD/m3… Mặt khác với nhu cầu sử dụng gỗ FSC ngày càng cao trong khi đó ở Việt Nam chưa có khu rừng nào đạt được chứng chỉ FSC, cho nên tất cả nguyên liệu gỗ FSC phải được nhập từ nước ngoài, do đó giá cả nguyên liệu rất cao do phải tốn tiền vận chuyển, chi phí nhập khẩu v.v… Cũng theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, có đến 64% doanh nghiệp cho rằng giá cả nguyên liệu gỗ nhập khẩu cao hơn so với trong nước. Có thể quy cho việc tăng giá gỗ gồm một số nguyên nhân sau: - Đa số khách hàng nước ngoài chỉ ưa chuộng các sản phẩm có nguồn gỗ đặc chuẩn nên các loại gỗ trong nước không đáp ứng được yêu cầu. - Cầu đang vượt cung về nguyên liệu gỗ xuất khẩu, do các nguyên nhân sau: + Trên khắp thế giới người ta ngày càng quan tâm đến việc khai thác bất hợp lý rừng, đặc biệt là việc phá huỷ rừng nhanh chóng từ các rừng nhiệt đới. Điều này có nghĩa là việc cung cấp gỗ cứng từ những rừng này giảm dần trong - 36 - khi nhu cầu về gỗ trên thị trường thế giới ngày một tăng nhanh, đẩy giá nhập khẩu gỗ tăng cao. + Tốc độ trồng rừng chậm hơn nhiều so với tốc độ gia tăng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thế giới, do đó nhu cầu gỗ vượt xa khả năng cung cấp. + Hai nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc gia tăng số lượng nhập khẩu nguyên liệu, sự tăng trưởng nhanh kinh tế ở Trung Quốc và Hàn Quốc khiến cho nhu cầu sản phẩm tăng nhanh, do đó làm tăng nhanh lượng cầu trong khi cung không đổi. - Giá cả nhiên liệu ngày một leo thang dẫn đến chi phí vận chuyển tăng lên, chi phí vận chuyển tăng lên từ 10-20 USD/m3. - Giá cả các yếu tố liên quan đến giá thành/giá cả sản phẩm: Giá các sản phẩm hỗ trợ cho các sản phẩm gỗ cũng tăng lên trong thời gian qua. Không chỉ giá các loại nguyên liệu gỗ tăng cao, giá các phụ liệu kèm theo như sắt, thép sử dụng trong chế biến đồ gỗ nội thất cũng tăng chóng mặt, giá inox tăng hơn 40% so cùng kỳ. Với mức tăng này giá thành sản phẩm gỗ xuất khẩu tại các công ty tăng thêm 15% - 20%. Nơi nào chế biến mặt hàng sử dụng nhiều phụ liệu, mức tăng có thể lên đến 30%. Ngoài ra các chi phí khác như chi phí điện nước, chi phí điện thoại, chi phí thuê văn phòng v.v…. cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá cả sản phẩm và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện tại chi phí điện thoại đường dài và quốc tế của Việt Nam thuộc loại cao so với các nước trong khu vực, trong khi đó điện thoại nội hạt theo thống kê của ngân hàng Thế Giới thì Việt Nam thuộc loại thấp, thấp hơn so với mức trung bình của Châu Á Thái Bình Dương và thế giới. Tuy nhiên Philippines vẫn là nước ưu đãi về chi phí điện thoại nội hạt, theo số liệu thống kê của ngân hàng Thế Giới, năm 2003 chi phí điện thoại nội hạt của Việt Nam tương đương với Malaysia và Singapore (0.02 USD/3’), trong khi đó Thái Lan là nước có chi phí điện thoại mắc nhất trong khu vực (0.07USD/3’) - 37 - Còn về chi phí điện, giá điện kinh doanh ở Việt Nam tuy không cao nhưng chất lượng của dịch vụ cung cấp còn bị hạn chế, trung bình gây thêm tổn thất về chi phí điện của doanh nghiệp từ 10-15% Chi phí cho thuê mặt bằng của Việt Nam cũng thuộc loại không cao lắm so với các nước khác trong khu vực, ví dụ, mức giá thuê ở khu vực thành thị có 5 hạng từ khoảng mức trần sàn 0,18-2,16 USD/m2/năm lên tới 1-12 USD/m2/năm, đây là mức giá tuy không cao lắm nhưng có sự khác biệt rất nhiều về khả năng tiếp cận giữa các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp Nhà nước. Ngược lại, chi phí văn phòng vào loại cao so với các thành phố lớn ở các nước khu vực. Tại thành phố Hồ Chí Minh giá thuê văn phòng loại tốt lên tới 15- 20 USD/m2/tháng. Nhìn chung xét yếu tố cạnh tranh về mặt giá cả, với ưu thế về mặt chi phí nhân công (một yếu tố chính quyết định giá cả), mặt hàng gỗ của Hồ Chí Minh hoàn toàn có khả năng cạnh tranh so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan v.v… 2.3.1.5. Thương hiệu của doanh nghiệp Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đều không chú trọng nhiều đến thương hiệu. Hiện tại có hơn đến 90% đồ gỗ xuất khẩu của Hồ Chí Minh mang thuơng hiệu nước ngoài. Nguyên nhân chủ yếu là phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu qua trung gian và mang nhãn hiệu của công ty trung gian hay nhãn hiệu nước ngoài. Do đó về vấn đề thương hiệu, Việt Nam thua xa Đài Loan nơi mà họ có thế mạnh rất lớn về xuất khẩu gỗ trong khi đó nguồn nguyên liệu trong nước của họ không phải là thế mạnh, tuy nhiên họ biết liên kết lại với nhau để bảo vệ thương hiệu của mình. Do đó một phần lớn lượng xuất khẩu của chúng ta sang Mỹ đều bán qua nước trung gian là Đài Loan. - 38 - Nguyên nhân các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam chưa chú trọng nhiều đến thương hiệu là do các doanh nghiệp Việt Nam chưa nhận thức đúng mức về thương hiệu, do đó họ còn gặp khó khăn về việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Mặt khác nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp này chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng thương hiệu, kinh phí để đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu còn ít. Người tiêu dùng (hay người nhập khẩu Mỹ) họ thích mua những mặt hàng có thương hiệu là vì họ cảm thấy an tâm về xuất xứ hàng hóa, uy tín của thương hiệu đó, sự an tâm về chất lượng hàng hóa, giảm rủi ro v.v… Trong khi đó ở Việt Nam, trên 90% các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và không có một thương hiệu rõ ràng, người Mỹ rất e ngại khi làm việc với doanh nghiệp không danh tiếng hay không thương hiệu, họ không bao giờ làm việc với ai khi không hiểu rõ về đối tác của mình. Do đó, xét về mặt thương hiệu, mặt hàng gỗ của Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là kém cạnh tranh hơn hẵn so với các nước trong khu vực như Đài Loan, Malaysia, Trung Quốc v.v… và một số doanh nghiệp ở nước ngoài tận dụng cạnh tranh về mặt giá cả của Việt Nam với thương hiệu của mình đã thiết lập nhà máy sản xuất tại Việt Nam hoặc mua các sản phẩm gỗ của Việt Nam để xuất sang thị trường Mỹ. 2.3.1.6. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp Nguồn nhân lực của doanh nghiệp phản ánh trình độ, mức độ chuyên môn của doanh nghiệp và nó cũng là yếu tố tác động lên chuỗi giá trị của doanh nghiệp theo mô hình của Porter và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hầu hết khả năng chuyên môn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thấp, có nhiều doanh nghiệp cán bộ quản lý thiếu kỹ năng về ngoại ngữ. - 39 - Tuy nhiên trong những năm gần đây, chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày một cải tiến. Theo kết quả khảo sát qua một số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận thì có đến 73% các cán bộ quản lý, kinh doanh đã qua khóa đào tạo nghiệp vụ ngoại thương, trình độ học vấncủa đội ngũ quản lý là 11% trên đại học, 69% ở bậc Đại học và cao đẳng, còn lại là bậc phổ thông. Còn về trình độ ngoại ngữ thì theo khảo sát tỷ lệ người biết ngoại ngữ khá cao, chiếm đến 96%, trong đó có 56.2% cán bộ có trình độ C và trên C, 27.3% cán bộ có trình độ B, 4.1% cán bộ có trình độ A và có 12.4% cán bộ biết 2 ngoại ngữ. Còn về trình độ vi tính thì theo kết quả điều tra thì có đến 94% cán bộ biết sử dụng vi tính, trong đó có 51% cán bộ có trình độ C. Tuy nhiên khi so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì trình độ tiếng Anh của Việt Nam chỉ đứng hạng thứ 6 (đứng đầu là Singapore) Đối với các doanh nghiệp, tỷ lệ người biết chữ là một yếu tố khách quan đối với họ, tuy nhiên đối với phạm vi vĩ mô của một quốc gia, nó cũng phản ánh trình độ nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của quốc gia đó. Theo số liệu thống kê trên thì tỷ lệ biết chữ của Việt Nam tương đương đối với các nước trong khu vực, năm 2002 là 93.9% (xem phụ lục số 6) Tuy nhiên có thể khẳng định rằng nguồn lao động của Việt Nam rất khéo léo và chịu khó học hỏi, nhiều sản phẩm cần đến sự khéo léo của tay nghề mà máy móc khó có thể thực hiện được đều được sản xuất tốt dựa vào bàn tay khéo léo của nhiều thợ Việt Nam. Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của ngành của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Xét về lực lượng lao động, theo cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, lao động của thành phố Hồ Chí Minh khá dồi dào. Năm 2003 ở thành phố Hồ - 40 - Chí Minh có 2.503.213 người đang làm việc, năm 2004 là 2.561.104 người, trong đó có trên 1 triệu người làm việc trong các ngành sản xuất. Nhìn chung nguồn nhân lực, lao động của doanh nghiệp có các đặc điểm sau: - Trình độ chuyên môn kỹ thuật chưa đồng đều, nhiều công ty chế biến hàng xuất khẩu vẫn chưa áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng toàn diện như tiêu chuẩn ISO, sản xuất theo các tiêu chuẩn Quốc tế phù hợp với chất lượng hàng xuất khẩu vì vậy mà chuyên môn của các chuyên viên kỹ thuật ở các công ty cũng đòi hỏi khác nhau. - Các kỹ sư được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật ở nước ta chưa phổ biến - Chất lượng tay nghề của thợ ở các doanh nghiệp không ổn định, đều này chủ yếu do nguyên nhân mức độ ổn định của nguồn nhân lực của công nhân không được đảm bảo. - Các công ty chủ yếu sản xuất dựa trên kinh nghiệm là chính mà không theo một quy trình kỹ thuật nào, đều này hạn chế việc nâng cao trình độ của các cán bộ kỹ thuật 2.3.1.7. Chất lượng dịch vụ, khả năng đáp ứng yêu cầu khách hàng của các doanh nghiệp. Trong chuỗi giá trị của Porter, vai trò của dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, dịch vụ mà các doanh nghiệp cần quan tâm trong việc xuất khẩu gỗ sang thị trường Mỹ là dịch vụ tiếp thị và bán hàng, dịch vụ hậu mãi v.v… Hiện tại có thể nói rằng chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa cao, họ hoạt động còn thiếu hệ thống, thiếu tính khoa học, thiếu tính chuyên nghiệp, đây cũng là lý do khiến do giảm năng lực cạnh tranh khi tham gia vào thị trường Mỹ. - 41 - Chất lượng dịch vụ ở đây còn bao hàm chất lượng đảm bảo đúng lúc, kịp thời. Khách hàng luôn luôn thích được đáp ứng những việc đáp ứng nhu cầu kịp lúc. Đa số nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu, do đó doanh nghiệp không chủ động được nguồn nguyên liệu của mình và khó có khả năng kiểm soát chặt chẽ thời gian sản xuất để đáp ứng cho khách hàng. Uy tín là một yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc giao hàng đúng lúc là một yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, sản xuất của công ty mình. Tuy nhiên, theo như hàng năm, đối với mặt hàng xuất khẩu gỗ, mùa cao điểm (mùa khách hàng đặt hàng nhiều) bao gồm từ tháng 11 năm này đến tháng 5 năm sau, do đó trong mùa cao điểm các doanh nghiệp thường luôn luôn giao hàng không đúng trong hợp đồng (trung bình trễ từ 1-2 tuần/đơn hàng). Đã có không ít doanh nghiệp giao hàng trễ và bị phạt hợp đồng hoặc là bị hủy hợp đồng. Một nghịch lý là ngày nay vấn đề giao dịch hoàn toàn được thực hiện qua email là chủ yếu, nhưng một số doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rất xa lạ với việc sử dụng email trong giao dịch hằng ngày. Các công cụ bán hàng và tiếp thị cho thị trường Mỹ của các doanh nghiệp đa số là chưa hoàn chỉnh, đa số các doanh nghiệp bán hàng qua trung gian, sản xuất theo đơn hàng và mẫu mã của khách hàng. 2.3.2 Các yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Tp. Hồ Chí Minh. 2.3.2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô: a. Yếu tố của môi trường kinh tế. Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của một ngành. Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế phát triển năng động nhất của cả nước và là một đầu tàu, mũi nhọn trong việc đưa nền kinh tế của đất nước đi - 42 - lên. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam hàng năm rất cao so với các nước trong khu vực, năm 2004 đạt 7.7% đứng thứ nhì trong các nước Đông Nam Á, đứng thứ 2 sau Singapore và ước tính là tốc độ phát triển GDP trong năm 2005 là 7.5% (so với dự báo năm 2005 là 8.5%). Tốc độ phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu gỗ tăng trưởng rất cao trong những năm gần đây và là một trong bảy ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và ngành chế biến và xuất khẩu gỗ đã lọt vào câu lạc bộ “1 tỷ USD” về doanh số xuất khẩu trong năm 2004. Sự tăng trưởng của ngành của đạt được mức cao, tính đến tháng 10 năm 2005, doanh số xuất khẩu ngành chế biến gỗ đạt được 1,211 tỷ USD (tăng 43.1% so với cùng kỳ năm ngoái) và ước tính trong năm 2005 đạt được doanh số 1,37 tỷ USD và là ngành có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao thứ ba so với than đá (80.3%) và gạo 49%) (Theo DB Research Report, World Bank, IMF & ADB Reports, Publications by Ministry of Planning and Investment) Nằm trong ngành có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ ở Hồ Chí Minh có cơ hội thuận lợi để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu của mình sang Mỹ. Với giá dầu thế giới ngày một leo thang dẫn đến chi phí vận chuyển ngày càng cao làm cho giá cả tăng lên khi nhập vào Mỹ, làm giảm tính cạnh tranh về mặt giá cho cho các doanh nghiệp. Hơn nữa giá cả nguyên liệu gỗ trên quốc tế ngày càng gia tăng chủ yếu do giá vận chuyển trên thế giới đang tăng do sự gia tăng của giá dầu, nạn cháy rừng, và các nước xuất khẩu nguyên liệu gỗ hạn chế xuất khẩu gỗ thô làm cho nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khan hiếm. b. Yếu tố của môi trường văn hóa, xã hội. Những mặt hàng gỗ xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ là mặt hàng trang trí nội thất, trong nhà bếp như bàn ghế, giường, tủ, kệ bếp, cửa v.v… và bàn ghế ngoài trời, đòi hỏi bởi sự khéo léo và đôi tay tài hoa của người thợ. Việt Nam vốn được biết đến như là một quốc gia giàu truyền thống văn hóa và những - 43 - sản phẩm họ tạo ra cũng rất khéo léo và thu hút được sự chú ý của thị trường Mỹ. Hơn nữa người Việt Nam được xem là người cần cù, chịu khó học hỏi, đặc biệt là Hồ Chí Minh là nơi tập trung nhiều người tài giỏi, sẽ là một yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp trong vùng thu hút được nhân tài. c. Yếu tố của môi trường luật pháp, chính trị Việt Nam đang chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và xuất khẩu gỗ tập trung vào thị trường Mỹ nói riêng, do đó các thủ tục pháp luật ngày càng được cải tiến và tinh giản gọn nhẹ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho việc xuất khẩu gỗ ngày một dễ dàng. Hơn nữa, Hồ Chí Minh được xem là một nơi có điều kiện thuận lợi và chế độ chính trị tương đối ổn định, do đó các đối tác Mỹ cũng cảm thấy an tâm khi làm ăn với chúng ta. Ở Hồ Chí Minh cũng đang đưa đặt cao vấn đề thương hiệu hàng hóa xuất khẩu, do đó về vấn đề thương hiệu, các doanh nghiệp có cơ hội nhận được sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền để phát triển thương hiệu của mình trên thị trường Mỹ. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã tạo cơ hội tiếp cận thị trường rất lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm chế tạo sử dụng nhiều lao động, trước đây chịu mức thuế quan cao tới 40%, nay Việt Nam được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN), Quy chế thương mại bình thường (NTR) nên mức thuế suất nhập khẩu chỉ còn 3 - 4%. Điều này đã mở đường cho sự tăng trưởng của ngoại thương giữa hai nước trong năm 2002 và tiếp tục từ đó tới nay. Việt Nam đang trên đường gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đây là cơ hội rất lớn khi trở thành thành viên chính thức của WTO, đây là cơ hội cho các doanh nghiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ.pdf
Tài liệu liên quan