MỤC LỤC
CHƯƠNG I LÝ LUẬN VỀHOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .4
1.1 LÝ LUẬN VỀSÁP NHẬP, MUA LẠI (M&A).4
1.1.1 Khái niệm sáp nhập và mua lại.4
1.1.2 Các hình thức sáp nhập, mua lại .6
1.1.2.1 Dựa trên mức độliên hệgiữa hai tổchức .6
1.1.2.2 Dựa trên phạm vi lãnh thổ .8
1.1.2.3 Dựa trên chiến lược mua lại công ty .8
1.1.2.4 Dựa trên phương pháp tiến hành tài trợ(bằng nợhoặc vốn tựcó).9
1.1.2.5 Các cách phân loại khác .9
1.1.3 Động cơthực hiện sáp nhập và thâu tóm .10
1.1.3.1 Hợp lực thay cạnh tranh.10
1.1.3.2 Nâng cao hiệu quả .11
1.1.3.3 Tham vọng bành trướng tổchức và tập trung quyền lực thịtrường.11
1.1.3.4 Giảm chi phí gia nhập thịtrường .12
1.1.3.5 Chiến lược đa dạng hóa và dịch chuyển trong chuỗi giá trị .12
1.1.4 Các phương thức thực hiện sáp nhập và mua lại .12
1.1.4.1 Chào thầu (tender offer).13
1.1.4.2 Lôi kéo các cổ đông bất mãn (Proxy fights).13
1.1.4.3 Thương lượng tựnguyện (friendly mergers) .13
1.1.4.4 Thu gom cổphiếu trên thịtrường chứng khoán .14
1.1.4.5 Mua lại tài sản công ty gần giống phương thức chào thầu.14
1.1.5 Những bài học kinh nghiệm rút ra từnhững thành công và thất bại trong
hoạt động sáp nhập, mua lại .14
1.2 LÝ LUẬN VỀNĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI.18
1.2.1 Năng lực cạnh tranh và các nhân tốtác động đến năng lực cạnh tranh
của các ngân hàng thương mại .18
1.2.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay .20
1.2.3 Sựcần thiết của hoạt động M&A đểnâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngân hàng thương mại Việt Nam.25
KẾT LUẬN CHƯƠNG I.27
CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
NGÂN HÀNG TRÊN THẾGIỚI VÀ VIỆT NAM.28
2.1 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG TRÊN THẾGIỚI .28
2.1.1 Làn sóng sáp nhập và mua lại ởMỹ.28
2.1.2 Tại Châu Âu .31
2.1.3 Tại Châu Á .33
2.2 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ỞVIỆT NAM .38
2.2.1 Quan điểm của Nhà nước vềhoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng .38
2.2.2 Hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng tiến hành sáp nhập,
hợp nhất, mua lại.39
2.2.2.1 Các Luật điều chỉnh chung cho hoạt động M&A .39
2.2.2.2 Các văn bản quy định hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng.40
2.2.3 Thực tiễn diễn ra hoạt động M&A ngân hàng thương mại ởViệt Nam.41
2.2.3.1 Những giao dịch sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực ngân hàng .42
2.2.3.2 Các giao dịch là tiền đềcho hoạt động M&A ngân hàng .45
2.2.4 Đánh giá tình hình hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam .51
2.2.5 Những thành tựu đạt được từhoạt động M&A ngân hàng Việt Nam .52
2.2.6 Những mặt hạn chế.53
KẾT LUẬN CHƯƠNG II .54
CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG M&A .55
3.1 DỰ ĐOÁN XU HƯỚNG CỦA HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH
VỰC NGÂN HÀNG TRONG THỜI GIAN TỚI .55
3.1.1 Những nhân tốgóp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân
hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới. .55
3.1.2 Các hình thức sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại Việt Nam
trong thời gian tới.57
3.1.2.1 Các ngân hàng nhỏsẽ“bắt tay” với các ngân hàng nhỏ .57
3.1.2.2 Ngân hàng lớn sáp nhập và mua lại ngân hàng nhỏ.59
3.1.2.3 Các ngân hàng cùng quy mô (lớn, trung bình) và cùng chiến lược phát
triển sáp nhập với nhau.60
3.1.2.4 Sáp nhập xuyên biên giữa các tổchức tài chính nước ngoài với các
ngân hàng trong nước .62
3.1.2.5 Sáp nhập ngân hàng đểthành lập tập đoàn tài chính ngân hàng .65
3.2 GIẢI PHÁP HỖTRỢ.67
3.2.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại. .67
3.2.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng .68
3.2.2.1 Cơchếchính sách quản lý chung.68
3.2.2.2 Cơchếchính sách dùng riêng cho hoạt động M&A ngân hàng.70
3.2.3 Một số đềxuất cho Ngân hàng thương mại khi tiến hành hoạt động M&A.71
3.2.3.1 Vấn đềlựa chọn đối tác .71
3.2.3.2 Vấn đề định giá và lựa chọn phương pháp định giá .73
3.2.3.3. Vấn đềthương hiệu .76
3.2.3.4. Vấn đềvăn hóa và con người trong hoạt động M&A.78
3.2.3.5 Vấn đềvềsựhiểu biết và tâm lý của Nhà quản trịngân hàng .79
KẾT LUẬN CHƯƠNG III .80
KẾT LUẬN.81
108 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3322 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua hoạt động sáp nhập và mua lại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cản.
Như vậy, dù xuất phát từ các nguyên nhân và mục đích khác nhau, nhưng
chính thành quả đáng chú ý của hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng tại các
-38-
quốc gia này là những bài học kinh nghiệm và mô hình cho các quốc gia khác thực
hiện đối với hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng ở quốc gia mình.
2.2 SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM
2.2.1 Quan điểm của Nhà nước về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Theo Quyết định số 112/QĐ-TTg của Chính Phủ ngày 24/05/2006 về việc
phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng tới năm 2010, Ngân hàng Nhà nước sẽ
hoạt động với vị thế độc lập hơn chuẩn bị tiền đề sau năm 2010 chuyển sang điều
hành chính sách tiền tệ theo cơ chế “lạm phát mục tiêu”. Các ngân hàng thương mại
cổ phần và các ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò nòng cốt của hệ thống
ngân hàng Việt Nam, nhưng bên cạnh đó vẫn khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua
lại để tăng quy mô các ngân hàng thương mại ngang tầm khu vực .
Một trong những mục tiêu đối với các ngân hàng thương mại trong giai đoạn
này là nâng cao năng lực tài chính như tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với
nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có. Riêng đối với việc nâng
cao vốn điều lệ, Đề án này đề cập tới hàng loạt giải pháp như phát hành trái phiếu,
cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ dừng lại ở việc
khuyến khích chứ không dùng mệnh lệnh buộc các ngân hàng sáp nhập hay hợp
nhất, mà phải dựa trên điều kiện kinh tế và trên cơ sở tự nguyện giữa các ngân hàng.
Kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho
hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTMCP theo
quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội.
Tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh
tranh và quy mô hoạt động. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp
với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung
hạn và 10% trong dài hạn.
Đưa ra những quan điểm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam
chứng tỏ Ngân hàng Nhà nước đã nhìn thấy những bất cập của việc phát triển tràn
lan và nguy cơ của các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ hoạt động không hiệu quả có
thể làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống ngân hàng. Đánh giá chủ trương tái cơ cấu,
-39-
lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại
giữa các ngân hàng thương mại cổ phần, có thể thấy đây là một cách đi đúng hướng,
phù hợp với xu thế của ngành ngân hàng ở các nước đang phát triển. Đây cũng là
hướng giải quyết phổ biến của nhiều nước Châu Á cũng đang đối mặt với tình trạng
thừa thãi về số lượng ngân hàng trong nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc,
Malaysia....
2.2.2 Hành lang pháp lý tạo điều kiện cho các ngân hàng tiến hành sáp nhập,
hợp nhất, mua lại:
2.2.2.1 Các Luật điều chỉnh chung cho hoạt động M&A
Hoạt động M&A được chế tài bởi Luật cạnh tranh năm 2004 với đối tượng
áp dụng là tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi là chung là doanh nghiệp) bao
gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ, công ích, doanh nghiệp
hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp
nước ngoài hoạt động ở Việt Nam
Vấn đề độc quyền được đề cập đến ở Chương 2, Mục III, điều 16, điều 17,
điều 18 – trường hợp tập trung kinh tế bị cấm- quy định như sau: Cấm tập trung
kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm
trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật
này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc
loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật. Điều 19 – Trường hợp
miễn trừ đối với tập trung kinh tế bị cấm:1/ Một hoặc nhiều bên tham gia tập trung
kinh tế đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; 2/ Việc tập
trung kinh tế có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế-xã
hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
Như vậy, tinh thần của Luật cạnh tranh là nhằm khống chế các tác động xấu
của hoạt động M&A bởi hoạt động M&A thường dẫn tới “sự tập trung kinh tế” hay
sẽ dẫn đến tình trạng sẽ xuất hiện các doanh nghiệp có khả năng thao túng thị
trường. Ở các nước phát triển đặc biệt là Mỹ và Châu Âu, trào lưu hoạt động sáp
nhập được diễn ra mạnh mẽ từ đầu thế kỷ 19 và các nước này cũng liên tục đưa ra
-40-
các đạo luật nhằm điều chỉnh họat động M&A để chống lại tình trạng độc quyền và
phải thay đổi quy định liên tục cho phù hợp với thực tiễn của hoạt động M&A. Hiện
tại, ở hai khu vực này đều chịu sự chi phối bởi Luật cạnh tranh hoặc Luật chống độc
quyền nhằm ngăn chặn các tập đoàn tài chính lớn có ý định thao tóm thị trường và
tiêu diệt sự cạnh tranh trong ngành.
2.2.2.2 Các văn bản quy định hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
Đối với riêng hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng, Quy chế sáp nhập,
hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam đi kèm với Quyết định số 241/
1998/QĐ-NHNN ngày 15/07/1998 của Ngân hàng Nhà nước ban hành nhằm tạo cơ
sở pháp lý để các ngân hàng TMCP, các công ty tài chính cổ phần trong nước thực
hiện trong quá trình củng cố, sắp xếp lại. Trong đó, đối tượng và phạm vi điều chỉnh
như sau:
Các tổ chức tín dụng cổ phần đang hoạt động bình thường, nhưng tự nguyện
xin sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại tổ chức tín dụng cổ phần khác để thành một tổ
chức tín dụng cổ phần có quy mô lớn hơn, hoạt động an toàn hơn và có mức vốn
điều lệ lớn hơn.
Các tổ chức tín dụng cổ phần được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt
hoặc không đủ mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của Nhà nước hoặc hoạt
động yếu kém có thể tự nguyện xin sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại theo các quy
định của Quy chế này.
Các tổ chức tín dụng cổ phần bị xử lý trong trường hợp đặc biệt theo quy chế
này.
Quy chế cũng quy định cụ thể các điều kiện cho M&A đối với các tổ chức
tín dụng là:
Có phương án sáp nhập/ hợp nhất/ mua lại khả thi.
Được đại hội cổ đông của các tổ chức tín dụng cổ phần nhất trí chấp thuận và
cam kết cùng chịu trách nhiệm giải quyết các tồn tại cũ.
Được Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố chấp thuận.
Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố có liên quan đề nghị.
-41-
Quy chế này còn quy định cụ thể quy trình, thủ tục, hồ sơ và tổ chức thực hiện hoạt
động M&A.
Ngoài ra, Nghị định 69/ 2007/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ
phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam quy định như sau:
Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ
đông nước ngoài hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó
không vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài không phải là tổ chức
tín dụng nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không
vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên
quan của tổ chức tín dụng nước ngoài đó không vượt quá 10% vốn điều lệ của một
ngân hàng Việt Nam.
Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên
quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của
một ngân hàng Việt Nam.
Trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam, quyết định mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đó vượt quá
15%, nhưng không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.
Ngoài ra, khi tiến hành hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng còn phải
tuân thủ theo các quy định trong Luật các tổ chức tín dụng, Luật đầu tư, Luật doanh
nghiệp, Luật chứng khoán và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2.2.3 Thực tiễn diễn ra hoạt động M&A ngân hàng thương mại ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hoà nhập với
nền kinh tế toàn cầu thì cũng là lúc nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng bởi trào lưu
hoạt động M&A trên các lĩnh vực. Hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ
năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 vụ M&A với tổng giá trị là 61 triệu đô la.
Năm 2006, số vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu đô la. Tính từ năm 2007
-42-
đến nay Việt Nam đã có 46 thương vụ M&A thành công đạt tổng giá trị giao dịch
626 triệu USD. Những vụ giao dịch M&A điển hình như Quỹ Jactar & HAGL;
Manulife & Chinfon; Vinacapital & DHG; Campina & Vinamilk; Vinamilk & Sài
Gòn Milk; ANZ & SSI; Dragon Capital & Ree; Jascar & Ever Fortune; DVSC &
Transeco; Indochina Capital & Mai Linh; Kinh Đô mua kem Wall’s; Anco& Nhà
máy Nestle Ba Vì.... dưới các hình thức và phương thức đa dạng và phong phú.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động M&A có phần “trầm lắng”
hơn và vẫn chưa có giao dịch nào tầm cỡ trong khi ở các nước trên thế giới sáp
nhập ngân hàng luôn là một ngành đứng đầu về số vụ và quy mô. Điều này là do
đặc trưng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam sẽ được phân tích sau đây.
2.2.3.1 Những giao dịch sáp nhập, mua lại trong lĩnh vực ngân hàng
Bảng 2.1 Các giao dịch M&A ngân hàng trong những năm gần đây
Thời gian Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu
1997 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Đồng Tháp
1999 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Đại Nam
2000 NHTMCP Phương Nam Quỹ TDND Định Công Thanh
Trì Hà Nội
2001 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Châu Phú
2001 NHTMCP Đông Á NHTMCP Tứ Giác Long Xuyên
2002 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín NHTMCP Thạnh Thắng
2003 NHTMCP Đà Nẵng Công ty Tài chính Sài Gòn SFC
thành lập NHTMCP Việt Á
2003 NHTMCP Phương Nam NHTMCP Nông Thôn Cái sắn
2003 NHTMCP Phương Đông NHTMCP Nông thôn Tây Đô
2003 NHĐT&PTVN NHNam Đô
2004 Ngân Hàng Đông Á NHTMCP Nông thôn Tân Hiệp
Nguồn: Từ các website của Ngân hàng.
Theo kết quả thống kê ở trên, ta nhận thấy hầu hết các giao dịch M&A trong
lĩnh vực ngân hàng đều là việc sáp nhập từ một ngân hàng thương mại cổ phần đô
-43-
thị với một ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. Đặc trưng này, được giải
thích bởi các nguyên nhân :
- Xét về nguyên nhân vĩ mô từ sự quản lý chấn chỉnh hoạt động của Ngân hàng
Nhà Nước Việt Nam đối với các ngân hàng thương mại cổ phần thông qua các đề án
chấn chỉnh các ngân hàng thương mại cổ phần theo từng thời kỳ.
Từ năm 1990 đến năm 1996, thực hiện các Pháp lệnh về Ngân hàng, Ngân
hàng Nhà nước đã cấp giấy phép hoạt động cho 20 NHTMCP nông thôn, trong đó
10 ngân hàng được thành lập trên cơ sở điều chỉnh từ các hợp tác xã tín dụng trước
Pháp lệnh, 10 ngân hàng được cấp giấy phép thành lập mới. Tuy nhiên, trong bối
cảnh kinh tế mới, các NHTMCP còn nhiều hạn chế, đang phải đương đầu với nhiều
thách thức như: nguồn vốn còn nhỏ bé, khả năng quản trị điều hành còn bất cập,
hoạt động Ngân hàng mới tập trung chủ yếu ở các dịch vụ truyền thống, chưa mang
tính hiện đại hoá cao, công nghệ thông tin còn lạc hậu… Những thách thức này còn
lớn hơn đối với các NHTMCP nông thôn, bởi vì đó là những tổ chức tín dụng với
quy mô rất nhỏ, hoạt động trên những địa bàn có nhiều rủi ro hơn các ngân hàng
khác. Vì vậy, các Ngân hàng TMCP nông thôn cần được củng cố, chấn chỉnh và sắp
xếp lại nhằm tăng khả năng cạnh tranh, khẳng định sự tồn tại bền vững trong điều
kiện mới, tránh rủi ro có thể tác động ảnh hướng tới hệ thống và nền kinh tế thông
qua các Đề án chấn chỉnh, sắp xếp lại hoạt động của các ngân hàng thương mại kèm
theo Quyết định 212/1999/QĐ-TTg, quyết định 20/2000/QĐ-NHNN5 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phê duyệt phương án chấn chỉnh hoạt
động của các tổ chức tín dụng cổ phần và gần đây nhất là Quyết định số 1557/QĐ-
NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt Đề án cơ cấu lại Ngân hàng
thương mại cổ phần nông thôn.
Trên cơ sở thực trạng các ngân hàng TMCP nông thôn hiện nay, xu thế phát
triển của hệ thống Ngân hàng trong tương lai và cơ sở pháp lý hình thành loại hình
Ngân hàng TMCP, Đề án này được xây dựng nhằm các mục tiêu:
-44-
Chỉnh sửa mô hình ngân hàng TMCP cho đúng quy định của Luật các tổ
chức tín dụng, tạo điều kiện để các Ngân hàng hoạt động bình đẳng, tránh tình trạng
chia cắt thị trường bằng các quy định hành chính.
Giảm bớt số lượng các NHTM nhỏ, từng bước hình thành những ngân hàng
có tiềm lực vốn lớn, công nghệ hiện đại, có đủ năng lực cạnh tranh trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
Thực hiện chiến lược phát triển ngành: nâng cao khả năng cạnh tranh của các
ngân hàng Việt Nam.
Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải có thời gian và bước đi thích hợp,
đảm bảo sự an toàn của hệ thống, sự ổn định và phát triển bền vững của mỗi ngân
hàng. Do đó, giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng TMCP nông thôn được dựa trên cơ
sở phân loại các ngân hàng theo 2 hướng:
Cho phép các ngân hàng TMCP nông thôn được thực hiện việc chuyển đổi
thành Ngân hàng TMCP đô thị đối với những ngân hàng TMCP nông thôn đủ điều
kiện và có nhu cầu chuyển đổi thành ngân hàng TMCP đô thị.
Đối với các ngân hàng TMCP nông thôn trước mắt chưa đủ điều kiện và
không có nhu cầu chuyển đổi:
Trường hợp 1: Các ngân hàng tăng đủ vốn theo lộ trình quy định thì các
Ngân hàng này có thể thay đổi giấy phép hoạt động như Ngân hàng TMCP đô thị
hoặc hoạt động theo giấy phép cũ.
Trường hợp 2: Các ngân hàng không đủ điều kiện tăng vốn theo lộ trình quy
định được khuyến khích sáp nhập, hợp nhất vào các NHTM khác có tiềm lực về vốn
và năng lực tài chính, hoặc sử dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước như thu hồi
giấy phép đối với các ngân hàng nhỏ, hoạt động yếu kém nhưng không có biện pháp
khắc phục cũng như tăng quy mô vốn, hoặc cho phép xử lý phá sản đối với ngân
hàng theo quy định của Pháp luật về phá sản.
Và các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trong những năm gần đây là
kết quả của quá trình triển khai thực hiện theo Đề án “chấn chỉnh và sắp xếp lại các
NHTMCP Việt Nam” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
-45-
212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, đã có một số ngân hàng TMCP nông thôn thực
hiện việc sáp nhập, hợp nhất, cho ngân hàng khác mua lại, chuyển thành ngân hàng
TMCP đô thị… nên đến nay chỉ còn 1 ngân hàng TMCP nông thôn đang hoạt động
bình thường.
- Xét về nguyên nhân từ kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
phần:
Quá trình hình thành và phát triển còn khá mới mẻ, vốn ít, thiếu kinh nghiệm
trong vấn đề quản lý, điều hành kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, lại hoạt động
trong môi trường kinh tế có nhiều biến đổi và cạnh tranh lớn nên các ngân hàng nhỏ
đã tỏ ra hoạt động không có hiệu quả, phát sinh các khoản nợ khó đòi. Mặt khác,
một phần cũng từ chính các tổ chức tín dụng cổ phần này không thực hiện nghiêm
túc các quy định về quản lý rủi ro và không đảm bảo được các hệ số an toàn trong
hoạt động. Hệ quả tất yếu của hoạt động thiếu lành mạnh này là việc các tổ chức tín
dụng cổ phần này lâm vào tình trạng mất kiểm soát trong hoạt động và phải chịu sự
kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước.
Từ nguyên nhân trên, các ngân hàng thương mại phải đứng trước sự lựa chọn là
tuyên bố phá sản, thanh lý giải thể, bị thu hồi giấy phép hoạt động và thực hiện mua
bán, sáp nhập với các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, sự lựa chọn sáp nhập vào tổ
chức tín dụng khác là sự lựa chọn tối ưu và được Ngân hàng Nhà nước khuyến
khích bởi lẽ nếu một ngân hàng thương mại cổ phần dù nhỏ nhưng nếu phá sản sẽ
ảnh hưởng dây chuyền đến cả hệ thống, đồng thời sẽ rất tốn kém cho thủ tục phá
sản cũng như gây lãng phí của cải xã hội quan trọng hơn cả là đánh mất niềm tin
của dân chúng đối với hệ thống ngân hàng còn non trẻ như ở Việt Nam .
2.2.3.2 Các giao dịch là tiền đề cho hoạt động M&A ngân hàng
Từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng cho các nhà
đầu tư nước ngoài thông qua việc ký kết các hiệp định thương mại Việt Mỹ và hiệp
định chung về thương mại dịch vụ của WTO, các giao dịch M&A đang là sự lựa
chọn tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài, trước mắt bằng cách trở thành đối tác chiến
lược của các NHTM trong nước. Bởi lẽ:
-46-
Việt Nam đã có lộ trình mở cửa dịch vụ tài chính khi gia nhập WTO, nhưng
cánh cửa này vẫn còn hạn chế. Việc thành lập ngân hàng liên doanh hoặc 100% vốn
nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục pháp lý, quy định vốn điều lệ tối
thiểu, chứng minh tài sản và tiềm lực tài chính.
Mặc dù các tổ chức làm việc chuyên nghiệp, có kinh nghiệm quản lý nhưng
các ngân hàng này chưa thông hiểu thị trường nội địa, thói quen tiêu dùng rất khó
khăn trong việc tiếp cận các khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Hơn nữa,
việc mở rộng mạng lưới chi nhánh cũng không dễ dàng để có thể nhanh chóng
chiếm được thị phần, vốn là thế mạnh của các ngân hàng nội địa.
Đây cũng là một trong những bước đi đầu tiên của các tổ chức tài chính nước
ngoài muốn thực hiện các vụ thâu tóm, mua bán, sáp nhập và là trào lưu điển hình
vẫn thường được sử dụng trên thế giới cho các cuộc sáp nhập xuyên biên ở Châu
Mỹ và Châu Âu đã diễn ra.
Bảng 2.2 Các hoạt động mua bán cổ phần cho đối tác nước ngoài
Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu Tỷ lệ nắm giữ
cổ phần
Ngân Hàng OCBC –
Singapore
NHTMCP Ngoài quốc doanh 10%
Ngân Hàng HSBC NHTMCP Kỹ thương 15%
Deutsche Bank NHTMCP Nhà Hà Nội 20%
Tập đoàn tài chính UOB NHTMCP Phương Nam 10%
NH BNP Baribas NHTMCP Phương Đông 10%
NH ANZ
Dragon Finanancial Holdings
Công ty Tài chính Quốc Tế
NHTMCP Sài gòn thương tín 9.83%
8.73%
7.63%
Standard chartered Bank
Connaught Investors LTD
Công ty Tài chính Quốc Tế
Dragon Financial Holdings
NHTMCP Á Châu 8.6%
7.3%
7.3%
6.8%
-47-
Ngân hàng Sumitomo Mitsui
Vinacapital và quỹ Mirae
Asset (HQ)
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu 15%
10%
Nguồn: từ các website của các ngân hàng thương mại
Điển hình trong hoạt động này là Ngân hàng TMCP Kỹ Thương
(Techcombank), tháng 12/2005 Ngân hàng HSBC tiến hành ký kết hợp đồng mua
10% cổ phần của Techcombank với giá trị 27 triệu USD. Đầu tư vào Techcombank
cho phép HSBC tham gia sâu hơn nữa vào thị trường tài chính đang phát triển rất
nhanh ở Việt Nam. Còn Tecombank sẽ nhận được sự hỗ trợ ký thuật tiên tiến từ
phía HSBC. Techcombank là ngân hàng cổ phần lớn thứ ba tại Việt Nam với tổng
tài sản trị giá 482 triệu đô la Mỹ cho tới ngày 31/12/2004. HSBC là một trong
những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 30 triệu đô
la Mỹ. Ngân hàng có hai chi nhánh, một ở Hà Nội, một ở TP.HCM với tổng số nhân
viên 190 nhân viên. Sau khi thực hiện hợp đồng hợp tác chỉ một năm sau (2006),
Techcombank đã tận dụng được lợi thế từ đối tác để có kết quả kinh doanh rất khả
quan với tổng tài sản vượt 1 tỷ USD, đạt gần 18.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thế đạt
355,86 tỷ đồng. Doanh thu cả năm 2006 của Techcombank là 1.463 tỷ đồng, trong
đó doanh thu thuần từ khu vực dịch vụ đạt 132 tỷ đồng.
Sau đó, tháng 7 năm 2007 Techcombank được Ngân hàng Nhà nước cho
phép bán thêm 5% cổ phần cho HSBC, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của HSBC tại
Techcombank lên 15%. Ngoài việc tăng cổ phần đầu tư, HSBC cam kết dành 13,5
triệu USD để hỗ trợ các thỏa thuận cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho Techcombank
trong thời gian 5 năm và cả hai bên đều có dự định mở rộng thêm cơ hội hợp tác
kinh doanh. Thành quả của việc hợp tác chiến lược này thể hiện như sau:
+ Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2006.
+ Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân
hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.
+ Nâng cao hệ thống corebanking T24R06.
-48-
+ Phát triển vượt bậc của dịch vụ thẻ với tổng số lượng phát hành đạt trên
200.00 thẻ các loại
+ Là ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insights công
nhận thành tựu ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường.
+ Ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới: như các chương trình Tiết kiệm dự
thưởng “Gửi Techcombank, trúng Mercedes”, Tiết kiệm Tích lũy bảo gia, Tín dụng
tiêu dùng, các sản phẩm dành cho doanh nghiệp như Tài trợ nhà cung cấp, các sản
phẩm dựa trên nền tảng công nghệ cao như F@st i-Bank, sản phẩm Quản lý tài
khoản tiền của nhà đầu tư chứng khoán F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tử
cung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mại điện tử
F@stVietPay.
+ Nhận giải thưởng “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” -
giải thưởng dành cho những doanh nghiệp tiêu biểu.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại trong nước trong những năm gần
đây cũng thực hiện các giao dịch M&A với nhau và với các tổ chức tài chính
khác bằng hình thức sở hữu cổ phần chéo:
Bảng 2.3 Hoạt động nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng trong nước
Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Liên Doanh Quản lý Đầu tư chứng khoán
Vietcombank
NHTMCP Sài Gòn Thương tín
NHTMCP Á Châu
NHTMCP Gia định
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
NHTMCP Sacombank
NHTMCP Phát Triển Nhà
TP.HCM
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
NHTMCP Sacombank
NHTMCP Phương Đông
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam
NHTMCP Quốc Tế
-49-
NHTMCP Sacombank NHTMCP Quân Đội
NHTMCP Sacombank NHTMCP Nhà Hà Nội
NHTMCP Á Châu NHTMCP Việt Nam
Thương Tín
NHTMCP Đại Á
NHTMCP Kiên Long
NHTMCP VP bank NHTMCP Mỹ Xuyên
NHTMCP Á Châu
Công ty cổ phần Đầu Tư chứng khoán Bản Việt
Công ty Tài chính Dầu Khí
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam
Công ty Cổ Phần Đầu Tư Tài chính Sài Gòn Á - Âu
NHTMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu
Công ty Tài Chính Dầu Khí
NHTMCP Đại Dương
Nguồn: từ các website của Ngân hàng thương mại
Điển hình trong hoạt động này là NHTMCP Gia Định, từ xuất phát điểm là
một ngân hàng nhỏ với rất nhiều vụ bê bối, trong đó nổi cộm nhất là vụ Thái Kim
Liêng và đồng bọn. Một số nhân vật chủ chốt trong Hội động quản trị và Ban Giám
đốc cũ đã bị khởi tố do vi phạm pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động ngân
hàng, đẩy Gia định ngân hàng tới nguy cơ phá sản với tổn thất tài chính trên 63 tỷ
đồng cùng nhiều khó khăn lớn phải đối mặt như vốn điều lệ chỉ có 20,104 tỷ đồng
nhưng vốn khống đã là 19,144 tỷ đồng, dư nợ tín dụng khống chiếm trên 95%, quỹ
tiền mặt không còn, các trụ sở hoạt động đều đi thuê, áp lực rút tiền ồ ạt của dân,
nhân viên xin nghỉ việc. Thời kỳ 1994-2004, được sự giúp đỡ từ phía Ngân hàng
Nhà nước cho vay đặc biệt 26 tỷ đồng cùng sự góp vốn của 26 ngân hàng thương
mại góp vốn cổ phần 25,5 tỷ đồng và sự nổ lực hết mình của Ban lãnh đạo mới
(được điều động từ các ngân hàng thương mại tới), cùng với các cán bộ nhân viên
-50-
đã đưa Ngân hàng Gia định vượt qua khó khăn và đạt được những kết quả như ngày
hôm nay.
Năm 2007, ký kết thỏa thuận đầu tư và hợp tác chiến lược với Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) theo đó Vietcombank luôn duy trì tỷ lệ sở
hữu cổ phần 30% và trở thành cổ đông chiến lược duy nhất của Ngân hàng. Ngân
hàng ngoại thương Việt Nam cam kết hỗ trợ toàn diện như nâng cao năng lực quản
trị, điều hành và tài chính bằng việc cung cấp cho Ngân hàng Gia Định các trợ giúp
kỹ thuật trong nhiều lĩnh vực như: quản trị ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ,
bán buôn, quản lý rủi ro, công nghệ thông tin và nguồn nhân lực. Các trợ giúp kỹ
thuật sẽ được thiết kế và thực hiện trên quan điểm nhằm phát triển Ngân hàng Gia
định thành một ngân hàng có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường Việt Nam.
Những thành tựu mà Ngân hàng Gia định đạt được sau “cuộc giải cứu” này
thể hiện như sau:
+ Tăng vốn điều lệ năm 2007 là 445 tỷ đồng so với 210 tỷ đồng năm 2006.
+ Tổng tài sản năm 2007 là 2.036.415 tỷ đồng so với 783.873 tỷ đồng năm
2006.
+ Mở rộng mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn tại Miền Bắc, Miền
Nam, Miền Tây và Tây Nguyên.
+ Được hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, Hiệp hội Khoa học
Đông Nam Á, Hiệp hội mặt trận tổ quốc Việt Nam trao tặng “cúp vàng thương hiệu
và nhãn hiệu lần 2 năm 2007”.
+ Được Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tặng giấy khen năm 2007.
+ Được Viện quản lý tri thức và Công nghệ, Trung tâm nghiên cứu Châu Á
Thái Bình Dương, tòa soạn thông tin QCA Thương mại chứng nhận doanh hiệu
doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2007.
+ Gia Định Ngân hàng tự đánh giá xếp loại A theo quy định Ngân hàng Nhà
nước.
-51-
2.2.4 Đánh giá tình hình hoạt động M&A trong ngành ngân hàng tại Việt Nam
Hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực Ngân hàng diễn ra không rầm
rộ như các nước trong khu vực bởi lẽ sự hình thành và phát triển của các ngân hàng
Việt nam có những đặc trưng riêng. Không kể các ngân hàng thương mại quốc
doanh, hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần ở nước ta còn khá non tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MUA BAN VA SAP NHAP.pdf