Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sắn Sơn Sơn đến năm 2015

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng biểu, hình vẽ và sơ đồ

Mục lục

Phần mở đầu. 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA DOANH NGHIỆP TRONG THỜI KỲ KINH TẾ HỘI NHẬP

QUỐC TẾ. 4

1.1. Năng lực cạnh tranh và những chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh

tranh trong thời kỳ kinh tế hội nhập. 4

1.1.1. Cạnh tranh. 4

1.1.2. Lợi thế cạnh tranh. 4

1.1.3. Chiến lược cạnh tranh của DN 5

1.1.4. Năng lực cạnh tranh. 10

1.1.5. Tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh. 11

1.1.6. Chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của DN. 11

1.2. Cơ sở lý thuyết về nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục

tiêu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. 12

1.2.1. Nghiên cứu thị trường. 12

1.2.2. Xác định thị trường mục tiêu. 15

1.2.3. Vai trò của nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu trong

việc nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. 18

1.3. Cơ sở lý thuyết về hoạt động liên kết hợp tác nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh của DN. 19

1.3.1. Hoạt động liên kết hợp tác kinh tế. 19

1.3.2. Vai trò của hoạt động liên kết hợp tác trong việc nâng cao năng lực

cạnh tranh của DN. 23

1.4. Tóm tắt cơ sở lý luận và nhiệm vụ của chương 2. 24

pdf147 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sắn Sơn Sơn đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biện pháp phòng vệ thương mại, các hàng rào kỹ thuật được các quốc gia dựng lên. (2) Sự hồi phục chậm của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới sẽ còn tiếp tục khó khăn. (3) Nguồn nguyên liệu thiếu hụt, chưa đáp ứng được năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và sự xuất hiện của các loại sâu bệnh mới càng làm suy giảm nguồn nguyên liệu vốn đã thiếu hụt. (4) Yêu cầu về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe và đang là tâm điểm của toàn xã hội. (5) Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ và chính sách tín dụng ngày càng cao. Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 45 - Điểm mạnh: (1) Cơ sở vật chất trang thiết bị được đầu tư đầy đủ, khang trang, hiện đại. Hệ thống xử lý môi trường được đầu tư bài bản, hiện đại, hiệu quả xử lý cao, chất lượng nước thải đạt tiêu chuẩn. (2) Năng lực tài chính và kinh doanh tốt, lợi nhuận hàng năm đều đạt mức cao, có uy tín với các tổ chức tín dụng. (3) Phân bổ và sử dụng lao động hợp lý, hạn chế lao động dôi dư, vừa tăng được thu nhập cho người lao động vừa giảm được chi phí nhân công. (4) Ban giám đốc và lãnh đạo có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. - Điểm yếu: (1) Hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển thị trường còn rất yếu, thiếu thông tin về thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh. (2) Thời gian sản xuất trong năm ngắn, thời gian chết của thiết bị nhiều, chưa phát huy hết năng lực của máy móc thiết bị. (3) Trình độ quản lý của cán bộ cấp cơ sở ở mức thấp, chưa chuyên nghiệp, thiếu chủ động và chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Công nhân vận hành có trình độ chuyên môn và tay nghề còn yếu, thiếu kinh nghiệm, ý thức làm việc thiếu chuyên nghiệp. Tỷ lệ lao động phổ thông không qua đào tạo còn cao. (4) Máy móc thiết bị tự động còn thiếu, phần lớn phụ thuộc vào khả năng vận hành của người công nhân nên chất lượng sản phẩm còn thấp và chưa thực sự ổn định. (5) Hoạt động liên kết hợp tác với các đơn vị trong ngành và ngoài ngành chưa được mở rộng. (6) Công tác quản lý tài sản ngắn hạn còn hạn chế, lượng hàng tồn kho cao, chỉ số nợ còn ở mức cao, đặc biệt tỷ lệ nợ ngắn hạn trong tổng nợ còn cao. Từ những cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu, tác giả tiến hành xây dựng ma trận SWOT cho Công ty CP Sắn Sơn Sơn để xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường [Phụ lục 6] từ đó đưa ra các chiến lược giúp Công ty khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty thị trường như: chiến lược xâm nhập thị trường, chiến lược phát triển và xác định thị trường mục tiêu, chiến lược liên kết hợp tác phát triển sản phẩm mới, chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm, chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực, chiến lược liên kết hợp tác tìm kiếm và phát triển vùng nguyên liệu. Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 46 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG, LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY CP SẮN SƠN SƠN. Thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu của Công ty còn rất yếu kém và chưa được chú trọng đầu tư. Có thể nhận thấy thực trạng này thể hiện qua các mặt sau: - Công ty chưa có nhân viên hay bộ phận chuyên trách về công tác thị trường, Phòng kinh doanh của Công ty hầu như chỉ thực hiện công tác mua bán nguyên vật liệu, xuất bán sản phẩm và tiếp nhận phản hồi của khách hàng. Toàn bộ hoạt động nghiên cứu thị trường của Công ty chủ yếu dựa vào Ban giám đốc. - Hoạt động bán hàng của Công ty còn nhiều hạn chế, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, quảng bá sản phẩm, chưa khảo sát nghiên cứu thông tin về nhu cầu và xu hướng sử dụng của khách hàng mà chủ yếu trông chờ vào đơn đặt hàng từ phía các khách hàng truyền thống. - Các chương trình nghiên cứu về thị trường nội địa cũng như xuất khẩu hầu như không có. Vì vậy, cơ sở dữ liệu, thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường,.... của Công ty là quá ít ỏi và do đó việc phân khúc, lựa chọn thị trường mục tiêu hầu như chưa được thực hiện. Trong năm đầu tiên hoạt động, toàn bộ sản phẩm của Công ty được Công ty Đại Thịnh bao tiêu trọn gói để sản xuất tinh bột biến tính cung cấp cho các nhà máy giấy. Sang đến năm tiếp theo khi sản lượng tăng lên thì Công ty Đại Thịnh không thể bao tiêu hết, Công ty đã chuyển hướng sang gia công cho Công ty XNK, sản phẩm không được mang thương hiệu của Công ty. Những năm tiếp theo, khi sản lượng tiếp tục gia tăng thì Công ty bắt đầu xâm nhập vào thị trường ngành giấy dựa vào mối quan hệ sẵn có với Tổng công ty Giấy Việt Nam. Như vậy, sau bốn năm hoạt động mạng lưới khách hàng của Công ty đã có sự gia tăng, tuy nhiên sự gia tăng này chủ yếu dựa trên mối quan hệ sẵn có chứ không phải do đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường. Mặc khác, do không chú trọng công tác thị trường nên mức độ mở rộng thị trường của Công ty còn rất thấp, có thể thấy rõ khi tốc độ tăng sản lượng tiêu thụ đã không theo kịp tốc độ tăng sản lượng sản xuất, trong khi sản lượng tiếp tục duy trì Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 47 được mức tăng trưởng hàng năm thì mức tiêu thụ lại có xu thế giảm, khiến lượng hàng tồn kho tăng mạnh và giảm doanh thu. Bảng 2.6. Tốc độ tăng giảm sản lượng tiêu thụ từ năm 2009 - 2012 Tốc độ tăng giảm (%) Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 2012/2011 Sản lượng sản xuất + 25,0 + 46,0 + 9,6 Sản lượng tiêu thụ + 51,4 + 22,6 - 7,7 Hàng tồn kho - 60,0 + 400,0 + 200,0 Doanh thu + 63,4 + 39,2 - 12,6 [Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ số liệu của Công ty CP Sắn Sơn Sơn] Hơn nữa, do không đầu tư vào nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước nên sau bốn năm hoạt động thì lượng khách hàng của Công ty vẫn chỉ gói gọn trong vài công ty sản xuất giấy, trong khi có rất nhiều ngành có nhu cầu sử dụng tinh bột sắn. Việc thiếu đầu tư cho nghiên cứu thị trường đã khiến Công ty vẫn chỉ quanh quẩn với việc sản xuất tinh bột sắn, trong khi từ sản phẩm tinh bột sắn có thể tạo ra nhiều sản phẩm có nhiều ứng dụng và mang lại giá trị cao. Đồng thời, cũng vì thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu, không chịu mở rộng tìm kiếm các đối tác ngoài nước nên Công ty vẫn bị lệ thuộc vào công ty thương mại, sản phẩm làm ra không mang thương hiệu của Công ty và thường bị ép giá, thương hiệu sản phẩm của Công ty vẫn chưa thể đến được với nhiều khách hàng trong và ngoài nước. Như vậy, trong thời gian tới Công ty cần đặc biệt chú trọng đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường để giúp nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ, khai phá các thị trường tiềm năng mới, đồng thời tìm kiếm thị trường để phát triển thêm sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm cho Công ty, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và Công ty. 2.4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT HỢP TÁC CỦA CÔNG TY CP SẮN SƠN SƠN VÀ BÀI HỌC CHO TƯƠNG LAI. Trong những năm qua, việc đẩy mạnh các hoạt động liên kết hợp tác kinh tế rất được Công ty chú trọng và bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, các hoạt động liên kết tác này vẫn còn nằm trong phạm vi hẹp và chưa thực Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 48 sự mở rộng ra thị trường bên ngoài. Điều này thể hiện rất rõ qua thực trạng liên kết hợp tác của Công ty sau bốn năm sản xuất kinh doanh. - Ngay từ năm đầu tiên hoạt động, Công ty đã thực hiện liên kết hợp tác với Công ty CP hóa chất Đại Thịnh (một công ty chuyên cung cấp phụ gia hóa chất cho các nhà máy sản xuất giấy) để cung cấp sản phẩm tinh bột biến tính cho các nhà máy giấy. Nhờ mối liên kết hợp tác này mà công ty tiêu thụ sản phẩm ổn định, còn Công ty Đại Thịnh có nguồn nguyên liệu ổn định để sản xuất ra sản phẩm tinh bột biến tính cung cấp ổn định cho các nhà máy giấy. - Những năm tiếp theo, khi các nhà máy giấy có xu hướng sử dụng tinh bột sắn, sản lượng tiêu thụ của Công ty Đại Thịnh sụt giảm sẽ kéo theo lượng tiêu thụ của Công ty cũng suy giảm theo. Trước tình hình đó, trên mối quan hệ hợp tác sẵn có với Tổng công ty Giấy Việt Nam, Công ty đã triển khai liên kết với Tổng công ty Giấy và các đơn vị thành viên của Tổng công ty Giấy để cung ứng sản phẩm tinh bột sắn đáp ứng nhu cầu của các nhà máy Giấy. Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ của Công ty vẫn đạt được mức tăng trưởng hàng năm. Bảng 2.7. Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm dựa trên hoạt động liên kết hợp tác Năm 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ 100% 66% 53,8% 66,7% [Nguồn: tác giả tổng hợp từ số liệu của Công ty CP Sắn Sơn Sơn] Tuy nhiên, các hoạt động hợp tác liên kết này vẫn còn có những hạn chế nhất định, đó là: - Mối liên kết hợp tác với ngành giấy mới chỉ dừng lại ở vài đơn vị thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam, trong khi còn có rất nhiều đơn vị sản xuất giấy khác cũng có nhu cầu sử dụng tinh bột sắn. - Chưa tạo dựng được mối hợp tác liên kết với các đơn vị tư vấn kỹ thuật công nghệ ngành giấy. Đây là đơn vị rất am hiểu về công nghệ sản xuất giấy và có quan hệ với rất nhiều nhà máy sản xuất giấy, việc tạo dựng được mối hợp tác liên kết này sẽ giúp Công ty tiếp cận được với nhiều đơn vị sản xuất giấy, có cơ hội trao đổi học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng và kỹ thuật của Công ty vốn rất mỏng và yếu về chuyên môn kỹ thuật. Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 49 - Chưa xây dựng được sự hợp tác liên kết giữa người trồng sắn, ngành nông nghiệp địa phương và Công ty, phần lớn nguồn nguyên liệu sắn củ được thu mua qua thương lái. Vì vậy, việc điều tiết số lượng, chất lượng cũng như giá cả nguyên liệu sắn củ gặp nhiều khó khăn và bị phụ thuộc nhiều vào các thương lái. Như vậy, hoạt động hợp tác liên kết của Công ty trong những năm qua đã phát huy tác dụng thông qua tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm thông qua hoạt động hợp tác liên kết luôn duy trì được mức trên 50% năm. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu gia tăng sản lượng thì trong thời gian tới Công ty cần thực hiện duy trì tốt các mối liên kết hiện có, đồng thời phát triển thêm quan hệ hợp tác với các đơn vị tư vấn kỹ thuật công nghệ giấy để gia tăng thêm thị phần trong lĩnh vực này. Mặt khác, cần sớm triển khai tham gia vào Hiệp hội Sắn Việt Nam để tăng cường giao lưu học hỏi với các đơn vị trong cùng ngành, mở rộng thị trường đưa sản phẩm thâm nhập vào các lĩnh vực khác ngoài ngành giấy, đưa sản phẩm mang thương hiệu của Công ty xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, tránh tình trạng gia công cho các công ty thương mại như những năm trước đây. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh xây dựng sự hợp tác liên kết với người trồng sắn và ngành nông nghiệp địa phương để chủ động về nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất. 2.5. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN QUY CHẾ, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH TRONG HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP SẮN SƠN SƠN VÀ NHIỆM VỤ CỦA THỜI GIAN TỚI. Các hoạt động liên quan đến quy chế, chế độ, chính sách khuyến khích trong hoạt động cung ứng sản phẩm trong những năm qua đã được Công ty quan tâm triển khai và bước đầu đã đạt một số kết quả khả quan, song vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Thực trạng đó được thể hiện qua các mặt sau: - Với khách hàng: thủ tục bán hàng được Công ty xây dựng nhanh gọn, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng. Toàn bộ thủ tục mua bán, cung cấp tài liệu về sản phẩm, bốc xếp vận chuyển hàng đều được Công ty thực hiện nhanh gọn, đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, điểm hạn chế là Công ty chưa xây dựng được một quy chế, chế độ, chính sách khuyến khích cụ thể trong Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 50 hoạt động cung ứng sản phẩm của mình nên chưa tạo được động lực để khách hàng tăng số lượng tiêu thụ và sự trung thành với Công ty. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật thiếu về số lượng, non về kinh nghiệm và yếu về chuyên môn nên công tác hỗ trợ tư vấn kỹ thuật, giải quyết khiếu nại của khách hàng, phối hợp cùng khách hàng khắc phục sự cố còn chậm và chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. - Trong nội bộ Công ty: Các chế độ đối với người lao động được Công ty thực hiện theo đúng các qui định của nhà nước, đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động. Điều kiện làm việc, trang thiết bị làm việc được Công ty đầu tư đầy đủ đảm bảo cho người lao động có thể phát huy hết khả năng làm việc của mình. Tuy nhiên, Công ty vẫn còn thiếu các chính sách khen thưởng động viên kịp thời để họ phát huy hết khả năng sáng tạo đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. Mặt khác, do vị trí địa lý của Công ty nằm ở vùng sâu vùng xa nên rất khó tuyển được nhân lực có chất lượng cao mà phần lớn nhân lực trong Công ty là con em người dân tộc địa phương có trình độ tay nghề kém, ý thức kỷ luật thấp, quen làm việc theo kiểu tự do, gây nhiều khó khăn cho công tác điều hành sản xuất. Vì vậy, trong thời gian tới để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, gia tăng số lượng khách hàng trung thành, nâng cao uy tín thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thì Công ty cần thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Xây dựng chế độ, chính sách cụ thể trong hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm và lôi kéo họ trở thành những khách hàng trung thành với Công ty - Xây dựng thêm những qui chế, chế độ, chính sách đối với CBCNV trong Công ty nhằm nâng cao năng lực trình độ, động viên khuyến khích kịp thời những sáng tạo trong sản xuất, để từ đó xây dựng được đội ngũ nhân lực có chất lượng, có tâm huyết và găn bó lâu dài với Công ty. Bên cạnh đó, cần xây dựng qui chế kỷ luật nghiêm minh rõ ràng và chế độ đãi ngộ phù hợp đối với những lao động giỏi. Từ đó, góp phần giữ chân người tài và tạo ra động lực để người lao động phát huy hết khả năng của mình. Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 51 2.6. TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHƯƠNG 3. Chương 2 đã giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Sắn Sơn và đưa ra cái nhìn tổng thể nhất về Công ty. Tiếp đó, việc phân tích môi trường kinh doanh thông qua phân tích môi trường kinh doanh bên trong và bên bên ngoài Công ty đã cho thấy rõ được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Sắn Sơn Sơn trong thời gian qua như sau: - Sản lượng sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận sau thuế liên tục tăng trưởng. Tăng trưởng sản lượng sản xuất bình quân 26,9%/năm, tăng trưởng doanh thu bình quân 30%/năm và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế bình quân 64,4%/năm. - Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị luôn được chú trọng quan tâm. Tốc độ tăng trưởng bình quân 24,7%/năm. - Cơ cấu lao động liên tục được điều chỉnh theo hướng phù hợp với thực tế sản xuất, giảm lao động dư thừa (giảm 2,8%/năm), tăng lao động có trình độ (tăng 42,6%/năm), tăng thu nhập của người lao động (tăng 21,7%/năm). Tuy nhiên, năng lực trình độ của lao động nhìn chung còn yếu, ý thức làm việc thiếu kỷ luật. - Hoạt động nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư và quan tâm, thiếu thông tin về thị trường và khách hàng. Hoạt động liên kết hợp trong sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, mới chỉ thực hiện được mối liên kết với ngành giấy và mối liên kết còn trong phạm vi hẹp. - Sản phẩm sản xuất ra có chất lượng ở mức trung bình, chưa đáp ứng được các yêu cầu mới của thị trường, sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu. Đồng thời đã làm bộc lộ các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Kết hợp với việc phân tích thực trạng hoạt động nghiên cứu thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu; hoạt động liên kết hợp tác kinh tế; hoạt động liên quan đến qui chế, chế độ, chính sách trong hoạt động cung ứng sản phẩm của Công ty CP Sắn Sơn Sơn, tác giả luận văn đưa ra 3 nhiệm vụ sẽ là 3 giải pháp của chương 3 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Sắn Sơn Sơn trong thời gian tới như sau: Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 52 Giải pháp 1: Nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu và định hướng các chỉ tiêu chiến lược sản phẩm của Công ty CP Sắn Sơn Sơn đến năm 2015 và các năm tiếp theo Giải pháp 2: Liên kết và hợp tác trong sản xuất sản phẩm tinh bột sắn đạt chất lượng và số lượng cung ứng cho thị trường Giải pháp 3: Xây dựng qui chế, chế độ, chính sách khuyến khích trong hoạt động cung ứng sản phẩm của Công ty CP Sắn Sơn Sơn đến năm 2015 và các năm tiếp theo. Công ty CP Sắn Sơn Sơn chuẩn bị cho vụ sản xuất mới Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 53 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẮN SƠN SƠN ĐẾN NĂM 2015 3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN SẮN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM. [12], [13], [15], [17], [18], [19], [20], [21] 3.1.1. Xu hướng phát triển ngành chế biến sắn trên thế giới. Trong chiến lược toàn cầu cây sắn đang được tôn vinh là một trong những loại cây lương thực dễ dàng thích hợp với những vùng đất cằn cỗi và là loại cây công nghiệp triển vọng có khả năng cạnh tranh cao với nhiều loại cây công nghiệp khác bởi cây sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực thực phẩm. Củ sắn thì dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn. Thân sắn dùng để làm giống, làm củi đun, để nuôi trồng nấm và làm nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng dùng để nuôi cá, nuôi tằm. Còn lá sắn đắng thì ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê...[15]. Tuy nhiên, trong các sản phẩm từ cây sắn thì các sản phẩm từ củ sắn có vai trò quan trọng nhất vì nó được dùng làm lương thực thực phẩm và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Từ củ sắn chế biến ra sắn lát khô dùng trong chế biến thức ăn gia súc và sản xuất cồn Bio-ethanol dùng làm phụ gia pha trộn vào xăng. Đồng thời, từ củ sắn chế biến ra tinh bột sắn và từ tinh bột sắn sản xuất ra các loại tinh bột sắn biến tính sử dụng trong hồ vải, hồ giấy, phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất bột ngọt, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose, đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, bánh kẹo, mỳ ăn liền, bún, miến, mỳ ống, mỳ sợi, bánh tráng, hạt chân trâu, màng phủ sinh học...[ Phụ lục 7]. Năm 2012, toàn thế giới có trên dưới 100 nước trồng sắn với tổng sản lượng ước đạt 256,5 triệu tấn (Châu Phi chiếm 57%, Châu Á chiếm 30,25%, Châu Mỹ Latinh chiếm 12,67% và Châu Đại Dương chiếm 0,08%). Trong đó, nước có sản lượng sắn nhiều nhất thế giới là Nigeria (54 triệu tấn), kế đến là Indonesia (23,9 Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 54 triệu tấn), Brazil (23,4 triệu tấn), Thái Lan (22,5 triệu tấn), Cộng hòa dân chủ Congo (16 triệu tấn), Ghana (14,5 triệu tấn), Angola (10,6 triệu tấn), Việt Nam (9,7 triệu tấn), Ấn Độ (8,1 triệu tấn), và đứng thứ 10 là Trung Quốc (4,6 triệu tấn). [20] Hình 3.1: Sản lượng sắn trên thế giới năm 2006 - 2012 [ Nguồn: ] Hình 3.2: Top 10 nước có sản lượng sắn lớn nhất thế giới năm 2010 - 2012 [ Nguồn: ] Sản lượng sắn của thế giới được tiêu dùng trong nước khoảng 85% ( trong đó dùng làm lương thực 58%, thức ăn gia súc 28%, chế biến công nghiệp 3%, hao hụt 11%), còn lại 15% (gần 40 triệu tấn) được xuất khẩu dưới dạng sắn lát khô, sắn viên và tinh bột [12]. Ba nước xuất khẩu sắn hàng đầu của thế giới là Thái Lan, Việt Năm Sả n lư ợn g ( t iệ u tấ n ) Sản lượng ( triệu tấn ) Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 55 Nam và Indonesia. Trong đó, Thái Lan chiếm 60- 85% lượng xuất khẩu sắn toàn cầu ở những năm gần đây, kế đến là Việt Nam và Indonesia. Thị trường xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc (hiện là nước nhập khẩu sắn nhiều nhất thế giới để làm cồn sinh học, tinh bột biến tính, thức ăn gia súc và dùng trong công nghiệp thực phẩm, dược liệu), Đài Loan, Nhật Bản và cộng đồng châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột sắn, 60% là sắn lát và sắn viên.[20] Bảng 3.1: Lượng và giá trị xuất khẩu một số sản phẩm tinh bột sắn của Thái Lan từ năm 2010 - 2012 Lượng xuất khẩu ( nghìn tấn ) Giá trị ( triệu USD ) Stt Một số mặt hàng sắn xuất khẩu 2010 2011 2012 2010 2011 2012 1 Các sản phẩm tinh bột 2.457 2.712 3.105 1.262,4 1.583,1 1.609,8 1.1 Tinh bột sắn tự nhiên 1.741 1.888 2.236 761,1 931,9 985,5 1.2 Tinh bột sắn biến tính 691 793 845 483,9 628,9 605,7 1.3 Tinh bột sắn sago 25 31 24 17,4 22,3 18,6 2 Sắn lát 4.117 3.693 4.612 781,0 965,3 1.063,7 Tổng 6.574 6.405 7.717 2.043,4 2.548,4 2.673,5 [Nguồn: và ] Từ bảng 3.2 có thể nhận thấy lượng xuất khẩu mặt hàng tinh bột sắn tự nhiên và tinh bột sắn biến tính của Thái Lan tăng trưởng khá mạnh qua các năm (tốc độ tăng trưởng bình quân của mặt hàng tinh bột sắn tự nhiên 23,4%/năm, của mặt hàng tinh bột sắn biến tính là 14,4%/năm ). Điều đó cho thấy nhu cầu trên thế giới về hai mặt hàng này đang có sự gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng sắn lát trên thế giới cũng có sự gia tăng đáng kể do việc sử dụng sắn lát làm nguyên liệu để sản xuất Bio-ethanol dùng trong pha chế xăng sinh học và sản xuất một số loại hóa chất khác nhau như cellulose tri acetate, vinyl acetate, PVC, styrene, polystyrene. Như vậy, có thể thấy trong tương lai nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sắn trên thế giới là rất lớn, đặc biệt là sản phẩm tinh bột sắn và tinh bột sắn biến tính vì hai sản phẩm này có nhiều ứng dụng trong công nghiệp:[13] - Công nghiệp dệt: sản xuất vải không cháy, dùng để hồ vải, dùng trong giai đoạn hoàn thiện của quá trình dệt, quá trình in vải.... Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 56 - Công nghiệp giấy: dùng để gia keo bề mặt, gia keo nội bộ, thành phần nguyên liệu giấy không tro, các sản phẩm tã giấy cho trẻ em, keo dán trong sản xuất giấy carton..... - Công nghiệp thực phẩm: sản xuất đồ hộp, bánh kẹo, mỳ tôm, sản xuất các loại đường ngọt dùng trong thực phẩm như maltodextrin, xiro glucose, xiro giàu fructose, đường glucose tinh thể, cyclodextrin,.... - Công nghiệp sản xuất xà bông và chất tẩy rửa: dùng như chất độn trong xà bông và chất tẩy rửa với nồng độ tối đa 15%. - Ngành sản xuất mỹ phẩm: dùng làm chất pha loãng trong nhiều loại phấn, sản xuất dầu gội đầu.... - Ngành sản xuất dược phẩm: dùng trong sản xuất thuốc viên, đóng vai trò vừa là chất bọc bên ngoài vừa là chất liên kết các hoạt chất bên trong thuốc.... - Ngành sản xuất chất nổ: được sử dụng như một chất độn có khả năng cháy và cũng được sử dụng như chất liên kết ở đầu diêm và pháo bông,..... - Ngành xử lý thuộc da, nghề làm vườn, trong bùn khoan, sản xuất dextrin, sản xuất chất làm trắng quang học, sản xuất nhựa (plastic),..... Theo nghiên cứu thị trường sắn toàn cầu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Quốc tế (FAO) và Viện Nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới (IFPRI), với tầm nhìn đến năm 2020 thì đến năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu tấn, các nước phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử dụng làm lương thực thực phẩm dự báo nhu cầu là 176,3 triệu tấn và thức ăn gia súc 53,4 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98 % và 0,95 %. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 77,2 %, làm thức ăn gia súc là 4,4 %. Ước tính tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn tăng hàng năm của châu Mỹ Latinh là 1,3 %, châu Phi là 2,44 % và châu Á là 0,84 - 0,96 %. [12,28] Luận văn cao học QTKD Viện Ktế & Qlý, ĐHBK HN  Trần Việt Hùng - Khóa 2010B 57 Bảng 3.2. Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ tăng tiêu thụ sản phẩm sắn hàng năm, giai đoạn 1993 - 2020.[12,29] Tiêu thụ sắn năm 2020 (triệu tấn) Tốc độ tăng tiêu thụ sản phẩm sắn hàng năm (%) 1993 - 2020 Vùng Sản xuất sắn năm 2020 (triệu tấn) Lương thực, thực phẩm Thức ăn gia súc Tổng cộng Lương thực, thực phẩm Thức ăn gia súc Tổng cộng Toàn thế giới 275,1 176,3 53,3 275,1 1,98 0,95 1,74 Các nước phát triển 0,4 0,4 19,4 20,5 - 0,5 0,01 - 0,05 Các nước đang phát triể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272852_9209_1951771.pdf
Tài liệu liên quan