MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5
1.1. Nhận thức về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 5
1.2. Năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án 18
1.3. Lợi thế cạnh tranh, phương pháp và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng dự án 29
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN 37
2.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động kinh doanh của Công ty Vận tải Đa phương thức 37
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thức trên thị trường vận tải hàng dự án 44
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thức trên lĩnh vực vận tải hàng dự án 70
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRONG LĨNH VỰC VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN 74
3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thức 74
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5120 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty vận tải Đa phương thức trong lĩnh vực vận tải hàng dự án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển, đưa hàng hoá đến nơi tiêu thụ phục vụ khôi phục kinh tế khu vực sau ngày thống nhất đất nước. Đồng thời Công ty đã phối hợp với cục hậu cần quân khu V để chở hàng hoá, vũ khí phục vụ cho cuộc kháng chiến ở Campuchia nên được nhiều ban ngành biểu dương khen thưởng. Để thuận lợi trong công tác, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, Công ty đã cho thành lập 3 chi nhánh phụ trách ở các khu vực khác nhau:
Chi nhánh đại lý vận tải khu vực Bắc miền Trung tại Huế.
Chi nhánh đại lý vận tải Nghĩa Bình tại Quy Nhơn.
Chi nhánh đại lý vận tải Nam miền Trung tại Nha Trang.
Thời kỳ thứ hai (1983 - 1988) Bộ GTVT ban hành quyết định số 1561/QĐ-TC ngày 21/08/1983 về việc chuyển các đại lý vận tải về tổng cục đường biển quản lý với chức năng nhiệm vụ không đổi và Công ty đại lý Vận Tải Đà Nẵng đổi tên thành Công ty đại lý Vận Tải đường biển II trực thuộc Tổng cục đường biển. Trong thời kỳ này Công ty đã tham gia vận tải phục vụ các công trình lớn như: Thiết bị nhà máy sợi Huế, nhà máy bia Đà Nẵng.
Thời kỳ thứ 3 (1989 - 1995) đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Công ty phải đương đầu với những khó khăn và thử thách mới hoàn toàn so với cơ chế cũ, Công ty phải chủ động vốn trong kinh doanh và được Nhà nước giao vốn hoạt động với tổng số vốn ban đầu là 1.668.213,415 đồng.
Với QĐ 2338/TCCB-LĐ ngày 16/12/1989 Công ty đại lý vận tải đường biển 2 đổi thành Công ty Dịch Vụ Vận Tải 2 trực thuộc Bộ GTVT. Để phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, Công ty đã được giao nhiệm vụ, chức năng mới theo QĐ1052/TCCB-LĐ ngày 15/06/1992 của Bộ GTVT. Thời gian này Công ty đã từng bước củng cố lại bộ máy tổ chức, củng cố dây chuyền sản xuất, đi sâu vào từng mặt quản lý đồng thời đổi mới công tác tổ chức cán bộ nhằm thích ứng kịp thời yêu cầu sản xuất trong thời kỳ mới. Trong thời gian này với nổ lực không mệt mỏi, Công ty đã phát triển ngang tầm với các Công ty lớn, và đặc biệt năm 1992, Công ty đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng III.
Thời kỳ thứ tư (1996 đến nay): Thời kỳ này có thể chia làm ba giai đoạn.
Giai đoạn 1996 - 1997: Thực hiện chủ trương sát nhập các Công ty Dịch vụ vận tải trên toàn quốc và Công ty giao nhận Vietfrach thành Tổng Công ty dịch vụ vận tải có trụ sở chính đặt tại Hà Nội hoạt động theo mô hình Tổng Công ty và có Hội đồng quản trị, do đó với QĐ 4896 QĐ/TCCB-LĐ ngày 15/11/1996 về việc Công ty Dịch Vụ Vận Tải thuộc Bộ GTVT nhưng chính thức hoạt động từ tháng tư năm 1996 và đổi tên thành Công ty Dịch Vụ Vận Tải Đà Nẵng. Nhưng việc sát nhập này đã không mang lại hiệu quả kinh doanh cao, Tổng Công ty có quy chế hoạt động không rõ ràng nên quá trình điều hành sản xuất không có tính nhất quán và có sự chồng chéo giữa các Công ty với nhau nên ngày 15/5/1997 Bộ GTVT ban hành QĐ số 1273/TCCT-LĐ giải thể Tổng Công ty và các Công ty sát nhập được tách ra lấy lại tên cũ trước đây là Công ty Dịch Vụ Vận Tải II.
Giai đoạn từ 1998 - 2003: Với tư tưởng dám nghĩ dám làm trong kinh doanh, nhận biết được xu thế phát triển của Thị trường vận tải lúc bấy giờ, Công ty đã có chiến lược kinh doanh đúng đắn: chọn phân khúc thị trường hẹp để làm mục tiêu hoạt động kinh doanh - thị trường vận tải hàng dự án. Chính mục tiêu chính xác đã giúp Công ty phát triển như ngày hôm nay, là Công ty tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh này tại Việt Nam. Công ty đã từng bước trang bị phương tiện hiện đại, đặc chủng để nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là yếu tố cơ bản để Công ty phát triển ngày càng lớn, không những cạnh tranh trong nước mà còn cả trên thương trường quốc tế. Thực tế là Công ty đã thắng thầu nhiều công trình lớn như: Vận chuyển thiết bị công trình nhiệt điện Phú Mỹ, nhà máy điện Phả Lại II, nhà máy thuỷ điện Yaly và được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng III, II, I. Đặc biệt năm 2000 đồng chí Tổng Giám đốc được Nhà nước phong tặng danh hiệu cá nhân anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới và năm 2002 Công ty được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Giai đoạn từ 2003 - nay: Công ty tiếp tục phát triển vững mạnh và trở thành một trong những Công ty vận tải hàng đầu ở Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực vận tải hàng dự án, hàng siêu trường siêu trọng. Được các Bộ ngành tin tưởng và chỉ định thầu vận chuyển các công trình lớn thuộc các ngành dầu khí, hoá chất, xi măng, thuỷ điện, đặc biệt là việc khảo sát bảo vệ và tổ chức xây dựng đề án và thực hiện vận chuyển thành công tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ từ Nam Định vượt qua nhiều đoạn đường thuỷ bộ hiểm trở với nhiều phương thức vận tải khác nhau lên Điện Biên an toàn và đúng tiến độ là một công trình tiêu biểu thể hiện ý chí quyết tâm cũng như khẳng định thương hiệu Vietranstimex trong ngành vận tải, được các Bộ Ban ngành khen thưởng và được Nhà nước khen tặng danh hiệu cao quý Tập thể anh hùng lao động và Tổng Giám đốc anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Một sự kiện hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty là quyết định của Thủ tướng chính phủ số 198/2003/QĐ-TTg ngày 24/09/2003 về việc chuyển Công ty Dịch Vụ Vận Tải II thành Công ty vận tải đa phương thức hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con và quyết định của Bộ GTVT số 3097/QĐ - BGTVT ngày 21/10/2003 về việc thành lập Công ty mẹ: Công ty Vận Tải Đa Phương Thức trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Thủ Tướng Chính Phủ và Bộ Giao thông Vận tải đã cho phép Công ty thực hiện thí điểm đầu tiên ở Việt Nam cơ chế Hội đồng quản trị ký Hợp đồng thuê Tổng giám đốc đối với một doanh nghiệp Nhà nước và sau 02 năm thực hiện đã khẳng định sự thành công của chủ trương này.
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ - Mô hình tổ chức của Công ty
2.1.2.1.Chức năng
Công ty Vận Tải Đa Phương Thức có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở sử dụng nguồn vốn của nhà nước một cách hiệu quả đồng thời bảo toàn và phát triển vốn. Thực hiện tổ chức đáp ứng nhu cầu vận tải và các nhu cầu khác trong và ngoài nước để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Kinh doanh vận tải đa phương thức.
- Kinh doanh xếp dỡ, vận chuyển, dịch vụ vận tải hàng thông thường, hàng xuất nhập khẩu, hàng siêu trường siêu trọng, hàng thiết bị toàn bộ bằng đường bộ, đường thuỷ trong và ngoài nước.
- Vận tải hàng quá cảnh.
- Liên doanh với nước ngoài để vận chuyển hàng thông thường và container, hàng siêu trường siêu trọng, tham gia đấu thầu vận chuyển thiết bị toàn bộ của các công trình trong và ngoài nước.
- Thiết kế, tư vấn phương án vận tải, gia cố cầu đường, bến bãi. Thiết kế, chế tạo và lắp đặt thiết bị, máy móc.
- Kinh doanh kho bãi.
- Dịch vụ đại lý, môi giới hàng hải, môi giới và thuê tàu. Đại lý giao nhận, vận chuyển hàng hoá quốc tế.
- Xuất nhập khẩu trực tiếp và uỷ thác xuất nhập khẩu vật tư hàng hoá, phương tiện thiết bị vận tải, sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản, hàng tiêu dùng.
- Thủ tục xuất nhập khẩu bao gồm kê khai Hải quan, tư vấn về chính sách thuế và phương án thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu.
- Mua bán, đại lý, gia công, chế biến và tiêu thụ các loại hàng hoá.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch.
- Mua bán xăng dầu và các sản phẩm của chúng.
- Xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư.
- Các dịch vụ khác.
2.1.2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
43
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Vận tải Đa phương thức
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban Kiểm Soát
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Văn Phòng
Phòng Tài Chính Kế Toán
Phòng Tổ Chức Lao Động
Phòng Kinh Doanh
Phòng Kỹ Thuật Vật Tư
Các Đơn Vị Hạch Toán Độc Lập
Các Đơn Vị Hạch Toán Phụ Thuộc
Chi Nhánh CT
VTĐPT Tại
Hà Nội
Công Ty VTĐPT
1
Công Ty VTĐPT
5
Công Ty VTĐPT
7
Công Ty VTĐPT
9
Công Ty CP VTĐPT
2
Công Ty CP VTĐPT
6
- XN 5.1
- XN 5.2
- CN tại Đăk Lăk
- XN 7.1
- CN tại
Miền Tây
- XN 9.1
- XN 9.2
- XN 9.3
- XN 2.1
- XN 2.2
- XN 2.3
- XN 2.5
XN Vận Tải Thuỷ Phía Nam
Quan hệ trực tuyến chỉ đạo, phản hồi
Quan hệ chức năng, đầu tư, phản hồi
Công ty Vận tải Đa phương thức là doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con có Hội đồng quản trị. Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 do BVQI cấp giấy chứng nhận. Hệ thống tổ chức, quản lý như sau:
* Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên
* Ban Tổng Giám đốc điều hành gồm Tổng giám đốc và 03 phó Tổng giám đốc.
* Công ty mẹ có các phòng nghiệp vụ:
1. Văn Phòng
2. Phòng Tài Chính - Kế Toán
3. Phòng Tổ chức Lao động
4. Phòng Kinh Doanh
5. Phòng Kỹ thuật - Vật tư
* Các đơn vị thành viên trực thuộc Công ty mẹ
+ Chi Nhánh Công ty VTĐPT tại Hà Nội
+ Công ty VTĐPT 1 tại TP Hải Phòng
+ Công ty VTĐPT 5 tại TP Nha Trang
+ Công ty VTĐPT 7 tại TP Hồ Chí Minh
+ Công ty VTĐPT 9 tại TP Đà nẵng
* Các Công ty con (Công ty mẹ giữ cổ phần chi phối)
+ Công ty Cổ Phần VTĐPT 2 tại Tỉnh Quảng Bình
+ Công ty Cổ Phần VTĐPT 6 tại TP Hồ Chí Minh
+ Công ty Cổ Phần Vận tải Thủy Hà Nội tại TP Hà Nội
2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNG DỰ ÁN
2.2.1. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty
2.2.1.1. Trình độ tổ chức quản lý của Công ty
Phương pháp quản lý: Trước đây Công ty vẫn quản lý theo cách chú trọng mục tiêu, kết quả cuối cùng nhưng chưa quan tâm đến diễn biến của quá trình tạo ra kết quả đó vì đây mới chính là vấn đề cần xử lý để tạo ra kết quả tốt hơn. Nhận thấy vấn đề này Công ty đã kịp thời điều chỉnh phương thức quản lý của mình theo phương pháp quản lý chất lượng. Hệ thống các phòng, Ban, các Công ty con hoạt động tốt thì chất lượng quản lý của Công ty sẽ nâng cao. Năm 2003 Công ty đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và đã được tổ chức chất lượng BVQI của Anh Quốc công nhận. Việc bốc xếp vận chuyển hàng dự án đòi hỏi tính an toàn cao, tiến độ kịp thời theo kế hoạch đã định nên yêu cầu về phương án thực hiện, tiến độ thực hiện rất cao. Công ty vận tải đa phương thức khi thực hiện các dự án lớn luôn có xây dựng Ban điều hành dự án. Công ty quản lý theo cách tiếp cận quá trình và tiếp cận hệ thống. Tuỳ theo đặc điểm của từng dự án mà Công ty có phiếu giao nhiệm vụ quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng Ban trong công ty cũng như nhiệm vụ của Ban điều hành dự án. Chính điều này đã giúp cho việc điều hành dự án linh động, nhanh, đáp ứng kế hoạch yêu cầu của khách hàng tránh được sự chồng chéo trong điều hành sản xuất. Tuy nhiên đôi lúc do trình độ, nhận thức của người lao động hoặc là do phiếu giao nhiệm vụ chưa được cụ thể rõ ràng dẫn đến việc điều hành vẫn lúng túng chưa thoả mãn được yêu cầu của chủ hàng.
Hệ thống tổ chức của Công ty gọn nhẹ, dễ thay đổi khi môi trường kinh doanh thay đổi, các cấp có sự phân công quyền hạn trách nhiêm rõ ràng làm cho công tác điều hành sản xuất linh hoạt, không bị chồng chéo.
Văn hoá doanh nghiệp: Nhận thức rõ sự ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp nên Công ty vận tải da phương thức đã nhiều lần tổ chức hội thảo chuyên đề văn hoá doanh nghiệp để toàn thể nhân viên công ty tranh luận, đóng góp ý kiến xây dựng văn hoá doanh nghiệp Công ty vận tải đa phương thức, là đoàn kết, văn minh trong giao tiếp, văn minh trong công việc, thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng, gắn lợi ích của cá nhân với tập thể và sự nghiệp chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên đôi lúc vẫn còn một số trường hợp trong sinh hoạt, làm việc vẫn chưa thể hiện rõ văn hoá doanh nghiệp của Công ty mình.
Giá thành vận tải và tiến độ vận chuyển là 2 yếu tố quan trọng nên Công ty luôn tìm mọi biện pháp để quản lý quy trình sản xuất của mình để có thể điều tiết được 2 yếu tố trên. Nhận thấy xu hướng thị trường vận tải hàng dự án ngày nay là thị trường cạnh tranh bằng giá nên Công ty đã có nhiều chuyên đề về công tác khoán quản, hình thành các quy định về khoán quản đến với người lao động?
2.2.1.2. Ban lãnh đạo của Công ty Vận tải đa phương thức
Cán bộ công nhân viên của Công ty vận tải đa phương thức tự hào vì được sống và làm việc trong môi trường tốt, dưới sự chỉ đạo của đội ngũ lãnh đạo giỏi, sống chân tình và dám nghĩ dám làm. Người đứng đầu Công ty đã nắm bắt được sở trường của nhân viên Công ty để quyết định đề bạt vào các vị trí phù hợp phát triển sở trường của từng cá nhân, đồng thời thuyết phục để tìm sự thống nhất của các vị lãnh đạo khác. Ban lãnh đạo của Công ty luôn luôn nhận thức được tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh nên luôn luôn đề ra mọi phương hướng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo Công ty đã biết gắn lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích của doanh nghiệp. Đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng dự án là đội ngũ công nhân viên hầu như luôn luôn phải xa gia đình để thực hiện các dự án trên toàn quốc và các nước láng giềng nhưng Ban Lãnh đạo Công ty đã luôn quan tâm động viên gia đình của công nhân viên, xem như là “lo hậu phương vững chắc cho công nhân viên Công ty yên tâm ra tiền tuyến chiến đấu”. Đây cũng là một nét nổi bật của Công ty Vận tải Đa Phương thức góp phần giúp Ban Lãnh đạo lãnh đạo Công ty thành công như ngày hôm nay. Bên cạnh những ưu điểm này thì đội ngũ lãnh đạo Công ty cũng có những yếu điểm mà cần phải khắc phục để có thể duy trì phát triển Công ty ngày càng giàu mạnh hơn. Về trình độ văn hoá của đội ngũ lãnh đạo Công ty chưa cao so với các đơn vị cùng ngành. Đội ngũ lãnh đạo chỉ có văn bằng đại học chưa có ai là tiến sỹ hoặc thạc sỹ. Đến nay đội ngũ kế cận người đứng đầu Công ty vẫn chưa sánh kịp với Tổng Giám đốc nên đơn vị vẫn phải thuê Tổng Giám đốc ở lại làm việc mặc dù ông đã đến tuổi về hưu. Đây là yếu điểm cần khắc phục vì không chuẩn bị tiếp cận tốt với vị trí này thì sẽ khó cho doanh nghiệp trong những năm tiếp theo để phát huy được năng lực cạnh tranh của đơn vị mình.
2.2.1.3. Nguồn lực của Công ty
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động bộ máy văn phòng
Stt
Nhân lực
Số Lượng (người)
Tỉ trọng (%)
I.
Thạc sỹ ,đại học,cao đẳng
206
75
1
Thạc sỹ
2
0.7
2
Kỹ sư vận tải đường bộ
8
2.9
3
Kỹ sư vận tải đường sắt
5
1.8
4
Kỹ sư máy tàu biển
9
3.3
5
Kỹ sư khai thác tàu biển
8
2.9
6
Kỹ sư điện tàu biển
2
0.7
7
Kỹ sư cơ khí động lực
20
7.3
8
Kỹ sư chế tạo máy
19
6.9
9
Kỹ sư cơ khí ô tô
4
1.5
10
Cử nhân kinh tế vận tải biển
6
2.2
11
Cử nhân kinh tế
85
31
12
Cử nhân ngoại ngữ
24
8.8
13
Cử nhân luật
2
0.7
14
Cử nhân tin học
3
1.1
15
Đại học khác
9
3.3
II.
Trung Cấp Chuyên Nghiệp
68
25
1
Hàng hải
6
2.2
2
Vô tuyến điện
4
1.5
3
Sữa chữa ôtô
14
5.1
4
Kế toán thống kê
24
8.8
5
Xây dựng
5
1.8
6
Trung cấp khác
15
5.5
Nguồn: Phòng Tổ chức - Lao động.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động công nhân kỹ thuật
Công nhân kỹ thuật
Số lượng (Người)
Bậc thợ
Tổng số
451
1
2
3
4
5
6
7
Lái xe
305
56
138
110
01
Điều khiển cần cẩu
25
11
14
Cơ khí sửa chữa
18
14
03
02
Máy tàu biển
12
05
07
Điều khiển tàu biển
06
04
02
Kích kéo xếp dỡ thủ công
52
12
30
10
Công nhân khác
23
05
17
01
Cung ứng cấp phát xăng dầu
06
04
02
Lao động khác
04
Nguồn: Phòng Tổ Chức -Lao Động
* Thiết bị phục vụ cho hoạt động của công ty
Phương tiện thiết bị chủ yếu phục vụ vận tải xếp dỡ:
- Đầu kéo loại: 250-430CV 56 chiếc
- Đầu kéo đặc chủng: 320-550CV 14 chiếc
- Xe ben, tải thùng 20 chiếc
- Rơmoóc Container: 25-40 tấn 60 chiếc
- Plat fooc: 30-120 tấn 12 chiếc
- Rơmoóc Đặc chủng: 170-255 tấn 18 chiếc/136 trục
- Cần cẩu tháp và thủy lực: 16-120 tấn 15 chiếc
- Xe nâng 7 chiếc
- Đội tàu biển (2 tàu) 4.056 tấn
- Đội sà lan sông 4.000 tấn
- Tàu kéo 3 chiếc
Kho bãi:
Công ty đang sở hữu trên 5000m2 kho kín, 150.000m2 bãi tập kết phương tiện & chứa hàng hóa trên khắp địa bàn trong cả nước cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Hệ thống kho bãi của Công ty ở các địa phương
STT
Tên Kho bãi
Diện tích (m2)
1
Kho bãi Cát Lái (Q2 - Tp Hồ Chí Minh)
15.000
2
Kho bãi Cần Thơ
4.000
3
Kho bãi Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng Tàu)
8.000
4
Kho bãi Pleiku - Tỉnh Gia Lai
10.000
5
Kho bãi Phú Tài (Tỉnh Bình Định)
18.000
6
Kho bãi Dung Quất (Tỉnh Quảng Ngãi)
55.000
7
Kho bãi D12 (Tp. Đà nẵng)
18.000
8
Kho bãi Đông Hà (Tỉnh Quảng Trị)
3.000
9
Kho bãi Đồng Hới (Tỉnh Quảng Bình)
5.000
10
Kho bãi Hồng Lĩnh (Tỉnh Hà Tĩnh)
3.000
11
Kho bãi Thanh Trì (Tp. Hà nội)
15.000
Nguồn: Phòng Kinh doanh.
Đầu kéo đặc chủng Rơmooc thuỷ lực
Mâm xoay gắn trên rơmooc Cần cẩu thuỷ lực
* Tình hình tài sản của Công ty (bảng 2.4).
Bảng 2.4: Tình hình tài sản Công ty
TÀI KHOẢN
31/12/2004
31/12/2005
Chênh Lệch
Ảnh Hưởng Chung(%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
A. TSLĐ & Đầu Tư Ngắn Hạn
55568111337
32.3
49294140826
33.7
-6273970511
-11.3
-3.7
I. Tiền
12663848199
7.4
990308686
0.7
-11673539513
-92.2
-6.8
II. Các Khoản Phải Thu
32313970817
18.8
31701162309
21.7
-612808508
-1.9
-0.4
III. Hàng Tồn Kho
4392944590
2.6
1856035592
1.3
-2536908998
-57.7
-1.5
IV. TSLĐ khác
6197347731
3.6
14746634239
10.1
8549286508
138.0
5.0
B. TSCĐ & Đầu Tư Dài Hạn
116241575934
67.7
97021416815
66.3
-19220159119
-16.5
-11.2
I. TSCĐ
100987404116
58.8
88866848137
60.7
-12120555979
-12.0
-7.1
II. Các Khoản ĐTTC Dài hạn
12894111264
7.5
4450000000
3.0
-8444111264
-65.5
-4.9
III. Chi Phí XD Cơ Bản Dở Dang
2360060554
1.4
3419892012
2.3
1059831458
44.9
0.6
IV. Chi Phí Trả Trước Dài Hạn
0
0.0
284676666
0.2
284676666
0.2
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
171809687271
100.0
146315557641
100.0
-25494129630
-14.8
50
-14.8
TÀI KHOẢN
31/12/2005
31/12/2006
Chênh Lệch
Ảnh Hưởng Chung(%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
A. TSLĐ & Đầu Tư Ngắn Hạn
49294140826
33.7
58100636851
38.8
8806496025
17.9
6.0
I. Tiền
990308686
0.7
1185821827
0.8
195513141
19.7
0.1
II. Các Khoản Phải Thu
31701162309
21.7
39720605875
26.5
8019443566
25.3
5.5
III. Hàng Tồn Kho
1856035592
1.3
1676030579
1.1
-180005013
-9.7
-0.1
IV. TSLĐ khác
14746634239
10.1
15518178570
10.3
771544331
5.2
0.5
B. TSCĐ & Đầu Tư Dài Hạn
97021416815
66.3
91834597771
61.2
-5186819044
-5.3
-3.5
I. TSCĐ
88866848137
60.7
78688596200
52.5
-10178251937
-11.5
-7.0
II. Các Khoản ĐTTC Dài hạn
4450000000
3.0
8275600000
5.5
3825600000
86.0
2.6
III. Chi Phí XD Cơ Bản Dở Dang
3419892012
2.3
4870401571
3.2
1450509559
42.4
1.0
IV. Chi Phí Trả Trước Dài Hạn
284676666
0.2
0.0
-284676666
-100.0
-0.2
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
146315557641
100.0
149935234622
100.0
3619676981
2.5
2.5
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán.
Qua bảng 2.4 phân tích tình hình tài sản của Công ty qua các năm ta có thể thấy tài sản của Công ty có nhiều biến động, năm 2005 so với năm 2004 giảm 14,8% nhưng đến năm 2006 thì lại tăng 2,5%. Ta có thể xem xét các khoản mục chủ yếu như sau:
* Tài Sản Lưu Động: Tài sản lưu động của Công ty trong 2 năm qua cũng có sự biến động. Từ hơn 55 tỉ đồng năm 2004 xuống hơn 49 tỉ đồng năm 2005 và lại lên hơn 58 tỉ đồng năm 2006. Sự tăng lên này chủ yếu là do mức tăng lên của các khoản phải thu. Và đến cuối năm 2006 tỉ trọng tài sản lưu động trong tổng giá trị tài sản của Công ty là gần 39%, tăng khoản 18% so với năm 2005
- Tài Khoản Hàng Tồn Kho: Trong 2 năm vừa qua tình hình hàng tồn kho của Công ty liên tục giảm từ khoảng 4,4 tỉ trong năm 2004, chiếm 2,6% tổng giá trị tài sản xuống còn hơn 1,8 tỉ trong năm 2005, tức giảm hơn 57 % giá trị, và đến cuối năm 2006 còn hơn 1,6 tỉ chiếm khoản 1% giá trị tổng tài sản. Điều này chứng tỏ Công ty đã tổ chức quản lý dự trữ ngày càng tốt hơn, Bởi vì, mặc dù mức dự trữ giảm nhưng vẫn đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra bình thường.
- Các Khoản Phải Thu: Trong 2 năm qua, các khoản phải thu của Công ty giảm nhẹ trong năm 2005 và lại tăng lên trong năm 2006. Từ hơn 32 tỉ trong năm 2004, chiếm gần 19% tổng giá trị tài sản xuống còn hơn 31 tỉ trong năm 2005 và đến cuối năm 2006, lại tăng lên hơn 39 tỉ đồng, chiếm hơn 25% tổng giá trị tài sản của Công ty. Trong thời gian tới Công ty nên tiến hành đổi mới việc quản lý công nợ cũng như trong chính sách thu tiền từ khách hàng và các phương thức thực hiện hợp đồng để hiệu quả hơn.
* Tài Sản Cố Định: Trong 2 năm vừa qua, tài sản cố định của Công ty giảm đi rõ rệt. Giá trị tổng tài sản cố định của Công ty năm 2004 là hơn 100 tỉ, chiếm gần 59 % giá trị tổng tài sản, Đến năm 2005 mặc dù tỉ trọng tăng lên hơn 60% nhưng giá trị lại giảm còn hơn 88 tỉ. Và đến cuối năm 2006, tài sản cố định của Công ty chỉ hơn 78 tỉ, giảm 11% so với năm 2005, còn chiếm khoảng 52% giá trị tổng tài sản. Ta có thể thấy được rằng tỉ trọng tài sản cố định trong tổng giá trị tài sản của Công ty là rất lớn, điều đó cũng dễ hiểu bởi vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải nên tài sản chủ yếu là đầu tư vào các máy móc thiết bị, phương tiện vận tải rơ mooc đầu kéo. Nguyên nhân của việc giảm TSCĐ của doanh nhiệp là do trong năm 2005, doanh nghiệp đã giải thể hình thức liên doanh với gần 200 phương tiện ngoài, do hình thức liên doanh này không mang lại hiệu quả cao. Từ đó tập trung nâng cao năng lực của lực lượng phượng tiện chủ lực của doanh nghiệp. Mặt khác Công ty thực hiện khấu hao nhanh để tạo nguồn trả nợ vay ngân hàng để đảm bảo an toàn cho Sản xuất kinh doanh lâu dài.
* Đầu Tư Tài Chính: Giá trị đầu tư tài chính năm 2005 so với năm 2004 giảm mạnh từ 7,5% còn 3%. Tuy nhiên đến năm 2006 thì đầu tư tài chính dài hạn của Công ty đã tăng trở lại lên gần gấp đôi, khoản hơn 82 tỉ đồng chiếm hơn 5,5% giá trị tổng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm 2006, Công ty tiếp tục đầu tư bổ sung bằng Tài sản cố định Tàu Vietransti mex 05 xuống Cty CP vận tải đa phương thức 6 là Cty con, nhằm tăng mức vốn điều lệ cũng như nắm quyền chi phối của Công ty này, đây là một Công ty con hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển đường biển và đang kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích tình hình sử dụng nguồn vốn (Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Phân tích tình hình sử dụng vốn của Công ty
TÀI KHOẢN
31/12/2004
31/12/2005
Chênh Lệch
Giá Trị
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
Tỉ lệ (%) 05/04
(Đồng)
(Đồng)
(Đồng)
A. Nợ Phải Trả
121.523.808.115
70.7
111340.805.786
76.1
-10.183.002.329
-8.4
I. Nợ Ngắn Hạn
46.793.514.634
27.2
38.691.719.067
26.4
-8.101.795.567
-17.3
II. Nợ Dài Hạn
73.183.093.715
42.6
71.583.228.501
48.9
-1.599.865.214
-2.2
III. Nợ Khác
1.547.199.766
0.9
1.065.858.218
0.7
-481.341.548
-31.1
B. Nguồn Vốn CSH
50.285.879.156
29.3
34.974.751.855
23.9
-15.311.127.301
-30.4
I. Nguồn Vốn , Quỹ
44.696.896.655
26
30.480.350.328
20.8
-14.216.546.327
-31.8
II. Nguồn Kinh Phí, Quỹ Khác.
5.588.982.501
3.3
4.494.401.527
3.1
-1.094.580.974
-19.6
Quỹ khen thưởng phúc lợi
5.588.982.501
3.3
4.494.401.527
3.1
-1.094.580.974
53
-19.6
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
171.809.687.271
100
146.315.557.641
100.0
-25.494.129.630
-14.8
TÀI KHOẢN
31/12/2005
31/12/2006
Chênh Lệch
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ Trọng (%)
Giá Trị
(Đồng)
Tỉ lệ (%) 06/05
A. Nợ Phải Trả
111.340.805.786
76.1
112.264.305.812
74.9
923.500.026
0.8
I. Nợ Ngắn Hạn
38.691.719.067
26.4
55.402.582.449
37.0
16.710.863.382
43.2
II. Nợ Dài Hạn
71.583.228.501
48.9
55.276.512.019
36.9
-16.306.716.482
-22.8
III. Nợ Khác
1.065.858.218
0.7
1.585.211.344
1.1
519.353.126
48.7
B. Nguồn Vốn CSH
34.974.751.855
23.9
37.670.928.810
25.1
2.696.176.955
7.7
I. Nguồn Vốn , Quỹ
30.480.350.328
20.8
33.351.938.109
22.2
2.871.587.781
9.4
II. Nguồn Kinh Phí, Quỹ Khác.
4.494.401.527
3.1
4.318.990.701
2.9
-175.410.826
-3.9
Quỹ khen thưởng phúc lợi
4.494.401.527
3.1
4.318.990.701
2.9
-175.410.826
-3.9
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
146.315.557.641
100
149.935.234.622
100.0
3.619.676.981
2.5
Nguồn: Phòng Tài Chính kế toán
Qua bảng 2.5 phân tích tình hình nguồn vốn của Công ty ta có thể thấy được rằng tổng nguồn vốn của Công ty đã giảm mạnh trong năm 2005 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2006.
Trước tiên ta hãy xem xét tính tự chủ về tài chính.
* Nợ Phải Trả: Nhìn chung Công ty có tỷ suất nợ cao. Trong năm vừa qua tình hình nợ phải trả của Công ty không có sự biến động lớn ngoài việc nợ phải trả của Công ty giảm từ 76% xuống còn gần 75%. Tuy nhiên đơn vị đảm bảo trang trải tất cả các khoản nợ đến hạn, không có nợ quá hạn. Nguyên nhân là đơn vị tiếp tục vay vốn đầu tư đổi mới phương tiện thiết bị, đầu tư hệ thống kho bãi, tạo nên dây chuyền khép kín từ việc tiếp nhận hàng hoá tại Cảng, trung chuyển và lưu hàng hoá tại các vùng kho bãi và vận chuyển trực tiếp đến chân công trình. Bên cạnh đó phần lớn các công trình của doanh nghiệp được thanh toán từ nguồn vốn Ngân sách mà thủ tục thanh quyết
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van.doc
- mucluc.doc