Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Công thương Sầm Sơn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5

1.1. Cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 5

1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 15

1.3. Các nhân tố cảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 34

Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 39

2.1. Khái quát về Ngân hàng Công thương Nam và hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá 39

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá 45

2.3. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Sầm Sơn 66

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SẦM SƠN 71

3.1. Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Công thương Sầm Sơn 71

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng công thương Sầm Sơn 80

3.3. Những kiến nghị 92

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

doc104 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Công thương Sầm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nông nghiệp có tới 2 chi nhánh cấp I, 36 chi nhánh cấp II và 27 phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm…được bố trí từ trung tâm các thành phố, thị xã và hầu khắc các huyện trong tỉnh. có bề dầy về quan hệ với địa phương. Như vậy đây là đối thủ cạnh tranh cần hết sức quan tâm và cần có những chiến lược lâu bền để từng bước thâm nhập thị phần của họ và nhanh chóng tiếp cận thị trường mới. * Nhóm NH cấp II vừa chuyển lên cấp I thuộc các ngân hàng vừa tách ra từ ngân hàng cấp I nêu trên như NHCT Bỉm Sơn, NHCT Sầm Sơn. NHĐT& PTBỉm Sơn, NHNO&PT Sầm Sơn. Do vừa tách ra trong vòng 2- 3 năm qua nên quy mô hoạt động còn bé, mạng lưới bó hẹp trên địa bàn hoạt động cũ đều có những khó khăn ban đầu như nhau. Song từng chi nhánh cũng đang phát huy lợi thế của mình xây dựng chiến lược mỡ rộng mạng lưới, đẩy nhanh quy mô hoạt động chiếm lĩnh các thị phần. * Nhóm NH ngoài quốc doanh mới thành lập. Đây là nhóm ngân hàng mới hình thành trong vòng 3 năm nay mạng lưới còn hạn chế, quy mô nhỏ. Nhưng với phương châm chấp nhận lỗ để chiếm lĩnh thị phần bằng nhiều giảI pháp như: tăng lãi suất huy động, lãi suất cho vay hợp lý, phí dịch vụ thấp….đang từng bước chiếm lĩnh thị phần nhất là thị phần nguồn vốn. * Nhóm NH chính sách như: NHCS, NH Phát triển, quỹ tín dụng nhân dân. Loại hình ngân hàng có thị trường hoạt động riêng trên những lĩnh vực có tính chất xã hội, việc tham gia thị trường của các ngân hàng này càng hiệu quả và phong phú sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM khác phat triển tốt hơn và như vậy mức độ cạnh tranh đối với các ngân hàng này không lớn. 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn Tỉnh Thanh hoá 2.2.1. Năng lực tài chính 2.2.1.1. Quy mô vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng vốn Hiện nay NHCT Việt Nam chưa thực hiện cơ chế giao vốn cho các đơn vị thành viên, do vậy tiêu chí này nếu ta xét tại NHCT Sầm Sơn thì không đầy đủ rõ nét mà phụ thuộc vào khả năng tăng trưởng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống NHCT Việt Nam. Nếu xét trong vòng 4 năm lại đây, từ năm 2004 đến năm 2007 hệ số an toàn vốn của NHCT Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể: Năm 2004 vốn điều lệ từ 3.327 tỷ đồng lên 7.616 tỷ đồng năm 2007 (tăng 4.289 tỷ đồng) và đã trở thành NHTM có số vốn chủ sở hữu thuộc tốp đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam. Tuy vậy, tỷ lệ an toàn vốn còn rất thấp chỉ đạt gần 5% và chưa đạt tỷ lệ vốn tối thiểu là 8% mà NHNN quy định. Bảng 2.4: So sánh quy mô vốn chủ sở hữu của NHCT Việt Nam với một số NHTM khác TT Ngân hàng Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tăng trưởng 2007/2004 1 NHCTViệt Nam 4.593 4.999 5.607 10.384 126% 2 NHNT Việt Nam 7.181 8.416 11.127 13.551 88% 3 NHĐT&PT Việt Nam 3.062 3.150 4.502 8.405 174% 4 NHNN&PTNT Việt Nam 9.078 99.607 11.228 15.342 69% 5 NHSACOMBANK. 859 1.710 2.429 7.344 755% 6 NHTMCP ACB 710 1.283 1.653 6.247 779% Nguồn: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2004-2007. Qua số liệu trong bảng 2.4 cho thấy, với số vốn chủ sở hữu đạt 10.384 tỷ đồng NHCT Việt Nam trở thành NHTM lớn về nguồn vốn, nguồn vốn này tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân NHNCT Việt Nam mang lại và nguồn vốn cấp bổ sung của Chính phủ trong những năm 2007, nó đã xác định quy mô hoạt động và duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn đều tăng qua các năm, nhằm tăng khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro, đồng thời tăng thêm sức cạnh tranh. Kết quả năm 2007 cho thấy, trong 6 ngân hàng có thị phần lớn trên thị trường Việt Nam, NHCT Việt Nam có quy mô vốn chủ sở hữu cao hơn so với Sacombank, ACB, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, đứng sau Ngoại thương và Nông nghiệp. Xét về tốc độ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu có thể thấy, NHCT Việt Nam có tỷ lệ cao, đạt 126% trong giai đoạn 2004-2007. Tỷ lệ tăng trưởng quy mô vốn của NHCT Việt Nam đứng thứ hai trong bốn NHTM nhà nước, chỉ đứng sau NH ĐT& PT Việt Nam. 2.2.1.2. Khả năng sinh lời Với phương châm "phát triển - an toàn - hiệu quả" trong những năm qua, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCT Sầm Sơn không ngừng được nâng cao; thể hiện qua bảng 2.5: Bảng 2.5: Lợi nhuận của NHCT Sầm Sơn thời kỳ 2004-2007 Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 I Tổng thu Tăng so với năm trước 9,583 97% 9,778 102% 15,919 162% 22,778 143% 1 - Thu từ lãi cho vay 8,625 9,101 12,562 15,500 2 - Thu từ phí điều vốn 2,701 3,422 3 - Thu nhập ngoài lãi 74 208 323 422 II Tổng chi phí Tăng trưởng so với năm trước 9,019 0,96% 9,908 9,8% 14,389 45% 20,878 45% III Lợi nhuận sau thuế 0,564 0,9 0,328 1,9 Tăng trưởng so với năm trước 98% 159% 170% 124% IV - Chỉ tiêu ROA 0,5% 0,7% 0,2% 0,8% Nguồn: Báo cáo của NHCT Sầm Sơn 2004-2007. Để phân tích khả năng sinh lời cần phải dự vào chỉ số: ROA và ROE. Song chỉ số ROE là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu vì tính chất hạch toán toàn nghành Sầm Sơn chỉ đánh giá phân tích chỉ số ROA mặc dù cũng còn chưa đầy đủ: Chỉ số ROA là tỷ lệ lợi nhận sau thuế trên tổng tài sản. Chỉ tiêu ROA của NHCT Sầm Sơn năm 2007 là năm có tỷ lệ cao đạt 0,8 kể từ năm 2004 lại đây. Các năm trước đó chỉ số thất thường chẳng hạn năm 2004 là 0,5%; năm 2005 lên 0,7%; năm 2006 giảm xuống còn 0,2%; nguyên nhân chính là phảI trích dự phòng rủi ro lớn 2,5 tỷ đồng trong năm 2006. Tổng thu nhập NHCT Sầm Sơn năm 2007 tăng 2,4 lần so với năm 2004. Trong cơ cấu thu nhập, khoản thu từ tín dụng là chủ yếu chiếm 68% trong tổng thu nhập và nguồn từ dịch vụ cũng tăng chiếm tỷ trọng 1,8% trong tổng thu nhập song vẫn ở mức thấp so với các ngân hàng trên địa bàn. Điều đó chứng tỏ trong những năm qua, hoạt động huy động vốn và cho vay vẫn là hoạt động chủ đạo mang lại nguồn chủ yếu cho NHCT Sầm Sơn, còn hoạt động dịch vụ chỉ chiếm phần thứ yếu. Lợi nhuận sau thuế năm 2007 gấp 1,9 lần so với năm 2004 tuy có tăng trưởng song rất thấp do đơn vị quy mô hoạt động thấp trong khi đó phải trả lãi nhận vốn điều hoà cao và phải tăng chi phí phí công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng. mặt khác trong những năm qua thực hiện làm sạch tín dụng NHCT Sầm Sơn đã sử lý gần 5,9 tỷ nợ rủi ro do vậy các năm đều phảI trích dự phòng rủi do làm lợi nhuận giảm. 2.2.1.3. Năng lực quản trị rủi ro Hệ số an toàn vốn thấp (gần = 5% năm 2007) nên khả năng chống đỡ rủi ro của NHCT Việt Nam thấp, làm hạn chế khả năng huy động vốn và khả năng cạnh tranh trên thị trường; Mặt khác lợi nhuận ngân hàng có hàng năm song rất thấp chưa đủ để cải thiện hệ số an toàn. Ngân hàng chỉ có thể tăng vốn mạnh khi được chính phủ cấp vốn bổ sung, phát hành trái phiếu dài hạn trên thị trường để huy động vốn hoặc cổ phần hoá để huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong những năm qua một số NHTM nhà đầu tư khác như NHĐT&PT Việt Nam, NHNT Việt Nam đã sử dụng phương án phát hành trái phiếu dài hạn, trái phiếu chuyển đổi ra công chúng để tăng cường năng lực tài chính và NHNT Việt Nam đã cổ phần hoá qua đó đã huy động một khối lượng vốn lớn từ các nhà đầu tư. Nhờ vậy vốn tự có của các NHTM đã có những cải thiện đáng kể. 2.2.2. Năng lực huy động và sử dụng vốn 2.2.2.1. Năng lực huy động vốn NHCT Sầm Sơn luôn xác định tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn đối với việc mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh và đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế trên địa bàn Tỉnh Thanh Hoá nói riêng, nền kinh tế nói chung. Trong những năm qua NHCT Sầm Sơn rất chú trọng và làm tốt công tác này, tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng một cách nhanh chóng, qua các năm và trở thành một đơn vị có tốc độ tăng trưởng cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Bảng 2.6: Tình hình huy động vốn của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) % so năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) % so năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) % so năm trước Tổng nguồn vốn 86,756 89,500 103% 112 125% 165 147% P. loại theo TPKT 1. TG dân cư 34,782 1,18% 41,5 1,19% 83% 49,8 1,2% 120% 61,6 38,2% 123% 2. TG TCKT 51,974 59,9% 48 53,6% 94% 62,6 55,9 130% 102 61,8% 162% Phân loại tiền 1. Nội tệ 83,2 96% 42,2 47% 50,7% 104 92,8% 246% 156 94,5% 150% 2. Ngoại tệ 3,5 4% 6,9 53% 197% 8,3 7,2% 120% 7,4 5,4% 89% Phân theo chu kỳ 1. Không kỳ hạn 53 61,6% 20,1 22,4% 40,5% 31,4 28% 156% 48 29% 152% 2. Có kỳ hạn 33 38,3% 69,4 77,5% 209% 81,4 72% 117% 117 71% 143% Nguồn: Báo cáo của NHCT Sầm Sơn từ năm 2004 đến năm 2007. Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn của NHCT Sầm Sơn qua các thời kỳ từ năm 2004 - 2007 là khá nhanh, song thiếu vững chắc bởi lẽ cơ cấu nguồn vốn của các TCKT huy động từ các doanh nghiệp mang tính tạm thời vào các thời điểm cuối kỳ. Tính đến 31/12/2007 Tổng nguồn vốn đạt 165 tỷ đồng tăng trưởng 147% so với năm 2006, bằng 191% so với năm 2004. Đạt được kết quả nêu trên, NHCT Sầm Sơn đã thực hiện đổi mới toàn diện hoạt động của mình, tích cực chủ động khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi đặc biệt là nguồn vốn dân cư đưa ra những chính sách khách hàng phù hợp nhằm giữ khách hàng và thu hút các khách hàng mới đó là: NHCT Luôn không ngừng quan tâm tới cơ sở vật chất tạo cảnh quan bắt mắt làm yên lòng quý khách như nâng cấp các điểm giao dịch, mở rộng các sản phẩm dịch vụ. Không ngừng đổi mới trang thiết bị hiện đại. Đào tạo lại đội ngũ Giao dịch viên đáp ứng yêu cầu Công nghệ mới, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho Khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tiết kiệm thời gian nhất. Tổ chức tiếp thị và khuyến mại phù hợp với khả năng tài chính của NHCT và thị hiếu khách hàng, tạo ra các sản phẩm huy động vốn gửi thời gian dài nếu có nhu cầu rút vốn một phần hay toàn bộ tại thời điểm ngân hàng sẽ chi trả lãi theo khung lãi suất của thời gian rút vốn. Lãi suất bậc thang theo khối lượng tiền gửi. Trong 5 năm qua thực hiện thu tận nơi và trả tận nơi với khách có nhu cầu tạo mọi tiện ích về phía khách hàng, chú trong tới đối tác quan hệ tín dụng, chọn lọc khách hàng tốt có tiềm lực kinh tế mạnh để lập quan hệ tín dụng đó là tấm gương phản chiếu hiệu quả an toàn vốn của người gửi tạo uy tín bền vững trong hoạt đọng kinh doanh nói chung và trong công tác huy động vốn nói riêng. -Tiếp tục nêu cao tinh thần thái độ phục vụ tốt, tuyên truyền quảng bá hấp dẫn và khả năng thâm nhập thị trường của đội ngũ cán bộ tín dụng, của cán bộ trong cơ quan với phương châm không ngồi chờ khách tới mà phải huy động tận nơi và trả tận nơi kèm theo quà tặng. Trong hoạt động khuyến mại, đã thực hiện linh hoạt khuyến mại cơ hội khi biết khách có tiềm năng Đây là những hoạt động huy động nguồn vốn khá thành công phù hợp với khả năng thu nhập, tâm lý của người gửi tiền… Điều đó đã mang lại ưu thế cho NHCT Sầm Sơn trong cạnh tranh về hoạt động huy động vốn. Nhờ nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh, NHCT Sầm Sơn luôn phấn đấu đảm bảo cân đối vốn nhằm mở rộng phát triển kinh tế đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu cần thiết hợp lý cho mọi thành phần kinh tế, tạo thế chủ động trong linh hoạt hoạt động kinh doanh của mình. Những kết qủa trên thể hiện đúng đắn chiến lựơc kinh doanh cũng như những nỗ lực của tập thể cán bộ NHCT Sầm Sơn luôn quan tâm, chú trọng đến hoạt động huy động vốn, phát huy tốt những lợi thế về nguồn nhân lực, uy tiến vị trí kinh doanh và công nghệ hiện đại của NHCT Sầm Sơn. 2.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Sầm Sơn thể hiện trên bảng 2.7. Bảng 2.7: Tình hình sử dụng vốn của NHCT Sầm Sơn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) (+/-) so năm trước% Số tiền Tỷ trọng (%) (+/-) so năm trước% Tổng dư nợ 86 175 203% 350 200% I. Theo thời gian 1. Nợ ngắn hạn 64 74% 105 60% 164% 200 57% 190% 2. Nợ dài hạn 22 26% 70 40% 318% 150 42,8% 214% II. Theo thành phần kinh tế 1. DNNN 25 29% 20 114% 80% 0 0% O% 2. DN NNN 61 71% 155 88,5% 254% 350 100% 225% III. Theo loại tiền 1. Nội tệ 86 100% 155 88,5% 180% 225 64,3% 145% 2. Ngoại tệ 0 20 11,4% - 125 35,7% 625% Nợ quá hạn 3,5 4% 1,7 0,98% 48,5% 0,5 0,15% 29,4% Nguồn: Báo cáo của NHCT Sầm Sơn từ năm 2004 đến năm 2007. Tổng dư nợ cho vay có tốc độ tăng trưởng cao: Năm 2007 so 2004 tốc độ tăng trưởng 406% và năm 2007 so 2006 tốc độ tăng trưởng 200%. Bình quân mỗi năm tăng 100 đến 175 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 100% năm. Đến năm 2007 đạt 350 tỷ đồng, trong đó: Dự nợ trung hạn và dài hạn tăng trưởng tương đối nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng từ 42,8% trong tổng số dư nợ, tính đến 31/12/2007 dư nợ trung hạn và dài hạn là150 tỷ đồng tăng 128 tỷ đồng so với năm 2004 tốc độ tăng là 681%. Dư nợ ngắn hạn cũng có độ tăng trưởng cao nhất là năm 2007, đến 31/12/2007 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 200 tỷ đồng, tăng 136 tỷ đồng tương đương tăng 312% so với năm 2006. Về hoạt động tín dụng NHCT Sầm Sơn tuy không có lợi thế về nguồn vốn huy động tai chổ và môi trường đầu tư ngay trên địa bàn thị xã Sầm Sơn. Nhưng cái lợi thế về địa lợi thì không nơi nào có được và NHCT Sầm Sơn có một đội ngũ cán bộ lãnh đạo có mối quan hệ rộng và một đội ngũ cán bộ tín dụng có năng lực và giầu tâm huyết và đạo đức trong sáng. Với lợi thế đó NHCT Sầm Sơn đã tiếp cận các dự án lớn tham gia đồng tài trợ dự án đã và đang giải ngân trên 300 tỷ đồng, thu hút nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh hàng đầu trong tỉnh chuyển toàn bộ hoạt động về NHCT Sầm Sơn như: Công ty cổ phần lắp máy số 5, công ty cổ phần Bia Thanh Hoa, Công ty cổ phần xây dựng I, Công ty đương Nông cống…với tổng các dự án đầu tư đẫ ký HĐTD lên gần 980 tỷ đồng. Với khả năng nguồn vốn lớn mạnh của NHCT Việt Nam và khả năng huy động nguồn vốn tại NHCT Sầm Sơn và chính sách cho vay lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay với cơ chế linh hoạt, ưu đãi đối với những khách hàng truyền thống, có tín nhiệm và khách hàng lớn đã tạo ra sự cạnh tranh rất lớn đối với các ngân hàng khác. Đi đôi với việc tăng trưởng tín dụng thì chất lượng tín dụng được NHCT Sầm Sơn đặc biệt quan tâm, tất cả các khách hàng có quan hệ tín dụng đều được phân tích, đánh giá xếp loại và phân loại theo quy định để có định hướng, quyết sách tăng giảm tín dụng cho vay phù hợp, hạn chế rủi ro. Một trong những chỉ tiêu đánh giá chất lượng quan hệ tín dụng đó là tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ, nợ nhóm 02 tiềm ẩn tương lai gần của rủi ro. Nợ quá hạn thường là dấu hiệu chính thức đầu tiên đối với một khoản vay có vấn đề, hay ít nhất đó cũng là dấu hiệu của việc xác định không phù hợp với các điều kiện cho vay như dánh giá thông tin về khách hàng chưa chuẩn xác hay thời hạn trả nợ, phương thức trả nợ chưa hợp lý…. Bảng 2.8: Quy mô và quản lý rủi ro tín dụng Đơn vị: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh số cho vay 79 116 137 342 2 Doanh số thu nợ 85 85 200 167 3 Dư nợ bình quân/CBNV 2.000 2.560 3.500 7.000 4 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 3,1 2,9 0,98 0,15 5 Tổng số trích DPRR tín dụng 0 978 2.500 4.000 6 Tổng dư nợ đã xử lý rủi ro tín dụng 3,500 900 1500 0 Nguồn: Báo cáo của NHCT Sầm Sơn từ năm 2004 đến năm 2007. Bảng 2.8 cho thấy nợ quá hạn tại NHCT Sầm Sơn trong những năm qua là ở mức thấp nhất đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu cao nhất mới là 3,1% trong năm 2004 và thấp nhất là 0.15% trong năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu ở đây là tỷ lệ được xác định, phân loại theo cơ chế phân loại nợ mới của NHCT Việt Nam ban hành tuân thủ theo chuẩn mực quốc tế. Theo đó mọi khoản nợ đều được phân loại và xếp vào 1 trong 5 nhóm(từ nhóm 1 đến nhóm 5) trong đó từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu. Quản trị tốt việc trích từ dự phòng rủi ro tín dụng: Chấp hành đúng việc phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, đưa chuẩn mực đánh giá chất lượng tín dụng sát với chuẩn mực phân loại nợ quốc tế đã được phân loại trên cơ sở có cả yếu tố định lượng và yếu tố định tính gắn với phân tích, đánh giá khả năng tài chính của khách hàng để phân loại nợ, Thực hiện trích rủi ro những năm 2004 và 2007 đã bao gồm tỷ lệ trích dự phòng rủi ro chung là 0.75%/năm và tỷ lệ dự phòng rủi ro cụ thể đối với từng nhóm nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5. Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro tại NHCT Sầm Sơn tương đối thấp bởi tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản cao, tỷ lệ các khoản nợ nhóm 2 đến nhóm 5 rất thấp. Với thực trạng dư nợ cho vay như đã phân tích có thể đánh giá chất lượng tín dụng của NHCT Sầm Sơn đến 31/12/2007 là tốt bởi tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ qua các năm đều ở mức thấp. Song không được chủ quan dó bất thường của nền kinh tế chịu tác động của hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng kéo theo tiềm ẩn rủi ro không nhỏ cho đồng vốn NH. Do vậy luôn coi trọng đến chất lượng tín dụng và phấn đấu bền bỉ vì chất lượng tín dụng để an toàn trong hoạt động kinh doanh. Có thể nói có chính sách cho vay là hợp lý và có chiến lược phát triển đúng đắn, quản trị tốt rủi ro tín dụng đã đem lại NHCT Sầm Sơn nguồn thu về tín dụng tăng trưởng ổn định qua các năm và nó là nguồn thu quan trọng hiện nay trong hoạt động kinh doanh của NHCT Sầm Sơn chiếm trên 90% trong tổng thu nhập. 2.2.3. Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng 2.2.3.1. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ Kết quả thực hiện dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và thành toán quốc tế của NHCT Sầm Sơn qua các năm thể hiện như sau: Bảng 2.9: Tình hình kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Thực hiện % so 2005 Thực hiện % so 2006 I Kinh doanh ngoại tệ 1 Doanh số mua vào Triệu USD 0,5 0,8 160% 1 125% 2 Doanh số bán ra Triệu USD 0,48 0,9 187% 0,97 107% 3 Lãi KDNT Tỷ VNĐ 0,08 0,12 150% 0,155 129% II DS chi trả kiều hối Triệu USD 0,07 0,3 428% 0,8 266% IV DS thu đối ngoại tệ Triệu USD 0,2 0,29 145% 0,8 275% VI Western Union Triệu USD 0,05% 0,20 400% 0,7 350% Nguồn: Cân đối tổng hợp qua các năm của NHCT Sầm Sơn. Doanh số mua ngoại tệ tăng trưởng hàng năm với tốc độ tương đối cao từ 25% đến 160% Đến 31/12/2007 doanh số mua vào đạt 1 triệu USD tăng 0,2 triệu USD so với năm 2006 tỷ lệ tăng 125% Lãi về kinh doanh ngoại tệ thu được cũng tăng trưởng hàng năm theo quy mô hoạt động, tuy còn nhỏ nhưng hoạt động này đã góp phần hỗ trợ cho các hoạt động chính và tăng năng lực cạnh tranh của NHCT Sầm Sơn. Doanh số chi trả kiều hối cũng tăng trưởng nhưng mức tăng còn hạn chế. Từ cuối năm 2004, NHCT Việt Nam đã ký hợp đồng đại lý chuyển tiền thanh toán kiều hối với Wstem Union một công ty hoạt động trong lĩnh vực chuyền tiền lớn nhất thế giới đã tạo điều kiện cho NHCT Sầm Sơn mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và có sự tuyên truỳên, quảng bá rộng rãi đến các đối tượng người đi lao động ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới chi nhánh và các điểm giao dịch tại các khu vực đông dân cư. Qua đó thời gian của tiền nước ngoài về Việt Nam được giảm xuống đáng kể, giảm phí chuỷên tiền trung gian, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng. Năm 2007 doanh số chi trả kiều hối đạt 0,8 triệu USD, tăng 0,5 triệu USD so với năm 2006, tốc độ tăng 266%; Trong đó thanh toán qua dịch vụ Wstem Union đạt 0,7 triệu USD tăng 0,5 triệu USD tỷ lệ tăng 140% so với năm 2006 Thu đổi ngoại tệ: Tính đến 31/12/2007số ban thu đổi ngoại tệ của NHCT Sầm Sơn là 1 bàn thu đổi trực tiếp. Doanh số thu đổi ngoại tệ đạt 0,8 triệu USD tăng 0,51 triệu USD tỷ lệ tưng 310% so với năm 2006 Có thể thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ ty còn rất thấp song đã và đang đựơc mở rộng và từng bước phát triển phù hợp với xu thuế hội nhập. 2.2.3.2. Dịch vụ thẻ Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng ngày càng lớn và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Để tập trung nghiên cứu và triển khai ứng dụng các sản phẩm, năm 2006 NHCT Sầm Sơn đã thành lập tổ tiếp thị sản phẩm mới nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của dịch vụ thẻ, và phối hợp với việc chăm sóc khách hàng nguồn vốn. Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đang được nghiên cứu ứng dụng như dịch vụ thu hộ, chi hộ tiền….. Trong khối NHTM Nhà nước sự phát triển sản phẩm thẻ của NHCT Việt Nam tuy mới bắt đầu và muộn hơn các NHTM khác nhưng với sự tập trung nguồn lực và quyết tâm đổi mới, mạng lưới máy ATM của NHCT Việt Nam tăng lên nhanh chóng và rộng khắp. Đến năm 2007 toàn bộ hệ thống đã có tren 742 máy ATM. NHCT Sầm Sơn cũng là một trong các chi nhánh của NHCT Việt Nam sơm được trang bị sử dụng máy ATM. Từ năm 2006 có 01 máy ATM đến năm 2007 NHCT Sầm Sơn đã có 03 máy ATM được bố trí giao dịch ở các vị trí đông dân cư, công sở và có số doanh số hoạt động hiệu quả. Việc tăng gia số lượng tài khoản cá thể để mở thẻ ATM cũng kéo theo số dư tiền gửi của loại tài khoản này cũng tăng trưởng mạnh mẽ, nguồn vốn huy động được thông qua tài khoản gửi ATM là tương đối lớn - Năm 2006 đạt số dư là 1,7 tỷ đồng thì đến năm 2007 đã đạt ở mức 4 tỷ đồng. Để nhanh chóng trong một thời gian ngắn NHCT Sầm Sơn đã đạt một khối lượng thẻ trên 14.000 thể ngang bằng các NHTM khác. NHCT Sầm Sơn đã thực hiện 02 giảI pháp: - Thực hiện chỉ thị “ 20” của Thủ tướng chính phủ về thanh toán lương qua thẻ, NHCT Sầm Sơn với lợi thế quan hệ và uy tín ngân hàng trên địa bàn đã được lãnh đạo thị xã giao NHCT Sầm Sơn tổ chức hội nghị triển khai tiếp nhận toàn bộ các đơn vị hưởng lương từ ngân sách thanh toán lương qua thẻ. - Hàng năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá gần 10.000 học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng đại học. NHCT Sầm Sơn đã được sở giao dục thông nhất giao cho các trường phổ thông trung học cơ sở phối hợp với NHCT Sầm Sơn phát hành thẻ cho các cháu tại trường chuyên và lớp chọn; bởi đây là con số cơ bản trúng tuyển tại các kỳ thi. Một giải pháp đón đầu các tân sinh viên. Nhìn chung thị trường thẻ trên địa bàn Tỉnh thanh Hoá vẫn còn rất nhìêu tiềm năng, với số lượng lao động còn ít và mặt bằng giao dịch hạn hẹp thì NHCT Sầm Sơn cần khai thác triệt để thị trường thẻ, tăng cường sử dụng và từng bước nâng cấp tăng cường thêm các tiện ích cho máy ATM để mở rộng mạng lưới giao dịch để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và từ đó tăng nguồn thu dịch vụ. 2.2.3.3. Mở tài khoản thanh toán Thanh toán quan ngân hàng luôn là nền tảng quan trọng để phát triển và mở rộng hoạt động các NHTM. Thời kỳ hội nhập là cơ hội rất lớn để cá NHTM phát triển mạnh việc thanh toán qua ngân hàng. Giảm dần thói quen thanh toán bằng tiền mặt đã ăn sâu trong nền kinh tế Việt Nam qua nhiều thập kỷ qua. Số lượng tài khoản thanh toán mở tại NHCT Sầm Sơn có tốc độ tăng trưởng tốt. năm 2004 có 282 tài khoản thì đến năm 2007 đã có 452 tài khoản, trong đó tài khoản của cá nhân là 327 tài khoản và tài khoản của tổ chức là 125 tài khoản. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 3 năm gần đây về tài khoản cá nhân là 41% về tài khoản của các tổ chức là 5%. Doanh số thanh toán qua ngân hàng tại NHCT Sầm Sơn cũng có tốc độ tăng trưởng tốt. Năm 2004 doanh số thanh toán qua ngân hàng không dùng tiền mặt 15.308 món, số tiền 130 tỷ đồng thì đến năm 2007 doanh số thanh toán không dùng tiền mặt số món 42.862 Số tiền 560 tỷ đồng. Như vậy về số lượng đã tăng 2,8 lần về doanh số thanh toán tăng lên 4,3 lần. Hệ số thanh toán qua ngân hàng ngày càng được nâng cao chất lượng phục vụ và tạo nhiều tiện ích cho khách hàng và ngày càng gần gũi hơn so với các lớp dân cư và các thành phần kinh tế xã hội. 2.2.4. Năng lực điều hành và quản trị nguồn nhân lực 2.2.4.1. Trình độ tổ chức quản lý - Phương pháp quản lý: Nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp quản lý Ban lãnh đạo NHCT Sầm Sơn quản lý theo phương pháp chất lượng và kết quả cuối cùng, lấy chỉ tiêu kế hoạch làm công cụ kết hợp với phương pháp giao khoán tài chính, thực hiện chi trả tiền lương theo kết quả công việc đến người lao động. NHCT Sầm Sơn là đơn vị nhận khoán tài chính về quỹ thu nhập hàng năm với trụ sở chính của NHCT Việt Nam. Các năm từ 2003-2007 đều căn bản hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. - Mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức tại NHCT Sầm Sơn gồm 6 phòng ban nghiệp vụ và 1 phòng giao dịch, một điểm giao dịch, 02 quỹ tiết kiệm, một tổ tiếp thị và có 3 điểm đặt máy ATM. Tổ chức tương đối gọn, phù hợp và hoạt động chủ yếu tại trụ sở trung tâm. Các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm chủ yếu làm nhiệm vụ huy động vốn. Lao động được bố trí trọng tâm cho các phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng như: Kế toán ngân quỹ, tín dụng, tiếp thị dịch vụ mới. 2.2.4.2. Cơ cấu, trình độ của bộ máy lãnh đạo và cán bộ Ban lãnh đạo NHCT Sầm Sơn gồm 04 người về trình độ chuyên môn: 4 đại học, đứng đầu đơn vị đúng việc phù hợp với sở trường của từng cá nhân, đồng thời luôn là trung tâm của sự đoàn kết nội bộ trên cơ sở đó tạo nên sự thông nhất cao trong lãnh đạo điều hành. Ban lãnh đạo đơn vị luôn nhận thức được tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh nên luôn luôn đề ra mọi phương hướng mục tiêu hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị, biết gắn lợi ích của cá nhân với lợi ích của tập thể. Nhiệm vụ đặc biệt NHCT Việt Nam giao cho NHCT Sầm Sơn và cũng là mục tiêu tập thể cán bộ NHCT Sầm Sơn phấn đấu là tập trung xây dựng hình mẫu về ngân hàng hiện đại đại trong hệ thống NHCT Việt Nam, là một trong những nơi thực hiện nhiệm vụ ứng dụng khoa học công nghệ ứng dụ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn.doc
  • docbia.doc
Tài liệu liên quan