Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến 2015

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

LỜI MỞ ĐẦU

CHưƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA NHTM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP -------------------------- 1

1.1 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM -------------------------------------------- 1

1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHTM ------------------------------------------- 1

1.1.2 Những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ----------------------------------------- 4

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM ----------------------- 9

1.1.3.1 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vi mô ------------------------------ 9

1.1.3.2 Tác động của các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô -----------------------------11

1.1.3.3 Các yếu tố nội bộ của NHTM - Chuỗi giá trị của NHTM -------------------12

1.1.4 NHTM LÀM GÌ ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ---------------16

1.2 BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRUNG QUỐC -------------------------------------14

1.2.1. Cải cách ngành ngân hàng Trung quốc khi gia nhập WTO. -----------------------14

1.2.2. Các bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống

NHTM Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập. --------------------------------------14

KẾT LUẬN CHưƠNG I ----------------------------------------------------------------------16

CHưƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN

HÀNG ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ----------------------------------17

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU Tư VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM ----------------------------------------------------------------------------------------------17

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ----------------------------------------------------17

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ---------------------------------------------------------------------------18

2.1.3 Kết quả hoạt động của BIDV những năm gần đây ----------------------------------19

2.2 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV : ----------------------------23

2.2.1 Phân tích thực trạng các yếu tố nội bộ của BIDV -----------------------------------21

2.2.1.1 Năng lực Tài chính ---------------------------------------------------------------21

2.2.1.2 Nguồn nhân lực -------------------------------------------------------------------23

2.2.1.3 Trình độ công nghệ ----------------------------------------------------------------25

2.2.1.4 Hệ thống mạng lưới chi nhánh --------------------------------------------------27

2.2.1.5 Năng lực quản trị điều hành, Kiểm soát và quản trị rủi ro -------------------28

2.2.1.6 Các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng -------------------------------------------32

2.2.2 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu về năng lực cạnh tranh của BIDV -------------36

2.2.2.1 Điểm mạnh -------------------------------------------------------------------------36

2.2.2.2 Điểm yếu của BIDV -------------------------------------------------------------37

2.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRưỜNG -------------------38

2.3.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô ---------------------------------------------------------38

2.3.2 Phân tích các nhóm đối thủ cạnh tranh -----------------------------------------------42

2.3.2.1 Các định chế tài chính ngân hàng -----------------------------------------------42

2.3.2.2 Các định chế tài chính phi ngân hàng ------------------------------------------46

2.4 NĂNG LỰC LÕI VÀ VỊ THẾ CỦA BIDV TRONG HỆ THỐNG NHTM

VIỆT NAM ------------------------------------------------------------------------------45

2.4.1 Ma trận hình ảnh cạnh tranh -----------------------------------------------------------51

2.4.2 Năng lực lõi của BIDV ------------------------------------------------------------------54

2.4.3 Vị thế của BIDV trong hệ thống NHTM Việt Nam ---------------------------------54

TÓM TẮT CHưƠNG 2 -----------------------------------------------------------------------57

CHưƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

NGÂN HÀNG ĐẦU Tư & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 ----------------58

3.1 XU HưƠNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

NGÂN HÀNG ĐẾN 2015. ------------------------------------------------------------- 58

3.2. ĐỊNH HưỚNG VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU Tư &

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ĐẾN 2015 -------------------------------------------------60

3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH BIDV ------------62

3.3.1. Nhóm giải pháp năng cao năng lực tài chính ----------------------------------------62

3.3.1.1 Giải pháp tăng vốn ----------------------------------------------------------------62

3.3.1.2 Giải pháp xử lý nợ xấu - làm sạch bảng cân đối kế toán --------------------64

3.3.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị điều hành -----------------------------65

3.3.2.1 Giải pháp tăng cường năng lực quản trị điều hành ---------------------------65

3.3.2.2 Giải pháp quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ ----------------------------------65

3.3.3 Giải pháp về nguồn nhân lực ----------------------------------------------------------68

3.3.4 Nhóm giải pháp về marketing ----------------------------------------------------------72

3.3.4.1 Giải pháp phát triển sản phẩm, dịch vụ NH hiện đại -------------------------72

3.3.4.2 Phát triển nền tảng khách hàng vững chắc ------------------------------------75

3.3.4.3 Phát triển và nâng cao hiệu quả mạng lưới và kênh phân phối -------------78

3.3.4.4 Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và Marketing ------------------------80

3.3.4.5 Xây dựng và phát triển văn hoá BIDV -----------------------------------------81

3.3.5 Đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng công nghệ ----------------------------------------------82

3.4 KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NưỚC VÀ CHÍNH PHỦ -----------------83

TÓM TẮT CHưƠNG III ----------------------------------------------------------------------84

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

pdf114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7929 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
39 - + Về hoạt động bảo lãnh: Là dòng sản phẩm có thế mạnh và truyền thống của BIDV, đến 31 12 2009 đạt mức thu hơn 560 tỷ, chiếm 39% tổng thu và tăng trƣởng 20% so với năm 2008. Số dƣ ròng bảo lãnh năm 2009 đạt khoảng 39.000 tỷ đồng, tăng trƣởng 22% so với năm 2008. + Về hoạt động thanh toán: Hoạt động thanh toán (bao gồm các dịch vụ thanh toán trong nƣớc, thanh toán quốc tế và tài trợ thƣơng mại) luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ của BIDV. Với tỷ trọng 45% tổng thu dịch vụ và tốc độ tăng trƣởng 44% so với năm trƣớc, hoạt động thanh toán luôn khẳng định vai trò quan trọng trong dịch vụ của BIDV. Bên cạnh các hoạt động thanh toán truyền thống, một số hoạt động dịch vụ thanh toán đang đƣợc đẩy mạnh tại BIDV gồm: dịch vụ thu NSNN của ngành thuế, hải quan với KBNN, dịch vụ quản lý tiền mặt toàn cầu cho doanh nghiệp Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia,... tại Việt Nam. + Các hoạt động khác Các hoạt động dịch vụ khác (bao gồm dịch vụ thẻ, phi tín dụng, BSMS, bảo hiểm,…) cũng đạt mức thu hơn 200 tỷ đồng, tăng trƣởng 39% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 14% trong tổng thu dịch vụ của BIDV.  Những hạn chế + Về tín dụng: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ so thấp khoảng 10%-11% và luôn có xu hƣớng giảm do tín dụng doanh nghiệp có quy mô và tốc độ cao. Tỷ trọng này tại các NHTM đặc biệt là khối cổ phần phổ biến từ 35-50%. ( Xem phụ lục 9) Dịch vụ ngân hàng hiện đại: So với dịch vụ của các ngân hàng nhƣ ANZ, HSBC, ACB, VCB,… dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng. BIDV cung cấp thẻ thanh toán, Mobile banking và Home banking, với dịch vụ Internet banking, Phone banking chỉ dừng lại ở chức năng kiểm tra thông tin tài khoản, tỷ giá, lãi suất, chƣa thể thực hiện các lệnh thanh toán. Huy động vốn BIDV chƣa có sản phẩm nổi trội so với một số NHTM khác, quy mô và tỷ trọng huy động vốn cá nhân của BIDV chƣa cao. Năm 2008 và 2009, huy động vốn cá nhân của BIDV đứng sau Agribank, VCB cả về quy mô và tỷ trọng, (Xem Phụ lục 10) - 40 - + Năm 2009 đánh dấu sự thành công của Ban nghiên cứu thị trƣờng và phát triển sản phẩm của BIDV bằng việc liên tục phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm dịch vụ trong đó đã đƣợc nhiều ngân hàng triển khai từ rất lâu và đã có lợi thế đi trƣớc nhƣ: NH Đông Á đã triển khai thanh toán cƣớc điện thoại cố định, cƣớc internet, trả tiền điện, tiền nƣớc, đặt chỗ máy bay… + Phí và lãi của các sản phẩm dịch vụ chƣa cạnh tranh hơn so với các ngân hàng trong hệ thống, nhất là với hệ thống NHTMCP, cụ thể nhƣ : phí nhận tin nhắn tự động qua điện thoại di động do ngân hàng gửi đến khách hàng thông báo thay đổi số dƣ tài khoản, NH Đông Á thu 400đ 1 tin nhắn thì BIDV tốn 550đ 1 tin nhắn.. 2.2.2 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của BIDV 2.2.2.1 Điểm mạnh  Uy tín BIDV trên thị trƣờng đƣợc đánh giá cao, BIDV luôn đƣợc Chính phủ tin cậy, giao nhiệm vụ đề xuất và triển khai thực hiện những dự án quy mô lớn, thực hiện chủ trƣơng đổi mới kinh tế - xã hội quan trọng của đất nƣớc nhƣ: Chủ trì tổ hợp các nhà đầu tƣ tham gia dự án Sân bay Long Thành, dự án đƣờng cao tốc Trung Lƣơng – Mỹ Thuận – Cần Thơ (BEDC), Công ty cổ phần cho thuê Hàng không Việt Nam (VALC) ... Thƣơng hiệu mạnh và ngày càng đƣợc củng cố, đƣợc khẳng định trên thị trƣờng tài chính – tiền tệ trong nƣớc và đã đƣợc đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ. Đạt nhiều giải thƣởng Thƣơng hiệu do nhiều tổ chức, chính phủ và các nƣớc ban tặng. Lịch sử hình thành và phát triển lâu dài (từ năm 1957). Ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do UNDP xếp hạng, BIDV có quan hệ đại lý, thanh toán với hơn 1000 ngân hàng trên toàn thế giới... Các định chế tài chính quốc tế nhƣ WB, ADB, JBIC, IMF, ECB và các chƣơng trình tài trợ song phƣơng tín nhiệm lựa chọn BIDV để uỷ thác giải ngân các dự án lớn nhƣ chuỗi ba dự án tài chính nông thôn trị giá 550 triệu USD, khoản tín dụng từ Ngân hàng Phát triển Châu Âu (EIB) trị giá 500 triệu USD …  Đội ngũ quản lý có tƣ duy năng động. Quản trị điều hành quản lý kinh doanh và mô hình hoạt động đƣợc đổi mới và hƣớng dần theo thông lệ quốc tế. Ban lãnh đạo đã mạnh dạn đƣa lực lƣợng cán bộ trẻ, năng lực và trình độ vào các vị trí chủ chốt. Thay đổi nhận thức kinh doanh theo hƣớng hiện đại, phong cách công nghịêp. - 41 - Nguồn nhân lực tƣơng đối trẻ, có trình độ và đƣợc đào tạo bài bản. BIDV đã và đang thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ, năng lực và kỹ năng làm việc, phục vụ khách hàng và trình độ ngoại ngữ của nhân viên trƣớc khi CPH.  Quy mô tổng tài sản lớn thứ 2 toàn hệ thống, tăng trƣởng ở mức trên 20% so với năm 2008 đạt 296.432. Quy mô huy động vốn của BIDV đứng thứ 2 trong khối NHTM Nhà nƣớc, đạt 203.298 tỷ, tăng 12% so với năm 2008 Mức độ tăng trƣởng vốn, tài sản và khả năng sinh lời cao nhờ tăng quy mô trong hoạt động huy động vốn, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. (Phụ lục 11)  Hệ thống mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, tập trung chủ yếu tại các khu vực đô thị, có vị trí thƣơng mại thuận lợi và sở hữu một trong những hệ thống thanh toán tốt nhất tại Việt Nam. BIDV đã năm thứ 3 liên tiếp nhận giải thƣởng “Ngân hàng nội địa cung ứng dịch vụ kinh doanh ngoại tệ (FX) tốt nhất năm ” - do các ngân hàng và định chế tài chính bình chọn trên tạp chí AsiaMoney.  Hạ tầng công nghệ thông tin đƣợc chú trọng đầu tƣ. Khả năng tài chính đủ lớn, đáp ứng nhu cầu mở rộng, nâng cao trình độ công nghệ. Trình độ công nghệ đang dần hiện đại hoá và tiệm cận tiêu chuẩn các NHTMCP hàng đầu Việt Nam.  Chú trọng trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp, BIDV đã ban hành và đăng ký bản quyền đối với bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp và bộ quy tắc ứng xử BIDV; 10 nguyên tắc giao dịch khách hàng.  Thực hiện thành công dự án hiện đại hoá, cấu trúc hệ thống NH để cổ phần hoá vào năm 2011, nền tảng cơ sở cho triển khai cung cấp nhất quán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. 2.2.2.2 Điểm yếu của BIDV  Mặc dù có tỷ lệ tăng trƣởng cao nhƣng thị phần trong toàn hệ thống của BIDV đang bị sụt giảm. Từ 2006 đến 2009 thị phần huy đồng giảm từ 15,3% xuống 11,7%; Tín dụng từ 15,3% xuống 12,2%. (Có thể thấy rõ điều này qua phụ lục 12). Trên thực tế đã có nhiều khách hàng không tiếp tục hợp tác với BIDV mà đã chuyển sang các NHTM CP, sắp tới đây, khi các NHNNg tham gia vào thị trƣờng Việt Nam thì việc cạnh tranh để giành khách hàng sẽ còn khốc liệt hơn.  Chất lƣợng tài sản còn thấp, tỷ lệ nợ xấu vẫn còn cao (2.8%) so với các NHTMCP khác. Tỷ lệ nợ nhóm 2 còn cao (16,25%) so với bình quân các NHTMCP - 42 - (<10%). Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản thấp và tỷ lệ dƣ nợ Trung dài hạn cao là vấn đề BIDV cần có biện pháp cải thiện. (Xem ở Bảng 2.9)  Cơ cấu thu nhập chƣa đạt yêu cầu. Trong hoạt động kinh doanh của BIDV hiện nay, hoạt động tạo ra doanh thu và thu nhập chính vẫn là hoạt động tín dụng (chiếm 70% tổng doanh thu và thu nhập của ngân hàng). Trong khi đó, doanh thu và thu nhập từ các hoạt động dịch vụ chiếm không quá 30%. Cơ cấu này không thể thay đổi trong ngắn hạn, do đó, nó chính là cản trở đối với BIDV trong thời gian tới.  Hoạt động marketting còn yếu. Danh mục sản phẩm, dịch vụ chƣa đa dạng, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ còn chƣa đồng đều, sức cạnh tranh thấp, chậm đƣa vào thị trƣờng hơn các NHTM khác. BIDV cũng chƣa có hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả chuyên nghiệp cho từng sản phẩm mới. Kế hoạch định hƣớng phát triển, cơ chế, chính sách hoạt động NH Hiện đại còn đang trong quá trình xây dựng. Khách hàng mục tiêu chƣa đƣợc định vị cụ thể.  Mặc dù lực lƣợng cán bộ nhân viên đã đƣợc tăng cƣờng và trẻ hoá, tuy nhiên vẫn chƣa đồng đều, kiến thức, kỹ năng bán hàng, kinh nghiệm của nhân viên còn hạn chế. Thái độ phục vụ còn yếu kém và chƣa đồng bộ theo chuẩn mực hiện đại.  Văn hoá doanh nghiệp chƣa đi sâu vào ý thức của từng cán bộ nhân viên, chƣa tạo đƣợc nét văn hoá riêng của BIDV trên thị trƣờng.  Cơ chế tiền lƣơng, thƣởng và quy định chế tài các vi phạm chƣa tạo động lực phấn đấu nơi nhân viên, chƣa thực sự thu hút nhân tài và xuất hiện nhiều trƣờng hợp chảy máu chất xám. 2.3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG 2.3.1 Tác động của các yếu tố vĩ mô  Môi trƣờng pháp luật và các chính sách - Khung pháp lý trong nƣớc  Luật đầu tƣ và các chính sách ngày càng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh minh bạch và đƣợc hƣớng dẫn cụ thể.  1991 Ban hành 02 Pháp lệnh ngân hàng quy định hệ thống ngân hàng hai cấp. Tháng 10.1998 Luật NHNN và Luật Các TCTD có hiệu lực đã tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn cho các tổ chức tín dụng, góp phần duy trì ổn định và phát triển kinh tế đất nƣớc. Năm 2003-2004 Luật NHNN và Luật Các TCTD đƣợc bổ sung, sửa đổi giải - 43 - quyết sự thiếu hụt về các dịch vụ ngân hàng, nâng cao chất lƣợng hoạt động, năng lực quản lý và khuyến khích sự độc lập của các TCTD, nhằm đáp ứng các yêu cầu của việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hệ thống các quy định liên quan đến hoạt động ngân hàng vẫn đang tiếp tục đƣợc hoàn thiện và hƣớng theo thông lệ quốc tế. - Chính sách Từ những năm 1990 đến nay, NHNN đã thành công trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, đảm bảo sự ổn định và phát triển hệ thống các TCTD.  Cơ chế điều hành lãi suất: năm 2002, thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận trong hoạt động cho vay thƣơng mại của các TCTD đối với khách hàng cho phép nâng cao tính tự chủ trong kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các TCTD.  Cơ chế điều hành tỷ giá: năm 1999, điều hành tỷ giá theo các nguyên tắc thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc.  Cơ chế quản lý ngoại hối: NHNN từng bƣớc đổi mới chính sách quản lý ngoại hối theo hƣớng tự do hóa, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.  Cơ chế tín dụng: Cơ chế chính sách tín dụng thông thoáng đã tạo điều kiện cho các TCTD có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quyết định cho vay.  Cơ chế chính sách về hoạt động thanh toán: Trong thời gian qua, CP và NHNN đã từng bƣớc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt . - Những hạn chế Bên cạnh tác động tích cực, môi trƣờng pháp luật còn những hạn chế : - Hiện Việt Nam có 8 trung tâm trọng tài nhƣng yếu vì trình độ chƣa đáp ứng tiêu chuẩn chung của thê giới. Việc giải quyết bằng trọng tài là xu hƣớng chung (80% các tranh chấp ở Anh giải quyết qua trọng tài vì nhanh chóng, không qua giám đốc thẩm, tái thẩm và đảm bảo bí mật) nhƣng ở Việt Nam vẫn còn chƣa phổ biến. - Luật Việt Nam dù có nhiều thay đổi nhƣng vẫn chƣa theo kịp luật pháp quốc tế. Điều này khiến cho các vụ tranh chấp có yếu tố nƣớc ngoài thì doanh nghiệp nƣớc ta thƣờng lúng túng, thua thiệt do không nắm rõ thông lệ quốc tế.  Môi trƣờng kinh tế: - 44 - - Việt Nam là một nƣớc có nền kinh tế đang nổi, tốc độ tăng trƣởng GDP ổn định so với khu vực , năm 2008 đạt 6,4%, năm 2009 là 5,32%, năm 2010 theo kế hoạch là 6,5% (Dự thảo của bộ Kế hoạch và đầu tƣ về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm 2011 – 2015). Dự thảo đặt mục tiêu: GDP bình quân tăng 7,5 – 8,5% năm. GDP năm 2015 đạt khoảng gần 200 tỉ USD. - Việt Nam có trên 86 triệu dân trong đó trên 1 3 có độ tuổi dƣới 35 và thu nhập của họ đang tăng rất nhanh. Ngành dịch vụ - gồm dịch vụ tài chính, y tế và giáo dục – sẽ phát triển rất nhanh trong thập niên tới. Các loại hàng hóa có thƣơng hiệu mạnh sẽ tiếp tục tăng trƣởng và hàng nội địa sẽ mạnh hơn để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. - Thu nhập bình quân đầu ngƣời tiếp tục tăng trƣởng ổn định, năm 2009 đạt trên 1.000USD ngƣời. Dự đoán sẽ tăng vào 2010 là 1.100 USD, đến 2015 thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 2.100 USD - Lƣợng FDI tiếp tục tăng trƣởng mạnh mẽ, tính đến 05/2010 cả nƣớc đã thu hút 7,53 tỷ USD vốn FDI, bằng 77% cùng kỳ 2009, dự kiến trong 5 năm tới Việt Nam sẽ thu hút 40 tỷ USD. - Sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2010 tăng 13%, bán lẻ tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức lạm phát 2009 đƣợc kiềm chế ở 6.88%. Dự báo lạm phát cao nhất năm 2010 sẽ ở mức 8-9%. (<10% là mức có thể chấp nhận) (Số liệu Hội nghị lần thứ 19 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) chủ đề Đông Á tại thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6.2010)  Môi trƣờng xã hội - Cùng với việc phát triển kinh tế ổn định, xã hội Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến rõ nét, dân trí phát triển cao, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. Nhu cầu ngƣời dân quan tâm đến việc thanh toán qua ngân hàng, và các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác do ngân hàng cung cấp ngày càng tăng. - So với tổng số dân gần 90 triệu, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng rất thấp (khoảng 8 – 12 triệu dân). Tuy nhiên tốc độ sử dụng công nghệ ngân hàng hiện đại ngày càng tăng cao đặc biệt là giới trí thức cho thấy đây là mảng thị trƣờng đầy tiềm năng. - So với các nƣớc đang phát triển, các ngân hàng bán lẻ có thể cung cấp hơn 1000 sản phẩm dịch vụ, trong khi đó ở Việt Nam nhỏ hơn 100. Hình thức ngân hàng tự động chính là Home banking, lnternet banking, ATM gửi rút tiền... mà một số ngân - 45 - hàng Việt Nam đã triển khai gần đây hỗ trợ thanh toán không dùng tiền mặt với các phƣơng tiện thanh toán hiện đại nhƣ ghi nợ trực tiếp từ tài khoản, ví điện tử... các dịch vụ điện, điện thoại, internet, thuế... - Theo Ngân hàng Nhà nƣớc VN, thu nhập của các ngân hàng bán lẻ chỉ đạt 6 – 12% tổng thu nhập của các ngân hàng (ở các nƣớc phát triển tỷ lệ này >50%)  Môi trƣờng chính trị - Môi trƣờng chính trị Việt đƣợc đánh giá là ổn định so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, là một trong những điểm mạnh để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo điều kiện cho ngành tài chính – ngân hàng mở rộng và phát triển ổn định.  Kỹ thuật – công nghệ - Kỹ thuật - công nghệ tại VN ngày càng phát triển dần bắt kịp với các nƣớc phát triển trên thế giới. Hệ thống kỹ thuật – công nghệ của ngành ngân hàng ngày càng đƣợc nâng cấp và trang bị hiện đại. - Theo số liệu mới nhất đƣợc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố, số nhân viên sử dụng công cụ máy tính để làm việc tại ngân hàng này là 89%. Trong số này có 76% sử dụng dịch vụ thƣ điện tử để giao dịch và trao đổi công việc. Hệ thống hiện tại của NHNN đƣợc thiết kế xử lý 2 triệu giao dịch mỗi ngày, có khả năng xử lý mỗi giao dịch chỉ trong vòng 10 giây (quyết toán trong ngày). Cho tới nay đã có 25 49 tổ chức tín dụng trong nƣớc có dịch vụ Internet Banking, Home Banking, SMS Banking, Mobile Banking và Ví điện tử, trong đó có BIDV. - Tuy nhiên, vấn đề trang bị Công nghệ cho Ngân hàng cần phải đƣợc xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau bao gồm vốn, nguồn nhân lực và nhu cầu ứng dụng thực tế vì với chi phí cao và ẩn chứa nhiều rủi ro, nếu đầu tƣ không thực tế sẽ hao tốn nguồn nhân lực, tài lực nhƣng không đem lại hiệu quả kinh doanh..  Môi trƣờng đầu tƣ – kinh doanh - So với tổng số dân 86 triệu ngƣời, tỷ lệ ngƣời dân sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng rất thấp (khoảng 8 – 12 triệu dân). - So với các nƣớc đang phát triển, các ngân hàng bán lẻ có thể cung cấp hơn 1000 sản phẩm dịch vụ, trong khi đó ở Việt Nam nhỏ hơn 100. - Theo Ngân hàng Nhà nƣớc VN, thu nhập của các ngân hàng bán lẻ chỉ đạt 6 – 12% tổng thu nhập của các ngân hàng (ở các nƣớc phát triển tỷ lệ này >50%) - 46 - Với những số liệu như trên cho thấy tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam là tương đối ổn định và được nhiều chuyên gia dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong vài năm tới, Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng, năng động và có sức hấp dẫn cao. Đây là yếu tố vĩ mô thuận lợi cho ngành tài chính – ngân hàng trong đó có BIDV phát triển ổn định, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng bán lẻ. 2.3.2 Phân tích các nhóm đối thủ cạnh tranh 2.3.2.1 Các định chế tài chính ngân hàng Cạnh tranh với các định chế tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt là tất yếu một khi ngày càng xuất hiện nhiều hơn các Ngân hàng TMCP và các ngân hàng nƣớc ngoài. Tính đến thời điểm tháng 12 2009, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có 3 NH TMQD, 42 NH TMCP, 5 NH LD và 49 CN NHNNg. BẢNG 2.13 SỐ LƢỢNG CÁC TCTD 2005 -2009 Năm 2005 2006 2007 2008 2009* NH TMQD 5 5 5 4 3 NH TMCP 37 34 35 39 42 NH LD 4 5 5 5 5 CN NHNNg 29 31 41 41 49 (Số liệu thống kê của NHNNc Việt Nam các năm)  Các định chế tài chính ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn và bao gồm các nhóm Nhóm các NHTMQD: Nhóm NHQD gồm 3 ngân hàng: Agribank, BIDV và MHB. Tuy nhiên, do Vietcombank và Vietinbank có tỷ lệ cổ phần do Nhà nƣớc nắm giữ cao (Vietcombank: 90.72% và Vietinbank chiếm 90%) và có nền tảng từ NH TMQD nên tạm xếp vào nhóm NHQD) BẢNG 2.14 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NHTMQD 2009 (Nguồn Báo cáo thƣờng niên các ngân hàng năm 2009) CHỈ TIÊU AGR BIDV VCB CTG TÀI SẢN 470,000 292,298 255,496 243,785 Vốn điều lệ 10,800 10,597 12,101 11,253 Huy động 434,331 188,043 230,953 220,591 Cho vay 354,112 206,402 136,996 161,619 - 47 - Dù các ngân hàng này dƣờng nhƣ có cùng một chiến lƣợc phát triển thành các NHTM đa năng (universal banks), mỗi ngân hàng đều có những điểm mạnh riêng có và sức cạnh tranh vƣợt trội ở một số lĩnh vực: VCB dẫn đầu trong thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ và dồi dào nguồn vốn ngoại tệ. ICB có quan hệ mật thiết với khách hàng công nghiệp, thƣơng mại, doanh nghiệp vừa và nhỏ đô thị; Agribank chi phối thị trƣờng tài chính nông thôn. Những NHTMQD này đều có thƣơng hiệu lâu năm và hiện đang nắm giữ khoảng trên 60% thị phần (cả tiền gửi và cho vay), thể hiện thị trƣờng Ngân hàng có độ tập trung cao vào các NHTMQD. Thị phần chiếm ƣu thế 60 – 65 % không phải là lợi thế tuyệt đối khi hội nhập và mở cửa mà chỉ là kết quả tất yếu của sự bảo hộ trong suốt thời gian qua đối với các ngân hàng này về đối tƣợng khách hàng, số lƣợng và loại hình tiền tệ đƣợc phép huy động và mạng lƣới hoạt động. BIỂU ĐỒ 2.1 THỊ PHẦN HUY ĐỘNG, CHO VAY CÁC NHTM 2009 (Nguồn “Thị phần BIDV 2009” do Ban Kế hoạch phát triển BIDV tổng hợp từ NHNN) Khi hội nhập và mở cửa, nhóm các NHTMQD đều phải đối mặt với những thách thức sau: - Chất lƣợng tài sản với khách hàng lớn là DNNN, vòng đời dự án cao, khả năng thu hồi vốn chậm. Dự phòng rủi ro chƣa đủ bù đắp rủi ro tín dụng, trình độ quản lý rủi ro chƣa tƣơng xứng với quy mô dƣ nợ. - Khả năng sinh lời cao nhƣng nguồn thu chủ yếu vẫn từ cho vay, Các ngân hàng TMQD đang có xu hƣớng chuyển đổi cơ cấu thu nhập nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ và tín dụng cá nhân. - 48 - - Khả năng thanh khoản tƣơng đối tốt, tuy nhiên BIDV và Agribank có tỷ lệ dƣ nợ huy động vốn cao. - Khả năng thích ứng với biến động thị trƣờng kém do còn ảnh hƣởng cơ chế bao cấp, chƣa thích ứng tốt với cơ chế thị trƣờng. - Nguy cơ tụt giảm thị phần là rất rõ ràng nếu không theo kịp các NHTM CP và nhất là các ngân hàng nƣớc ngoài về công nghệ và dịch vụ.  Nhóm các ngân hàng TMCP: Hầu hết các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đã có năng lực tài chính khá tốt cũng nhƣ quy mô hoạt động mở rộng. Hệ số an toàn vốn CAR đạt vƣợt thông lệ quốc tế (8 – 15%). Một số ngân hàng nhƣ ACB, NH Sài Gòn Thƣơng Tín có sự tham gia góp vốn của ngân hàng nƣớc ngoài: Quản trị doanh nghiệp đƣợc cải thiện. Có một số sản phẩm chiến lƣợc, mũi nhọn có khả năng mang lại hiệu quả tài chính cao, an toàn để tập trung phát triển: tiền gửi, thẻ, e-banking, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ SX-KD. BẢNG 2.15 CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH MỘT SỐ NHTMCP 2009 Đơn vị : tỷ đồng (Nguồn Báo cáo thƣờng niên năm 2009 của các NHTM) Những lợi thế và yếu điểm của nhóm NH này là: - Cùng với sự tăng lên về quy mô, thị phần huy động vốn khối NHTMCP cũng tăng trƣởng bứt phá, từ 23% năm 2006 lên 40,8% năm 2009 (tăng 17,8%). Theo đó, khối NHTMNN giảm mạnh từ 69% năm 2006 xuống còn 48,7% năm 2009 (giảm 20,3%), trong đó BIDV cũng bị giảm xuống từ 15,3% năm 2006 xuống còn 11,7% năm 2009 (giảm 3,6%). Thị phần của các NHTMCP lớn đều tăng: ACB tăng 0,5% lên mức 6,4%; STB, TCB tăng 1,5%... từ năm 2007. CHỈ TIÊU ACB Exim Sacom SHB TÀI SẢN 167,881 65,448 104,019 27,469 Vốn điều lệ 7,706 8,800 6,700 2,000 Tổng huy động 134,502 51,135 91,222 24,647 Cho vay khách hàng 61,856 38,003 59,141 12,702 ROA 25.48% 8.42% 18.25% 13.60% ROE 1.67% 1.94% 1.94% 1.52% VCSH Tổng huy động 7.51% 26.11% 11.56% 9.81% - 49 - - Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các NHTMCP đã xác lập thế tƣơng đối cân bằng giữa khối NHTMQD và khối NHTMCP. Khối NHTMQD không còn vị thế thống lĩnh (chiếm trên 70% thị phần HĐV) nhƣ trƣớc năm 2005. - Thị phần tín dụng của Khối NHTMCP trong những năm gần đây cũng tăng dần cùng với quá trình mở rộng quy mô vốn, tài sản. Cụ thể, thị phần cho vay của khối tăng từ 23,7% năm 2006 lên 34,5% năm 2009. - Dẫn đầu nhóm NHTMCP là ACB, SCB, Eximbank và Techcombank với 18.76% TTS và 13.73% dƣ nợ toàn ngành , sản phẩm có hàm lƣợng công nghệ cao. - ACB và SCB có hệ thống quản trị điều hành tƣơng đối hiệu quả và ổn định , ngƣợc lại Eximbank và Techcombank vì tăng trƣởng nhanh dƣ nợ khi hệ thống điều hành chƣa đáp ứng nên đã để nợ xấu tăng cao. - Nguồn nhân lực đƣợc chú trọng đào tạo chuyên môn rất cao, chuyên nghiệp và ngày càng hiện đại. Khả năng an toàn vốn cao, khả năng huy động vốn tốt nhờ linh hoạt hơn trong chính sách huy động so với nhóm NHTMQD, tỷ lệ dƣ nợ bình quân trên huy động thấp (<70%), chi phí hoạt động thấp hơn so với nhóm NHTMQD do hệ thống quản lý hiện đại, bộ máy tinh gọn, nhân viên chuyên nghiệp.  Nhóm các ngân hàng nƣớc ngoài : Đến nay 41 chi nhánh ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài (NHNg) đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn điều lệ (tính ra VND) khoảng 15 nghìn tỉ đồng. Thế mạnh của nhóm ngân hàng này là chất lƣợng dịch vụ cao, uy tín toàn cầu, công nghệ theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ quản lý vƣợt trội, chi phí hoạt động thấp; thị phần tuy nhỏ - chỉ chiếm khoảng dƣới 15% thị phần - nhƣng hiệu quả và hứa hẹn ngày càng lớn dần (thu hút khách hàng tốt của các NHTMQD). Chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng đều tốt thể hiện ở nợ xấu rất thấp (0,16%). Đến ngày 1.1.2011 các NHNg sẽ không còn bị hạn chế quyền của một chi nhánh NHNg đƣợc nhận tiền gửi bằng VND từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng theo tỉ lệ trên mức vốn đƣợc cấp của chi nhánh (quyền này đã bị hạn chế theo 5 mốc thời gian từ năm 2007 đến đầu năm 2011). Một lợi thế lớn là hầu hết nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam hoạt động đều chọn các ngân hàng nƣớc ngoài tên tuổi nhƣ HSBC, ANZ, Citi, Standard Chartered - 50 - Bank hay Deutsche Bank để mở tài khoản, mảng khách hàng tốt là các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài phần lớn chỉ quan hệ với NHNg. Các NH nội địa tuy cố gắng tiếp cận khối DN này nhƣng cũng hết sức khó khăn, khó khăn ngay cả trình độ quản trị rủi ro của các NH nội địa. NHNg với mục tiêu nhằm vào phân khúc khách hàng tốt nhất, có khả năng thanh toán nhất của thị trƣờng này là dân cƣ thu nhập khá trở lên (khoảng 10 triệu đồng tháng) ở các đô thị lớn, tỉnh có tiềm năng kinh tế. Điển hình là gói sản phẩm bao gồm: Tài khoản và tiền gửi; sản phẩm cho vay; ...Sản phẩm cho vay cá nhân của các NHNg hiện tập trung vào phần trăm giá trị tài sản bảo đảm và lên đến 5 tỉ đồng. Phƣơng pháp marketing của một số NHNg là gây hiệu ứng “lan tỏa” từ sự hài lòng của các khách hàng cao cấp sẽ lan tỏa đến các khách hàng khác. Hiệu quả hoạt động cao, điển hình là HSBC, với Slogan “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương” là điển hình về mối đe doạ với BIDV vì chỉ chính thức hoạt động với tƣ cách chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 100% vốn ở Việt Nam chƣa lâu (từ ngày 1 1 2009), nhƣng chỉ trong 1 năm, HSBC đã mở rộng mạng lƣới lên 10 điểm giao dịch và 146 máy ATM. HSBC thu đƣợc lợi nhuận ở mọi lĩnh vực kinh doanh, từ dịch vụ tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trƣờng ngoại hối, nghiệp vụ ngân hàng toàn cầu, thanh toán quốc tế... Lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng Việt Nam để gia nhập WTO tiến dần đến bình đẳng giữa các ngân hàng nội địa và ngân hàng nƣớc ngoài đang gia tăng áp lực cạnh tranh mạnh lên các NH nội địa, đồng thời đòi hỏi Việt Nam phải tăng cƣờng áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM, đặc biệt là chuẩn mực kế toán - kiểm toán, quy chế giữa NHTM với NHNN về tái cấp vốn, thị trƣờng mở, thanh toán quốc gia. 2.3.2.2 Các định chế tài chính phi ngân hàng - Các Quỹ tín dụng nhân dân - Các Công ty bảo hiểm - Hệ thống bƣu điện - Các công ty tài chính… - 51 - Ngoài ra hệ thống ngân hàng còn chịu sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ các định chế tài chính phi ngân hàng nhƣ bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, các quỹ đầu tƣ, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.… Sự phát triển của những định chế tài chính phi ngân hàng cũng sẽ là yếu tố cộng hƣởng cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính ngân hàng. Cạnh tranh từ các định chế này ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_dau_tu_va_phat_trien_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan