Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập

MỤC LỤC

Mục lục .1

Lời nói đầu .3

Danh mục các từ viết tắt .5

Danh mục bảng, biểu . 6

Chương 1: Khái niệm về na n g lực ca n h tranh của ngân ha n g thương mại tron g

điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. . . .7

1.1.Khái quát về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại . 8

1.1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại .8

1.1.1.1.Khái niệm cạnh tranh 8

1.1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại 8

1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại . 9

1.1.2.1.Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô . .9

1.1.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô . .11

1.1.3. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại . .12

1.1.3.1. Căn cứ vào phương thức cạnh tranh . 13

1.1.3.2. Căn cứ vào các yếu tố nội lực . 14

1.2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế . .16

1.2.1.Toàn cầu hoá và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam . .16

1.2.1.1. Khái niệm, bản chất của toàn cầu hoá .16

1.2.1.2. Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .17

1.2.2.Hệ thống ngân hàng Việt Nam và vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế . .19

1.2.2.1.Tóm tắt thực trạng hệ thống ngân hàng Việt Nam .19

1.2.2.2.Lộ trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ nay đến năm 2010 . 21

1.2.2.3. Các cam kết về mở cửa khu vực ngân hàng của Việt Nam và tác động của

chúng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam .22

1.2.2.4. Những cơ hội và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá

trình hội nhập . . 25

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của BIDV trong xu thế hội nhập 28

2.1.Tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của BIDV .29

2.1.1.Lịch sử ra đời của Ngân hàng đầu tưvà phát triển Việt Nam . .29

2.1.2. Các giai đoạn phát triển của BIDV . 30

2.2. Thực trạng hoạt động của BIDV . . .31

2.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 . . .31

2.2.2.Đánh giá các chỉ tiêu hoạt động tài chính . .34

2.3. Năng lực cạnh tranh của BIDV trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. . 38

2.3.1.Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập

kinh tế quốc tế .38

2.3.1.1.Năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng Việt Nam trong xu thế hội nhập . .38

2.3.1.2.Mức độ cạnh tranh trong hệ thốngngân hàng Việt Nam . .39

2.3.1.3. Các xu thế gia tăng cạnh tranh củacác ngân hàng tại Việt Nam trong xu thế

hội nhập . 41

2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV trong xu thế hội nhập . .44

2.4.1.Đánh giá về nội lực của BIDV bằng mô hình SWOT . .44

2.4.1.1. Điểm mạnh . .44

2.4.1.2. Điểm yếu . .44

2.4.1.3. Cơ hội .45

2

2.4.1.4.Thách thức . .45

2.4.2.Đánh giá năng lực cạnh tranh của BIDV trong sự tương quan với các ngân hàng

thương mại khác .46

2.4.2.1. Nhận định đặc điểm môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

của ngành ngân hàng trong những năm tới . .46

2.4.2.2. Phân tích khả năng cạnh tranh củacác đối thủ của BIDV. .47

2.4.2.3. Tóm tắt khả năng cạnh tranh của BIDV so với các đối thủ trên thị trường

trong các lĩnh vực kinh doanh chính . .49

Chương 3:Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong xu thế hội nhập 51

3.1.Đánh giá chung về môi trường kinh doanh và kinh tế ngành ngân hàng đến năm 2010 52

3.1.1. Phân tích môi trường kinh doanh .52

3.1.2. Phân tích kinh tế ngành ngân hàng . .56

3.1.2.1.Nhận định đặc điểm môi trường có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh c u a

ngành ngân hàng trong 4 năm tới . 56

3.1.2.2. Các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có triển vọng phát triển đến năm 2010 . 57

3.2. Định hướng phát triển của BIDV đến năm 2010 .58

3.2.1.Các căn cứ, chủ trương lập kế hoạch chiến lược đến năm 2010 . 58

3.2.2.Kế hoạch chiến lược của BIDV đến năm 2010 .59

3.2.2.1. Tôn chỉ hoạt động và tầm nhìn chiến lược .59

3.2.2.2. 10 mục tiêu ưu tiên của BIDV .59

3.2.2.3. Các mục tiêu cụ thể cho từng lĩnh vực kinh doanh . .60

3.2.3.Vận dụng mô hình SWOT . 60

3.2.3.1. Phát huy thế mạnh .60

3.2.3.2.Khắc phục điểm yếu . .61

3.2.3.3. Tận dụng cơ hội . 61

3.2.3.4. Vượt qua thách thức .62

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trong xu thế hội nhập . .62

3.3.1. Giải pháp về mặt tài chính . .63

3.3.2. Giải pháp về quản trị tài sản nợ– tài sản có . .64

3.3.3. Giải pháp về công tác tín dụng . .64

3.3.4. Giải pháp phát triển dịch vụ mới . 65

3.3.5. Giải pháp phát triển công nghệ thông tin .65

3.3.6. Giải pháp về mô hình tổ chức mạng lưới và kênh phân phối . .66

3.3.7. Giải pháp về công tác kiểm toán nội bộ. .67

3.3.8. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực . .68

Kết luận . 71

Phụ lục . 72

Kế hoạch cổ phần hoá BIDV . .72

Danh mục tài liệu tham khảo . .74

pdf72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g lối đổi mới kinh tế theo tinh thần Đại hội Đảng VI (1986), BIDV đã cung ứng vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 237 tỷ đồng ( giá năm 1982), tương đương 26.275 tỷ đồng ( theo giá năm 1995). Các công trình mà BIDV đã cung ứng vốn thuộc các ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và các công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân. Có thể kể đến các công trình mà BIDV đã đầu tư là: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài truyền hình Việt Nam, Hồ Dầu Tiếng, dầu khí Việt - Xô… Nói tóm lại, trong thời kỳ này, BIDV đã góp phần cùng đất nước thực hiện tốt 2 nhiệm vụ vừa xây dựng, vừa bảo vệ Tổ quốc. ☼ Giai đoạn từ năm 1991 đến nay Hoàn cảnh lịch sử: đây là thời kỳ đất nước thực sự đi theo con đường đổi mới nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày một khả quan hơn. Bước vào thời kỳ thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, hoạt động của BIDV có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn. Tuy vậy, với truyền thống đoàn kết, sáng tạo và tinh thần không chùn bước trước những khó khăn thử thách, BIDV từng bước khắc phục những khó khăn và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế cũng như chính trị được Đảng và Nhà nước giao phó. 2.2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BIDV. 2.2.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2005. ☼ Hoạt động huy động vốn Nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2006 là 116.862 tỷ VND, tăng 34,29% (mức tăng tuyệt đối là 29.836 tỷ VND) so với năm 2005. Đây là mức vốn huy động cao nhất trong 6 năm trở lại đây của BIDV. Thị phần huy động vốn của BIDV tính đến ngày 31/12/2006 là 15,8%, tăng nhẹ so với năm 2005 (thị phần huy động vốn năm 2005 là 15,7%). Cơ cấu nguồn vốn huy động đã được điều chỉnh theo hướng tích cực. Trong năm 2006, bên cạnh việc thực hiện các sản phẩm huy động vốn truyền thống, BIDV đã triển khai nhiều sản phẩm huy động vốn dân cư hấp dẫn đã góp phần tăng trưởng nguồn vốn: Tiết kiệm dự thưởng (2 đợt), phát hành giấy 32 tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu (1 đợt), phát hành giấy tờ có giá dài hạn dưới hình thức : chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu 3 đến 5 năm (2 đợt). Đặc biệt, trong năm 2006, BIDV đã phát hành thành công 2 đợt phát hành trái phiếu dài hạn tăng vốn cấp 2 theo đúng qui định của Ngân hàng nhà nước và đạt các chuẩn mực theo tiêu chuẩn quốc tế, trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ, kỳ hạn huy động dài( 10, 15 và 20 năm). Trái phiếu dài hạn để tăng vốn đợt I/2006 đã được tạp chí Finance Asia bình chọn là “Trái phiếu nội tệ tốt nhất năm 2006”. ☼ Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của BIDV trong năm 2006 vừa qua cũng đạt được một số kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư và phát triển. Tổng dư nợ tín dụng năm 2006 đạt 93.453 tỷ VND, bằng 117,7% so với năm 2005. Cơ cấu tín dụng từng bước chuyển dịch theo hướng tích cực với tỷ trọng dư nợ trung dài hạn giảm còn 41%; tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh tăng, chiếm 56,8% tổng dư nợ. Chất lượng tín dụng cũng được cải thiện đáng kể, biểu hiện ở tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ đạt 70%. Công tác quản lý tín dụng đối với các ngành kinh tế của BIDV cũng đạt được bước tiến quan trọng, đó là giảm tỷ lệ cho vay xây lắp theo đúng mục tiêu và đẩy mạnh đầu tư các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn như các ngành năng lượng, công nghiệp tàu thuỷ, chế biến xuất khẩu thuỷ sản, gỗ…. BIDV cũng thực hiện chính sách tín dụng đồng bộ và linh hoạt như cho vay thấu chi, mua ôtô; thực hiện đánh giá và phân loại khách hàng để xây dựng chính sách phù hợp, tích cực với từng đối tượng khách hàng. Hiện tại, BIDV đã xây dựng được hệ thống khách hàng quan hệ tín dụng rộng với qui mô gần một triệu khách hàng, trong đó có 350.000 khách hàng là doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của BIDV được gắn với xây dựng hợp tác chiến lược với các tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước như Vinashin, Vinaconex, FPT, Bitexco, Tổng công ty Sông Đà… Chất lượng tín dụng được kiểm soát chặt chẽ có hệ thống nên tỷ lệ nợ quá hạn năm 2006 là 1,1%, nợ xấu theo điều 7/QĐ493 là 9,6%. ☼ Hoạt động dịch vụ Năm 2006 được coi là năm đột phá về tăng trưởng dịch vụ thể hiện bằng các sự kiện nổi bật như sau: Thứ nhất, hoạt động dịch vụ của khối ngân hàng năm 2006 đã có sự phát triển đặc biệt tính theo cả số tuyệt đối và số tương đối so với năm 2005 với tổng 33 thu dịch vụ ròng của toàn khối ngân hàng đạt 414,38 tỷ VND, tăng 68,04% so với năm 2005 (mục tiêu đặt ra từ đầu năm 2005 là tăng trưởng 30%) Thứ hai, BIDV đã khai triển kết nối thành công với tổ chức thẻ VISA, chấp nhận thanh toán VISA trên toàn bộ hệ thống thẻ ATM và triển khai thí điểm 50 POS/EDC tại khu vực Hà Nội và TP.HCM. Đây là tiền đề quan trọng cho việc phát triển dịch vụ thẻ của BIDV trong tương lai. Trong năm 2006, BIDV cũng đã triển khai thành công các dịch vụ ngân hàng liên kết giữa BIDV với các tổ chức tài chính như Western Union, Bacassurance với AIA; đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp lớn như Viettel, G7 Mart, EVN thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Chính Phủ giao là ngân hàng chính thức cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho Hội nghị APEC năm 2006. Hoạt động thanh toán: Năm 2006 tiếp tục là năm BIDV hoàn thành triển khai Dự án Hiện đại hoá đến tất cả các chi nhánh trên toàn hệ thống. Đây là nền tảng quan trọng để hoạt động thanh toán trong nước khởi sắc, đẩy nhanh tốc độ xử lý giao dịch, tạo khả năng phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực thanh toán trên nền tảng công nghệ SIBS, BIDV đã xây dựng các chương trình, ứng dụng mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng như : BIDV- Homebanking với chức năng chuyển khoản, thanh toán, xem thông tin khoản vay, thông tin ngân hàng; chương trình thanh toán kết quả bù trừ chứng khoán; thực hiện kết nối một số chi nhánh của BIDV với các ngân hàng để phục vụ khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ, giảm chi phí cho toàn ngành. Tổng thu từ dịch vụ thanh toán (trong nước và quốc tế) chiếm 47,4% tổng thu từ dịch vụ. BIDV là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được phép triển khai thí điểm nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ – VND từ năm 2004. Trong năm qua, BIDV cũng đang đẩy mạnh giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm phái sinh như: quyền chọn ngoại tệ (currency option), quyền chọn lãi suất (interest rate option), hoán đổi lãi suất (interest rate swap), quản lý tài sản (asset managerment)… để giúp khách hàng linh hoạt trong quản lý rủi ro lãi suất, tỷ giá đồng thời có những lựa chọn đem lại hiệu quả tối đa. Hoạt động bảo lãnh: số dư bảo lãnh năm 2006 (bao gồm cả cam kết L/C) đạt 40.824 tỷ VND, tăng 82% so với năm 2005. Phí bảo lãnh đạt 181,7tỷ VND, chiếm 38,05% tổng thu phí dịch vụ. Các loại hình bảo lãnh cũng phát triển đa dạng, bên cạnh bảo lãnh thi công xây lắp, cam kết thanh toán L/C, BIDV bắt đầu chú trọng đến các hình thức bảo lãnh phát hành, bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Hoạt động đại lý uỷ thác và dự án Tài chính nông thôn: 34 Hoạt động đại lý uỷ thác: năm 2006, BIDV tiếp nhận thêm 20 chương trình, dự án với tổng số vốn uỷ thác lên đến 742 triệu USD tương đương. Doanh số rút vốn đạt 3.256 tỷ VND, doanh số cho vay đạt 1.281 tỷ VND. Dư nợ đại lý uỷ thác đạt 4.884 tỷ VND. Luỹ kế lãi và phí từ hoạt động đại lý ủy thác đạt 4,8 tỷ VND. Ngoài các nguồn vốn uỷ thác từ các tổ chức tài chính như WB, IMF, ADB, NIB…BIDV còn thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức quốc tế khác để tiếp nhận các nguồn vốn mới cho giai đoạn tiếp theo như NIB, EIB … để phục vụ các dự án trọng điểm quốc gia. Dự án Tài chính nông thôn: dư nợ dự án Tài chính nông thôn I đạt 1.129 tỷ VND; dư nợ dự án tài chính nông thôn II đạt 1.912 tỷ VND. Với thành công của 2 dự án, BIDV đang hoàn thiện thủ tục để tiếp nhận dự án Tài chính nông thôn III(giai đoạn 2007-2009). 2.2.2.ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH. ☼ Mức vốn (capital) Bảng 1: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HƯŨ CỦA BIDV (Đơn vị tính: triệu VND) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 Vốn điều lệ 2.300.000 3.746.300 3.866.492 3.970.977 4.077.401 Vốn khác 247.782 283.414 568.805 741.985 1.415.220 Các quỹ 938.140 1.328.399 1.517.236 1.702.916 1.467.054 Lợi nhuận giữ lại 274.205 145.524 229.607 114.963 666.523 Tổng vốn chủ sở hữu 3.760.127 5.503.637 6.182.140 6.530.861 7.626.198 (Nguồn : Báo cáo thường niên của BIDV từ năm 2002 - 2006) Vốn chủ sở hữu của BIDV liên tục tăng qua các năm. Theo chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam - VAS, vốn chủ sở hữu của BIDV tại thời điểm 31/12/2006 là 7.626 tỷ VND (tương đương 476,6 triệu USD), tăng gần 1.096 tỷ VND , tương đương 16,8% so với năm 2005. 35 Bảng 2: HỆ SỐ AN TOÀN VỐN (CAR) CỦA BIDV Chỉ tiêu 2005 2006 Vốn tự có (tỷ VND) 6.499 10.838 Vốn cấp 1 6.411 7.469 Vốn cấp 2 124 3.524 Chỉ số CAR (%) theo VAS 6,86% 9,1% Chỉ số CAR (%) theo IFRS 3,36% 5,9% (Nguồn : Báo cáo thường niên của BIDV từ năm 2005 – 2006) Trong năm 2006, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của BIDV được cải thiện đáng kể , vượt mức tối thiểu theo qui định của Ngân hàng nhà nước (CAR tối thiểu theo qui định là 8%) và tiến dần tới thông lệ quốc tế. Chỉ số CAR tăng cao chủ yếu nhờ nguồn vốn của BIDV được tăng cường đáng kể so với năm ngoái. Trong đó, vốn cấp 1 tăng 16,8% (nguồn tăng chủ yếu là từ lợi nhuận giữ lại) đồng thời vốn cấp 2 cũng được bổ sung đáng kể nhờ phát hành thành công 3.250 tỷ VND trái phiếu dài hạn để tăng vốn, đưa vốn cấp 2 đạt 47,1% vốn cấp 1. 36 ☼ Khả năng sinh lời Bảng 3 : KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA BIDV (Đơn vị tính: triệu VND) Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 1.Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh 1.658.701 1.856.219 2.784.009 4.098.343 4.862.422 2.Chi phí quản lý kinh doanh (596.335) (661.940) (850.804) (1.325.777) (1.663.015)_ 3.Chênh lệch thu-chi trước dự phòng rủi ro 1.062.366 1.194.279 1.933.205 2.772.566 3.199.407 4.Chi phí dự phòng trong năm (685.058) (670.509) (1.121.673) (2.031.687) (1.993.491) 5.Lợi nhuận trước thuế 377.308 523.770 811.532 740.879 1.205.916 6.Lợi nhuận thuần trong năm 77.260 361.079 610.173 559.993 1.057.878 7.ROA (%) 0,11 0,45 0,64 0,5 0,67 8.ROE (%) 2,44 7,8 10,44 8,81 13,87 9.Chênh lệch lãi suất bình quân (%) 1,87 1,73 2,42 3,16 3,89 (Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV từ năm 2002 đến 2006) Tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm. So với năm 2005, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2006 tăng 18,6%, và so với năm 2002, năm 2006 tăng đến 193%. Song nguồn thu nhập chủ yếu của BIDV năm 2006 vẫn là thu lại từ hoạt động tín dụng, tiền gửi, đầu tư giấy tờ có giá, chiếm 76% trên tổng thu nhập thuần , thu dịch vụ chỉ chiếm 13%, thu từ hoạt động tài chính chiếm 2% và thu từ hoạt động khác chiếm 9%. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của BIDV còn ở mức thấp, năm 2006 tỷ lệ này là 0,67%, tăng hơn so với năm 2005 (0,5%). ROA đạt mức khá như vậy là do năm 2006 lợi nhuận thuần của ngân hàng tăng 88,9% so với năm trước. Lợi nhuận tăng nhanh do lợi nhuận này đã bao gồm khoản thu hồi từ nợ gốc và lãi đã xử lý (606 tỷ VND). Mặc khác, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân chỉ tăng ở mức 33,9%, thấp hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế (88,9%). 37 Tuy vậy, chỉ tiêu ROA của ngân hàng còn thấp xa so với thông lệ quốc tế (theo thông lệ quốc tế chỉ số ROA nên đạt trên 1%) Đồng thời, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của BIDV năm 2006 cũng tăng so với 2005 và đạt mức mức 13,87% (năm 2005 con số này là 8,81%). Kết quả này là do lợi nhuận sau thuế của ngân hàng năm 2006 tăng cao so với năm 2005.Và chỉ số ROE của BIDV năm 2006 đã tiến gần với thông lệ quốc tế (theo thông lệ quốc tế chỉ số ROE nên đạt tối thiểu từ 12 đến 15%.) Sang năm 2007, BIDV sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản một cách hợp lý trong mối quan hệ với lợi nhuận sau thuế, để đảm bảo tỷ suất ROE, ROA năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, trong bối cảnh chuẩn bị cổ phần hoá trong năm 2007 thì các chỉ số tài chính như ROE, ROA, CAR đến trước thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu sẽ đảm bảo đạt được mức tối thiểu của chuẩn mực quốc tế. 2.3.NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BIDV TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 2.3.1.NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 2.3.1.1.NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỪNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP. Năng lực cạnh tranh của từng ngân hàng có thể được đánh giá qua các hoạt động diễn ra trong quá khứ, các yếu tố nào giúp ngân hàng có được thị phần, mang lại lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động so với các ngân hàng khác. Về năng lực bên trong của các ngân hàng , các chuyên gia tư vấn mở cuộc điều tra với chính các NHTM và có kết quả như sau: Bảng 4: ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA CÁC NGÂN HÀNG CÁC YẾU TỐ NHTMQD NHTMCP NHNNg&LD Năng lực quản lý của đội ngũ quản lý 1,8 2 1,6 Tổ chức quản trị và cơ cấu tổ chức 2 2,2 1,6 Hạ tầng công nghệ ngân hàng và thông tin 2,4 2,6 1,9 Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ 2,6 2,3 1,6 Các quy trình, chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro. 2,8 2,6 1,7 Các quy trình, chính sách và cơ cấu hoạt động tín dụng 2,2 2,3 1,9 Các quy trình, chính sách và cơ cấu hoạt động quản lý tài sản Nợ - Có 3 2,5 1,7 Các quy trình, chính sách quản lý nguồn nhân lực 2,4 2,5 1,9 Trong đó: 38 ¾ 1 = rất mạnh ¾ 2 = mạnh ¾ 3 = yếu ¾ 4 = rất yếu (Nguồn: Điều tra của chuyên gia tư vấn, Hội nhập quốc tế hệ thống ngân hàng, 2005) Nhìn chung, các NHTMQD, NHTMCP nhận thức rõ nhiều điểm yếu của mình so với các ngân hàng khác. Cụ thể là các ngân hàng nước ngoài và liên doanh tỏ ra có ưu thế hơn về tất cả các mặt đặc biệt về năng lực quản trị, quản lý và tổ chức, hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, hạ tầng công nghệ ngân hàng và thông tin. Các NHTMQD mặc dù đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng nhưng yếu hơn hẳn về mọi mặt so với NHNNg & LD ;trong công tác quản lý rủi ro, qui trình, chính sách và cơ cấu hoạt động quản lý tài sản Nợ – Có nói chung và hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ kém cạnh tranh hơn so vơí NHTMCP. Các NHTMCP cũng yếu hơn hẳn về mọi mặt so với NHNNg & LD . Còn đối với NHTMQD, NHTMCP cũng bộc lộ một vài điểm yếu về hạ tầng công nghệ, năng lực quản lý rủi ro và quản lý nguồn nhân lực. Song bên cạnh đó các NHTMCP cũng tỏ ra mạnh hơn (nhưng không nhiều) các NHTMQD một số điểm như: hệ thống kiểm soát và kiểm toán nội bộ; các qui trình, chính sách và cơ cấu quản lý rủi ro; các qui trình, chính sách và cơ cấu hoạt động quản lý tài sản Nợ – Có. 2.3.1.2.MỨC ĐỘ CẠNH TRANH TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM Trên đây là kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh (thể hiện ở các điểm mạnh, điểm yếu ) của riêng từng ngân hàng. Còn mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau trong toàn hệ thống ngân hàng hiện nay như thế nào? Tương lai có gì khác biệt không? Điều tra của các chuyên gia tư vấn kinh tế cũng đã tìm hiểu ý kiến của các ngân hàng về phạm vi và sự phát triển cạnh tranh hiện nay và đến năm 2010 trong bối cảnh mở cửa thị trường đồng thời dự kiến áp dụng một sân chơi cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng trong và ngoài nước. Kết quả điều tra cụ thể như sau: 39 Bảng 5: CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG NHTMQD NHTMCP NHNg&LD LOẠI NGÂN HÀNG Hiện tại 2010 Hiện tại 2010 Hiện tại 2010 NHTMQD 1,6 1,4 2 2 1,7 1,3 NHTMCP 1,6 1,2 1,2 1,3 2,3 1,7 Ngân hàng liên doanh 2 1,8 2,8 1,9 2,2 1,6 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 1,8 1,2 2,7 1,5 1,4 1,3 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài Chưa có số liệu 1,3 Chưa có số liệu 1,8 Chưa có số liệu 1,3 Trong đó: 9 1 = cạnh tranh rất mạnh 9 2 = cạnh tranh cao 9 3 = cạnh tranh kém hơn (Nguồn: Điều tra của chuyên gia tư vấn, Hội nhập quốc tế hệ thống ngân hàng, 2005) Kết quả trên cho thấy: mức độ cạnh tranh trong tương lai sẽ quyết liệt hơn hiện tại, nói cách khác mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày một quyết liệt hơn. Hầu hết các NHTMQD hiện tại vẫn cho rằng các NHTMQD khác và các NHTMCP là những đối thủ cạnh tranh quan trọng hơn so với các ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này cho thấy mức độ cạnh tranh hiện tại ở mức cao chứ chưa phải ở mức rất cao. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh được dự báo sẽ có thay đổi lớn vào năm 2010, khi các NHTMCP đã lớn mạnh hơn và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh được phép hoạt động ở phạm vi rộng hơn sẽ có khả năng cạnh tranh được với các NHTMQD. Đặc biệt một khi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam trong tương lai sẽ đẩy tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày một gay gắt. Có thể đưa ra kết luận rằng các NHTMQD nhận thức rõ mình đang phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng cao hơn từ hầu hết các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các NHTMCP dự kiến tiếp tục cạnh tranh với nhau do khá giống nhau về sản phẩm, dịch vụ, mảng thị trường mà các ngân hàng này đang theo đuổi và mô hình kinh doanh đang áp dụng. Bảng 5 cũng cho thấy các NHTMCP sợ nhất cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài. Điều này cũng dễ hiểu bởi các NHTMCP đang tích cực giới thiệu các dịch vụ ngân hàng mới và chắc chắn sẽ phải cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong lĩnh vực này. 40 Cuối cùng là các ngân hàng nước ngoài khi được hỏi đã đánh giá đối thủ cạnh tranh chính của mình hiện nay và trong tương lai vẫn chính là các ngân hàng nước ngoài khác do phần lớn dự kiến vẫn tập trung vào cùng một phân đoạn thị trường. Nhưng các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ phải cạnh tranh mạnh hơn trong lĩnh vực ngân hàng bán buôn với các NHTMQD có quy mô lớn và cả trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới với các NHTMCP. 2.3.1.3. CÁC XU THẾ GIA TĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM TRONG XU THẾ HỘI NHẬP Trên đây là kết quả điều tra về năng lực cạnh tranh cũng như mức độ cạnh tranh của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày càng quyết liệt, các ngân hàng thương mại đều đề ra một kế hoạch hành động cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình mới. Vậy kế hoạch, chiến lược đó là gì? Hay nói cách khác các NHTM sẽ làm gì trong thời gian sắp tới để gia tăng năng lực cạnh tranh của mình? Bảng 6 sẽ phản ánh kết quả điều tra về các kế hoạch của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh gia tăng cạnh tranh. Bảng 6: KẾ HOẠCH DỰ KIẾN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRONG BỐI CẢNH GIA TĂNG CẠNH TRANH. KẾ HOẠCH DỰ KIẾN NHTMQD NHTMCP NHNNg&LD Các yếu tố bên trong Mở rộng mạng lưới chi nhánh 1,8 1,3 1,9 Đầu tư nâng cao công nghệ ngân hàng và thông tin 1 1,1 - Cung cấp sản phẩm/dịch vụ mới 1 1,3 1,2 Hạ giá thành sản phẩm 2,4 2,2 1,9 Nâng cao chất lượng dịch vụ 1 1,2 1,2 Tăng vốn 1,4 1,5 2,1 Nâng cao khả năng sinh lời 1,2 1,7 1,4 Tăng cường năng lực quản lý và quản trị doanh nghiệp 1,2 1,4 - Tăng cường năng lực cán bộ và quản lý nguồn nhân lực 1,2 1,3 1,1 Nâng cao năng suất lao động 1,2 1,5 1,3 Aùp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động 1,2 1,7 - Nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro tín dụng 1,2 1,1 - Nâng cao kỹ năng quản lý các rủi ro khác 1,2 1,1 - Nâng cao tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cho vay 1,4 1,2 1,2 Cạnh tranh thông qua đổi mới 1,2 1,4 1,1 Các yếu tố bên ngoài 41 Mở rộng thị phần 1,6 1,2 1,4 Tập trung vào một phân đoạn thị trường hoặc dịch vụ cụ thể 1,8 1,8 1,7 Cạnh tranh thông qua các sáng kiến Marketing 1,8 1,6 1,3 Tạo lập hình ảnh tốt về ngân hàng 1 1,2 1,2 Duy trì mối quan hệ tốt và gắn bó với các khách hàng hiện tại 1,2 1,3 1,2 Xây dựng mạng lưới và lập quan hệ đối tác với một ngân hàng nước ngoài 1,8 2,3 - Xây dựng mạng lưới và lập quan hệ đối tác với các ngân hàng khác trong nước 1,6 1,9 1,4 Sáp nhập và mua lại 2 2,6 2,2 Dựa vào sự giúp đỡ của NHNN và Chính phủ 1,8 2,2 - Trong đó: 9 1 = rất quan trọng 9 2 = quan trọng 9 3 = không quan trọng (Nguồn: Điều tra của chuyên gia tư vấn, Hội nhập quốc tế hệ thống ngân hàng, 2005) Nhìn vào bảng 6 ta có thể thấy được là các ngân hàng trong nước dự kiến phải làm rất nhiều việc để nâng cao năng lực bên trong và củng cố vị thế trên thị trường. Đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, cung cấp dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao kỹ năng hoạt động là những nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp trước mắt đối với các ngân hàng trong nước. Tăng vốn và nâng cao công tác quản trị doanh nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của cả NHTMQD và NHTMCP. Trong khi các NHTMCP tập trung vào việc mở rộng mạng lưới chi nhánh thì các NHTMQD lại đề cao nhiệm vụ nâng cao năng suất lao động và áp dụng các chuẩn mực quốc tế. Trong những điều chỉnh mang tính chiến lược khác, các ngân hàng trong nước dự kiến sẽ cố gắng tăng phần thu nhập ngoài tiền lãi cho vay đồng thời giảm phụ thuộc quá mức vào thu nhập từ tiền lãi cho vay và các hoạt động tín dụng. Còn đối với các ngân hàng nước ngoài, ưu tiên hàng đầu là phát triển nguồn nhân lực. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng dịch vụ khi các ngân hàng này được phép hoạt động ở phạm vi rộng hơn, cung cấp các dịch vụ mới cho thị trường. Mặc dù các ngân hàng nước ngoài nói rõ họ đang chuẩn bị cho các hoạt động rộng hơn ở thị trường trong nước song, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh vốn rất hạn chế hiện nay của các ngân hàng này dường như không phải là một chiến lượt then chốt. Trong khi không lên kế hoạch trực tiếp mở rộng mạng 42 lưới hoạt động, các ngân hàng nước ngoài lại lựa chọn chiến lược khôn ngoan hơn đó là gián tiếp mở rộng mạng lưới th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong xu thế hội nhập.pdf
Tài liệu liên quan