Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines

Đội ngũ lao động của Vietnam Airlines cần cù, lực lượng lao động trẻ

chiếm tỷ lệ cao, là nguồn kế cận và là lực lượng lao động năng động, có sức

khỏe và trí lực tốt, khả năng tiếp nhận nhanh chóng chuyển giao công nghệ.

Nguồn nhân lực của Vietnam Airlines có cơ cấu lao độngchuyển dịch theo

hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành, lao động có trình độ

đại học trở lên chiếm 32% tổng số; lao động đặc thù hàng không như người lái,

tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển.

pdf69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng, áp dụng các công nghệ giải trí cao cấp cung cấp cho hành khách, thực hiện việc kết nối mạng Internet trên máy bay. 2.2.1.6 Hệ thống thông tin Hệ thống thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của Vietnam Airlines do ngành Hàng không có phạm vi hoạt động rộng lớn, trải đài trên nhiều vùng và lãnh thổ. Tuy nhiên, tại các ban và đơn vị của Tổng công ty Hàng không Việt Nam chỉ mới có các mạng thông tin cục bộ, hầu như chưa có một mạng LAN thực sự ở phạm vi toàn đơn vị. Trong khi các đối thủ của Vietnam Airlines đã xây dựng được hệ thống làm việc qua mạng khá hoàn chỉnh. Hơn nữa, các hãng hàng không đối thủ sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu lớn, có thể quản lý hoạt động cũa hãng trên phạm vi toàn cầu, cung cấp cho hành khách những thông tin nhanh nhất và chính xác nhất về thông tin các chuyến bay cũng như tình hình hoạt động của hãng. Ngược lại đa số các ban, đơn vị của Vietnam Airlines sử dụng hệ quản trị dữ liệu ở mức nhỏ, chủ yếu quản lý các bảng biểu, quản lý lương, nhân sự, với dung lượng dữ liệu nhỏ. Trang web của Tổng công ty Hàng không Việt Nam chưa phong phú và đa dạng về nội dung, các thông tin đưa lên trang web chưa phản ánh kịp thời thực tế (các số liệu mới cập nhật đến năm 2003). Ngoại trừ các hãng hàng không thuộc tiểu vùng CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam), các hãng hàng không khác như Singapore Airlines, Malaysia Airlines và Thai Airways có trang Web trình bày sinh động, thông tin về hoạt động của các hãng này được cập nhật mới, các số liệu thống kê mới nhất được cập nhật thông báo rộng rãi đến tất cả các cổ đông. 29 2.2.1.7 Nguồn nhân lực Đội ngũ lao động của Vietnam Airlines cần cù, lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao, là nguồn kế cận và là lực lượng lao động năng động, có sức khỏe và trí lực tốt, khả năng tiếp nhận nhanh chóng chuyển giao công nghệ. Nguồn nhân lực của Vietnam Airlines có cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành, lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 32% tổng số; lao động đặc thù hàng không như người lái, tiếp viên, kỹ sư và thợ kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển. Bảng 8: Lao động của Vietnam Airlines và các đối thủ Hãng hàng không Tổng Lao động (2004) Vietnam Airlines 8806 Pacific Airlines 574 Philippine Airlines 13000 Thai Airways 11459 Singapore Airlines 28554 Malaysia Airlines 20087 Garuda Airways 6251 (Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam và tổng hợp từ Internet) Tuy nhiên, ngoại trừ các hãng hàng không thuộc tiểu vùng và Philippine Airlines, tổng số lao động của Vietnam Airlines là quá đông so với đội bay khai thác nhưng chỉ cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Điều này tạo nên gánh nặng chi phí cho hãng. Hơn nữa chất lượng đội ngũ lao động của Vietnam Airlines còn thấp. Các cán bộ được đào tạo song thiếu những kỹ năng ứng dụng cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh, tác phong làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, ý thức thói quen kinh doanh thương mại chưa nhiều. Tất cả những điều này là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Vietnam Airlines thấp hơn so với các hãng Hàng không đối thủ lớn trong khu vực Bảng 9: Năng suất lao động của Vietnam Airlines và các đối thủ Hãng hàng không Doanh thu 2004 (USD) Tổng lao động 2004 Vietnam Airlines 88.539,26 Thai Airways 276.396,89 Singapore Airlines 245.571,89 Malaysia Airlines 131.653,43 (Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam và tổng hợp từ Internet) 30 Cơ cấu, bố trí lực lượng lao động chưa hợp lý, lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề có số lượng thấp, tỷ lệ chưa cao. Đặc biệt đối với lực lượng phi công chỉ có 320 phi công Việt Nam, đáp ứng 70% nhu cầu khai thác số máy bay hiện có, còn lại phải thuê nước ngoài. Tỷ lệ số phi công so với tổng số lao động còn thấp so với các đối thủ. 2.2.1.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Ma trận dưới đây sử dụng các yếu tố bên trong chủ yếu. Tầm quan trọng của các yếu tố được phân loại từ 0,0 tới 1,0. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố phản ánh tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó đối với sự thành công của Vietnam Airlines. Các yếu tố được phân loại từ 1 (điểm yếu lớn nhất) cho đến 4 (điểm mạnh lớn nhất). Sự phân loại này dựa trên cơ sở hoạt động của Vietnam Airlines so với các đối thủ. Bảng 10: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong Các yếu tố Mức quan trọng Phân loại Tổng số điểm 1. Đội máy bay có tuổi thọ thấp 0,15 4 0,60 2. Đội ngũ lao động kỹ thuật ngày càng có chuyên môn sâu 0,10 3 0,30 3. Mức độ an tòan trong khai thác khá cao 0,10 4 0,40 4. Hệ thống đại lý bán vé giữ chỗ tương đối rộng 0,05 3 0,15 5. Hệ số ghế khai thác cao 0,10 3 0,30 6. Đội máy bay còn nhỏ so với các đối thủ 0,15 1 0,15 7. Trình độ đội ngũ nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong họat động hàng không 0,05 1 0,05 8. Chất lượng dịch vụ chưa cao 0,08 2 0,16 9. Mạng đường bay chưa rộng khắp 0,07 1 0,07 10. Tiềm lực tài chính của Tổng công ty Hàng không Việt Nam còn hạn chế 0,15 1 0,15 Tổng điểm 1 2,33 Số điểm tổng cộng là 2,33 thấp hơn số điểm trung bình. Điều này cho thấy Vietnam Airlines chưa thực sự khai thác những điểm mạnh vốn có của mình. Lý do là những yếu tố quan trọng của Vietnam Airlines lại là những yếu tố yếu nhất, như dội máy bay tuy có tuổi thọ thấp, tỷ lệ máy bay hiện đại trong đội máy bay cao nhưng vẫn còn nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh. Một số điểm mạnh của 31 Vietnam Airlines như đội ngũ nhân viên kỹ thuật ngày càng có chuyên môn sâu nhưng xét về tổng thể thì trình độ đội ngũ nhân viên chưa đạt. 2.2.2 Các yếu tố của môi trường Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Các yếu tố này đem lại cho Vietnam Airlines những cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng đem lại những mối đe dọa. Vì thế cần phải nhận diện rõ những đặc điểm này để Vietnam Airlines có những bước đi thích hợp với môi trường hơn so với các đối thủ thông qua phân tích phản ứng của hãng với các yếu tố này. 2.2.2.1 Môi trường vĩ mô Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp cho Vietnam Airlines trả lời được câu hỏi: “Hiện nay hãng đang đối mặt với những vấn đề gì?”. Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố chủ yếu sau: Một là các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế đều mang đến cho cả Vietnam Airlines và Pacific Airlines, là hai hãng hàng không của Việt Nam có đường bay quốc tế, những lợi thế cạnh tranh so với các hãng hàng không nước ngoài. Nhưng trong giai đoạn 2000-2005 Vietnam Airlines đã tận dụng tốt các yếu tố về kinh tế hơn Pacicific Airlines. Trong khi hãng hàng không Pacific Airlines liên tục làm ăn thua lỗ, doanh số giảm sút, dẫn đến việc cổ đông lớn nhất của hãng (Vietnam Airlines) rút lui, và Chính phủ Việt Nam đã tổ chức lại hoạt động của hãng này. Trong khi đó mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng sản lượng, doanh thu của Vietnam Airlines vẫn tăng qua các năm, góp phần vào sự tăng trưởng của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng hàng không đối thủ cũng hưởng lợi nhất định từ các yếu tố kinh tế của Việt Nam và họ đã tận dụng tốt các yếu tố này hơn Vietnam Airlines, điều này thể hiện ở việc các hãng này ngày càng có nhiều chuyến bay đi và đến Việt Nam, lấy một lượng khách nhất định tại thị trường Việt Nam trên 32 các chuyến bay quốc tế. Việc hội nhập nền kinh tế các nước đồng thời cũng tạo ra các mối nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh nước ngoài có tiềm năng mạnh hơn. Đó là một cơ hội thuận lợi, đồng thời cũng là một thách thức to lớn đối với Vietnam Airlines trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không, bởi xét về cả tuổi đời, kinh nghiệm kinh doanh và tiềm lực khai thác, Vietnam Airlines đều chưa đủ khả năng cạnh tranh ngang tài ngang sức với các đối thủ chính của mình ngay ở trong khu vực. Hai là yếu tố chính phủ, chính trị: Trong các yếu tố thuộc về môi trường thì yếu tố chính phủ chính trị được Vietnam Airlines tận dụng nhiều nhất để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với tất cả các đối thủ cạnh tranh. Vì Vietnam Airlines là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Chính phủ nên được Chính phủ quan tâm ủng hộ mạnh Vietnam Airlines như: ưu tiên vay vốn, các điều kiện bảo hộ kinh doanh, các chính sách tài chính; chính sách kinh tế đối ngoại và hỗ trợ của Chính phủ cho Vietnam Airlines làm tăng khả năng cạnh tranh của hãng trên thị trường vận tải hàng không nội địa và quốc tế. Trong khi đó, đối thủ trong nước của Vietnam Airlines (Pacific Airlines) là một công ty cổ phần gồm nhiều cổ đông (mặc dù các cổ đông cũng là các doanh nghiệp Nhà nước) nên hoạt động có rất nhiều hạn chế về vốn và các nguồn lực khác. Còn các hãng hàng không đối thủ nước ngoài hoàn toàn không được hưởng hỗ trợ gì từ Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên Vietnam Airlines phải thận trọng với lợi thế này, mặc dù các hãng hàng không đối thủ là những hãng hàng không cổ phần (trừ các hãng hàng không thuộc các nước tiểu vùng CLMV) nhưng họ vẫn được sự hỗ trợ nhất định về cơ chế chính sách của chính phủ nước họ mang lại. Hơn nữa trong tương lai khi thực hiện chính sách bầu trời mở, thì những lợi thế tạo ra từ các hiệp định hàng không song phương sẽ không còn nữa. 33 Ba là những yếu tố tự nhiên - xã hội, Vietnam Airlines đã tận dụng những yếu tố này tốt hơn đối thủ trong nước là Pacific Airlines nhờ những nguồn lực vuợt trội so với đối thủ này. Điều này thể hiện thông qua việc Vietnam Airlines đã có một mạng đừơng bay nội địa hoàn chỉnh và đã có đường bay đi Mỹ. Hơn nữa sản lượng vận chuyển trong nước của Vietnam Airlines cũng hơn hẳn đối thủ này. Tuy nhiên hiện nay giá vé máy bay vẫn còn cao so với mức sống của nhân dân, nên thị trường hàng không trong nước chưa thật sự bùng nổ và chấp nhận bởi nhiều tầng lớp dân cư như hiện nay. Hơn nữa Vietnam Airlines vẫn chưa tận dụng những ưu thế về mặt vị trí địa lý đối hãng hàng không đối thủ trong khu vực, thể hiện thông qua việc các hãng Singapore Airlines, Malaysia Airlines và Thai Airways đã tận dụng lợi điểm này để lập những trung tâm trung chuyển của các hành lang bay Đông-Tây và Nam-Bắc, từ đó nâng cao khả năng hoạt động của mình. Bốn là công nghệ và khoa học kỹ thuật: So với những hãng hàng không đối thủ trong tiểu vùng CLMV và hãng hàng không Pacific Airlines, Vietnam Airlines phản ứng tốt hơn với những yếu tố này, tuy nhiên so với các đối thủ khác trong khu vực thì Vietnam Airlines phản ứng chậm hơn. Điều này thể hiện ở việc các đối thủ đã trang bị công nghệ bán vé điện tử và tự làm thủ tục, các hãng hàng không đang xây dựng một chiến lược kinh doanh qua mạng hoàn chỉnh, thực hiện việc liên kết với khách hàng qua mạng, đặt vé qua mạng, dò lịch trình bay, dịch vụ điện thoại vệ tinh trong chuyến bay cho phép hành khách có thể liên lạc với mặt đất, dịch vụ gởi fax trong các chuyến bay, dịch vụ cung cấp thông tin liên lạc trong chuyến bay, cung cấp các dịch vụ nghe nhìn theo yêu cầu của hành khách trên các chuyến bay theo các kênh audio, video, tin tức, trò chơi, các dịch vụ thông tin, thông tin mua bán, duyệt Web và nhắn tin SMS. 2.2.2.2 Môi trường vi mô 34 Môi trường vi mô của Vietnam Airlines bao gồm các yếu tố trong ngành hàng không và các yếu tố ngoại cảnh với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành hàng không. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô của Vietnam Airlines gồm các yếu tố sau: Một là đối thủ cạnh tranh: Ngoài đối thủ trong nước là Pacific airlines, hiện nay tại Việt Nam có trên 23 hãng hàng không quốc tế của 20 nước và lãnh thổ khai thác đi và đến Việt Nam. Bên cạnh những hãng hàng không nói trên Vietnam Airlines còn có những hợp đồng liên chặng, mua chỗ với các hãng hàng không khác. Ngoài ra còn có 50 hãng hàng không của 40 nước quá cảnh các sân bay quốc tế của Việt Nam để đi nước khác: Bảng 11: Các đối thủ của Vietnam Airlines tại Việt Nam Khu vực Hãng hàng không đối thủ Đông Bắc Á Cathay Pacific, Korean Airlines, Eva Airlines, China Airlines, Japan Airlines, China Southern Airlines Đông Nam Á – Thái Bình Dương Singapore Airlines, Malaysian Airlines, Quantas, Philippine Airlines, Garuda Airlines, Thai Airways International Đông Dương Lao Airlines, XiemReap Airways Châu âu – Trung Cận Đông Air France, KLM, Aeroflot, Lufthansa Bắc Mỹ United Airlines, American Airlines, Delta Airlines và North West Airlines, Air Canada (Nguồn: Tổng công ty Hàng không Việt Nam) Tiềm lực của các hãng hàng không nước ngoài rất lớn. Các hãng này có các chuyến bay theo lịch và ngày có xu hướng tăng tần suất bay. Một số hãng hàng không nước ngoài tuy chưa có đường bay tới Việt Nam nhưng vẫn đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam để bán vé cho hành khách có nhu cầu đi trên những tuyến mà hãng mình đang khai thác, ví dụ như British Airways, SAS (Scandinavia Air System). So với Vietnam Airlines, các hãng này có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn nhờ tiềm lực tài chính lớn, công 35 nghệ, đội bay hiện đại, tiên tiến. Vì vậy, các hãng nước ngoài này có ưu thế hơn Vietnam Airlines trong việc chủ động điều hành các chuyến bay khi có sự cố kỹ thuật xảy ra đối với một máy bay nào đó thì khả năng sẵn có của những máy bay thay thế khác giúp hãng luôn giữ được uy tín với khách hàng. Hơn nữa, các hãng hàng không nước ngoài thường là những hãng đã hoạt động lâu năm, nên họ có nhiều kinh nghiệm kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển hàng không, dịch vụ đa dạng và được chuẩn hóa ở mức độ cao thỏa mãn được yêu cầu khác nhau của các phân khúc thị trường. Các hãng hàng không đối thủ của Việt Nam đều là những hãng có truyền thống kinh doanh và thường được xếp hạng cao trên thế giới. Tình hình cạnh tranh về giá vé rất khốc liệt của các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam. Cuộc cạnh tranh bằng giá vé trở thành nỗi lo thường xuyên của các hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam, khi có một hãng hàng không công bố khung giá mới cho mỗi vé máy bay, thì lập tức có sự phản ứng lại từ các hãng hàng không nước ngoài khác. Một số hãng hàng không nước ngoài đã đưa ra giá khuyến mãi cho cùng một loại chuyến bay, đôi khi bất ngờ khi các hãng này chuẩn bị nhảy vào thị trường Việt Nam. Vì những tính toán lâu dài, nhiều trường hợp, nhiều hãng thậm chí chấp nhận bán vé với giá không có lãi vì phải mượn đường bay của các đối thủ để nối chuyến. Một hãng hàng không nước ngoài có thể hạ giá vé cho hành khách, nếu biết được mức giá mà đối thủ của họ mời chào hành khách cho thấy sự linh hoạt về chính giá vé của các hãng hàng không nước ngoài. Cuộc cạnh tranh của các hãng hàng không nước ngoài còn nóng thêm lên bởi sự cạnh tranh đại lý bán vé. Các đại lý tạo thuận lợi cho việc tiếp cận những 36 khách hàng mà hãng hàng không nước ngoài không có điều kiện tiếp cận. Mỗi hãng hàng không nước ngoài có thể nhận khoảng 15-20 đại lý, một số hãng muốn tăng thị phần nhanh thì có thể mở thêm. Đại lý trở thành một dạng marketing đơn giản là bán vé để hưởng hoa hồng. Tuy nhiên dùng đại lý có mặt trái là chiết khấu hoa hồng trở thành gánh nặng doanh thu, bởi lẽ hoa hồng cho các hãng hàng không nước ngoài cho đại lý trung bình lên tới 9%, có khi lên đến 12%. Có nhiều lý do để các đại lý thích bán vé cho các hãng hàng không nước ngoài hơn là bán vé cho các hãng hàng không Việt Nam. Các đại lý thường được các hãng nước ngoài mời sang thăm chính quốc, tặng quà dịp lễ tết, tổ chức các cuộc đi chơi, thưởng phiếu mua hàng siêu thị nếu bán được nhiều vé … thu nhập chính thức của các đại lý (có khai báo) của cơ quan thuế là từ hàng không Việt Nam, thế nhưng thu nhập không chính thức (cũng là nguồn nuôi các đại lý) lại từ các hãng hàng không nước ngoài. Nhưng thực tế hiện nay cho thấy, do cạnh tranh mà mức thu từ bán vé cho các hãng hàng không nước ngoài ngày càng giảm. Các đại lý hiện nay phải chi lại cho người mua từ 6% - 7% tiền vé. Có trường hợp một khách hàng tiếp xúc với nhiều đại lý khác nhau của cùng hãng này và được đề nghị những mức giá khác nhau. Một số đại lý còn cho cả khách hàng mua vé theo hình thức trả chậm. Trong tình hình như vậy, các đại lý đã mất dần sức hấp dẫn và một số hãng hàng không đã không tiêu thụ vé qua đại lý mà tìm cách tiêu thụ trực tiếp với khách hàng. Mỗi hãng hàng không nước ngoài đều có cách tiếp cận riêng để giành thị phần, như phương pháp bán hoặc giảm giá vé hoặc áp dụng hàng loạt các dịch vụ nhỏ, từ tiện nghi trên máy bay, đào tạo tiếp viên, đón khách ở sân bay (đối với một số hạng ghế), chương trình hậu mãi cho đến việc liên doanh với một số cơ sở dịch vụ (khách sạn …) để hỗ trợ khuyến mãi. Ngoài ra hành khách còn được thưởng điểm cho mỗi chuyến bay. Trước đây điểm chỉ có giá trị trong một thời 37 gian nào đó, nhưng nhiều hãng hàng không nước nước ngoài đã áp dụng điểm có giá trị vĩnh viễn để giữ khách hàng. Hai là yếu tố khách hàng: So với Pacific Airlines và các hãng hàng không trong tiểu vùng CLMV thì Vietnam Airlines chiếm ưu thế cạnh tranh vượt trội về số lượng và loại khách hàng nhờ các nguồn lực lớn hơn. Tuy nhiên so với các đối thủ còn lại trong khu vực, Vietnam Airlines chỉ chủ yếu đáp ứng được các đối tượng là khách bình dân do phân khúc khách hàng này thường không có những yêu cầu quá cao về chất lượng phục vụ, sự đa dạng của những dịch vụ trên chuyến bay như suất ăn, các dịch vụ giải trí. Tuy nhiên với đối tượng khách du lịch, do thiếu sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành Hàng không và ngành Du lịch tạo ra sự cạnh tranh giữa hai ngành. Còn đối với đối tượng khách hàng lớn như giới thương nhân, những nhà lãnh đạo của những công ty lớn: đối tượng này tuy chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, nhưng lại là nhóm những hành khách thường xuyên của hãng vận chuyển và họ thường sẵn sàng trả giá vé cao để có được một dịch vụ hữu hiệu nhất phục vụ cho mục đích chuyến công tác của họ. Tuy nhiên, đối tượng này thường có những đòi hỏi rất khắt khe về giờ giấc chuyến bay, những dịch vụ phục vụ trên chuyến bay như sự đặc biệt quan tâm chăm sóc, sự tiệân nghi, quyền ưu tiên khi mua vé, làm thủ tục trước … Các hãng hàng không phục vụ cho đối tượng này thường kiếm được lợi nhuận rất cao. Phân khúc này chưa phải là thế mạnh của Vietnam Airlines do những hạn chế về máy bay, chất lượng phục vụ trước khi bay, trong khi bay và sau khi bay. Những hành khách thuộc đối tượng này khi thực hiện các chuyến bay quốc tế thường chọn các hãng hàng không nước ngoài đặc biệt là các hãng hàng không đối thủ trong khu vực của Vietnam Airlines. Ba là nhà cung cấp: Hai nhà cung cấp chính của thế giới hiện nay là Boeing và Airbus. Có thể nói hầu hết tất cả các hãng hàng không trên thế giới đều phụ thuộc vào các nhà cung cấp này, và vì thế Vietnam Airlines và các hãng 38 đối thủ cạnh tranh đều có phản ứng ngang bằng về hai nhà sản xuất máy bay này. Tuy nhiên, sự khác biệt về phản ứng của Vietnam Airlines và các đối thủ chính là với những nhà cho thuê máy bay trên thế giới. Hiện nay, số lượng các công ty cho thuê máy bay thì không nhiều, cộng với tiềm lực tài chính còn yếu, vì vậy, nhà cung ứng máy bay có thể gây áp lực lớn hơn lên Vietnam Airlines so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. - Cảng hàng không: các hãng hàng không đối thủ lớn trong khu vực có tiềm lực tài chính, số lượng các chuyến bay đến các sân bay trục nhiều nên được tạo điều kiện hơn trong việc phân bố giờ cất hạ cánh so với Vietnam Airlines. Bốn là đối thủ tiềm ẩn mới: Đối với thị trường vận tải hàng không trong nước thì khả năng xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong giai đọan hiện nay khó xảy ra vì lượng khách hàng tiềm năng không lớn lắm,ï Vietnam Airlines và Pacific Airlines đang khai thác thị trường này có thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của khách hàng vận chuyển trong nước. - Đối với các hãng hàng không chi phí thấp thì gần đây sự thành đạt của các hãng hàng không chi phí thấp trong khu vực đã cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ bay giá rẻ trong khu vực là rất lớn. Các hãng lớn đã nỗ lực cho ra đời các hãng hàng không chi nhánh giá vé thấp của họ. Sự ra đời của nhiều hãng hàng không liên danh chuyên cung cấp dịch vụ giá rẻ giữa quốc gia và trong khu vực đang được coi là kẻ thù tiềm ẩn và sẽ tạo nên áp lực cạnh tranh rất lớn không chỉ với các hãng hàng không quốc gia của mỗi nước mà còn đối với các hãng hàng không tư nhân của nước này. Tuy nhiên, Vietnam Airlines chỉ mới chuẩn bị để bước một chân vào hội nhập. Sự chuẩn bị để khai thác thị phần hàng không giá rẻ còn chậm chạp. Các chuyên gia nhận định, khi chưa hội nhập, cuộc chiến giá vé đã diễn ra rất căng thẳng trong mùa thấp điểm, liệu khi hội nhập, Vietnam Airlines sẽ phải chịu bao sức ép từ các hãng hàng không giá rẽ có bề dày hoạt động trong khu vực. 39 2.2.2.3 Ma trận đáng giá các yếu tố bên ngoài Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài dưới đây thể hiện một số yếu tố môi trường có vai trò quyết định đối với sự thành công của Vietnam Airlines. Tầm quan trọng của các yếu tố được cho điểm từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Đồng thời các yếu tố được phân loại từ 1 đến 4 thể hiện sự thành công của Vietnam Airlines trong việc phản ứng lại với các yếu tố này. Thông qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài dưới dây, chúng ta có thể đưa ra những nhận xét rằng Vietnam Airlines tận dụng tốt các yếu tố môi trường đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Vietnam Airlines: sự hỗ trợ của Nhà nước, các yếu tố kinh tế trong nước và xã hội. Ma trận cũng chỉ ra những yếu tố mà nơi đó Vietnam Airlines phản ứng chậm như sự xuất hiện của các hãng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines.pdf
Tài liệu liên quan