Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải hàng lẻ của công ty Vinalink

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU. 01

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH

NGHIỆP. 04

1.1. CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 04

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH. 05

1.2.1. Khái niệmvề năng lực cạnh tranh. 05

1.2.1.1. Ở cấp độ toàn nền kinh tế quốc dân . 06

1.2.1.2. Ở cấp độ ngành/công ty . 07

1.2.2. Chỉ tiêu đo lường năng lựccạnh tranh của cácdoanh nghiệp trong

ngành. 08

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH GIAO

NHẬN VẬN TẢI HÀNG LẺ CỦA CÔNG TY VINALINK. 13

2.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NGÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ (LCL) . 13

2.1.1. Vai trò của vận chuyển hàng lẻ trong nền kinh tế . 13

2.1.2. Tiềm năng củangành vận chuyển hàng lẻ. 17

2.1.3. Quy trình công nghệ của vận chuyển hàng lẻ . 18

2.2. THỰC TRẠNG CÁC CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI TP. HCM . 19

2.2.1. Tình hình chung. 19

2.2.2. Tình hình cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ tại TP. HCM. 19

2.2.2.1. Thị trường vận chuyển hàng lẻ . 19

2.2.2.2. Nhân sự . 21

2.2.2.3. Dịch vụ hỗ trợ. 21

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ

CÔNG TY GIAO NHẬN VẬN TẢI DẪNĐẦU TẠI THỊ TRƯỜNG TP.HCM . 22

2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh . 22

2.3.1.1. Số lượng cáccông ty mới thamgia vào ngành . 22

2.3.1.2. Sự có mặtcủa các sản phẩm thay thế . 24

2.3.1.3. Vị thế đàm phán của bên cung ứng . 25

2.3.1.4. Vị thế đàm phán của bêntiếp nhận . 25

2.3.1.5. Khả năng cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải . 26

2.3.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của các công ty giao nhận vận tải . 28

2.3.3. Ưu điểm và tồn tại về năng lực cạnh tranh của5 NVOCC Consolidator . 34

2.3.3.1. Ưuđiểm . 34

2.3.3.2. Tồn tại . 35

CHƯƠNG 3 : ĐÓNG GÓP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY

VINALINK. . 37

3.1. QUAN ĐIỂM THỰC HIỆN GIẢI PHÁP. 37

3.1.1. Quan điểm 1: Ưu tiên phát triển các tổ chức giao nhận trong nước . 37

3.1.2. Quan điểm 2: Không ngừng nâng cao chất lượng giao nhận vận tải. 38

3.1.3. Quan điểm 3: Coi trọng nhu cầu của khách hàng trong giao nhận vận tải . 38

3.2. MỤC TIÊU THỰC HIỆN GIẢI PHÁP. 39

3.2.1. Xu hướng phát triểnhàng lẻ ở Việt Nam và thế giới. 39

3.2.2. Xu hướng về phát triển sản phẩm. 40

3.3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG

TY GIAO NHẬN VẬNTẢI VINALINK . 41

3.3.1. Giải pháp 1 : Đầu tư xây dựng hệ thống vận chuyển hàng lẻ trực tiếp,

không chuyển tảiqua Singapore . 41

3.3.1.1. Nội dung . 41

3.3.1.2. Biện pháp thựchiện . 41

3.3.1.3. Điều kiện thực hiện. 43

3.3.1.4. Hiệu quả thực hiện. 44

3.3.2. Giải pháp 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu . 44

3.3.2.1. Nội dung . 44

3.3.2.2. Biện pháp thựchiện . 45

3.3.2.3. Điều kiện thực hiện. 47

3.3.2.4. Hiệu quả thực hiện . 47

3.3.3. Giải pháp 3:Thực hiện hệ thống quản trị chất lượng trong dịch vụ vận

chuyển hàng hóa theo ISO 9002. 48

3.3.3.1. Nội dung giải pháp . 48

3.3.3.2. Biện pháp thựchiện . 48

3.3.3.3. Điều kiện thực hiện. 48

3.3.3.4. Hiệu quả thực hiện . 49

3.3.4. Giải pháp 4:Đào tạo nguồn nhân lực . 50

3.3.4.1. Nội dung giải pháp . 50

3.3.4.2. Biện pháp thựchiện . 50

3.3.4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp. 50

3.3.4.4. Hiệu quả của giải pháp . 51

3.4. KIẾN NGHỊ . 52

3.4.1. Đối với Nhà nước .52

3.4.2. Đối với các doanh nghiệp giao nhận vận chuyển hàng lẻ. 52

Kết luận. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 56

PHỤ LỤC

 

pdf57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải hàng lẻ của công ty Vinalink, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ển cũng như tính bảo đảm cho việc nhận hàng của người nhận hàng. Vận chuyển hàng lẻ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu của bất kỳ quốc gia nào. Cùng với vận chuyển hàng nguyên container, vận chuyển hàng lẻ đã đáp ứng được nhu cầu kinh doanh xuất nhập 19 khẩu hết sức linh động và đa dạng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. 2.1.2. TIỀM NĂNG CỦA NGÀNH VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ. Ở Việt Nam, nghề giao nhận đã hình thành từ lâu. Ở Miền Nam, trước ngày giải phóng có những công ty giao nhận, phần lớn làm công việc khai quan thuế vận tải đường bộ, nhưng manh mún, nhỏ bé, một số là đại lý của các hãng giao nhận nước ngoài. Ở Miền Bắc, từ năm 1956 đã có cơ quan chuyên làm giao nhận, sau khi thống nhất đất nước, đưa tổ chức giao nhận vào một mối từ Bắc đến Nam là Tổng công ty giao nhận kho vận ngoại thương. Trong chế độ bao cấp, phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế, những người giao nhận chủ yếu là lo giao hàng xuất, nhận hàng nhập tại các cảng nước mình. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (1986), trong cơ chế kinh tế đổi mới, mọi hoạt động thương mại bắt đầu phát triển, nghề giao nhận do đó phát triển khá nhanh. Các hoạt động giao nhận mở rộng ra quốc tế, số lượng các công ty giao nhận tăng nhiều, trình độ nghề nghiệp được nâng lên nhanh chóng. Một số công ty đã tham gia FIATA (Vietrans, Transimex, Vietfracht). Tuy nhiên, có thể nói nghề giao nhận quốc tế đối với nước ta còn rất mới mẻ, có nhiều vấn đề phải làm để nâng cao trình độ nghề nghiệp lên tầm quốc tế, đưa giao nhận vào nề nếp, phục vụ tốt xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Kinh tế xã hội của nước ta trong những năm gần đây có những biểu hiện thuận lợi cho sự phát triển của đất nước. Xã hội ổn định, tốc độ phát triển kinh tế cao. Số liệu xuất khẩu trong những năm qua của đất nước chúng ta cho thấy tình hình xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. 20 Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua. ĐVT: Triệu USD Năm Xuất khẩu 1996 7.255 1997 9.185 1998 9.360 1999 11.540 2000 14.000 Nguồn: Niên giám thống kê, năm 2000 Việc gia nhập AFTA năm 2006 của Việt Nam cũng như Hiệp định thương mại Việt Mỹ vừa được ký kết cũng hứa hẹn mở ra nhiều khả năng tốt cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong những năm tới. Điều đó cũng đồng nghĩa với nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu cũng gia tăng và vận chuyển hàng lẻ càng có cơ hội để khẳng định mình. 2.1.3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ. - Giai đoạn 1 : Công ty gom hàng (NVOCC consolidator) gom các lô hàng của shipper về kho sau đó xếp vào container. - Giai đoạn 2 : Gửi container “gom” cho đại lý ở Singapore/ Hồng Kông để: + Chia lẻ ra các final destination. + Gom hàng lần thứ hai (từ nhiều nước khác gửi về). + Đóng các lô hàng lẻ đã gom lần lần thứ vào container. - Giai đoạn 3 : Đại lý ở Singapore gửi container gom lần thứ hai đến cảng đích. - Giai đoạn 4 : Đại lý tại cảng đích giao hàng cho người nhận (consignee) 21 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC CÔNG TY GOM HÀNG LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. 2.2.1. TÌNH HÌNH CHUNG. Ngành vận chuyển hàng lẻ ra đời tại TP.HCM năm 1994, muộn hơn Singapore 14 năm (Singapore đầu năm 1980). Hai năm sau ngành này đã xuất hiện tại Hà Nội và 4 năm sau nữa đã xuất hiện tại Đà Nẵng. Ngành này ra đời để đáp ứng sự xuất hiện một nhu cầu vận chuyển mới trên thị trường vận chuyển đường biển, đó là nhu cầu vận chuyển hàng ít hơn một container nhưng lại quá nhiều nếu vận chuyển bằng đường hàng không. Vào năm 1994, chỉ có một số đại lý nước ngoài kinh doanh loại hình vận chuyển này như Knehne Nagel, Panapilna, Safi, RAF và một công ty liên doanh với cảng Sài Gòn là Philiorient Lines. Càng ngày, do chính sách ưu tiên, kích thích xuất khẩu của Đảng và Nhà nước, nhu cầu này ngành càng tăng. Đến nay đã có khoảng 500 công ty lớn nhỏ tham gia kinh doanh loại hình này. 2.2.2. TÌNH HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Ở lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng lẻ ở khu vực phía Nam chủ yếu là Thành Phố Hồ Chí Minh hiện tại có 5 công ty đang hoạt động từ năm 1994 đến nay. Đây là những công ty có hệ thống cung cấp dịch vụ hoàn thiện. 1. CÔNG TY VINALINK : Với thương hiệu dịch vụ vận chuyển hàng hàng lẻ là xí nghiệp vận tải Vinaconsol. Đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến 9/1999 chuyển sang hình thức công ty cổ phần, có quy mô về cơ sở vật chất, kho bãi lớn nhất hiện nay. 2. CÔNG TY WEIXIN CARGO LTD., CO : Ra đời từ năm 1997, đây là công ty tư nhân. Công ty có những bước phát triển mạnh trong 3 năm gần đây nhờ có những chiến lược đúng đắn đầu tư vào khách hàng trực tiếp . 3. CÔNG TY VỸ THÀNH : Ra đời năm 1998, khi xuất hiện đã gây tiếng vang lớn về giá cước rất cạnh tranh, kéo theo sự suy giảm giá cước hàng loạt. 22 4. CÔNG TY EVERICH: Đây là công ty ra đời sớm nhất để phục vụ cho thị trường vận chuyển hàng hàng lẻ, có sự thuận lợi rất lớn về thương hiệu nhưng không tổ chức được bộ phận chào hàng được tốt nên đã không giữ được sự tăng trưởng như thời gian đầu . 5. CÔNG TY MPI: Ra đời vào năm 1999 nhưng ký hợp đồng được một đại lý ở Singapore có giá chuyền tải hàng hàng lẻ rất cạnh tranh. Do có được nhà thầu phụ tốt nên MPI đã có sự tăng trưởng thị phần nhanh chóng mặc dù xuất hiện trên thị trường muộn hơn . 2.2.2.1. THỊ TRƯỜNG VẬN CHUYỂN HÀNG LẺ . Có thể chia ngành vận chuyển hàng lẻ tại TP.HCM thành 2 khu vực. 1. Khu vực hàng chỉ định (nominated shipment) Khách hàng ở khu vực này hầu hết là các nhà máy sản xuất gia công hoặc bán giá FOB nên phần vận chuyển đều do người mua ở nước ngoài chỉ định hãng vận chuyển. Vì thế các công ty được chỉ định đa số là đại lý của các hãng giao nhận nước ngoài như Kuehne Nagel, Birkar, Panalpinal, Shenker, Geo Logistic, KWE, Nippon Express… Thông thường, người mua ở nước nào sẽ chỉ định hãng giao nhận ở nước họ hoặc các hãng giao nhận đa quốc gia. Do khách hàng của khu vực này thường là các nhà máy nên lượng hàng xuất rất lớn nhưng các công ty giao nhận, công ty gom hàng lẻ Việt Nam không thể tấn công được vào khu vực bất khả xâm phạm này được. 2. Khu vực hàng tự do (freehand-shipment). Khách hàng của khu vực này đa số là các cơ sở sản xuất nhỏ, shop bán hàng cho khách du lịch và họ thường bán hàng theo giá CNF hoặc được người mua ủy quyền gửi hàng. Vì thế đây chính là mảnh đất màu mỡ của 5 Công ty gom hàng dẫn đầu cùng khoảng gần 500 công ty nhỏ khác cạnh tranh với nhau. Sự cạnh tranh gay gắt ngày càng trở nên khốc liệt hơn và thị trường trở nên quá nhỏ bé cho nhiều người. Tuy nhiên , hầu hết hàng hàng lẻ thuôc khu vực hàng tự do đều tập trung cho 5 công ty gom hàng lẻ lớn vì các công ty nhỏ còn lại không có khả năng gom hàng nên đều phải sử dụng lại dịch vụ . 23 2.2.2.2. NHÂN SỰ. Tổ chức dịch vụ vận chuyển gom hàng cần những nhân viên được đào tạo cơ bản từ các trường Đại học Ngoại thương, Kinh tế, Hàng hải nhưng thực sự vẫn chưa có một trường lớp đào tạo chuyên về loại hình dịch vụ này. Hơn nữa, đây là ngành dịch vụ nên việc đầu tư cho con người là việc quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài việc các nhân viên cần được đào tạo tốt về nghiệp vụ cơ bản nhưng đặc biệt đối với các nhân viên chào bán dịch vụ cần thiết phải được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng. Vấn đề này hiện nay chưa được các công ty quan tâm đúng mức mà họ đang để mặc nhân viên tự đào tạo nên dẫn đến chất lượng phục vụ khách hàng còn thấp và không chuyên nghiệp. 2.2.2.3. DỊCH VỤ HỖ TRƠï. Dịch vụ vận chuyển hàng hàng lẻ khu vực hàng tự do luôn đi kèm với mảng dịch vụ hổ trợ. Đó là các dịch vụ trước vận chuyển như thu xếp đi lấy hàng về kho ,đóng gói, đóng kiện, thu xếp làm thủ tục kiểm dịch , kiểm tra văn hóa, kiểm tra Hải quan hàng hóa. Việc xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng cần được đầu tư về kho tàng, bến bãi, thiết bị nâng dỡ, xe tải… và con người, chiếm khoảng đầu tư rất đáng kể. Hiện nay số công ty tự cung cấp được dịch vụ vận chuyển hàng hàng lẻ chỉ có một vài doanh nghiệp đầu tư vào mảng dịch vụ này như Vinalink hoặc Weixin. Còn các công ty khác thì đa số sử dụng lại dịch vụ của các công ty chuyên về mảng cung cấp dịch vụ nội địa . 24 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY GOM HÀNG LẺ DẪN ĐẦU TẠI THỊ TRƯỜNG TP.HCM. 2.3.1. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH. Các doanh nghiệp mới tiềm năng Hình 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 2.3.1.1. SỐ LƯỢNG CÁC CÔNG TY MỚI THAM GIA VÀO NGÀNH. Trước năm 1986, hoạt động xuất nhập khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh có đầu mối là công ty Vinalink (trước kia là Vinatrans). Thực tế cũng có một số công ty lớn có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp và làm ủy thác cho các công ty khác, nhưng nhìn chung các công ty dạng này không nhiều. Nhưng từ năm 1986 trở lại đây, do Nhà nước thực hiện chính sách cải cách kinh tế theo hướng mở cửa hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, nhiều công ty đã được phép thực hiện Thế mặc cả của các nhà cung cấp Mối đe dọa của sản phẩm thay thế Thế mặc cả của người mua Tranh giành giữa các đối thủ cạnh tranh: - Vinalink. - Weixin, MPI, Everich, Vỹ Thành - Các công ty tư nhân nhỏ. - Các đại lý vận tải nước ngoài - NVOCC ở Singapore, (nhà cung cấp dịch vụ chuyển tại tại Singapore) - Feeder qua Singapore. - Dịch vụ kho CFS ở cảng - Các công ty co- loader - Tourism shop - Cong ty ở KCX, KCN - Air freight service - sae- air service FCL service - 25 hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp. Cùng với sự ra đời của rất nhiều các công ty xuất nhập khẩu là sự ra đời hàng loạt của các công ty giao nhận vận tải hàng lẻ. Số lượng các công ty này tại Thành Phố Hồ Chí Minh theo số liệu thống kê có thể lên đến hơn 500 công ty. Và hậu quả là làm cho giá dịch vụ vận tải giảm đi một cách hết sức đáng kể. Bảng sau đây cho thấy tình hình giá cước hàng lẻ trong những năm gần đây trên địa bàn cả nước: Bảng 4: Bảng tình hình giá cước hàng lẻ trong những năm gần đây ĐVT: USD/CBM Năm 96-98 98-2000 2001 Singapore Nhật European mainport Los Angeles Australian mainport 25 95 95 95 95 10-15 75 75 75 70 5, thậm chí free 30-45 40-50 55-60 40-50 Nguồn: Báo cáo thống kê tại công ty VINALINK, năm 2001. Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ trong vòng trên dưới 3 năm mà giá cước hàng lẻ có những biến động hết sức đáng kể. Tình hình cước chung là giá năm 2001 giảm đi chỉ còn bằng phân nửa giá của năm 1996. Chẳng những thế, càng về sau, tốc độ giảm giá cước càng nhanh hơn trước đó. Chẳng hạn giá cước đi Nhật, từ năm 1996 giá cước là 95 USD/CBM đã giảm 20 USD xuống còn 75 USD/CBM, nhưng sau đó từ năm 1998 đến năm 2001 giá giảm thêm 40 USD xuống chỉ còn 35 USD/CBM. Điều này có thể được giải thích là sự ra đời ồ ạt của các Công ty giao nhận vận tải hàng lẻ khiến cho tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Một số doanh nghiệp không có tầm nhìn chiến lược sẵn sàng hạ giá để giành khách hàng bất chấp thiệt hại cho mà doanh nghiệp gây ra cho ngành giao nhận nói chung. 26 2.3.1.2. SỰ CÓ MẶT CỦA CÁC SẢN PHẨM THAY THẾ. (1) Vận chuyển hàng nguyên container : Hiện nay , dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container đang cạnh tranh mạnh với dịch vụ vận chuyển hàng lẻ. Đối với những tuyến vận tải ngắn, giá cước thấp, khách hàng sẽ ưa sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container do tiết kiệm được thời gian vận chuyển. (2) Vận chuyển hàng không : Ưu điểm là vận chuyển rất nhanh nhưng có nhược điểm là giá cước cao. Đối với những lô hàng nhỏ hơn 1 mét khối , dịch vụ vận chuyển hàng không sẽ cạnh tranh mạnh với vận chuyển hàng lẻ. (3) Vận chuyển kết kợp đường biển và hàng không (sea-air) : Dịch vụ này kết hợp giữa vận chuyển hàng hàng lẻ đến các địa điểm có ưu thế về giá cước vận chuyển hàng không như Singapore hay Dubai. Từ đó , hàng hóa sẽ được thu xếp lên máy bay đến cảng đích. Dịch vụ này kết hợp được hai ưu điểm nhanh của vận chuyển đường hàng không và chi phí thấp của đường biển nhưng nghiệp vụ này phức tạp và chưa có nhiều nhà cung cấp sẵn sàng đáp ứng dịch vụ này. Nhìn chung, hiện nay yếu tố (1) có mức độ ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của 5 công ty lớn. Ta có thể thấy điều này qua bảng sau: Bảng 5: Bảng giá cước hàng nguyên container và hàng lẻ một số tuyến qua các năm ĐVT: USD/mét khối 96-98 98-2000 2001 FCL LCL FCL LCL Hàng nguyên container Hàng lẻ Taiwan Port Klang/ Bangkok 300/20’ 550/20’ 50 65 250 450 40 40 190 250 30 30 Nguồn: Báo cáo tổng hợp giá cước qua các năm tại cty VINALINK, năm 2001. Nhìn vào bảng giá, ta thấy chắc chắn rằng nếu khách hàng có nhu cầu vận chuyển 3-4 khối hàng, họ sẽ sử dụng vận chuyển hàng nguyên container để vận chuyển vì vận chuyển hàng nguyên container vì nhanh và an toàn hơn hàng lẻ. 27 2.3.1.3. VỊ THẾ ĐÀM PHÁN CỦA BÊN CUNG ỨNG. Đối với các Công ty Gom hàng , mọi doanh nghiệp đều phải có một đại lý ở Singapore cung cấp dịch vụ chuyển tải. Đây là mắc xích quan trọng trong việc cung cấp dịch vận chuyển hàng lẻ. Mắc xích này chiếm 70% sự thành bại của công ty. Do đó sức ép của các đại lý cung cấp dịch vụ chuyển tải rất lớn, một sự thay đổi về giá chuyển tải hoặc chất lượng dịch vụ của họ sẽ làm cho các doanh nghiệp này ở TP.HCM giảm năng lực cạnh tranh ngay tức khắc. Thực tế cho thấy rằng, nếu các Công ty Gom hàng ở Việt Nam không có nhiều hàng như thỏa thuận hoặc không cho thấy được sự lớn mạnh của mình, đại lý chuyển tải sẽ cắt ngay hợp đồng để chuyển hợp đồng qua công ty khác có tiềm năng hơn. Như vậy, duy trì hợp đồng với một đại lý mạnh, ổn định là mối quan tâm để duy trì lợi thế cạnh tranh. 2.3.1.4. VỊ THẾ ĐÀM PHÁN CỦA BÊN TIẾP NHẬN. Bên tiếp nhận chính là khách hàng sử dụng dịch vụ hàng lẻ. Có thể kể ra các khách hàng này là những bộ phận sau đây: - Đó là các công ty xuất nhập khẩu (chỉ đơn thuần kinh doanh chứ không sản xuất). - Cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu (thực phẩm chế biến, thủ công mỹ nghệ). - Shop bán hàng mỹ nghệ cho khách du lịch nước ngoài (gỗ, sơn mài). - Công ty sản xuất hàng xuất khẩu (may mặc, gốm sứ, mây tre). - Khách hàng tư nhân, Việt kiều. Có thể chia các khách hàng nêu trên làm hai loại sau đây: - Khách hàng trực tiếp : Là khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng lẻ với các doanh nghiệp giao nhận. Đa số trong những khách hàng này đều cần thêm dịch vụ hổ trợ về xuất khẩu như lấy hàng tận nhà, đóng kiện, khai thuê Hải quan. 28 Đối với khách hàng như thế này thì áp lực về chất lượng dịch vụ vận chuyển cũng như dịch vụ hỗ trợ là rất lớn đối với các nhà giao nhận. - Khách hàng co-loader : Là những công ty vận tải hàng lẻ nhỏ khác, do không đủ sức gom hàng hoặc không có hệ thống đại lý tại nước ngoài nên sau khi nhận hàng từ khách hàng trực tiếp họ lại sử dụng lại dịch vụ của các Công ty Gom hàng . Đối với khách hàng này thì áp lực về giá là rất lớn do số lượng hàng vận chuyển thường cao hơn khách hàng trực tiếp. Bên cạnh đó các co-loader cũng có yêu cầu rất gắt gao với chất lượng vận chuyển vì họ rất chuyên nghiệp hơn hẳn các khách hàng trực tiếp. Khách hàng trực tiếp Khách hàng trực tiếp Co-loader NVOCC NVOCC Hình 4: Vận chuyển hàng lẻ của khách hàng trực tiếp 2.3.1.5. KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY GOM HÀNG. Qua việc phân tích cạnh tranh được thực hiện bao gồm các nội dung then chốt như sau: Mục tiêu tương lai - nhận định - chiến lược - mạnh yếu để nhận rõ ưu thế và yếu điểm của các Công ty Gom hàng. Hiện nay mỗi Công ty Gom hàng đề có năng lực gom hàng riêng của mình , đều có thị phần riêng của mình , và có hợp đồng với các hảng gom hàng lớn ở Singapore như bảng dưới dây : 29 Bảng 6: Đối tác của một số doanh nghiệp giao nhận tại Singapore Công ty Đại lý Xếp hạng ở Singapore Vinalink- Vinaconsol Freight Link Express 2 Weixin ECU Lines 1 Vỹ Thành WSA Singapore 5 Everich Famous Freight Forwarding 4 MPI Global Link CWT 3 1. Nhận định – mục tiêu tương lai. Nhìn vào bảng trên ta thấy WEIXIN và VINALINK đang có được hợp đồng đại lý với hai Công ty gom hàng cung cấp dịch vụ chuyển tải hàng đầu tại Singapore và đây là một lợi thế rất lớn của hai công ty này. Mỗi công ty sẽ cố gắng giữ vững thị phần hiện có của mình và hầu hết 5 công ty đều muốn mở rộng thị trường vào mảng hàng chỉ định để mở rộng thị phần. 2. Chiến lược. Sẽ hình thành hai hướng cho 5 công ty. - Hướng thứ nhất: Nhắm vào khách hàng co-loader: công ty MPI, Vỹ Thành, Everich. - Hướng thứ hai: Chủ yếu nhắm vào khách hàng trực tiếp nhưng cũng không quên khách hàng coloader: Vinalink, Weixin. Chiến lược của 5 công ty là: - Chiến lược tăng trưởng tập trung theo hướng mở rộng thị trường mà mình đã có ưu thế. - Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, ví dụ như là mở ra các dịch vụ vận chuyển trực tiếp, không qua chuyển tải. 30 3. Mạnh, yếu. Mạnh: - Tích lũy được nhiều kinh nghiệm qua quá trình hoạt động lâu dài. - Hầu hết đã ký hợp đồng đại lý với các hãng giao nhận có tiềm lực gom hàng cao ở Singapore. - Đội ngũ nhân viên chào hàng có nhiều kinh nghiệm thực tế qua tiếp xúc nhiều với khách hàng . - Duy trì được lịch tàu ổn định. - Tích lũy được tài chính ổn định qua nhiều năm hoạt động và sẵn sàng bỏ vốn đầu tư. Yếu: - Không có sự liên kết giữa các công ty với nhau để bảo vệ thị trường. - Dịch vụ vận chuyển phụ thuộc rất lớn vào chất lượng dịch vụ chuyển tải của đại lý cung cấp dịch vụ chuyển tải tại Singapore. - Nhân viên chào hàng chưa được đào tạo bài bản về các kỹ năng chào hàng, kỹ năng giao tiếp , phần lớn họ phải tự mày mò học hỏi nên mức độ chuyên nghiệp không cao. - Nhân sự không ổn định do có nhiều nhân viên có kinh nghiệm và khả năng tài chính trong các công ty muốn tách ra hoạt động riêng. 2.3.2. MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY GOM HÀNG. Theo quan điểm tổng hợp về năng lực cạnh tranh, có thể đo lường khả năng cạnh tranh trong nội bộ của 5 công ty qua lượng hàng vận chuyển trên thị trường như sau: 31 Bảng 7: Sản lượng hàng LCL vận chuyển của một số doanh nghiệp giao nhận ĐVT: m3 Sản lượng STT Tên công ty 98 99 2000 1 2 3 4 5 Vinalink Weixin Vỹ Thành Everich MPI 6.800 3.600 3.200 8.260 6.400 10.500 7.600 5.500 9.300 8.800 13.500 12.850 7.230 8.100 10.300 Nguồn: Báo cáo tổng kết 1998 - 1999 - 2000 của công ty VINALINK Nhìn vào bảng trên chúng ta dễ thấy công ty VINALINK có khả năng cạnh tranh mạnh nhất qua số liệu thống kê về sản lượng. Tuy nhiên để đo lường năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp, chúng ta thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ma trận này là công cụ nhận diện năng lực của từng công ty cùng những ưu thế và khuyết điểm của họ. Trên cơ sở thông tin điều tra và phân tích từ đội ngũ 12 nhân viên chào hàng của một trong những công ty giao nhận vận tải hàng lẻ (chọn công ty VINALINK). Chia các nhân viên chào hàng là 3 nhóm (I, II, III) để đánh giá đối thủ cạnh tranh theo các chỉ tiêu: 1. Đại lý vận tải: Là đối tác cung cấp dịch vụ chuyển tại tại Singapore. 2. Lợi thế về kho bãi đóng hàng: Là nơi dùng để gom hàng lẻ, có thể là kho của cảng hoặc kho riêng. 3. Lợi thế về giá cước. 4. Lợi thế về hoa hồng. 5. Đội ngũ chào hàng. 6. Dịch vụ vận chuyển hàng LCL. 7. Dịch vụ sau khi bán: Cung cấp tên tàu chuyển tải tại Singapore, giải quyết khiếu nại, yêu cầu của khách hàng khi có trục trặc. 32 8. Chất lượng dịch vụ hổ trợ trước khi vận chuyển: Là những dịch vụ đóng gói, thông quan, để giúp lô hàng ở trạng thái sẵn sàng xuất khẩu. Các bước tiến hành như sau: Bước 1 : Thiết lập hệ số đánh giá các chỉ tiêu: Từng nhân viên chào hàng cho điểm từ 1 đến 8 ứng với mỗi chỉ tiêu. Sau đó, tính bình quân và tỷ trọng theo phần trăm ta được bảng sau: Bảng 8: Hệ số đánh giá các chỉ tiêu STT CÁC CHỈ TIÊU NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 T.B 1 Đại lý chuyển tải 9.7 7.8 12.2 9.90 2 Lợi thế về kho bãi đóng hàng 10.3 15.4 10.6 12.10 3 Lợi thế về giá 17.3 12.6 9.3 13.07 4 Lợi thế về hoa hồng 7.9 8.4 9.6 8.63 5 Đội ngũ nhân viên chào hàng 10.5 15.1 15.9 13.83 6 Chất lượng dịch vụ vận chuyển 20.9 24.9 18.2 21.33 7 Dịch vụ sau khi bán 8.7 4.2 7.9 6.93 8 Chất lượng dịch vụ hỗ trợ trước vận chuyển 14.7 11.6 16.3 14.20 Nguồn: Báo cáo tiếp thị năm 2000 của VINALINK Bước 2 : Cho điểm từng yếu tố đối với từng công ty theo thang điểm. Tốt: 3 Khá: 2 Trung bình: 1 Kém: 0 33 Bước 3 : Tính trung bình cộng của từng nhóm và chung cả bộ phận ta có bảng 9 sau: (trang bên) Bước 4 : Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng). Bước 5 : Lập được ma trận hình ảnh cạnh tranh của một số Công ty Gom hàng sử dụng kết quả của bảng số 8 và số 9 ta có Bảng số 10 (trang sau) Bảng 10 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh CÁC CHỈ TIÊU VINALINK WEIXIN VỸ THÀNH EVERICH MPI Điểm C.M Điểm C.M Điểm C.M Điểm C.M Điểm C.M Đại lý chuyển tải 0.099 2.63 0.26 2.77 0.27 1.68 0.17 1.81 0.18 2.15 0.2 Lợi thế về kho bãi đóng hàng 0.121 2.72 0.33 2.08 0.25 1.34 0.16 1.40 0.17 1.62 0.2 Lợi thế về giá 0.131 1.99 0.26 2.20 0.29 2.38 0.31 2.26 0.30 2.67 0.3 Lợi thế về hoa hồng 0.086 1.94 0.17 2.12 0.18 2.33 0.20 2.50 0.22 2.16 0.1 Đội ngũ nhân viên chào hàng 0.138 2.79 0.39 2.59 0.36 1.89 0.26 2.13 0.29 2.26 0.3 Chất lượng dịch vụ vận chuyển 0.213 2.47 0.53 2.62 0.56 1.82 0.39 1.98 0.42 2.33 0.5 Dịch vụ sau khi bán 0.069 1.80 0.12 1.76 0.12 2.23 0.15 1.78 0.12 1.96 0.1 Chất lượng dịch vụ hỗ trợ 0.142 2.73 0.39 2.40 0.34 1.8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfGiải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giao nhận vận tải hàng lẻ của công ty Vinalink.pdf
Tài liệu liên quan