Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH

TRANH .3

1.1. CẠNH TRANH .3

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh .3

1.1.2. Phân loại cạnh tranh.4

1.1.3. Ý nghĩa của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. .5

1.1.4. Những công cụ sử dụng chủ yếu trong cạnh tranh. .6

1.1.4.1. Chất lượng sản phẩm.6

1.1.4.2. Giá cả.6

1.1.4.3. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm .8

1.1.4.4. Cạnh tranh bằng các công cụ khác.8

1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH .9

1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia .9

1.2.2. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành.9

1.3. NHỮNG YẾU TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP.12

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài.12

1.3.2. Các yếu tố bên trong .13

1.3.2.1. Yếu tố con người.13

1.3.2.2 . Yếu tố trang thiết bị, công nghệ .14

1.3.2.3. Yếu tố về tổ chức quản lý.14

1.3.2.4. Năng lực tài chính .14

1.3.2.5. Yếu tố Marketing .15

1.3.2.6. Hoạt động nghiên cứu, phát triển .15

1.3.2.7. Công nghệ thông tin .15

pdf91 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nước khoáng và thương mại dịch vụ Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a của nước ta sẽ có cơ hội lớn hơn và bình đẳng hơn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế. Các thành viên WTO cũng đã và đang đưa ra nhiều cam kết về cắt giảm trợ cấp, giảm thuế và loại bỏ hàng rào phi thuế quan. Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh và các doanh nghiệp trong nước có cơ hội xuất khẩu lớn với lợi thế về điều kiện địa lý và chi phí rẻ . - Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Việc giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ khiến môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng trở lên cạnh tranh hơn Ngoài ra giảm thuế và loại bỏ cá hàng rào phi thuế quan cũng giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh không những trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. - Sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO: Môi trường thương mại quốc tế, nhờ nhiều nỗ lực của WTO, đã trở lên thông thoáng hơn. Tuy nhiên, khi tiến ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp của nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều rào cảm thương mại, trong đó có cả những rào cản mang danh nghĩa chống trợ cấp, chống bán phá giá Gia nhập WTO sẽ giúp Việc Nam sử dụng được cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức này, qua đó có thêm công cụ để đấu tranh với các nước lớn, đảm bảo sự bình đẳng trong thương mại quốc tế. - Sức ép cạnh tranh: Hội nhập WTO sẽ làm giảm thuế, cắt giảm hàng rào phi thuế quan, cắt giảm trợ cấp khiến cho nhiều doanh nghiệp mới có cơ hội gia nhập ngành và đối thủ cạnh tranh nước ngoài tiếp cận vào thị trường Việt Nam. Điều đó làm gia tăng đối thủ tiềm ẩn và đối thủ cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải giảm giá để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế khác của doanh nghiệp. Chính điều này gây nên sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp. Công ty TNHH MTV Nước khoáng và Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 34 TMDV Quảng Ninh cũng phải chịu áp lực cạnh tranh với các hãng như Pepsi, Coca cola -Thách thức của chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Một trong những hệ quả thấp yếu của hội nhập kinh tế quốc tế là chuyển dịch cơ cấu và bố trí lại nguồn lực. Dưới sức ép của cạnh tranh, một ngành sản xuất không có hiệu quả có thể sẽ phải mất đi nhường chỗ cho một ngành khác có hiệu quả hơn. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, trong đó có cả những rủi ro về mặt xã hội. Đây là thách thức hết sức to lớn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua được thách thức này nếu có chính sách đúng đắn nhằm tăng cường hơn nữa tính năng động và khả năng thích ứng nhanh. Bên cạnh đó cũng cần củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những khó khăn ngắn hạn. - Thách thức về nguồn nhân lực: Dước sức ép cạnh tranh của công ty nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước cần phải có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng được công việc yêu cầu phải có trình độ cao. 2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường ngành ( yếu tố vi mô) Yếu tố thứ nhất – khách hàng Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp, mỗi sự biến đổi trong nhu cầu, quyết định mua sắm của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải có những động thái tích cực để có thể thích ứng được. Họ có thể tạo ra áp lực buộc nhà sản xuất phải giảm giá bán hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn. Khi nghiên cứu về Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh khách hàng được chia thành 2 nhóm chính: Cá nhân, hộ gia đình, tập thể mua sắm sản phẩm dịch vụ và hệ thống các nhà phân phối bán buôn bán lẻ, siêu thị. Ảnh hưởng của khách hàng đến doanh nghiệp được thể hiện qua các yếu tố: Số lượng khách hàng: + Mua lẻ mua tiêu dùng: càng đông thì càng có lợi cho doanh nghiệp do có thể tiêu thụ nhiều sản phẩm, tốn ít chi phí trong tiêu thụ, sản phẩm nhanh được biết đến + Nhà phân phối: Muốn thắng trong cuộc chiến dành thị phần doanh nghiệp phải kéo người tiêu dùng về phía mình. Hệ thống các cửa hàng, mạng lưới kinh doanh là căn cứ điểm của nhà sản xuất và nhà phân phối trong cuộc chiến dành thị trường. Không có hệ thống cửa hàng doanh nghiệp không thể phân phối cho dù giá Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 35 thành hợp lý. Tại Việt Nam kênh phân phối chưa thực sự phát triển, chúng ta đang loay hoay với bài toán này, ngày 25/7/1999 Việt Nam và mỹ kết thúc đàm phán BTA với cam kết sau 10 năm chúng ta sẽ mở cửa thị trường phân phối, 10 năm đã qua chúng ta vẫn chưa làm được gì nhiều. Nguyên Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển cảm thấy nuối tiếc do chúng ta giam mình trong tư duy: “sản xuất mới tạo ra của cải còn thương mại không tạo ra của cải nên không cần ưu đãi”. Nhà phân phối có thể coi là yếu tố sống còn đối với sự thành công của một sản phẩm mới. Nhờ có kênh phân phối tốt tại thị trường Quảng Ninh, nên khi Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh tung ra sản phẩm mới là Faith chanh muối đã có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường nhờ đã có hệ thống kênh phân phối tốt tại thị trường Quảng Ninh. - Độ nhạy về giá: Với đời sống và mức thu nhập ngày càng cao người tiêu dùng đã mạnh dạn hơn trong mua sắm xong hộ vẫn có những mối quan tâm về giá: + Khách hàng muốn mua với giá cả phải chăng phù hợp với túi tiền. + Nhà phân phối muốn lợi nhuận và được hưởng chiết khấu cao. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần định giá hợp lý, mức chiết khấu cho phù hợp, hoạch định chiến lược giá cho từng giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm. - Đòi hỏi của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mẫu mã bao bì ... Ngày nay với sự phong phú và đa dạng của thị trường sản phẩm tiêu dùng ngoài việc ăn gì, mặc gì, uống gì ... khách hàng còn quan tâm đến chất lượng ra sao, kiểu dáng thế nào, có an toàn không ? Nếu không đáp ứng được những đòi hỏi này, sản phẩm sẽ nhanh chóng bị thay thế và lãng quên. Nghiên cứu những nhu cầu ước muốn của khách hàng để có thể đáp ứng một cách tốt nhất là việc làm quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp. Theo AsiaPanel VN – bộ phận nguyên cứu hành vi người tiêu dùng trực thuộc WorldPanel, mỗi người Việt Nam trung bình dùng các thức uống( trừ nước đun sôi) khoảng năm lần trong ngày, gồm 3 lần tại nhà và 2 lần ở ngoài. Với phong cách sống ngày càng hối hả và hiện đại thì một sản phẩm có được từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe là một nhu cầu mới tạo ra một thị trường đầy tiềm năng, thuận lợi cho doanh nghiệp nào nắm bắt được nó. Yêu cầu về độ an toàn, uy tín thương hiệu: Người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn và đòi hỏi các Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 36 chỉ tiêu an toàn, tiêu chuẩn chất lượng đối với sản phẩm cũng ngày càng cao hơn. Khách hàng phản ứng rất nhạy cảm với các thông tin liên quan đối vệ sinh an toàn thực thẩm và luôn sẵn sàng chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm thay thế nếu không tin tưởng vào sản phẩm cũ. Khách hàng cũng ưu tiên lựa chọn các thương hiệu quen thuộc, có uy tín và được quảng cáo nhiều. Hiệp hội người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Văn hóa thông tin .. sẽ tạo ra áp lực lớn cho doanh nghiệp trong việc yêu cầu làm rõ, giải thích, sửa chữa, khắc phục, chịu trách nhiệm trước pháp luật. Việc xây dựng uy tín thương hiệu dựa trên chất lượng và độ an toàn của sản phẩm có thể khá tốn kém, nhưng nó mang lại lợi ích lâu dài và bền vững cho doanh nghiệp, đặc biệt là vị trí trong tâm trí người tiêu dùng. Yếu tố thứ 2 – Đối thủ cạnh tranh hiện tại Ngành giải khát Việt Nam là ngành có mức độ hội nhập cao, do đó việc phân tích các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp cần thiết phải phân tích trên cơ sở các doanh nghiệp giải khát trên phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Ninh và trên phạm vi cả nước nhằm đưa ra nét chung nhất về khả năng cạnh tranh của công ty. Qua điều tra về 2 công ty đối thủ là công ty TNHH một thành viên nước khoáng công đoàn Quảng Ninh, Công ty cổ phần XD và sản xuất Bia- rượu - Nước giải khát Cẩm Phả, ta đưa ra nhận xét như sau: * Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh. - Ưu điểm: Có cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc thiết bị đồng bộ và hiện đại của Đức và Mỹ. Năng suất lao động khá cao trong ngành. Công suất của dây chuyền đạt 8000 chai/h. Có đội ngũ lao động lớn, lên đến tới 510 người, cán bộ quản lý, kỹ thuật, cơ điện có trình độ, năng lực và nhiều kinh nghiệm. Hệ thống quản lý nói chung, quản lý chất lượng nói riêng đã tương đối hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả. Xây dựng được hệ thống phân phối cho thị trường nội địa. Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 37 Công ty áp dụng quản lý chất lượng theo Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 và Hệ thống HACCP- CODE . Sản phẩm của công ty đã được ưa chuông và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Nước khoáng thiên nhiên Suối mơ được nhận giải thưởng nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia, nước khoáng thiên nhiên Quang Hanh được nhận giải thưởng nhãn hiệu nổi tiếng. Đặc biệt là sản phẩm nước khoáng thiên nhiên Suối mơ được chọn là nước uống chính thức phục vụ Đại hội X và đại hội XI của Đảng. Các loại nước khoáng thiên nhiên của công ty ngày càng có uy tín với khách hàng và đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. - Nhược điểm: Quản lý thiếu chuyên nghiệp, Chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh dài hạn. Đội ngũ cán bộ bán hàng tuổi đời bình quân cao, chưa thực sự năng động. Khả năng cạnh tranh về giá không cao do mới đầu tư dây truyền công nghệ, mở rộng nhà xưởng. * Công ty TNHH một thành viên nước khoáng công đoàn Quảng Ninh. - Ưu điểm: Là một doanh nghiệp với quy mô sản xuất khá với cán bộ công nhân viên. Đội ngũ cán bộ quản lý trẻ, năng động, nhiệt tình với công việc, khả năng quản trị doanh nghiệp thuộc loại khá. Khả năng cạnh tranh về giá cao do dây chuyền công nghệ, nhà xưởng của công ty thực hiện khấu hao nhanh, nên giá trị còn lại của tài sản rất thấp . Thực hiện áp dụng hai hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008 và Hệ thống HACCP- CODE . Luôn luôn nghiên cứu để đưa ra thị trường những sản phẩm mới. Có nhiều khách hàng truyền thống, mạng lưới phân phối sản phẩm rộng khắp trên toàn Miền Bắc. - Nhược điểm: Công ty chưa xây dựng chiến lược kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp. Hình thức sản xuất: sản xuất theo dây chuyền công nghệ kết hợp với thủ công. Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 38 Nhà xưởng cũ, đã xuống cấp do đó ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm. Công tác tuyển dụng lao động còn mang tính thời vụ, nên chưa tạo ra sự gắn kết của người lao động với công ty. Dây chuyền công nghệ sản xuất trong nước với công suất chỉ đạt 6000 chai/h và sản xuất theo thời vụ. * Công ty cổ phần XD và sản xuất Bia - rượu - nước giải khát Cẩm Phả. - Ưu điểm: Đã có một số chứng nhận về quy trình quản lý. Nhiều khả năng tiếp cận với khách hàng lớn nhất là những khách hàng thuộc doanh nghiệp ngành than. Được cấp giấy chứng nhận về quản lý chất lượng. Có nguồn lao động giá rẻ. Luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm để tạo sự khác biệt. - Nhược điểm: Do sản xuất kinh doanh đa dạng sản phẩm nên công tác đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ còn hạn chế: đầu tư dàn trải, chưa đồng bộ. Công nghệ sản xuất chưa kép kín, sản xuất trên dây chuyền công nghệ kết hợp với thủ công. Chưa có ý tưởng hình thành sản xuất theo đơn hàng. Chưa có định hướng để phát triển sản phẩm chủ đạo. Chất lượng sản phẩm nhìn chung không ổn định, quản lý chất lượng của công ty còn nhiều yếu kém, nặng về kiểm tra sản phẩm. Còn sản xuất theo mùa vụ, mới xây dựng kế hoạch sản xuất ngắn hạn. Dây chuyền công nghệ công suất thấp chỉ đạt 3000 chai/h. Từ những phân tích ở trên, ta có những đánh giá sau: Nhìn chung, công ty thuộc vào nhóm các doanh nghiệp nước giải khát có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Tuy vậy, công ty vẫn chưa tạo được sự khác biệt cơ bản sản phẩm với các doanh nghiệp trên địa bàn. Thế mạnh và điểm mạnh, điểm yếu của công ty về cơ bản những thế mạnh và điểm yếu chung của các doanh nghiệp nước giải khát hiện nay. Cụ thể: Công ty chỉ mạnh về chất lượng sản phẩm, luôn luôn nghiên cứu để tạo ra các sản phẩm mới trên nền tảng của nước khoáng Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 39 thiên nhiên; Thị trường của công ty đã có sự chuyển dịch mạnh đi đến sự phân cấp khá triệt để thành hai vùng: Thị trường truyền thống và thị trường mới; Tài sản của công ty mới được đầu tư nên khó có khả năng cạnh tranh về giá... Để có cái nhìn tổng thể hơn về năng lực cạnh tranh của công ty với đối thủ cạnh tranh, chúng ta phải tiến hành phân tích định lượng về năng lực cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ cạnh tranh này. Yếu tố thứ 3- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Thị trường nước giải khát Việt Nam hiện nay khát hấp dẫn, thu hút nhiều doanh nghiệp, công ty lớn trong và ngoài nước tham gia. Ngoài những đối thủ cạnh tranh hiện tại kể trên thì Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Nhiều công ty giải khát ở Hàn Quốc, Nhật ... muốn thâm nhập vào thị trường Việt Nam. So với công ty giải khát Việt Nam, họ có nhiều ưu thế về vốn, về công nghệ và tính truyền thống độc đáo. Do đó, sự sâm nhập thị trường của họ sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thị phần của các công ty giải khát Việt Nam, trong đó có Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh. Ngoài ra công ty còn đối mặt với sự nhái sản phẩm Faith chanh muối, nhái cả về kiểu dáng công nghiệp, mẫu mã màu sắc bao bì, chất lượng sản phẩm bằng công nghệ test cao đã làm ảnh hưởng tới sản lượng tiêu thụ và uy tín thương hiệu. Từ những phân tích trên, ta có những nhận xét: Thị trường nước nước giải khát Việt Nam tuy là thị trường khá hấp dẫn thu hút nhiều doanh nghiệp, công ty lớn trong và ngoài nước tham gia. Nhưng đối với Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh với đặc thù là khai thác sản xuất các sản phẩm nước khoáng từ nguồn thiên nhiên ban tặng, với lợi thế là đã chiếm lĩnh ưu thế trên thị trường, được khách hàng tin cậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt, ổn định được đội ngũ lao động vì thế sức ép đối thủ cạnh tranh tranh tiềm ẩn là không lớn. Yếu tố thứ 4 – Nhà cung cấp Nhà cung cấp là những tổ chức cung cấp sản phẩm, nguyên liệu và dịch vụ đầu vào cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhà cung ứng cấp vật tư đầu vào cho quá trình sản xuất nên có tầm ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm, giá thành của vật Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 40 tư ảnh hưởng tới chất lượng và giá của sản phẩm. Chính vì vậy mà các nhà cung ứng là 1 yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng nhà cung ứng ngày càng nhiều thì doanh nghiệp càng ít chịu áp lực của nhà cung ứng và ngược lại. Bên cạnh đó tỷ trọng hàng hóa mua của 1 nhà cung ứng càng cao thì doanh nghiệp càng chịu nhiều áp lực từ nhà cung ứng đó, đặc biệt là áp lực về giá. Nhưng ngược lại, nếu doanh nghiệp là khách hàng lớn của nhà cung ứng thì doanh nghiệp lại có được nhiều lợi thế. Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh đã nắm được điều này, chính vì vậy Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh có đến 30 nhà cung ứng chiến lược và mỗi loại vật tư lại có nhiều nhà cung ứng khác nhau. Một số nhà cung ứng của công ty :Công ty TNHH một thành viên Song Long, Công ty TNHH T.P Las Việt Nam, Công ty CP nhựa Tân Phú tại Bắc Ninh, Công ty Cổ phần tập đoàn Minh Tâm, Công ty Cổ phần hóa chất thực phẩm Châu Á, Công ty cổ phần TM và CN thực phẩm Hoàng Lâm, Công ty Samung FlavKorea là những nhà cung cấp vỏ hộp, vỏ chai, màng co, nắp bình, vòi bình, nhãn chai, CO2, đường astan, a xít, vitamimC, Hương chanh. Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh là khách hàng có mối quan hệ thường xuyên và lâu dài với nhà cung ứng nên thuận lợi trong quá trình mua bán. Bộ phận thu mua nguyên vật liệu của công ty luôn tìm kiếm thị trường, theo dõi thường xuyên giá cả và nguồn cung ứng nguyên liệu nhằm ổn định đầu vào cho sản xuất. Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp là chất lượng nguyên liệu đầu vào. Có thể nói chất lượng nguyên liệu đầu vào tốt thì thuận lợi cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng nguyên liệu đầu vào càng tốt thì sản phẩm sản xuất đó càng có chất lượng cao, tạo ra sức cạnh tranh của các mặt hàng công ty sản xuất ra và tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh. Từ đó tạo thương hiệu cho Công ty TNHH MTV Nước khoáng và TMDV Quảng Ninh. Chính vì lý do này mà tất cả các nguyên liệu mà công ty nhập mua đều là nhà cung cấp có uy tín và chất lượng nguyên vật liệu cao. 2.2.3. Các yếu tố bên trong của công ty 2.2.3.1. Phân tích và đánh giá khát quát về năng lực cạnh tranh của công ty. Với đặc thù là Công ty TNHH một thành viên được chuyển từ công ty nhà nước thuộc cơ quan Đảng từ năm 2004, với hình thái quản lý còn mang nhiều tính Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 41 chất của doanh nghiệp nhà nước của thời kỳ trước, do đó công ty còn một số nhược điểm cơ bản chung như sau: * Chiến lược kinh doanh Việc xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm định hướng cho sự phát triển dài hạn của công ty. Công ty cần phân tích những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức ... để từ đó đề ra chiến lược kinh doanh, chiến lược cạnh tranh, xây dựng các kế hoạch để thực hiện chiến lược. Do không có chiến lược, không có mục tiêu dài hạn trong hoạt động, công ty nhiều khi bị động, lúng túng trong hoạt động điều hành, trong cách xử lý công việc. Cũng chính vì không xây dựng được chiến lược kinh doanh dẫn tới hàng loạt các chiến lược chức năng như chiến lược marketing, công nghệ, nhân sự, tài chính, mua sắm ... không được xây dựng triển khai. * Công tác kế hoạch hóa hoạt động của Công ty. Hiện nay, công tác kế hoạch hóa hoạt động của công ty chỉ dừng lại ở việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp, hoặc một vài chỉ tiêu kế hoạch tài chính hàng năm như sản phẩm sản xuất, sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận ... Những công tác khác như kế hoạch sản xuất, tiêu thụ theo tháng, quý, năm không được xây dựng cho phân xưởng sản xuất. Công ty cũng không xây dựng kế hoạch ở các bộ phận chức năng; kế hoạch đầu tư; kế hoạch tăng năng suất lao động ... Việc quản lý theo định mức của công ty mới chỉ dừng ở việc xây dựng định mức nhiên liệu; định mức năng suất lao động; định mức tiêu hao nguyên liệu cho từng ca sản xuất vẫn chưa được chú trọng. * Công tác tổ chức, triển khai Đây là điểm yếu của công ty trong công tác quản lý. Rất nhiều các kế hoạch, các chương trình làm việc của công ty đã được vạch ra và triển khai thực hiện nhưng kết quả là “đầu voi, đuôi chuột”. Nhiều kế hoạch không được triển khai thực hiện, hoặc được thực hiện nửa vời, kết quả thu được không như mục tiêu đề ra, làm mất lòng tin, làm sai lệch chuẩn mực, hành vi của cán bộ công nhân viên đối với các chương trình làm việc, kế hoạch hành động đã và sẽ đưa ra. Việc xác định nguyên nhân những yếu kém, xây dựng nền tảng để thực hiện tốt công tác này vẫn chưa được tìm hiểu và khắc phục. Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 42 2.2.3.2. Nguồn nhân lực. - Cơ cấu lao động của công ty Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến thành công của công ty. Do được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà sang công ty Tránh nhiệm hữu hạn một thành viên nên công ty có một hệ thống tổ chức bộ máy quản lý, nguồn nhân lực khá hoàn thiện. Để xem xét, đánh giá về trình độ chuyên môn, tay nghề của cán bộ, công nhân viên của công ty, ta xem xét 2 bảng sau: Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Cơ cấu lao động Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 1. Tổng số lao động 480 100% 492 100% 510 100% 2. Cơ cấu lao động Đại học, cao đẳng 85 17,71% 88 17,89% 90 17,65% Trung cấp 95 19,79% 99 20,12% 112 21,96% CN đào tạo 6T trở lên 36 7,5% 38 7,72% 40 7,84% CN đào tạo 3-6T trở lên 264 55% 267 54,27% 268 52,55% 3. Cơ cấu bộ phận Trực tiếp 435 90,63% 444 90,24% 460 90,2% Gián Tiếp 45 9,37% 48 9,76% 50 9,8% Nguồn: phòng tổ chức Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDVQuảng Ninh Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 43 Bảng 2.3: So sánh cơ cấu lao động của công ty với các doanh nghiệp nước giải khát khác trong năm 2012 Công ty TNHH MTVnước khoáng công đoàn QN Công ty CP XD và SX Bia – Rượu – NGK Cẩm Phả Công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh Cơ cấu lao động Số lượng ( người) Tỷ trọng (%) Số lượng ( người) Tỷ trọng (%) Số lượng ( người) Tỷ trọng (%) 1. Tổng số lao động 228 100% 255 100% 510 100% 2. Cơ cấu lao động Đại học, cao đẳng 23 10,1% 60 23,53% 90 17,65% Trung cấp 10 4,38% 26 10,2% 112 21,96% CN đào tạo 6T trở lên 9 3,95% 84 32,94% 40 7,84% CN đào tạo 3-6T trở lên 186 81,57% 85 33,33% 268 52,55% 3. Cơ cấu bộ phận Trực tiếp 205 89,9% 209 81,96% 460 90,2% Gián Tiếp 23 10,1% 46 18,04% 50 9,8% Nguồn:Báo cáo hàng năm phòng tổ chức công ty TNHH MTV nước khoáng và TMDV Quảng Ninh và các DN Quả bảng trên, ta thấy công ty luôn ổn định được đội ngũ cán bộ, công nhân viên với số lượng lao động liên tục ổn định, tăng đều qua các năm. Tỷ lệ lao động trực tiếp có xu hướng tăng. Song đội ngũ cán bộ, công nhân có trình độ, được đào Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 44 tạo của công ty hầu như không có sự thay đổi. So sánh với các doanh nghiệp bạn, nhất là công ty Cổ phần XD và SX Bia – Rượu – NGK Cẩm Phả, ta thấy tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên của doanh nghiệp này cao hơn của công ty và chiếm 23,53%. Tỷ trọng công nhân được đào tạo từ 6 tháng trở lên cũng cao hơn của công ty ( 32,94% so với 7,84%). Như vậy, cơ cấu lao động của công ty chậm được chuyển đổi. Với cơ cấu lao động như hiện nay, công ty khó có khă năng thích ứng với sự thay đổi của tình hình kinh doanh, cũng như những yêu cầu mới trong quá trình phát triển. Phân tích định tính sâu hơn về chất lượng nguồn nhân lực của công ty, ta thấy: - Đội ngũ công nhân Tuy được khách hàng đánh giá là đội ngũ công nhân ổn định, có tay nghề cao, nhưng đội ngũ công nhân vẫn chưa có tác phong công nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân chưa đồng đều, ý thức tự giác chưa cao. - Đội ngũ cán bộ kỹ thuật Cách thức làm việc thiếu chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao, chưa thực sự cầu thị, học hỏi. Sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau còn yếu. Chưa có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật để tiết kiệm chi phí. - Đội ngũ cán bộ bán hàng, marketing Bộ phận bán hàng trình độ nghiệp vụ còn yếu, tuổi đời bình quân cao, thiếu động lực phấn đấu, học hỏi, rèn luyện nâng cao trình độ nghiệp vụ bán hàng. - Cán bộ quản lý Cán bộ quản lý của công ty từ giám đốc điều hành tới các quản đốc, cán bộ tổ sản xuất ... đa phần đều xuất phát từ cán bộ kỹ thuật trong khi đó việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý không được thực hiện, dẫn tới học động quản lý không chuyên nghiệp, thiếu tính thống nhất trong nội bộ công ty, chưa theo kịp nhu cầu phát triển của công ty - Công tác quản lý nguồn nhân lực, quản lý tổ chức Công tác tuyển dụng: Công tác tuyển dụng của công ty còn nhiều hạn chế: Tuyển dụng còn nể lang, thông qua các mối quan hệ do đó chất lượng đội ngũ nhân viên chưa cao nhất là đội ngũ cán bộ quản lý thị trường, đội ngũ Marketing; Chưa Luận văn thạc sỹ khoa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Lương Thị Nguyệt Viện Kinh tế và Quản lý 45 có chính sách cụ thể nào nhằm thu hút tuyển dụng những lao động có trình độ chuyên môn cao như chế độ tuyển dụng, lương, thưởng ... + Chế độ sử dụng, đãi ngộ người lao động: Công ty chưa thực sự tạo ra môi trường làm việc tốt; cơ hội được thăng tiến, sự tin tưởng khi giao việc để thể hiện khả năng. Chế độ đào tạo, phát triển, cất nhắc cán bộ: Công ty chưa có chế độ chính sách khuyến khích cán bộ, công nhân viên đi đào tạo, hoặc đào tạo lại để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Việc đánh giá, quy hoạch cán bộ, xây dựng yêu cầu cho từng vị trí hiện tại và tương lai của doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện. Cô

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000272121_3968_1951702.pdf
Tài liệu liên quan