Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình của Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN.i

LỜI CẢM ƠN.ii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU.vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH.viii

PHẦN MỞ ĐẦU .1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC HỆ THÔNG CÔNG TRÌNH

THỦY LỢI .5

1.1 Một số khái niệm.5

1.1.1 Hệ thống công trình thủy lợi .5

1.1.2 Quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi.5

1.1.3 Năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi .6

1.2 Các yếu tố thể hiện năng lực quản lý khai thác các công trình thủy lợi .7

1.3 Nội dung công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi .8

1.3.1 Các mô hình quản lý.8

1.3.2 Công tác quản lý công trình .9

1.3.3 Công tác quản lý nước.10

1.3.4 Công tác quản lý kinh doanh.11

1.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực quản lý khai thác công trình thủy lợi.11

1.4.1 Tổ chức bộ máy.11

1.4.2 Mức độ hoàn thiện của các kế hoạch .12

1.4.3 Mức độ lãnh đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch.13

1.4.4 Mức độ kiểm soát các quá trình .14

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý khai thác các công trình thủy

lợi. 15

1.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan.15

1.5.2 Nhóm nhân tố khách quan.18

1.6 Tổng quan về hệ thống tổ chức quản lý công trình thủy lợi ở nước ta trong

thời gian qua .19

1.6.1 Về quản lý nhà nước .19

pdf110 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 19/02/2022 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực quản lý khai thác hệ thống công trình của Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 phòng nghiệp vụ và 07 cụm thủy nông. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện Đông Anh, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp dân sinh kinh tế của huyện Đông Anh. Thực hiện hợp đồng cấp nước thô cho nhà máy nước sạch. 8. Xí nghiệp ĐTPT Thuỷ lợi Gia Lâm Tổng số cán bộ CNV của Xí nghiệp là 98 người, gồm 03 phòng nghiệp vụ và 07 cụm 43 thủy nông. Nhiệm vụ: Quản lý khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, phục vụ tưới tiêu cho sản suất nông nghiệp dân sinh kinh tế của huyện. 9. Xí nghiệp ĐTPT Thuỷ lợi Sóc Sơn: Tổng số cán bộ CNV của Xí nghiệp là 125 người, gồm 03 phòng nghiệp vụ và 17 Trạm thủy nông. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, phục vụ tưới tiêu cho sản suất nông nghiệp dân sinh kinh tế của huyện. 10. Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Từ Liêm (Bàn giao nguyên trạng về Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Nhuệ theo Quyết định số:3662/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 của UBND thành phố Hà Nội) Tổng số cán bộ CNV của Xí nghiệp là 43 người, gồm 03 phòng nghiệp vụ và 04 cụm thủy nông. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn, phục vụ tưới tiêu cho sản suất nông nghiệp dân sinh kinh tế của huyện. 11. Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Thanh Trì (Bàn giao nguyên trạng về Công ty TNHH MTV ĐTPT thủy lợi Sông Nhuệ theo Quyết định số:3662/QĐ-UBND ngày 18/7/2018 của UBND thành phố Hà Nội) Tổng số cán bộ CNV của Xí nghiệp là 59 người, gồm 03 phòng nghiệp vụ, 02 cụm thủy nông và 01 đội công trình. Nhiệm vụ chủ yếu là quản lý khai thác các công trình thủy lợi thuộc địa bàn huyện Thanh Trì, phục vụ tưới tiêu cho sản suất nông nghiệp dân sinh kinh tế của huyện. 44 Hình 2.2 : Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội CHỦ TỊCH Tổng giám đốc P. Tổng giám đốc P .Tổng giám đốc P .Tổng giám đốc Kiểm soát viên TP. TCHC - LĐTL TP. Tài vụ TP. Kế hoạch – kỹ thuật TP . QLN & CTTL TP. Kỹ thuật công trình GĐ xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Đông Anh GĐ Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Gia Lâm GĐ Xí nghiệp ĐTPT thủy lợi Từ Liêm GĐ Xí nghiệp ĐTPT Thủy lợi Thanh Trì GĐ Xí nghiệp ĐTPT Thủy lợi Sóc Sơn GĐ Xí nghiệp tư vấn và xây dựng GĐ Xí nghiệp DVTM &XD 45 2.1.2.3 Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc Công ty Trong những năm gần đây Hệ thống công trình thủy lợi của Công ty đã được quan tâm đầu tư xây dựng công trình bằng nhiều nguồn vốn như: Vốn ngân sách Bộ Nông nghiệp & PTNT, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn ADB, vốn ngân sách thành phố Hà Nội; hầu hết các công trình trong hệ thống đều giao cho Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi Hà Nội làm Chủ đầu tư (có một số dự án giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội làm Chủ đầu tư). Đối với các dự án do Công ty làm Chủ đầu tư Công ty đều thành lập các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (Ban QLDA) để giúp Công ty triển khai thực hiện dự án và quản lý nguồn vốn. Đối với các dự án lớn có thời gian thực hiện dài thì mỗi dự án được thành lập một Ban QLDA. Đối với các công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn ( dưới 1 năm) và có cùng nhiệm vụ s được quản lý bởi một Ban QLDA ... Cán bộ thuộc các Ban QLDA được trưng tập từ các đơn vị trong Công ty thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm, vừa làm công tác của đơn vị vừa thực hiện nhiệm vụ của cán bộ dự án. Cán bộ trong Ban QLDA được trưng tập là những người có đủ năng lực, có kinh nghiệm và đã được học qua lớp quản lý dự án theo chương trình của Bộ Xây dựng; ngoài cán bộ thuộc các phòng của Công ty, Ban QLDA còn trưng tập những cán bộ tại các đơn vị sản xuất đó là những người đang trực tiếp quản lý, vận hành công trình. 2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội trong thời gian qua Trước năm 2012 Công ty hoạt động theo phương thức giao kế hoạch hàng năm; từ năm 2012 đến nay chuyển đổi sang phương thức đặt hàng, thành phố Hà Nội đặt hàng Công ty thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình đảm bảo tưới tiêu cho diện tích cụ thể và được hưởng số tiền tương đương với diện tích đó nhân với đơn giá tưới tiêu (3.482.424 đ/ ha tưới, tiêu). Tùy theo diện tích tưới tiêu thay đổi theo từng năm mà giá trị đặt hàng có thay đổi tương ứng. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số năm như sau: 46 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 I Kế hoạch cấp nước, kinh phí đặt hàng 1 Tổng hợp diện tích tưới ha 37.755,65 42.627,30 45.160,72 44.428,85 59.788,56 1.1 Diện tích miễn thu TLP của công ty ha 37.033,89 41.922,54 44.508,37 43.766,50 59.206,71 + DT của HTX được miễn ha 13.329,93 21.617,74 24.135,82 23.626,86 39.962,87 1.2 Diện tích phải thu TLP của công ty ha 721,76 704,76 652,35 662,35 581,85 2 Diện tích tiêu ha 74.368,54 78.148,00 80.182,10 3 Diện tích tưới tiêu quy đổi ra lúa: ha 28.884,07 28.628,99 30.148,34 27.081,38 25.781,75 4 Đơn giá tưới, tiêu * Đơn giá cho 01ha tưới quy đổi ra lúa Đ/ha 3.376.701,16 3.376.701,16 3.376.701,16 3.482.424,00 3.482.424,00 * Đơn giá cho 01ha tiêu Đ/ha 807.376,50 807.376,50 807.376,50 5 Kinh phí đặt hàng đồng 157.576.284.210 159.766.402.465 166.539.077.910 94.308.847.665 89.782.984.962 5.1 Cho công tác tưới đồng 97.532.872.675 96.671.543.74 101.801.934.65 94.308.847.665 89.782.984.962 5.2 Cho công tác tiêu đồng 60.043.411.535 63.094.858.722 64.737.143.261 - - 6 Tiết kiệm kinh phí đặt hàng đồng 7.878.814.210 15.237.961.360 15.950.178.756 4.489.149.248 7 Kinh phí cấp bù miễn TLP diện tích tự bơm chuyển về công ty theo QĐ 41 19.074.773.182 8 Kinh phí ngân sách cấp đặt hàng 149.697.469.999 144.528.441.105 150.588.899.155 94.308.847.665 104.368.608.896 II Kế hoạch doanh thu đồng 151.646.378.822 136.699.691.613 61.327.792.879 55.958.918.888 74.437.117.723 1 Cấp bù do miễn thuỷ lợi phí đồng 49.349.152.762 53.482.396.660 56.503.723.630 51.177.022.732 68.016.700.641 1.1 Của Công ty đồng 40.427.339.280 40.187.505.400 41.814.114.044 36.760.691.187 35.013.780.665 1.2 Của HTX (Phần diện tích TN) đồng 8.921.813.482 13.294.891.260 14.689.609.586 14.416.331.545 13.928.146.794 1.3 Trả Kinh phí cấp bù miễn tLP diện tích tự bơm chuyển về công ty theo QĐ 41 19.074.773.182 47 TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2 Doanh thu thuỷ lợi phí phải thu đồng 458.568.640 460.678.370 419.522.814 431.505.214 319.994.804 3 Doanh thu cấp trả TLP tỉnh noài tưới cho HN đồng 4.528.624.832 4.316.024.500 4.404.546.435 4.350.390.942 4.261.582.953 4 Cấp chênh lệch thu chi đồng 97.310.032.588 78.440.592.083 1.838.839.325 III Kế hoạch chi đồng 145.217.505.051 133.191.777.089 19.094.156.021 90.679.202.699 107.710.262.158 1 Tổng Chi cho hoạt động KTCTTL đồng 131.767.066.737 115.580.861.329 - 71.912.480.212 70.445.759.229 1.1 Quỹ lương (không gồm lương CB văn phòng) đồng 64.215.224.757 58.652.173.098 34.584.163.746 26.636.253.604 1.2 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đồng 5.739.772.815 6.488.998.477 5.877.425.688 1.3 Ăn giữa ca đồng 4.301.000.000 3.673.702.000 3.544.320.000 3.336.208.000 1.4 Khấu hao TSCĐ ( không gồm KH TS VPCT) đồng 5.647.715.000 5.731.347.110 1.5 Nguyên, nhiên, vật liệu, công cụ để vận hành, bảo dưỡng CT, máy móc thiết bị dùng cho dịch vụ tưới tiêu đồng 670.588.317 603.049.513 483.887.996 460.666.123 1.6 Sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ đồng 22.250.430.000 19.754.590.000 11.788.106.824 11.222.397.938 1.7 Tiền điện bơm nước tưới, tiêu đồng 13.277.184.598 10.272.194.690 13.071.771.835 14.910.611.160 1.8 Kinh phí trả tạo nguồn đồng 989.154.580 784.607.350 815.518.109 774.169.954 1.9 Quản lý doanh nghiệp đồng 13.550.228.000 8.685.908.938 7.171.058.368 6.826.921.162 1.10 Chi phí phục vụ công tác phòng chống lụt bão, úng, hạn đồng 600.897.970 524.309.211 1.11 Chi đào tạo, học tập, nghiên cứu đồng 156.220.000 99.400.000 121.586.667 115.700.000 1.12 Bảo hộ LĐ, khám sức khoẻ, ATLĐ, PCCN đồng 368.650.700 310.580.942 332.066.667 285.405.600 48 TT Nội dung Đơn vị tính Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2 Trả tiền thủy lợi phí đồng 13.450.438.314 17.610.915.760 19.094.156.021 18.766.722.487 37.264.502.929 2.1 Trả kinh phí do miễn thu thủy lợi phí của HTX (phần diện tích chủ động, tạo nguồn) đồng 8.921.813.482 13.294.891.260 14.689.609.586 14.416.331.545 13.928.146.794 2.2 Trả kinh phí do miễn thu thủy lợi phí của tỉnh ngoài tưới cho Hà Nội đồng 4.528.624.832 4.316.024.500 4.404.546.435 4.350.390.942 4.261.582.953 2.3 Trả Kinh phí cấp bù miễn tLP diện tích tự bơm chuyển về công ty theo QĐ 41 đồng 19.074.773.182 IV Lợi nhuận định mức đồng 6.428.874.103 4.061.146.387 2.986.320.686 V Kế hoạch ngân sách cấp đặt hàng đồng 154.388.376.182 136.239.013.243 150.588.899.15 94.308.847.665 74.117.122.919 VI Kế hoạch đặt hàng không thường xuyên đồng 3.200.566.000 (Nguồn: Phòng Kế hoạch- kỹ thuật của Công ty) 2.2 Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi do Công ty quản lý 2.2.1 Thực trạng các công trình thủy lợi Công ty quản lý khai thác 87 trạm bơm với 512 máy bơm các loại; 13 nhà quản lý hồ chứa, cụm công trình và cống trọng điểm; quản lý 2.368 cống các loại, 356 tuyến kênh với tổng chiều dài 589,31 km; quản lý 5 hồ chứa nước với tổng dung tích 7.913 triệu m3, quản lý 2 bể lọc kỹ thuật. Các công trình thủy lợi mà công ty quản lý nằm trải dài trên 08 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội và một phần diện tích của huyện Mê Linh, tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Vĩnh Phúc. Địa bàn rộng nên khá khó khăn cho việc quản lý sát sao. Hệ số tưới, tiêu các hệ thống hiện nay còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, diễn biến thời tiết khí tượng thủy văn có xu hướng ngày càng bất lợi, 49 thiên tai xảy ra ngày càng khắc nghiệt, lượng mưa phân bổ ngày càng chênh lệch khiến công tác tưới, tiêu nước gặp nhiều khó khăn. Do biến động dòng chảy trên hệ thống sông, hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng, mặn ngày càng xâm nhập sâu hơn vào đất liền, gây ảnh hưởng cho việc lấy nước, làm tăng nhu cầu rửa mặn. Bên cạnh đó hiện nay việc thâm canh tăng vụ, đòi hỏi thời vụ gieo trồng khắt khe hơn, nên việc làm ải đồng loạt được áp dụng ở hầu hết diện tích, các giống lúa cao sản hầu hết là loại thấp cây khả năng chịu úng, hạn kém. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện nay cần phải nâng cao hệ số tưới, tiêu cho phù hợp. Điểm yếu nhất là đa số các công trình được xây dựng từ những năm 1970-1980, máy móc xuống cấp, hiệu suất bơm giảm, hiệu quả bơm tiêu thấp, hệ thống điện của nhiều trạm bơm đã sử dụng nhiều năm dễ gặp sự cố khi tiêu úng hoạt động dài ngày. Chưa kể hệ thống công trình tiêu thoát nước phục vụ sản xuất và dân sinh, tiêu cho các đô thị còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, bị chia cắt, giảm năng lực tiêu thoát. Một số công trình đầu mối như trạm bơm, cống tiêu đã xuống cấp, hư hỏng, cánh cống, phai cống, cửa van cần thay thế. Nhiều hệ thống tiêu lớn đã bị bồi lắng không được nạo vét làm thu hẹp dòng chảy, một số khu vực trước đây vẫn tiêu tự chảy nhưng khả năng tiêu ngày càng hạn chế. Hệ số tiêu bình quân mới đạt 5-6 lít/s/ha. Tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang CTTL vẫn diễn ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng tới năng lực tưới, tiêu của hệ thống. Do nhận thức của một bộ phận người dân, ý thức cộng đồng về tài nguyên nước, nhất là sự cần thiết quản lý khai thác tổng hợp tài nguyên nước còn thấp, những vi phạm Pháp lệnh Bảo vệ và Khai thác CTTL vẫn tái diễn và phát triển, hiệu quả của chiến dịch giải tỏa khơi thông dòng chảy có những nơi còn thấp làm giảm năng lực của hệ thống công trình. Sự phát triển kinh tế chưa gắn liền với quy hoạch chung cũng là nguyên nhân làm cho HTCTTL bị xâm hại, nhiều công trình bị thay đổi mục tiêu nhiệm vụ, giảm sự chi phối. Đồng thời quá trình phát triển kinh tế xã hội cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nguồn nước trong các HTCTTL. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tạo ra những nhiệm vụ và yêu cầu mới đối với các CTTL trên địa bàn quản lý. Ngoài ra đáng báo động là tình trạng đổ phế thải, phế liệu, lấn chiếm lòng sông, kênh, dựng lều lán... làm thu hẹp dòng chảy, cản trở tiêu úng. Bên cạnh đó một số công trình 50 giao thông thi công chậm tiến độ gây ách tắc dòng chảy trên các trục tiêu chính. Tốc độ đô thị hóa cao làm cho hệ thống công trình thủy lợi bị chia cắt, tạo ra các khu đất xen kẹt không còn hệ thống tiêu khi mưa úng lớn. 2.2.2 Một số nguyên nhân dẫn tới xuống cấp của các công trình thủy lợi trên địa bàn Công ty được phân công quản lý Qua quan sát thực tế và phỏng vấn cán bộ Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản khiến một số công trình thủy lợi bị xuống cấp như hiện nay, cụ thể: - Công trình thủy lợi do được xây dựng từ lâu (có những công trình được xây dựng từ năm 1971), qua thời gian sử dụng lâu dài dẫn tới hư hỏng. Trong khi cần sửa chữa nhiều thì nguồn kinh phí chỉ có hạn dẫn tới việc sửa chữa không mang tính đồng bộ, không đạt hiệu quả lâu dài. - Chất lượng thi công công trình không đảm bảo chất lượng: một số đơn vị thi công vì chạy theo lợi nhuận nên chưa tuân thủ nghiêm các quy định theo đúng thiết kế kỹ thuật, bớt xén nguyên vật liệu, hoặc nguyên vật liệu kém chất lượng nhằm giảm chi phí xây dựng. - Quản lý, khai thác công trình chưa đúng kỹ thuật, công tác vận hành máy móc thiết bị chưa đúng quy trình gây hư hỏng công trình. Nguyên nhân này nói lên năng lực cán bộ còn hạn chế, trình độ chuyên môn còn bất cập. - Ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ công trình thủy lợi còn chưa cao. Việc miễn thủy lợi phí đã có ngoại ứng tiêu cực là khiến ý thức bảo vệ công trình chung của một bộ phận người dân đã kém nay còn kém hơn. Suy nghĩ của những người này là họ không phải đóng nộp khoản chi phí nào, hơn nữa những công trình thủy lợi do phía Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội quản lý không phải là công trình của họ nên họ không những không có ý thức bảo vệ mà còn có những hành vi vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi như lấn chiếm, đào phá, trộm các thanh giằng, máy móc, xả rác bừa bãi xuống lòng kênh đã làm cho tuổi thọ công trình bị giảm. - Ngoài những nguyên nhân trên còn có những nguyên nhân về điều kiện tự nhiên như thiên tai, lũ lụt Trận lụt lịch sử năm 2008 đã gây ra không ít thiệt hại về mọi mặt ở 51 thành phố Hà Nội nói chung và cho các công trình thủy lợi nói riêng. Hệ thống kênh mương bị sạt lở hàng ngàn mét, không chỉ kênh đất mà kênh đã kiên cố cũng bị lũ lụt làm hư hỏng nhiều đoạn. Lũ lụt còn khiến lòng kênh, hồ bị bồi lắng gây cản trở trong quá trình hoạt động. Hình 2.3: Sơ đồ về nguyên nhân công trình thủy lợi xuống cấp Nguồn: Phòng hành chính Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội 2.2.3 Tình hình duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội quản lý Đứng trước tình hình đó UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho Công ty cải tạo nâng cấp các hệ thống thủy lợi của Công ty. - Dự án: Dự án Cải tạo nâng cấp sông Cầu Bây, huyện Gia Lâm. Công trình thủy lợi xuống cấp Thiên tai Công trình không đạt tiêu chuẩn Thiết kế chưa hợp lý Chất lượng thi công kém Chưa có sự tham gia của người dân Người sử dụng không phải là người quản lý Không tu bổ thường xuyên Thiếu kinh phí Chưa đi sát thực tế Quản lý, khai thác chưa tốt Người dân chưa có ý thức Trình độ cán bộ thủy nông còn hạn chế Công tác bảo vệ chưa tốt Vận hành công trình không hợp lý 52 - Dự án: Nâng cấp, cải tạo trạm bơm tiêu Đại Áng, huyện Thanh Trì (giai đoạn 1). - Dự án: Dự án Cải tạo thoát nước sông Pheo, huyện Từ Liêm. - Dự án: Cải tạo nâng cấp hệ thống trạm bơm tiêu Phù Đổng huyện Gia Lâm. - Dự án: Dự án Xử lý cấp bách chống sạt trượt vị trí nguy hiểm bờ tả sông Thiếp khu vực hạ lưu cống Cổ Loa, huyện Đông Anh. - Dự án: Nâng cấp kênh N2 hồ Đại Lải (đoạn tuyến trên địa bàn huyện Sóc Sơn) được đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Thành phố, đã hoàn thành năm 2017 với Tổng kinh phí quyết toán 36.586 triệu đồng. Dự án có nhiệm vụ tưới cho 1.100 ha thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Bên cạnh một số kết quả đạt được thì cũng cần phải nhìn nhận một thực trạng còn khá phổ biến trong công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội phụ trách đó là từ trước tới nay công tác duy tu, bảo dưỡng định kì chưa được coi trọng bằng công tác sửa chữa hư hỏng. Ngoài hệ thống kênh mương được nạo vét định kì thì các trạm bơm, hồ đập, cống các loại thường tới khi có hỏng hóc mới được sửa chữa, thời gian có khi lên tới hàng chục năm. Có thể việc chi bảo dưỡng công trình định kì s tốn chi phí hơn so với việc dồn lại sửa chữa một lần nhưng đó là điều kiện để giúp tăng tuổi thọ công trình, đảm bảo hiệu quả hoạt động của một công trình trong cả hệ thống. Một thực tế nữa là việc các cán bộ trực tiếp theo dõi công trình chưa thực sự bám sát thực tế, không kịp thời phát hiện những hư hỏng dẫn tới sau một thời gian những hư hỏng nhỏ s biến thành hư hỏng lớn khó khăn trong công tác sửa chữa gây tổn hại tới công trình và tốn kém chi phí. Song song cùng công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi thì công tác bảo vệ công trình cũng được coi trọng. Trước thực trạng các công trình thủy lợi bị xâm hại, hành lang bảo vệ công trình đang bị lấn chiếm nghiêm trọng, đặc biệt là hành lang các hồ chứa, các tuyến kênh nằm ở đồi núi, cạnh đường giao thông, các hộ nông dân xây dựng nhà cửa, ky ốt, trồng cây làm ảnh hưởng trong công tác tưới tiêu cũng như làm giảm tuổi thọ công trình. Công ty đã triển khai thực hiện công tác bảo vệ công trình, giải phóng hành lang bảo vệ, tuyên truyền pháp lệnh khai thác và bảo vệ công 53 trình thủy lợi, Nghị định 115/2008/NĐ-CP đến từng địa phương và nhân dân, nâng cao ý thức của người dân góp phần bảo vệ công trình tốt hơn. Các đơn vị cụm trạm cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, ngăn chặn để bảo vệ công trình. Tuy rằng đã triển khai rất mạnh m nhưng trước thực trạng một số công trình đang bị lấn chiếm cần có sự chỉ đạo của cấp trên và sự phối hợp của các chính quyền địa phương cơ sở để giải phóng hành lang công trình thủy lợi. Sau khi các công trình thủy lợi trên địa bàn Công ty quản lý được sửa chữa nâng cấp thì đều mang lại những hiệu quả tích cực: + Diện tích gieo trồng được tăng thêm sau khi có dự án + Năng suất cây trồng cũng tăng lên do được phục vụ tưới tiêu tốt, tưới kịp thời, tiêu triệt để, không còn diện tích bị úng ngập làm giảm năng suất. + Chi phí quản lý, vận hành giảm do kiểm soát tốt lượng nước tưới tiêu, không để thất thoát; chủ động bơm nước vào các giờ thấp điểm để giảm chi phí điện năng. Bên cạnh một số kết quả đạt được thì cũng cần phải nhìn nhận một thực trạng còn khá phổ biến trong công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi do Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội phụ trách đó là từ trước tới nay công tác duy tu, bảo dưỡng định kì chưa được coi trọng bằng công tác sửa chữa hư hỏng. Ngoài hệ thống kênh mương được nạo vét định kì thì các trạm bơm, hồ đập, cống các loại thường tới khi có hỏng hóc mới được sửa chữa, thời gian có khi lên tới hàng chục năm. Có thể việc chi bảo dưỡng công trình định kì s tốn chi phí hơn so với việc dồn lại sửa chữa một lần nhưng đó là điều kiện để giúp tăng tuổi thọ công trình, đảm bảo hiệu quả hoạt động của một công trình trong cả hệ thống. Một thực tế nữa là việc các cán bộ trực tiếp theo dõi công trình chưa thực sự bám sát thực tế, không kịp thời phát hiện những hư hỏng dẫn tới sau một thời gian những hư hỏng nhỏ s biến thành hư hỏng lớn khó khăn trong công tác sửa chữa gây tổn hại tới công trình và tốn kém chi phí. Song song cùng công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình thủy lợi thì công tác bảo vệ công trình cũng được coi trọng. Trước thực trạng các công trình thủy lợi bị xâm hại, hành lang bảo vệ công trình đang bị lấn chiếm nghiêm trọng, đặc biệt là hành 54 lang các hồ chứa, các tuyến kênh nằm ở đồi núi, cạnh đường giao thông, các hộ nông dân xây dựng nhà cửa, ky ốt, trồng cây làm ảnh hưởng trong công tác tưới tiêu cũng như làm giảm tuổi thọ công trình. Công ty đã triển khai thực hiện công tác bảo vệ công trình, giải phóng hành lang bảo vệ, tuyên truyền pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Nghị định 115/2008/NĐ-CP đến từng địa phương và nhân dân, nâng cao ý thức của người dân góp phần bảo vệ công trình tốt hơn. Các đơn vị cụm trạm cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, ngăn chặn để bảo vệ công trình. Tuy rằng đã triển khai rất mạnh m nhưng trước thực trạng một số công trình đang bị lấn chiếm cần có sự chỉ đạo của cấp trên và sự phối hợp của các chính quyền địa phương cơ sở để giải phóng hành lang công trình thủy lợi. 2.3 Thực trạng công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi của Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi Hà Nội 2.3.1 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý khai thác của Công ty Hiện tại cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty được phân làm 5 phòng ban và 5 xí nghiệp. Các phòng ban, xí nghiệp, trạm quản lý công trình đều được giao nhiệm vụ cụ thể nhằm tránh tình trạng chồng chéo trách nhiệm. Ví dụ Phòng Quản lý nước và công trình: Nhiệm vụ cụ thể của Phòng là tham mưu giúp Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty về Quản lý và bảo vệ công trình lập kế hoạch tưới, kế hoạch dùng điện, phương án chống hạn, chống úng từng vụ, hướng dẫn các đơn vị trực tiếp lập kế hoạch từng vụ năm theo định mức kinh tế kỹ thuật. Do đặc thù các công trình mà Công ty quản lý khai thác nằm ở các vị trí địa lý khác nhau nên cần phải bố trí các xí nghiệp, cụm trạm quản lý nhằm kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, bảo vệ và vận hành các công trình đạt kết quả cao. Tại các huyện thuộc địa bàn Công ty quản lý có 2 nhóm tổ chức được giao quyền quản lý, khai thác các công trình thủy lợi là Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội và các tổ chức thủy nông cơ sở bao gồm: UBND phường, xã, xóm và các HTXNN, HTXDVNN. 55 Hình 2.4: Sơ đồ Bộ máy quản lý, khai thác công trình thủy lợi Nguồn: Phòng hành chính Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội. Trong những năm qua có thể thấy Công ty luôn phối kết hợp tốt với các tổ chức thủy nông cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ cấp, thoát nước, vận hành khai thác các công trình thủy lợi. 2.3.2 Phân tích tình hình quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi của Công ty Công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi bao gồm 3 nội dung chính là quản lý công trình, quản lý nước và quản lý kinh tế. Ba nội dung này có quan hệ mật thiết, nếu thiếu bất cứ nội dung nào thì công tác quản lý, khai thác đều không đạt hiệu quả. 2.3.2.1 Quản lý công trình Hiện nay vấn đề khai thác đi đôi với bảo vệ công trình thủy lợi là một điểm được quan tâm nhiều. Thực tế cho thấy tình trạng vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi vẫn còn rất phổ biến. Việc quản lý công trình thủy lợi hầu hết đều do Công ty và các tổ chức thủy nông địa phương đảm nhận mà hầu như không có sự tham gia của nông dân. Các công trình thủy lợi được đặt rải rác ở các địa phương, nông dân là người tiếp xúc nhiều nhất với các công trình đó, do vậy việc họ không tham gia vào quản lý đã tác động nhiều tới ý thức sử dụng và bảo vệ các công trình thủy lợi. Bên cạnh đó, việc hạn chế trong năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của cán bộ thủy UBND quận, huyện, Phòng NN UBND xã Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển thủy lợi Hà Nội Tổ chức thủy nông cơ sở Sở NN & PTNT (Chi cục thủy lợi) UBND thành phố 56 nông cũng ảnh hưởng tới công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa công trình đã phần nào được đảm bảo, không để xảy ra tình trạng hư hỏng quá nặng. Hằng năm được sự quan tâm của các cấp chính quyền, tận dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các tổ chức tài trợ và nguồn vốn tự có Công ty thường xuyên tiến hành xử lý kịp thời các sự cố của cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_giai_phap_nang_cao_nang_luc_quan_ly_khai_thac_he_th.pdf
Tài liệu liên quan