Luận văn Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền trung sang thị trường Hoa Kỳ

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ .4

1.1 Những đặc điểm chủ yếu của thị trường thủy sản Hoa Kỳ .4

1.1.1 Đặc điểm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm . .4

1.1.2 Đặc điểm về khách hàng .6

1.1.3 Đặc điểm về cạnh tranh .7

1.1.4 Đặc điểm về hệ thống kờnh phõn phối .13

1.2 Kết quả xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.16

1.2.1 Kết quả phân theo nhóm sản phẩm . .16

1.2.2 Kết quả phân theo hình thức xuất khẩu . . .21

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị

trường Hoa Kỳ .22

1.3.1 Các nhân tố vĩ mụ .22

1.3.2 Các nhân tố vi mụ .29

CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG . .32

2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản

Miền Trung . .32

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập

khẩu thủy sản Miền Trung . .32

2.1.2 Những đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh danh .33

2.2 Kết quả xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty cổ phần

xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung . .38

2.2.1 Kết quả xuất khẩu thủy sản của công ty phân theo thị trường và phân

theo nhóm sản phẩm . .38

2.2.2 Kết quả phân theo hình thức xuất khẩu .42

2.3 Quy trình và quản trình quy trình xuất khẩu thủy sản . . .43

2.3.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường.43

2.3.2 Giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu .44

2.3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu . . 46

2.4 Các biện phấp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ

mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung đã áp dụng 48

2.4.1 Nghiên cứu thị trường.48

2.4.2 Tăng cường đầu tư cho khâu chế biến .50

2.4.3 Tập trung nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản .50

2.5 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ

của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung .53

2.5.1 Những thành tựu .53

2.5.2 Những hạn chế và nguyờn nhõn . .56

CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG . .62

3.1 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu

hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ . .62

3.1.1 Cơ hội . .62

3.1.2 Các thách thức và nguy cơ . .64

3.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản

Miền Trung .68

3.2.1 Định hướng phát triển chung .68

3.2.2 Định hướng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản 72

3.3 Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường

Hoa Kỳ .77

3.3.1 Phát triển các hoạt động marketing quốc tế .77

3.3.2 Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu .80

3.3.3 Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn

quốc tế . .82

3.3.4 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu

của công ty . .84

3.3.5 Mở rộng hình thức xuất khẩu trực tiếp .86

3.3.6 Tăng cường sự hiệp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu

thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ.88

3.4 Một số kiến nghị.90

3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thủy

sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ .90

3.4.2 Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản

trên cả nước nhằm duy trì các nguồn lợi thủy sản 92

3.4.3 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo nguồn hàng cho hoạt

động xuất khẩu thủy sản . .93

3.4.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề cho hoạt động

xuất khẩu thủy sản .94

3.4.5 Áp dụng các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích

các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ .95

3.4.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu.96

 

KẾT LUẬN

 

 

doc127 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4793 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền trung sang thị trường Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
89.933 86,9 93,0 V KINH DOANH KHO VẬN 1000đ 10.300.000 13.198.718 128,1 114.3 B NỘP NGÂN SÁCH 1000đ 84.072.511 100,3 C KHẤU HAO TSCĐ 1000đ 15.400.000 15.556.565,095 100,0 100 D LỢI NHUẬN 1000đ 12.000.000 9.044.609,576 81,7 137,3 E THU NHẬP BÌNH QUÂN đ/ng/th 1.870.000 2.100.000 112,3 123,5 2.2 KẾT QUẢ XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG 2.2.1 Kết qủa xuất khẩu thủy sản của công ty phân theo thị trường và phân theo nhóm sản phẩm Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, trong hơn 10 năm qua, xuất khẩu hàng thuỷ sản của công ty đó cú những bước phát triển tích cực về việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Cụ thể năm 2008 cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty là như sau: BẢNG 2.2 CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2008 Đơn vị: triệu USD Nước 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Mỹ 5,10 34,0 5,42 32,8 5,52 30,8 5,57 28,6 7,33 32,8 Nhật 3,00 20,0 4,21 25,5 4,26 23,8 5,16 26,5 5,94 27,0 EU 0,34 2,2 0,73 4,4 0,55 3,1 1,21 6,2 0,92 4,2 TQ 3,31 22,1 2,65 16,1 3,49 19,5 3,33 17,1 3,66 16,2 ASEAN 0,78 5,2 0,94 5,7 1,23 6,9 0,99 5,1 1,05 4,8 Các nước khác 2,47 16,5 2,55 15,5 2,85 15,9 3,21 16,5 3,1 15,1 Tổng 15,0 100 16,5 100 17,9 100 19,5 100 22,0 100 ( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ) Những năm gần đây Hoa Kỳ đã dần dần trở thành bạn hàng nhập khẩu thuỷ sản lớn của công ty, đứng sau thị trường Nhật. Đặc biệt năm 2008, Hoa Kỳ đã chiếm tỷ lệ 32,8 % trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của công ty. Năm 2007 khối lượng thuỷ sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ là 728 tấn. Năm 2008 khối lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ là 771 tấn. Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ nhất thế giới. Năm 2004 Hoa Kỳ nhập khẩu khoảng 590 tấn thuỷ sản các loại của công ty với rất nhiều các mặt hàng từ cao cấp như tôm hùm, tụm đụng, cua biển, cá hồi, cá ngừ đến các sản phẩm bình dân như cá biển đông lạnh, cá khô, nước mắm. Tôm đông chiếm tỷ trọng áp đảo trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty với 320 tấn năm 2008. Rất ít công ty xuất khẩu thuỷ sản sang Hoa Kỳ lại có tỷ lệ mặt hàng tụm đụng lớn như của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung. Cá biển đông lạnh là mặt hàng có giá trị lớn thứ nhì. Tuy đây là mặt hàng còn nhiều tiềm năng của công ty và thị trường Hoa Kỳ cũng nhập khẩu rất lớn sản phẩm này. Cá tra, cá basa có khối lượng xuất khẩu 146 tấn, là mặt hàng thứ 3 năm 2008. Đây là thành tích rất đáng khích lệ vỡ nó mở ra một thị trường mới đầy triển vọng cho cá tra cá, ba sa đang phát triển của Việt Nam. Năm 2008 Hoa Kỳ đã nhập 92 tấn cá tra, cá basa. Để tăng mức xuất khẩu sang Hoa Kỳ, công ty cần quan tâm tới các mặt hàng khác ngoài tụm đụng là cỏ philờ cỏc loại, cá basa và cá tra philờ và đặc biệt là cá rô phi. Các nước ở khu vực rất thành công trong khâu nuôi cá rô phi công nghiệp để xuất khẩu. Chúng ta có truyền thống về nuụi rụ phi từ rất sớm, chẳng lẽ lại chịu tụt hậu so với các nước ở khu vực. Nhìn chung, trong năm 2008, xuất khẩu thủy sản của công ty sang Hoa Kỳ đã đạt được mức tăng trưởng rất cao, rất đáng phấn khởi. Tuy vậy, chắc chắn đây vẫn còn xa mới tới giới hạn tăng trưởng. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung nói riêng và nói chung Việt Nam cùng với các công ty của Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđụnờxia là các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn thị trường Hoa Kỳ. Thị trường Nhật Bản là một trong những nước bạn hàng lớn về thuỷ sản của công ty, chủ yếu là các mặt hàng cá ngừ, cá thu đao, cá song, cá hồng, mực ống. Số lượng hàng hoá tiêu thụ ở thị trường này chỉ đứng sau thị trường Hoa Kỳ năm 2008 Khối lượng sản phẩm xuất khẩu sang Nhật năm 2008 là 267 tấn. So với năm 2007 thì tỷ trọng có giảm đi nhưng về giá trị tuyệt đối lại tăng lên rất đáng kể. Đặc điểm của thị trường thuỷ sản Nhật trong năm 2008 là mức nhập khẩu tăng lên so với năm 2006 nhưng không nhiều giá nhập khẩu tăng lên, đặc biệt là giỏ tụm đụng đó cú cải thiện rõ rệt, vẫn như năm trước, người Nhật hạn chế nhập khẩu các hàng đặc sản (tụm đụng, cá ngừ, cá hồi, bạch tuộc) và tăng mức nhập các mặt hàng có giá trị trung bình và thấp (cá biển đông lạnh các loại). Nhật vẫn là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Thị trường này nhập khẩu đủ các loại sản phẩm. Rất tiếc là trong 10 mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn của Nhật, hàng thuỷ sản của hcụng ty chỉ đóng góp có 2 mặt hàng. Đây là vấn đề mà công ty đang rất quan tâm. Nhật Bản sẽ phải nhập khẩu rất lớn các sản phẩm thuỷ sản để vẫn bảo đảm cho mỗi người Nhật có khoảng 70 - 71 kg thuỷ sản/năm (trước đây là 72 - 73 kg). Ngoài tôm, cá ngừ, mực, Nhật Bản sẽ nhập khẩu rất lớn cá biển tươi và đụng cỏc loại kể cả các loại giá trị thấp như cá cơm, cá trích, cá nục. Do vậy việc đa dạng hoỏ cỏc mặt hàng thuỷ sản để xuất khẩu vào Nhật là rất cần thiết. Thị trường Trung Quốc và Hồng Kụng là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của công ty với khối lượng 80 tấn, năm 2008. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như vậy, thị trường Trung Quốc đã bám sát nút với thị trường Nhật và khẳng định vị trí quan trọng của mình. Trung Quốc là thị trường có nhiều tiềm năng để phát triển đối với công ty nhưng cũng luôn biến động và khó có thể dự báo chính xác. Tuy nhiên, Trung Quốc đang thi hành chính sách hạn chế khai thác và tăng cường nuôi trồng. Trong các thời kỳ Trung Quốc cấm khai thác hải sản tất yếu nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, họ chỉ nhập khẩu nguyên liệu thô là chính. Hàn Quốc và Đài Loan cũng là hai thị trường truyền thống tiêu thụ thuỷ sản của công ty. Hai thị trường này nhập khẩu các loại cỏ bũ, cá cơm, cá ngừ BẢNG 2.3 CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Đơn vị: triệu USD Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 2008 Tôm 2,49 2,71 2,87 3,33 4,47 Cá 1,61 2,06 1,82 1,92 2,13 Mực & Bạch tuộc 0,34 0,22 0,33 0,11 0,27 Hải sản khác 0,66 0,43 0,50 0,21 0,46 Tổng 5,1 5,42 5,52 5,57 7,33 ( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ) Như vậy, có thể thấy rằng xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ tiềm năng kinh tế thuỷ sản, cỏ tụm và cỏ, cỏc hải sản thân mềm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chính của công ty được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ. - Tụm đông: Có khối lượng xuất khẩu khoảng 320 tấn năm 2008, tăng so với năm 2007 tương đương là 3,3%. Rõ ràng tụm đụng xuất khẩu năm 2008 của công ty đã có chất lượng cao hơn nhiều so với năm 2007. Mặc dù vậy giỏ tụm xuất trung bình của chúng ta năm 2008 giảm xuống 7,9 USD/kg, thấp hơn 20.2% so với giá năm 2004 (9,5 USD/kg). Sự giảm giá này, một phần do khủng khảng kinh tế tế Hoa Kỳ là giảm sức mua, nhưng mặt quan trọng hơn là do cơ cấu mặt hàng tôm của ta đã chuyển mạnh sang các dạng sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao, là những mặt hàng có mức giá tăng mạnh nhất trên thị trường. Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn thứ hai với tôm xuất khẩu Việt Nam. Năm 2008 Hoa Kỳ nhập từ Việt Nam 320 tấn tụm đụng. Đây là bước tiến vượt bậc so với các năm trước. Thị trường Hoa Kỳ đã chiếm 35% giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Tuy nhiên, thị phần tôm của công ty tại thị trường tôm số 1 thế giới này còn rất nhỏ, 0,15% trong số các nước xuất khẩu tôm vào Hoa Kỳ. Như vậy thị trường Nhật và Hoa Kỳ đã chiếm đa số giá trị xuất khẩu tụm đụng của công ty trong các năm - Cá: Trong những năm 2004-2008, giá trị xuất khẩu cá đạt khoảng trên 1-3 triệu USD và chiếm tỉ trọng gần 1,08% trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, trong đó sản phẩm cá tra, cá ba sa chiếm khối lượng khá lớn. Năm 2004, xuất khẩu cá đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục, tăng 72% so với năm 2003. Bước nhảy vọt này có thể ghi nhận ở hai mặt ở hai mặt hàng tương đối quan trọng là cá tra, cá basa và cá ngừ đông lạnh. Đây là năm thâm nhập hiệu quả nhất vào thị trường Hoa Kỳ, sau những năm khai phá và thử nghiệm. Năm 2008, xuất khẩu cá đạt gần 30% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của công ty với gần 2.13 triệu USD, tăng 14,3% so với năm trước. Năm 2004 và 2005 là 2 năm có nhiều biến động lớn về thị trường và có nhiều biến cố chính trị, xã hội ở một số nước lớn, ảnh hưởng đến tiêu thụ thuỷ sản. Bên cạnh đó là vấn đề dư lượng kháng sinh trên thị trường Mỹ. Ba nguyên nhân chính để xuất khẩu cá giữ được sức tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này là sản phẩm cá thường có mức giá vừa phải, phù hợp với mức giá vừa phải, phù hợp với mức chi tiêu của đại đa số người tiêu dùng bậc trung và thấp hơn, sản phẩm dễ chế biến phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng hiện đại, sản phẩm khai thác cá biển trên thế giới không tăng trong khi các thị trường lớn vẫn có nhu cầu cao. Về các sản phẩm xuất khẩu chính của cỏ, cỏ đông lạnh, các loài có giá trị xuất lớn là cá tra, cá basa, cá ngừ, cỏ bũ, cá cơm, cá thu, cá nu, cá mối, cá bơn lưỡi trâu, cá mú trong đó cá tra, cá basa và cá ngừ là 2 loài xuất khẩu có giá trị rất lớn. Năm 2008 xuất khẩu cá tra, cá basa đạt trên 1,22 triệu USD, cá ngừ đạt 0,67 triệu USD (chưa kể các sản phẩm đồ hộp và một số loài khác) Đáng chú ý là cá biển chiếm tỉ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu và giá một số loài cao hơn rất nhiều so với cỏ nuụi. Đây là nguồn cung cấp được hầu hết các thị trường ưa chuộng bởi hương vị ngon tự nhiên và không có vấn đề về dư lượng hoá chất. Các sản phẩm khác, ngoài những sản phẩm chủ lực trên, những sản phẩm xuất khẩu thuỷ sản khác của công ty cũng đóng một vai trò tích cực vào bức tranh sáng sủa của xuất khẩu thuỷ sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung. Tuy nhiên về giá trị có xu hướng ngày càng giảm. Những kết quả trên được coi là thắng lợi của việc đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng. Đây là xu hướng tích cực cần được tiếp tục duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo đối với chiến lượn phát triển xuất khẩu của công ty. 2.2.2 Kết quả phân theo hình thức xuất khẩu Hiện nay hình thức xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ chủ yếu đang được công ty áp dụng là hình thức xuất khẩu trực tiếp, nhân danh chính mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu với các nhà nhập khẩu bên Hoa Kỳ, giá trị xuất khẩu theo hình thức này chiếm khoảng 90% giá trị xuất. Việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng hợp đồng, xác định giá cả mua bán thuỷ sản, phía công ty thường ở thế bị động, phụ thuộc vào các đối tác Hoa Kỳ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ là những người mua hàng luôn ở thế chủ động, họ tham quan, khảo sát tận nơi nuôi trồng và chế biến thuỷ sản của công ty rồi mới đặt mua. Hình thức xuất khẩu trực tiếp đã và đang tạo ra cho công ty một vị thế vững chắc trên thị trường thế giới đồng thời nâng cao uy tín của Công ty. Một hình thức xuất khẩu khác cũng đang được công ty áp dụng đó là hình thức xuất khẩu uỷ thác, so với hình thức xuất khẩu trực tiếp hình thức này chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 10%. Công ty với tư cách là đơn vị nhận uỷ thác đứng ra kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo những yêu cầu của đơn vị uỷ thác. Những đơn vị này thường sản xuất kinh doanh nhưng không được phép xuất nhập khẩu hoặc không có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp như khó khăn trong việc tìm thị trường, lựa chọn đối tác, chưa có tên tuổi, uy tín trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên hình thức xuất khẩu uỷ thác này ngày càng ít được công ty sử dụng bởi hoa hồng nhận được từ hợp đồng uỷ thác này thường không cao, số doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng nhiều. Do vậy hiện nay công ty chủ yếu chỉ đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trực tiếp để tránh phải phân chia lợi nhuận và chủ động trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản của mình. 2.3 QUY TRÌNH VÀ QUẢN TRỊ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU THỦY SẢN Xuất khẩu là việc bán hàng hoá ra nước ngoài nhằm phát triển sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống. Tuy nhiên để thực hiện thành công hoạt động xuất khẩu không phải là một việc dễ vỡ nó vô cùng phức tạp. Chính vì vậy hoạt động xuất khẩu phải được tổ chức theo từng nghiệp vụ cụ thể. Mỗi nghiệp vụ phải được nghiên cứu trong mối quan hệ lẫn nhau nhằm tranh thủ nắm bắt những lợi thế và đảm bảo hiệu quả nhất. Sau đây là một số nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu 2.3.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được giao cho ban xuất khẩu chuyên trách. Nguồn thông tin về thị trường chủ yếu là các tạp chí và cỏc bỏo, thông tin trên mạng. Đặc biệt các thông tin về hàng thủy sản trên tạp chí của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam. Với phương thức này giúp cho công ty giảm được chi phí, nhưng đôi khi phương pháp này không đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh việc phương pháp nghiên cứu trên công ty còn kết hợp với các phương pháp khác như gửi các mặt hàng của mỡnh trờn cỏc bỏo thông tin quảng cáo hay gửi đơn chào hàng kèm theo các catalogue được chuẩn bị kỹ càng, in ấn đẹp cho phía bạn thông qua mạng internet. Ngoài ra công ty cũng có nhiều biện pháp khác như cử cán bộ đi tham gia hội chợ Thủy sản Quốc tế VIETFISH được tổ chức hàng năm. Cử cán bộ cùng đoàn doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia các hội chợ thủy sản và thực phẩm quốc tế trong và ngoài nước. Phối hợp thực hiện các chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua các tham tán thương mại của Việt Nam ở Hoa Kỳ, thông qua các tổ chức thương mại về thủy sản của thế giới. Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường quốc tế công ty cũng cần phải nỗ lực nghiên cứu thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu bảo đảm cả về số lượng, chất lượng, thời gian. Qua công tác phát triển khách hàng, thị trường, đặc biệt quan tâm tìm kiếm khách hàng có khả năng tài chính, có uy tín trong thanh toán, khách hàng có khả năng tiêu thụ ổn định với số lượng lớn sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu. Lựa chọn khách hàng Để tiến hành lựa chọn khách hàng công ty sẽ tiến hành điều tra toàn diện về tư cách pháp nhân, khả năng tài chính, uy tín của khách hàng những thông tin chính xác về khách hàng sẽ giúp cho công ty lựa chọn được khách hàng phù hợp. Tuy nhiên do còn hạn chế về nguồn thông tin nên công tác kiểm tra khách hàng của công ty được thực hiện chưa tốt Lập phương án kinh doanh Trước khi tiến hành kí kết hợp đồng công ty tiến hành lập phương án kinh doanh để sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của thương vụ và các điều kiện của thương vụ. Đây là một khâu rất quan trọng giúp cho công ty có cái nhìn tổng quát về thương vụ đó hay không? Giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu Giao dịch đàm phán Công tác giao dịch đàm phán của công ty được tiến hành thông qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đối với khách hàng mới, những hợp đồng có giá trị lớn và định hướng thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài, mục tiêu là tạo thị trường trọng điểm thỡ thỡ việc sử dụng hình thức đàm phán trực tiếp giúp cho công ty có thể hiểu rõ hơn về đối tác để từ đó có thể đưa ra các chiến lược đàm phán hiệu quả. Như vậy việc đàm phán cũng có nhiều khả năng tiến tới ký kết hợp đồng hơn và hợp đồng được kí kết cũng sẽ chặt chẽ hơn. Tuy nhiên công ty rất ít khi sử dụng phương pháp này do hạn chế về khả năng tài chính và các lô hàng xuất khẩu thường có giá trị nhỏ. Phương thức đàm phán thứ hai mà công ty sử dụng phổ biến là đàm phán gián tiếp qua thư từ, điện tín, fax, telex. Hình thức này được sử dụng cho những trường hợp có giá trị tương đối nhỏ. Ngoài ra phương pháp này còn được áp dụng trong trường hợp đối tác là khách hàng quen lâu năm có uy tín cao. Hình thức này có ưu điểm là chi phí giao dịch thấp, có thời gian ngắn và có thể giúp cho công ty có được cơ hội kinh doanh cần sự nhanh nhạy tuy nhiên phương thức này cũng đem lại khá nhiều rủi ro vỡ nó hạn chế khả năng tìm hiểu đối tác của công ty. Tuy nhiên, khi tiến hành đàm phán công ty thường chỉ tập trung vào các điều khoản chính như tên hàng, phẩm chất, số lượng, bao bì, đóng gói, điều kiện giao hàng, giá thanh toán, bảo hiểm, cũn cỏc điều khoản khác cũng như khiếu nại, phạt, bồi thường thiệt hại, trọng tài, trường hợp bất khả kháng không được chú trọng nhiều. Kí kết hợp đồng xuất khẩu Việc thực hiện kí kết hợp đồng của công ty diễn ra như sau Bên bán, bên mua cùng ghi rõ tên của công ty, địa chỉ, số điện thoại, fax, tên ngân hàng của công ty, số tài khoản mở, tên đại diện cho công ty và chức vụ của họ Sau khi ghi rõ tất cả những điều kiện trên 2 bờn cựng thoả thuận đồng kí kết hợp đồng theo những điều khoản ghi trong hợp đồng như: - Điều khoản tên hàng: đơn giá, số lượng, và giá cả trong hợp đồng xuất khẩu -Điều khoản về chất lượng và qui cách mặt hàng -Điều khoản giao hàng -Điều khoản thanh toán -Điều khoản khiếu nại 2.3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu công ty sẽ tổ chức thực hiện hợp đồng mình ký. Căn cứ vào nội dung hợp đồng, công ty tiến hành các công việc phải làm, ghi thành bảng theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng. Chuẩn bị hàng xuất khẩu Chuẩn bị hàng được coi là một bước khởi đầu rất quan trọng, nó quyết định và ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng thủy sản, nó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của công ty Trong nhiều năm qua công ty đã thu được không ít kinh nghiệm và có một số chân hàng truyền thống chuyên cung cấp nguyên liệu cho những mặt hàng chế biến xuất khẩu, các đơn vị đã qua nhiều lần hợp tác công ty cảm thấy đây là những chân hàng làm ăn có uy tín về việc giữ chất lượng hàng và giao hàng đúng thời gian thì công ty sẽ tiến hành kí kết làm ăn lâu dài. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu vào Hoa Kỳ cũng phải tuân thủ hàng loạt các yêu cầu như: Tuân theo các tiêu chuẩn và quy định mang tính kỹ thuật, phù hợp với quy định về nhón mỏc sản phẩm, kiểm soát được các hành vi gian lận thương mại, tuân theo các quy định về xuất xứ sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu Công tác kiểm tra hàng thủy sản xuất khẩu từ trước tới nay của công ty được coi là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng nhằm giữ uy tín và hiệu quả kinh doanh lâu dài. Theo quy định của nhà nước việc kiểm tra hàng xuất khẩu của công ty được thực hiện ở hai cấp độ: cấp cơ sở và cấp cửa khẩu. Trong đó kiểm tra ở cấp cơ sở vẫn là quyết định cho phép hàng được xuất đi hay không. Còn kiểm tra ở cấp cửa khẩu thì trở nên thông thoáng hơn do chính sách khuyến khích của Nhà Nước. Xin giấy phép xuất khẩu Công ty nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa Cục Nuôi trồng thuỷ sản. Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Đơn đề nghị xuất khẩu - Hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm cần xuất khẩu - Hợp đồng mua bán (nếu có) - Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Kiểm tra hồ sơ và thông báo kết quả, nêu rõ yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đạt yêu cầu. Cấp giấy phép kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do Thủ tục Hải quan Khi đến làm các thủ tục hải quan công ty phải xuất trình bộ chứng từ bao gồm: - Giấy phép kinh doanh của đơn vị xuất khẩu. Bản sao đăng kí thành lập doanh nghiệp Bản sao chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp Bản sao hợp đồng xuất khẩu Bảng kê chi tiết hàng hoá. Giấy uỷ quyền kí hợp đồng. Hầu hết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá khi xuất khẩu phần lớn được tiến hành thuận lợi, ít xảy ra những rắc rối về chất lượng hàng hoá, về khối lượng hàng sai quy định của nhà nước hoặc trong hợp đồng mua bán Thuê tàu lưu cước và mua bảo hiểm Thông thường Công ty không phải thực hiện công việc này vì điều kiện cơ sở giao hàng mà Công ty ký với khách nước ngoài thường là điều kiện FOB nờn bờn nhập khẩu phải thực hiện nhiệm vụ này. Công ty chỉ cần tổ chức vận chuyển hàng tới cảng xuất khẩu và thuê cẩu hàng hoỏ lờn boong tầu. Giao hàng cho phương tiện vận tải Giao hàng xuất khẩu với phương tiện vận tải nói chung được công ty ý thức, xem xét là bước quan trọng và khá phức tạp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nó bao gồm nhiều giấy tờ, thủ tục có liên quan trực tiếp đến chất lượng, số lượng hàng, các cán bộ trực tiếp tham gia đều thận trọng thực hiện theo đúng trình tự mà các thông lệ buôn bán qui định, giám sát chặt chẽ để nắm bắt số lượng hàng giao và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh. Thủ tục thanh toán Trong quá trình thực hiện xuất khẩu công ty ý thức được việc thanh toán là rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến quyết định, hiệu quả kinh tế kinh doanh. Công ty rất có nhiều khách hàng khác nhau ở các nước trên thế giới, có thể là khách hàng truyền thống hay khách hàng mới giao dịch lần đầu. Vì với mỗi loại khách hàng công ty thoả thuận, yêu cầu thanh toán ở những phương thức khác nhau đảm bảo được sau khi giao hàng công ty sẽ nhận được tiền thanh toán một cách nhanh nhất. Thông thường đối với những khách hàng quen thuộc, đã có quan hệ kinh doanh với công ty từ lâu và công ty có những hiểu biết nhất định về thế mạnh, tình hình tài chính của đối tác khi đó công ty thường sử dụng phương thức thanh toán D/P thông qua VietComBank D/P là phương thức nhờ thu trả ngay kèm chứng từ. Khi áp dụng phương thức này sau khi giao hàng công ty lập bộ chứng từ thanh toán bao gồm bộ chứng từ gửi hàng, hối phiếu chuyển cho ngân hàng và nhờ ngân hàng này thu hộ tiền từ người mua. Ngân hàng bên mua yêu cầu người mua trả tiền để nhận chứng từ, khi người mua trả tiền thì trao chứng từ gửi hàng để họ nhận hàng. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ đảm bảo quyền lợi cho nhà nhập khẩu vì ngân hàng đã thay mặt người bán khống chế chứng từ. Còn lại xu hướng chung hiện nay là công ty sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ(L/C). Sau khi công ty giao hàng cho nhà vận tải và nhận chứng từ vận tải. Công ty xuất trình các chứng từ giao hàng cho ngân hàng thông báo. Sau đó ngân hàng thông báo chuyển chứng từ cho ngân hàng phát hành, ngân hàng phát hành chuyển số tiền cần thiết đến ngân hàng thông báo. 2.4 CÁC BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ MÀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG ĐÃ ÁP DỤNG 2.4.1 Nghiên cứu thị trường Công việc đầu tiên của người làm kinh doanh là nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường giúp họ nắm vững các dặc điểm của thị trường về chính trị, thương mại, pháp luật và các chính sách liên quan. Việc nghiên cứu thị trường sẽ cho thấy đó có hạn ngạch hay không có hạn ngạch. Nếu thị trường có hạn ngạch công ty phải xin phép bộ thương mại cấp hạn ngạch cho mình. Nếu han ngạch không đủ thì công ty công ty có thể thực hiên uỷ thác xuất khẩu với công ty khác. Nghiên cứu thị trường yêu cầu nắm được dung lương thị trường, điều kiện cạnh tranh, thị hiếu tiêu dùng. Theo đó công ty phải nghiên cứu cung ứng loại sản phẩm mà mà thị trường cần và công ty có thể sản xuất, nguyên vật liệu sản xuất, giá cả và định mức chi phí cho một sản phẩm. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được giao cho ban xuất khẩu chuyên trách. Nguồn thông tin về thị trường chủ yếu là các tạp chí và cỏc bỏo, thông tin trên mạng. Đặc biệt các thông tin về hàng thủy sản trên tạp chí của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam. Bên cạnh việc phương pháp nghiên cứu trên công ty còn kết hợp với các phương pháp khác như gửi các mặt hàng của mỡnh trờn cỏc bỏo thông tin quảng cáo hay gửi đơn chào hàng kèm theo các catalogue được chuẩn bị kỹ càng, in ấn đẹp cho phía bạn thông qua mạng internet. Ngoài ra công ty cũng có nhiều biện pháp khác như cử cán bộ đi tham gia hội chợ Thủy sản Quốc tế VIETFISH được tổ chức hàng năm, việc tham gia hội chợ triển lãm tạo điều kiện cho công ty gặp gỡ, tìm kiếm khách hàng và nhà cung cấp. Hội chợ triển lãm là dịp để Công ty giới thiệu về mình một cách tốt nhất. Cử cán bộ cùng đoàn doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia các hội chợ thủy sản và thực phẩm quốc tế ngoài nước. Phối hợp thực hiện các chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua các tham tán thương mại của Việt Nam ở Hoa Kỳ, thông qua các tổ chức thương mại về thủy sản của thế giới. Tham gia tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề. Việc tham gia các cuộc hội nghị có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của Công ty giúp cho Công ty có thể tìm hiểu kỹ hơn về các cơ chế, chính sách của Nhà nước, những quy định, quyết định mới có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới các hoạt động của Công ty nhằm chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh. Mặt khác, khi tham gia các cuộc hội nghị này, Công ty có thể nêu ra khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời kiến nghị lên Chính phủ những điểm bất hợp lý trong cơ chế, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là đối với việc sản xuất và xuất khẩu. 2.4.2 Tăng cường đầu tư cho khâu chế biến Nhà máy của công ty với diện tích sản xuất 5.000 m2 bao gồm 2 phân xưởng với ba dây chuyền sản xuất, một cho tôm, một cho các mặt hàng giá trị gia tăng và một cho các thủy sản khác. Vấn đề chất lượng và vệ sinh được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của EU và hệ thống HACCP. Đầu năm 2008, công ty tiến hành đầu tư thêm phân xưởng chế biến số 3 chuyờn cỏc mặt hàng thuỷ sản tinh chế và kho bảo quản lạnh 800 tấn tại Công

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 89.doc
Tài liệu liên quan